Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SKKN Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 16 trang )










SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên
thế giới đưa vào dạy học cho học sinh các trường phổ thông dưới nhiều hình
thức khác nhau.
- Đối với Việt Nam đây là nội dung mới thực hiện thông qua nhiều
chương trình, dự án như “Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống
ma tuý ”.
- Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ
thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ
XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: Học để biết, học để
làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo
dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang


trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục
phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học
tập cho học sinh. Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định
là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008-2013 do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo.
- Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ vì:
+ Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những
người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu
không có kỹ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
+ Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết
sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc
biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ


thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực,
luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với
những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục
kỹ năng sống, các em dễ bị lôi cuốn vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối
sống ích kỷ, lai căng, thực dụng…
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp
các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng
đồng và tổ quốc; Giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và
mọi người.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn
học và giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông.
- Môn địa lý có nhiều khả năng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,
bởi:
+ Mục tiêu của bộ môn đã tạo cơ hội tốt cho việc giáo dục kỹ năng sống.
+ Nội dung môn địa lý cung cấp cho học sinh một số vấn đề của thế giới
đương đại cả những mặt tích cực và tiêu cực; một số vấn đề về tự nhiên và xã
hội Việt Nam, thông qua những nội dung này có thể giáo dục cho các em một
số kỹ năng sống như: Kỹ năng ứng phó và tự bảo vệ trước những thiên tai,
những hiểm họa trong xã hội có nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc sống lành mạnh
và an toàn của các em; đồng thời cũng hình thành ở các em kỹ năng cảm
thông, chia sẻ với những con người sống ở mọi nơi; kỹ năng tư duy khi phân
tích, so sánh, phán đoán; tìm kiếm và xử lý thông tin về các sự vật hiện tượng
địa lý.
+ Một số phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn có nhiều khả năng
hình thành và rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh. Việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa người học, với các
phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học nhóm, giải quyết
vấn đề… tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng giải quyết vấn đề…
- Chương trình lớp 11 gồm hai phần:
A. Khái quát nền kinh tế xã hội Thế giới.


B. Địa lý khu vực và quốc gia.
Từ thực trạng trên, tôi xin trình bày sáng kiếm kinh nghiệm với đề tài:
“Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11”

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. BIỆN PHÁP, CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Mục đích, nghiên cứu
Môn Địa lý, với đặc điểm về nội dung và phương pháp dạy học đặc
trưng sẽ góp phần vào việc giáo dục các kỹ năng sống, tập trung vào các kỹ
năng nòng cốt đối với giáo dục phổ thông Việt Nam như:
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi được trình bày ý tưởng của cá
nhân trước bạn bè và thầy cô; có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ được
giao… Xác định giá trị bản thân thể hiện ở thái độ đồng tình hay phản đối
trước những hành động tiêu cực.
- Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình trao đổi nội
dung bài học trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp; Trình bày suy nghĩ, ý tưởng của cá
nhân hoặc nhóm trong quá trình làm việc cá nhân/ nhóm để tìm hiểu những
vấn đề giáo viên gợi ý, nhằm đi đến nội dung cần tiếp thu của bài học. Biết
cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo.
- Tư duy:
+ Trong quá trình làm việc cá nhân hoặc nhóm, học sinh có điều kiện
suy ngẫm hồi tưởng những kiến thức, kỹ năng địa lý đã tiếp nhận trước đó để
giải quyết nhiệm vụ được đặt ra.
+ Nội dung và phương pháp dạy học địa lý có điều kiện để phát triển kỹ
năng tư duy phê phán khi tiếp cận những hiện tượng tác động tích cực tiêu
cực đến môi trường Tư duy phê phán, tư duy kinh tế khi đánh giá những thuận
lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế, tư duy
không gian khi làm việc với bản đồ…
+ Trong quá trình làm việc cá nhân và nhóm, học sinh luôn phải tìm
kiếm và xử lý thông từ SGK, các nguồn tư liệu khác nhau để có được tri thức
cần thiết gắn với nội dung bài học địa lý. Vận dụng các kỹ năng phân tích, so


