Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt hơn vẽ biểu đồ Địa lý lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.44 KB, 20 trang )




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT HƠN VẼ
BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9”
- 1 -

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
HƠN VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy chuyên môn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện tại dạy chương trình Địa lí 9, trong đó có nội dung vẽ biểu đồ ( vẽ biểu đồ gồm
có vẽ và sau đó nhận xét ), tôi đã từng áp dụng nhiều giải pháp như: vận dụng các
phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh trong vẽ biểu đồ Địa lí
9, phương pháp học nhóm trong vẽ biểu đồ Địa lí 9, phương pháp giáo viên vẽ biểu
đồ mẫu môn Địa lí 9 dùng làm đồ dùng trực quan cho học sinh xem để vẽ theo, làm
thế nào để dạy và học tốt vẽ và nhận xét biểu đồ Địa lí 9.
Với các giải pháp đó cũng mang lại những thành công nhất định như: giáo viên vận
dụng được các phương pháp dạy học mới, học sinh biết và vẽ được các dạng biểu đồ


trong chương trình Địa lí 9 có trong các bài thực hành và bài tập ở cuối bài học, biết
rút ra nhận xét; các bài tập vẽ biểu đồ mà giáo viên dặn về nhà các em làm được.
* Ưu điểm:
Học sinh:
- Học sinh tích cực học tập
- Biết cách xử lý bảng số liệu , biết vẽ các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9,
biết rút ra nhận xét.
- 2 -
- Các em lười biếng học bài trong học tập được ghi điểm khá cao trong cột điểm thực
hành. ( quy định cột điểm thực hành nằm trong bài thực hành mà bài thực hành
thường vẽ biểu đồ)
- Trong kiểm tra định kỳ và thi học kỳ học sinh vẽ , nhận xét biểu đồ đạt.
Giáo viên:
- Vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực, sáng tạo của
học sinh.
- Giáo án nhẹ nhàng
* Tồn tại:
Học sinh:
- Vẫn còn một số em khi gặp bài tập, bài thực hành vẽ biểu đồ: lúng túng không biết
vẽ dạng biểu đồ nào, chú thích ra sao….mất nhiều thời gian trong vẽ biểu đồ và một
số em còn thụ động.
- Các em nắm chưa kĩ khi nào vẽ biểu đồ không phải xử lý bảng số liệu mà chỉ cần
nhìn vào bảng số liệu đã cho để vẽ và không biết khi nào phải xử lý bảng số liệu, rồi
sau đó dực vào bảng số liệu vừa xử lý để vẽ.
- Trong quá trình vẽ các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9, các em vẽ chưa
chính xác, còn mắc nhiều lỗi: thiếu tên biểu đồ, thiếu chú giải…
- Kĩ năng tính toán, cách xử lý bảng số liệu còn yếu, mất nhiều thời gian.
- Kĩ năng nhận xét chưa tốt, còn nhận xét chung chung, chưa đầy đủ theo yêu cầu.
- Các em chuẩn bị đồ dùng học tập không tốt: thiếu máy tính, compa, thước chia độ,
giấy A 4…

