Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.17 KB, 4 trang )

Tiết chương trình Ngày soạn:
Người soạn: ĐỖ VĂN NGHIÊM Ngày dạy: Tuần:
Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài
toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán , lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình,
hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng
2. Kỹ năng: nhận biết và giải được 1 số bài toán đơn giản.
3. Thái độ: ham thích và tích cực đóng góp bài học.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK, SGV
Học sinh: SGK
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (2’):
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
− Thế nào ngôn ngữ máy ?
− Thế nào là hợp ngữ ?
− Để máy tính có thể thực hiện lệnh thì cần có chương trình gì ?
3. Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG : Nêu tiến trình thực hiện giải bài toán trên máy tính
TG Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
3’
3’
Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN
TRÊN MÁY TÍNH
 Các bư ớc giải bài toán
- Xác định bài toán.
- Lựa chọn và xây dựng thuật toán.
- Viết chương trình.
- Hiệu chỉnh.


- Viết tài liệu.
− Các em hãy cho biết, để giải
một bài toán trên máy tính
chúng ta cần thực hiện những
công việc gì?
− Trong một bài toán có thể
có nhiều thuật toán khác nhau
do đó chúng ta cũng phải lựa
chọn thuật toán tối ưu. Ngoài
ra, chúng ta cần phải viết một
dãy lệnh để tạo thành chương
trình, hiệu chỉnh lại chương
trình và viết tài liệu sử dụng
chương trình. Đây chính là các
bước để giải một bài toán.
− Các em hãy nhắc lại khi xác
định bài toán chúng ta phải xác
định những yếu tố nào ?
−Xác định input,
output của bài toán.
−Ý tưởng giải bài toán
và thuật toán.
− Input và Output.
Trang 1
Tiết chương trình Ngày soạn:
Người soạn: ĐỖ VĂN NGHIÊM Ngày dạy: Tuần:
TG Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
2’
5’
3’

10’
1. Xác định bài toán
Xác định phần INPUT và OUTPUT
của bài toán. Từ đó xác định ngôn ngữ
lập trình và cấu trúc dữ liệu một cách
thích hợp.
2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
a. Lựa chọn thuật toán
-Mỗi thuật toán chỉ giải một bài
toán, có thể có nhiều thuật toán để giải.
Do đó cần thiết kế hoặc chọn một thuật
toán phù hợp đã có để giải bài toán cho
trước.
 Thuật toán tối ưu: là thuật toán
có các tiêu chí sau:
- Dể hiểu.
- Trình bày dể nhìn.
- Thời gian chạy nhanh.
- Tốn ít bộ nhớ.
b. Biểu diễn thuật toán
Ví dụ:tìm ước chung lớn nhất (UCLN)
của 2 số nguyên dương M và N.
 Xác định bài toán.
- Input: nhập M,N (M,N > 0)
- Output: UCLN(M,N)
 Ý tưởng: sử dụng những điều đã
biết sau:
- Nếu M=N thì giá trị chung đó là
UCLN(M,N);
- Nếu M<N thì

UCLN(M,N)=UCLN(M,N-M);
- Nếu M>N thì
UCLN(M,N)=UCLN(M-N,N).
− Như vậy, input và output là
hai thành phần cần xác định để
giải bài toán. Trong quá trình
từ input cho đến khi tìm được
Output chúng ta cần có những
thao tác gì tiếp theo ?
− Trong một bài toán có thể
có nhiều thuật toán. Do đó
chúng ta cần lựa chọn thuật
toán nào tối ưu để giải bài toán
đã cho.
− Như vậy, thế nào là thuật
toán tối ưu ?
− Thuật toán phải làm cho
người đọc nhìn thấy và hiểu
chúng ta giải bài toán như thế
nào. Tốc độ là thành phần
không thể thiếu đối với những
người lập trình chuyên nghiệp.
− Sau khi tìm và lựa chọn
được thuật toán. Bước tiếp theo
là chúng ta biểu diễn thuật
toán.
− Sử dụng ví dụ SGK – 48).
Em nào hãy xác định bài toán.
− Em nào trình bày ý tưởng để
giải bài toán trên ?