sánh, đối chiếu với các hiện tượng, sự vật địa lý giúp học sinh hiểu sâu vấn đề

và có thể đưa tới những ý kiến sáng tạo khi đề xuất biện pháp giải quyết tình
huống của thực tiễn.
- Giải quyết vấn đề: Trong nhiều bài học địa lý, học sinh có nhiệm vụ
phân tích khó khăn và thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, xã hội, điều đó
giúp các em có được kĩ năng phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Những kĩ năng
này giúp các em lựa chọn cách giải quyết một số vấn đề của thực tiễn và từ đó
có thể đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn.
- Làm chủ bản thân: Hoạt động nhóm hoặc thực hiện những bài tập nhỏ
trong các tiết học địa lý theo yêu cầu và nhiệm vụ mà giáo viên giao sẽ tạo
điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng đặt mục tiêu cho từng hoạt động.
Tham gia hoạt động nhóm, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ theo sự phân công và
hoàn thành nhiệm vụ sẽ rèn luyện cho các em khả năng chịu trách nhiệm
(đảm nhận trách nhiệm) với công việc được giao. Biết cân nhắc công việc và
tính toán thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, qua đó các em có được kỹ năng
lập kế hoạch và quản lý thời gian. Làm việc hợp tác trong nhóm, học sinh sẽ
phải trao đổi, tranh luận, với nhau, trong bối cảnh đó học sinh phải biết kiểm
soát cảm xúc, giữ bình tĩnh, biết cách ứng phó với căng thẳng, tránh gây mâu
thuẫn.
2. Đối tượng và yêu cầu nghiên cứu.
- Giới hạn của đề tài: Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình địa lý
lớp 11.
- Đối tượng: Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa
lý.
3. Phương pháp.
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lý trong nhiều năm.
- Phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực và một số kỹ thuật dạy
học tích cực tạo điều kiện thuận lợi hình thành kỹ năng tư duy, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề…
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xác định các nội dung được thực hiện.

- Một bài giáo dục kỹ năng sống thường được thực hiện theo bốn bước/
giai đoạn sau:


+ Khám phá.
+ Kết nối.
+ Thực hành.
+ Vận dụng.
 Mỗi bước phải xác định được: Mục đích, mô tả quá trình thực
hiện, vai trò của Giáo viên và Học sinh
- Nội dung từng bài học phải xác định được:
+ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
 Tự nhận thức
 Giao tiếp
 Tư duy
 Làm chủ bản thân
+ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
 Thuyết trình tích cực.
 Sơ đồ tư duy.
 Động não.
 Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
 Nhóm nhỏ.
 Phát vấn.
 Tranh luận.
2. Ứng dụng vào một bài cụ thể ở chương trình địa lý lớp 11.

BÀI 10 : LIÊN BANG NGA
Tiết 1- Tự nhiên, dân cư và xã hội

1.Nội dung giáo dục kĩ năng sống :


Các kĩ năng sống được giáo dục
Các phương
pháp/kĩ thuật dạy
học tích cực có thể
sử dụng
Giao tiếp : Lắng nghe, phản hồi ý kiến trong nhóm;
trình bày suy nghĩ về những khó khăn và thuận lợi của



các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội đối với sự phát
triển kinh tế của Liên Bang Nga.


Động não, thuyết
giảng tích cực, làm
việc nhóm nhỏ, hỏi
- đáp
Tư duy : Phân tích tư liệu để tìm hiểu các điều kiện tự
nhiên, dân cư, xã hội của Liên Bang Nga.
Làm chủ bản thân : Quản lý thời gian trao đổi nhóm,
thực hiện nhiệm vụ được phân công trong tìm hiểu các
điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội của Liên Bang Nga.
2. Bài soạn vận dụng :
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
- Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ LB Nga.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích
được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng
đối với sự phát triển kinh tế.
2.Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) đê nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên,
phân bố dân cư của LB Nga.
- Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của LB Nga.
3. Thái độ:
Khâm phục tinh thần hy sinh của dân tộc Nga để cứu loài người khỏi
ách Phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II và tinh thần sáng tạo của
Nga, sự đóng góp lớn lao của người Nga cho kho tàng văn hóa chung của thế
giới.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng.(HĐ1, HĐ 2,
HĐ 3, H Đ4)
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.( HĐ1, HĐ 2, HĐ 3, HĐ 4)
- Quản lý thời gian; đảm nhận trách nhiệm.(HĐ 2 )