Giáo viên:
- Mất nhiều thời gian cho việc vẽ trước biểu đồ vào giấy khổ lớn để làm mẫu cho học
sinh quan sát.
- Làm việc quá nhiều trong giờ thực hành, trong bài tập có yêu cầu vẽ biểu đồ.
- Nói nhiều, giảng nhiều, hướng dẫn đi hướng dẫn lại nhiều lần mất thời gian.
- 3 -
- Một số dạng biểu đồ vẽ sẵn ở trong sách giáo khoa, Atlat trong lúc học bài mới
giáo viên cũng chưa giới thiệu cho học sinh biết đây là dạng biểu đồ gì, vẽ như thế
nào….
- Chưa có sự kiểm tra tốt đối với bài tập vẽ biểu đồ mà giáo viên đã dặn học sinh vẽ ở
nhà làm .
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp
:
Những giải pháp mà bản thân tôi đưa ra và áp dụng nhằm mục đích khắc phục trình
trạng học sinh vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 chưa tốt, giúp các em có kỹ
năng thật tốt và yêu thích vẽ biểu đồ Địa lí 9. Từ đó, các em có kỹ năng biết khi nào
vẽ biểu đồ không cần xử lý bảng số liệu- mà dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ và
biết được khi nào muốn vẽ được biểu đồ thì phải xử lý bảng số liệu, rồi dựa vào
bảng số liệu vừa xử lý để vẽ biểu đồ; các em có kỹ năng biết nhận dạng một số dạng
biểu đồ Địa lí 9 qua các từ gợi mở, qua mốc thời gian, qua đơn vị để vẽ đúng theo
yêu cầu của bài tập, bài thực hành. Các em biết tự tính toán, tự biết cách xử lý bảng
số liệu đã cho, các em có kỹ năng vẽ đúng, chính xác, thẫm mỹ các dạng biểu đồ địa
lí 9, nhận xét biểu đồ đúng yêu cầu, rõ ràng.
Giúp cho giáo viên tích luỹ thêm kinh nghiệm trong giảng dạy vẽ biểu đồ trong
chương trình Địa Lí 9 và trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9,
thông qua sáng kiến này có thể trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, giúp cho giáo
viên dạy môn Địa lí 9 ngày càng dạy tốt hơn , góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập môn Địa lí 9.
3.2.2. Nội dung giải pháp:


a. Những điểm mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ đã áp
dụng:
So với các giải pháp đã áp dụng trước đây, giải pháp lần này có nhiều ưu điểm hơn,
cụ thể:
- 4 -
- Giải pháp mới đưa ra dựa trên tính thực tiễn: dựa trên những gì chưa làm tốt mà
giáo viên và học sinh trong trường đã trãi qua trong nội dung vẽ biểu đồ trong
chương trình Địa lí 9.
- Giải pháp mới đặt ra lần này là yêu cầu người giáo muốn dạy tốt vẽ biểu đồ thì phải
chú trọng tuyệt đối việc rèn kĩ năng
thật kỹ và thật tốt cho học sinh, gồm các kĩ năng
sau:
+ Kỹ năng nhận dạng các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 ( dạng hình cột,
cột chồng, hình tròn, miền, đường biểu diễn, thanh ngang): gồm có 2 kĩ năng là:
. Kĩ năng biết được khi nào vẽ biểu đồ không cần xử lý bảng số liệu - mà chỉ cần dựa
vào bảng số liệu đã cho để vẽ biểu đồ và khi nào phải xử lý bảng số liệu đã cho - rồi
sau đó dựa vào bảng số liệu vừa mới xử lý mới có thể vẽ được biểu đồ. . .
. Kĩ năng biết nhận dạng một số dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 thông qua
các từ gợi mở, mốc thời gian, đơn vị thể hiện trong yêu cầu của bài tập, bài thực
hành.
+ Kỹ năng biết vẽ : vẽ đúng, chính xác, thẫm mỹ từng dạng biểu đồ cụ thể
+ Kĩ năng tính toán, cách xử lý bảng số liệu
+ Kĩ năng nhận xét.
- Với các giải pháp kinh nghiệm trong sáng kiến mà tôi đưa ra, học sinh có kĩ năng
thật tốt về vẽ biểu đồ, khi đó gặp bất kì dạng biểu đồ nào các em cũng tự biết xử lý
bảng số liệu, tự biết lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để vẽ, vẽ đúng – thẫm mỹ, tự
biết nhận xét, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tham mưu, cố vấn, người tổ chức,
giám sát, người kiểm tra công việc vẽ biểu đồ của học sinh.
- Học sinh là trung tâm, là người thực hiện, là người chủ động trong công việc vẽ

