Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 3 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA, tháng 8-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.35 KB, 92 trang )

Chương 3
QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
(Tháng 8-2014)

Học phần: Luật Thương mại 2
Biên soạn: TS. Nguyễn Hợp Toàn
email:
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật kinh tế. Khoa Luật. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Tái
bản lần thứ 4. Hà Nội 2012
2. Giáo trình Luật Thương mại. Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhà xuất bản Tư pháp. Hà
Nội 2011
3. Sách: “Thị trường hàng hoá giao sau”. Viện Nghiên cứu thương mại Bộ Thương mại,
NXB Lao Động 2000.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Luật Thương mại 2005.
2. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009
3. Luật Chuyển giao công nghệ 2006
4. Luật Hải quan 2014
5. Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23-10-2012 quy định chi tiết Quy định chi tiết một
số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại
6. Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 4-12-2008 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với
hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài; Thông tư số 74/2010/TT-BTC ngày 14-5-
2010 SĐBS một số nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC
7. Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Nghị định số
103/2011/NĐ-CP ngày 15-11-2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
133/2008/NĐ-CP
8. Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về


hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá; Nghị định số 120/2011/NĐ-CP
ngày 16-12-2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính
phủ quy định chi tiết Luật thương mại
1
9. Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10-2-2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục, cấp
Giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hoá
10. Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22-1-2003 quy định về việc phân loại hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu (Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá –HS)
11. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động
đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
12. Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6-4-2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006
13. Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23 tháng 3 năm 2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-
CP ngày 23-7-2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn
cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm
14. Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế 2002
15. Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam 2002 và Nghị
định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8-12-2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tự vệ trong
nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam
16. Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004 và Nghị định số
90/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh chống bán phá giá
hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
17. Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004 và Nghị định số
89/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh chống trợ cấp hàng
hoá nhập khẩu vào Việt Nam
18. Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31-5-2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
19. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về
xuất xứ hàng hoá

20. Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17-4-2006 hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc
cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 quy định
chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá
21. Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17-4-2006 hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần tuý theo Nghị định số
19/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá
22. Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4-11-2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo
2
23. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển
và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23-12-2009 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
24. Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12-2-2007 quy định chi tiết Luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
của doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam
25. Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22-4-2013 Quy định chi tiết về hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
26. Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại công
bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến
mua bán hàng hoá
27. Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31-5-2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam; Thông tư số
28/2012/TT-BCT ngày 27-9-2012 quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
28. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28-12-2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
29. Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24-6-2011 Phê duyệt Tổng thể phát triển thương
mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030.
30. Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015.

31. Thông tư số 15/2012/TT-BKHCN ngày 8-8-2012 Quy định về tổ chức và hoạt động
của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
32. Những quy định riêng về thương mại biên giới:
1) Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 7-11-2006 về việc quản lý hoạt động
thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg
ngày 23-12-2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg
2) Thông tư số 42/2012/TT- BCT ngày 27-12-2012 Quy định Danh mục hàng hóa
được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu vào nước CHXHCN Việt Nam dưới
hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới.
3) Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31-7-2008 ban hành Quy chế chợ biên
giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
4) Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14-3-2005 về Quy chế cửa khẩu biên giới
đất liền và Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 về Quy chế biên giới
trên đất liền nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3
5) Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2-3-2009 ban hành cơ chế, chính sách tài
chính đối với khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10-7-2009 sửa
đối, bổ sung Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và Thông tư số 137/2009/TT- BTC ngày 3-
7-2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2-3-
2009
6) Thông tư số 04/2012/TT- BNG ngày 6-9-2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục mở
chính thức, mở mới, nâng cấp cửa khẩu, đường qua lại biên giới trên đất liền Việt Nam-
Trung Quốc
7) Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 3-6-2009 Quy định xuất nhập khẩu hàng hóa
qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu
8) Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17-2-2009 ban hành quy chế bán hàng
miễn thuế
9) Thông tư số 42/2012/TT-BTC ngày 27-12-2012 Quy định Danh mục hàng hóa
được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu vào nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới

33. Các điều ước quốc tế liên quan:
1) Hiệp định về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT)
2) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
3) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS)
4) Hiệp định WTO về quy tắc xuất xứ, Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại 1994 (Hiệp định chống bán phá giá) của WTO, Hiệp
định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO, Hiệp định về các biện pháp tự vệ
của WTO, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
5) Hiệp định về Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT/AFTA)
6) Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)
34. Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO:
1) Các đoạn từ 270 đến 339: Chính sách trong nước ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu
hàng hoá: Chính sách công nghiệp-Các chính sách trợ cấp (270-288); Hàng rào kỹ thuật
đối với thương mại, tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp (289- 303); Các biện pháp kiểm
dịch động, thực vật (304-328); Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại-TRIMs
(329-332); Các khu vực tự do, đặc khu kinh tế (333- 339).
2) Các đoạn từ 340 đến 349: Mua sắm của Chính phủ, mua bán máy bay dân dụng
(Để trừ ra).
4
3) Các đoạn từ 377 đến 471: Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ.
35. Những văn bản cụ thể khác:
1) Chỉ thị số 25/2008/CT-TTG ngày 25-8-2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ
nông sản thông qua hợp đồng
2) Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24-6-2002 về chính sách khuyến khích
tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng
3) Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17-5-2010 thực hiện quy tắc xuất xứ trong
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
4) Quyết định số 4361/2010/QĐ-BCT ngày 18-8-2010 ban hành Danh mục các loại

hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa.
5) Thông tư số 15/2012/TT-BCT ngày 8-8-2012 quy định về tổ chức và hoạt động
của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
6) Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về
những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm an sinh xã hội và Quyết định số 12/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số
30/2008/NĐ-CP.
7) Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18-2-2013 Quy định về hoạt động kinh
doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa
KẾT CẤU CHUNG (4 phần)
I. MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
1. Khái niệm, phân loại hoạt động mua bán hàng hoá
a. Khái niệm, đặc trưng pháp lý của mua bán hàng hoá
b. Phân loại hoạt động mua bán hàng hoá
c. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước
2. Mua bán tài sản theo Bộ luật dân sự 2005
3. Mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005
a. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
5
4. Hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
a. Hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
b. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
c. Hợp đồng chuyển giao quyền đối với giống cây trồng
d. Hợp đồng chuyển giao công nghệ
II. MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
1. Khái quát về thị trường hàng hoá giao sau
a. Khái niệm chung về thị trường hàng hoá giao sau
b. Các loại thị trường hàng hoá giao sau

c. Hợp đồng trong thị trường hàng hoá giao sau
d. Quy chế giao dịch của thị trường hàng hoá giao sau
đ.Vai trò của thị trường hàng hoá giao sau
2. Quy chế cơ bản Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam
a. Một số khái niệm
b. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
c. Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
d. Uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
đ. Các hành vi bị cấm trong mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa
e. Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp
g. Sở giao dịch hàng hoá
h. Thành viên Sở giao dịch hàng hoá
i. Trung tâm thanh toán
k. Trung tâm giao nhận hàng hoá
III. MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
a. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
b. Các loại hàng hoá trong xuất, nhập khẩu
b1. Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
b2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại
b3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của các Bộ quản lý
chuyên ngành
6
b4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch động thực vật,
kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu
chuẩn, chất lượng trước khi thông quan
b5. Những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
c. Xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
d. Thủ tục xuất nhập khẩu
đ. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

2. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa
a. Tạm nhập tái xuất hàng hóa
b. Tạm xuất tái nhập hàng hóa
c. Bán hàng miễn thuế
3. Chuyển khẩu hàng hóa
4. Hải quan trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
a. Nhiệm vụ, tổ chức của hải quan
b. Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
5. Những quy tắc của thương mại hàng hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế
a. Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế
a1. Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia hàng hoá xuất, nhập khẩu theo
pháp luật Việt Nam
a2. Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia theo pháp luật quốc tế
b. Các biện pháp khắc phục thương mại (trade remedies) trong thương mại quốc tế
b1. Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu
b2. Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu
b3. Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa
b4. Các biện pháp phi thuế quan khác
IV. NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
1. Mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
a. Những khái niệm liên quan
b. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan
đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam
b1. Điều kiện
b2. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh
7
b3. Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan
b4. Nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan
trực tiếp đến mua bán hàng hóa
c. Thực hiện các hoạt động cụ thể

d. Lập cơ sở bán lẻ
đ. Lập chi nhánh để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên
quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
e. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp
Việt Nam để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa
g. Thủ tục cấp các loại Giấy phép thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các
hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán
lẻ
h. Thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Thương mại hàng hóa khu kinh tế cửa khẩu và biên giới
a. Thương mại hàng hóa khu kinh tế cửa khẩu
b. Thương mại hàng hóa biên giới
b1. Các hoạt động thương mại biên giới
b2. Hàng hoá thương mại biên giới
b3. Chất lượng hàng hoá thương mại biên giới
b4. Chính sách thuế
b5. Mua bán, trao đổi hàng hoá qua biên giới
b6. Xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
b7. Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu
b8. Xuất nhập cảnh người và phương tiện
3. Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại
Việt Nam.
a. Đối tượng áp dụng
b. Quyền và trách nhiệm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước
ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
b1. Quyền của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
b2. Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt
Nam
8

c. Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
c1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập
khẩu
c2. Điều kiện đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
c3. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
d. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
đ. Chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