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ
SỬ DỤNG
Động não, hỏi - đáp, làm việc nhóm nhỏ, suy nghĩ - thảo luận cặp đôi-
chia sẻ, thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lý tự nhiên LB Nga.
- Bản đồ Các nước trên thế giới.
- Phóng to bảng 10.1 và 10.4 trong SGK.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá
- GV đặt câu hỏi : các em hãy nêu những hiểu biết của mình về Liên

Bang Nga.
- GV gọi vài HS trả lời và ghi nhanh những ý HS trả lời lên bảng.
- GV nhận xét và dẫn dắt HS tìm hiểu bài mới về tự nhiên, dân cư và xã
hội Liên Bang Nga.
2.Kết nối:
Mở bài: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Liên Xô cũ, trong đó có LB Nga về cả vật
chất lẫn tinh thần, góp phần đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng
lợi. Ngày nay, quan hệ hai nước Nga- Việt đang mở rộng và có nhiều phát
triển tốt đẹp. Đất nước Nga từ nền kinh tế bị khủng hoảng trong thập niên 90
của thế kỉ XX đang hồi phục và vươn lên mạnh mẽ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân/ cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 10.1 SGK,
vốn hiểu biết và trả lời các câu hỏi:
- LB Nga có vị trí ở đâu? Xác định vị trí
của LB Nga trên bản đồ thế giới.
- Nêu đặc điểm của diện tích lãnh thổ
LB Nga.
- Đọc tên 14 nước láng giềng với LB
Nga.
I. Vị trí địa lý và lãnh thổ











- Kể tên một số biển và đại dương bao
quanh LB Nga.
- Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lý, diện
tích lãnh thổ đối với việc phát triển kinh
tế LB Nga.
- Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lý, lãnh
thổ đối với việc phát triển kinh tế LB
Nga.
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến
thức.





HĐ 2: Cặp/ nhóm
Bước 1: HS làm việc theo Phiếu học
tập:
- Các nhóm số lẻ tìm hiểu phần phía
Tây.
- Các nhóm số chẵn tìm hiểu phần phía
Đông.
Bước 2:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu cả lớp cùng xem bảng 8.1
và trả lời các câu hỏi giữa bài trong
SGK.


















- Diện tích: 17 triệu km2, lớn nhất
thế giới.
- Lãnh thổ trải dài ở phần Đông
Âu và Bắc Á.
- Giao lưu thuận tiện với nhiều
nước, thiên nhiên đa dạng giàu tài
nguyên.
II. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình:
- Dòng sông Ê-nit-xây chia LB
nga thành 2 phần: phần phía Tây
và phần phía Đông.
* Khoáng sản: giàu khoáng sản:

đá, dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt,
kẽm, thiếc Một số loại có trữ
lượng lớn nhất nhì thế giới.
* Rừng: Có diện tích đứng đầu
thế giới.
* Sông hồ: Nhiều sông lớn có giá
trị thủy điện, hồ Bai-can sâu nhất
thế giới.
* Khí hậu ôn đới lục địa chiếm
phần lớn diện tích lãnh thổ,
- Phía Bắc khí hậu hàn đới.
- Phía Nam khí hậu cận nhiệt.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư:



HĐ 3: Cá nhân/ cặp
Bước 1: HS phân tích bảng 10.2, hình
10.3 ( tháp dân số).
- Dựa vào kênh chữ , vốn hiểu biết, trình
bày đặc điểm thành phần dân tộc của LB
Nga.
- Dựa vào hình 10.4 và kênh chữ, trả lời
các câu hỏi giữa bài trong SGK hoặc trả
lời các câu hỏi:
+ Mật độ dân số trung bình của LB
Nga?
+ Dân cư phân bố chủ yếu ở những
vùng nào? Điều đó có thuận lợi và khó