biểu đồ.
- Sáng kiến : “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt hơn vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9”
của bản thân tôi chủ yếu đưa ra một số kinh nghiệm đã và đang thực hiện trong quá
trình giảng dạy học sinh môn Địa lí 9 phần vẽ biểu đồ có trong các bài thực hành,
các bài tập sách giáo khoa. Các kinh nghiệm này, các giải pháp này được thực hiện
đan xen trong suốt quá trình dạy nội dung vẽ biểu đồ Địa lí 9.
- 5 -
b. Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể:
Giải pháp mới đưa ra với 2 nội dung:
Nội dung thứ nhất: Để vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 được tốt, giáo viên
cần phải chú trọng tuyệt đối việc rèn kỹ năng về vẽ biểu đồ thật kỹ và thật tốt cho
học sinh.
Lưu ý: - Vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 gồm có vẽ và nhận xét biểu đồ
- Giải pháp rèn kĩ năng cho học sinh mà tôi đưa ra gồm có nhiều kĩ năng,
trong một tiết có học về vẽ biểu đồ không thể nào rèn hết tất cả các kĩ năng đó được,
mà giáo viên sẽ lần lượt vận dụng rèn các kĩ năng này trong tất cả các bài thực
hành, trong bài tập về vẽ biểu đồ.
Nội dung thứ 2: Một số lưu ý đối với giáo viên và học sinh trong vẽ và nhận xét biểu
đồ trong chương trình Địa lí 9.
Trích dẫn:
1. Để vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 được tốt, giáo viên cần phải chú
trọng tuyệt đối việc rèn kỹ năng về vẽ biểu đồ thật kỹ và thật tốt cho học sinh:
gồm có các kỹ năng sau
1. 1. Kỹ năng nhận dạng các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9

( gồm các dạng biểu đồ sau: Dạng hình tròn, dạng hình cột; dạng cột chồng, dạng
miền, dạng đường biểu diễn và dạng thanh ngang.)
Gồm có 2 kỹ năng cơ bản sau:
* Kỹ năng biết: khi nào vẽ biểu đồ mà không cần phải xử lý bảng số liệu- chỉ
dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ biểu đồ và khi nào muốn vẽ biểu đồ được thì

phải xử lý bảng số liệu
, rồi dựa vào bảng số liệu mới vừa xử lý để vẽ biểu đồ.
+ Không cần phải xử lý bảng số liệu khi:
Yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho và có kèm theo các từ : “về…”,
“thể hiện….” hoặc đơn vị là %.
+ Phải xử lý bảng số liệu rồi sau đó dựa vào bảng số liệu vừa xử lý để vẽ biểu đồ khi:
- Đơn vị không phải là %
- 6 -
- Có các từ gợi mở như: “ cơ cấu”, “tỉ trọng”, ‘tỉ lệ” , “tăng trưởng”, “biến động”,
“phát triển”….
* Kỹ năng biết nhận dạng một số dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 thông
qua các từ gợi mở, các mốc thời gian, đơn vị thể hiện trong yêu cầu của bài tập,
bài thực hành. ( vì trong bài tập, bài thực hành hoặc trong bài kiểm tra định kì chỉ
yêu cầu học sinh: em hãy vẽ biểu đồ, chứ không yêu cầu cụ thể
là em hãy vẽ biểu đồ
hình: tròn, cột… Khi đó các em phải biết nhận dạng để lựa chọn được biểu đồ thích
hợp nhất để vẽ)
- Dạng biểu đồ hình tròn
: .Thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “ tỉ trọng”, “tỉ lệ’
và đơn vị là %. Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc.
Ví dụ: Bài tập 1,câu a, trang 38-SGK Địa Lí 9 có câu “…thể hiện cơ cấu diện tích
gieo trồng của các nhóm cây”.
- Dạng hình cột
: gồm cột đơn, cột nhóm khi:
.Thường có các từ gợi mở như: “ về”, “thể hiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diện
tích”,… và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai đoạn.
. Yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho.
Ví dụ: Bài tập 2, trang 99-SGK Địa Lí 9 có câu : hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích

nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm

2002 và nêu nhận xét”.
- Dạng cột chồng
: . Có từ gợi mở như “ cơ cấu”, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc
thời gian( ví dụ: 1990, 1995, 2000).
. Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có
quá nhiều cơ cấu thành phần.
( Ví dụ: Tổng số trong đó có: Gia súc, Gia cầm, Sản phẩm trứng, sữa, Phụ phẩm
chăn nuôi). Ví dụ câu 2 trang 33 sách giáo khoa.
- Dạng biểu đồ miền
: . Cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi các đối tượng trải qua
trên 3 mốc thời gian , có cụm từ : “ cơ cấu” và đơn vị %.
- Dạng biểu đồ đường biểu diễn: thường có các từ gợi mở như: “tăng trưởng”, “biến
động”, “phát triển”, và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các năm từ đến ”. Ví
- 7 -
6474,6 x 100

