Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Bài giảng cấu tạo kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.32 MB, 133 trang )

CHƯƠNG 1: CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO VÀ HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC CƠ BẢN NHÀ DÂN DỤNG
1.1 Ý NGHĨA MÔN HỌC:
Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng là môn học nghiên cứu các nguyên tắc và các lý luận cơ bản nhất để thiết kế, chế tạo
các bộ phận của nhà nhằm thoả mãn hai mục tiêu sau:
• Tao ra vỏ bọc bao che cho công năng sử dụng bên trong và bên ngoài ngôi nhà.
• Xác định hệ kết cấu chịu lực tương ứng với vỏ bọc nêu trên.
Môn học này còn có chức năng giới thiệu các cấu tạo thông dụng thường dùng, đồng thời chỉ ra hướng cải tiến, thay
đổi các cấu tạo đó theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự đổi mới của hình thức kiến trúc.
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI PHÁP CẤU TẠO KIẾN TRÚC:
Sáng tạo ra kiến trúc là con người đã mong muốn tạo ra một môi trường sống tốt hơn so với môi trường tự nhiên. Có
nghĩa là khai thác các mặt có lợi và hạn chế các mặt bất lợi của môi trường tự nhiên cũng như của bản thân con người
tác động đến môi trường sống mà họ sáng tạo ra.
Những mặt bất lợi này có thể qui thành hai loại:
• Do ảnh hưởng của thiên nhiên.
• Do ảnh hưởng trực tiếp của con người.
1.2.1 Ảnh hưởng của thiên nhiên
Trong thiên nhiên công trình luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tự nhiên, lực trọng trường, động đất, bão từ,
các loại côn trùng Mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ tuỳ theo vị trí địa lý của từng khu vực xây dựng công trình. Ảnh
hưởng bất lợi của điều kiện khí hậu tự nhiên gồm:
• Chế độ bức xạ của mặt trời: quỹ đạo, cường độ bức xạ mặt trời
• Chế độ gió (tần xuất xuất hiện, tốc độ gió, hướng gió )
• Chế độ mưa, tuyết.
• Chế độ thủy văn, ngập lụt.
• Địa hình, địa mạo.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 1.2 Các ảnh hưởng đến giải pháp cấu tạo kiến trúc
• Ảnh hưởng của thiên nhiên: 1- Bức xạ mặt trời ; 2- Khí hậu thời tiết; 3- Nước ngầm; 4- Động đất; 5- Côn trùng
• Ảnh hưởng của con người: 6 - Trọng lượng; 7 - Chấn động; 8- Cháy nổ; 8- Tiếng ồn.
• Địa chất công trình (sức chịu tải của nền đất, nước ngầm, độ lún, mức đồng đều của cấu tạo các lớp
đất, ổn định của đất )
• Mức xâm thực hóa - sinh của môi trường.


• Ngoài ra ở những nơi có nhiều côn trùng, đặc biệt nhà kết cấu gỗ cần có biện pháp chống mối, mọt,
mục, để chống sự phá hoại của côn trùng.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
1.2.2 Ảnh hưởng của con người.
Khi xây dựng công trình con người đã tạo ra các bộ phận, cấu kiện và các thiết bị sử dụng. Rõ ràng những bộ phận và
cấu kiện này sẽ phải có một khối lượng nhất định.
Khối lượng đó chính là tải trọng bản thân và chính nó sẽ tạo ra các ngoại lực tác động bất lợi cho công trình. Trong
kết cấu công trình người ta gọi đó là tải trọng thường xuyên. Tải trọng bản thân thường bao gồm các bộ phận nhà cửa,
dụng cụ gia đình và thiết bị văn phòng.
Trong quá trình sử dụng do hoạt động đi lại của con người, máy móc sinh ra các loại chấn động. Trong kết cấu
công trình gọi là tải trọng tức thời và những tác nhân này phải được nghiên cứu khi thiết kế kết cấu và cấu tạo nhà.
Mặt khác hỏa hoạn trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của con người còn làm nhà cửa bị thiêu rụi, phá hoại.
Vì vậy ở những nơi dể sinh ra lửa như bếp, ống khói, sân khấu nhà hát cần có biện pháp cấu tạo để phòng cháy.
Ngoài ra những nơi phát sinh ra tiếng ồn: Tiếng ô tô, tiếng máy bay, loa phóng thanh đều có ảnh hưởng đến việc sử
dụng của con người nên cần phải cấu tạo cách âm.
1.3 CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO CHÍNH CỦA NHÀ.
Nhà là do các bộ phận khác nhau được tổ hợp theo những nguyên tắc nhất định tạo thành. Xét theo quá trình thi công
đi từ phần ngầm đến phần thân và cuối cùng là mái thì nhà gồm các bộ phận sau:
1.3.1 Móng và nền nhà
Móng là bộ phận kết cấu dưới cùng của nhà nằm sâu dưới đất, chịu toàn bộ tải trọng của nhà và truyền tải trọng này
xuống nền của móng. Nền nhà là bộ phận ngăn cách nhà với mặt đất tự nhiên, nhô cao hơn khỏi mặt đất từ 50mm –
3000mm phụ thuộc vào tính chất công trình và các qui định về cao độ qui hoạch của từng khu vực xây dựng cụ thể.
1.3.2 Tường và cột
Tường và cột làm bộ phận chịu lực theo phương thẳng đứng truyền trực tiếp tải trọng xuống móng.
Ngoài ra tường là kết cấu bao che làm nhiệm vụ phân chia không gian trên mặt phẳng ngang và bao che nhà. Yêu cầu:
Độ cứng lớn, cường độ cao, bền chắc và ổn định. Tường không chịu lực tải trọng nào gọi là tường tự mang Tường
ngoài phải có khả năng chống được tác dụng của thiên nhiên như mưa, gió, bão, bức xạ mặt trời và có khả năng
cách âm, cách nhiệt.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 1.2 Các bộ phận cấu tạo nhà

