Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Câu hỏi ôn tập môn nghiệp vụ ngân hàng trung ương và hướng dẫn trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.58 KB, 71 trang )

Câu 1: Trình bày chức năng của NHTW 6
1.Phát hành tiền tệ 6
Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành
tiền tệ. Toàn bộ tiền mặt pháp định đều do NHTW phát hành theo chế độ độc quyền
phát hành tiền của nhà nước. tiền này có hiệu lực sử dụng bắt buộc trong toàn quốc như
là phương tiện trao đổi. vì tiền mặt được xem là loại tiền mạnh nhất trong hệ thống tiền
tệ, hơn nữa, thông qua nó tiền gửi có kì hạn và không kì hạn được hình thành. Cho nên,
hoạt động cung ứng tiền tệ của NHTW tác động một cách trực tiếp đến độ tăng, giảm
của tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng.6
2.Ngân hàng của các ngân hàng trung gian 6
Với vai trò là ngân hàng trung tâm của các ngân hàng trung gian và hệ thống tài chính
trong mỗi quốc gia, NHTW thực hiện một số công việc quan trọng cho các ngân hàng
trung gian, đó là: 6
- cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ cho các ngân hàng trung gian, đồng thời chế tài các
vụ vi phạm luật lệ ngân hàng 6
- có quyền quy định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng trung gian phải thi
hành 6
- tiến hành thanh tra, kiểm soát các ngân hàng trung gian nhằm giúp cho hệ thống ngân
hàng hoạt động lành mạnh, trên cơ sở đó, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và lợi ích
chung của nền kinh tế 6
- quản lý đối với toàn hệ thống, thí dụ tái cấp vốn, tái chiết khấu… ấn định các lãi suất,
lệ phí hoa hồng áp dụng cho các ngân hàng trung gian, quy định những thể lệ điều hành
các nghiệp vụ/// 6
- mở tài khoản giao dịch và tổ chức thanh toán bù trừ cho các ngân hàng trung gian 6
Là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng,
NHTW chịu trách nhiệm ban hành các hình thức thanh toán, các chế độ, quy trình kế
toán thanh toán cho toàn bộ hệ thống ngân hàng áp dụng. đồng thời, chính NHTW là
người tổ chức và chủ trì thanh toán cho các ngân hàng trung gian khi họ có các khoản
thanh toán lẫn nhau và cùng tìm đến NHTW để thực hiện việc thanh toán. Thanh toán
thông qua NHTW có thể được thực hiện bằng thanh toán từng lần hoặc thanh toán bù
trừ 7


1
- NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng trung gian dưới các hình thức: cho vay thế chấp
hay ứng trước; chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá 7
- cung cấp các thiết bị ngân hàng cho các ngân hàng trung gian 7
3. là ngân hàng của nhà nước: 7
Mặc dù NHTW có thể thuộc hoặc không thuộc sở hữu nhà nước nhưng NHTW phải
thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước. điều này thể hiện thông qua quyền của
nhà nước trong việc bổ nhiệm cơ quan lãnh đạo cao nhất của NHTW và các hoạt động
mà NHTW thực hiện cho chính phủ hoặc thay mặt nhà nước để thực hiện: 7
- NHTW thay mặt nhà nước để quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại
hối và hoạt động ngân hàng 7
- NHTW đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế 7
- NHTW mở tài khoản và đại lý tài chính cho chính phủ 7
- NHTW thanh toán cho kho bạc nhà nước 7
- thay mặt nhà nước quản lý nhà nước các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại
hối và ngân hàng 7
- thực hiện tư vấn cho chính phủ về các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ 7
- thực hiện quản lý dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý 7
- thực hiện tạm ứng cho ngân sách nhà nước trong những trường hợp cần thiết 7
Liên hệ thực tiễn việt nam 7
Ngân hàng nhà nước việt nam thực sự đóng vai trò là ngân hàng thương mại từ năm
1968 và nhất là từ khi có pháp lệnh ngân hàng 1990. đã thực hiện các chức năng: 7
- phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ trong cả nước 8
- là ngân hàng của các ngân hàng Việt Nam 8
- là ngân hàng của nhà nước 8
Tồn tại: 8
Hoạt động điều hành và quản lý lưu thông tiền tệ chưa có quy chế thống nhất và hoàn
chỉnh nên chưa thật sự chủ động và hiệu quả 8
Bị lệ thuộc nặng nề vào chính phủ 8
2

Quản lý đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tiền tệ khác chưa
theo quy định thống nhất( lúc lỏng, lúc chặt) gây khó khăn cho hoạt động của các tổ
chức này 8
Mối quan hệ giữa ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại chưa rõ ràng, mức
độ can thiệp lại quá sâu, bản chất hệ thống một cấp 8
- giải pháp khắc phục : 8
Xây dựng quy chế hoạt động nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa: ngân hàng trung ương
và chính phủ. Ngân hàng trung ương và bộ tài chính, ngân hàng trung ương với các
ngân hàng thương mại 8
Củng cố vị trí tài chính của ngân hàng trung ương 8
Xây dựng quy chế điều tiết lưu thông tiền tệ, tỷ giá, hoạt động của các ngân hàng
thương mại, các tổ chức kinh doanh tiền tệ và tài chính và với thị trường tài chính nói
chung, kể cả chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc v.v 8
Cơ cấu lại hoạt động các vụ chức năng 8
Câu 2. Anh (Chị) trình bày nội dung và ý nghĩa của Bảng Tổng kết tài sản tổng hợp và
Bảng cân đối tiền tệ của NHTW 8
Câu 3: Anh chị hãy trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam 11
Câu 4 Anh (Chị) hãy phân tích những đặc trưng của CSTT? Mối quan hệ giữa CSTT và
các CS kinh tế khác 13
Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích các mục tiêu của CSTT? Liên hệ với mục tiêu của
CSTT ở Việt Nam hiện nay 14
Câu 6: Trình bày các mục tiêu điều hành CSTT của NHTW? Liên hệ với mục tiêu của
CSTT ở VN hiện nay 17
Câu 7: Anh (Chị) trình bày nội dung cơ bản của CSTT? Liên hệ với thực tế nội dung
CSTT của NHNN VN 18
Câu 8: Trình bày các công cụ của CSTT 21
Câu 9. Anh (Chị) trình bày các nguyên tắc phát hành tiền và các kênh phát hành tiền của
NHTW? ? Liên hệ với thực tế phát hành tiền của NHNN VN 23
Câu 10: Anh chị hãy trình bày cơ sở phát hành tiền của NHNNVN 24
Câu 11.Trình bày NV phát hành và điều hòa tiền mặt của NHNN VN 25

