Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

thảo luận Phân tích bản chất nhân văn trong tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.27 KB, 18 trang )

Đề bài: Phân tích bản chất nhân văn trong tư tưởng
kinh tế của Hồ Chí Minh
Theo Từ điển tiếng Việt, chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư
tưởng văn hoá thời Phục hưng ở châu Âu nhằm giải phóng cá
nhân con người khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến,
chủ nghĩa kinh viện và giáo hội. Cũng theo Từ điển tiếng Việt
thì chủ nghĩa nhân văn có khi được hiểu như chủ nghĩa nhân
đạo, tức là hệ thống quan điển coi trọng nhân phẩm, thương yêu
con người, coi trọng quyền của con người được phát triển tự do,
coi lợi Ých của con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã
hội.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại từ xưa đến nay, đã có
nhiều nhà tư tưởng, nhiều học thuyết đề cập đến số phận con
người, phản ánh tâm tư nguyện vọng của con người muốn được
giải toả khỏi những bế tắc trong cuộc sống, giải thoát khỏi
những hạn chế ràng buộc của tự nhiên, xã hội và của chính bản
thân con người. Đó chính là tư tưởng nhân văn, nhân đạo được
thể hiện ở những mức độ, trình độ khác nhau, tiếp cận từ những
giác độ khác nhau.
Nhắc đến tư tưởng nhân văn, chúng ta không thể không
nhắc đến chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, cái mà đã được cả
thế giới thừa nhận. Điều này có thể thấy qua những lời nói mà
Đảng cộng sản Mỹ đã viết về người sau khi người mất: "Nhân
loại đã mất một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người thầy
mácxít - lênin xuất sắc mà tấm lòng ưu ái đầy thi vị mong muốn
một thế giới tốt đẹp có hương hoa tươi thắm và những tiếng
cười náo nức của trẻ em, đã thấm nhuần vào chủ nghĩa nhân
đạo toàn diện của cuộc đời mà Người đã sống, thấm nhuần vào
những việc kỳ diệu mà Người đã làm, vào sự nghiệp mà trọn
đời Người phục vụ"
1


Hồ Chí Minh, trong cả cuộc đời của Người, chưa hề viết
hay nói một bài riêng có hệ thống về chủ nghĩa nhân văn.
Nhưng chúng ta có thể thấy, tư tưởng nhân văn của Người toát
ra từ toàn bộ cuộc đời đấu tranh không biết mệt mỏi đã để lại
nhiều kỳ vọng cho đời sau. Nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn
Hồ Chí Minh ta thấy chúng hiện hữu ở khắp nơi trong tư tưởng
của Người, trong các tư tưởng: về dân téc, giải phóng dân téc;
về chủ nghĩa xã hội; về Đảng cộng sản; về Nhà nước, về xây
dựng đất nước… Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này,
tôi chỉ đề cập đến bản chất nhân văn trên một khía cạnh nhỏ,
trong các tư tưởng về kinh tế của Người.
Như đã nói ở trên, Hồ Chí Minh là một con người mà chủ
nghĩa nhân văn đã thấm nhuần vào mọi suy nghĩ cũng như hành
động. Trong các tư tưởng về kinh tế của người điều này cũng
không phải là ngoại lệ, chúng được thể hiện một cách rõ ràng
trong mục đích của đường lối phát triển kinh tế và các biện
pháp để phát triển kinh tế. Và trong thực tế các kết quả phát
triển kinh tế đạt được là một minh chứng mạnh mẽ, cụ thể cho
bản chất nhân văn trong tư tưởng kinh tế của Người.
1. Mục đích của đường lối phát triển kinh tế
Tính nhân văn trong tư tưởng về kinh tế của Hồ Chí Minh
thể hiện rõ nhất là ở trong mục đích của đường lối phát triển
kinh tế. Trong xã hội phong kiến, tư bản thì phát triển kinh tế
trước hết để phục vụ cho lợi Ých của giai cấp thống trị, bóc lột.
Khác với các xã hội này, toàn bộ quan tâm của Hồ Chí Minh về
kinh tế là lo làm sao cho nhân dân ta, cho mỗi người lao động
có được cuộc sống Êm no, hạnh phóc. Theo Người phát triển
kinh tế là phải phục vụ cho lợi Ých của quảng đại quần chúng
nhân dân, của toàn xã hội chứ không phải chỉ cho lợi Ých của
tầng líp giai cấp thống trị.

