Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty lâm nghiệp lập thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.53 KB, 57 trang )

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 1 Khoa Kế toán – Kiểm toán
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Dung
Nhận xét chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên: Đặng Thị Thanh
Tên chuyên đề: “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch”.















Điểm bằng số:
Điểm bằng chữ:
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2012
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Trần Thị Dung
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 2 Khoa Kế toán – Kiểm toán
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

















CÔNG TY LÂM NGHIỆP LẬP THẠCH
GIÁM ĐỐC
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 3 Khoa Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN
XUẤT
7
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 7
l.2. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản

trích theo lương của người lao động trong doanh nghiệp 9
1.2.1. Chứng từ kế toán 9
1.2.2 Tài khoản sử dụng 10
1.2.3 Một số nghiệp vụ kê toán tiền lương và các khoản trích theo
lương 12
1.2.4. Hình thức kế toán 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÊ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY LÂM
NGHIỆP LẬP THẠCH 16
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 16
2.1.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 16
2.1.2. Phương pháp quan sát thực tế 17
2.2. Tổng quan và thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch: 18
2.2.1.Tổng quát về Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch 18
2.2.1.1 Khái quát về đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của
Công ty 18
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 4 Khoa Kế toán – Kiểm toán
2.2.1.2. Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Lâm nghiệp Lập
Thạch 21
2.2.2. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch 23
2.2.2.1. Đặc điểm về lao động và tiền lương tại công ty 23
2.2.2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP

LẬP
THẠCH
.30
3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty Lâm nghiệp Lập Thạch 30
3.1.1 Ưu
điểm 30
3.1.2 Nhược điểm 30
3.2 Quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu về kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại Công ty Lâm nghiệp Lập
Thạch 31
3.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu về kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch: 32
KẾT LUẬN 35
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 5 Khoa Kế toán – Kiểm toán
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ một xã hội nào, nếu muốn sản xuất ra vật liệu của cải
hoặc thực hiện quá trình kinh doanh thì vấn đề lao động của con người là vấn
đề không thể thiếu được, lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố quan
trọng trong việc sản xuất cũng như trong việc kinh doanh. Những người lao
động làm việc cho người sử dụng lao động họ đều được trả công, hay nói cách
khác đó chính là thù lao mà người lao động được hưởng khi mà họ bỏ ra sức
lao động của mình.
Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản
thân và gia đình. Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động
tăng năng suất lao động nếu họ được trả đúng theo sức lao động họ đóng góp,

nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất
chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương được trả thấp hơn sức lao động
của người lao động bỏ ra.
Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình
phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy việc xây
dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao
cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả
vật chất lẫn tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 6 Khoa Kế toán – Kiểm toán
đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn với công
việc thực sự là việc làm cần thiết. Trong sản xuất kinh doanh tiền lương là
một yếu tố chi phí đầu vào chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành của sản
phẩm sản xuất.
Hạch toán kế toán nói chung, đặc biệt là kế toán tiền lương có vai trò
và tác dụng rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó
được sử dụng như một công cụ sắc bén và có hiệu quả cao trong điều kiện nền
kinh tế thị trường hiện nay. Thông qua kế toán tiền lương giúp cho các doanh
nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả là tính toán một cách chính xác các chi
phí của quá trình sản xuất kinh doanh đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới
kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty Lâm nghiệp Lập Thạch, tôi nhận
thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhìn chung đã đáp ứng
một phần yêu cầu công tác quản lý. Song, bên cạnh đó còn nhiều bất cập cần
phải hoàn thiện như cách tính lương chưa thống nhất cùng một đơn vị nhưng
có bộ phận tính lương theo hệ số, có bộ phận lại tính theo sản phẩm, và các
khoản trích theo lương …
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xuất phát từ tính cấp thiết phải

hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp,
tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp là: “Hoàn thiện công
tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty lâm
nghiệp Lập Thạch”.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại công ty Lâm nghiệp Lập Thạch” là hệ
thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại các doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện
hành. Ngoài ra, đề tài còn tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lương và tại
công ty Lâm nghiệp Lập Thạch phân tích thực trạng, phát hiện những ưu
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 7 Khoa Kế toán – Kiểm toán
điểm, tồn tại, qua đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp giúp công ty hoàn
thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Bên cạnh đó,
việc thực hiện đề tài còn giúp em nắm rõ và vận dụng kiến thức đã học vào
công việc thực tế tại doanh nghiệp, giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm thực
tế quí báu để tự tin thực hiện công việc kế toán sau khi ra trường.
- Về không gian: Nghiên cứu về các nghiệp vụ kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty Lâm nghiệp Lập Thạch.
- Về thời gian: Chuyên đề được thực hiện trong khoảng thời gian
01/2đến 15/4/2011
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Tiền lương: Là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết
mà doanh nghiệp phải trả cho người lan động theo thời gian , khối lượng công
việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.

Quỹ lương: Là toàn bộ các khoản tiền lương của doanh nghiệp trả cho
tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là một trong những nội dung quan trọng
của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho người dân
nói chung và người lao động nói riêng. Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo về mặt
vật chất cho người lao động thông qua chế độ bảo hiểm xã hội nhằm ổn định
đời sống của người lao động và gia đình họ. BHXH là một hoạt động mang
tính chất xã hội rất cao, trên cơ sở tham gia đóng góp của người lao động,
người sử dụng lao động và sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 8 Khoa Kế toán – Kiểm toán
thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro như ốm đau , tuổi
già, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết: Theo chế độ trích ở nước ta
hiện nay BHXH được trích theo tỷ lệ 22% trên tổng lương cơ bản phải trả
ngwời lao động trong đó 16% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp còn 6% trừ vào thu nhập của người lao động .
Bảo hiểm y tế (BHYT): Là một khoản trợ cấp tiền thuốc men khám
chữa bệnh cho người lao động, khi ốm đau phải điều trị trong thời gian làm
việc. BHYT được trích theo tỷ lệ quy định 4,5 % trên tổng số tiền lương cơ
bản phải trả cho ngwời lao động trong đó 3% được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh, còn 1,5 % trừ vào thu nhhập của người lao động.
Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Quỹ được xây dựng lên với mục đích
chi tiêu cho các hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp phải trích
theo một tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho
người lao động . Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2%
trên tổng lương thực tế của phải trả người lao động được trích vào chi phí sản

xuất.
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Là chính sách để người thất nghiệp
nhanh chóng trở lại thị trường lao động đồng thời là chính sách bảo hiểm xã
hội nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp. Chính sách BHTN
còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với người lao động tham gia BHTN
theo quyết định của luật BHXH, BHTN sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009.
Mức đóng BHTN được quy định của người lao động là 1% trên tổng tiền
lương cơ bản phảitrả cho công nhân viên, người sử dụng lao động chịu 1%
trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên và 1 % nhà nước hỗ trợ.
Các hình thức trả lương bao gồm :
Hình thức trả lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng cho
các đối tượng lao động mà không thể xác định kết quả lao động bằng những
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 9 Khoa Kế toán – Kiểm toán
sản phẩm cụ thể như những công việc mà đó chưa có định mức lao động,
thường áp dụng trả lương thời gian đối với nhân vìiên làm công việc gián tiếp
(nhân viên quản lý, kế toán, thủ kho văn phòng ). Trả lương theo thời gian
được căn cứ vào cấp bậc, chức vụ lương hợp đồng và số ngày làm việc thực tế
của người lao động để tính lương phải trả.
Công thức:
Hình thức trả lương theo sản phẩm: Hình thức này căn cứ vào khối lượng sản
phẩm, công việc đã thực hiện trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để xác
định. Do đó, đảm bảo thực hiện nguyên tắc phân phối lao động, gắn chặt chất
lượng lao động với số lượng lao động, động viên người lao động sáng tạo
hăng say có trách nhiệm cao so với sản phẩm công việc.
Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất thường trả lương khoán theo
sản phẩm sản xuất hoàn thành hoặc đã tiêu thụ. Còn các doanh nghiệp thông