Câu 12 trinh bày các phương thức trong nghiệp vụ thị trường mở 26
3
Tổng số 28
Câu 13: Hình thức giao dịch trong nghiệp vụ thị trương mở, lien hệ? 29
Câu 14 :Anh (Chị) hãy trình bày về các hàng hóa trong nghiệp vụ TTM? Liên hệ với
thực tế nghiệp vụ TTM ở Việt Nam 32
Câu 15: Trình bày về các chủ thể tham gia OMO. Liên hệ Việt Nam: 34
Câu 16: Trình bày quy trình nghiệp vụ TTM của NHNN Việt Nam? 35
Câu 17.Nguyên tắc ung ứng tín dụng của NHTW Việt Nam? 38
Câu 18: Anh (Chị) hãy trình bày các nghiệp vụ tín dụng của NHTW ? 39
Câu 19: Anh (Chị) hãy trình bày các nghiệp vụ tín dụng của NHTW đối với các TCTD?
( cần nêu rõ điều kiện, phương thức thực hiện nghiệp vụ đó) 40
Câu 20. : Anh (Chị) hãy cho biết mục đích dự trữ ngoại hối của NHTW? Liên hệ với
thực tế ở VN? 42
Câu 21:Anh (Chị) hãy cho biết hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW gồm gì? Liên hệ
với thực tế ở VN? T215 43
Câu 22: trình bày hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng trung ương. Thực tế
Việt Nam 44
Câu 23: Anh (Chị) hãy trình bày hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại hối của NHNN
VN? 49
Câu 25: Anh (Chị) hãy trình bày mục đích và nội dung của hoạt động thanh tra 54
Câu 26: Anh (Chị) cho biết đối tượng thanh tra của NHNN VN là gì? Nêu VD minh
họa? 55
Câu 28: Anh (Chị) hãy cho biết các phương thức thanh tra? Nêu ró phương thức TTr tại
chỗ? Liên hệ với thực tế ở VN? 60
Câu 30: Ưu nhược Lãi suất thỏa thuận, thực trạng 61
Câu 31: ưu nhược.lãi suất cơ bản, thực trạng 62
Câu 32: Thực trạng chính sách tỷ giá 3 năm gần đây 65
Câu 33: Chính sách tiền tệ 3 năm gần đây 66
Nghiệp vụ thị trường mở 66

Chính sách tái chiết khấu 68
4
Dự trữ bắt buộc 69
d. Chính sách quản lý ngoại hối 70
5
Câu 1: Trình bày chức năng của NHTW
1.Phát hành tiền tệ
Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành
tiền tệ. Toàn bộ tiền mặt pháp định đều do NHTW phát hành theo chế độ độc quyền
phát hành tiền của nhà nước. tiền này có hiệu lực sử dụng bắt buộc trong toàn quốc như
là phương tiện trao đổi. vì tiền mặt được xem là loại tiền mạnh nhất trong hệ thống tiền
tệ, hơn nữa, thông qua nó tiền gửi có kì hạn và không kì hạn được hình thành. Cho nên,
hoạt động cung ứng tiền tệ của NHTW tác động một cách trực tiếp đến độ tăng, giảm
của tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng.
2.Ngân hàng của các ngân hàng trung gian
Với vai trò là ngân hàng trung tâm của các ngân hàng trung gian và hệ thống tài chính
trong mỗi quốc gia, NHTW thực hiện một số công việc quan trọng cho các ngân hàng
trung gian, đó là:
- cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ cho các ngân hàng trung gian, đồng thời chế tài các
vụ vi phạm luật lệ ngân hàng.
- có quyền quy định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng trung gian phải
thi hành.
- tiến hành thanh tra, kiểm soát các ngân hàng trung gian nhằm giúp cho hệ thống
ngân hàng hoạt động lành mạnh, trên cơ sở đó, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và
lợi ích chung của nền kinh tế.
- quản lý đối với toàn hệ thống, thí dụ tái cấp vốn, tái chiết khấu… ấn định các lãi
suất, lệ phí hoa hồng áp dụng cho các ngân hàng trung gian, quy định những thể lệ điều
hành các nghiệp vụ///
- mở tài khoản giao dịch và tổ chức thanh toán bù trừ cho các ngân hàng trung gian.
6

Là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng,
NHTW chịu trách nhiệm ban hành các hình thức thanh toán, các chế độ, quy trình kế
toán thanh toán cho toàn bộ hệ thống ngân hàng áp dụng. đồng thời, chính NHTW là
người tổ chức và chủ trì thanh toán cho các ngân hàng trung gian khi họ có các khoản
thanh toán lẫn nhau và cùng tìm đến NHTW để thực hiện việc thanh toán. Thanh toán
thông qua NHTW có thể được thực hiện bằng thanh toán từng lần hoặc thanh toán bù
trừ.
- NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng trung gian dưới các hình thức: cho vay thế
chấp hay ứng trước; chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá.
- cung cấp các thiết bị ngân hàng cho các ngân hàng trung gian.
3. là ngân hàng của nhà nước:
Mặc dù NHTW có thể thuộc hoặc không thuộc sở hữu nhà nước nhưng NHTW phải
thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước. điều này thể hiện thông qua quyền của
nhà nước trong việc bổ nhiệm cơ quan lãnh đạo cao nhất của NHTW và các hoạt động
mà NHTW thực hiện cho chính phủ hoặc thay mặt nhà nước để thực hiện:
- NHTW thay mặt nhà nước để quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại
hối và hoạt động ngân hàng.
- NHTW đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế
- NHTW mở tài khoản và đại lý tài chính cho chính phủ
- NHTW thanh toán cho kho bạc nhà nước
- thay mặt nhà nước quản lý nhà nước các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại
hối và ngân hàng.
- thực hiện tư vấn cho chính phủ về các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ
- thực hiện quản lý dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- thực hiện tạm ứng cho ngân sách nhà nước trong những trường hợp cần thiết.
Liên hệ thực tiễn việt nam
Ngân hàng nhà nước việt nam thực sự đóng vai trò là ngân hàng thương mại từ năm
1968 và nhất là từ khi có pháp lệnh ngân hàng 1990. đã thực hiện các chức năng:
7
- phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ trong cả nước

