Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.88 KB, 72 trang )

Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8

NGÂN HÀNG CÂU HỎI PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ 8
TUẦN 1
BÀI 1: NHỮNG CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. Phần trắc nghiệm
Câu1 : Mức độ: Nhận biết
Dự kiến thời gian trả lời: 3’
Nội dung câu hỏi: ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế ở Tây Âu trong
các thế kỉ XV – XVII?
A. Nhà nước thực hiện nhiều chính sách tiến bộ để phát triển kinh tế.
B. Đã xuất hiện các xưởng sản xuất có thuê mướn nhân công.
C. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.
D. Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò quan trọng.
Đáp án: Ý A
Câu 2: Mức độ: Nhận biết
Dự kiến thời gian trả lời: 4’
Nội dung câu hỏi: nền sản xuất ở Tây Âu thế kỉ XVI – XVII được coi là:
A. Nền sản xuất tự cấp tự túc.
B. Nền sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa.
C. Nền sản xuất TBCN.
D. Nền sản xuất lớn TBCN.
Đáp án: Ý C
Câu 3: Mức độ: Nhận biết
Dự kiến thời gian trả lời: 4’
Nội dung câu hỏi: Thế kỉ XVI – XVII, các giai cấp mới được hình thành trong xã hội
Tây Âu là:
A. Lãnh chúa và nông dân.
B. Lãnh chúa và tư sản.
C. Tư sản và vô sản.


D. lãnh chúa, tư sản và vô sản.
Đáp án: Ý C
Câu 4: Mức độ: Nhận biết
Dự kiến thời gian trả lời: 4’
Nội dung câu hỏi: Trước cách mạng, lãnh thổ Nê- đéc – lan bao gồm những nước nào
hiện nay?
A. Hà Lan và Pháp.
B. Hà Lan và Bỉ.
C. Hà Lan và Đức.
D. Pháp và Bỉ.
Đáp án: Ý B
Câu 5: Mức độ: Nhận biết
1
H thng cõu hi lch s lp 8
D kin thi gian tr li: 4
Ni dung cõu hi: im ni bt ca tỡnh hỡnh nc Anh trc cỏch mng l:
A. Nn kinh t Phỏt trin nht chõu u.
B. Nhiu quớ tc va v nh chuyn sang kinh doanh theo li t bn, tr thnh tng
lp quớ tc mi.
C. Nhng mõu thun xó hi gia t sn, quớ tc mi vi ch quõn ch chuyờn ch
ngy cng gay gt.
D. Tt c cỏc ý trờn.
ỏp ỏn: ý D
II.Phn t lun:
Cõu 1: Mc : Thụng hiu
D kin thi gian tr li: 15
Ni dung cõu hi: Trỡnh by din bin cuc chin tranh ginh c lp ca 13 thuc a
Anh Bc M?.
ỏp ỏn:
- 12/1773, chiến tranh giữa thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và chính quốc bùng bổ.

- 4/7/1776. Hội nghị đại biểu thuộc địa công bố "Tuyên ngôn độc lập" tại Phi-la-
đen-a (Niu Giơ-xi)
- Sau trận thắng của nghĩa quân ở Xaratôga (Nui-Oóc) - 10/1777) quân Anh liên tiếp thất
bại.
- Năm 1783, với Hiệp ớc Véc-xai, Anh thừa nhận quyền độc lập của các thuộc địa Bắc
Mỹ.
Cõu 2: Mc : Thụng hiu
D kin thi gian tr li: 15
Ni dung cõu hi: Cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất gỡ?
ỏp ỏn:
- Một cuộc cách mạng t sản hoàn chỉnh
- Một cuộc chiến tranh giành độc lập có ảnh hởng tiến bộ
- Một cuộc chiến tranh giải phóng, đồng thời là cuộc CMTS.
Cõu 3: Mc : Thụng hiu
D kin thi gian tr li: 10
Ni dung cõu hi: Trình bày những nét lớn về sự phát triển của CNTB ở Anh.
ỏp ỏn:
- Sự phát triển mạnh mẽ của các công trờng thủ công, các trung tâm thơng mại, tài chính,
các Công ty, ngân hàng
- Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới có chung quyền lợi kinh tế với g/c t sản.
Cõu 4: Mc : Vn dng
D kin thi gian tr li: 15
Ni dung cõu hi: Vỡ sao núi: cỏch mng t sn Anh l cuc cỏch mng t sn khụng
trit ?
ỏp ỏn:
- lónh o cỏch mng l liờn minh t sn quớ tc mi nờn nhiu tn d phong kin
khụng b xúa b.
2
H thng cõu hi lch s lp 8
- nụng dõn v binh lớnh l hai lc lng chớnh ca cỏch mng nhng khụng c