mại và kinh doanh dịch vụ thường áp dụng trả lương theo doanh thu hoặc thu
nhập.
l.2. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương của người lao động trong doanh nghiệp
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTCngày 20/3/2006 qui định kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương của người lao động tại doanh nghiệp như sau:
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
22 ngày làm việc
Mức lương
thời gian của
mỗi CNV
(tháng)
=
Mức lương cơ bản x Hệ số
lương
x
Số ngày
làm việc
thực tế
=
Khối lượng sản
phẩm (doanh số
bán)
x
Đơn giá tiền lương
Lương phải trả
cho người lao

động
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 10 Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.2.1. Chứng từ kế toán
Theo chế độ kế toán hiện hành kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương sử dụng một số chứng từ sau:
- Mẫu số 01 - LĐTL Bảng chấm công: đùng để phản ánh số ngày công
mà người lao động đã tham gia lao động sản xuất, Mẫu số 01b - Bảng chấm
công làm thêm giờ.
- Mẫu số 02 - LĐTL Bảng thanh toán tiền lương: dùng để phản ánh số
tiền lương phải trả cho người lao động.
- Mẫu số 03 - LĐTL Phiếu nghỉ hưởng BHXH do cơ quan y tế cấp:
đùng để phản ánh số ngày công người lao động nghỉ được hưởng BHXH.
- Mẫu số 04 - LĐTL Bảng thanh toán BHXH: dùng để phản ánh
BHXH trả thay lương cho người lao động trong kỳ.
- Mẫu số 05 - LĐTL Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng: dùng để
phản ánh số tiền thưởng cho người lao động trong kỳ.
- Và một số chứng từ khác như: Thêm giờ, hợp đồng thuê khoán…
Khi thanh toán với người lao động kế toán sử dụng các chứng từ như
phiếu chi, Giấy báo nợ. . . các chứng từ trên là cơ sở để kiềm tra, tính toán và
hạch toán tiền lương đối với người lan động trong và ngoài quốc doanh. Đồng
thời nó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá tình hình
thực hiện các qui định chế độ chính sách tiền lương,tiền thưởng của doanh
nghiệp.
1.2.2 Tài khoản sử dụng
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng
chủ yếu 2 tài khoản:
a) Tài khoản 334 "Phải trả cho người lao động " :
Là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình thanh
toán các khoản phải trả cho ngwời lao động của DN về tiền lương, tiền công,
tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.

SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 11 Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334
* Bên nợ:
Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của CNV.
Tiền lương tiền công và các khoản khác đã trả cho CNV.
Kết chuyển tiền lương CNVC chưa lĩnh.
* Bên có:
Tiền lương, tiền công và các lương của khoản khác còn phải trả cho CNV.
* Số Dư bên Có:
Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho CNVC. Tài
khoản 334 gồm có 2 tiểu khoản: tài khoản 3341- Tiền lương cán bộ công nhân
viên và tài khoản 3348 - Nhân công thuê khoản của lao động hợp đồng thời vụ.
b) Tài khoản 338 "Phải trả và phải nộp khác”.
- Là tài khoản dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ
quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ,
BHXH,BHYT, BHTN, các khoản khấu trừ vào lương theo quy định của toà
án như tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí . . . . Đồng thời
phản ánh giá trị lài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký
quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ. giũ hộ.
- Kết cấu và nội dung phản ánh TK 338
* Bên nợ:
Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý.
Các khoản đã chi về KPCĐ.
Xử lý tài sản thừa.
Các khoản đã nộp khác.
* Bên có :
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định

