Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

đồ án Thiết kế sân vườn biệt thự khối C1 - khu đô thị Ciputra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 81 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng cảnh quan sân vườn biệt thự tại một số biệt thự, khu đô thị
Ciputra 30
Bảng 4.2. Nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự của một số biệt thự tại đô thị
Ciputra 33
Bảng 4.3. Nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự theo phong cách hiện đại của
một số biệt thự , đô thị Ciputra 35
Bảng 5.1. Phân tích điểm yếu và biện pháp khắc phục trong thiết kế sân vườn
biệt thự nhà C1 - 52 47
Bảng 5.2. Danh mục các phân khu chức năng của sân vườn biệt thự 50
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Sân vườn biệt thự theo phong cách Châu Âu tại Hà Nội 14
Hình 3.2. Sân vườn biệt thự theo phong cách Châu Âu tại Hải Dương 15
Hình 3.3. Nghệ thuật trong phong cách sân vườn Nhật Bản 16
Hình 3.4. Yếu tố đá trong nghệ thuật sân vườn Nhật Bản 17
Hình 3.5. Một số mẫu sân vườn có thiết kế đẹp và hiện đại [28] 27
Hình 5.1. Hiện trạng phân khu sân vườn 39
Hình 5.2. Hiện trạng tường bao của sân vườn 40
Hình 5.3. Hiện trạng không gian kiến trúc của biệt thự 41
Hình 5.4. Hiện trạng hệ thống điện nước 42
Hình 5.5. Sơ đồ công năng cho tổng thể sân vườn biệt thự 51
Hình 5.6. Sơ đồ lưới cấu trúc hình chữ nhật 53
Hình 5.7. Sơ đồ lưới cấu trúc 30
0
/60
0
53
Hình 5.8. Mặt bằng tổng thể cấu trúc sân vườn 54
Hình 5.9. Phối cảnh tổng thể cấu trúc sân vườn 55
Hình 5.10. Giải pháp không gian của khu vườn 56


Hình 5.11. Mặt bằng bố trí cây xanh sau khi triển khai 57
Hình 5.12. Các loại vật liệu thiết kế 57
Hình 5.13. Mặt bằng phối cảnh tổng thể sân vườn 58
Hình 5.14. Phối cảnh tổng thể sân vườn 58
Hình 5.15. Phối cảnh vườn trước 61
Hình 5.16. Phối cảnh sân vườn giữa 64
Hình 5.17. Phối cảnh sân vườn sau – góc vườn 1 67
Hình 5.18. Phối cảnh sân vườn sau – góc vườn 2 68
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự phát triển của nền kinh tế luôn đi kèm các vấn nạn về môi trường
sống, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam hiện nay. Tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng làm diện tích đất tự
nhiên ngày càng thu hẹp, việc khai thác tài nguyên một cách tràn lan gây nên
tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên, vấn nạn rác thải cũng khiến cho
môi trường sống trở nên ô nhiễm, ngột ngạt. Bên cạnh đó là sự nâng cao ý
thức của người dân về môi trường và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là yêu
cầu cao đối với không gian nhà ở, đã tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển
không gian nghỉ dưỡng theo xu hướng sinh thái. Nổi bật là các biệt thự sinh
thái, biệt thự nhà vườn, bằng cách tăng diện tích cây xanh, xắp xếp bố trí
cây, hoa trang trí, thiết kế tạo dựng cảnh quan phù hợp, đã mang thiên nhiên
vào không gian sống của con người, góp phần làm tăng vẻ đẹp và chất lượng
cuộc sống.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, có nêu rõ
diện tích cây xanh trong các khu đô thị cần đảm bảo 20% tổng diện tích.
Điều này đã góp phần đưa chỉ tiêu diện tích cây xanh trở thành tiêu chí quan
trọng, đánh giá chất lượng môi trường, không gian sống hiện nay tại các khu
đô thị nói riêng và nhà ở nói chung.
Khu đô thị Ciputra là một trong số những khu đô thị phát triển theo

hướng khu đô thị xanh với tổng diện tích 323ha. Tổng thể khu đô thị bao
gồm các chung cư cao tầng, khu văn phòng, trung tâm thương mại, các khu
chức năng Khu đô thị còn tập trung loại hình nhà chia lô chất lượng cao,
nhà bán độc lập và biệt thự cao cấp với diện tích từ 260m
2
đến 300m
2
. Các
căn hộ này đều có phần diện tích dành cho sân vườn nhằm đáp ứng nhu cầu
về nơi nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn. Nằm trong tổng thể kiến trúc khu đô thị
Ciputra, khu biệt thự C1 là khu biệt thự có diện tích dành cho sân vườn
tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay một số căn trong khu biệt thự C1 vẫn
đang trong giai đoạn bàn giao. Chính vì vậy, hiện trạng sân vườn tại đây hầu
hết vẫn trong tình trạng ‟vườn không nhà trống”. Đa phần gia chủ của các
biệt thự tại đây đều có mong muốn, nhu cầu sở hữu một khu sân vườn không
chỉ đảm bảo tạo không gian xanh, giúp điều hòa không khí, đem lại môi
trường sống trong lành, mà còn phải tạo nên cảnh quan hài hòa, đặc sắc,
mang phong cách và vẻ đẹp riêng biệt cho toàn biệt thự, đồng thời đáp ứng
được nhu cầu vui chơi, thư giãn cho người ở. Dựa trên những cơ sở đó, tôi
tiến hành thực hiện đề tài : Thiết kế sân vườn biệt thự khối C1 - khu đô thị
Ciputra” với mục tiêu đưa ra các giải pháp thiết kế sân vườn phù hợp, đáp
ứng được nhu cầu khách hàng về các yếu tố thẩm mỹ và công năng.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp với không gian kiến trúc sẵn
có, đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ cũng như các yêu cầu về công năng của
khách hàng.
- Đưa ra các giải pháp cây xanh phù hợp với từng không gian kiến
trúc và đặc điểm sinh trưởng của cây.
1.2.2. Yêu cầu

