Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giáo trình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm mđ05 trồng cây lâm sản ngoài gỗ song, mây trám trăng táo mèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 67 trang )




BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM
Mã số: MĐ05
NGHỀ TRỒNG CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ
SONG, MÂY TRÁM TRẮNG TÁO MÈO
Trinh độ sơ cấp nghề


1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ05























2

LỜI GIỚI THIỆU
Trồng cây lâm sản ngoài gỗ là đưa một số loài thực vật có giá trị kinh tế - xã hội
và môi trường, vào gây trồng và phát triển trên đất rừng dựa trên cơ sở tận dụng tiềm
năng sẵn có của môi trường rừng bao gồm tiểu khí hậu, đất đai, để nuôi trồng các cây
thích hợp nhằm thu được các nông - lâm - thổ sản nhiều hơn, tốt hơn nhưng không gây
hại tới sự cân bằng sinh thái và phát triển bền vững của rừng.
Do gắn bó với rừng từ rất lâu đời nên người Việt Nam, đặc biệt là người dân
miền núi đã có những kinh nghiệm trong gieo trồng, thu hái, chế biến và sử dụng các
loài cây lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, người làm nghề rừng còn thiếu kiến thức kỹ
thuật và chưa tiếp cận được với tiến bộ kỹ thuật mới. Quyết định 1956/QĐ-TTg về

Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã mở ra
cơ hội giúp người dân tiếp cận được tri thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, tăng thu
nhập và cải thiện cuộc sống. Để giúp cho người học có tài liệu học tập về: kỹ thuật
trồng trọt, chăm sóc, thu hái- chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã biên soạn bộ giáo trình
Trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo. Bộ giáo trình gồm
05 quyển, được biên soạn trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc, hướng
theo năng lực thực hiện, cô đọng những kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết của
nghề, trú trọng đến việc rèn kỹ năng thực hành tổng hợp gắn với những sản phẩm
cụ thể để giúp người học áp dụng vào sản xuất thành công.
Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm được biên soạn dựa trên
cơ sở tổng kết các kinh nghiệm và qui trình kỹ thuật Thu hoạch và tiêu thụ sản
phẩm nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, và kỹ thuật cơ bản về Thu
hoạch và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Giáo trình được kết cấu thành
04 bài:
Bài 1: Khai thác, sơ chế, bảo quản song, mây
Bài 2: Thu hoạch, sơ chế, bảo quản trám trắng
Bài 3: Thu hoạch, sơ chế, bảo quản táo mèo
Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm
Để hoàn thành bộ giáo trình này chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự hỗ trợ
về tài chính của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; sự chỉ
đạo của Vụ tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sự tham gia
của các cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT và nông dân trực tiếp sản xuất các tỉnh
Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ. Sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia,
giáo viên giàu kinh nghiệm từ Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông
lâm Thái Nguyên; Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc; Ban chủ
nhiệm và Hội đồng nghiệm thu chương trình. Trong quá trình biên soạn, không
3

tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của

các chuyên gia và đồng nghiệp để bộ giáo trình được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
1. Chủ biên: Tạ Thi Thu Hằng
2. Tham gia biên soạn: Phan Thị Tiệp
3. Tham gia biên soạn: Võ Hà Giang

4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 6
Giới thiệu mô đun: 6
BÀI 1: KHAI THÁC, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN SONG, MÂY 7
A. Nội dung 7
1. Khai thác song, mây 7
2. Sơ chế song, mây 14
3. Bảo quản song, mây 16
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 17
1. Các câu hỏi: 17
2. Các bài thực hành: 17
C. Ghi nhớ: 19
BÀI 2: THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN TRÁM TRẮNG 20
A. Nội dung 20
1. Thu hoạch quả trám trắng 20
2. Khai thác nhựa trám trắng 22
3. Sơ chế quả trám trắng 24