Trong tư tưởng về phát triển kinh tế của Người thì nâng
cao đời sống vật chất cho nhân dân luôn là mục tiêu trọng tâm
và cũng là mục tiêu cuối cùng. Nó không chỉ tồn tại trong mét
trong một thời kỳ mà là một mục tiêu dài hạn xuyên suốt trong
đường lối phát triển kinh tế xây dựng đất nước của dân téc ta.
Tuy nhiên, theo người thì tuỳ vào tình hình mỗi lúc mỗi nơi, tuỳ
theo điều kiện kinh tế chính trị cụ thể mà có những mục tiệu cụ
thể phù hợp.
Có thể thấy trong tư tưởng của người thì dù ở thời kỳ nào,
trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì quyền lợi, lợi Ých của nhân dân,
của người lao động, của cán bộ chiến sĩ vẫn luôn được quan
tâm chú ý. Trong thời kỳ tiến hành cuộc cách mạng Dân téc dân
chủ nhân dân, mặc dầu vấn đề độc lập dân téc là nhiệm vụ trực
tiếp quan trọng hàng đầu thì việc bảo đảm đời sống cho nhân
dân lao động, đặc biệt là bộ đội cũng vẫn luôn được quan tâm
chú ý. Vì theo Người muốn có kháng chiến thắng lợi thì chúng
ta phải sản xuất và bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân dân.
Thời kỳ cách mạng tháng Tám thành công, lần đầu tiên
chúng ta giành được độc lập tự do cho dân téc, hoà chung trong
niềm vui của cả dân tôc tuy nhiên Hồ Chí Minh cũng vẫn không
quên vấn đề bảo đảm đời sống cho nhân dân. Trong "Bài phát
biểu tại cuộc họp đầu tiên của uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến
quốc" ngày 10/01/1946 Người chỉ rõ: "Chúng ta đấu tranh được
tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập
cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập
khi mà dân được ăn no, mặc đủ." Và đến những năm 60 khi
nước ta bước vào thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, yêu
cầu về lợi Ých của nhân dân đã được đặt ra ở một mức độ mới,
cao hơn. Yêu cầu của người lúc này là: "Làm cho đới sống vật
chất ngày càng Êm no, đới sống tinh thần ngày càng tiến bộ."

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể nhìn nhận tính nhân
văn trong tư tưởng kinh tế của người ở một khía cạnh khác.
Xuất phát từ thực tế của nước ta có nền kinh tế đang trong tình
trạng hết sức lạc hậu, kém phát triển trong đó các yếu tố của xã
hội cũ và xã hội mới đan xen cùng tồn tại. Điều này thể hiện ra
trong xã hội ở sự chệnh lệch giàu nghèo trong xã hội. Vì vậy,
theo Người trong cùng một thời điểm thì đường lối chính sách
kinh tế áp dụng cho các tầng líp nhân dân khác nhau cũng phải
khác nhau. Điều này được nêu bật lên trong mục đích đường lối
chính sách kinh tế của Người là:
"Làm cho người nghèo đủ ăn
Người đủ ăn thì khá giàu
Người giàu thì giàu thêm"
Đây chính là tính nhân văn trong tư tưởng kinh tế của
Người khi mà các mục đích kinh tế là phù hợp với trình độ dân
trí, với điều kiện hiện có về đời sống của các tầng líp nhân dân.
Điều này sẽ bảo đảm quyền lợi phù hợp với từng giai cấp và
giải phóng sức sản xuất và bảo đảm sự phát triển tối đa cho các
cá nhân trong xã hội.
Nh vậy, có thể thấy tính nhân văn trong mục đích đường
lối chính sách kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự
phản ánh những nhu cầu và nguyện vọng về đới sống ngày càng
cao của nhân dân ta. Điều này được Người khái quát lại bằng
định nghĩa về chủ nghĩa xã hội rằng: "Chủ nghĩa xã hội là làm
sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy
được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ
ngơi…Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng,
tinh thần ngày càng tốt".
2. Những biện pháp để phát triển kinh tế
Trong các tư tưởng về kinh tế của Hồ Chí Minh thì vấn đề