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
1.3.3 Sàn, gác
Sàn là bộ phận kiến trúc chia không gian nhà thành các tầng, sàn còn là bộ phận kết cấu chịu lực theo phương ngang.
Sàn tựa lên tường hay cột thông qua hệ thống dầm.
1.3.4 Cầu thang
Cầu thang là bộ phận giao thông theo chiều thẳng đứng, nối liền các không gian không cùng cao độ. Cầu thang còn
được xem là một bộ phận kết cấu làm việc theo phương ngang.
1.3.5 Mái
Mái là phần bên trên cùng của nhà. Mái nhà vừa là bộ phận chịu lực đồng thời là kết cấu bao che và bảo vệ cho các
bộ phận bên dưới.
Yêu cầu: Kết cấu mái bền lâu, không thấm nước, thoát nước nhanh và cách nhiệt cao, có độ cứng lớn, cách âm, có
khả năng chống thấm.
1.3.6 Cửa đi, cửa sổ
Cửa đi dùng để liên hệ giữa các phòng, ngăn cách bên trong và bên ngoài nhà, bảo vệ an ninh cho ngôi nhà. Cửa sổ có
tác dụng lấy ánh sáng và thông gió cho phòng. Hệ thống cửa còn có tác dụng trang trí cho ngôi nhà.
Yêu cầu: cách âm, cách nhiệt, có khả năng phòng hoả
1.4 CÁC HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC CƠ BẢN CỦA NHÀ DÂN DỤNG
Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng thường có 3 loại:
• Kết cấu tường chịu lực
• Kết cấu khung chịu lực
• Kết cấu không gian chịu lực
1.4.1 Kết cấu tường xây chịu lực
Khái niệm về hệ tường xây chịu lực là khi toàn bộ tải trọng trước khi truyền xuống móng nhà phải thông qua kết cấu
tường. Vật liệu chế tạo tường thường là gạch đất sét nung và có thể được thay bằng vật liệu khác có cùng tính chất
hoặc tốt hơn. Bề dày tối thiểu của tường là 200mm và dùng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2.
Phạm vi ứng dụng cho các nhà có số tầng ≤ 5 tầng, B≤ 4m, L≤6m
Để tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch khi tường quá dài thì cần có bổ trụ hoặc sườn đứng bằng BTCT
cách khoảng <= 3m, khi tường quá cao thì phải bố trí giằng BTCT cách khoảng <= 2,7m.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Có các loại tường xây chịu lực sau đây :