khăn gì cho phát triển kinh tế?
Bước 2: HS trình bày và chỉ bản đồ. GV
thông tin thêm để minh họa cho phần II
và chốt ý quan trọng. GV bổ sung thông
tin:
- Chính phú có giải pháp trợ cấp sinh
con ( 1500 rúp/ tháng cho bà mẹ sinh
con đầu và 3000 rúp/ tháng cho con thứ
hai, 4000 rúp/ tháng, khuyên khích nhập
cư ).
- Dân cư giảm với nhịp độ 700.000
người/ năm. Chính phủ có giải pháp:
tăng tỉ suất sinh, giảm tỉ suất tử, áp dụng
chính sách nhập cư có hiệu quả, quan
tâm tới người già, tăng lương hưu. Dự
án tăng dân số của Tổng thống V.Putin
thực hiện trong 10 năm từ 2007 lên tới
1,1 tỉ USD.
HĐ 4: Cả lớp
GV yêu cầu HS đọc mục II.2, kết hợp
vốn hiểu biết, tìm ý chứng minh LB Nga
có tiềm lực văn hóa và khao học lớn.
GV nêu thêm:











- Dân số đông: 143 triệu người
(2005), đứng thứ 8 thế giới.
- Dân số ngày càng giảm do tỉ
suất gia tăng âm, nhiều người ra
nước ngoài sinh sống nên thiếu
nguồn lao động.
- Nhiều dân tộc(hơn 100), 80%
dân số là người Nga.
- Mật độ dân số trung bình: 8,4
người/km2. Nhưng phân bố
không đều:
+ Tập trung ở phía Tây.
+ 70% dân số sống ở thành phố.








2. Xã hội:
- Nhiều công trình kiến trúc, tác
phẩm văn học nghệ thuật, nhiều
công trình khoa học có giá trị.
- Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật



- Các tác phẩm văn học nổi tiếng: Sông
Đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình,
Thép đã tôi thế đấy
- Công trình kiến trúc: Cung điện
Kremlin Quảng trường đỏ
LB Nga là nước đi đầu trong việc
nghiên cứu vũ trụ.
viên lành nghề đông đảo, nhiều
chuyên gia giỏi.
- Trình độ học vấn cao.
3.Thực hành- Luyện t ập:
Phân tích mối quan hệ theo nhóm HS :
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 10.1 và 10.4, kiến thức về địa hình, khí
hậu và phân bố dân cư Liên bang Nga, phân tích mối quan hệ này.
- HS quan sát hình 10.4 cần nhận xét nơi đông dân, thưa dân, nêu được
nguyên nhân của sự phân bố này.
Như vậy nhân tố quyết định sự phân bố dân cư của một khu vực chính là
các điều kiện về kinh tế xã hội.
4.Vận dụng :
Viết tin ngắn : Viết vài dòng(ở mức độ đơn giản) chứng minh Liên Bang
Nga có tiềm lực kinh tế và khoa học lớn.
VI. ĐÁNH GI Á
A. Trắc nghiệm
1. Ý nào thể hiện đúng nhất sự rộng lớn về lãnh thổ của LB Nga.
A. Diện tích lớn nhất thế giới, chiếm phần phía Bắc châu Á.
B. Diện tích rất lớn, chiếm phần lớn đồng bằng châu Âu thuộc châu Âu.
C. Nằm cả trên phần châu lục Á và Âu, có diện tích lớn nhất thế giới.
D. Chiếm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
2. LB Nga đứng đầu thế giới về trữ lượng:

A. Dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt.
B. Than đá, quặng kaly, rừng.
C. Quặng săt, quặng kim loại màu.
D. Dầu mỏ, vàng, kim cương.
3. Địa hình LB Nga thấp ở phía Đông, cao ở phía Tây
A. Đúng. B. Sai.