biện pháp để phát triển kinh tế cũng chiếm một vị trí rất quan
trọng. Sinh thời Người hết sức quan tâm đến vấn đề này bởi
theo Hồ Chí Minh, nếu không đề ra được những biện pháp
đúng đắn phù hợp để phát triển kinh tế thì mục tiêu, kế hoạch
dù có tốt đẹp đến đâu cũng không thể trở thành hiện thực,
không thể di tới thành công. Ở đây, chúng ta cũng có thể thấy
chủ nghĩa nhân văn của Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ. Nó
thể hiện ở tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt, nhất quán của Người
khi đề ra biện pháp để phát triển kinh tế ở nước ta là làm sao để
có thể giải phóng tối đa lực lượng sản xuất, làm sao để phát huy
được mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước và con người Việt
Nam vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống, đồng thời tạo ra sức mạnh đưa cuộc kháng chiến đến
thắng lợi. Trong bài "động viên kinh tế", Người viết: "Cuộc
kháng chiến lâu dài của chúng ta được thắng lợi là do nơi chúng
ta động viên kinh tế được thành công, vì chúng ta có biết động
viên kinh tế một cách khôn khéo, thực lực của chúng ta mới
được đầy đủ và bền bỉ." Một điều rất dễ nhận thấy trong tư
tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh đó là yếu tố con người chiếm
một vị trí trung tâm trong các biện pháp kinh tế.
Trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế thì theo
Hồ Chí Minh, để có được một kế hoạch thiết thực, phù hợp phải
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đặc biệt là từ cơ sở, từ
đông đảo quần chúng nhân dân, phản ánh từ dưới lên. Người
chỉ rõ: "Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là một kế hoạch dân
chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên", "Thực hành
dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mợi khó
khăn. Trong mọi công việc, ngay từ khi lập kế hoạch và suốt cả
thời gian thực hiện, phải mạnh dạn phát động quần chúng, làm
cho mọi người thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể"

Cũng xuất phát từ mục đích phát triển đầy chất nhân văn
của mình, Hồ Chí Minh trong vấn đề ra sức xây dựng và phát
triển kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, yếu tố lợi Ých
con người mà cụ thể ở đây chính là việc nâng cao đời sống của
nhân dân lao động. Cùng với chủ trương phát triển kinh tế quốc
doanh, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng hợp tác xã
nhất là hợp tác xã nông nghiệp. Người coi đây là khâu chính để
phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân. Người chỉ
rõ: "Công việc làm ăn thì có nghề làm ruộng, nghề thủ công,
nghề buôn bán. Phải tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Tốt nhất là tổ
chức hợp tác xã, thì nghề nào cũng dễ tăng gia sản xuất." Theo
Hồ Chí Minh thì hợp tác xã phải chứng tỏ sự hơn hẳn về mọi
mặt so với làm ăn cá thể, riêng lẻ ở chỗ phải tạo ra năng suất,
hiệu quả chất lượng cao hơn, thu nhập của xã viên nhiều hơn,
đời sống vật chất tinh thần của xã viên ngày càng được nâng
cao.
Trong công tác khoa học kỹ thuật, còng nh việc phát động
thi đua lao động sản xuất thực hành tiết kiệm thì Người dặc biệt
chú trọng yếu tố con người. Theo Người phải tìm mọi cách cải
thiện kỹ thuật, giải phóng tối đa năng lực sản xuất của các cá
nhân tập thể từ đó nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo sự thành công trong
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Người nhấn mạnh:
"Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật
một cách có trọng điểm có từng bước vững chắc… Ra sức đào
tạo cán bộ khoa học và xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa
học cần thiết, kết hợp với việc phổ biến rộng rãi những hiểu
biết khoa học và kỹ thuật trong đông đảo quần chúng, thúc đẩy
phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh".
Một biện pháp khác để phát triển kinh tế nước ta theo Hồ