- là ngân hàng của các ngân hàng Việt Nam
- là ngân hàng của nhà nước
Tồn tại:
Hoạt động điều hành và quản lý lưu thông tiền tệ chưa có quy chế thống nhất và hoàn
chỉnh nên chưa thật sự chủ động và hiệu quả
Bị lệ thuộc nặng nề vào chính phủ
Quản lý đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tiền tệ khác chưa
theo quy định thống nhất( lúc lỏng, lúc chặt) gây khó khăn cho hoạt động của các tổ
chức này
Mối quan hệ giữa ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại chưa rõ ràng, mức
độ can thiệp lại quá sâu, bản chất hệ thống một cấp.
- giải pháp khắc phục :
Xây dựng quy chế hoạt động nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa: ngân hàng trung ương
và chính phủ. Ngân hàng trung ương và bộ tài chính, ngân hàng trung ương với các
ngân hàng thương mại.
Củng cố vị trí tài chính của ngân hàng trung ương
Xây dựng quy chế điều tiết lưu thông tiền tệ, tỷ giá, hoạt động của các ngân hàng
thương mại, các tổ chức kinh doanh tiền tệ và tài chính và với thị trường tài chính nói
chung, kể cả chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc v.v
Cơ cấu lại hoạt động các vụ chức năng.
Câu 2. Anh (Chị) trình bày nội dung và ý nghĩa của Bảng Tổng kết tài sản tổng
hợp và Bảng cân đối tiền tệ của NHTW
NHTW
* Bảng tổng kết tài sản tổng hợp
Nội dung: Bảng tk ts tổng hợp gồm tài sản có và tài sản nợ
a) tài sản nợ
+ tiền mặt đang lưu hành: là tổng số lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế
8
+ tiền dự trữ: gồm tiền mặt tại quỹ của các ngân hàng tm cộng với những khoản tiền gửi
của NHTM tại NHTW

+ tiền gửi của kho bạc: khoản tiền kho bạc gửi tại NHTW
+ tiền gửi nc ngoài và các khoản tiền gửi khác: khoản tiền gửi tại NHTW của chính phủ
các nc, NHTW các nc, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
+ tiền mặt trả sau: phát sinh trong quá trình thanh toán séc của nhtw
+ tài sản nợ khác: bao gồm tất cả những ts nợ của NHTW còn lại ko gồm trong bất kì
mục nào của bảng tổng kết ts
b) Tài sản có
+ chứng khoán: gồm những chứng khoán mà nhtw đang nắm giữ
+ cho vay: khoản tiền mà NHTW đang cho các ngân hàng trung gian và chính phủ vay
+ vàng và tài khoản SDR: SDR là quyền rút vốn đặc biệt do quỹ tiền tệ quốc tế phát
hành cho các chính phủ để thanh toán các hoản nợ quốc tế và thay thế vàng trong các
giao dịch quốc tế
+ tiền đúc của kho bạc: là những đồng tiền đuc do kho bạc phát hành mà NHTW đang
nắm giữ
+ Tiền mặt trong quá trình thu: khoản mục này phát từ quá trình thanh toán séc của
NHTW
+ tài sản có khác: bao gồm tiền gửi của NHTW và các trái phiếu ghi bằng ngoại tệ cũng
như các tài sản bằng hiện vật
Ý Nghĩa: Cho biết tình hình tài sản của NHTW tại thời điểm lập bảng tổng kết tài sản
tổng hợp
*Bảng cân đối tiền tệ của NHTW:
Nội dung: Bảng cân đối tiền tệ của NHTW đc xây dựng trên cơ sở phân tổ các tài khoản
trên bảng cân đối kế toán của các đơn vị thuộc NHTW theo phương pháp thống kê tiền
tệ, do quỹ tiền tệ quốc tế nghiên cứu và thiết kế. Bảng gồm tài sản có và tài sản nợ
a) tài sản nợ:
9
+ tiền dự trữ: khoản mục này gồm tổng lượng tiền mặt trong lưu thông và các kkhoarn
tiền gửi của các tổ chức tài chính trung gian tại NHTW
+ Tài sản nợ nc ngoài: khoản mục này thể hiện các luồng giao dịch tài chính giữa
NHTW với những người ko cư trú và bao gồm : tiền gửi của chính phủ các nc, các