Các khoản phải nộp phải trả hay thu nợ.
Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp phải trả được hoàn lại
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 12 Khoa Kế toán – Kiểm toán
* Số Dư bên Có:
Số tiền còn phải trả, phải nộp.
Trong tài khoản 338 có 9 tiểu khoản thì kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương sử dụng các tiểu khoản sau:
+ TK 3382: Kinh phí công đoàn
+ TK3383: Bảo hiểm xã hội
+ TK3384: Bảo hiểm y tế
+ TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong
quá trình hạch toán như :
+ Tài khoản 622 chi phí nhân công trực tiếp: tài khoản này được sử
dụng để phản ánh các khoản chi phí về tiền lương, tiền công, trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, của người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh.
+ Tài khoản cấp hai: 6271 chi phí nhân viên phân xưởng: tài khoản này
được sử dụng để phản ánh các khoản chi phí về tiền lương, trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, của nhân viên quản lý phục vụ chung ở bộ phận kinh doanh
như: quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho .
+ Tài khoản cấp hai 6411: Chi phí nhân viên bán hàng tài khoản này
phản ánh các khoản chi phí tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
của bộ phận bán hàng trong doanh nghiệp.
+ Tài khoản cấp hai 6421: Chi phí nhân viên quản lý: tài khoản này
được sử dụng để phản ánh chi phí về tiền lương trích BHXH, BHYT, PKCĐ
các bộ phận nhân viên thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp như: giám đốc,

các phòng ban quản lý chức năng và các nhân viên thuộc bộ phận quản lý
hành chính

+ Tài khoản 111: Tiền mặt
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 13 Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng
Để phản ánh số tiền đã chi cho ngươi lao động và một số tài khoản khác
1.2.3 Một số nghiệp vụ kê toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, kế
toán phân loại tiền lương và lập chứng từ phân bổ tiền lương và các khoản có
tính chất lương vào chi phí.
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641, 642 – Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Phản ánh các khoản tiền thưởng phải trả cho công nhân viên trong kỳ.
Tuỳ thuộc tính chất khoản thưởng đó để ghi tăng chi phí( Ghi Nợ TK
622,627,641,642) hoặc ghi giảm quĩ khen thưởng phúc lợi(Ghi Nợ TK 353)
đồng thời ghi tăng khoản phải trả người lao động( Ghi Có TK 334)
- Phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hàng tháng
được tính vào chi phí kế toán ghi tăng chi phí của các bộ phận có liên quan
đồng thời ghi tăng khoản phải trả, phải nộp khác.
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641, 642 – Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 (Chi tiết TK 3382, 3383, 3384, 3389)
- Trợ cấp BHXH phải trả CNV.
Nợ TK 338 – Phải trả phải nộp khác (3383)
Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 14 Khoa Kế toán – Kiểm toán
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có Tk 138 – Phải thu khác
- Thanh toán tiền công, tiền lương, tiền thưởng cho CNV.
Nợ TK 334 – phải trả người lao động
Có TK 111, 112…
- Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, chi tiêu KPCĐ để lại
doanh nghiệp.
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111, 112…
- Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị.
Nợ TK 338 – phải trả, phải nộp khác
Có TK 111, 112…
- Cơ quan cấp trên cấp bù số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Nợ TK 111, 112…
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
1.2.4. Hình thức kế toán
Tuy thuộc vào điều kiện mỗi doanh nghiệp cụ thể áp dụng một trong
các hình thức sổ kể toán sau:

* Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà
trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên
các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.Theo hình thức kế
toán Nhật ký chung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng
các sổ kế toán là:
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 15 Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ cái tài khoản 334,338
- Các sổ kế toán chi tiết TK 3341, 3348, 3382, 3383, 3384, 3389
* Nhật ký - Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái: Các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và
theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán
tổng hợp duy nhất là sổ Nhật kỷ - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào Sổ nhật ký - Sổ
cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương sử dụng các sổ kế toán là:
- Nhật ký - Sổ cái.
- Các sổ kế toán chi tiết TK 3341, 3348, 3382, 3383, 3384, 3389
* Chứng từ ghi sổ:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực
tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "Chứng từ ghi sổ". Việc ghi sổ kế toán tổng
hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cũng nội dung kinh tế.Chứng từ
ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ
tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Theo hình thức kế toán
chứng từ ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng các
sổ kế toán là:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ cái tài khoản 334,338.
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 16 Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Các sổ kế toán chi tiết TK 3341, 3348, 3382, 3383, 3384, 3389
* Nhật ký - chứng từ
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có
của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các
tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh
tế(theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên
cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dựng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu
quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký chứng từ;
- Bảng kê;
- Sổ Cái;

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 17 Khoa Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÊ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP LẬP THẠCH
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.1.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp điều tra, phỏng vấn là một phương pháp được sử dụng
nhiều trong các cuộc điều tra, phỏng vấn có quy mô nhỏ. ưu điểm của phương
pháp này là có thể thu thập được nhiều thông tin có giá trị và người phỏng
vấn có thể đưa ra được những câu trọng tâm, hướng người được phỏng vấn
vào các vấn đề chuẩn của nội đung cần được phỏng vấn. Tuy nhiên với
phương pháp điều tra phỏng vấn này đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ
và có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực thực hiện.
* Phương pháp điều tra:
Khi thực hiện phương pháp điều tra, đòi hỏi người thực hiện phải tiến
hành thiết kế phiếu điều tra. Trong phiếu điều tra là một hệ thống các câu hỏi
đúng hoặc mở và các câu hỏi trong phiếu điều tra phải dễ hiểu, không mang
tính trừu tượng. Nội dung các câu hỏi trong phiếu điều tra. phải hướng tới các
vấn đề có liên quan đến mục tiêu của cuộc điều tra, mà mục tiêu của cuộc điều
tra này là tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch. Do
vậy nội dung của các câu hỏi trong phiếu điều tra phải tập chung chủ yểu vào
các vấn đề có liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
như các vấn đề về hình thức kế toán, chứng từ sử dụng, sổ kế toán. (Phiếu điều
tra có ở phụ lục 01)
Sau khi thiết kế xong mẫu phiếu điều tra, ta tiến hành việc phát phiếu

điều tra. Phiếu điều tra được phát cho các nhân viên có liên quan đến công tác
kế toán tiền lương như: người chấm công từng bộ phận; người lập bảng
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 18 Khoa Kế toán – Kiểm toán
lương; người hạch toán tiền lương, người quản lý, ghi chép vào sổ cái, sổ
đăng ký chứng từ… người ký duyệt các chứng từ có liên quan đến tiềnlương.
Kết quả thu được từ phiếu điều tra sẽ là cơ sở để xác định được thực
trạng của hoạt động kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của
Công ty.
* Phương pháp phỏng vấn:
Là việc tiến hành phỏng vấn trục tiếp các đối tượng có liên quan đến
hoạt động hạch tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty. Phương
pháp phỏng vấn này đòi hỏi cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn
phải có trình độ chuyên môn nhất định về lĩnh vực được đề cập trong cuộc
phỏng Vấn. Phương pháp nay chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mối quan hệ tình
cảm của người được phỏng vấn và người phỏng vấn. Do đó trong cuộc phỏng
vấn cần tạo ra tâm lý thoải mái giữa hai người, cứ như vậy thì cuộc phỏng vấn
mới đạt được kết quả tốt. Cần chuẩn bị nội dung các câu hời sẽ đựng trong
cuộc. Trước khi thực hiện các cuộc phỏng vấn cần thông báo trước, để họ cớ
thể sắp xếp được thời gian và chuẩn bị về mặt nội dung của cuộc phỏng vấn.
Để các thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn có ích và dễ sử dụng,
đòi hỏi việc ghi chép thông tin trong quá trinh phỏng vấn chính xác, theo hệ
thống và cú thể phân chia thành từng chủ đề, để sau nay cú thể sử dụng được
một cách có hiệu quả. Các thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn sẽ là cơ sở
để đánh giá được thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác tiền
lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
2.1.2. Phương pháp quan sát thực tế
Thực chất của phương pháp nay là hoạt động tìm hiểu, học hỏi quy