Chí Minh là phải chú trọng phát triển nông nghiệp. Theo Người
trong giai đoạn đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế nông
nghiệp có một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân. Căn cứ vào tình hình cụ
thể của đất nước ta lúc bấy giê vẫn là một nước nông nghiệp lạc
hậu kém phát triển với trên 90% dân số làm trong lĩnh vực nông
nghiệp. Chính vì vậy, biện pháp phát triển kinh tế chú trọng vào
phát triển nông nghiệp vừa mang tính khoa học khách quan phù
hợp với thực tế. lại vừa có thể ổn định được đời sống của đại bộ
phận nhân dân Việt Nam. Khi nông nghiệp phát triển nó lại tạo
điều kiện cung cấp thị trường nguyên liệu cho ngành công
nghiệp, tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công nghiệp
phát triển. Người chỉ rõ: "Muốn phát triển công nghiệp, phát
triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm
gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có
cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp
nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá
do công nghiệp làm ra." Điều này cũng thể hiện tính nhân văn
cao cả trong tư tưởng kinh tế của người.
Nhìn chung, trong các biện pháp phát triển kinh tế của
người yếu tố con người luôn luôn được chú trọng thể hiện chủ
yếu ở hai mặt: Một là, luôn chú trọng đến mặt xã hội trọng các
biện pháp kinh tế đó là việc cải thiện và nâng cao đời sống của
nhân dân. Hai là, Người chỉ ra rằng con người vẫn luôn là yếu
tố trung tâm của mọi biện pháp kinh tế, phải tìm mọi biện pháp
để khuyến khích, giải phóng và phát huy sức mạnh người lao
động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và sản xuất ra ngày
càng nhiều sản phẩm cho xã hội.
3. Tư tưởng về kinh tế của Hồ Chí Minh và việc vận
dụng vào trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta.

- Giai đoạn trước năm 1975
Trong giai đoạn trước năm 1975, nước ta ở trong tình
trạng chia cắt, miền Nam vẫn nằm dưới sự xâm lược của đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai đang tiến hành cuộc cách mạng dân
téc dân chủ nhân dân. Trong khi đó, miền Bắc đã giành được
độc lập, đang tiến hành hai nhiệm vụ lớn là xây dựng chủ nghĩa
xã hội và trở thành hậu phương lớn cung cấp sức người, sức của
cho miền Nam. Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này áp
dụng mô hình kinh tế thời chiến, tư tưởng kinh tế của Hồ Chí
Minh được thể hiện và vận dụng một cách hiệu quả với tư
tưởng "thực túc binh cường", nông nghiệp và các ngành công
nghiệp phục vụ những nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân
và bộ đội được tập trung phát triển, bước đầu bảo đảm khôi
phục kinh tế ở miền Bắc. Theo Người, bé đội có ăn no thì mới
đánh được giặc, nhân dân có no đủ thì mới có thể xây dựng
được chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ kinh tế bức thiết thời
kỳ này chính là bảo đảm về cơ bản vấn đề lương thực cho bộ
đội, nhân dân ta và tiến hầnh xây dựng dần dần cơ sở vật chất
cho chủ nghĩa xã hội. Người nói: "Mục đích của chúng ta là xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nâng cao không ngừng đời
sống nhân dân và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà. Hai
việc đó gắn liền với nhau. Nếu miền Bắc ngày càng vững mạnh,
đời sống đồng bào miền Bắc được cải thiện nhiều hơn nữa, mọi
người ăn no, mặc Êm, kết quả thực tế đó sẽ là một sức mạnh,
một tấm gương sáng cổ vũ đồng bào miền Nam đấu tranh
chống chế độ Mỹ - Diệm và thực hiện thống nhất nước nhà."
Về cơ bản, việc thực hiện theo các quan điểm kinh tế của Hồ
Chí Minh trong thời kỳ này đã đem lại những thành công to lớn
cho đất nước ta, miền Bắc đã khôi phục được kinh tế, đời sống
của nhân dân về cơ bản đã ổn định bất chấp sự tấn công phá