NHTW và các ngân hàng nc ngoài, các tc tài chính quốc tế và nc ngoài khác; tiền gửi
của các tổ chức và cá nhân ko cư trú; các chứng khoán và giấy tờ có giá khác đc phát
hành cho các tổ chức và cá nhân ko cư trú; các khoản vay nc ngoài; các khoản nợ khác
đối với những người ko cư trú
+ tiền gửi của chính phủ: khoản mục này phản ánh số tiền NHTW đang nợ chính phủ
gồm: tiền gửi của kho bạc nhà nc; các khoản nợ khác
+ Vốn và các quỹ: gồm toàn bộ vốn và các quỹ của NHTW
+ tài sản nợ khác: gồm các tài khoản phản ánh các khoản phải trả và các tài sản. Nợ
khác ko đc phân bổ và các tài sản nợ trên.
b) tài sản có:
+ tài sản có nc ngoài: đây là căn cứ để xác định dự trữ ngoại hối nhà nc do NHTW nắm
giữ,chỉ tiêu này bao gồm: các tài sản có dự trữ do NHTW nắm giữ; các công cụ tài
chính bằng nội tệ hoặc ngoại tệ đc sử dụng giao dịch với những người ko cư trú
+ Cho chính phủ vay: khoản mục này thể hiện các giao dịch tài chính giữa NHTW với
chính phủ hay các khoản nợ của chính phủ đối với NHTW, bao gồm: trái phiếu chính
phủ do NHTW nắm giữ; các khoản chính phủ còn nợ NHTW; số vốn NHTW thay mặt
chính phủ kí vay ngân hàng nc ngoài hoặc các tổ chức quốc tế và đc chuyển cho kho
bạc nhà nc quản lý;
+ cho các tổ chức tín dụng vay: khoản mục này thể hiện các luồng giao dịch tài chính
giữa NHTW với các tổ chức tín dụng, bao gồm các khoản tín dụng mà NHTW cấp cho
các tổ chức này, hoặc thực hiện mục tiêu chính sách kinh tế, tiền tệ quốc gia trong từng
thời kì. Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với NHTW trong việc phân tích đánh giá
để thực thi chính sách tiền tệ
+ tài sản có khác: gồm các tài sản có phi tài chính và các khoản phải thu
10
*Ý nghĩa:
- cho biết khối lượng tiền dự trữ của NHTW tại một thời điểm nhất định ( bao gồm toàn
bộ số tiền mà dân chúng, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng nắm giữ dưới dạng tiền
mặt và số tiền tổ chức tín dụng đang gửi tại NHTW).
- là căn cứ để xác định dự trữ ngoại hối nhà nc do NHTW đang quản lý tại một thời

điểm nhất dịnh, là một chỉ tiêu quan trọng để lập cán cân thanh toán quốc tế. Cho biết
luồng luân chuyển vốn giữa NHTW với các khu vực trong nc và ngoài nc.
Câu 3: Anh chị hãy trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; dự thảo nghị định của Chính phủ theo
chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được
phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm
năm, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án,
công trình quan trọng thuộc lĩnh vực ngân hàng; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn
bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định
của pháp luật.
- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà
nước
- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử
dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân
hàng và các tổ chức tín dụng.
11
- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường
hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng
của các tổ chức khác; quyết định giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động
của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Kiểm soát dự trữ quốc gia , quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
- Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:

+ Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi,
thay thế và tiêu hủy tiền;
+ Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho
nền kinh tế;
+ Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
+ Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động
thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích,
mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt;
+ Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
+ Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ
chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam;
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định
của pháp luật.
- Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định
của pháp luật
12
Câu 4 Anh (Chị) hãy phân tích những đặc trưng của CSTT? Mối quan hệ giữa
CSTT và các CS kinh tế khác
Khái niệm:
CSTT theo nghĩa rộng là cs điều hành toàn bộ khối lượng tiền trong nền kinh tế nhằm
phân bổ 1 cách hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu tăng
trưởng, cân đối kinh tế, trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.
CSTT theo nghĩa hẹp là cs đảm bảo sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong 1
năm tương ứng vs mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát (nếu có) nhằm ổn định giá

trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Đặc trưng:
- CSTT là 1 bộ phận hữu cơ cấu thành cs tài chính quốc gia.
Mức độ tiền tệ hóa cao hay thấp của 1 nền kinh tế phản ánh trình độ phát triển của nước
ấy. CSTT luôn được coi là có vị trí trung tâm trong cs Tài chính quốc gia, gắn kết các
chính sách khác lại vs nhau. Với CS tài chính quốc gia, bên cạnh CSTT, còn bao gồm cs
Ngân sách, cs TCDN, cs Kinh tế đối ngoại, cs Thu nhập
- CSTT là công cụ thuộc tầm vĩ mô
Để thực hiện các mục tiêu vĩ mô, chính phủ sử dụng 1 hệ thống các công cụ. CSTT
được sử dụng để làm thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, từ đó tác động đến
lãi suất, ảnh hưởng đến đầu tư, ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Do vậy
CSTT là cs thuộc tầm vĩ mô.
- NHTW là người đề ra và thực hiện CSTT
Do CSTT hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng nên chủ thể nào thực hiện chức
năng phát hành tiền và điều hòa lưu thông tiền tệ thì chính chủ thể đó phải trực tiếp vạch
ra và thực thi CSTT. Ở VN, thẩm quyền quyết định CSTT thuộc về Quốc Hội, nhưng
NHNN có trách nhiệm xây dựng dự án CSTT quốc gia để chính phủ xem xét trình quốc
hội và là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện dự án CSTT sau khi đã được phê duyệt.
- Mục tiêu tổng quát của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần thực hiện 1 số
mục tiêu kinh tế vĩ mô khác
13
Ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu trọng tâm và dài hạn của CSTT. Có ổn định được
tiền tệ thì mới khuyến khích tiết kiệm, có tiết kiệm mới có đầu tư, và có đầu tư mới có
tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp.
Mối quan hệ giữa CSTT và các CS kinh tế khác
Thực chất nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệ, trong đó ổn định và tăng trưởng
là 2 mục tiêu quyện chặt với nhau, là tiền đề của nhau. 3 luận đề cơ bản đối vs 1 nền
kinh tế:
K thể có tăng trưởng kinh tế nếu k có đầu tư
K thể có đầu tư nếu k có tiết kiệm