4. Bảo quản sản phẩm 29
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 30
1. Các câu hỏi: 30
2. Các bài thực hành: 30
C. Ghi nhớ: 32
BÀI 3: THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN TÁO MÈO 33
A. Nội dung 33
1. Thu hoạch quả táo mèo 33
2. Sơ chế, chế biến quả táo mèo 37
3. Bảo quản quả táo mèo 41
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 41
5

1. Các câu hỏi: 41
2. Các bài thực hành: 41
C. Ghi nhớ: 43
BÀI 4: TIÊU THỤ SẢN PHẨM 44
A. Nội dung 44
1. Tìm hiểu giá cả thị trường. 44
2. Tổ chức giới thiệu sản phẩm 45
3. Lựa chọn và xác định thị trường, đối tác tiêu thụ 47
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 54
1. Các câu hỏi: 54
2. Các bài thực hành: 55
C. Ghi nhớ: 56
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 57
I. Vị trí, tính chất của mô đun 57
II. Mục tiêu 57
III. Nội dung chính của mô đun 57
VI. Tài liệu tham khảo: 63
















6

MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Mã mô đun: MĐ05

Giới thiệu mô đun:
Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm là mô đun chuyên môn nghề, mang
tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Nội dung mô đun trình bày các
công việc: Khai thác, sơ chế, bảo quản song, mây. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản
trám trắng. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản táo mèo và tiêu thụ sản phẩm
Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho
từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên
có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về khai thác, sơ chế, bảo quản song,
mây. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản trám trắng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản táo
mèo,tiêu thụ sản phẩm.






















7

BÀI 1: KHAI THÁC, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN SONG, MÂY
Mã bài: MĐ 05-01
Mục tiêu:
- Liệt kê được các bước kỹ thuật: khai thác, sơ chế và bảo quản song, mây.
- Thực hiện được các bước công việc khai thác, sơ chế và bảo quản song, mây đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn tiết kiệm.

A. Nội dung
1. Khai thác song, mây
1.1. Tiêu chuẩn cây khai thác
+ Chọn cây để khai thác
- Tuổi thu hoạch của song mây ở độ tuổi 5 – 7. Nhìn vào bụi mây, cây có các bẹ lá
bao thân có mầu xanh lục, mặt bẹ có gai dẹt, khi bẹ lá già rụng đi là cây có thể khai
thác. Thân dài hơn 9m (kể cả ngọn). Đối với các bụi mây có dưới 6 cây không được
khai thác.
- Số cây khai thác tuỳ mức độ sinh trưởng và điều kiện sinh thái của mỗi vùng mà
quyết định số cây khai thác trong một kỳ khai thác, số cây khai thác là cây có đủ
chiều dài chiếm 1/5 đến 2/3 số cây có trong bụi đối với rừng sản xuất là rừng tự
nhiên và 1/3 số cây trong bụi đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên.

Hình 5.1.1. Tiêu chuẩn cây khai thác
8

+ Đối với mây trồng ở trong vườn rừng/trang trại
- Đối với song mây khai thác độ dài vút ngọn 9 - 11m sẽ đảm bảo chất lượng hàng
hoá, và không ảnh hưởng tới năng suất.
- Mây Hèo cây khai thác có độ dài vút ngọn 12m.
- Đối với song mây có độ dài vút ngọn cần đạt >7m vừa đảm bảo chất lượng
thương phẩm và không ảnh hưởng tới năng suất
- Mây Hèo có độ dài vút ngọn đạt 15m
1.2. Tiến hành khảo sát và đánh giá trữ lƣợng có thể khai thác
+ Tiến hành khảo sát và đánh giá trữ lượng có thể khai thác
Căn cứ vào nhu cầu thị trường về số lượng, đặc điểm nguyên liệu (đoạn, sợi),
chất lượng cũng như giá cả cho nguyên liệu mà chủ rừng sẽ quyết định số lượng
cần khai thác.
Trước khi khai thác cần tiến hành khảo sát và đánh giá sản lượng có thể khai
thác theo các nội dung sau:

- Xác định loài:
- Chọn và quy hoạch khu, cây lấy hạt làm giống

Hình 5.1.2. Cây lấy hạt làm giống
- Lập kế hoạch khai thác:
Thiết kế lô khai thác là một trong những công đoạn chuẩn bị rất cần thiết. Để
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khai thác một cách nhịp nhàng, có khoa học
cần thiết kế phân lô mỗi lô khoảng 1.000m
2
; giữa các phân lô bố trí các lối đi chính
9

và phụ nên đủ rộng để thuận lợi cho trung chuyển sản phẩm và đi lại chăm sóc
rừng.
Thời gian khai thác và nhu cầu nhân lực cho khai thác dự tính theo định mức 60-
100 kg cho một người /ngày (đối với rừng mây trồng thuần loại hay rừng đã trồng
bổ sung làm giàu bằng mây) tùy thuộc vào mật độ bụi và số cây có thể khai thác
trên 1 ha.
1.3. Thời gian khai thác
+ Thời gian khai thác
Thời gian khai thác: Đặc điểm cây Song, Mây có lượng hydratcacbon thay đổi
theo mùa. Do đó, chọn thời điểm khai thác có ý nghĩa rất lớn. Nhìn chung có thể
khai thác Song mây quanh năm nhưng mùa khai thác chính được xác định vào các
tháng 1 - 4 và tháng 10 - 12. Thông thường mây được khai thác 1 năm 2 lần và luân
kỳ khai thác phụ thuộc vào lập địa và khả năng chăm sóc của chủ rừng.
Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp và thời gian khai thác không
làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của các cây bên cạnh trong khóm song - mây và
khai thác trong thời gian song mây có chất lượng tốt nhất.
Thời gian khai thác song mây ở các vùng/ miền khác nhau:
- Đối với miền Bắc: Khai thác song mây từ tháng 1- 4 và tháng 9 - 12 dương lịch vì

miền Bắc từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào)
nắng nóng khô hanh, dễ gây cháy rừng.
- Đối với miền Trung và Nam: Khai thác song mây từ tháng 1 - 7 dương lịch, và từ
tháng 7 -10 là mùa nắng nóng khô hanh dễ gây cháy rừng.
- Không khai thác trong mùa ra hoa, kết quả của mây song (từ tháng 6 - 10).
- Thường chia vùng khai thác thành những khoảnh khác nhau để chia luân kỳ khai
thác và chọn một khoảnh có mật độ lớn để thu hái hạt giống.
1.4. Chuẩn bị dụng cụ khai thác
- Mây trồng trong vườn, trang trại, dùng dao có cán dài 50-60cm cả lưỡi 70-80cm
theo hình vẽ dưới đây.
- Dao khai thác trong rừng tự nhiên có cán ngắn 30 - 40 cm
Dụng cụ:
+ Dao/ Rựa (tiếng miền Trung)
+ Liềm: có cán dài từ 3,5 - 4m cả lưỡi.
Tác dụng của liềm để cắt những tay leo và cành mây có gai ở tầm cao để
thuận lợi cho rút sợi mây khỏi bụi mây. kèm theo bộ đá mài chuyên dùng để mài
dụng cụ khai thác song mây.
10

+ Bao tay bằng vải dày, để bảo vệ chân tay khỏi bị gai mây cào xước khi khai
thác. Trang thiết bị này có bán tại cửa hàng dụng cụ bảo hộ lao động.

