Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
I- MỞ ĐẦU:
Trong xu thế của thời đại ngày nay, đất nước ta đang trên đường đổi mới, hội
nhập và phát triển. Song song với sự phát triển không ngừng của khoa học - công
nghệ và sự du nhập văn hóa từ các nước trên thế giới thì văn hóa nghệ thuật giữ vai
trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc,
tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Thế nên, việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là 1 nhiệm vụ vô cùng khó khăn trước những thử
thách mới. Chính vì thế, việc xây dựng bản lĩnh vững vàng, không bị hòa tan bản
sắc văn hóa của dân tộc trước những cái mới, cái lạ từ bên ngoài cho từng con người
cụ thể lại hết sức khó khăn.
Trẻ con - những người chủ nhân tương lai của đất nước - đối tượng của giáo
viên mầm non với đặc điểm hay bắt chước, thích tìm tòi khám phá thế giới xung
quanh, trẻ dễ dàng bị thu hút bởi những cái hay, cái đẹp mà hoạt động tạo hình lại là
phương tiện để trẻ thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung
quanh. Kết quả của hoạt động tao hình lại phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh
nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các
hoạt động tạo hình sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của
trẻ.
Để giúp trẻ có được cái nhìn bao quát về thế giới xung quanh, có được quan
niệm đúng đắn và những nhận xét về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, hướng trẻ
đến với cái “Chân – Thiện – Mĩ” thì người giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ
bắt buộc phải có một trình độ nhất định cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống
nhằm truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Với vai trò quan trọng
đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, trao
dồi kiến thức, kĩ năng để nâng cao năng lực sư phạm cho mình.
Trang 1
1
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
Trong suốt quá trinh giảng dạy, đối chiếu với tình hình thực tế của trường,
lớp. Tôi lụa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn tạo
hình cho trẻ mẫu giáo”
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lí luận của đề tài:
“ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nói đến hoạt động giáo dục là nói đến
khái niệm mang tính chất rộng lớn trong toàn xã hội có tác động trực tiếp đến toàn
thể nhân loại, đến sự sống còn tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc , mỗi Quốc gia
trên thế giới. Nắm được tầm quan trọng của giáo dục Đảng và nhà nước ta coi giáo
dục là một chiến lược tầm cỡ nhất, quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế
đất nước. Đưa đất nước ngày một đi lên và phát triển mạnh mẽ hơn về mọi mặt,
sánh vai cùng với cường quốc khắp Năm Châu.
Một Quốc gia có nền giáo dục phát triển thì Quốc gia đó có nến kinh tế phát
triển nhanh, mạnh và bền vững. Một đất nước giàu mạnh phát triển về kinh tế thì sẽ
khiến người ta nghĩ ngay ra rằng đất nước đó có một nền giáo dục phát triển không
ngừng mạnh mẽ, tiên tiến và hiện đại…
Trong bối cảnh kinh tế trên toàn thế giới nói chung và bối cảnh kinh tế Việt
Nam hiện nay nói riêng, thì giáo dục được xã hội nhìn nhận với con mắt rất tích cực,
mọi vấn đề về giáo dục thường được chú trọng, quan tâm ưu ái hơn. Giáo dục Việt
Nam được quan tâm chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương về mọi mặt.
Trường, lớp Mẫu giáo là đơn vị nhỏ nhất để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng ,
chăm sóc, giáo dục trẻ, nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách
Trang 2
2
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
toàn diện. Do đặc thù riêng, nên yêu cầu đặt ra cho cô giáo mầm non phải là người
có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm với nhiều thủ thuật thu hút trẻ và
phải thật sự yêu nghề, mến trẻ mới có thể giúp trẻ cảm nhận và yêu những cái hay,
cái đẹp trong cuộc sống xung quanh, trong các sản phẩm tạo hình nhằm hình thành
nhân cách sau này cho các cháu.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
a. Đặc điểm tình hình:
Tạo hình là hoạt động không chỉ có ở trường mầm non mà còn là môn
học bắt buộc ở các cấp học sau. Nó còn là cơ hội để phát hiện tài năng nghệ
thuật, định hướng cho cháu trong tương lai về sau.