K thể có tiết kiệm nế thiếu sự ổn định giá cả, ổn định tiền tệ.
Để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Cphu thường sử dụng nhiều công cụ trong đó
có 4 chính sách kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
CS tài khóa: hướng tới cân bằng ngân sách, xây dựng cs thuế hiệu quả công bằng
CSTT: kiểm soát lượng tiền cung ứng
CS kinh tế đối ngoại: cs thương mại quốc tế và tỷ giá hối đoái
CS thu nhập: tiền lương và thu nhập gắn chặt vs trách nhiệm và mức cống hiến.
Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích các mục tiêu của CSTT? Liên hệ với mục tiêu của
CSTT ở Việt Nam hiện nay
Phân tích mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Liên hệ Vn
Mục tiêu cuối cùng bao gồm: (4)
- ổn định giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng giá cả trung bình của hàng hóa theo thời gian. Lạm phát
tác động đến nền kt-xh theo 2 hướng tích cực và tiêu cực:
+ Khi lạm phát tăng, nó làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế; làm phân phối lại thu
nhập; kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc gây tình trạng
khan hiêm giả tạo; giảm sức mua thực tế của dân chúng về hàng hóa tiêu dùng. Do đó
đời sống người lao động sẽ khó khăn hơn; gây khó khăn cho hoạt động của NH vì NH
sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi cho hoặt động của mình.
14
+ Tuy nhiên một tỷ lệ lạm phát vừa phải lại là yếu tố để kích thích kinh tế tăng
trưởng. Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết.
Do vậy cần chấp nhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết
sách kiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó.
- ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái
Một sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến hoạt động kinh tế trong
nước, đặc biệt là XNK. Một tỷ giá hối đoái quá thấp ( đồng bản tệ tăng giá so với đồng
ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, bất lợi cho XK, điều này có thể khiến
cho khối lượng dự trữ ngoại hối bị xói mòn.

Một tỷ giá hối đoái cao có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, bất lợi cho nhập
khẩu. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho hàng XK nhưng lại khó khăn cho
các DN sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu NK, nhập khẩu công nghệ
Vì vậy cần giữ cho tỷ giá hối đoái không biến động lớn, tránh gây sự bất ổn định
trong nền kinh tế, vừa nhằm khuyến khích XK, vừa kiểm soát nhập khẩu.
- tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu vĩ mô của bất cứ một quốc gia
nào. Mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng dự kiến phù hợp với điều kiện nội
tại của nền kinh tế. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại là thấp hay cao để sự
điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ hướng vào khuyến khích hay kìm hãm tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
Để khuyến khích tăng trưởng kinh tế, NHTW sẽ thực hiện CSTT mở rộng tức là
tăng khối lượng tiền tệ nhằm làm giảm lãi suất, kích thích đầu tư, mở rộng sx, tăng
GDP. Mặt khác, tăng khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu, tăng sức mua hh trên thị
trường, hàng hóa tồn đọng của DN tiêu thụ dc, là tiền đề cho DN gia tăng sx dẫn đến
GDP tăng.
Để kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHTW sẽ thực hiện CSTT thắt chặt, làm
giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông, lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư
15
trở nên đắt hơn. Đầu tư giảm khiến GPD giảm. Mặt khác khi giảm khối lượng tiền tệ sẽ
làm giảm tổng cầu, giảm sức mua, tăng hàng hóa tồn đọng của DN, DN sẽ ko có dk để
mở rộng sx, GDP giảm.
- tạo việc làm, giảm thất nghiệp
Nơi nào sức lao động là hàng hóa thì nơi đó thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Để
đath mục tiêu giảm thất nghiệp, CSTT hướng vào khuyến khích đầu tư, gia tăng sx, tạo
việc làm. Mặt khác, khi các hoạt động kinh tế được mở rộng sẽ có tác dụng chống suy
thoái, nhất là suy thoái chu kỳ, để đạt được mức tăng trưởng ổn định, góp phần ổn định
cs cho người dân và tạo thêm việc làm mới.
Liên hệ mục tiêu CSTT của VN hiện nay - kiềm chế lạm phát
Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009), tăng trưởng GDP

của Việt Nam đã được đẩy nhanh trong năm 2010 .Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 của
Việt Nam cũng đã tăng cao lên mức hai con sốNhững tháng đầu năm 2011 chỉ số giá
tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát
trong năm dưới mức hai con số. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ
mô, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, một
trong 6 biện pháp đó là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Qua đó Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng, và tăng trưởng
nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu
cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng; các
tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất
như bất động sản và chứng khoán. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào
không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ
bắt buộc. Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ; giới hạn việc
nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính
quyết liệt của SBV đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ
và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND.Từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục giữ
16
ổn định mức trần lãi suất huy động vốn bằng VND 14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ
chức tín dụng (TCTD) đưa mặt bằng lãi suất cho vay về biên độ 17-19% đối với lĩnh
vực sản xuất kinh doanh thông thường; giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ của các
TCTD đối với khách hàng là tổ chức và dân cư. Sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ
theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn. NHNN sẽ điều hành tỷ giá theo hướng ổn
định. Đối với thị trường vàng, NHNN sẽ điều hành theo mục tiêu bình ổn giá vàng trong
nước diễn biến phù hợp với giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá.
Câu 6: Trình bày các mục tiêu điều hành CSTT của NHTW? Liên hệ với mục tiêu
của CSTT ở VN hiện nay.
Trả lời: Mục tiêu điều hành là các biến số tiền tệ có tác động mạnh theo 1 chiều
nhất định đến mục tiêu cuối cùng của CSTT (ổn định gt đồng tiền, tăng trg KT, việc
làm, tỷ lệ lạm phát)