+ Xây dựng bản đánh giá phân tích hiện trạng công trình
+ Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng
+ Xây dựng ý tưởng thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng và hiện
trạng công trình.
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THIẾT KẾ CẢNH QUAN SÂN VƯỜN
Nguồn gốc của ngành thiết kế cảnh quan bắt đầu từ sự phát triển
không gian công cộng bên ngoài ngôi nhà xuất hiện từ thời Trung cổ và
được khôi phục lại trong các thiết kế vườn, biệt thự, quảng trường thời kỳ
phục hưng. Sự hoàn thiện của ngành thiết kế cảnh quan được thể hiện rõ
trong các thiết kế vườn kiểu Pháp thế kỷ XVII. Rất nhiều nhà thiết kế vườn
kiểu Anh thế kỷ XVIII đã loại bỏ tính công thức cứng nhắc của hình học
Euclid ( French formal style) để hướng đến 1 phong cách mới mang âm
hưởng thiên nhiên hơn. Tất cả những trào lưu này của Châu Âu bao gồm:
Italian renaissance garden style thế kỷ XVI, French formal garden style thế
kỷ XVII và English landscape garden-picturesque thế kỷ XVIII, XIX đã tác
động đến hình thức và phong cách kiến trúc cảnh quan của Bắc Mỹ, nơi ra
đời của khái niệm kiến trúc cảnh quan – landscape architecture). (Nguyễn
Trường Phúc, 2010) [15]
Theo KTS Lê Đàm Ngọc Tú (2008), hình thức sân vườn biệt thự xuất
hiện sớm nhất trên thế giới là Vườn biệt thự nông thôn (Villa Rustica). Vườn
biệt thự nông thôn xuất phát từ thơ ca của các nhà thơ la mã, tiêu biểu là
Virgil, ca tụng Villa Rustica như biểu tượng của chốn thanh bình và sung
túc. Vườn biệt thự nông thôn mang tính thực dụng cao ( Vườn trồng nhiều
loại cây ăn quả: Táo, lê, oliu và các cây bóng mát có dáng đẹp: Ngô đồng,
dẻ…) [5]
2.2. CÁC PHONG CÁCH THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ TRÊN THẾ
GIỚI
2.2.1. Sân vườn phong cách Châu Âu

Sân vườn Châu Âu nói chung mang nét đặc trưng và chịu ảnh hưởng
sâu sắc phong cách thiết kế sân vườn của các nước La Mã, Ý, Pháp, Anh.
Trong đó:
Sân vườn biệt thự La Mã có đặc điểm chung là bố cục đối xứng qua
trục công trình chính với trung tâm thường là mặt nước có vòi phun. Hình
thức thiết kế khá đa dạng, bao gồm 3 loại hình cơ bản: Vườn biệt thự nông
thôn, vườn biệt thự ngoại đô và vườn biệt thự đô thị. Cụ thể:
Vườn biệt thự nông thôn (Villa Sustica): Vườn biệt thự nông thôn
mang tính thực dụng cao ( Vườn trồng nhiều loại cây ăn quả; táo lê, oliu và
các cây cho bóng mát đẹp: Ngô đồng, dẻ )
Vườn biệt thự ngoại đô (Villa suburban, Villa marittima ): Đặc trưng
với nghệ thuật cắt xén cây. Thời kỳ này nghệ thuật cắt xén đã đạt đến trình
độ kỹ thuật cao, kỹ thuật cắt xén tạo hình điêu luyện, đặc biệt là cây thân gỗ
có thể tạo thành hình thuyền, đền, chim muông hay hình người. Nghệ thuật
cắt xén cây còn được gọi là nghệ thuật Tô-pi-át để tưởng nhớ người làm
vườn Tô-pi-át Ri-ut
Vườn biệt thự đô thị: Yếu tố nghệ thuật được coi trọng, không gian
sinh động với nhiều kiểu sân, bồn hoa, cây cỏ, đường đi, bố cục theo nguyên
tắc cân xứng đều đặn, biệt thự là bố cục chủ yếu để vườn trải rộng về phía
trước. Vườn được phân chia bằng hệ thống đường, vị trí, hình thức cây trồng
cũng như hình khối tạo không gian khác cũng đều đăng đối qua trục chính.
Trước nhà thường được bố trí các pasterre và hàng cột nổi trên sân, xung
quanh sân là những lan can thưa với các hình thức trang trí
Khác với sân vườn kiểu La Mã, sân vườn Ý lại có những đặc trưng
như sau: sân vườn Ý thời phục hưng được thiết kế theo phong cách nghệ
thuật phản ánh hiện thực, đề cao vai trò của con người trong ý đồ và thủ
pháp bố cục vườn. Con người phải có vị trí khống chế trong thiên nhiên. Các
vườn – biệt thự mang yếu tố kinh tế bị đẩy lùi hoặc không còn nữa. Kiến
trúc biệt thự trở nên quan trọng khi được liên hoàn với các tầng bậc sân và
cầu thang, làm trung tâm vườn. Trong sân vườn sử dụng mặt nước với nhiều