hng chỳt quyn li gỡ. nụng dõn cũn b tc ot rung t v b y ti ch phỏ
sn hon ton.
Cõu 5 (3 im):(Nhn bit;Thi gian lm bi:10 phỳt)
Trỡnh by s phỏt trin ca CNTB Anh v nhng h qu ca nú?
ỏp ỏn:
S phỏt trin ca CNTB Anh:
-Nhiu cụng trng th cụng:luyn kim,c khớ,lm s ra i,phc v cho tiờu dựng
trong nc v xut khu ra bờn ngoi.(0,5 im)
-Nhiu trung tõm ln v cụng nghip,thng mi,ti chớnh c hỡnh thnh,tiờu biu l
Luõn ụn.(0,5 im)
-Nhng phỏt minh v k thut,v cỏc hỡnh thc t chc lao ng hp lớ lm cho nng sut
lao ng tng nhanh.(0,5 im)
-S ụng a ch l quý tc va v nh chuyn sang kinh doanh theo li t bn.H tr
thnh tng lp quý tc mi.(0,5 im)
-H qu:S thay i v kinh t, nhng mõu thun gay gt gia t sn,quý tc vi ch
quõn ch chuyờn ch dn ti cuc cỏch mng lt ch phong kin,xỏc lp quan h
sn xut t bn ch ngha.(1 im)
Cõu 6(2 im):(Thụng hiu;Thi gian lm bi:10 phỳt)
Nờu ý ngha lch s ca cỏch mng t sn Anh?
ỏp ỏn:
-õy l cuc cỏch mng tn cụng vo thnh trỡ ca ch c xõy dng ch mi,lt
quan h phong kin lc hu,m ng cho sn xut t bn phỏt trin.(1 im)
-õy l cuc cỏch mng t sn th 2 trờn th gii nhng l cuc cỏch mng u tiờn cú ý
ngha to ln i vi quỏ trỡnh hỡnh thnh ch ngha t bn chõu u v trờn th gii.(1
im)
Cõu 7(2 im):(Vn dng;Thi gian lm bi:10 phỳt)
Ti sao núi cuc u tranh ginh c lp ca cỏc thuc a Anh Bc M l mt cuc
chin tranh gii phúng dõn tc,ng thi l mt cuc cỏch mng t sn?
ỏp ỏn:
-Vỡ nú thc s gii phúng nhõn dõn bc M thoỏt khi ỏch thng tr ca thc dõn

Anh,thit lp mt quc gia c lp t sn Bc M.Hp chng quc Hoa Kỡ ra i sau
cuc chin tranh ny.(1 im)
-Mt khỏc nú gt b nhng cn tr ca ch phong kin,thit lp quan h TBCN,thng
nht th trng dõn tc,m ng cho CNTB phỏt trin.(1 im)
Cõu 8: Mc : Thụng hiu
D kin thi gian tr li: 10
Ni dung cõu hi: Vỡ sao nhõn dõn các thuộc địa ở Bắc Mỹ đấu tranh chống thc dõn
Anh?
ỏp ỏn:
- Từ TK XVII đến Tk XVIII. Thực dân Anh cớp đoạt và lập ra 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Kinh tế TBCN ở thuộc địa sớm phát triển song bị chính quyền Anh ra sức kìm hãm.
=>Toàn thể c dân thuộc địa mâu thuẫn gay gắt với chính quốc Anh.
3
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
TUẦN 2
BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP ( 1789-1794)
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Trước cách mạng trong xã hội Pháp gồm có mấy đẳng cấp?Nêu vị trí và quyền lợi của
các đẳng cấp này trong xã hội?
Đáp án:
-Trước cách mạng xã hội Pháp gồm có 3 đẳng cấp:
+Tăng lữ.(0,25 điểm)
+Quý tộc.(0,25 điểm)
+Đẳng cấp thứ 3:Tư sản,nông dân,các tầng lớp khác.(0,5 điểm)
-Tăng Lữ và Quý Tộc là những đẳng cấp trên của xã hội,chỉ chiếm 10% dân số ,nhưng có
tất cả đặc quyền đặc lợi như miễn thuế,thu thuế,nắm giữ những chức vụ cao trong quân
đội,chính quyền,tôn giáo.(1 điểm)
-Đẳng cấp thứ 3 chiếm 90% phải gánh nặng nghĩa vụ phong kiến như nộp thuế và các
nghĩa vụ khác.Họ mâu thuẫn với 2 đẳng cấp trên và với chế độ phong kiến chuyên
chế,nên đòi hỏi phá bỏ chế độ ấy.(1 điểm)

Câu 2(2 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Vì sao nói "Cách mạng tư sản Pháp 1789-1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất"?
Đáp án:
-Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng.(0,5
điểm)
-Lật đổ tận gốc chế độ phong kiến,giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân ,đưa giai cấp
tư sản lên cầm quyền.(0,5 điểm)
-Thiết lập nền cộng hoà tư sản.(0,5 điểm)
-Cách mạng đã đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.(0,5 điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Đáp án:
-Đã lật đổ chế độ phong kiến,đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.(0,5 điểm)
-Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo tham gia cách mạng,đưa cách mạng đạt tới
đỉnh cao.(0,5 điểm)
-Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.(0,5
điểm)
-Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.(0,5 điểm)
TUẦN 3
BÀI 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI.
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh?
Đáp án:
-Cách mạng tư sản thế kỉ XVII đã gạt bỏ những trở ngại về chính trị và xã hội,tạo điều
kiện cho cách mạng trong sản xuất.(1 điểm)
-Cách mạng công nghiệp Anh phát triển mạnh,có nhiều tiến bộ về kĩ thuật (1 điểm).
-Sự tích luỹ tư bản ở Anh diễn ra sớm và vẫn dựa vào sự bóc lột trong nước kết hợp với
việc buôn bán,cướp bóc ở các thuộc địa.Như vậy,Ở Anh đã xuất hiện những điều kiện để
tiến hành cách mạng công nghiệp:vốn công nhân và phát minh kĩ thuật.(1 điểm)
4

Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
Câu 2(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra như thế nào?
Đáp án:
-Năm 1764 máy móc được sản xuất đầu tiên ở Anh.(0,5 điểm)
-Năm 1769 Ác-crai –tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.(0,5 điểm)
-Năm 1785 Ét –mơn-các- rai phát minh ra máy dệt.(0,5 điểm)
-Năm 1784 Giêm-oát phát minh ra máy hơi nước.(0,5 điểm)
-Từ nghành dệt máy móc lan sang các nghành khác như giao thông vận tải (1 điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:5 phút)
Thế nào là một cách mạng công nghiệp ?
Đáp án:
-Là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất-từ sản xuất nhỏ ,thủ công sang sản
xuất lớn bằng cơ khí ,máy móc,diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.(1
điểm)
-Nó thúc đẩy việc phát minh máy móc,đẩy mạnh sản xuất và hình thành 2 giai cấp tư sản
và vô sản.(1 điểm)
TUẦN 4
BÀI 4 : PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản "là gì?
Đáp án:
Tuyên ngôn trình bày những vấn đề cơ bản về lí luận cách mạng:(1 điểm)
-Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của sản suất và lịch sử đấu tranh giai
cấp.(0,5 điểm)
-Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội dựa trên chế độ tư hữu.(0,5 điểm)
-Sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.(0,5
điểm)
-Giai cấp vô sản và Đảng Cộng Sản có sứ mệnh xoá bỏ chế độ tư hữu xây dựng một xã
hội công bằng,dân chủ,văn minh tiến bộ.(0,5 điểm)