1.4.1.1 Tường ngang chịu lực
Khi tường chịu lực được bố trí theo phương ngang nhà thì chúng ta có kết cấu tường ngang chịu lực. Các tường
ngang ngăn cách các phòng chịu toàn bộ tải trọng từ các bộ phận khác truyền vào sau đó đưa xuống kết cấu
móng. Lúc bấy giờ tường dọc chỉ còn chức năng bao che.
Loai kết cấu này thường áp dụng cho các nhà có các phòng đồng đều và chiều rộng của bước gian B ≤ 4,m.
Loại này có ưu, khuyết điểm sau:
Ưu điểm :
• Độ cứng ngang của nhà lớn. Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ.
• Trong các nhà có mái dốc tường ngang còn thường dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu lực chính.
• Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm tốt.
• Vì tường dọc chỉ bao che và chịu tải trọng bản thân nên cửa sổ có thể mở lớn giúp thông gió, chiếu sáng tự
nhiên tốt, cấu tạo ban công, lô gia dễ dàng.
Nhược điểm:
• Bố trí không gian của các phòng bị đơn điệu, không được linh hoạt, các phòng thường bố trí bằng nhau.
• Tường ngang chịu lực dày và nhiều, tốn vật liệu làm tường và móng, trọng lượng nhà lớn
• Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng.
1.4.1.2 Tường dọc chịu lực
Khi tường chịu lực được bố trí theo phương dọc nhà thì chúng ta có kết cấu tường dọc chịu lực.
Để đảm bảo độ cứng ngang của nhà, cách một khoảng nhất định phải có bổ trụ hoặc bố trí tường ngang dày là
tường ổn định, thường tận dụng tường cầu thang làm tường ổn định.
Ưu điểm:
• Tiết kiệm vật liệu và diện tích xây dựng tường và móng.
• Bố trí mặt bằng kiến trúc linh hoạt.
• Diện tích tường ngang nhỏ, tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 1.4.1 Kết cấu tường chịu lực
Khuyết điểm:
• Tường ngăn giữa các phòng tương đối mỏng. Khả năng cách âm kém.
• Không tận dụng được tường ngang làm tường thu hồi, thay vào đó phải dùng vì kèo, bán kèo hay dầm
nghiêng

• Do tường dọc chịu lực nên cửa sổ mở hạn chế dẫn đến việc thông gió và chiếu sáng kém.
• Độ cứng ngang của nhà nhỏ.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
1.4.1.3 Kết hợp tường ngang và tường dọc chịu lực
Khi bố trí tường chịu lực theo cả hai phương của nhà thì chúng ta có loại kết cấu kết hợp tường ngang và dọc chịu lực.
Giải pháp này cho phép bố trí các phòng linh hoạt, tạo ra độ cứng tổng thể của nhà lớn song còn lãng phí tường móng
và không gian. Phía đầu gió thường giải quyết theo sơ đồ tường ngang chịu lực, phía cuối gió bố trí tường dọc chịu
lực
1.4.2 Kết cấu khung chịu lực:
Là loại kết cấu chịu lực trong đó tất cả các loại tải trọng ngang và đứng đều truyền qua dầm xuống cột. Các dầm giằng
và cột thường là loại liên kết cứng, kết cấu khung có độ cứng không gian lớn, ổn định và chịu được lực chấn động hơn
tường chịu lực. Ngoài ra còn có một số ưu điểm khác như tiết kiệm vật liệu, trọng lượng nhà nhỏ, hình thức kiến trúc có
thể nhẹ nhàng, bố trí phòng linh hoạt, thi công phức tạp và giá thành khung lớn. Vật liệu chế tạo khung có thể là BTCT,
Thép, Áp dụng cho các nhà ở cao tầng, các nhà công cộng và công nghiệp ít tầng.
1.4.2.1. Khung chịu lực không hoàn toàn (khung khuyết)
Trong các ngôi nhà, có bước gian tương đối rộng hay mặt bằng phân chia không gian không theo một quy cách nhất
định, hệ thống kết cấu của nhà có thể làm hình thức khung không hoàn toàn để chia sàn và mái. Ngoài việc lợi dụng
tường ngoài để chịu lực có thể dùng tường trong hoặc cột làm kết cấu chịu lực. Hình thức này mặt bằng bố trí tương đối
linh hoạt nhưng liên kết giữa tường và dầm phức tạp, tường và cột lún không đều ở những nơi đất yếu, ảnh hưởng đến
chất lượng công trình tầng. Khung khớp hay dùng khi nhà xây trên đất không đồng nhất có độ lún không đều.
. Kết cấu khung ngang chịu lực:
Đó là loại khung mà dầm chính của nó nằm trên khung ngang của nhà. Đặc điểm của sơ đồ này có độ cứng chung lớn vì
thế áp dụng rất hợp lý cho những nhà khung nhiều tầng. Sơ đồ khung ngang cũng rất hay dùng khi cho trường hợp khi
cần cấu tạo những hành lang hay lô gia kiểu cônson (do dầm mút thừa đỡ).
Nhịp hay khẩu độ của khung ngang thông thường 6-9m cho nhà dân dụng, bước khung 3,6-6m cho các nhà bê tông cốt
thép phổ biến. Tuỳ theo tính chất mối liên kết giữa dầm chính với cột và cột với móng mà người ta phân biệt khung
cứng và khung khớp.
Khung cứng áp dụng cho trường hợp đất đồng nhất lún đều, nhà chịu tải trọng lớn, cao
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
. Kết cấu khung dọc chịu lực:

Đó là loại khung mà dầm chính của nó chạy dọc theo chiều dài nhà. So với khung ngang độ cứng nhà có kém hơn,
nhất là về phưong ngang của nhà. Sơ đồ này chỉ thích hợp với loại nhà có khẩu độ hẹp hơn 6m. Rất hay gặp trong
các nhà khung panen lắp ghép hai khẩu độ với lưới cột 6x6m (như truờng học bệnh viện ) với nhà dưới 5 tầng. Để
bảo đảm độ cứng ngang cho nhà thường phải làm thêm dầm phụ hay lợi dụng sống đứng của panen liên kết chặt chẽ
với dầm và cột. Ưu điểm của sơ đồ này là tốn ít vật liệu, dễ cấu tạo ôvăng, ban công, dễ bố trí phòng linh hoạt, dễ đặt
đường ống xuyên qua sàn. Thuộc loại khung dọc cũng có khung cứng và khung khớp, tuỳ theo đặc điểm của mối
liên kết giữa dầm chính với cột và cột với móng mà người ta phân biệt khung cứng và khung khớp.
1.4.2.2. Khung chịu lực hoàn toàn (khung trọn)
Kết cấu chịu lực của nhà là dầm và cột, tường chỉ là kết cấu bao che. Do đó tường có thể dùng vật liệu nhẹ, ổn định
chủ yếu của nhà dựa vào khung.
Vật liệu khung thường làm bêtông cốt thép, thép, gỗ. Hình thức kết cấu này (trừ khung gỗ) ít dùng trong các nhà dân
dụng bình thường vì tốn nhiều xi măng và thép, do đó chỉ nên dùng đối với nhà công cộng hoặc nhà ở cao tầng.
1.4.3. Kết cấu không gian chịu lực
Áp dụng trong các nhà có không gian tương đối rộng như nhà công nghiệp, rạp hát, nhà thi đấu, bể bơi có mái.
Trong kết cấu không gian thì các bộ phận kết cấu chịu lực đều truyền lực cho nhau cũng như phát huy điều kiện làm
việc chung trong cả không gian ba chiều cùng hổ trợ cho nhau theo hai phương thẳng góc.
Đặc điểm: Sự làm việc của kết cấu hợp lý và chắc khoẻ, vượt khẩu độ lớn, hình thức kết cấu nhẹ nhàng, tốn ít vật
liệu. Nhưng thi công và cấu tạo phức tạp. Kết cấu ngang trong hệ kết cấu không gian có thể chỉ cần độ cao khoảng
1/20-1/30 khẩu độ, (giảm 1/2-1/3 không gian kết cấu bình thường ). Gồm các dạng kết cấu không gian sau:
• Vỏ móng
• Khung không gian hệ lưới thanh không gian. Kết cấu gấp nếp.
• Kết cấu hổn hợp.
• Kết cấu khí căng.
• Vòm bán cầu.
• Kết cấu dây treo
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 1.4.2 Các dạng nhà kết cấu khung chịu lực
a) Khungnhà nhiều tầng ; b) Khung ngang chịu lực
c) Khung dọc chịu lực: d) Khung dọc và khung ngang cùng chịu lực
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

Hình 1.4.3 Kết cấu không gian chịu lựcHình 1.4.3 Kết cấu không gian chịu lực
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 1.4.3 Kết cấu không gian chịu lực
Kết cấu vòm bán cầu
Hình 1.4.3 Kết cấu không gian chịu lực
Kết cấu dây treo
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
CHƯƠNG 2: NỀN VÀ MÓNG
1. NỀN (gồm nền của móng 2.1 và nền nhà 2.1*)
2.1. NỀN CỦA MÓNG
2.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ YÊU CẦU VỀ NỀN CỦA MÓNG
Nền móng là lớp đất nằm dưới móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng của công trình, phần còn lại gọi là đất
nền.
2.1.2. PHÂN LOẠI VÀ TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG
Căn cứ vào tìa liệu thăm dò địa chất và thử nghiệm cùng tính toán để xử lý nền móng, đất nền chia làm hai loại nền
tự nhiên và nền nhân tạo.
2.1.2.1. Nền tự nhiên:
Loại đất nền có đủ khả năng chịu toàn bộ tải trọng mà không cần có sự gia cố của con người, có thể trực tiếp làm
nền của công trình kiến trúc thì gọi là nền thiên nhiên. Với loại đất nền này việc thi công sẽ đơn giản và nhanh
hơn, giá thành hạ, chỉ cần đào rảnh móng hoặc hố móng phẳng hoặc hình thang hơi dốc và trải một lớp cát đệm
dưới móng.
Yêu cầu của nền thiên nhiên:
Nền thiên nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
• Có độ đông nhất, đẩm bảo sự lún đều trong giới hạn cho phép S = 8 - 10cm.
• Có đầy dủ khả năng chịu lực: Khả năng chịu lực này thường biểu hiện bằng Kg/cm2 mà người ta gọi là ứng suất
tính toán của đất.
• Không bị ảnh hưởng của nước ngầm phá hoại (như hiện tượng xâm thực vật liệu móng, hiện tượng cát chảy…)
• Không có hiện tượng đất trượt, đất sụt (như hiện tượng Caxtơ ) đất nứt nẻ hay những hiện tượng đất không ổn
định khác.
2.1.2.2. Nền nhân tạo:

Nền nhân tạo là loại nền mà khi khả năng chịu tải của nền yếu, không đủ tính ổn định và tính kiên cố cần phải
gia cố của con người để nâng cao cường độ, sự ổn định đảm bảo yêu cầu chịu tải từ móng xuống. Tuỳ thuộc cơ
cấu địa chất và các điều kiện đại chất thủy văn, đất nền nhân tạo được gia cố theo 5 phương pháp sau:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.1*. NỀN NHÀ
2.1*.1 .KHÁI NIỆM CHUNG VÀ YÊU CẦU CỦA NỀN NHÀ
2.1*.1.1. Khái niệm: Là bộ phận nằm trong chu vi của từng móng và nhô cao khỏi mặt đất từ 200 ÷ 1200, 3000 sự
thay đổi của nền do tính chất công trình (tôn. giáo, nhà nước,…) qui hoạch.
2.1*.1.2. Yêu cầu: Nền nhà phải dảm bảo khả năng chịu lực, chống được xâm thực môi trường, phá hoại của côn
trùng, dễ làm vệ sinh và trang trí đẹ…
2.1*.2. CẤU TẠO NỀN NHÀ
2.1*.2.1. Cấu tạo Nền nhà đặc
2.1*.2.2. Cấu tạo Nền nhà rỗng:
Hình 2.1.2.1 Nền móng tự nhiên
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 2.1.2.2 Một số loại cọc thông dụng cọc bêtông cốt thép, Cọc thảo mộc
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Mặt nền xây gạch hoặc đúc bê tông cốt thép:
Đối với nền rỗng xây gạch cuốn thì phần trên có thể đổ lớp bê tông gạch vỡ và dùng bật sắt đuôi cá đặt cách nhau
100cm để ghìm chặt dầm xuống nền và trên cùng lát lớp gỗ ván sàn (nếu áo sàn được cấu tạo bằng gỗ).
Đối với nền đúc bê tông cốt thép thì cấu tạo tương tự như cấu tạo sàn nhà đặt nghiêng. Nếu không gian ở dưới nền
rỗng nhỏ, không thuận tiện cho việc lắp ván khuôn thì có thể dùng tường này để giảm ngắn nhịp sàn, với khoảng
cách giữa các tường < = 2000mm và sẽ đặt bản bê tông cốt thép gối tựa lên đầu tường.
2.1*.3. NỀN NHÀ ĐẶC BIỆT - NỀN DỐC
Trong các nhà công cộng như hội truờng, giảng đường rạp chiếu bóng có yêu cầu đảm bảo cho khán giả nhìn rõ
màn ảnh, bảng viết hoặc sân khấu, do dố cần cấu tạo nền dốc. Với độ dốc 1/10- 1/8 thì làm mặt nền dốc, nếu dộ
dốc >1/8 thì làm nền dật bậc. mặt cong của nền dốc là mặt cong theo hai chiều, để đơn giản cho việc thi công dùng
mặt gãy.
Nền dốc cũng được cấu tạo theo hai loại: Nền đặc và nền rỗng.
Nền đặc: Trường hợp này có thể bị lún không đều dể sinh ra các vết nứt gãy vì diện tích tương đối lớn và lại cấu