NỘI DUNG CỤ THỂ
I. MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
1. Khái niệm, phân loại hoạt động mua bán hàng hoá K8 Đ3 LTM
a. Khái niệm, đặc trưng pháp lý của mua bán hàng hoá
+ Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
+ Đặc trưng pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa: Chuyển dịch quyền sở hữu hàng
hóa có đền bù, thanh toán bằng tiền.
Phân biệt mua bán hàng hóa với các hoạt động thương mại khác, mua bán các loại
hàng hóa hữu hình, vô hình, tài sản hình thành trong tương lai.
b. Phân loại hoạt động mua bán hàng hoá (3)
- Mua bán hàng hoá trong nước
- Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
- Mua bán hàng hoá quốc tế: Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất, tái
nhập, chuyển khẩu.
Chỉ đề cập những vấn đề khái quát. Những nội dung cụ thể nghiên cứu trong học
phần Luật thương mại quốc tế như: Các hình thức mua bán hàng hoá quốc tế; Đối xử tối
huệ quốc và đối xử quốc gia hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Xuất xứ hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu; Hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo
giấy phép của Bộ Thương mại; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của các Bộ
quản lý chuyên ngành; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch động

thực vật, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hoá theo tiêu
9
chuẩn chất lượng trước khi thông quan; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định
riêng; Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; Biện pháp
chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; Biện pháp chống trợ cấp hàng hoá
nhập khẩu vào Việt Nam; Thủ tục hải quan.
c. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước Đ26 LTM
Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện
pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc
phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây: (2)
a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;
b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp
Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của
pháp luật (Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23 tháng 3 năm 2000 và Nghị định số
71/2002/NĐ-CP ngày 23-7-2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình
trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm)
2. Mua bán tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 (Đ428-462 BLDS)
Đã nghiên cứu trong học phần Luật dân sự 2
Hợp đồng mua bán hàng hoá trong hoạt động thương mại phải áp dụng những quy
định của Bộ luật dân sự 2005 đối với những nội dung không được quy định trong Luật
Thương mại và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
+ Hợp đồng mua bán tài sản (Đ428)
+ Đối tượng của hợp đồng mua bán (Đ429)
+ Chất lượng của vật mua bán (Đ430)
+ Giá và phương thức thanh toán (Đ431)
+ Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán (Đ432)
+ Địa điểm giao tài sản (Đ433)
+ Phương thức giao tài sản (Đ434)
+ Trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng (Đ435)

+ Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ (Đ436)
+ Trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại (Đ437)
+ Nghĩa vụ trả tiền (Đ438)
10
+ Thời điểm chuyển quyền sở hữu (Đ439)
+ Thời điểm chịu rủi ro (Đ440)
+ Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu (Đ441)
+ Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng (Đ442)
+ Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán (Đ443)
+ Bảo đảm chất lượng vật mua bán (Đ444)
+ Nghĩa vụ bảo hành (Đ445)
+ Quyền yêu cầu bảo hành (Đ446)
+ Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành (Đ447)
+ Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành (Đ448)
+ Mua bán quyền tài sản (Đ449)
+ Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở (Đ450)
+ Nghĩa vụ của bên bán nhà ở (Đ451)
+ Quyền của bên bán nhà ở (Đ452)
+ Nghĩa vụ của bán mua nhà ở (Đ453)
+ Quyền của bán mua nhà ở (Đ454)
+ Mua nhà để sử dụng vào mục đích khác (Đ455)
+ Bán đấu giá (Đ456)
+ Thông báo bán đấu giá (Đ457)
+ Thực hiện bán đấu giá (Đ458)
+ Bán đấu giá bất động sản (Đ459)
+ Mua sau khi sử dụng thử (Đ460)
+ Mua trả chậm, trả dần (Đ461)
+ Chuộc lại tài sản đã bán (Đ462)
3. Mua bán hàng hoá theo Luật Thương mại 2005
a. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá Đ24 LTM

Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện * bằng lời nói, *bằng văn bản (kể cả
thông điệp dữ liệu cũng được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản) hoặc
được xác lập *bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
11
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
b1. Giao nhận hàng hoá
+ Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa Đ34 LTM
Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất
lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ
liên quan theo quy định của Luật này.
+ Địa điểm giao hàng Đ35 LTM
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp
hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của
bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán
được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
+ Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển Đ36 LTM
Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định
rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán

phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định
rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán
phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các
phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông
thường đối với phương thức chuyên chở đó.
Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình
vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông
tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên
mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
12
+ Thời hạn giao hàng, giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận Đ37, 38 LTM
-Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp
đồng.
Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm
giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn
đó và phải thông báo trước cho bên mua.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng
trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
-Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền
nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.
+ Giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng Đ39 LTM
- Xác định hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không
phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: (4)
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng
chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết
hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã

giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng
hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp
không có cách thức bảo quản thông thường.
Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.
- Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng Đ40 LTM
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không
phù hợp với hợp đồng được quy định như sau: (3)
* Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết
đó;
* Trừ trường hợp quy định nói trên, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của
Luật này (Điều 318), bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng
hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó
được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
13
* Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời
điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
- Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng
(Đ41 LTM)
* Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao
hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết
thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên
bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp
đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
* Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định nói trên mà gây bất lợi hoặc làm
phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục
bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
+


Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá Đ42 LTM
*Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao
chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương
thức đã thỏa thuận.
* Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan
đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên
mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
* Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận
thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn
lại.
Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định như trên mà gây bất
lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên
bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
+ Giao thừa hàng Đ43 LTM
Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận
số hàng thừa đó.
Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thoả
thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận
+ Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng Đ44 LTM
*Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến
hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc
đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
* Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong
trường hợp quy định nói trên phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà
14
hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng
hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới
địa điểm đến.
* Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra
hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp

đồng.
* Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà
bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên
bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
* Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua
hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát
hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc
phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
+ Nhận hàng Đ56 LTM
Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp
lý để giúp bên bán giao hàng.
b2. Thanh toán
+ Nghĩa vụ t

hanh toán Đ50 LTM
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
- Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo
trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
- Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát,
hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất
mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
+ Ngừng thanh toán Đ51 LTM
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy
định như sau:
1) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc
thanh toán;
2) Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có
quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp
đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù

hợp đó;
15
4) Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên
mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương
mại.
+ Xác định giá Đ52, 53 LTM
Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương
pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá
được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức
giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các
điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Xác định giá theo trọng lượng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu giá được xác định theo trọng lượng của
hàng hoá thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh.
+

Địa điểm thanh toán Đ54 LTM
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải
thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
- Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng,
nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
- Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng
thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
+

Thời hạn thanh toán Đ55 LTM
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao
chứng từ liên quan đến hàng hoá;

- Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá
trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 (Kiểm tra hàng hoá trước khi
giao hàng).
b3. Chuyển rủi ro (Liên quan Đ440 BLDS)
+ Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định Đ57 LTM
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên
mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển
cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền
đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các
chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
+ Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định Đ58 LTM
16
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển
hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho
người vận chuyển đầu tiên.
+ Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải
là người vận chuyển Đ59 LTM
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để
giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng
hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây: (2)
- Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
- Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
+ Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển (Đ60
LTM)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang
trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên
mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác Đ61 LTM
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

được quy định như sau:
- Trong trường hợp không được quy định tại các Điều 57, 58, 59 và 60 của Luật
này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời
điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do
không nhận hàng
- Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu
hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được
thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
b4. Bảo đảm quyền sở hữu hàng hoá
+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá Đ45 LTM
Bên bán phải bảo đảm: (3)
- Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên
thứ ba;
- Hàng hóa đó phải hợp pháp;
- Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.
+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá Đ46 LTM
17
- Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải
chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối
với hàng hóa đã bán.
- Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế,
công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách
nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc
bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.
+Yêu cầu thông báo Đ47 LTM
- Bên bán mất quyền viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật Thương mại
nếu bên bán không thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng
hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên
mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.
- Bên mua mất quyền viện dẫn quy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của Luật