hình dạng phong phú, địa hình dốc được sử dụng triệt để, nhiều độ cao khác
nhau để tạo thác. Vườn trải rộng về phía trước và lấy biệt thự là trục bố cục
chính, các yếu tố hình khối đăng đối qua trục này. Trước nhà thường là các
pasterre hoa với các hàng cột bao quanh, là những dạng hình khối chính trên
sân trước. Dạng bồn hoa hình học được lặp đi lặp lại trong bố cục vườn với
nhiều loài cây hoa có mùa nở khác nhau. Cây bóng mát thường được cắt xén
tạo khối hình học, cây bụi được cắt theo hình phức tạp.
Trong khi đó, Sân vườn biệt thự Pháp thường có bố cục vườn đăng đối, lấy
bố cục biệt thự làm trục chính. Không gian trước công trình được trải rộng
và thoáng đãng, được trang trí bằng các pasterre hoa cắt xén, bao bọc xung
quanh tổng thể biệt thự và vườn là rừng có tác dụng là phông nền đồng thời
để đóng lại khôn gian công trình
Sân vườn biệt thự Anh chịu ảnh hưởng của nhà lý luận và thực tiễn
nghệ thuật phong cảnh Repton, với nguyên lý cơ bản về nghệ thuật vườn là:
Vườn chỉ là sự biến đổi một vài điểm cảnh nhỏ mà người xem không để ý.
Các ranh giới thặng của những đám cây không cho ta những phối cảnh. Nếu
ta chặt bớt ở chỗ này vài cây, chỗ kia trồng thêm vài cây, ta sẽ có một phối
cảnh đẹp và sâu.
Về bố trí Repton quan niệm mỗi cảnh vật thiên nhiên hoặc các bức
tranh đều có 3 phần: Phần 1 cận cảnh tạo cảnh thiên nhiên sẵn có tự nhiên;
phần 2 trung cảnh tạo phối cảnh sâu; phần 3 viễn cảnh là cảnh quan thiên
nhiên không thay đổi. Cận cảnh cần có cảnh lộng lẫy, cảnh trung gian và
viễn cảnh phải tuân theo các quy luật sáng tối trong hội họa. (Lê Đàm Ngọc
Tú, 2008) [5]
2.2.2. Sân vườn phong cách Châu Á
Sân vườn Châu Á nói chung và vườn biệt thự Châu Á nói riêng mang
đậm ảnh hưởng của hai loại hình là sân vườn Nhật Bản và sân vườn Trung
Quốc, hai loại vườn có nguồn gốc từ rất lâu đời, mang những đặc trưng và
vẻ đẹp riêng biệt nổi tiếng trên thế giới. Cụ thể:
Vườn Nhật được khái quát một cách tổng quan là kiểu vườn

cảnh truyền thống của Nhật Bản. Vườn Nhật mang đặc trưng nổi bật đó là
tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con
người (như một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp
thành những quả đồi, hay những cây được uốn làm cho giống như cây cổ thụ
) xung quanh một hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả. Nhiều vườn
Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của Thiền tông. [26][23]
Cuốn sách nổi tiếng bàn về việc thiết kế vườn cảnh do Tachibanano
Toshitsumi viết vào nửa sau thế kỷ XI đã cho chúng ta thấy người Nhật đã
phát triển được một phong cách thiết kế vườn riêng biệt. Họ bố trí ao hồ,
những hòn đảo tí hon và các mô đất để tượng trưng cho biển, đảo và núi.
Người Nhật tạo ranh giới giữa đất và nước bằng những hòn cuội nhỏ, tượng
trưng cho một bãi biển bằng cát. Bờ biển phải luôn có vẻ hoàn chỉnh và ngay
cả khi mặt nước chỉ lên xuống rất ít.
Nhật Bản có rất nhiều vườn cảnh nổi tiếng nhưng tất cả đều được xây
dựng trong sân của các Thiền viện, trà thất và nhà ở. Đó là những nét khác lạ
của vườn Nhật so với các vườn kiểu khác trên thế giới. Những khu vườn này
dù nhỏ, dù lớn, dù mang nhiều phong cách khác nhau nhưng đều có một đặc
điểm chủ đạo là chịu ảnh hưởng của tư tưởng Thiền.
Có thể nói vườn Nhật Bản mang đặc trưng riêng. Đó chính là nơi
"thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp mang lại ý nghĩa tượng trưng". Cái vi
mô trong vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô. Vườn Nhật theo mẫu vườn Trung Quốc
nhưng đi sâu hơn nữa vào tính tượng trưng, tính trầm tư (Thiền). Đó là một
loại hình điêu khắc trên mặt đất, tôn trọng mặt đất nguyên thuỷ
Các vườn trà đều có hàng rào đan từ tre, tranh, rơm, rạ Đơn điệu,
trùng lặp là điều tối kỵ trong thẩm mỹ của người Nhật. Vì vậy, màu vàng của
tre không chỉ làm cho khu vườn bớt đơn điệu còn gợi lên vẻ đẹp thanh bần
của một nhà tranh được bao bọc bởi một hàng tre ở nông thôn. Toàn bộ vườn
trà toát lên một vẻ đẹp đơn sơ hài hoà với thiên nhiên [8][2]
Vườn Trung Quốc
Nói về vườn Trung Quốc, Lê Đàm Ngọc Tú (2008) kết luận: nghệ

thuật vườn cảnh trung quốc bắt nguồn từ hội họa phong cảnh và được xem là
“Bức tranh phong cảnh 3 chiều ”. Vườn cảnh trung quốc không phải là một
sự bắt chước thiên nhiên, mà là sản phẩm của trí tượng tượng, tái tạo một
thiên nhiên điển hình, lý tưởng và chắt lọc tinh túy hơn thiên nhiên thật.
Vườn trung quốc được tạo nên với những phong cảnh đẹp theo chủ nghĩa
hiện thực, đặc trưng cho nền sáng tác phong cảnh theo chủ nghĩa tượng
trưng. [5]
Trong nghệ thuật quy hoạch, chăm sóc và tô điểm vườn ở Trung
Quốc, người Trung Quốc muốn tái hiện vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình vào nghệ
thuật vườn của họ. Họ đã vận dụng nghệ thuật thi hoạ cổ truyền vào việc tạo
dựng các vườn, công viên, mô phỏng cảnh đẹp thiên nhiên, lấy đình, đài, lầu
gác, ao, hồ, giả sơn, cỏ cây hoa lá làm chủ thể; điểm xuyết những hành lang
khúc khuỷu, cầu nhỏ uốn cong, hoà nhập với tư tưởng thi hoạ Đường, Tống.
[22]
Nguyên lý bố cục của vườn Trung Quốc là lấy thiên nhiên đa dạng
của đất nước làm cơ sở sáng tạo. Việc tạo cảnh luôn luôn thay đổi rất thích
hợp cho người vừa đi dạo vừa ngắm. Đường đi dạo thường có mái( trường
lang). Nghệ thuật tạo cảnh dùng thủ pháp gay sự thay đổi trong cảm giác:
đồi vực xen lẫn thung lũng, đồng cỏ; dòng nước chảy mạnh xen lẫn với mặt
nước phẳng lặng; cánh rừng thông xanh thẫm với rừng lá sáng. Thủ pháp
còn dùng hiểu quả của âm thanh: Tiếng gió, tiếng vọng, tiếng chim hót, tiếng
suối róc rách, âm thanh thác đổ…Đặc biệt còn có thủ pháp mở rộng không
gian: Dùng cận cảnh để tạo phối cảnh chiều sâu, dùng mặt nước phản chiếu,
dùng tấm lát đường từ thô đến mịn, mà sác từ ấm đến lạnh, vòi nước phun
cao từ ngoài và thấp dần vào trong,…Tất cả thủ pháp vừa nêu ra đã gây
được ảo giác hư hư thực thực, như gần như xa. [5]
2.3 CÁC PHONG CÁCH THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY.
Việt Nam với hoàn cảnh lịch sử phát triển đặc biệt, chịu sự đô hộ của
nhiều nước từ các châu lục khác nhau: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ…,