theo mặt dốc hoặc dật bậc, do đó lớp bê tông cần đủ dày và gia cố cốt thép. Ngoài ra cần kể mạch phân nền thành
các ô nhỏ và chèn nhét bitum (nhựa đường) vào khe hở phân ô này.
Nền rỗng: Khi cao độ mặt nền cao hơn mặt đất tự nhiên >60cm thì nên cấu tạo nền dốc rỗng. Tuỳ theo yêu cầu sử
dụng mà biện pháp cấu tạo nền rỗng có thể chọn theo hai cách:
• Dùng tường hoặc khung chịu lực để chịu đỡ sàn nền khi không sử dụng không gian dưới nền dốc.
• Khi cần sử dụng không gian dưới sàn nền thì phải có biện pháp cấu tạo chống thấm và chống ẩm.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 2.1*.2.2 Một số nền nhà đặc, rỗng thông dụng
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.2 MÓNG
2.2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ YÊU CẦU
2.2.1.1. Khái niệm về Móng: Là bộ phận được cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm ngầm dưới mặt đất.
Thông qua móng, toàn bộ tải trọng của công trình được truyền đều xuống đất nền chịu tải. Các bộ phận của móng
gồm: Tường móng, gối móng, đế móng lớp đệm chiều sâu chôn móng.
2.2.1.2. Yêu cầu: Phải kiên cố, ổn định,bền lâu và kinh tế.
Yêu cầu kiên cố: Đòi hỏi móng thiết kế phải có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực, bảo đảm vật liệu làm
móng và đất nền trong trạng thái làm việc bình thường.
Yêu cầu về ổn định: Đòi hỏi móng sau khi xây dựng phải lún đều trong phạm vi độ lún cho phép, không có hiện
tượng trượt hoặc gãy nứt.
Yêu cầu về bền lâu: Đòi hỏi móng phải bền vững trong suốt thời gian sử dụng. Như vậy móng phải có vật liệu
móng, lớp bảo vệ móng và độ sâu chôn móng phải có khả năng chống lại được sự phá hoại của nước ngầm, nước
mặn và các tác hại xâm thực khác. Nước ngầm thường thay đổi theo khí hậu và thời tiết với nước lên xuống. Do
đó khi đặt móng lên trên nền đất có vị trí nước ngầm thay đổi tương đối lớn, tốt nhất là đặt đáy móng dưới độ cao
thấp nhất của mực nước ngầm
Hình 2.2 Các bộ phận của móng
2.2.2. Phân loại
2.2.2.1. Phân theo vật liệu:
• Móng cứng: Móng được cấu tạo với vật liệu chịu lực nén đơn thuần như
móng gạch, móng khối đá hộc, móng bê tông đá hộc, móng bê tông. Theo
qui ước tỉ số giữa chiều cao khối móng với chiều rộng >1/3 và tải trọng

tác động từ trên xuống, sau khi truyền qua móng cứng sẽ đựơc phân phối
lại trên đất nền. Loại móng này được dùng nơi nước ngầm ở dưới sâu.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
• Móng mềm: Móng được cấu tạo với vật liệu chịu lực kéo, nén và uốn. Tải trọng tác động trên đỉnh móng
bao nhiêu thì ở duới đáy vẫn bấy nhiêu. Móng mềm biến dạng gần như nền, không làm nhiệm vụ phân phối lại
áp lực. Móng bê tông cốt thép là loại móng vừa bị biến dạng khá nhiều lại vừa có khả năng phân bố lại áp lực
trên đất nền, có cường độ cao, chống xâm thực tốt. Cấu tạo theo yêu cầu tạo hình bất kỳ, tiết kiệm vật liệu, thi
công nhanh khi dùng giải pháp thi công lắp ghép.
2.2.2.2. Theo hình thức chịu lực:
• Móng chiu tải đúng tâm: Là loại móng bảo đảm hướng truyền lực thẳng đứng từ trên xuống trung vào phần
trung tâm của đáy móng đáp ứng đựơc yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng.
• Móng chịu tải lệch: Hợp lực các tải trọng không đi qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng, loại móng có
kết cấu phức tạp. Áp dụng đối với móng ở vị trí đặc biệt như ở khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới.
2.2.2.3. Theo hình dáng móng:
Hình 2.2.2.2 Các móng chịu tải đúng tâm và lệch tâm
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 2.2.2.3 Các dạng móng cột độc lập
• Móng cột (móng độc lập, móng đơn): Là loại móng riêng biệt dưới chân cột( với nhà có kết cấu khung chịu lực)
hoặc chân tường (với nhà có kết cấu tường chịu lực), chiu tải trọng tập trung. Gối móng được chế tạo theo khối trụ,
tháp cụt, giật cấp, với vật liệu bằng gạch, đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép.
Dùng móng trụ có thể giảm sức lao động, bớt việc đào đất và tiết kiệm vật liệu so với dùng móng băng. Hình dáng thì
tuỳ theo vật liệu và các nhân tố khác mà chọn. Thông thường người ta móng trụ có đáy vuông hoặc hình chữ nhật
• Móng băng: Là loại móng chạy dài dọc
dưới chân tường hoặc tạo thành dãy dài liên
kết các chân cột, truyền tải trọng tương đối
đều thành dãy dài liên kết các chân cột, truyền
tải trọng tương đối đều dặn xuống nền.
Chiều dài của móng rất dài so với chiều rộng
của nó. Mặt cắt loại móng này thường có hình
chữ nhật, hình thanh hoặc hình giật cấp, các