− Giáo viên nhận xét và chính
xác hoá lại.
− Các em hãy biểu diễn thuật
toán theo cách liệt kê và sơ đồ
khối ?
−Cần phải qua thao tác
tìm ý tưởng và tìm
thuật toán.
- Dể hiểu.
- Trình bày dể nhìn.
- Thời gian chạy
nhanh.
- Tốn ít bộ nhớ.
- Input: nhập M,N
(M,N > 0)
- Output:
UCLN(M,N)
- Nếu M=N thì giá trị
chung đó là
UCLN(M,N);
- Nếu M<N thì
UCLN(M,N)=
- UCLN(M,N-M);
Nếu M>N thì
UCLN(M,N)=
UCLN(M-N,N).
Cách liệt kê
Trang 2
Tiết chương trình Ngày soạn:

Người soạn: ĐỖ VĂN NGHIÊM Ngày dạy: Tuần:
TG Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
3’
2’
 Thuật toán.
Cách liệt kê
B1: Nhập M, N;
B2: Nếu M = N thì UCLN = M;
B3: Nếu M < N thì N = N – M, quay
lại B2;
B4: Nếu M > N thì M = M – N, quay
lại B2;
B5: đưa ra kết quả UCLN.
Sơ đồ khối (SGK-49)
3. Viết chương trình
Là việc tổng hợp giữa việc lựa chọn
cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn
ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật
toán.
Khi viết chương trình ta nên chọn một
ngôn ngữ lập trình hoặc một phần
mềm chuyên dụng thích hợp với thuật
toán. Viết chương tình trong ngôn ngữ
nào thì cần phải tuân theo đúng quy
định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
4. Hiệu chỉnh
Sau khi viết xong chương trình cần
phải thử chương trình bằng một số
Input đặc trưng. Trong quá trình thử
này nếu phát hiện ra sai sót thì phải

− Chúng ta đã biểu diễn thuật
toán xong. Như thế thuật toán
trên đã có thể giải bài toán trên
máy tính được chưa ? vì sao ?
− Như vậy, chúng ta cần biểu
diễn thuật toán qua ngôn ngữ
lập trình. Cách làm như vậy gọi
là viết chương trình.
− Mỗi ngôn ngữ lập trình có
một cú pháp riêng, do đó cần
phải tuân thủ theo cú pháp của
mỗi ngôn ngữ lập trình.
− Mọi thuật toán chúng ta đưa
ra đều thành công hết phải
không?
− Giả sử chương trình chúng
ta viết sai thì chúng ta cần làm
gì?
− Cách làm như vậy gọi là
hiệu chỉnh chương trình.
− Sau khi chương trình đã
B1: Nhập M, N;
B2: Nếu M = N thì
UCLN = M;
B3: Nếu M < N thì N
= N – M, quay lại B2;
B4: Nếu M > N thì M
= M – N, quay lại B2;
B5: đưa ra kết quả
UCLN

Sơ đồ khối (SGK-49)
− Chưa, vì thuật toán
chưa được diễn đạt qua
ngôn ngữ lập trình.
− Không, chúng ta cần
thử lại mới biêt đúng,
sai.
− Cần chỉnh sửa lại cho
đúng.
Trang 3
Tiết chương trình Ngày soạn:
Người soạn: ĐỖ VĂN NGHIÊM Ngày dạy: Tuần:
TG Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
2’
sửa lại chương trình. Quá trình này gọi
là hiệu chỉnh.
5. Viết tài liệu
Tài liệu phải mô tả bài toán, thuật toán,
thiết kế chương trình, kết quả thử
nghiệm và hướng dẫn sử dụng. Tài liệu
này rất có ích cho người sử dụng
chương trình và cho việc đề xuất
những khả năng hoàn thiện thêm.
hoàn thành, để người khác sử
dụng được chương trình đó thì
cần phải có tài liệu hướng dẫn
sử dụng. Quá trình như vậy,
người ta gọi là viết tài liệu.
4. Củng cố: (3’)
− Các bước để giải bài toán trên máy tính,

− Tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán
5. Dặn dò: (2’)
− Về nhà học bài,
− Xem trước bài 7

Trang 4

×