B. Tự luận
1. Điều kiện tự nhiên LB Nga có những thuận lợi và khó khăn gì đối với
phát triển kinh tế?
2. Nêu một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và các
nhà khoa học nổi tiếng của LB Nga.
VII. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Sưu tầm tư liệu về kinh tế LB Nga

VIII. PHỤ LỤC
Phiếu học tập của hoạt động 2
Dựa vào hình 10.1, bảng 10.1 kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết hoàn
thành bảng sau:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga
Yếu tố Phần phía Tây Phần phía Đông
- Vị trí địa lý, giới hạn lánh thổ
- Địa hình
- Khí hậu
- Sông, hồ
- Đất và rừng
- Khoảng sản
- Thuận lợi

- Khó khăn
Thông tin phản hồi phiếu học tập hoạt động 2




Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga
Yếu tố Phần phía Tây Phần phía Đông
- Vị trí địa lý, giới hạn
lánh thổ
Phía Tây sông E-nít-xây Phía Đông sông E-nít-
xây
- Địa hình - Chủ yếu là đồng bằng:

+ ĐB Tây Xibia(chủ
yếu là đầm lầy, nhiều
dầu mỏ, khí đốt)
+ĐB Đông Âu(địa hình
cao, đất màu mỡ)
- Chủ yếu là núi và cao
nguyên.
- Khí hậu - Ôn đới là chủ yếu
nhưng ôn hoà hơn phần
phía đông.
+ Phía Bắc khí hậu cận
cực
+ Phía Nam khí hậu cận
nhiệt
- Ôn đới lục địa là chủ
yếu.

- Phía Bắc khí hậu cận
cực
- Sông, hồ - Có sông Vônga- biểu
tượng của nước Nga
- Nhiều sông lớn như:
Ê-nit-xây
- Hồ Bai-Can: Hồ nước
ngọt sâu nhất thế giới.
- Đất và rừng - Đồng bằng Đông Âu
có đất màu mỡ.
- Nhiều rừng Taiga- góp
phần làm cho LB Nga
có diện tích rừng đứng
đầu thế giới
- Khoảng sản - Nhiều dầu mỏ, khí đốt,
than - đá, quặng sắt,
- Nhiều dầu mỏ, khí
đốt, vàng, than đá, trữ


quặng kim loại màu. năng thuỷ điện lớn.
- Thuận lợi - Phát triển kinh tế đa
ngành: Nông nghiệp,
công nghiệp, giao thông
vận tải.
- Phát triển công nghiệp
khai khoáng, thuỷ điện,
lâm nghiệp.
- Khó khăn - Đồng bằng Tây Xibia
chủ yếu là đầm lầy.

- Phía Bắc khí hậu lạnh
- Khí hậu khô hạn, phía
bắc giá lạnh, nhiều
vùng băng giá.
- Núi và cao nguyên
chiếm diện tích lớn, khó
khai thác tài nguyên và
vận chuyển





C. KẾT LUẬN
1. Kết quả:
Thực hiện giảng dạy trên lớp với hai nhóm HS: nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng ở TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả có sự chênh lệch đáng
kể, thể hiện qua kết quả chấm bài của học sinh ở bảng sau:
Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm

Bài thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Giỏi %

Khá % TB % Giỏi %

Khá % TB %
Bài 6: Một số vấn

đề của Châu Phi
45 55 0 10 75 15
Bài 10: Liên bang
Nga(Tiết 1)
46.5 53.5 0 9.8 75.5 14.7
- Đề tài “Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11” đã góp phần
thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo hướng “phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”(Luật
giáo dục năm 2005. Điều 5).
- Giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường là xu hướng chung của
nhiều nước trên thế giới.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù
hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành
mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan
hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của
mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần vào đạo đức.
2. Kiến nghị, đề xuất.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp và
kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực
hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập thông qua các môn
học nói chung và môn địa lý nói riêng.


- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đẩy mạnh hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
- Giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo, vận dụng kết hợp nhuần
nhuyễn giữa việc trang bị kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh trong từng
bài học, tiết học cụ thể.

- Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp
và kỹ thuật dạy học phù hợp với nhu cầu trình độ của học sinh và đặc điểm,
hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường, từng địa phương.
- Bộ giáo dục và đào tạo tăng cường các tài liệu tham khảo, tổ chức các
chuyên đề, các dự án giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện thế hệ trẻ.

* Đề tài có thể còn một vài thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của
các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Tác giả




Nguyễn Thị Thanh Hải
TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc














×