loại móng trên thường dùng cho các nhà dân
dụng ít tầng có tải trọng không lớn lắm và khi
đất có cường độ lớn. Nếu nhà ít tầng có tải
trọng không lớn lắm và đất có cường độ trung
bình thì thông dụng nhất là là loại móng có
mặt cắt hình thang và hình giật cấp.
Loại móng băng với cột chôn sâu dùng khi
lớp đất yếu quá dày và khi nhà cần có cấu tạo
tầng hầm.
Hình 2.2.2.3 Các hình thức móng băng
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
• Móng bè: Khi tải trong của công trình quá lớn và bề rộng của các đáy móng cột hoặc móng bằng gần sát
nhau gây nên hiện tượng chống áp suất trong đất nền thì có thể liên kết các móng với nhau thành một mảng
gọi là móng bè.
Hình 2.2.2.3 Móng bè
Diên tích đáy móng bè
bằng diện tích xây dựng
Một số nhà nhiều tầng
để hạng chế có hiệu quả
chấn động tương đối lớn
hoặc sự lún không đều,
với yêu cầu móng có
cường độ và độ cứng cao
thì móng bè có thể có
phạm vi áp dụng rất lớn.
Móng có thể thiết kế
kiểu có dầm sườn với
dầm sườn được bố trí
theo khoảng cách nhất
định cho cả hai chiều

hoặc không có dầm sườn
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
• Móng cọc: Đối với nền đất yếu phải chiu tải trọng lớn của công trình mà việcgia cố và cải tạo nền đất khó khăn
làm tăng giá thành công trình, người ta thường dùng móng cọc. Móng cọc gồm có cọc và đài cọc. Căn cứ vào đặc
tính làm việc của cọc trong đất người ta chia móng cọc ra làm hai loại: Móng cọc chống và móng cọc ma sát.
Móng cọc chống được dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá) đầu dưới cọc đóng chặt vào lớp
đất rắn và truyền tải trọng vào nó. Nền móng cọc chống không bị lún hoặc lún không đáng kể. Trường hợp lớp
đất rắn ở quá sâu người ta dùng cọc ma sát thay cho cọc chống, cọc ma sát truyền tải trọng công trình vào đất qua
lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.
Móng cọc trong nhiều trường hợp thuờng dùng tre gỗ vì dễ sản xuất và thi công. Trong thi công không để đầu cột
nhô lên khỏi mục nước ngầm thấp nhất để tránh hiện tượng cọc bị mục. Móng cọc bê tông đắt hơn cọc tre, gỗ,
dùng cho công trình có tải trọng lớn và độ bền vững cao, cọc bê tông không phụ thuộc vào mực nước ngầm nên
đựơc dùng vào những nơi có mực nước ngầm thay đổi chênh lệch nhiều. Dùng móng cọc cho phép giảm khối
lượng đát đào móng khoảng 85%, bê tông 35- 40% từ đó giá thành của móng cọc có thể hạ đựơc 35%.
(Hình 2.17).
2.2.2.4. Phân theo phương pháp thi công:
• Móng nông: Loại móng được xây hay đúc trong hố móng đào toàn bộ với chiều sâu chôn móng < 5m. Áp dụng
cho các công trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngay trên mặt. Hình thưc móng đựơc ứng
dụng trong trường hợp này thường là móng băng móng chiếc, móng bè.
• Móng sâu: Loại móng khi thực hiện thì không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng và sẽ dùng giải pháp
cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào lòng đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như như giải
pháp móng trên cọc, móng trên giếng chìm. Áp dụng trong trường hợp tải trọng công trình tương đối lớn mà lớp
đất nền chịu tải lại ở dưới sâu.
• Móng dưới nước: Móng sẽ đựơc thực hiện trong vùng đất ngập nước như ở ao, hồ, sông, rạch, biển. Phương
pháp tiến hành thực hiện loại móng này là xây dựng những bờ vây kín nước bao quanh vị trí móng công trình để
bơm thoát nước làm khô khi thi công móng.
2.2.3. Các bộ phận của móng:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.2.3.1. Tường móng: Là bộ phận có tác dụng truyền lực từ trên xuống chống lực đạp của nền nhà hoặc lực
đẩy ngang của khối đất và nước ngầm bao quanh tầng ngầm. Tường móng thường được cấu tạo dày hơn tường