A - Mục tiêu trung gian: là biến số tiền tệ có tác động trực tiếp đến mục tiêu cuối
cùng của CSTT, và chịu tác động gián tiếp bởi sụ can thiệp tiền tệ của NHTW, mạnh
nhất là khi NHTƯ thay đổi mục tiêu hoạt động. Các biến số tiền tề thg đc lựa chọn làm
mục tiêu trung gian là các khối tiền M1, M2, M3 hoặc ls ngân hàng.
*Các tiêu chuản để lựa chọn mục tiêu trung gian
+ Có thể đo lường đc: Việc đo nhanh và đúng 1 biến số của chỉ tiêu trung gian là cần
thiết bởi chỉ tiêu trung gian chỉ có ích nếu nó báo hiệu nhanh hơn là mục tiêu khi chính
sách đi chệch hướng. VD: tổng lượng tiền tệ hoặc lãi suất có thể đo lường nhanh chóng
và chính xác hơn GNP nên thích hợp để làm mục tiêu trung gian hơn.
+ Có thể kiểm soát được: NHTW phải có khả năng kiểm soát thực sự 1 biến số, nếu
biến số đó họat động như một chỉ tiêu hữu ích. Nếu NHTW ko kiểm soát đc 1 chỉ tiêu
trung gian, trong khi biết rằng chỉ tiêu mục tiêu bị chệch hướng thì NHTW cũng ko làm
gì đc, bởi vì NHTW ko có cách nào để đưa nó trở lại đúng quỹ đạo. VD: NHTW có rất
ít khả năng kiểm soát trực tiếp GNP danh nghĩa cho nên GNP dn ko giúp nhiều cho
NHTW có hướng đi để ấn định các công cụ chính sách tiền tệ của mình phải như thế
nào. NHTW kiểm soát đc lượng tiền tệ và ls đc nhiều hơn.
17
+ Khả năng tác động tính trc đc đối với mục tiêu: một đặc tình mà một biến số cần phải
có để làm 1 chỉ tiêu trung gian hữu ích là nó phải có 1 ảnh hưởng đoán trc đc đối với
mục tiêu. Do khả năng ảnh hưởng đến các mục tiêu là rất quan trọng đối với tính hữu
ích của biến số chỉ tiêu trung gian, nên mối quan hệ cung ứng tiền tệ và lãi suất với mục
tiêu cuối cùng là 1 vấn để tranh luận rất nhiều
B - Mục tiêu hoạt động: mục tiêu hoạt động đc hiểu là các biến số tiền tệ mà
NHTW có thể tác động trực tiếp làm thay đổi mục tiêu trung gian và qua thay đổi biên
số này, NHTW điều chình đc xu hướng diễn biến của thị trườgn tiền tệ. Mỗi quốc gia
khác nhau sự lựa chọn mục tiêu hoạt động sẽ khác nhau: Mỹ chọn MB, Nhật là ls thị
trườgn liên NH. Việc lựu chọn mục tiêu hoạt động đc dựa trên cùng 1 tiêu chuẩn như đã
dùng để đánh giá mục tiêu trung gian.
C - Liên hệ VN: Ở VN hiện nay, có các biến số M1, M2 và D. Ls ngắn hạn trên
thị trg tiền tệ và tỷ giá cũng đc xem là chỉ tiêu trung gian. Tuy nhiên, khi xem mức độ

nhạy cảm bởi tác động của mục tiêu hđ thì M2 có độ nhạy cảm cao nhất. Vì vậy, với
NHNN VN M2 vẫn đc chọn là mục tiêu trung gian cho điều hành tiền tệ. Đối với mục
tiêu hoạt động, NHNN VN chọn là dự trữ của NHTM, tức là biến số MB, vì sự thay đổi
của MB có tác động trực tiếp đến cung tiền
Câu 7: Anh (Chị) trình bày nội dung cơ bản của CSTT? Liên hệ với thực tế nội
dung CSTT của NHNN VN .
A, Các nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ:
1. Kiểm soát cung ứng tiền tệ và điều hòa lưu thông tiền tệ: khống chế khối lượng
tiền tệ cung ứng trong một thời kì nhất định phải cân đối với mức tăng tổng sản phẩm
quốc dân danh nghiệp và vòng quay tiền tệ trong thời kì đó, theo dõi diễn biến của tỷ giá
hối đoái, giá cả, hoạt động kinh tế … để điều chỉnh cung ứng tiền kịp thời.
Kct= H/V
( Kct: lg tiền cần thiết cho lưu thông, H: tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông, V: tốc độ
lưu thông trung bình của tiền tệ)
2. Kiểm soát hoạt động tín dụng thông quá các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ tối
thiểu bắt buộc, Nvu thị trường mở…, từ khốn lượng tiền tệ có thể cung ứng thêm cho
18
nền kte, NHTW sẽ giành chủ yếu cho hd tín dụng ngắn hạn phù hợp mức tăng trưởng,
có tính lạm phát. Hoạt động này chỉ xuất hiện khi nền kinh tế thực sự có nhu cầu .
NHTW luôn đóng vai trò là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với hệ thống các
NHTM, nhằm kiểm soát chất lượng và số lượng tín dụng,…
3. Kiểm soát ngoại hối:
Ngoại hối bao gồm ngoại tệ mạnh, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá bằng
ngoại tệ và các công cụ tiền tệ khác
Để ổn định giá trị đối ngoại của đồng bản tệ, NHTW thực hiện giao dịch về tài chính-
tiền tệ, và chính sách để tác động tới khối lượng tiền tệ ở các phương diện sau:
- Xây dựng , quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia đảm bảo khả năng thanh toán
-Lập và theo dõi diễn biến cán cân Thanh toán quốc tế
- thực hiện nv hối đoái, tham gia thị trường ngoại hối qte
- Ổn định tỉ giá hối đoái để kìm giữ lạm phát, ổn định tỷ giá trong nước

- quan hệ các NHTW khác, tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế… tìm kiếm ưu đãi,
tài trợ, kiều hối
4. Chính sách đối với ngân sách nhà nước
CSTT cần kết hợp CS tài khóa, trước hết là chính sách thu, chi của ngân sách:
- Trường hợp Ngân sách thăng bằng:
+ CSTT chống suy thoái: chuyển thu nhập tiền tệ bằng cách làm tăng mức tiêu
thụ
+CSTT chống lạm phát: ngân sách thăng bằng, vẫn có thể tác dụng ngc chiều
CSTT , làm tăng vật giá
- Trường hợp Ngân sách thiếu hụt:
Chính phủ có thể đi vay: dân cư, hệ thống tín dụng và tài chính trong nước, vay
NHTW, vay nước ngoài
Nếu vay NHTW thì tiền đc phát hành them, tăng khối lượng tiền trong nền kte
Nếu vay nước ngoài: kí quỹ số vạy được tại NHTW, tăng khối lượng tiền tệ gây
áp lực lạm phát tiềm tàng
Nếu vay dân cư và vay thị trường tài chính trong nước: chỉ tác động nhẹ đến việc
tăng khối lg tiền tệ, không gây áp lực lạm phát tiềm tàng
- phải phấn đâu Ngân sách thăng bằng
B, Liên hệ thực tế nội dung CSTT của NHNN Việt Nam
Các công cụ CSTT đã được sử dụng năm 2010
19
Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và
thận trọng,.
* Các công cụ gián tiếp: nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự
trữ bắt buộc, để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện
thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 23%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng
phương tiện thanh toán giảm so với các năm trước.
Công cụ Nghiệp vụ thị trường mở. các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng số
vốn dự trữ thanh toán để mua trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước có vốn để đầu
tư phát triển, tăng tỷ lệ vốn hóa thị trường vốn và thanh khoản của thị trường tiền tệ.