9040

dụ: Bài tập 2, câu a, trang 38-SGK Địa Lí 9 có câu “…thể hiện chỉ số tăng trưởng
đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002”.
- Dạng thanh ngang
: Học sinh phải hiểu được đây là một dạng biến thể của biểu đồ
cột, đơn vị thường % và nội dung trong bảng số liệu thường không phải là năm. ( Ví
dụ câu 3 trang 105 sách giáo khoa, nội dung để vẽ là tỉnh)
1.2. Kỹ năng tính toán, cách xử lý bảng số liệu:

1. 2.1. Tính tỷ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể.
- Trường hợp 1: bảng thống kê có cột tổng số, ta chỉ tính theo công thức:

Tỷ lệ cơ cấu (%) của A =


Ví dụ:
Bài tập 1, trang 38-SGK Địa Lí 9

Tỷ lệ cơ cấu cây lương thực (1990) = = 71,6%
- Trường hợp 2: Nếu bảng số liệu thống kê không có cột tổng số, ta phải cộng số liệu
giá trị tuyệt đối của từng thành phần ra tổng số, rồi tính như trường hợp 1.
Lưu ý
: sau khi tính, đơn vị % của từng thành phần ta nên cộng lại để đúng với tổng
thể là 100%. Nếu chưa đúng 100% ta làm tròn thành phần cuối cùng để tổng thể phải
là 100%.
1.2.2. Tính qui đổi tỷ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ
hình tròn.
- Toàn bộ tổng thể = 100%, phủ kín hình tròn (360
0
), như vậy 1% tương ứng với 3,6
0
.
Để tìm ra độ của góc các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành
phần nhân với 3,6
0
. (Sau đó dùng thước đo độ để thể hiện cho chính xác).
Ví dụ: Như ví dụ trên, tỷ lệ cơ câu cây lương thực (1990) là 71,6%, để tính ra độ ta
làm như sau: 71,6 x 3,6 = 258
0

1.2.3. Tính bình quân đất theo đầu người:
Lưu ý đơn vị, từ đó ta có công thức:
Bình quân đất theo đầu người (ha/người) =
Số liệu tuyệt đối của thành phần A x 100


T
ổng số

Diện tích (ha)
Số dân (người)
- 8 -

Ví dụ:
Bài tập 3, trang 75-SGK Địa Lí 9

Bình quân đất nông nghiệp/người của cả nước = = 0,12 (ha/người)
1.2.4. Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

Lưu ý đơn vị là %.
Ví dụ: Bài tập 3, trang 10-SGk Địa Lí 9
1.2.5. Tính chỉ số tăng trưởng, tốc độ phát triển ( lấy năm gốc = 100%)
Học sinh phải lập một bảng mới trong đó năm gốc ghi 100%.
Cách tính lấy mốc thời gian lần lượt của các năm sau đó rồi chia cho năm gốc sau đó
nhân với 100, đơn vị là %.
Ví dụ: cho bảng số liệu sau đây về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì
1990- 2002.


Năm Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(ta/ha)
Sản lượng lúa
(nghìntấn)

1990
1995
1997
1998
2000
2002
6043.0
6766.0
7099.7
7363.0
7660.3
7700.0
31.8
36.9
38.8
39.6
42.4
45.9
19225.1
24963.7
27523.9
29145.5
32529.5
34454.4
Lập bảng mới như sau:đơn vị %
Năm Diện tích
(nghìn ha)
Năngsuất
(ta/ha)
Sảnlượnglúa

(nghìn tấn)
1990
1995
1997
1998
2000
2002
100
112.0

100

100

Cách tính: năm 1995 ta lấy (6766,0 : 6043,0) nhân với 100 bằng 112,0% , sau đó ta
ghi vào bảng.
1. 3. Kĩ năng vẽ từng dạng biểu đồ cụ thể.
1.3.1.Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn:
9406800
79700000
- 9 -
- Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như: tỉ đồng, triệu
người… thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: % ).
- Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Bán kính cần phù hợp với khổ giấy để
đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ.
Biểu đồ cho bán kính trước thì hướng dẫn học sinh dùng thước chia mm kẻ đường
bán kính trước, sau đó dùng compa quay theo bán kính đó.
- Bước 3: Chia hình tròn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của các thành
phần theo trong đề ra. Phương pháp vẽ theo dây cung nhanh hơn vẽ theo góc ở tâm.
Lưu ý: Toàn bộ hình tròn là 360