trình thực hiện kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản
trách theo lương tại Công ty. Nó bao gồm việc tìm hiểu cách thức lập chứng
từ, luân chuyển chứng từ, việc vận dụng tài khoản kế toán để định khoản, việc
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 19 Khoa Kế toán – Kiểm toán
quản lý, ghi chép và bảo quản sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết có
liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.2. Tổng quan và thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch:
2.2.1.Tổng quát về Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch
2.2.1.1 Khái quát về đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của
Công ty
Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch (trước đây gọi là Lâm trường Lập
Thạch) được thành lập từ năm 1968 theo Quyết định số 200/QĐ – UB ngày 01
tháng 10 năm 1968. Lúc này Lâm trường Lập Thạch được thành lập từ việc sát
nhập ba công trường khai thác gỗ là:
- Công trường khai thác gỗ Lãng Công - huyện Lập Thạch (nay là
huyện Sông Lô).
- Công trường khai thác gỗ Ngọc Mỹ - huyện Lập Thạch.
- Công trường khai thác gỗ Vĩnh Thịnh - huyện Lập Thạch (nay là huyện
Tam Đảo).
Ba công trường này sát nhập lấy tên gọi là: Lâm trường Lập Thạch, có
trụ sở chính đóng tại xã Xuân Hoà - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc (nay
là thị trấn Lập Thạch – huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc). Với tổng diện
tích đất được giao quản lý là 4.367,52 ha, số diện tích này nằm trên 12 xã phía
bắc của huyện Lập Thạch, có nhiều dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn
như: Kinh, Dao đỏ, Cao Lan, Sán Dìu…

Nhiệm vụ ban đầu lúc này là khai thác các loại gỗ rừng tự nhiên, bảo vệ
số diện tích rừng hiện có và trồng rừng vào những diện tích đất trống đã được
Nhà nước giao cho.
Trải qua các thời kỳ, cùng với sự thay đổi chung của đất nước khi chuyển
đổi từ cơ chế hạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 20 Khoa Kế toán – Kiểm toán
nước, Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch cũng được mở rộng ngành nghề kinh
doanh và chuyển sang trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu giấy. Từ trực thuộc Sở
Nông nghiệp Vĩnh Phú sang Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú theo Quyết
định số 323/QĐ – UB ngày 26 tháng 5 năm 1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh
Phú, đến ngày 28 tháng 10 năm 2004 thực hiện Quyết định số 228/QĐ –GVN
của Tổng Công ty giấy bãi bằng thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam.
Tháng 9 năm 2007 Lâm trường Lập Thạch được chuyển đổi thành
Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch toán phụ thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam
theo mô hình Công ty mẹ, công ty con tại Quyết định số 437/QĐ. GVN – HN
ngày 14 tháng 09 năm 2007 của Tổng Công ty giấy Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh:
Với đặc thù riêng của ngành sản xuất lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh
dài, đối với rưùng nguyên liệu giấy một chu kỳ sản xuất từ khi trồng đến khi
khai thác là 8 năm, vì vậy việc kinh doanh của Công ty hàng năm là: Gieo
ươm tạo cây giống, trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy hàng năm trồng mới 150 –
200 ha. Chăm sóc rừng trồng ba năm đầu (từ năm 1- năm 3), quản lý bảo vệ
rừng khép tán (từ năm thứ 4 – năm thứ 8).
- Khai thác gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy của Công ty (đối với số diện
tích rừng đến tuổi khai thác). Hàng năm khai thác từ 5 – 10 ngàn mét khối gỗ
cung cấp nguyên liệu giấy cho nhàn máy giấy bãi bằng của Tổng công ty giấy
Việt Nam.

- Dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật, cây giống cho nhân dân quanh
vùng để bà con cùng trồng rừng, thu mua, tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy của
nhân dân trong địa bàn.
Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động sản xuất tại Công ty Lâm
nghiệp Lập Thạch:
Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch theo cơ
cấu tổ chức các phòng, các đội sản xuất. Toàn Công ty có 3 phòng chức năng,
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 21 Khoa Kế toán – Kiểm toán
7đội sản xuất và một xưởng chế biến gỗ, làm theo mô hình trực tuyến cụ thể
như sau:
Giám đốc: Đứng đầu công ty, lãnh đạo cao nhất trong công ty, là đại
diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức, điều hành
công ty theo đúng quyền hạn chức năng đã được giao và chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc điều hành quản lý
một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công uỷ quyền của Giám
đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ
máy của công ty. Đề xuất đào tạo cán bộ trước mắt và lâu dài, xây dựng theo
dõi thực hiện kế hoạch tiền lương, an toàn lao động, định mức lao động, tuyển
dụng lao động…
Phòng kế toán tài chính: Tham mưu Giám đốc trong công tác tài chính
kế toán, thống kê. Thực hiện vai trò kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà
nước tại công ty.
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
7 đội sản
xuất lâm
nghiệp
Xưởng
chế biến
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
kế
hoạch
kỹ thuật
Phòng
tổ chức
hành
chính
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 22 Khoa Kế toán – Kiểm toán
Quản lý công tác thu chi của công ty đảm bảo hạch toán đúng và chính xác.
Quản lý ngân quỹ tại Ngân hàng và tiền mặt của công ty, chủ động
nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo định
kỳ Giám đốc việc thực hiện kế hoạch thu chi của đơn vị.
Lập và phân tích các báo cáo tài chính và tham mưu cho Ban Giám đốc
để chủ động các nguồn vốn. Bảo mật số liệu nhằm đảm bảo cho các chiến
lược kinh doanh của công ty.
Thực hiện các báo doanh thu cho đơn vị chủ quản đúng thời gian quy
định, chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc, các chính sách kế toán theo đúng
quy định của Bộ Tài chính và các công văn hướng dẫn của ngành.

Quản lý kho vật tư, thiết bị kinh doanh, tài sản, công cụ của công ty.
Triển khai công tác bảo hành tất cả vật tự, thiết bị của Công ty.
Ngành nghề kinh doanh:
Với đặc thù riêng của ngành sản xuất lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh
dài, đối với rưùng nguyên liệu giấy một chu kỳ sản xuất từ khi trồng đến khi
khai thác là 8 năm, vì vậy việc kinh doanh của Công ty hàng năm là: Gieo
ươm tạo cây giống, trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy hàng năm trồng mới 150 –
200 ha. Chăm sóc rừng trồng ba năm đầu (từ năm 1- năm 3), quản lý bảo vệ
rừng khép tán (từ năm thứ 4 – năm thứ 8).
- Khai thác gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy của Công ty (đối với số diện
tích rừng đến tuổi khai thác). Hàng năm khai thác từ 5 – 10 ngàn mét khối gỗ
cung cấp nguyên liệu giấy cho nhàn máy giấy bãi bằng của Tổng công ty giấy
Việt Nam.
- Dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật, cây giống cho nhân dân quanh
vùng để bà con cùng trồng rừng, thu mua, tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy của
nhân dân trong địa bàn.
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 23 Khoa Kế toán – Kiểm toán
2.2.1.2. Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch
- Tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được
tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực
hiện tại phòng kế toán tài chính của Công ty. Phòng kế toán tài chính công ty
có 6 người, được bố trí sắp xếp như sau:
* Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán tài chính công ty: là người
trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế toán tài chính công ty.
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản,
vật tư tiền vốn… của công ty một cách có hiệu quả. Chịu trách nhiệm trước
giám đốc và các cơ quan chức năng về công tác hạch toán kế toán, công tác