Câu 2(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Ý nghĩa lịch sử của "Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản"?
Đáp án:
-Tuyên ngôn là một kiệt tác trình bày học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học một cách
ngắn gọn ,rõ ràng ,có hệ thống(sau được gọi là chủ nghĩa Mác).(1 điểm)
-Chủ nghĩa Mác là một hệ thống lí luận cách mạng,phản ánh quyền lợi của giai cấp công
nhân,nhân dân lao động,là vũ khí lí luận trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,chỉ
cho họ con đường đấu tranh đi đến thắng lợi cuối cùng Mở ra một giai đoạn tự giác của
phong trào công nhân quốc tế,phong trào cộng sản.(2 điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế?
Đáp án:
-Từ khi thành lập đến năm 1870,Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác ,vừa
đóng vai trò trung tâm thúc đảy phong trào công nhân quốc tế.(1 điểm)
-Qua các kì đại hội được tổ chức hàng năm,Quốc tế thứ nhấtđã đấu tranh chống lại tư
tưởng phi vô sản,chủ nghĩa cơ hội (1 điểm)
5
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
TUẦN 5
BÀI 5: CÔNG XÃ PA – RI 1871
Câu 1(2 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Vì sao cuộc khởi ng hĩa ngày 18-3-1871 được xem như một cuộc cách mạng vô sản?
Đáp án:
-Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa-ri.(0,5 điểm)
-Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.(0,5 điểm)
-Thành lập chính quyền của giai cấp vô sản.(0,5 điểm)
-Do giai cấp vô sản lãnh đạo.(0,5 điểm)
Câu 2(2 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri?
Đáp án:

-Là hình ảnh của một chế độ mới,xã hội mới.Nó cổ vũ nhân dân lao động thế giới trong
sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp.(1 điểm).
-Công xã còn để lại nhiều bài học khởi nghĩa quý báu cho giai cấp vô sản thế giới.(1
điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Nguyên nhân thất bại của công xã Pa-ri?
Đáp án:
-Giai cấp vô sản Pa-ri chưa đử mạnh để lãnh đạo cách mạng.(1 điểm)
-Công xã không kiên quyết chấn áp kẻ thù ngay từ đầu,không tước đoạt,tịch thu triệt để
tài sản của bọn phản động.Chưa thực hiện tốt liên minh công nông,giai cấp tư sản Pháp
còn mạnh.Lại nhân được sự giúp đỡ của thế lực quân phiệt Phổ.(1 điểm)
TUẦN 6
BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MÝ CUỐI THẾ KỈ XĨ ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 1(1 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Chính sách của Anh có gì đặc biệt?
Đáp án:
Đẩy mạnh sản xuất thuộc địa là chính sánh ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền
Anh.Anh có nhiều thuộc địa nhất,chải dài từ châu Á sang châu Phi.Chính vì vậy mà Lê-
nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là"chủ nghĩa đế quốc thực dân''.(1 điểm)
Câu 2(1 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:5 phút)
Tại sao nối chủ nghĩa đế quốc Pháp là"chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi''?
Đáp án:
Vỉ Pháp chú ý đến xuất cảng tư bản dưới hình thức cho các nước châm phát triển vay
lấy lãi nặng.(1 điểm)
Câu 3(3điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích?
Đáp án:
-Theo hiến Pháp 1871,đó là một liên bang do Hoàng đế đứng đầu.Bọn quân phiệt nắm
giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội và chính quyền.Nhà nước đó thi hành chính
sách đối nội,đối ngoại phản động ,đề cao chủng tộc Đức,đàn áp phong trào công

nhân,truyền bá bạo lực,chạy đua vũ trang.(2 điểm)
-Chính vì vậy,chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt,hiếu chiến".(1
6
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
điểm)
TUẦN 7
BÀI 7 : PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XĨ ĐẦU THẾ
KỶ XX
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới?
Đáp án:
-Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công
nhân,mang tính giai cấp và tính chiến đấu triêt để.(1 điểm)
-Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga chống chủ nghĩa cơ hội tuân theo những nguyên lí
cơ bản của chủ nghĩa Mác(đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa,đưa giai cấp vô sản lên năm
chính quyền,xây dựng Đảng Cộng Sản).(1 điểm)
-Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.(1 điểm)
Câu 2(2 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Cách mạng 1905-1907 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu gì cho giai cấp vô
sản thế giới?
Đáp án:
-Cách mạng muốn thành công phải biết tổ chức,tập hợp,đoàn kết được các tầng lớp nhân
dân(công nhân,nông dân,thợ thủ công,binh lính ).(1 điểm)
-Phải kiên quyết đấu tranh đánh đổ chế độ phong kiến,chế độ tư sản,xây dựng chế độ
mới của dân,do dân,vì dân.(1 điểm)
Câu 3(1 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt,máy móc và động cơ hơi nước được sản xuất và
sử dụng phổ biến?
Đáp án:
- Sự tiến bộ về kĩ thuật:Lò luyện kim,ứng dụng động cơ hơi nước trong sản xuất,sự