Hình 5.1.3. Dụng cụ khai thác
1.5. Khai thác

Hình 5.1.4. Khai thác song
Do song mây thường sống thành từng bụi, thân leo cao có khi tới 20-30m,
nên khai thác song mây đôi khi rất nguy hiểm vì thường làm rơi những cành khô
11


khi kéo giật sợi song mây. Quá trình này cũng làm gẫy ngọn các cây bên cạnh, nếu
cây khai thác còn bị vướng vào tán rừng và người thu lượm cố gắng trèo lên cây
bên cạnh để kéo chúng xuống.
Những thân cây trưởng thành được chặt sát gốc, kéo rút sợi mây ra khỏi bụi,
dóc bỏ những bẹ lá đầy gai.
Chặt bỏ phần thân còn non ở phía ngọn, cắt những thân cây thành từng đoạn
4-5 m với loại mây có đường kính lớn và từng đoạn dài 6 -7 m đối với mây có
đường kính nhỏ. Sau đó, những đoạn mây được cuộn lại mang ra khỏi rừng và
chuyển về nơi chế biến.
Với những loại mây có đường kính nhỏ thì vận chuyển dễ dàng hơn bằng
cách cuộn lại thành vòng có đường kính 50 - 60cm.
Trước khi khai thác cần phát dọn xung quanh bụi mây có cây khai thác. Phát
dọn toàn bộ cây bụi và dây leo, trừ mây con tái sinh xung quanh bụi mây, chiều
rộng diện tích cần phát dọn có bán kính 0,5m. Sau đó cắt lá già, chặt tay leo, cành
lá trong bụi từ chiều cao 1,5 m trở xuống.
+ Kỹ thuật khai thác
- Sau khi chọn cây khai thác, tiến hành khai thác theo các bước sau:


Hình 5.1.5: Khai thác mây nước
- Chặt tay leo, cành lá bằng dao và liềm
Dùng dao để chặt gốc mây, chiều cao cách mặt đất 15 - 20cm.
12

- Rút cây và bóc bẹ lá.
Dựa vào đặc điểm thân mây mềm và dễ uốn để tách bóc bẹ lá mây. Sau khi chặt
tiến hành bóc bẹ theo hai cách:
+ Rút cây mây ra khỏi bụi, bóc bẹ từ ngọn xuống gốc (nhanh nhưng sợi mây
không sạch bẹ)
+ Rút dần cây mây ra khỏi bụi, rút đến đâu bóc bẹ đến đấy. Bẻ cong từng đoạn mây

từ gốc lên đến hết cây mây để tách bẹ lá mây. Theo cách này chậm hơn nhưng sợi
mây sạch bẹ.

Hình 5.1.6: Rút sợi song
- Phát ngọn
Cây mây khai thác được cắt bỏ ngọn, chiều dài ngọn cắt bỏ từ 50 - 70cm
tương đương từ 5 - 7 đốt hay 5 - 7 lá tính từ ngọn. Không nên để ngọn ngắn quá vì
phần ngọn mây non, chất lượng mây kém, ảnh hưởng tới sản phẩm hàng mây tre
đan. Bẹ, ngọn được chặt thành các đoạn ngắn vun đắp vào xung quanh bụi mây vừa
để tạo mùn và giữ ẩm cho đất.
- Thu gom sợi mây: cuộn thành từng cuộn hay bó thành từng bó để dễ vận chuyển
ra khỏi rừng và chuyển về nơi thu gom.
13


Hình 5.1.7:Thu gom, cuộn thành cuộn vận chuyển đến nơi chế biến


Hình 5.1.8: Thu gom, bó thành từng bó vận chuyển đến nơi chế biến
14


Hình 5. 1.9. Vận chuyển về nơi thu gom
2. Sơ chế song, mây
2.1. Hun khói:
Sản phẩm từ song mây hoặc tre nứa sau khi được gác lên mái bếp để hun khói dùng
sẽ tốt hơn. Khói bếp mang nhiệt làm song mây khô nhanh, tránh được nấm mốc,
đồng thời lớp khói bám trên bề mặt sản phẩm tạo thành lớp bồ hóng phòng được
nấm mốc và mọt. Phương pháp này thích hợp để bảo quản song mây để làm một số
đồ gia dụng nhỏ ở các vùng nông thôn.