0
tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với
3,6
0
trên hình tròn. Khi vẽ các hình quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo
chiều quay của kim đồng hồ.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ; ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ phải ngay
ngắn, rõ ràng không nghiêng ngã; lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ và nên
ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên, sau đó ghi tên
biểu đồ.
Ví dụ:
Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
1990 2002
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
9040,0
6474,6
1199,3
1366,1
12831,4
8320,3
2337,3
2173,8
Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm
1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xử lý số liệu:

Năm
Các nhóm cây
1990 Góc ở tâm 2002 Góc ở tâm
Tổng số 100%

360
0
100% 360
0

- 10 -
Cây lương thục 71,6%

257.8 64,8% 233.3
Cây công nghiệp 13,3%

47.9 18,2% 65.5
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1%

54.3 17% 61.2
Giáo viên hướng dẫn: 100%= 360
0
. 1%=
360
0
100
=3,6
0
. 1%= 3,6
0


Ví dụ: Năm 1990: 71,6%x 3,6
0
= 257,8
0

- Bước 2: : Xác định bán kính của hình tròn năm 1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ
năm 2002 có bán kính là 24mm
- Bước 3 và 4: vẽ




Năm 1990 Năm 2002


Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 1990 và 2002
1.3.2 . Kĩ năng vẽ biểu đồ cột
:
- Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc cho cân đối giữa hai trục.
+ Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mốc ghi cao hơn giá trị
cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ đơn vị ( nghìn tấn, tỉ đồng ) và phải cách đều
nhau.
+ Trục hoành (trục ngang) thể hiện các năm hoặc đối tượng khác: khoảng thời gian
giữa các năm phải lưu ý để xem coi là chia đều hay không đều.
- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của
trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và
thẫm mỹ.
- 11 -
- Bước 3:+ Vẽ theo đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp tới cao

hoặc ngược lại, trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại.
+ Không nên vạch 3 chấm (…) hoặc gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu đồ rườm
rà, cột bị cắt thành nhiều khúc không có thẩm mỹ.
+ Cột đầu tiên phải cách trục từ 1 đến 2 ô vở.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: ghi các số liệu tương ứng vào các cột, vẽ ký hiệu và lập
bản chú giải, ghi tên biểu đồ.
Ví dụ
: Dựa vào bảng 26.3
Các tỉnh,
thành phố
Đà
Nẵng
Quảng
Ngãi
Quảng
Ngãi
Bình
Định
Phú
Yên
Khánh
Hòa
Ninh
Thuận

Bình
Thuận

Diện tích
(nghìn ha)

0,8 5,6 1,3 4,1 2,7 6,0 1,5 1,9
Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.

Biểu đồ diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố
của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (2002)
Lưu ý: Trong biểu đồ các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải
bằng nhau. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách giữa các cột bằng nhau hoặc
cách nhau theo đúng tỉ lệ. Ở dạng này thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều
quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy sự khác biệt về quy mô số lượng giữa các năm
hoặc đối tượng cần thể hiện.
1.3.3. Kĩ năng vẽ biểu đồ cột chồng:

Bước 1: Xây dựng hệ trục tọa độ cần phải xem xét:
- 12 -
%
- Số lượng cột cần thể hiện trên trục hoành để phân chia khoảng cách giữa các
cột vừa phải và dễ quan sát.
- Độ rộng các cột nên có kích thước nhất định để thể hiện các thành phần bên
trong.
Bước 2: Thể hiện cơ cấu hoặc quy mô của các thành phần:
Vẽ các cột có chiều cao bằng nhau và đều bằng 100%, đơn vị được ghi trên trục
tung là %, bề rộng của các cột phải bằng nhau. Sau đó lần lượt vẽ từng thành phần
theo bảng thống kê đã cho cụ thể hoặc vừa mới xử lý xong.
Bước 3: Thể hiện kí hiệu cho từng thành phần trong biểu đồ và ghi số liệu mỗi thành
phần.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ
Ví dụ: Bài tập 3, trang 116-SGK Địa Lí 9: Căn cứ vào bảng 31.3:Bảng 31.3. Dân số
thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghìn người)
Năm