chuyển biến mạnh từ công trường thủ công sang nền sản xuất công nghiệp cơ khí mà
trong đó sắt,máy móc và động cơ hơi nước được sản xuất và sử dụng phổ biến.(1 điểm)
TUẦN 8
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT
THẾ KỶ VIII- ĐẦU THẾ THẾ KỶ XX
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
Đáp án:
-1857-1859:Khởi nghĩa Xi-pay,binh lính cùng nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.(1 điểm)
-1857-1885:Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn thúc đẩy giai cấp tư sản
Ấn đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh.(1 điểm)
-7-1908:Tổng bãi công ở Bom-Bay là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp
vô sản Ấn,được xem là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn.(1 điểm)
Câu 2(2 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tân Hợi?
Đáp án:
-Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc,chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ,chế độ
7
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
cộng hoà ra đời.(1 điểm)
-Cách mạng tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh
hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.(1 điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Tại sao nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Đáp án:
-Đây là cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến lâu đời ở Trung Quốc,mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển.(1 điểm)
-Song cuộc cách mạng này không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc,không tích cực chống
phong kiến,chưa đụng cham đến giai cấp địa chủ phong kiến,không giải quyết được vấn

đè ruộng đất cho nông dân.(1 điểm)
TUẦN 9
BÀI 11 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XĨ-ĐẦU THẾ KỶ XX.
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX-
đầu thế kỉ XX?
Đáp án:
-In-đô-nê-xia:nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.Từ 1905,các tổ
chức công đoàn được thành lập.Tháng 5-1920,Đảng cộng sản In-đô-nê-xia được thành
lập.(1 điểm)
-Phi-líp-pin:có cuộc cách mạng 1896-1898 dẫn tới sự ra đời của cộng hoà Phi-líp-pin.
(0,5 điểm)
-Cam-pu-chia,có cuộc khởi nghĩa A-cha-xoa ở ta keo(1863-1866)và KN Pu-côm-bô ở
Cra-chê(1866-1867).(0,5 điểm)
-Lào:cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-va-na-khét dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc.(0,5
điểm)
-Việt nam:phong trào Cần Vương,phong trào nông dân Yên Thế (0,5 điểm)
Câu 2(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Nội dung của cải cách Duy Tân Minh Trị?
Đáp án:
-Kinh tế:Cải cách như thống nhất tiền tệ,xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong
kiến,tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.(1 điểm)
-Chính trị,xã hội:Xoá bỏ chế độ nông nô,đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm
quyền.Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc,chú trọng KH-KT.(1 điểm)
-Quân sự:Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây ,chế độ nghĩa vụ
thay cho chế độ trưng binh,phát triển công nghiệp quân sự.(1 điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Vì sao nói cuộc Duy tân Minh trị là một cuộc cách mạng tư sản?
Đáp án:
-Chính quyền phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hoá.(1 điểm)

-Chính sách kinh tế,tài chính,văn hoá,giáo dục,quân sự mang tính tư sản.(1 điểm)
Câu 4: Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á ?
Đáp án: Quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược các nước Đông Nam Á
- Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng , giàu tài nguyên, chế độ
phong kiến đang khủng hoảng suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây
8
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
nhòm ngó, xâm lược.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh
chiếm Miến Điện, Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam pu chia , Tây Ban Nha rồi Mĩ
chiếm Phi líp pin, Hà Lan chiếm In đô nê xia.
- Xiêm ( Thái Lan ) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng
cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
Câu 5: Nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trong
những năm 20 của thế kỉ XX ?
Đáp án: Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á:
- Ngay từ khi thực dân Phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi
dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc còn mạnh, chính quyền
phong kiến lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng nên bọn thực dân đã hoàn thành việc
xâm lược , áp dụng chính sách” chia để trị “ để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.
- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các
nước Đông Nam Á thêm gay gắt hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:
+ Ở In đô nê xia, từ cuối thế XIX, nhiều tổ chức yêu nước của tri thức tư sản tiến bộ ra
đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa
Mác. Chuẩn bị vho sự ra đời của Đảng cộng sản.
+ Ở Phi líp pin, cuộc cách mạng 1896- 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân
Tây Ba Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi líp pin
+ Ở Cam pu chia, có cuoocjk khởi nghĩa của A- Cha- Xoa , khởi nghĩa của Pu- côm –
bô…
+ Ở Lào, năm 1901, Pha ca đuốc lãnh đạo nhân dân Xa- van- na- khét tiến hành cuộc đấu

tranh vũ tranh, cùng năm có cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô- lô- ven, gây cho Pháp
nhiều khó khăn…
Câu 6: Nét mới trong phong trào đấu tranh giành độc trong những năm 20 của thế kỉ XX
là gì ?
Đáp án: Nét mới tronh phong trào đấu tranh giành độc lâp:
- Giai cấp vô sản Đông Nam Á trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng;
- Đảng cộng sản ra đời ở nước: như In- đô- nê-xia ( 1920 ) Mã Lai, Việt Nam .( 1930)
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như: In- đô- nê-
xia, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ( Việt Nam ).
- Phong trào dân chủ tư sản tiến bộ rõ rệt, xuất hiện những chính đảng có tổ chức và ảnh
hưởng xã hội lớn.
Câu 7: : Ở Đông Dương phong trào độc lập dân tộc diễn ra như thế nào ?
Đấp án:Ở Đông Dướng phong trào độc lập dân tộc diễn ra :
- Ở Cam pu chia, có cuộc khởi nghĩa của A- cha Xoa lãnh đạo ở Ta – keo ( 1863- 1866 ),
tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu- côm- bô ( 1866- 1867) liên kết với nhân dân Việt
Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Ở Lào, năm 1901, Pha ca đuốc lãnh đạo nhân dân Xa- van –na – khét tiến hành đấu
tranh vũ tranh, cùng năm 1901 cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô- lo- ven lan sang cả
Việt nam gây cho Pháp nhiều kho khăn trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập
tắt.
- Ở Việt Nam, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi lớn
( 1885- 1896 ) . Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30
năm ( 1884 – 1913 ) gây cho Pháp nhiều khó khăn…
9
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
Câu 8 : : Em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam
Á trong những năm đầu thế kỉ XX ?
Đáp án:Nhân xét về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
- Phát triển, diễn ra sôi nổi,liên tục với nhiều hình thức phong phú…
- Giai cấp vô sản ra đời, trưởng thành và lãnh đạo phong trào…