2.2. Luộc dầu
Bể luộc dầu được làm bằng tôn dày 5mm, có kích thước (dài, rộng, cao) 7m
x 1m x 0,8m. Bể được đặt trên lò đốt. Nhiên liệu đốt là củi hoặc phế liệu của song
mây. Dầu được sử dụng để luộc song mây thường là dầu ma rút (Diesel) hoặc dầu
hoả.
Cách luộc: Dầu được đổ vào bể luộc, sau đó xếp song mây đã được hong khô
tự nhiên vào bể và đun sôi dầu, thời gian đun khoảng 2-3 tiếng sau đó vớt song
mây, dóc mắt (thủ công hoặc bằng máy), phơi lại trong 2-3 ngày.
15


Hình 5.1.10. Luộc dầu bảo quản và làm mềm mây
Song mây đã được luộc dầu sau khi dóc mắt, hong phơi khô tự nhiên được
được buộc thành từng bó, mỗi bó khoảng 20 - 40 đoạn tuỳ theo đường kính to hay
nhỏ sau đó được xếp trên giá gỗ trong kho nguyên liệu chờ nạo vỏ, chẻ sợi.
Song mây, được bó lại để trong kho không chỉ tăng hiệu quả sử dụng diện
tích kho mà còn làm cho sợi song mây được uốn thẳng.

Hình 5.1.11. Phơi khô sau luộc dầu
16


Hình 5.1.12. Bảo quản sản phẩm sau khi luộc dầu.
3. Bảo quản song, mây
3.1. Bảo quản song, mây theo phƣơng pháp cổ truyền
* Ngâm trong nước.
Thời gian ngâm kéo dài khoảng từ 1 đến 2 tháng để giảm hàm lượng đường trong
vật liệu, hạn chế được mục và mối mọt. Phương pháp này được áp dụng cho song
mây trong một số trường hợp như làm mềm dẻo vật liệu, tránh nấm mốc, sử dụng
làm vật dụng cụ trong gia đình (dây buộc, rổ, rá, quang gánh…)

3.2. Bảo quản song, mây trong sản xuất công nghiệp
Bảo quản song mây gồm: Bảo quản song mây sau khai thác (đoạn/sợi); bảo
quản sợi mây chẻ, tuốt; bảo quản sản phẩm mây đan, mây tre đan.
* Bảo quản sơ bộ tại nơi thu gom
Tại nơi thu gom mây: mây được phân loại sơ bộ theo yêu cầu của khách
hàng (theo quy cách chiều dài và đường kính). Sau đó chuyển đến nơi chế biến,
thời gian mây khai thác lưu tại nơi thu gom không quá 5-7 ngày để tránh mây khỏi
bị nấm mốc.
- Cách bảo quản.
Để mây nơi khô ráo, trên giá gỗ cao cách mặt đất từ 15 - 20cm, đậy bạt kín
tránh gió và nắng để khỏi khô hao, chống thoát nước. Cần vận chuyển song mây
đến nơi chế biến trong vòng 5-7 ngày sau khi khai thác
17


Hình 5.1.13. Sợi mây sau khi sấy, bảo quản trong kho
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1.1. Câu hỏi 1: Hãy trình bày những căn cứ để thu hoạch và thời điểm thu hoạch
song mây.
1.2. Câu hỏi 2: Cách thu hoạch song mây và nêu các phương pháp bảo quản song
mây.
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 5.1.1: Thực hiện kỹ thuật khai thác song, mây
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc khai
thác song, mây
- Nguồn lực: Dao, gang tay, liềm, .…
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ làm mẫu quan sát của các giai đoạn hoặc
lấy mẫu ngay tại hiện trường (nếu có).