do đó có sự ảnh hưởng và du nhập nhiều từ các nền văn hóa này. Cùng với
nó là sự phát triển của kinh tế, hội nhập của đất nước với thế giới, đời sống
của người dân nâng cao cũng dẫn tới việc giao thoa, học hỏi nhiều nền văn
hóa khác nhau. Từ đó, các nhà thiết kế cảnh quan có cơ sở để khai thác, sáng
tạo các phong cách thiết kế mang những âm hưởng văn hóa đa dạng của
nhiều vùng miền. Kết quả của cả quá trình lâu dài này là sự đa dạng trong
thiết kế sân vườn biệt thự tại Việt Nam hiện nay với nhiều phong cách khác
nhau.
2.3.1. Phong cách vườn hoài cổ Việt Nam
Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong một
không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc
quần thể công trình. Vườn cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn
cảnh Á Đông, có nhiều nét tương tự vườn cảnh Trung Quốc và Nhật Bản,
thường gồm 3 thành phần: mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ.
Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung
Hoa do không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như
độ phổ biến rộng rãi ra ngoài khu vực. Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là
những khu vườn lớn, cổ thường mang những nét tương đồng với vườn Trung
Hoa như hòn non bộ, thủy đình, các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước
được trồng viền liễu rủ
Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên
mộc mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường được Việt hóa để tạo nên nét riêng
và phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử (Việt Nam là
nước vùng nhiệt đới) từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm riêng;
ví dụ ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã và mộc mạc và bản sắc
dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện. Đó là những nét rất gần gũi
với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa bến nước, cây
khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cau vương vít bụi trầu,
giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa được tra chiếc cán tre xinh xắn Đặc
biệt, trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại thường có những ngôi nhà

mang đậm nét đặc trưng như: nhà ba gian, hai chái ở những vườn cảnh ở
Bắc bộ; nhà rường trong những nhà vườn Huế; hoặc được làm đẹp bằng
những kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam bộ trong vườn
thường có thêm những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương nước
như thách thức du khách đến chơi vườn [24]
Trong ngôi nhà cổ truyền của Việt Nam thường có một bộ phận không
thể thiếu được là mảnh vườn. Đây là nơi tăng gia và cũng có thể là nơi cải
thiện môi trường sống, tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà. Đặc biệt,
nhà - vườn ở Huế đã trở thành một nét đặc sắc của miền Trung Việt Nam.
Trong khuôn viên nhà vườn Huế có nhiều loại cây hoa màu sắc phong phú,
cây cảnh tạo dáng thẩm mỹ, cây bóng mát bốn mùa, cây ăn quả mùa nào
thức nấy, cùng với hòn non bộ, bể cá vàng, chuồng chim cảnh , khiến cho
khuôn viên nhà vườn trở thành một không gian sinh động thu nhỏ, vừa có lợi
ích kinh tế, vừa có hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật. [24]
Theo Trịnh Anh Phương (2008), sự kết hợp của những vật liệu quen
thuộc trong sinh hoạt hàng ngày kết hợp với những loài cây mang đậm chất
cổ điển trong đời sống, cùng với văn hóa người Việt đã tạo nên những
không gian mang đậm chất người Việt không thể pha lẫn. Các vật dụng đặc
trưng và các bố cục thường thấy trong sân vườn Việt Nam:
- Một khu vườn với khóm chuối, cau, xe bò, lu sành, gáo dừa.
- Một lối vào với cảnh cổng tre khép hờ và giàn thiên lý xanh tươi trên đầu.
- Một hồ nước nhỏ với những bụi môn nước cùng vài cánh bèo 5 cánh
nơi góc vườn.
- Một bụi tre, khóm trúc, một hàng rào dâm bụt đỏ hoa quê, gốc bưởi, gốc
chanh…
Thông qua các vật dụng, cây xanh, bố cục bố trí luôn cho ta những gợi
nhớ về quê hương, xóm làng về gia đình ông bà tổ tiên đây là nét đẹp ẩn
chứa bên trong mỗi khu vườn việt [16]
KTS Vũ Quang (2009), cho rằng: khu vườn và ngôi nhà hòa hợp sẽ
tôn những yếu tố tự nhiên sẵn có của khu đất địa phương. Nhà làm điểm