Thương mại nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba
đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ
trường hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.
+ Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự Đ48 LTM
Trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải
được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó.
+ Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá Đ62 LTM, Đ439 BLDS
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền
sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
b5.Bảo hành hàng hoá Đ49 LTM
-Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo
hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
- Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh
thực tế cho phép.
- Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
4. Hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
a. Hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
a1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
+ Khái niệm: Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác
18
giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại
khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật SHTT cho tổ
chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. (Đ45
LSHTT)
+ Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ
quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân

thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật SHTT.
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các
đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng
độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng
quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan Đ46 LSHTT
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn
bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác
giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
a2. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
+ Khái niệm: Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời
hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3
Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật SHTT. (Đ47 LSHTT)
+ Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
- Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn
một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều
29, Điều 30 và Điều 31 của Luật SHTT.
19
- Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều
19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các

quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật SHTT.
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ
sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có
các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần
riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
- Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có
thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
+ Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan Đ48 LSHTT
- Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản
gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển quyền;
c) Phạm vi chuyển giao quyền;
d) Giá, phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
b. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bao gồm *chuyển nhượng quyền sở hữu
công nghiệp và *chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
b1. C huyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
+ Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp
chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. (Đ138 LSHTT)
+ H ạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp Đ139 LSHTT
- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình

trong phạm vi được bảo hộ.
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
20
- Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển
nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về
đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng
các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
+ H ợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp Đ141 LSHTT
- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình
thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
(Đ138 LSHTT)
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ
yếu sau đây: (4)
1) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2) Căn cứ chuyển nhượng;
3) Giá chuyển nhượng;
4) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
+ Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp Đ148 LSHTT
Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của LSHTT, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu
công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền
sở hữu công nghiệp.
b2. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
+ Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở
hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. (Đ141 LSHTT)
+ Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (Đ142 LSHTT)
- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân
không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ
trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá,
bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
21
- Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ
sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật
SHTT.
+ Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện
dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp- Li xăng). (Đ141 LSHTT)
- Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Đ143 LSHTT (3)
1) Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển
giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên
chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất
kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép
của bên được chuyển quyền
2) Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn
chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc
quyền với người khác
3) Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo
đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
+ Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Đ144 LSHTT
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau
đây: (7)

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
c) Dạng hợp đồng;
d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
đ) Thời hạn hợp đồng;
e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;
g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản
hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không
xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây: (4)
a) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn
hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các
22
cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng
ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá,
dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở
hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;
c) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các
nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên
chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ
do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
d) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công
nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp quy định nêu trên mặc nhiên
bị vô hiệu.
+ Hiệu lực của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Đ148 LSHTT
Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của LSHTT, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công

nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên
thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực
nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung các loại hồ sơ
đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 149 của Luật
Sở hữu trí tuệ. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng
ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (Đ26 NĐ103/2006)
c. Hợp đồng chuyển giao quyền đối với giống cây trồng
Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng bao gồm *chuyển nhượng quyền đối
với giống cây trồng và *chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
c1. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
+ Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên
nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng
chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây
trồng theo thủ tục do pháp luật quy định. (Đ194 LSHTT)
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng Đ194 LSHTT
- Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển
23
nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình
thức hợp đồng bằng văn bản.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước
được thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.
- Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày
hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với
giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.
Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy
định của pháp luật, bên chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng

tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng và phải nộp lệ phí theo quy định. (Đ26 NĐ88/2010)
- Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
bao gồm: (Đ25 NĐ88/2010)
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Nội dung chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng;
d) Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
c2. Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
+ Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người
khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của
mình. (Đ192 LSHTT)
+ Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng Đ193 LSHTT
- Trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển
giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
- Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình
thức hợp đồng bằng văn bản.
- Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều
khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng, đặc biệt là
những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng
đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.
- Quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng
1. Bên chuyển giao quyền sử dụng có quyền cho phép hoặc không cho phép
24
bên nhận chuyển giao quyền sử dụng chuyển giao lại quyền sử dụng cho bên thứ ba.
2. Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây: (3)
a) Chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba, nếu được bên giao quyền sử dụng
cho phép;
b) Yêu cầu bên giao quyền sử dụng thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để

chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho mình;
c) Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên
thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao
quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu quy định tại điểm b nêu trên.
- Nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bao
gồm: (Đ25 NĐ88/2010)
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
c) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
d) Thời hạn hợp đồng;
đ) Giá chuyển giao quyền sử dụng;
e) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
c3. Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo
hoặc phát hiện và phát triển bằng ngân sách nhà nước (Đ27 NĐ88/2010)
Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện
và phát triển bằng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Chuyển
giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ.
d. Hợp đồng chuyển giao công nghệ
d1. Những khái niệm Đ3 LCGCN 2006
+ Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
+ Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần
hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
- Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao
toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân
khác theo quy định tại Điều 18 của Luật CGCN.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc
25

×