thống kê đảm bảo đúng chế độ chính sách và đúng theo chuẩn mực kế toán. Tổ
chức quản lý, lưu trữ tài liệu và chứng từ kế toán của công ty.
- Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho
kế toán trưởng về công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Tổng hợp
tính toán và phân bổ các khoản chi phí cho các loại sản phẩm tính tổng thực tế
cho từng loại sản phẩm đồng thời lập báo cáo tài chính của Công ty.
- Kế toán khâu lâm sinh: Theo dõi các nghiệp kinh tế phát sinh liên
quan đến khâu sản xuất lâm sinh như: vật tư, phân bón, cây giống và trồng
chăm sóc quản lý bảo vệ rừng. Thanh toán các khoản tiền lương, tiền công
liên quan đến công tác lân sinh.
- Kế toán khâu khai thác gỗ: Là người trực tiếp theo dõi các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến việc khai thác, thu mua và tiêu thụ gỗ nguyên
liệu giấy của Công ty.
- Kế toán thuế: là người theo dõi, hạch toán các khoản thuế đầu vào,
đầu ra, tiền thuế đất và các loại thuế khác của Công ty, đồng thời làm công tác
thống kê và theo dõi tiền gửi ngân hàng.
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 24 Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Thủ kho, thủ quỹ: Hàng ngày làm nhiệm vụ nhập xuất kho vật tư hàng
hoá, thu chi tiền mặt theo các phiếu được coi là hợp lệ, đồng thời là cán bộ định
mức tham gia xây dựng, khảo sát hiện trường thực tế để tham mưu cho kế toán
trưởng về định mức lao động trong các công đoạn sản xuất trong tất cả các đơn
vị của Công ty.
- Chính sách kế toán tại công ty:
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch là chế độ
kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chung.
Phương pháp khấu hao: theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời
gian sử dụng ước tính.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ hạch toán tại Công ty là 01 tháng.
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN
KHÂU LÂM
SINH
KẾ TOÁN
KHÂU KHAI
THÁC GỖ
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
THỦ KHO
THỦ QUỸ
KÊ TOÁN
THUẾ
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 25 Khoa Kế toán – Kiểm toán
2.2.2. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch
2.2.2.1 . Đặc điểm về lao động và tiền lương tại công ty
Công ty hiện nay quản lý 105 lao động, trong đó, số lao động có trình
độ đại học là 5 người.
Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch trả lương theo hai hình thức:
- Trả lương theo thời gian đối với bộ phận văn phòng và bộ phận sản

xuất lâm nghiệp.
- Trả lương theo sản phẩm đối với bộ phận phân xưởng sản xuất.
* Cách tính lương và các khoản trích theo lương
(1) Hình thức trả lương theo thời gian với bộ phận văn phòng:
Công thức :
Anh Cao Trọng Bảo là nhân viên phòng Tổ chức hành chính, trong tháng 3
năm 2011 số ngày công lao động của anh là 22, hệ số lương là 5.32. Tiền
lương cơ bản của anh Bảo được tính là
730.000 đ x 5,32 x 22/22 = 3.888.060 đ.
(2) Hình thức trả lương theo sản phẩm với bộ phận phân xưởng:
Tổng quỹ lương phải Tổng khối lượng Đơn giá
trả cho người lao = sản phẩm x sản phẩm
lao động hoàn thành
SV: Đặng Thị Thanh Chuyên Đề thực tập tốt
nghiệp
Lớp LTTC-ĐHKT9 – K3
22 ngày làm việc
Mức lương
thời gian của
mỗi CNV
(tháng)
=
Mức lương cơ bản x Hệ số
lương
x
Số ngày
làm việc
thực tế
Lương phải
trả người lao

động
Tổng lương phải trả cho
người lao động
=
Tổng số công làm
x
Số công người
lao động đi làm

×