- Những chính đảng ra đời có tổ chức và ảnh hưởng xã hội lớn như Đảng dân tộc ở In-
đô- nê- xia, phgong trào Tha kin ở Miến Điện
TUẦN 10
BÀI 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Đáp án:
- Do sự phát triển không đều của CNTB trong giai đoạn CNĐQ dẫn đến mâu thuẫn giữa
đế quốc với đế quốc trở nên vô cùng sâu sắc dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối
địch nhau(khối liên minh gồm Đức,Áo-Hung,Thổ Nhĩ Kì;khối hiệp ước gồm
Anh,Pháp,Nga).(1 điểm)
-Mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa là mâu thuẫn lớn nhất giữa các đế quốc.(1
điểm)
-Hai khối tích cực ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh.Trong đó
Đức là nước hung hãn nhất.(1 điểm)
Câu 2(2 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Đáp án:
-Là cuộc chiến tranh đé quốc phi nghĩa,chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm
quyền.(1 điểm)
-Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa,tổn phí và hậu quả
của nó đè nặng lên cuộc sống của người dân lao động và nhân dân cá nước thuộc địa.(1
điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả gì?
Đáp án:
-Chiến tranh đã gây những thảm hoạ hết sức to lớn đối với nhân loại:33 nước với 1500
triệu dân bị lôi vào vòng khói lửa,khoảng 10 triệu người bị chết,trên 20 triệu người bị
thương.(1 điểm)
-Tuy nhiên,một kết quả quan trọng trong quá trình chiến tranh là sự thành công của Cách

mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô Viết,đánh dấu một bước chuyển
lớn trong cục diện chính trị thế giới.(1 điểm)
TUẦN 12
BÀI 15 : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY
DỰNG ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1917-1921)
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Trình bày diễn biến chính của cách mạng tháng 10 nga năm 1917?
Đáp án:
-Sau 1 thời gian chuẩn bị,đêm 24-10(6-11),Lê-nin đến điện Xmo-nưi trực tiếp lãnh đạo
10
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
cuộc khởi nghĩa,giành chính quyền về tay nhân dân.(0,5 điểm)
-Cũng trong đêm đó,quân khởi nghĩa đã chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grat ,sau đó bao vây
Cung điện mùa Đông-nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ tư sản.(0,5 điểm)
-Đến đêm 25-10(7-11) toàn bộ Cung điện mùa Đông bị chiếm,các bộ trưởng của chính
phủ tư sản bị bắt .Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.(1 điểm)
-Ngày 25-10 đã đi vào lịch sử nước Nga được xem là ngày thắng lợi của cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga vĩ đại.(1 điểm)
Câu 2(1 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:5 phút)
Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng ?
Đáp án:
-Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng 2 năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn
tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại .Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.(1
điểm)
- Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản
đưa chính quyền về tay các xô viết (chính quyền của nhân dân). Đó là cuộc CM vô sản
Câu 3(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Nêu ý nghĩa lịch sử to lớn của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917?
Đáp án:
-Đôi với nước Nga:Cách mạng tháng 10 Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất

nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.(1 điểm)
-Đối với quốc tế:Đây là cuộc cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở khâu yếu nhất ,làm
cho nó không còn là hệ thống duy nhất nữa.Qua đó ảnh hưởng,tác động tới sự phát triển
của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân thế giới ;cung cấp cho cách
mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý báu;là sự kiện mở đầu thời kì lịch sử mới-
lịch sử thế giới hiện đại.(2 điểm)
Câu 4: Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất
trong lịch sử nước Nga và nhân loại ?
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công dẫn đến thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa
đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga và nhân loại.
- Đối với nước Nga:
+ Mở ra kỉ nguyên mới làm thay đổi tình hình nước Nga và số phận hàng triệu người
Nga.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử Nga, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi
mọi xiềng xích nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
+ Xây dựng một xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
- Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
+ Cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp
vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
TUẦN 13
BÀI 16 : LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Đáp án:
Sự ra đời của Quốc tế cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào
11
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
công nhân và cách mạng thế giới lúc này.Những tiền đề ra đời của Quốc tế cộng sản là
thắng lợi của cách mạng tháng 10 nga và sự ra đời của nhiều ĐCS.(1 điểm)

-Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích đã có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế cộng
sản.(1 điểm)
-Ngày 2-3-1919 đại hội thành lập Quốc tế cộng sản(Quốc tế III)đã khai mạc tại Mác-xít-
cơ-va.Đây là một tổ chức cách mạng của CGVS.(1 điểm)
Câu 2(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong
những năm 1919-1943?
Đáp án:
-Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 kì đại hội,đề ra đường lối đúng đắncho từng thời kì
phát triển cách mạng thế giới.(1 điểm)
-Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít,Quốc tế cộng sản kêu gọi nhân dân các
nước thành lập mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.(1 điểm)
->Quốc tế cộng sản có công lao rất lớn trong việc thống nhất và phát triển của cách mạng
thế giới.(1 điểm)
Câu 3(3 điểm):Nôi dung chủ yếu của chính sách mới của Phu.Ru-đơ-ven ?
(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Đáp án:
-Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp,phục hồi sự phát triển của nền kinh tế-tài
chính.(1 điểm)
-Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp.nông nghiệp,ngân hàng với những quy
định chặt chẽ,đật dưới sự kiểm soát của nhầ nước.(1 điểm)
-Nhà nước tăng cường vai trò kiêm soát của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng,tổ
chức lại sản xuất,cản trở người thất nghiệp,tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã
hội.(1 điểm)
Câu 4: Nền văn hóa nghệ thuật Xô viết có những cống hiến to lớn nào ?
- Nền khoa học- kĩ thuật Xô viết đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế
giới. Nền văn hóa- nghệ thuật Xô viết đã có những cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn
hóa- nghệ thuật nhân loại: các ngành văn học, thi ca, sân khấu điện ảnh, tạo hình, những
nhà văn nổi tiếng…
TUẦN 14