.Chính sách tái chiết khấu (Discount policy)
Trong 10 tháng đầu năm 2010, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở
mức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát việc
thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho vay giảm
dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10, lãi suất huy động VND bình quân
10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai tháng cuối năm, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ
bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng,
quy định trần lãi suất huy động VND 14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ, đã làm
tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối tháng 12, lãi suất huy động VND
bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất
khẩu 12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm).
Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng,
từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với
khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ
cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho NHTM có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền
tệ.
=> đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) và nền kinh
tế, tác động làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường.
* Các công cụ trực tiếp
Chính sách tín dụng
20
Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-
CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông
thôn, trong đó quy định hộ sản xuất và hợp tác xã vay vốn từ 50-500 triệu đồng không
phải thế chấp, cầm cố tài sản; ban hành cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng
(TCTD) mở rộng cho vay vốn đối với nông nghiệp và nông thôn với lãi suất thấp hơn
lĩnh vực khác, thông qua giảm dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn, mở rộng mạng lưới
TCTD. Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho vay đối với xuất
khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu quả thiên tai. Tín dụng đối với nền kinh

tế tăng 27,65% (giảm dần trong 3 tháng cuối năm); tín dụng đối với nông nghiệp và
nông thôn tăng 23,2%, cao hơn năm 2009 (18,8%).
Chính sách lãi suất
Tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay được giải ngân năm 2009 và các
khoản cho vay năm 2010 theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 và Quyết
định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; cuối tháng 12, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất
khoảng 95.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hỗ trợ lãi suất lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn 8.000 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách 28.000 tỷ đồng.
Kiểm soát thị trường vàng
Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu năm.
Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài;
điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu thị trường; ban hành Thông tư số
22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 thu hẹp huy động và cho vay bằng vàng; phối hợp
với các bộ, ngành chống đầu cơ, buôn lậu vàng. Giá vàng trong nước tăng bám sát giá
thế giới, hiện tượng tâm lý đám đông và đầu cơ có xu hướng giảm.
Câu 8: Trình bày các công cụ của CSTT
6 công cụ: GT 66
- Công cụ tái cấp vốn
- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
- Công cụ lãi suất tín dụng
- Công cụ hạn mức tín dụng
21
- Tỷ giá hổi đoái
Liên hệ:
- Lãi suất:
Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, NNNH tiếp tục điều hành Chính sách thắt chặt tiền
tệ theo đó ngày 8/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 379/QĐ-NHNN
về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của

Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.
- Hạn mức tín dụng:
Ngày 24/02/2011 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP theo đó, điều
hành và kiểm soát để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 dưới 20%. Theo
thống đốc NHNN quí I/2011, tín dụng đối với nền kinh tế tăng trưởng hơn 5%.Có hai lý
do khiến tín dụng vẫn tăng mạnh bất chấp chính sách thắt chặt tiền tệ.
Thứ nhất, các nhà sản xuất vay vốn để mua nguyên vật liệu và trữ hàng. Điều này
giải thích tại sao hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên. Mặt khác, nếu trừ đi lạm phát
được dự kiến từ 12-15% trong năm nay, lãi suất thực vay không quá cao, khoảng 8-
10%/năm.
Thứ hai các khoản vay bất động sản đáo hạn thực trả không nhiều. Các dự án nhà đất
ngừng trệ, chủ đầu tư không thể trả nợ ngân hàng. Một số ngân hàng bắt buộc đảo nợ,
cho vay lại. Song bài toán đảo nợ bất động sản không thể kéo dài khi NHNN đã hoạch
định tín dụng phi sản xuất phải được giảm về ở mức 22% vào ngày 30/6 và 16% vào
31/12/2011. Hiện còn tới 24 tổ chức tín dụng có dư nợ phi sản xuất mà chủ yếu là bất
động sản từ 25% trở lên.
- Dự trữ bắt buộc:
Ngày 09/4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số
750/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín
dụng (TCTD). Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương
mại với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng từ 4% lên 6%, tiền gửi trên 12 tháng từ 2% lên
4%. Với việc thay đổi tỷ lệ dự trữ này đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế
như:
22
(i) ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối. Hiện tại, lãi suất giữa tiền VND và USD
chênh lệch khoảng 11%, do vậy đồng USD chỉ hấp dẫn hơn VND khi VND mất giá hơn
11% so với USD trong năm nay. Trong khi đó, kịch bản tiền đồng mất giá hơn 11%, tức
là tỷ giá vào cuối năm khoảng 23,300 VND/USD dường như khó xảy ra.
(ii) Giảm sự hấp dẫn của đồng ngoại tệ sẽ làm giảm quá trình đầu cơ và nắm giữ
ngoại tệ.