nhấn trong vườn, vườn tô điểm cho nhà. Những cây cối có sẵn trong khu
vườn được tận dụng để tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho không gian. Hoa súng
thả hồ nước, chè làm rào xanh, tóc tiên trồng ven đường dạo đều có thể được
biến tấu thành các tiểu cảnh xinh xắn.
Cây xanh trong nhà vườn không cần quá cầu kỳ, trau chuốt nhưng
cũng cần được thiết kế theo ý đồ của người sử dụng. Trên nền tảng tận dụng
cây xanh sẵn có trong khu đất và địa phương, nhà vườn càng trở nên gần gũi
gắn bó với con người hơn. Sử dụng các vật liệu địa phươngtrong quá trình
xây dựng vườn như đá lát đường, gỗ, tre [17]
2.3.2 Phong cách sân vườn Châu Âu
Trong một thời gian tương đối dài du nhập và phát triển, sân vườn
châu Âu tại Việt Nam đã có nhiều sự cách tân, thay đổi và phát triển cho phù
hợp điều kiện kinh tế, xã hội cũng như điều kiện tự nhiên con người tại đây.
Các thế mạnh, ưu điểm, các nét đặc trưng được giữ lại và phát huy, mang
đến dáng vẻ mới mẻ trong thiết kế sân vườn biệt thự. Mang dáng vẻ châu
Âu, nhưng ẩn chứa những nét đẹp Á đông đầy bí ẩn thông qua các vật liệu
thiết kế đã được cách tân và thay đổi; cây xanh cũng được thay thế cho phù
hợp với điều kiện tự nhiên và con người Việt Nam.

Hình 3.1. Sân vườn biệt thự theo phong cách Châu Âu tại Hà Nội
Chiếc lò sưởi trong sân vườn châu âu được sử dụng khéo léo tạo nên
điểm nhấn cho toàn bộ khu vườn.[30]
Hình 3.2. Sân vườn biệt thự theo phong cách Châu Âu tại Hải Dương
Bức bình phong kết hợp với các bức tường ốp đá tự nhiên đặc trưng
của sân vườn châu âu đã kết hợp một cách hài hòa với các loài thực vật đặc
trưng của Việt Nam và là một điểm nhấn quan trọng trong tổng thể hài hòa
của một khu vườn châu Á. [29]
Với bố cục cân xứng mạch lạc cùng không gian kiến trúc sang trọng,
sân vườn châu Âu là lựa chọn của nhiều chủ nhà hiện nay cho khu vườn của
mình.

2.3.3 Phong cách vườn Nhật Bản
Những điểm cần lưu ý trong thiết kế sân vườn theo phong cách
Nhật Bản tại Việt Nam:
Các nguyên lý, chú ý:
Phong cách thiết kế vườn nhật bản là một trong 2 phong cách thiết kế
sân vườn châu á có ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật sân vườn Việt Nam
hiện nay. Đặc biệt trong đó là thủ pháp vườn khô trong nghệ thuật vườn nhật
đã được vận dụng một cách linh hoạt trong nghệ thuật thiết kế sân vườn tạo
nên nét đặc sắc trong nghệ thuật vườn khô Việt Nam. (Trịnh Anh
Phương,2009) [18]
Các vật liệu trong vườn Nhật Bản:
Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật. Nó như là bộ xương, là
nền tảng của khu vườn. Nhiều chất liệu sử dụng trong vườn được thực hiện
từ đá như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng lung, thuỷ bồn. Đá
được bố trí nằm riêng lẻ hay kết hợp với cây cỏ làm thành phông nền cho
khu vườn.
Hình 3.3. Nghệ thuật trong phong cách sân vườn Nhật Bản
Các nguyên tắc chọn đá trong vườn Nhật : “Giá trị nhất là những tảng
đá có hình dạng thanh nhã, kết cấu hấp dẫn, gân đẹp, có vẻ sần sùi già nua
và hoàn toàn tự nhiên, nếu có bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị”
Bên cạnh đá, sỏi trắng tự nhiên được sử dụng tạo hình sóng biển, đá
cuội thế đứng, thế nằm sắp xếp có chủ ý đã làm cho vườn khô nhật: Tĩnh mà
động, đơn giản mà không đơn điệu, cô đọng mà vẫn đầy đủ nội dung. Đá
cuội, sỏi, đèn đá, lu đá và những sản phẩm được làm ra từ tre, nứa như: Gáo
tre, mành trúc được kết hợp lại để tạo nên một phong cách trang trí vườn độc
đáo

Hình 3.4. Yếu tố đá trong nghệ thuật sân vườn Nhật Bản
Sự cân bằng trong kiến trúc vườn Nhật:
Việc lựa chọn và trồng những cây thích hợp cả về chủng loại và kích

cỡ là rất cần thiết. Đối với vườn Nhật thì thiết kế cây trồng có nghĩa bao
gồm cả việc định dạng kích thước và hình dáng của từng cây trong khu
vườn. Khu vườn càng nhỏ thì yêu cầu càng chặt chẽ.
Ở Việt Nam, muốn làm kiểu vườn Nhật cũng phải tuân thủ theo các
nguyên tắc như trên. Đối với đá, có rất nhiều chủng loại để lựa chọn: sỏi
cuội to, đá granite, đá thấm thuỷ, đá hộc để trang trí cho khu vườn. Đẹp nhất
là sỏi cuội to và đá granite. Ở khu vực nước nên dùng đá thấm thuỷ để tạo
điều kiện mọc rêu làm tăng tính tự nhiên cho khu vườn.
Cỏ Nhật được trồng làm nền cho khu vườn. Tuy nhiên, cần lưu ý, cỏ
nhật chỉ thích hợp với diện tích rộng và không chịu bóng. Khu vực dưới các
tán cây, bàn ghế không nên trồng cỏ nhật vì dễ bị chết. Nên trồng thay thế
bằng các loại cỏ tre, rau má, chua me đất Cây bụi cắt xén có thể trồng các
loại như mẫu đơn đỏ, hồng vàng hoặc hoa ngâu. Ngoài ra, có thể điểm thêm
các loại cây như hoa sưa, tường vi cho khu vườn thêm sinh động. [18]
Những ngôi nhà với đường nét kiến trúc đơn giản, hài hoà rất phù hợp
với phong cách của vườn Nhật. Bản thân gia chủ cũng là người trọng sự giản
dị, thanh cao và triết lý thì mới có thể yêu nét đơn sơ của vườn Nhật. Làm
vườn Nhật không cần diện tích rộng (Nguyễn Thị Thanh Tùng, 2010) [19]
2.3.4. Phong cách vườn Trung Quốc
Những điểm cần chú ý khi thiết kế sân vườn theo phong cách vườn
Trung Quốc tại Việt Nam:
Các nguyên lý, chú ý:
Cả những sân vườn hiện đại cũng như cổ điển của Trung Hoa đều ảnh
hưởng bởi đạo Khổng và đạo Lão, với niềm tin tuyệt đối về sự cân bằng sẽ
đạt được thông qua sự hòa hợp của những yếu tố đối ngược nhau. Bên trong
sân vườn là thế giới thu nhỏ của không gian vũ trụ được thể hiện qua 4 yếu
tố: nước, đá, cây trồng và kiến trúc. [13]
Có nhiều thủ pháp trong thiết kế vườn Trung Hoa từ bố cục, mặt bằng,
cây cối để tạo ra một khung cảnh mô phỏng thiên nhiên. Tuy vậy, nên lưu ý,
Trung Hoa là một nước khô và lạnh, còn Việt Nam là xứ sở của nóng ẩm,