nhà nên nhô ra hơn chân tường nhà, tạo cảm giác chắc chắn và bề thế cho nhà, và để điều chỉnh sai số trong
quá trình thi công các phần công trình.
2.2.3.2. Gối móng: Là bộ phận chịu lực chính của móng đựơc cấu tạo theo tiết diện chữ nhật hoặc hình tháp
hay dậc bậc nhằm tác dụng giảm áp suất truyền tải đến móng. Đồng thời với yêu cầu đáy móng phải mở rộng
hơn so nhiều với phần công trình tiếp xúc với móng và cường độ của đất nền thường nhỏ hơn nhiều so với vật
liệu xây dựng công trình.
2.2.3.3. Đế móng: Là lớp giật cuối cùng của gối móng tiếp xúc nằm ngang giữa móng và đệm móng.
2.2.3.4 Lớp đệm: Lớp có tác dụng làm chân đế, làm phẳng nhằm phân đều áp suất dưới đáy móng. Vật liệu
được dùng là bê tông gạch vỡ hoặc đá có mác 25#, 50#, 75# dày 10cm-15cm hoặc là lớp cát đầm chặt.
2.2.3.5. Chiều sâu móng ngầm trong đất: Là khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất thiên nhiên hoặc mặt đất
thực hiện. Trị số được chọn sẽ tuỳ thuộc tình hình đất đai, tính chất của nước ngầm, khí hậu, lực tác động từ
ngoài , đặc điểm của bản thân công trình, kết cấu móng và phương pháp thi công cùng tình trạng của các công
trình kế cận nếu có.
2.2.4. Cấu tạo các loại móng thông dụng:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.2.4.1. Móng gạch:
Móng gạch là loại phổ biến nhất vì thích hợp kỹ thuật xây dựng phổ thông và sử dụng loại vật liệu rẻ tiền,
có nhiều ở các địa phương. Móng gạch đựơc sử dụng hợp lý khi chiều rộng đế móng nhỏ hơn 1500mm.
Dùng gạch đặc có cường độ 75kg/1cm2 có kích thước 220x105x55, để phù hợp với kích thức viên gạch
vữa liên kết đứng và ngang dày 10. Vữa liên kết là vữa ximăng cát vàng 1:4 hoặc 1:3 (cho nhà cấp II hoặc
cấp III ) hoặc tỉ lệ 1:5-1:6 cho nhà cấp IV.
Đế móng thường đựơc xây 3 lớp gạch dày 210. Ở nơi khô ráo thì có thể dùng bê tông gạch vỡ hoặc bê tông
đá dăm dày 150-300mmm mác 50-100 (thường dày 200). Đáy lót cát đầm chặt dày 50-100 hoặc bê tông
gạch vỡ dày 100 mác 50.
Khi thiết kế móng ta cần có các số
liệu:
• Chiều rộng đáy móng: Bm
• Chiều cao móng: Hm
• Chiều dày tường: Bt
Móng đối xứng:

Khi thiết kế móng đối xứng cần lưu
ý các cấp giật.
• Chiều rộng cấp dưới so với cấp
trên cũng như chiều cao của cấp
• Chiều cao: Là bội số của 70 để
chẵn gạch (70=60+10).
• Các giật bậc thông thường: 70-
140 70-140-210 .
Hình 2.2.4.1 Các dạng móng gạch
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Hình 2.2.4.2 Các dạng móng đá hộc và móng hổn hợp gạch đá
Móng lệch tâm:
Khi thiết kế móng lệch tâm cần lưu ý các cấp giật
• Chiều rộng cấp dưới so với cấp trên cũng như chiều cao của cấp
• Chiều cao: Là bội số của 70 để chẵn gạch (70=60+10)
• Các giật bậc thông thường: 140 -210-210 , 210.
2.2.4.2. Móng đá hộc: Móng đá hộc là loại phổ biến dùng trong nhà dân dụng thấp tầng nhất là những nơi có nhiều
đá.
Do kích thước của đá không đều nhau cho nên bề dày của cổ móng ≥ 400mm. Đối với móng cột bề dày của cổ
móng ≥ 600mm. chiều rộng giật bậc bằng ½ chiều cao bậc giật (b/h=1/2). Chiều cao bậc giật thường lấy 350-
600mm.
Khi xây cần chú ý các mạch vữa ngang phải cùng nằm trên một mặt phẳng ngang, tránh đá chèn nhau khi chịu lực,
mạch vữa đứng không được trùng nhau để tránh bị nứt theo chiều đứng. Đá cong và dày không được dùng vì dễ bị
gãy, gặp đá lõm thì đặt chiều lõm xuống dưới để viên đá ổn định, mạch vữa không nên dày quá. Với đá hộc mạch
vữa xây là 30, vữa thường dùng vữa ximăng cát 1:4.
Lớp đệm thường là cát đầm chặt dày 5-10cm hoặc là lớp bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm 15-30cm tuỳ theo nền
tình hình móng.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC

×