hoại của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Và việc kinh tế miền Bắc
được khôi phục đã trở thành tiền đề vững chắc bảo đảm cho
cuộc đầu tranh của nhân dân miền Nam giành thắng lợi, đưa
nước ta trở thành một nước hoàn toàn thống nhất, độc lập và tự
do.
- Thời kỳ 1975 - đầu năm 1986:
Đây là thời kỳ đầu khi miền Nam mới được giải phóng và
cả nước bắt tay tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, do chưa thấy hết
những khó khăn, phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến; chưa thấy
hết được quy mô của những đảo lộn kinh tế và xã hội sau một
cuộc chiến tranh lâu dài; thấy chưa hết những khó khăn, yếu
kém trong quản lý kinh tế xã hội, lại kết hợp với việc tiếp tục
duy trì mô hình kinh tế cộng sản thời chiến - mô hình kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp - đã trở nên lạc hậu đã làm cho nền
kinh tế của nước ta trở nền trì trệ. Bên cạnh đó với tư tưởng chủ
quan nóng vội muốn nhanh chóng đi lên chủ nghĩa xã hội, các
chủ trương chính sách cũng như các chỉ tiêu phát triển kinh tế
của Đảng ta đặt ra là quá lớn về quy mô, quá cao về tốc độ xa
rời thực tiễn. Quá tập trung vào phát triển công nghiệp nặng khi
chưa có đủ các tiền đề cần thiết, chưa coi trọng đúng mức việc
phát triển nông nghiệp, vội vã xoá bỏ các thành phần kinh tế
phi xã hội chủ nghĩa. Quá tập trung vào phát triển kinh tế trong
khi mặt xã hội của nó thì lại chưa được quan tâm đúng mức.
Các chính sách và hành động thời kỳ này đã xa rời khỏi những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, còng nh những tư
tưởng về kinh tế của Hồ Chí Minh. Những vấn đề cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế như coi trọng việc phát triển
nông nghiệp, phát triẻn kinh tế phải gắn với việc nâng cao đời

sống cho nhân dân, việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành
phần… đều không được quan tâm chú ý đúng mức, thậm chí là
xoá bỏ hẳn như các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa.
Hậu quả là nước ta đã trải qua một thời kỳ kinh tế trì trệ, khủng
hoảng kéo dài, đời sống nhân dân bị giảm sút nghiêm trọng.
- Thời kỳ từ năm 1986 trở lại đây:
Đại hội VI - 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn
trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Khi mà Đảng và
Nhà nước đã có những thay đổi mang tính bước ngoặt trong tư
duy phát triển kinh tế, nhiều chính sách, biện pháp kinh tế mới
được đưa ra để khác phục những khó khăn và hậu quả của giai
đoạn trước (đặc biệt là của thời kỳ 1980 - 1985), đưa nền kinh
tế nước ta quay trở lại với quỹ đạo phát triển. Trong thời kỳ này
nhiều tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà
nuớc ta vận dụng một cách triệt để vào phát triển kinh tế đất
nước như: tư tưởng về một nền kinh tế nhiều thành phần, xác
định cơ cấu ngành kinh tế - coi trọng và phát triển ngành công
nghiệp đúng mức -, xây đựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi
đôi với hợp tác quốc tế… Hơn nữa, vào ngày 31 - 07 - 2003, Bộ
giáo dục và đào tạo đã ra quyết định số 35 đưa môn học tư
tưởng Hồ Chí Minh (trong đó có chuyên đề tư tưởng Hồ Chí
Minh về kinh tế) vào giảng dạy chính thức trong các trường đại
học và cao đẳng trên toàn quốc.
Nhìn chung, thì những đổi mới trong tư duy, cách làm
trong phát triển kinh tế cũng như việc vận dụng thành công các
tư tưởng về kinh tế, trong đó có tư tưởng kinh tế của Hồ Chí
Minh đã đem lại cho nền kinh tế nước ta một diện mạo mới,
một sức sống mới cũng như một tương lai phát triển đầy hứa
hẹn ở phía trước.

×