Vùng
1995 2000 2002
Nông thôn 1174,3 845,4 855,8
Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2
Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí
Minh qua các năm. Nhận xét.
1.Vẽ biểu đồ:

Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (%)
Năm
Vùng
1995 2000 2002
Nông thôn 25,3 16,2 15,6
Thành thị 74,7 83,8 84,4

- 13 -
Năm
15.6
74.7
83.8
84.4
16.2
25.3
0
20
40
60
80
100
120

1995 2000 2002


1.3.4. Kĩ năng vẽ biểu đồ miền
:
- Bước 1: Xử lý số liệu. (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu tuyệt đối như tỉ đồng, triệu
người… thì ta phải chuyển sang số liệu tương đối là % ).
- Bước 2:
+ Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật. Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ %, cạnh ngang thể hiện
khoảng cách thời gian từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (khoảng cách các năm
phải tương ứng với khoảng cách trong bảng số liệu.)
+ Quy định chiều cao của khung biểu đồ 100% tương ứng với 10 cm (để tiện cho đo
vẽ).
- Bước 3: Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu. Năm đầu tiên phải sát với cạnh đứng. Nên cộng
cơ cấu ngành nông nghiệp với cơ cấu ngành công nghiệp để xác định điểm thứ hai.
Dùng bút chì kẻ mờ những đường thẳng theo các năm thì khi xác định các điểm sẽ dễ
dàng
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ. (Tương tự như cách vẽ biểu đồ hình tròn ).
Ví dụ
: Cho bảng số liệu 16.1: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002 (%)

1991 1993 1995 1997 1999 2001

2002
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
100,0
40,5

23,8
35,7
100,0
29,9
28,9
41,2
100,0
27,2
28,2
44,0
100,0
25,8
32,1
42,1
100,0

25,4
34,5
40,1
100,0

23,3
38,1
38,6
100,0
23,0
38,5
38,5
Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002
Chú giải:


Thành thị

Nông thôn

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí
Mi
nh

- 14 -

1.3.5. Kĩ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn:
- Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ, chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác.
+ Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mốc ghi cao hơn giá trị
cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ danh số (nghìn tấn, tỉ đồng )
+ Trục hoành (trục ngang) thể hiện năm và chia mốc thời gian tương ứng với mốc
thời gian ghi trong bảng số liệu. ( lưu ý về khoảng cách giữa các mốc thời gian để từ
đó ta có thể chia đều hoặc không đều).
- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của
trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và
mĩ thuật.
- Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh
dấu toạ độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần
chú ý đến tỉ lệ
. Thời điểm năm đầu tiên nằm dưới chân trục đứng.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ (ghi số liệu vào biểu đồ, chú giải, ghi tên biểu đồ.)
Ví dụ
: Dựa vào bảng 22.1: Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng ( %)


Tiêu chí Năm
1995 1998 2000 2002
Dân số 100 103,5 105,6 108,2
Sản lượng lương thực 100 117,7 128,6 131,1
Bình quân lương thực theo đầu người

100 113,8 121,8 121,2
- 15 -
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.

* Lưu ý:
- Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí
hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.
- Nếu phải nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau
thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau)
sang số liệu tinh (số liệu tương đối - với cùng đơn vị thống nhất là: %). Ta thường lấy
số liệu năm đầu tiên ứng với 100%, số liệu các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm
đầu tiên.
1.3.6. Kĩ năng vẽ biểu đồ thanh ngang
:
Tương tự như vẽ biểu đồ cột nhưng các cột nằm ngang chứ không đứng dọc như hình
cột
+ Trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mốc ghi cao hơn giá trị cao nhất
trong bảng số liệu.
+ Trục ngang thể hiện các đối tượng .
và trục ngang đơn vị %.
1.4. Kỹ năng nhận xét biểu đồ:

- Muốn nhận xét biểu đồ được tốt học sinh phải quan sát bảng số liệu kết hợp với

quan sát biểu đồ vừa vẽ.
- Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để “khoanh vùng” nội dung, phạm vi cần nhận xét.
- Trước tiên cần nhận xét các số liệu có tầm khái quát chung, tiếp đến là các số liệu
thành phần.
- 16 -
- Tìm mối quan hệ so sánh các con số theo hàng dọc, hàng ngang (nếu có).
- Chú ý những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình, nhất là những số liệu được thể
hiện trên hình vẽ mang tính đột biến (tăng hoặc giảm nhanh).
- Cần thiết phải tính toán ra tỉ lệ % hoặc tính ra số lần tăng, giảm của các con số làm
cơ sở chứng minh ý kiến nhận xét.
+ Về sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét biểu đồ:

- Trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận
xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét.
Ví dụ: nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế nước ta qua một số năm.
Không được ghi: “Giá trị của ngành nông-lâm-ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà
phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”.
- Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ, cần sử dụng
những từ ngữ phù hợp:
+ Về trạng thái tăng
: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “tăng”, “tăng
mạnh”, “tăng nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”,…kèm theo với các từ đó, bao
giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng,
triệu người; hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?),…
+ Về trạng thái giảm
: Cần dùng những từ sau: “giảm”, “giảm ít”, “giảm mạnh”,
“giảm nhanh”, “giảm chậm”, “giảm đột biến”,…kèm theo cũng là những con số dẫn
chứng cụ thể (triệu tấn, tỉ đồng, triệu dân; hay giảm bao nhiêu (%); giảm bao nhiêu
lần?),
+ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: “phát triển

nhanh”; “phát triển chậm”, “phát triển ổn định”; “phát triển không ổn định”, “phát
triển đều”, “có sự chệnh lệch giữa các vùng”…
Ví dụ :
Bài tập 3, trang 120-SGK Địa Lí 9
“Biểu đồ về cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002…” (Loại
biểu đồ hình tròn).
Nhận xét
:- Tỷ trọng của ngành dịch vụ cao nhất trong cơ cấu kinh tế (51,6%).
- 17 -
- Tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp thấp nhất trong cơ cấu kinh
tế (1,7%).
2. Một số lưu ý đối với giáo viên và học sinh trong vẽ và nhận xét biểu đồ trong
chương trình Địa lí 9.
2 a. Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị thật tốt đồ dùng học tập trong bài có vẽ và
nhận xét biểu đồ.
* Giáo viên: phải chuẩn bị đồ dùng dạy học thật tốt gồm: thước kẻ, compa, máy
tính, phấn màu, biểu đồ mẫu giáo viên vẽ sẵn dùng để hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ.
(đôi khi thời gian cũng hạn chế nên giáo viên vẽ sẵn trước cho học sinh xem cùng lúc
với hướng dẫn tránh mất thời gian nhất là trong các bài tập nằm cuối bài học). Ngoài
ra, giáo viên soạn giáo án có phương pháp phù hợp đối với bài học có yêu cầu vẽ biểu
đồ ở cuối bài, giáo viên phải xem nội dung bài tập vẽ biểu đồ cũng là nội dung quan
trọng của bài học để phân phối thời gian thích hợp cho vẽ biểu đồ, nếu không làm
như thế mà chỉ dặn, nói chung chung là về nhà các em vẽ biểu đồ vào vở thì các em
sẽ gặp khó khăn do không hiểu cách vẽ, khi nào thì vẽ biểu đồ dạng đó, nhận xét như
thế nào.
Học sinh: phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết trong vẽ biểu đồ như: máy
tính, bút chì, thước kẻ, thước chia độ, com pa, màu, giấy A 4
2b. Trong khi học bài mới mà trong bài mới có hình biểu đồ (hoặc hình biểu đồ
trong Atlat) thì giáo viên giới thiệu cho học sinh biết đây là dạng biểu đồ gì, cách vẽ,
chú thích như thế nào, đến bài tập hoặc bài thực hành số mấy sẽ gặp dạng biểu đồ

