Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.63 KB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI
SOẠN PHÂN MÔN TẬP VIẾT LỚP 2"
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất
là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ La Tinh và
những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học tập và giao tiếp. Với ý
nghĩa này, Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các
môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc
học Tiếng Việt trong nhà trường - kỹ năng viết chữ. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ
nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao
hơn. Viết xấu, chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.
Ngoài ra Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những
phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết
người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho
các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc
bài vở của mình”.
Bộ chữ hoa trong chương trình Tiểu học hiện hành bắt đầu thực hiện từ năm học
2002 - 2003, được ban hành theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ chữ này trông mềm mại, đẹp, đặc biệt tạo
nhiều thuận lợi cho việc liên kết với các con chữ khác. Chữ hoa theo mẫu hiện hành là
chữ hoa đẹp nhưng lại rất khó viết không những đối với học sinh mà còn cả đối với giáo
viên.
Từ năm học 2008 – 2009 Bộ GD&ĐT có chủ trương “Tin học hoá trường học”,
tức là áp dụng tin học vào trong công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh
trong nhà trường. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển
của đất nước, của thời đại.
Trường Tiểu học Hồng Sơn là một trong những trường đưa tin học vào giảng dạy
cho học sinh sớm nhất tỉnh. Thành tích của trường qua các kì thi Tin học trẻ không


chuyên cấp tỉnh tổ chức hàng năm rất cao. Từ năm học này nhà trường đã từng bước áp
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn học khác.
Năm học này với chủ đề được phát động là: “NĂM HỌC ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH. TRIỂN KHAI PHONG
TRÀO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”, tôi mạnh
dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc "Ứng dụng công nghệ thông tin
để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết lớp 2".
II. NỘI DUNG
A. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC TẬP VIẾT Ở TIỂU HỌC:
Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Tính chất thực hành có mục đích của
việc dạy học Tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở
trường Tiểu học.
Hiện nay, việc thiết kế bài soạn gần như 100% được soạn thảo trên máy, điều này
đảm bảo về tính thẩm mỹ cũng như chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên với những giáo
viên mới sử dụng máy tính thì việc tạo các bài soạn phân môn Tập viết sẽ gặp khó khăn
đó là: không có font chữ chuẩn như trong vở tập viết và nhiều người đã phải làm thủ công
(viết tay), hoặc là viết vào bài soạn bằng font chữ khác. Đối với bài giảng điện tử thì
nhiều người phải scan mẫu chữ, các dòng chữ mẫu trong vở Tập viết để trình chiếu. Điều
này khó đảm bảo tính chính xác cũng như thẩm mĩ của bài soạn.
Đối với hầu hết giáo viên Tiểu học, họ rất sợ khi dạy tiết Tập viết, đơn giản vì chữ
mẫu thì đẹp, mà chữ của giáo viên thì chưa đẹp, khi hướng dẫn các em Tập viết, buộc
phải viết lên dòng kẻ li của bảng nhiều người đã phải nhờ đồng nghiệp viết bằng bút chì
lên bảng, sau đó - khi hướng dẫn học sinh viết họ tô phấn theo những đường chì mờ đó.
Đứng trước thực trạng đó, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài
soạn giáo án điện tử phân môn Tập viết.
B. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI THIẾT KẾ BÀI SOẠN.
Font chữ Tiểu học hiện hành không phải cứ tải về máy là sử dụng được như các
font chữ khác. Để sử dụng được phải chuyển mã. Nếu như chỉ chọn font chữ,
không chuyển mã sẽ xảy ra hiện tượng dính chữ, mất nét của
các con chữ: nơi, chơi, học, mất nét ở chữ r