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Khai thác công việc đạt yêu cầu kỹ
thuật, an toàn.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng.
+ Các nhóm thực hiện việc quan sát, thực hiện các thao tác khai thác song, mây đạt
yêu cầu kỹ thuật.
18

+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Nhiệm vụ của nhóm
+ Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát việc thực hiện của từng cá
nhân trong nhóm.
+ Từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại quan sát góp ý
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ
- Tiêu chuẩn của sản phẩm: Song, mây dài thẳng,
2.2. Bài thực hành số 5.1.2: Thực hiện kỹ thuật sơ chế song, mây
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc sơ chế
song, mây.
- Nguồn lực: Dầu, chảo, song, mây.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Sơ chế song, mây.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách sơ chế song, mây

.
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Nhiệm vụ của nhóm
+ Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện sơ chế song, mây.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Tiêu chuẩn của sản phẩm: sơ chế song, mây

đúng kỹ thuật, các thành viên tham
gia tích cực.
2.3. Bài thực hành số 5.1.3: Thực hiện kỹ thuật bảo quản song mây
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc bảo
quản song mây.
- Nguồn lực: Giá gỗ, bạt,
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: bảo quản song mây.
19

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách bảo quản song mây.
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Nhiệm vụ của nhóm
+ Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện bảo quản song mây.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Tiêu chuẩn của sản phẩm: bảo quản song mây đúng kỹ thuật, các thành viên tham
gia tích cực.
C. Ghi nhớ:
- Tiêu chuẩn cây khai thác.
- Tiến hành khảo sát và đánh giá trữ lượng khai thác.
- Thời gian khai thác. MB từ tháng 1-4, MN từ tháng 9-12 dương lịch.
- Kỹ thuật khai thác: Chặt tay leo, rút cây bóc bẹ, phát dọn, thu gom.

- Sơ chế: Hun khói, luộc dầu
- Bảo quản theo phương pháp truyền thống: Ngâm sản phẩm song mây xuống ao,
hồ.










20

BÀI 2: THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN TRÁM TRẮNG
Mã bài: MĐ 05-02

Mục tiêu:
- Nêu được các tiêu chuẩn thu hoạch, sơ chế và bảo quản trám trắng.
- Liệt kê được các bước kỹ thuật: thu hoạch quả, khai thác nhựa, sơ chế quả và bảo
quản trám trắng.
- Thực hiện được các bước công việc thu hoạch quả, khai thác nhựa, sơ chế quả và
bảo quản trám trắng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn tiết kiệm.
A. Nội dung
1. Thu hoạch quả trám trắng
1.1. Thời gian thu hái
Trám trắng ra hoa tháng 2,3 quả chín tháng 9,10, quả Trám lúc chín chuyển
từ màu xanh sang màu vàng mơ, ăn có vị chua ngọt, hạt có nhân màu trắng.

Thời vụ thu hái tốt nhất từ 25 tháng 9 đến 15 tháng 10.

Hình 5.2.1. Cây cho quả Hình 5.2.2. Quả chuẩn bị đến ngày thu hái
21


Hình 5.2.3. Quả trám trắng đạt tiêu chuẩn thu hái
1.2. Thu hái thủ công
- Thu hái bằng sào: giảm công nhưng tàn phá cây nghiêm trọng, cách làm này làm
gẫy hỏng rất nhiều lộc thu hoặc cành chuẩn bị phát lộc thu đông. Dùng cách thu hái
này năm sau thường bị mất mùa.
- Cành cao: Dùng thang, sào móc, đeo giỏ để thu hái, bảo vệ được cây nhưng rất
tốn công sức.