(iii) góp phần vào thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
(iiii)Giảm đô la hóa Với việc tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ sẽ làm cho lãi suất
cho vay bằng đồng ngoại tệ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc dư nợ bằng ngoại tệ
sẽ làm giảm đô hóa trong nền kinh tế.
- Tỷ giá
- OMO
Các lãi suất hiện tại: ls cơ bản 9%, ls tái chiết khấu 13%, ls tái cấp vốn 15%
Câu 9. Anh (Chị) trình bày các nguyên tắc phát hành tiền và các kênh phát hành
tiền của NHTW? ? Liên hệ với thực tế phát hành tiền của NHNN VN
Giáo trình T 101-108:
Lưu ý : Nêu ra được tên các nguyên tắc và 5 kênh phát hành tiền của NHTW sẽ được ½
số điểm.
Các nguyên tắc phát hành tiền : NHTW phải xác định các vấn đề cơ bản là : số
lượng phát hành, thời điểm phát hành và cách thức phát hành. Các vấn đề đó trả lời cho
câu hỏi nên tăng them hay giảm bớt cung ứng tiền, tăng, giảm bớt cung ứng tiền, tăng
giảm khối tiền tệ nào (M1,M2,M3 hay L) vào lúc nào? Bao nhiêu và bằng giải pháp nào
? Treent hế giới kể từ khi xuất hiện ngân hàng thực hiện việc phát hành tiền cho đến
nay, việc phát hành tiền trải qua 2 giai đoạn :
- Chế độ phát hành tiền theo dự trữ Vàng
- Chế độ phát hành tiền pháp định
5 kênh phát hành tiền :
- Phát hành tiền qua kênh chính phủ
- Kênh tín dụng
- Kênh thị trường mở
23
- Kênh thị trường Vàng và ngoại tệ
- Phát hành cân đối
• Liên hệ thực tế.
Mục tiêu chính sách tiền tệ nước ta hướng vào kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng
tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự ổn định hệ thống ngân hàng. Từ năm

1990, NHNN đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Trong việc phát hành tiền của NHNN Việt
Nam các kênh đã được sử dụng triệt để. Tuy nhiên các kênh phát hành tiền qua kênh
Chính phủ được NHNN cố gắng hạn chế nhất có thể, vì nó ảnh hưởng đến việc chi tiêu
NSNN cũng như đẩy lạm phát tăng cao khi mà phát hành tiền nhằm bù thâm hụt NSNN,
mà chính sách tiền tệ nước ta hướng vào kiểm soát lạm phát. Trong hoàn cảnh hiện tại,
khi mà lạm phát nước ta đang tăng cao, kinh tế gặp nhiều khó khăn, NHNN đang thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các kênh phát hành tiền như qua tín dụng và thị trường
mở đang được sử dụng tích cực. Thông qua kênh tín dụng, NHNN đã hạn chế hoạt động
vay mượn, chiết khấu … của các NHTM bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng điều
kiện được vay và chiết khấu, … Khác so với những nước khác thì thị trường mở ở nước
ta chỉ gồm có các TCTD tham gia, sau nhiều năm mở ra thị trường này thì NHNN Việt
Nam đã sử dụng khá hiệu quả nhằm điều chỉnh lưu lượng tiền phát hành qua nó, thông
qua việc mua bán các tín trái phiếu chỉnh phủ, kênh phát hành này đã góp phần giúp
NHNN trực tiếp rút tiền mặt ra khỏi thị trường một cách nhanh chóng nhất. Tuy đã có
nhiều bước tiến trong phát triển nền kinh tế nhưng nước ta vẫn là một trong những nước
có nền kinh tế còn yếu và thường xuyên nhận được nhiều các nguồn vốn hỗ trợ từ nước
ngoài như ODA, điều này làm cho kênh phát hành tiền nhằm cân đối của NHNN VN là
một kênh phát hành hữu hiệu.
Câu 10: Anh chị hãy trình bày cơ sở phát hành tiền của NHNNVN.
Từ năm 1996 đến nay, NHNN áp dụng phương pháp xác định lượng tiền cung ứng
hàng năm gắn liền với một chương trình tiền tệ theo định lượng, tức là thực hiện việc dự
24
báo các chỉ tiêu tiền tệ toàn ngành và bảng cân đối tiền tệ của NHTW. Theo đó, NHNN
xác định lượng tiền cần phát hành them theo đúng nguyên lý với 2 bước:
Bước 1: dự tính sự biến động tổng lượng tiền cung ứng MS căn cứ vào các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu tiền tệ
- Mức tăng trưởng kinh tế dự tính
- Tỷ lệ lạm phát dự tính
- Sự biến động tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến

- Các yếu tố khác như sự biến động của tài sản có ngoại tệ ròng và tín dụng trong
nước
MS= GDP/v
Trong đó: v vòng quay trung bình của tài sản
Hoặc : delta MS = tỷ lệ tăng trưởng dự tính x tỷ lệ lạm phát dự tính
- Xác định MS theo dự báo các chỉ tiêu tiền tệ
MS= NFA+NDA
NFA: tài sản ngoại tệ ròng
NDA: là tài sản có trong nước ròng
Hoặc : MS = C+D
C là tiền mặt ngoài hệ thống ngân hang
D là tiền gửi tại các NHTM
Để có kết quả dự báo MS được chính xác, cần phải so sánh kết quả của 3 cách
tính MS, đồng thời dựa vào diễn biến lịch sử của MS, mục tiêu của chính sách
tiền tệ hàng năm để đưa ra quyết định mức tăng MS cho năm kế hoạch. Sau đó
tiếp tục điểu chỉnh các chỉ tiêu trên bảng cân đối để đảm bảo MS= NFA+NDA.
Bước 2: Xác định lượng tiền trung ương cần tăng them dự kiến
DeltaMB = MB kế hoạch – MB thực tế
Mà MB kế hoạch = MS/m trong đó m là hệ số nhân tiền
MB thực tế = tiền ngoài NHNN + tiền gửi tại các TCTD tại NHNN
Trên cơ sở xác định số lượng tiền cần phát hành, NHNN lập tờ trình, trình chính
phủ phê duyệt. Khi kế hoạch phát hành được phê duyệt NHNNVN sẽ thực hiện
nghiệp vụ phát hành tiền mặt đưa vào lưu thông.
Câu 11.Trình bày NV phát hành và điều hòa tiền mặt của NHNN VN
 Điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN VN: thông qua NV này, tiền mặt được
đưa từ nơi thừa sang nơi thiếu trong toàn hệ thống, khắc phục tình trạng mất cân
đối cụ bộ, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kt
a) Cơ sở tổ chức điều hòa tiền mặt: NHNN thực hiện trên cơ sở:
25

×