mưa nhiều do đó vận dụng phong cách vườn Trung Hoa tại Việt Nam phải
chú ý đến bố cục, chọn lựa cây trồng cho phù hợp.
Thiết kế vườn phải tuân theo địa thế tự nhiên, bố cục linh hoạt. Tốt
nhất trong khu vườn nên có giả sơn, cây cảnh, hoa cỏ, hồ ao, thuỷ tạ, cầu bắc
ngang dòng nước, lối đi quanh co thì mới thể hiện được hết phong cách của
vườn Trung Hoa. Thiết kế vườn theo kiểu Trung Hoa phải có tính lưỡng
nguyên (hay âm dương) có nghĩa là trong cái nhỏ ẩn tàng cái lớn, trong cái
hư có cái thực. Chẳng hạn, có thể diện tích vườn của gia chủ tuy nhỏ nhưng
phải tạo được nhiều lối đi quanh co, cầu bắc phải có nhiều nhịp đan xen với
các cảnh giả sơn và ao hồ. Hết cảnh này thì mở ra cảnh mới khiến cho người
dạo chơi có cảm giác như quang cảnh mênh mông. Đó chính là thủ pháp tạo
sự ẩn hiện.
Cây trồng trong khu vườn cũng cần đáp ứng được ý đồ, bố cục của
khu vườn, tạo ảo giác về phối cảnh và hài hoà về tỷ lệ với công trình kiến
trúc. Các cây ven hồ có thể lựa chọn loại cây có dáng mảnh mai như liễu,
trúc đào vàng, tường vi… Cây tạo phông nên chọn loại có lá nhỏ li ti để tạo
phối cảnh sâu như me, muỗng, phượng. Cây cận cảnh có thể sử dụng cây
bonsai hoặc loại có hoa đẹp như mẫu đơn, đỗ quyên, trà, nhài nhật. Cần chú
ý đến mùa ra hoa để trồng đan xen cho khu vườn có hoa quanh năm, tạo vẻ
sống động cho khu vườn. [27]
Vật liệu trong sân vườn Trung Quốc
Nước: Nước được xem là nguồn sống của thế giới. Nước (Thủy)
mang nguồn năng lượng âm, nhẹ nhàng và mềm mại nhưng lại có khả năng
vượt qua những tảng đá (Thổ) khô cứng. Trong khu vườn, nước còn là
gương phản chiếu ánh sáng.
Đá: Đá mang tính dương, đối nghịch với tính âm của nước. Đá được
coi là biểu tượng của sự trường thọ. Nó tạo thành “khung xương” cho sự
sống của trái đất. Từ triều Minh (1368 - 1644), những hòn đá có vị trí đặc
biệt trong thiết kế vườn Trung Hoa. Những viên đá có hình dáng đẹp sẽ được
đặt tại vị trí trang trọng. Ngoài ra, đá còn được sử dụng để tạo những con

đường, chia tách không gian và tường rào bao quanh các hồ nước.
Cây cối: Cây cối - thành phần không thể thiếu của khu vườn, là biểu
tượng của sức sống. Trong vườn nhất định phải có loại cây xanh tốt 4 mùa.
Thông, tre và mận là “3 loại cây của mùa đông”, có thể sống tất cả các mùa
trong năm, thể hiện cho sự trường thọ.
Hoa mộc lan và hoa mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng và địa vị.
Hoa sen, biểu tượng của sự trong sáng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong
khu vườn của người Trung Hoa.
Kiến trúc: Kiến trúc đại diện cho sự hiện diện của con người trong thế
giới tự nhiên. Những đình thủy tạ, cây cầu, đá lát, chùa chiền và cổng là yếu
tố quan trọng trong khu vườn truyền thống. Trong khu vườn có tường bao
quanh, những khung cửa sổ trống, cửa phòng thường tràn ngập kiến trúc
nhân tạo mở ra cái nhìn qua khung cảnh bên ngoài vườn. Hàng rào mắt cáo
có chức năng như những khung cửa sổ của khu vườn. Nó khiến cho ánh sáng
chiếu vào khu vườn tạo thành họa tiết phong phú.
2.3.5. Phong cách sân vườn hiện đại
Vườn hiện đại là một khái niệm khi xã hội phương Tây bước vào cuối
thời kỳ công nghiệp và mở sang thời kỳ dịch vụ. Đây là thời gian mà xã hội
phát triển cao, xu thế của xã hội là đồng bộ phát triển cả về kinh tế, xã hội và
môi trường sinh thái. Trong đó vấn đề sinh thái là vấn đề được đòi hỏi rất
nhiều để giải quyết hậu quả của thời kỳ công nghiệp hóa. Vì xã hội phát
triển cao nên ý thức bảo vệ môi trường và gần gũi thiên nhiên của con người
ngày càng lớn, mặt khác trong thời kỳ xã hội phát triển con người có xu
hướng đi theo cái tôi, cái chủ đề riêng, ngôn ngữ có xu hướng đơn giản,
mạch lạc hoặc theo một trường phái có tính suy luận và triết lý cao hơn
trước đó. [21].
Bởi vậy, nét đặc trưng trong sân vườn hiện đại là sử dụng các vật liệu
hiện đại trong sân vườn. Kiến trúc vườn mang dáng dấp hiện đại, hình khối
và đường nét dứt khoát, cô đọng về hình học.
Vườn hiện đại thường dùng các vật liệu hiện đại gây ấn tượng mạnh.