Thực tế, tuy trong những năm qua, giáo dục mầm non nói chung và
giáo dục hoạt động tạo hình nói riêng có những tiến bộ nhất định để cải tiến
các hoạt động giáo dục trẻ nhưng không khỏi còn những hạn chế trong
phương pháp giáo dục. Bản chất phương pháp giáo dục mầm non của chúng
ta vẫn còn đồng loạt, cứng nhắc, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động của
từng cá nhân trẻ.
b. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
Đầu năm được sự phân công của BGH, tôi nhận dạy lớp Lá 3, với đối
tượng trẻ 5-6 tuổi thì các kĩ năng tạo hình đa số trẻ đều nắm được và có thể tự
mình tạo hình thành sản phẩm quen thuộc với trẻ mà cô yêu cầu. Trẻ nhỏ, nên
rất thích tạo hình, trong gia đình những trẻ được cha mẹ quan tâm trẻ còn biết
sáng tạo thêm những cái mới, sáng tạo hơn so với sự gợi ý, hướng dẫn của cô
và biết nhận xét, góp ý cho sản phẩm của bạn.
Trang 3
3
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
Phòng học được xây dựng đúng quy cách đặc trưng của mẫu giáo,
phòng học rộng, thoáng mát, sạch đẹp, có đầy đủ ánh sáng và bàn ghế cho trẻ
hoạt động.
Đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ cho công tác giảng dạy, BGH tạo
điều kiện cho GV làm đồ dùng, đồ chơi ở các lớp đáp ứng như cầu sử dụng
hàng ngày của GV.
Năm học 2011-2012 là năm học thứ 2 thực hiện chương trình GDMN
mới, nên việc tự lên kế hoạch hoạt động cho lớp mình có nhiều thuận lợi vì đã
có kinh nghiệm trong soạn giảng.
Hàng năm được học tập bồi dưỡng về chuyện môn hè, vào năm học
được sự quan tâm chỉ đạo từ phía BGH về nội dung chương trình khung, sách
tham khảo, 1 số tài liệu có liên quan… đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên trong công tác.
* Khó khăn:
Do đặc thù riêng của lớp, trong lớp có 15/30 cháu chưa qua lớp Mầm
Chồi nên khó tiếp cận chương trình cùng các bạn, việc rèn nề nếp đầu năm
gặp nhiều khó khăn, các kĩ năng tạo hình cháu có được đa số là do sẵn có tại
gia đình, chưa qua trường lớp hướng dẫn nên để đưa trẻ đi vào nề nếp và
hướng dẫn trẻ các kĩ năng tạo hình cơ bản gặp nhiều khó khăn, việc lựa chọn
màu sắc phù hợp để vẽ và tô màu trẻ cũng gặp không ít khó khăn. Nhiều trẻ
thiếu tự tin khi tự mình chọn màu để vẽ và tô, khi trên lớp tổ chức hoạt động
tạo hình trẻ rất hay có tâm lí chờ đợi cô hướng dẫn, chưa được mạnh dạn
trong thực hiện tạo hình theo khả năng và ý thích của mình.
c. Thực trạng:
Trang 4
4
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
Vào giờ hoạt động tạo hình đa số trẻ đều rất thích, trẻ hào hứng tham
gia và tự hào khi mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, trẻ rất hay ngắm nghía
sản phẩm mình làm ra và giới thiệu với bạn bè, cha mẹ về thành quả mình đạt
được. Những trẻ thực hiện chưa tốt thì lại có tâm lí ngượng ngùng, mắc cỡ…
Nhìn chung, giờ tổ chức hoạt động tạo hình nó đã tác động đến trẻ hầu như
toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, những sản phẩm tạo hình được trẻ tạo ra
nó đã phản ánh tâm lí và khả năng lĩnh hội của trẻ trong giờ hoạt động.
Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình hiện nay tập trung chủ yếu
dựa vào hoạt động của cô, trẻ tiếp thu một cách thụ động. Mỗi giờ hoạt động
cứ tiếp diễn theo 1 khuôn mẫu nhất định là: “Cô đưa ra vật mẫu (tranh ảnh
hoặc sản phẩm nặn) theo thường lệ thì trẻ phải công nhận “nó là thế” rồi đàm
thoại về mẫu, về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, đường nét (cô làm mẫu – nếu là
tiết theo mẫu), cuối cùng là cho trẻ thực hiện và nhận xét sản phẩm dựa theo
mẫu gợi ý của cô”. Với giờ hoạt động theo mẫu, nếu trẻ làm đúng những
đường nét, màu sắc, bố cục… như mẫu của cô sẽ được khen nhiều. Như thế
đã vô tình làm mất đi cơ hội để trẻ tham gia nhận xét, bổ sung các ý kiến
đóng góp cho bạn và tính sáng tạo của trẻ.
Những học liệu chính vẫn là : Chì màu, giấy, đất nặn, keo dán. Các
nguyên vật liệu sẳn có như: Lá cây, hột hạt, màu nước, giấy cứng, dây…
được xem như là nguyên vật liêu phụ, chỉ được đưa vào sử dụng trong giờ
hoạt động góc nên thiếu phần phong phú, đa dạng.
VD: Cô có thể cắt thành hình con bướm từ giấy Ruki, phát cho mổi trẻ
2 con bướm giống nhau và chuẩn bị thêm màu nước, dây. Cô hướng dẫn trẻ
dùng muỗng nhỏ (hoặc 1 vật khác tương tự) lấy 1 ít màu nước cho vào giữa
lòng cánh bướm, thân bướm rồi ép 2 con bướm lại với nhau, khi mở ra trẻ sẽ
Trang 5
5
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
được 2 con bướm với nhiều màu sắc khác nhau hết sức ngộ nghĩnh và độc
đáo. Hoặc cho trẻ làm tương tự với cách cho trẻ tự pha nhiều màu nước qua
nhiều chai, lọ và nhỏ từng giọt lên trên tờ giấy to cô đã chuẩn bị, trẻ dùng
miệng để thổi những giọt nước đó để tạo thành hình bông hoa nhiều màu sắc
(hoặc là pháo hoa)…
3. Các biện pháp để thay đổi thực trạng:
Xuất phát từ việc nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tao hình
qua hoạt động thực tế ở lớp mình tôi nhận thấy rằng mỗi giáo viên mầm non
trước khi tổ chức cho trẻ cần cho trẻ làm quen với đề tài là vô cùng quan
trọng (điều này ai cũng biết, nhưng việc thực hiện đều đặn và xuyên suốt thì
rất khó) nhằm giúp cô nắm được tình hình lớp và có sự điều chỉnh cho phù
hợp (nâng cao yêu cầu hoặc giảm nhẹ yêu cầu so với dự kiến trong giáo án và
vật mẫu).
Nếu làm được điều đó giờ hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rõ
rệt so với những dự kiến trong kế hoạch mà giáo án cô đã đề ra. Từ đó, dựa
vào vốn kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm sống của trẻ mà cô có thể rèn
luyện thêm cho trẻ những kiến thức, kĩ năng mới cho phù hợp với trẻ lớp
mình. Mẫu gợi ý của cô chuẩn bị cũng gần gũi với trẻ hơn, trẻ sẽ cảm thấy
thích thú và rất hứng khởi khi được sử dụng vốn sống để chủ động thực hiện
các yêu cầu cô đề ra qua sự tìm tòi, khám phá, phát hiện những kiến thức, kĩ
năng mới, trẻ có sự yêu thích và mong muốn tự thể hiện ý nghĩ của mình qua
sản phấm sáng tạo theo cách riêng của mình.
Cô không nên lạm dụng các sản phẩm và làm mẫu, càng ít làm mẫu và
sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tích cực tư duy, tìm kiếm cách thể
Trang 6
6
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
hiện. Nếu xem nhiều các sản phẩm mẫu và xem cô làm mẫu sẽ làm tê liệt
những cảm xúc trước đó ở trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của
trẻ, vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ chỉ
việc ghi nhớ và bắt chước là đủ.