Hình 5.2.4. Đùng thang để thu hái


22

1.3. Kích rụng quả bằng hóa chất.
- Thời điểm kích dụng quả trám: quả Trám lúc chín chuyển từ màu xanh sang màu
vàng mơ.
- Kích rụng quả bằng hoá chất là biện pháp mới hiệu quả cao và có lợi nhiều mặt.
Hoá chất dùng chủ yếu là Ethryl 40% pha loãng 300 lần để phun.
Cách pha như sau:
+ 40% Ethryl + 60% nước sạch.
+ Sau đó pha loãng với tỷ lệ 1:300 ( 1 phần Ethryl 40% : 300 phần nước) sau đó
phun lên cây.
Tế bào lá hút giải phóng Ethylene là chất điều hoà nội sinh thúc đẩy quá trình lão

hoá. Kích thích tạo tầng sinh rời gây rụng lá - quả.
- Nếu phun Ethryl tập trung sau 4 ngày chỉ cần rung cây là rụng gần như hết số quả
trên cây.
- Ngoài ra Ethryl còn kích thích cây sớm ra hoa và tăng mạnh số lượng chùm hoa
năm sau.
2. Khai thác nhựa trám trắng
2.1. Mùa cho nhựa
Nên khai thác nhựa từ tháng 8 cho đến tháng 3 dương lịch năm sau là thời
gian cây cho nhiều nhựa nhất.
Thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 (âm lịch) cây cho ít nhựa, nên hạn chế khai
thác để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển.
2.2. Lựa chọn cây khai thác nhựa.
- Chọn cây có đường kính trung bình trên 25 cm, chiều cao từ 15 – 20 m.
- Thân thẳng, không sâu bệnh.
2.3. Chuẩn bị dụng cụ khai thác
Dụng cụ chủ yếu dùng để khai thác là dao chích nhựa và dụng cụ vét nhựa
- Trước khi tiến hành khai thác nhựa, cần phát dọn thực bì xung quanh gốc cây
được chọn khai thác.
2.4. Cƣờng độ khai thác nhựa
Thực hiện khai thác dưỡng nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển lâu
dài. Tuỳ theo đường kính cây mà thực hiện số đường chích:
- Cây có đường kính 25 - 30 cm ở độ cao 40- 50cm, chích 1 - 2 đường.
- Cây có đường kính 31 - 40 cm ở độ cao 40- 50cm, chích 2 - 3 đường.
23

- Cây có đường kính 41 - 50 cm ở độ cao 40- 50cm , chích 3 - 4 đường.
- Cây có đường kính trên 50 cm ở độ cao 40- 50cm, chích 4 - 5 đường.
Máng chích đầu tiên nên chích theo hướng Đông - Nam để cho sản lượng nhựa cao
nhất.
- Trên cùng một cây nên bố trí đường chích đối xứng nhau.

2.5. Chích nhựa

Hình 5.2.5. Kỹ thuật chích nhựa trám

Mũi chích đầu tiên có hình bán nguyệt cách mặt đất 40 - 50 cm, bán kính từ 2 - 3
cm, rộng 3 - 4 cm. Khoét hết lớp vỏ vừa chạm đến thân gỗ. 2 - 3 ngày, chích nhắc
lại 1 lần. Mỗi lần chích, cắt khoét đi lớp vỏ mỏng chừng 2 - 3 mm. Các mũi chích
tiến hành từ trên xuống dưới.
Từ khi chích mũi đầu tiên đến khi cây cho sản lượng nhựa ổn định khoảng
25 - 30 ngày.
Khi những đường chích đầu tiên xuống sát mặt đất thì chuyển sang chích
đường mới, cách vị trí đường chích ban đầu từ 10 - 15 cm.
2.6. Thu gom nhựa
24

Thường dùng giỏ, sọt để thu gom nhựa. Cứ khoảng 8 - 10 ngày đi thu gom 1
lần (khoảng 3 - 4 lần chích). Khi thu nhựa xong, cây nào chích luôn cây đó để giảm
công đi lại.

Hình 5.2.6. Người dân đi thu gom nhựa trám
3. Sơ chế quả trám trắng
3.1. Muối trám
Trộn muối với lượng bằng 5% lượng hạt, vào máy chà vỏ 6-7 phút để làm
long hạt và bóc lớp biểu bì, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối bão hòa (10-20%).














Hình 5.2.7. Ngâm trong nước muối

×