BÀI 19 : NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918-1939)
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Hãy nêu những nết chính của tình hình kinh tế nước Nhật sau CTTG I?
Đáp án:
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất,Nhật bản là nước thứ 2 sau Mĩ thu được lợi nhuận và
không bị thiệt hại gì nhiều.(1 điểm)
-Nhật Bản trở thành cường quốc duy nhất ở Châu Á được các nước lớn trong đó có Mĩ
thừa nhận.(1 điểm)
-Tuy vậy,nền kinh tế của Nhật bản tăng trưởng không đều,không ổn định,mất cân đối
giữa công nghiệp và nông nghiệp,lại chịu trận động đất(9-1923) làm cho thủ đô Tôkio
gần như sụp đổ hoàn toàn.(1 điểm)
Câu 3(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Theo em ,khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so vố khẩu hiệu
12
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
"Đánh đổ Mãn Thanh"trong cách mạng Tân Hợi (1911)?
Đáp án:
-Khẩu hiệu của thời kì Ngũ Tứ vừa mang tính chất chống đế quốc,vừa mang tính chất
chống phong kiến.(1 điểm)
-So với cáh mạng Tân Hợi năm 1911,phong trào Ngũ Tứ có tiến bộ hơn vì cách mạng
Tân Hợi trước đó chỉ dừng lại ở tính chất phong kiến "Đánh đổ Mãn Thanh".(1 điểm)
-Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc.(1
điểm)
TUẦN 15
BÀI 20 : PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á ( 1918-1939)
Câu 1(2 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Phong trào Ngũ Tứ nổ ra nhằm mục đích gì?Qui mô như thế nào?
Đáp án:
-Nhằm chống lại âm mưu sâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc,đòi phong kiến Mãn
thanh thực hiện các cải cách dân chủ tiến bộ.(1 điểm)

-Phong trào được mở đầu bằng cuộc biểu tình của những học sinh yêu nước ở Bắc
Kinh,sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước,lôi cuốn hàng triệu công nhân ,nông dân và
trí thức yêu nước than gia.(1 điểm)
Câu 2(2 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Những nét mới trong phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm
1918-1939 là gì?
Đáp án:
-Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX,trong các phong trào đấu tranh giành độc lập
dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện một nét mới-giai cấp vô sản trẻ tuổi bắt đầu trưởng
thành và tham gia lãnh đạo.(1 điểm)
-Hàng loạt các ĐCS được thành lập và tham gia đấu tranh,như ĐCS In-đô-nê-xia(5-
1920),ĐCS Việt Nam(3-2-1930),các ĐCS Mã Lai và Xiêm(4-1030) (1 điểm)
Câu 3(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Em có nhận xết gì về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Châu Á?
Đáp án:
-Qui mô:Phong trào lên cao lan rông khắp các nước Châu Á.(1 điểm)
-Hình thức đấu tranh:Phong phú Đấu trnh chính trị ,đấu tranh vũ trang.(1 điểm)
-Kết quả:Nhiều phong trào giành được thắng lợi như cách mạng Mông Cổ,Thổ nhĩ Kì.(1
điểm)

TUẦN 16
BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nguyên nhân bùng nổ CTTG II?
Đáp án:
Nguyên nhân bùng nổ CTTG II?
-Mâu thuẫn về quyền lợi của các nước đế quốc sau CTTG I(Đức,Ý,Nhật mất hết thuộc
địa->Bất mãn).(1 điểm)
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng,đào sâu
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.(1 điểm)

-Đồng thời chính sách nhượng bộ của Anh,pháp,Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến
13
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
tranh về Liên Xô để tạo điều kiện cho phát xít Đức ,Ý,nhật châm ngòi lửa chiến
tranh.Đây là nguyên nhân trực tiếp dân tới CTTG II.(1 điểm)
Câu 2(1 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
Đáp án:
-Liên xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định
thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.(1 điểm)
Câu 3(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Chiến tranh thế giới II đã gây ra những hậu quả gì?
Đáp án:
-Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử loài người:60 triệu người
chết,20 triệu người bị tàn phế.tiêu huỷ hàng nghìn hàng vạn thành phố,làng mạc và công
trình văn hoá.(1 điểm)
-Những thiệt hại về vật chất gấp 10 lần CTTG I,và bằng tất cả các cuộc chiến tranh của
1000 năm trước đó cộng lại.(1 điểm)
-Đó là tội ác của chủ nghĩa phát xít-đế quốc,những kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh đế quốc
ấy.(1 điểm)
Câu 7: Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ?
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn giữa các nước đế quốc tiếp tục nảy sinh.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc sâu sắc.
Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến
tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên
- Từ những năm 30 hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau…
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ thực hiện đường lối nhân nhượng thỏa hiệp với các nước phát
xít, cố làm các nước này chĩa mũi nhọn về phía Liên Xô.
= > Sau khi thôn tính Áo ( 3- 1938 ) Tiệp Khắc ( 3-1939 ) Đức tấn công Ba Lan chiến
tranh bùng nổ.