Hình khối và đường nét dứt khoát, cô đọng về hình học. Màu sắc của khu
vườn hiện đại thường tạo cảm giác sáng trong, sạch sẽ. Khu vườn được
trang trí theo phong cách hiện đại với đủ các yếu tố cần thiết như mảng đặc
rỗng, ánh sáng, nước, cây xanh, khoảng giật cấp, sàn gỗ ngoài trời, giàn hoa
bằng gỗ ngoài trời sơn….
Những vật liệu hiện đại như kính, thép hay nhôm ốp hiện đại cũng có
thể dùng cho những khu vườn hiện đại. Chất liệu kính nhiều khi có thể thay
được cảm giác của nước. Chất liệu thép nếu khéo léo xử lý sẽ cho cảm giác
uyển chuyển nhưng khỏe khoắn cho khu vườn.
Với khu vườn nhỏ không có điều kiện thiết kế hồ nước thì kính sẽ là
giải pháp tạo cho khu vườn sự lung linh của nước. Ghế kính còn giúp cho
khu vườn rộng hơn khi những cây xanh phía dưới ghế có thể sống bình
thường vì không bị che khuất. Những chất liệu khác như sơn sần, bê tông
xen cỏ, sỏi các màu hay cát trắng pha lê cũng được áp dụng nhiều cho khu
vườn hiện đại. [12]
Khu vườn mang phong cách hiện đại không chơi cây thế, cây đẹp theo
dáng mà chỉ cần những cây đơn giản để sắp xếp, bố cục thành một khu vườn
đẹp.
Những cây đơn giản ở thế thấp như tóc tiên, ngũ sắc, cúc, lan ý, hồng
môn, lan bạch chỉ, sen cạn, chuối rừng, rong riềng… thậm chí đến cỏ voi, cỏ
lau, dứa, dọc mùng… đều có thể trang trí thành một khu vườn ấn tượng nhờ
sự kết hợp màu sắc thẩm mỹ.
Những cây thân vừa như chuối rẻ quạt, cọ, chà là, trúc, tre ngà… cao
hơn nữa là hoa sữa, lộc vừng, thông… hay cây dây leo như tigon, hồng leo,
hoa tràng pháo, thằn lằn… đều có thể dùng làm cây trang trí cho một khu
vườn hiện đại.
Một khu vườn hiện đại có thể sử dụng hầu hết các loại cây tự nhiên.
Trồng cây gì không quan trọng bằng chúng được kết hợp với nhau như thế
nào để tạo ra một khu vườn đẹp. Đôi khi, chỉ một loại cây cũng có thể tạo ra
khu vườn đẹp nếu biết cách tạo hình cho khu vườn. Có những biệt thự trồng

toàn hồng leo, từ tường rào, cổng đến mái nhà, ban công đến những ô cửa
sổ… Mùa hoa nở, toàn bộ khu biệt thự có một mùi thơm đặc trưng của hàng
trăm bông hoa cùng nở một lúc. Những cây thân vừa như chuối rẻ quạt, cọ,
chà là, trúc, tre ngà… cao hơn nữa là hoa sữa, lộc vừng, thông… hay cây
dây leo như tigon, hồng leo, hoa tràng pháo, thằn lằn… đều có thể dùng làm
cây trang trí cho một khu vườn hiện đại. [14]
Một khu vườn hiện đại cũng không nên xem nhẹ yếu tố phong thủy.
Kết hợp các yếu tố phong thủy trong sử dụng vật liệu không chỉ tốt về mặt
âm khí mà về mặt dương khí cũng tạo cho người sử dụng cảm giác yên bình,
nhẹ nhàng và thư thái…[12]
2.3.5.1. Các nguyên lý thiết kế sân vườn hiện đại
Nguyên lý thiết kế bố cục sân vườn:
Sân vườn hiện đại đòi hỏi thiết kế một cách phóng khoáng trong
không gian đồng thời mang tính công năng và tiện nghi cao. Chính vì vậy,
khi thiết kế sân vườn hiện đại cần dựa trên các yếu tố công năng bên cạnh
các yếu tố thẩm mỹ khác
Theo Grant W.Reid (2004), bố cục sân vườn cần thiết kế theo các
nguyên lý sau:
- Hình thức theo sau công năng, là sự pháp triển logic giải pháp ban
đầu từ các hệ quả công năng, tuy nhiên hình thức là một bộ phận cấu thành
công năng và có ảnh hưởng trên cả hai hướng [10]
- Việc xây dựng một sơ đồ công năng thông qua việc định vị các khu
công năng, giúp người thiết kế có cái nhìn tổng quan về các yếu tố công
năng và mối liên kế các yếu tố đó nhằm giải quyết các bài toán trong thiết kế
khu vườn. Khả năng xắp xếp và tổ chức lại các một cách nhanh chóng trong
sơ đồ công năng có thể giúp tập trung vào các mục tiêu ban đầu, để đánh giá
các mối quan hệ công năng giữa các khu có mục đích sử dụng khác nhau,
giải quyết các bài toán về vị trí, phát triển một hệ thống lưu thông hiệu quả
và trả lời câu hỏi nơi nào chúng có thể làm việc với nhau và làm việc như
thế nào.