Trong trường hợp yêu cầu làm mẫu, cô không nên vội vàng làm mẫu
ngay, mà phải giúp trẻ suy nghĩ bằng các câu hỏi gợi ý.
VD: Cô vừa làm mẫu vừa hỏi:
Cô phải bắt đầu vẽ từ đâu đến đâu?
Vẽ hình gì?
Vẽ hình gì?
Vẽ như thế nào?
Tạo tình huống như mình không biết và phải nhờ trẻ giúp đỡ, động
viên giúp trẻ tự tin, tích cực, chủ động thể hiện sự sáng tạo. Và muốn được
như thế thì cô phải chuẩn bị cho cháu nắm vững các kĩ năng tạo hình một
cách thuần thục để cháu thực hiện yêu cầu dễ dàng hơn.
Vào đầu năm học và các hoạt động mọi lúc mọi nơi cô có thể hướng
dẫn cháu nắm vững kĩ năng tạo hình theo các nội dung sau:
- Dạy vẽ: Phải giúp trẻ nắm vững các chuẩn cảm giác về màu sắc, đường nét,
hình dạng, kích thước, bố cục của hình vẽ. Cần giáo dục trẻ hiểu được rằng
bức tranh được công nhận là đẹp không nhất thiết phải giống mẫu của cô hay
bất cứ ai khác, mà nó đẹp ở sự thể hiện tính độc đáo của sản phẩm qua cách
trình bày, ý tưởng hay và cách tô màu sao cho đẹp mắt và phù hợp với thực
tế.
- Dạy nặn: Dạy trẻ nắm vững các kĩ năng xoay tròn, ấn bẹp, bẻ cong, vuốt
nhọn, dàn mỏng, cách chia đất… Giúp cháu biết cách ước lượng tỉ lệ giữa các
Trang 7
7
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
phần trong sản phẩm khi chia đất và hiểu được một sản phẩm nặn đẹp là phải
có sự cân đối, bóng, màu sắc hài hòa.
- Dạy cắt dán: Cần giúp cháu biết cách cầm kéo đúng cách, thực hiện được các
kĩ năng cắt nhát thẳng, cong, cong tròn, cắt nhát xiên, cách gấp và cắt giấy
sao cho ngay ngắn, cách ước lượng và sắp xếp bố cục lên bức tranh và phếch
hồ sao cho thẳng và đều. Với kĩ năng cắt gây nhiều khó khăn cho trẻ, cô có
thể tìm giấy đã qua sử dụng (giấy A4 in bị hư, giấy báo…) cho cháu tập cắt
từng kĩ năng cùng cô vào mọi lúc mọi nơi để trẻ có nhiều cơ hội cầm kéo
thực hiện kĩ năng cắt hoàn thiện hơn.
- Dạy xé dán: Cô dạy cháu nắm được kĩ năng xé dãy, xé vụn, xé cong lượn,
cong tròn. Với kĩ năng này nhiều trẻ chưa thành thạo, vì thế cô phải hết sức
kiên nhẫn dạy cháu kiên trì thực hiện nhiệm vụ được giao, tuyệt đối không
nhờ bạn làm dùm hoặc hấp tấp vội vàng cho xong. Trẻ rất hay xé bằng cách
cầm 2 đầu giấy và xé thằng theo chiều dọc tờ giấy, cô cần chỉ rõ cho cháu
cách xé bằng 2 ngón tay (cái và trỏ của 2 bàn tay ), xé nhít từng tí một và đề
ra yêu cầu là khi xé nét thẳng hay nét cong thì sản phẩm không nhăn, không
bị đứt, nét xé mịn, sắp xếp bố cục đều, dán phẳng. Cô cũng có thể chuẩn bị
cho trẻ tập xé ở mọi luc mọi nơi qua cách xé theo hình ảnh sưu tầm trên giấy
báo, tranh ảnh… để rèn dần kĩ năng xé giấy cho trẻ.