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn;
Ríu rít chim ca.
Năm học
*Sau đây là một số dòng tôi chuyển mã bằng offline.
Ríu ǟít εim ca.
Ở εŧ wΠ, εΠ εŧ bạn.
Chuyển mã kiểu 1:
Năm hnj:
Quýt làm, cam εịu.
Chuyển mã kiểu 2:
Wăm hnj
Zuýt làm, cam εịu.
Hiện nay trên trang Tapviet.tk có 2 cách chuyển mã: chuyển mã online (chuyển
mã trực tiếp khi kết nối mạng internet) và chuyển mã offline (chuyển mã khi không kết
nối mạng internet). Không phải lúc nào mạng internet cũng có thể truy cập được nên tôi
đã chọn cách chuyển mã offline cho thuận tiện.
1. Tải font chữ, file chuyển mã offline về máy:
a)Vào trang Tapviet.tk trên mạng internet, tải font HP001, giải nén, dán vào thư
mục C\Windows\Font.
b)Tải file chuyển mã offline về máy.
2. Làm việc với file văn bản:
a) Tạo văn bản mẫu:
Tạo văn bản bằng font: Times New Roman, bảng mã Unicode.
b) Bấm Save As xuất hiện hộp thoại (XHHT):
Ở mục Save as type : chọn Plain Text.
Ở mục File name thì đánh chuyenma.
Đặt File này ở thư mục: chuyenma
c) Bấm Save thì hiện ra bảng:
d) Tiếp tục bấm OK và XHHT bảng: "File conversion - chuyenma.txt"
Trong bảng này chọn Other encoding, sau đó chọn Unicode (UTF-8)

Ở ô Preview sẽ hiện ra văn bản mà mình cần chuyển. Chọn OK
Vào thư mục có chuyenma mà mình đã tải về.
Chạy chuyenma1 hoặc chuyenma2 thì sẽ hiện ra trang
chuyenma_xong.html
Trong trang chuyenma_xong.html sẽ là đoạn văn bản đã được
chuyển mã.
Sau khi chuyển mã màn hình hiển thị như sau:
* Nếu chạy chuyenma1 sẽ xuất hiện đoạn văn bản có chữ viết
hoa kiểu 1:
MΗİnƑ wĀ LJaσ làm
* Nếu chạy chuyenma2 sẽ xuất hiện đoạn văn bản có chữ viết
hoa kiểu 2
JΗİnƑ wĀ LJaσ làm
Chỉ cần copy/paste về là xong.
3. Thực tế với bài soạn file Word:
Đối với chương trình Tập viết lớp 2, một năm học 29 chữ
cái viết hoa kiểu 1 và 5 chữ cái viết hoa kiểu 2, tôi tạo 2 file văn
bản với font chữ Times New Roman viết các chữ hoa và câu
ứng dụng chứa chữ hoa trong bài, sau đó chuyển mã và chọn
font HP001 tôi có hệ thống các chữ hoa và câu ứng dụng theo
font Tiểu học hiện hành. Khi soạn bài phân môn Tập viết, tôi
copy và paste vào bài soạn tiết Tập viết là xong. Bài soạn đảm
bảo tính thẩm mĩ và tính chính xác của từng con chữ.
Chữ cái và câu ứng dụng theo tuần:
* Chữ hoa viết theo kiểu 1:
A Aζ em κuận hȉ
Ă Â Ăn εậm ηai kĩ
B Bạn χǩ ǧίm hĤ
C CȄia wgĠ sƕ λǽi
D Dân giàu wưϐ jạζ

Đ Đẹp LJrưŊƑ Α−p lġ
E Ê Ej ΐǘu LJrưŊƑ em
ύ Gģ ǧẁ‼ εunƑ LJaσ
ƿ Hai ǧΰΩƑ jŎ wắnƑ
I Íε wưϐ l◦ ηà
Ǎ τˉ vai sát cáζ
L Lá làζ đùm lá ǟáε
M MΗİnƑ wĀ LJaσ làm
N Nθĩ LJrưϐ wθĩ sau
O OwƑ baσ λΰĥ lưŖ.
Ô Ơ Ơw sâu wθĩa wặnƑ
P PhΪƑ cảζ hấp dẫn
Q Qρ hưΩƑ LJưΠ Α−p
R Ríu ǟít εim ca
S Sáo LJắm κì jưa
T TȆẳnƑ ηư ǟuŎ wgựa
U Ư ƯΧ câσ gâσ ǟừnƑ
V V_ΰĜ ǧίĒ bănƑ ǟừnƑ
X ǥίċ Έ˝o ját jái
Y όǘu luŚ Λ; lànƑ
* Chữ hoa viết theo kiểu 2:
F Fo lΗϛn ǟuųƑ cả
J Jắt sánƑ ηư sao
W WgưƟ LJa là hΞ đất
Z Zuân dân jŎ lŜƑ
f Ǧμİt Wam κân ΐǘu
Ǧμİt Wam, WguΏǜn ƌi ZuǬ, Hồ CȄí Jiζ
Để đảm bảo bài soạn thể hiện được như ở vở Tập viết lớp 2. tôi kẻ dòng kẻ ô li như
trong vở và chèn chữ vào. Ví dụ:
4. Đối với bài giảng điện tử:

Bài giảng điện tử cho học sinh thấy rõ từng nét bút mà giáo viên không cần phải
viết mẫu lên bảng lớp. Điều này giúp cho những giáo viên viết chữ chưa đẹp vững tâm
hơn khi dạy tiết tập viết. Khi thiết kế bài giảng tôi viết chữ cái viết hoa,
chèn khung, chọn màu cho chữ cái viết hoa và nét vẽ của khung chữ. Ví dụ khi dạy bài
CȄữ hΞ: M
M
M
MΗİnƑ wĀ LJaσ làm
Sau khi đã có chữ mẫu, tôi chọn hiệu ứng cho từng nét và lựa chọn cách xuất hiện.
Để tạo được đường cong mềm mại như nét viết của chữ, tôi rê chuột vẽ theo đường
cong, đồng thời bấm giữ phím alt. Khi trình chiếu bàn tay cầm bút sẽ chuyển động theo
từng nét vẽ, giáo viên không cần phải viết mẫu nữa.
Khi cho học sinh quan sát, nhận xét chữ mẫu, tôi yêu cầu học sinh nhớ lại xem chữ
hoa M có nét nào giống với chữ cái viết hoa ta đã được viết. Học sinh phát hiện ra nét 2
của chữ hoa A giống nét 4 của chữ hoa M, tôi cho xuất hiện cả 2 chữ, chọn hiệu ứng cho
nét 4 của chữ hoa M bay sang trùng khít lên nét 2 của chữ A:
Hoặc khi dạy bài CȄữ hΞ: F (kiểu 2), tôi cũng cho học sinh nhớ lại và so sánh chữ
hoa F với các chữ hoa đã viết. Học sinh phát hiện ra: Nét 1 cả chữ hoa F giống nét chữ
O. nét 2 của chữ F giống nét 2 của chữ hoa A (kiểu 1), tôi cho chữ hoa O bay sang trùng
khít với nét 1 chữ hoa F, tiếp tục cho nét 2 chữ hoa A bay sang trùng khít với nét 2 chữ
hoa F:
Khi thực hiện hướng dẫn viết câu ứng dụng tôi kẻ khung chữ và thực hiện chèn chữ
vào. Muốn có chữ cỡ vừa thì tôi chọn tăng cỡ chữ lên.
Soạn giảng bằng giáo án điện tử tiết học Tập viết khi thực hiện theo cách sử dụng
font chữ Tập viết hiện hành giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian và công sức rất
nhiều (không phải quét tranh chữ mẫu, câu ứng dụng; sử dụng được màu sắc sinh động).
Bản thân tôi đã thực hiện nhiều tiết dạy trình chiếu giáo án điện tử bằng chương trình
PowerPoint được Phòng Giáo dục và Đào tạo, các bạn đồng nghiệp dự giờ và đánh giá
cao, học sinh hứng thú học tập, trông chờ đến hôm có tiết Tập viết để được học trên "máy
chiếu".