- Trong sân vườn hiện đại kiến trúc vườn thường có hình khối và
đường nét dứt khoát, cô đọng về hình học. Để đạt được điều này việc triển
khai hình từ sơ đồ công năng cần tuân theo các quy tắc nhất định. [10]
Grant W.Reid (2004) cho rằng quy trình triển khai hình có thể nảy ra
hai tư tưởng rất khác nhau.
- Phương pháp thiết kế dựa trên logic và dùng các dạng hình học như
một nguyên tắc chỉ đạo. Các thành phần hợp thành liên hệ, các mối tương
quan luôn theo sau những quy luật khắt khe của sự xắp xếp vốn có trong một
loạt các hình dạng toán học. Dùng những không gian mang tính thống nhất
cao. Dạng hình học bao gồm: Sơ đồ hình chữ nhật; sơ đồ dạng góc 45/90
0
;
sơ đồ dạng góc 30/60
0
; sơ đồ dạng tròn.
- Phương pháp thiết kế theo dạng tự nhiên thông qua những giải pháp
phi lý tính, mang tính trực giác nhiều hơn. Những hình dạng có thể xuất hiện
một cách ngẫu nhiên, bất thường tùy tiện nhưng có khả năng hấp dẫn người
sử dụng bằng sự phưu lưu lý thú. Dạng tự nhiên bao gồm: Sự sao chép; Sự
mô phỏng; Sự tương tự; Đường uốn khúc; Hình ellipse và những mảnh vỏ sò
tự do; Xoắn ốc tự do; Đa giác không quy tắc; Đường dạng hữu cơ; Nhóm và
mảnh. [10]
Trong thiết kế sân vườn, để tạo ra không gian đẹp bên cạnh triển khai
hình cần kết hợp với các quy tắc xắp xếp. Việc áp dụng những quy tắc nên
bắt đầu trong suốt những giai đoạn đầu của sơ đồ ý tưởng, và liên tục đến
những bước hoàn thiện cuối cùng của thiết kế. Grant W.Reid đã đưa ra các
quy tắc xắp xếp sau: sự thống nhất, tính đúng đắn, sự thu hút, tính đơn giản,
sự nổi bật, điểm nhấn, sự cân bằng, tỷ lệ và sự cân đối. Qua đây, ông đã giới
thiệu một cách tổng quát về khái niệm và đặc điểm các quy tắc xắp xếp
trong thiết kế sân vườn nói chung và sân vườn hiện đại nói riêng. [10]

Theo Đỗ Xuân Hải (1999), thiết kế sân vườn cần tuân theo bốn bước
căn bản là: tính đồng nhất, sự thăng bằng, tỷ lệ và những trạng thái khác
nhau.
Thiết kế sân vườn có 5 nguyên lý căn bản đó là: Sự tương phản cực độ
sẽ đem đến sự hòa hợp; sự xắp xếp bố trí cân xứng hài hòa về các dáng hình
vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn sẽ tạo được thiết kế phong
phú và đẹp; Kết cấu cây trồng tùy theo sự bố trí để tạo ra từng mô hình cảnh
sắc, đáp ứng nhu cầu là lối đi lại liên thông hay ngõ cụt; Chủ đề kết hợp với
những sự biến đổi khác nhau, không làm nhiễu loạn cái nhìn bởi những thay đổi.
Một trong những yếu tố cần lưu ý trong thiết kế vườn là việc thay đổi cấp độ về độ
cao của khu vườn. Sự thay đổi này sẽ tạo nên chiều sâu, cảm giác không gian như
được nới rộng và việc giật cấp sẽ hình thành nên các nhịp điệu của khu vườn. [3]
Nguyên lý phối kết cây xanh
Sự phối kết cây xanh trong vườn là một trong 2 yếu tố quan trọng
hàng đầu trong việc tạo nên một khu vườn đẹp. Mỗi loài cây đều cho những
dáng vẻ khác nhau khi đặt tại các vị trí khác nhau. Việc phối kết các loại cây
khác nhau sẽ mang lại những hiệu ứng khác nhau cho khu vườn. Tuy nhiên
mỗi cây đều đòi hỏi những điều kiện sống khác nhau và các cây khác nhau,
các loài khác nhau có bộ tán, đặc điểm lá khác nhau chính vì vậy khi phối
kết cây cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Việc bố trí, phối kết cây
xanh cần tuân theo các quy tắc về biến đổi màu sắc, kết cấu và kiểu dáng.
(Đỗ Xuân Hải, 1999) [3]
Grant W.Reid, ASLA (2004) chỉ ra việc lặp lại của các đường, hình khối, bề
mặt, hay màu sắc trong phối kết cây xanh sẽ góp phần tạo tính đồng nhất và
gây ra các hiệu ứng tích cực tránh sự hỗn độn trong thảm thực vật của vườn.
[3]
Đỗ Xuân Hải (1999) đã phân định đơn giản cây xanh theo các kiểu
vườn khác nhau, gồm: Vườn nghi thức, vườn đương thời, vườn khô, vườn
cho bóng râm, vườn nhiệt đới, vườn ấn tượng, vườn phương Đông, vườn cây
tự nhiên hoang dại.[3] Điều này tạo cơ sở cho việc chọn lựa các loại cây

trong thiết kế.
Bên cạnh việc phối kết cây theo hình dáng cần lựa chọn cây trồng phù
hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương, giúp cây khỏe mạnh
sinh trưởng phát triển bình thường, không sâu bệnh và ít chăm sóc. Việc tổ
chức trồng và phối kết các loại cây theo một quần thể và có sự phân tầng sẽ
giúp cây sinh trưởng tốt hơn và tạo ra các hiệu ứng thẩm mỹ cao. Một số
tiêu chuẩn khi chọn cây trồng quanh nhà là: các loại cây được chọn phải
phù hợp với hoạt động của khu vực dân cư, cây trồng cần đảm bảo đón được
gió mát, che được nắng, cản được gió lạnh, đối với hướng đông nam của khu
nhà không nên trồng cây cao lớn, nếu có nên cách nhà lớn hơn 5m, cây
hướng tây nên chọn cây có tán rộng. (Võ Đình Diệp và cộng sự, 2003) [14]
2.3.5.2. Một số mẫu sân vườn biệt thự thiết kế theo phong cách sân vườn hiện
đại

×