III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Tóm lại: Khi tổ chức thực hiện hoạt động tạo hình cho trẻ cần tạo bầu
không khí thoải mái, dân chủ khi nhận xét, đánh giá sản phẩm tạo hình của
trẻ. Khuyến khích những sản phẩm mang tính sáng tạo, nhận xét góp ý của trẻ
về sản phẩm của bạn, động viên trẻ nêu những thắc mắc về vấn đề trẻ đang
quan sát, tìm hiểu. Dành sự ưu tiên thích đáng cho những suy nghĩ thông
Trang 8
8
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
minh, sáng tạo của trẻ, tạo điều kiện để trẻ tham gia nhận xét, bổ sung các câu
trả lời của bạn.
Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh để trẻ tri
giác đồ vật, không cho trẻ xem quá lâu hoặc nhiều sản phẩm tạo hình sẽ gây
cho trẻ tâm lí dựa dẫm, chờ đợi và lười sáng tạo. Khi có và xem quá nhiều vật
mẫu bé sẽ ít động não hơn, và khi đó bé sẽ bị phân tâm, khó tập trung. Ví như
chỉ có một vài hình ảnh gợi ý thì bé sẽ “nghiên cứu” nó thật kỹ và cố nghĩ ra
thật nhiều ý tưởng khác nhau để thể hiện sự độc đáo của cá nhân trẻ. Nhưng
nếu có cả một hoặt nhiều vật mẫu đa dạng… vây quanh thì bé sẽ không dừng
lại lâu với mẫu nào để “tư duy” kỹ lưỡng cả.
Ngoài ra, để trẻ có thể phát triển lối tư duy khác biệt, tích cực, giáo
viên chớ vội thực hiện (hướng dẫn) ngay yêu cầu của cháu những thứ mà trẻ
còn đang tư duy. Cứ để trẻ thiếu thốn một chút thì trí tưởng tượng của trẻ
càng có cơ hội tự do bay bổng.
Tất cả những gì mà trẻ tự tạo ra bằng đôi tay của chính mình – vẽ, nặn,
tô, hay thậm chí là xé tan, làm hư hỏng thứ gì đấy… thì cũng giúp trí thông
minh và bản năng sáng tạo của trẻ phát triển. Và cô giáo đừng nên liên tục
phê bình, chỉnh đốn trẻ theo kiểu như: “Cầm bút cao cao lên nào!”, “Không
được dùng tay trái”, “Sao mặt trời lại màu tím, màu đỏ chứ?”…. Vì như vậy
ta chỉ cản trở sự sáng tạo của trẻ mà thôi. Nhân tiện xin nói thêm là việc sử
dụng tay trái hay tay phải đều có tác dụng như nhau trong việc tăng cường
khả năng của bộ não ở trẻ.
2. Kiến nghị:
Trang 9
9
Sáng kiến kinh nghiệm – Lý Kim Dung: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo
hình cho trẻ ở trường mẫu giáo” – Năm học 2011-2012.
- Bằng sự nghiên cứu thực trạng của trường lớp và các đồng nghiệp khác, sưu
tầm các tài liệu về chăm sóc giáo dục trẻ và lòng nhiệt huyết của mình tôi rất
mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ phía nhà trường, góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong lĩnh vực phát triển năng khiếu thẩm
mĩ cho trẻ.
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức nhiều hơn công tác bồi dưỡng chuyên môn
về lĩnh vực tạo hình qua hội thảo, chuyên đề để giáo viên có nhiều cơ hội cọ
xác và rút kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Đối với nhà trường và tổ khối chuyên môn: Cần hướng dẫn cho giáo viên bổ
sung thêm vào những nguyên vật liệu chính truyền thống (Chì màu, giấy, đất
nặn, keo dán,, thêm vào các nguyên vật liệu sẳn có như lá cây, hột hạt,…)
những nguyên vật liệu đa dạng hơn vào hoạt động chung khi tổ chức cho trẻ
tạo hình như: Màu nước, giấy cứng, lá cây, hột hạt… nhằm giúp cho hoạt
động tạo hình ngày càng sáng tạo thêm. .
Vĩnh Mỹ A, ngày 15 tháng 02 năm 2012
KÍ DUYỆT NGƯỜI VIẾT
Lý Kim Dung
Trang 10
10