này.
Khi giáo viên gợi ý như thế làm cho học sinh chú ý, bước đầu học sinh cũng có chút
kiến thức về biểu đồ sắp học. Ví dụ khi học bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam,
có hình 6.1 là biểu đồ miền, nói cho học sinh hình dung và đến bài 16 sẽ học và vẽ
biểu đồ dạng đó.
2c. Đối với những bài tập vẽ và nhận xét biểu đồ mà học sinh không có điều kiện để
hoàn thành tại lớp, giáo viên hướng dẫn rồi sau đó yêu cầu các em về nhà hoàn
thành thì đầu giờ tiết sau giáo viên phải kiểm tra: kiểm tra xem các em có vẽ hay
- 18 -
không, vẽ đúng yêu cầu không, còn sai sót ở chổ nào, rút ra các nhận xét theo yêu cầu
của bài tập cho đúng không.
Ngoài ra, câu hỏi kiếm tra 1 tiết, học kì phải có câu vẽ và nhận xét biểu đồ trong các
dạng đã học nhằm kiểm tra kiến thức- kĩ năng của các em, từ đó có phương pháp dạy
cũng như biết học sinh yếu ở phần nào của vẽ biểu đồ để dạy các em biết, tránh hỏng
kiến thức và để học sinh thấy tầm quan trọng của vẽ biểu đồ trong đánh giá kết quả
học tập từ đó các em thấy vẽ biểu đồ là quan trọng, cố gắng học tốt nội dung này.
3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Giải pháp đưa ra dựa trên thực tiễn, dựa trên những gì mà bản thân tôi qua hơn 13
năm trãi nghiệm có được, đây sẽ là điều hết sức bổ ích cho:
+ Các bạn đồng nghiệp mới dạy môn Địa lí lớp 9 chưa có điều kiện để nghiên cứu kĩ,
đầu tư sâu cho nội dung vẽ biểu đồ.
+ Các bạn đồng nghiệp dạy môn được đào tạo phụ tại trường sư phạm mà được phân
công dạy Địa lí 9.
+ Tất cả các bạn đồng nghiệp có tinh thần cầu tiến
- Đây sẽ là tài liệu để các em học sinh học bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí dự thi
cấp huyện và tỉnh.
- Áp dụng cho giáo viên trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh.
- Sử dụng trong giảng dạy môn Địa lí 9 phần nội dung vẽ biểu đồ có trong bài tập,
các bài thực hành trong các đơn vị .
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải

pháp:
Theo tôi giải pháp mà tôi đưa ra bước đầu đã gặt hái được nhiều thành quả, cụ thể là:
* Học sinh:
- Yêu thích môn học Địa lí 9 hơn; yêu thích học bài tập, bài thực hành, bài kiểm tra
định kì có yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ.
- Học sinh chủ động trong vẽ và nhận xét biểu đồ, tích cực hơn trong học tập.
- Siêng năng làm các bài tập về nhà đặc biệt là bài tập về vẽ biểu đố.
- 19 -
- Kết quả học tập từng bước được nâng dần, gia tăng tỉ lệ khá gỏi, kéo giảm tỉ lệ học
sinh yếu.
- Học bồi dưỡng đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
* Giáo viên:
- Trong tiết dạy bài thực hành, bài tập có vẽ biểu đồ thì giáo viên ít làm việc, ít nói
nhiều mà đóng vai trò là người hướng dẫn, tham mưu, kiểm tra, đánh giá. Qua đó
giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực một cách hiệu quả.
- Đảm bảo tốt thời gian tiết học.
- Những tiết thực hành, bài tập về vẽ biểu đồ giáo viên cảm thấy thật nhẹ nhàng.
- Ngày càng được sự tin yêu của phụ huynh, thu hút được nhiều học sinh
- Có thêm kinh nghiệm để dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9.
- Chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
3.6. Những thông tin cần được bảo mật:
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên có chuyên môn Địa lí bậc THCS
Học sinh đang học lớp 9
3.8. Tài liệu kèm theo gồm:
Phụ lục Ia: Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến ( 1 bản)
Phụ lục Ib: Mô tả sáng kiến ( 13 bản)
Sáng kiến kinh nghiệm ( 13 bản)


Bến tre, ngày 26 tháng 7 năm 2013
Đặng Thị Cẩm Như
Trường Trung học cơ sở An Phước,
huyện Châu Thành
Giáo viên 8,5đ


×