Một điểm quan trọng không thể quên khi thiết kế xong bài giảng là: nhúng font
chữ để khi đưa sang máy khác in hoặc trình chiếu thì vẫn hiển thị được font chữ HP001
này mặc dù máy tính đó không cài font HP001. Thực hiện lệnh sau:
Tools\Options…, xuất hiện hộp thoại Options, chọn lớp Save.
Đánh dấu chọn vào mục Embed TrueType fonts, chọn thêm mục Embed characters in
use only để tiết kiệm dung lượng đĩa cần lưu. (như hình dưới đây):
III. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được.
Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, các thiết bị phục vụ cho việc
trình chiếu được mua sắm đồng bộ, phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy theo đúng yêu
cầu.
Nhà trường tạo điều kiện mở các lớp tập huấn (ngoài giờ) cho cán bộ, giáo viên về
việc sử dụng máy chiếu, máy scan, cách soạn giáo án bằng phần mềm PowerPoint ngay
tại trường.
Bên cạnh đó BGH nhà trường đã mở hội thảo cấp trường về việc áp dụng công
nghệ thông tin vào trường học dạy trình chiếu giáo án điện tử bằng chương trình
PowerPoint mời phòng GD&ĐT về dự giờ và được đánh giá cao.
Trải qua quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, bản thân tôi vừa làm
vừa học vừa rút kinh nghiệm, cho đến nay bản thân và đơn vị chúng tôi đạt được một số
kết quả khả quan sau:
+ Việc áp dụng giảng dạy bằng máy chiếu của bản thân tôi đã làm cho phong trào
giảng dạy bằng máy chiếu của nhà trường trở nên sôi nổi, tích cực hơn. Có nhiều giáo
viên đã mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khắc phục và vượt qua
được những khó khăn, trở ngại ban đầu. Đến nay đã có hầu hết các giáo viên ở các tổ
thực hiện dạy thực tập sư phạm bằng giảng dạy trình chiếu giáo án điện tử.
+ Đặc biệt, việc áp dụng dạy bằng trình chiếu làm cho học sinh vô cùng thích thú
học phân môn Tập viết, tình cảm thầy trò ngày càng trở nên thân thiện hơn. Tất cả các
học sinh được hỏi đều thích được học trên máy chiếu, thậm chí một số lớp giáo viên chưa
kịp áp dụng học sinh còn so bì, còn yêu cầu được học như thế làm cho phong trào học
tập của đơn vị sôi nổi hơn trước rất nhiều.

+ Chữ viết của học sinh có nhiều tiến bộ, các em viết đúng mẫu quy định, chữ viết
sạch đẹp, rõ ràng, thao tác viết chính xác, khoa học.
+ Phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ
dùng dạy học khác khó đạt được (so sánh các nét của chữ cái viết hoa, tạo hiệu ứng cho
nét chữ bay sang trùng khít với nét của chữ hoa khác).
+ Ngoài việc sử dụng trong trình chiếu giáo án điện tử phân môn Tập viết 2, khi sử
dụng font HP001 này chuyên môn trường tôi đã thiết kế bài kiểm tra định kì môn Tiếng
Việt cho học sinh lớp 1, ra đề thi viết chữ đẹp cho học sinh thi viết chữ đẹp cấp trường
đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ và chính xác.
2. Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả mà tôi đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi tự nhận thấy
rằng: để có việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong trường học, cũng như để
nâng cao chất lượng học tập của học sinh giáo viên cần phải thực hiện tốt những vấn đề
sau:
+ Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải hết lòng vì sự
nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu. Từ đó có ý thức học hỏi, tìm tòi các phương pháp,
biện pháp tối ưu, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tránh sự nhàm chán,
buồn tẻ cho học sinh.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức
độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm
mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý, không quá
nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó.
+ Không ngừng tìm tòi, học hỏi ở bạn bè, sách vở, mạng internet để trau dồi thêm
vốn hiểu biết của mình, nắm bắt được các thủ thuật tin học phục vụ cho công tác giảng
dạy.
+ Chuẩn bị các giải pháp phụ đề phòng khi mất điện, hay khi máy móc bị hư hỏng
bất ngờ mà không khắc phục được để có thể bảo đảm được tiết dạy cho đúng với chương
trình theo qui định chung.
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân tôi trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết lớp 2. Rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ

của bạn bè đồng nghiệp và Hội đồng khoa học ngành.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 30 tháng 3 năm 2010
Người viết
Phan Thị Hồng Nam

×