Câu 8: Đầu những năm 30 của thế kỉ XX các nước phát xít có những hành động
quân sự nào ?
- Đầu những năm 30 phe phát xít gồm Đức, Italia, Nhật Bản tăng cường những hoạt
động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
- Từ năm 1937, Nhật Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
- Phát xít Italia tiến hành xâm lược Ê-ti-ô-pi-a năm 1937.
- Đức hỗ trợ lực lượng phát xít ở Tây Ban Nha đánh bại Chính phủ cộng hòa ( 1936-
1939 ) Sau khi xóa bỏ hòa ước Véc –xai nước Đức tiến tới thành lập một nước “ Đại Đức
“ bao gồm tất cả các lãnh thổ có cư dân Đức sinh sống ở châu Âu.
Câu 9: Trước những hành động của phe phát xít các nước Anh, Pháp, Đức Mĩ và
Liên Xô có thái độ như thế nào ?
- Liên Xô coi chủ ngĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các
nước Anh, Pháp chống chủ nghĩa phát xít, kiên quyết đứng về phía các nước bị phát xít
xâm lược.
- Mĩ với đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can
thiệp vào sự kiện bên ngoài châu Mĩ.\
- Các nước Anh, Pháp không kiến quyết chống chủ nghĩa phát xít, muốn mượn tay phát
xít để tiêu diệt Liên Xô. Chính thái độ của các nước này đã tạo điều kiện cho phe phát xít
gây chiến tranh xâm lược.
14
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
Câu 10: Tại sao Đức tấn công Ba Lan và Châu Âu trước ?
- Vì Ba Lan là nước có nhiều tài nguyên quan trọng phục vụ cho công nghiệp chiến
tranh, đặc biệt dùng Ba Lan làm bàn đạp tấn công Châu Ân và nhiều nước châu Âu khác.
- Hít le muốn là người có thế lực nhất ở Châu Âu để thâu tóm toàn bộ các nước châu Âu,
hướng tới thành lập nước “ Đại Đức”
Câu 11: Nêu những nét chính về diễn biến cuộc chiến tranh ?
- Trong giai đoạn đầu ( 9- 1939 đến 6- 1941 ) với chiến lược ” chiến tranh chớp nhoáng ”
phát xít Đức đã đánh chiếm phần lớn các nước châu Âu. Ngày 22-6-1941 Đức tấn công
và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

- Ngày 7- 12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội MĨ ở Trân Châu cảng, hạm đội
Mĩ tổn thất nặng nề. Liền sau đó, Nhật Bản ồ ạt tấn công chiếm vùng Đông Nam Á và
các đảo ở Thái Bình Dương.
- Ở Bắc Phi, quân Italia tấn công Ai Cập….
Câu 12: Phát xít Đức bị tiêu diệt như thế nào ?
- Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch phản công ở Xta-lin-grat( 2-
1943) đã tạo nên bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới thứ hai- quyền chủ động
tấn công thuộc Liên Xô và phe Đồng minh.
- Hồng quân Liên Xô và liên quân Anh, Mĩ đã liên tiếp mở nhiều cuộc tấn công lớn trên
khắp các mặt trận. Đến cuối năm 1944 Hồng quân Liên Xô đã quét sạch quân Đức ra
khỏi lãnh thổ Liên Xô , liên quân Anh – Mĩ lảm chủ Bắc Phi và mở Mặt trận thứ hai ở
Tây Âu.
- Hông quân mở chiến dịch công phá Béc lin vào rạng sáng 9-5- 1945, phát xít Đức kí
văn kiện đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Câu 13: Phát xít Nhật bị tiêu diệt như thế nào ?
- Ở mặt trận châu Á- Thái Bình Dương, liên quân Anh- Mĩ đã giáng cho không quân và
hải quân Nhật Bản những tổn thất nặng nề trong năm 1943 và năm 1944. Ngày 8-8-1945,
Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công và đánh tan đội quân Quan Đông tinh nhuệ của
Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
- Ngày 6 và 9- 8- 1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật gây ra
nhiều thảm hỏa. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc.
Câu 14: Khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào ?
- Sau 2 năm chiến tranh xam lược tàn bạo của phe phát xít đã thúc đẩy các quốc gia liên
minh với nhau cùng chống kẻ thù chung. Sự tham chiến của Liên Xô đã làm thay đỏi
căm bản tính chất cuộc chiến tranh=> Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập
nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới.
Câu 15: Nêu kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ?
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít
Đức, Italia, Nhật Bản. Khối Đồng minh ( Liên Xô, Mĩ, Anh ) đã chiến thắng.

- Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng
nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và thiệt hại
vật chất khổng lồ.
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến những biến đổi căn bản của hình hình thế giới.
Câu 16: Nhận xét về vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ?
- Liên Xô là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
15
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
+ Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng được lãnh thổ tổ quốc,
giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào
huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.
+ Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện…
TUẦN 17
BÀI 22: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ, KHÓA HỌC, KĨ THUẬT THẾ GIỚI
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật của thế giới nửa đầu
thế kỉ XX là gì?
Đáp án:
-Bước sang thế kỉ XX,trên đà phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.(0,5 điểm)
-Trong lĩnh vực vật lí,sự ra đời củ thuyết nguyên tử hiện đại,đặc biệt là thuyết nguyên tử
hiện đại của nhà bác học An-be Anh-xtanh.(1 điểm)
-Trong các lĩnh vực khác như Hoá học,Sinh học,các khoa học về trái đất đều đạt được
thành tựu to lớn.(0,5 điểm)
-Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng
như điện tín,điện thoại,ra đa,hàng không, (1 điểm)
Câu 2(1 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Thế nào là nền văn hoá Xô Viết?
Đáp án:

-Đó là nền văn hoá mới được hình thành ở nước Nga Xô-Viết sau cách mạng tháng
10,được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin và kế thừa những tinh hoa di sản
văn hoá nhân loại.(1 điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Hãy nêu thành tựu khoa học kĩ thuật Xô Viết?
Đáp án:
Các nhà khoa học Xô Viết đã đạt được thành tựu to lớn:
-Liên Xô đã giải quyết thành công vấn đề nguyên tử,phá thế độc quyền của Mĩ,xây dựng
nhà máy điện nguyên tử,phá vỡ thế độc quyền của Mĩ,xây dựng nhà máy điện nguyên
tử,tàu phá băng nguyên tử.(1 điểm)
-Đặc biệt một thành tựu nổi bật của Liên Xô là nghiên cứu chinh phục khoảng không vũ
trụ.Chính Xi-ôn-cốp xki,nhà khoa học vĩ đại Nga là người sáng lập ra nghành khoa học
vũ trụ hiện đại.(1 điểm)
Câu 4: Nêu những thành tựu của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kĩ XX ?
- Bước vào thế kỉ XX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được
những thành tựu rực rỡ về khoa học- kĩ thuật.
- Các nghành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất… đề đạt
được những tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra đời của lí thuyết nguyên tử
hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học Đức An-be Anh-
xtanh.
- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện
tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh… Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần của
con người được năng cao rõ rệt.
Câu 20 : Nêu những hạn chế của của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật ?
16
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
- Vũ khí hủy diệt gây thảm họa cho nhân loại: bom nguyên tử, chất độc hóa học.
- Ô nhiễm môi trường
- Tai nạn lao động….
- Bệnh hiểm nghèo…

BÀI 23: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI ( TỪ 1917-1945)
Câu 1: Nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến
năm 1945 ?
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự tồn tại của nhà nước Xô viết đầu tiên.
- Cao trào cách mạng 1918-1923 bùng nổ một loạt Đảng cộng sản ra đời. Quốc tế cộng
sản thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cùng với sự phát
triển của phong trào dân chủ tư sản lên cao.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929- 1933 ) và chủ nghĩa phát xít ra đời.
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ( 1939- 1945) gây ra những tổn thất nặng nề cho
nhân loại.
Câu 2: Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của các nước tư bản từ năm 1919-
1939 ?
- 1918- 1923: Cao trào cách mạng bùng nổ và lan rộng.
- 1924- 1929: Thời kì ổn định tạm thời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất công
nghiệp được phục hồi và tăng trưởng nhanh.
- 1929-1933: Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đầu tiên ở Mĩ sau đó lan
rộng ra toàn thế giới. Nền kinh tế suy sụp, công nghiệp đình đốn, nông nghiệp sa sút, tài
chính rối loạn.
- 1933-1939: Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Các nước
Anh, Pháp, Mĩ thực hiện những cải cách kinh tế xã hội. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản
đi theo con đường phát xít.
Câu 3: Qua cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) hãy lập bảng thống kê với nội
dung:
Nguyên nhân Tác hại Hướng giải quyết
- Do sản xuất ồ ạt,
chạy theo lợi
- Tàn phá nặng nề
nền kinh tế, sản
Anh, Pháp, Mĩ Đức, Italia, Nhật

- Thực hiện một số
cải cách kinh tế, xã
hội để giải quyết
hậu quả của cuộc
khủng hoảng.
- Đổi mới quá trình
quản lí, tổ chức lại
sản xuất, áp dụng
thành tựu khoa học-
kĩ thuật nhằm củng
cố đất nước.
- Tìm lối thoát bằng
những hình thức
thống trị mới.
- Thiết lập chế độ
độc tài phát xít- nền
chuyên chính
khủng bố công khai
của những thế lực
phản động nhất,
hiếu chiến nhất.
Câu 4: So sánh hậu quả Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) với Chiến tranh
thế giới thứ hai ( 1939- 1945 ) ?
17
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
Chiến tranh TG thứ nhất Chiến tranh TG thứ hai
10 triệu người chết, hơn 20 triệu người
bị thương, nhiều thành phố làng mạc,
đường sá bị phá hủy
60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn

tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ
TUẦN 19
BÀI 24 : CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858-1873
Câu 1(1 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Đáp án:
-Từ giữa thế kỉ XIX ,thực dân Pháp cùng các nước tư bản phương Tây chạy đua giành
giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á,trong đó Việt Nam có một vị trí chiến
lược đặc biệt,giàu tài nguyên,khoáng sản và nguồn dân công rẻ mạc.(1 điểm)
Câu 2(2 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là địa điểm tấn công đầu tiên vào nước ta?
Đáp án:3 điểm.
-Đà Nẵng nằm trên địa phận của tỉnh Quảng Nam rộng lớn,đông dân,trù phú lại có cửa
biển sâu,tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động.(1 điểm)
-Sau khi chiếm được Đà Nẵng,thực dân Pháp có thể dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công
ra Huế,buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.(1 điểm)
Câu 3(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất(1862) với Pháp?Thái độ của
em trước việc nhà Nguyễn kí hiệp ước đó?
Đáp án:
-Nhà Nguyễn nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.(1
điểm)
-Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc
Kì.(1 điểm)
-Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc:cắt đất cho giặc.Nhà Nguyễn phải chịu trách
nhiệm về việc trách nhiệm về việc để mất một phần lãnh thổ vào tay giặc.(1 điểm)
Câu 4: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ?
- Giữa thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương
Đông, để mở rộng thị trường và vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam có vị trí thuật lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên…

- Chế độ phong kiến đang khủng hoảng suy yếu=> Việt Nam trở thành mục tiêu xâm
lược của các nước tư bản phương Tây.
Câu 5 : Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam ?
18
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
- Thực hiện âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh. Đà Nẵng cách Huế khoảng 100 Km về
phía Đông Nam. Đánh vào Đà Nẵng để làm bàn đạp tấn công ra Huế buộc triều Nguyễn
đầu hàng kết thúc chiến tranh.
- Cảng Đà Nẵng sâu rộng, kín gió thuận tiện cho tàu bè hoạt động dễ dàng.
- Pháp đã xây dựng được cơ sở giáo dân ở đây, chúng hi vọng được giáo dân ủng hộ.
Câu 6: Chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào ?
- Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô, liên quân Tây Ban Nha- Pháp kéo quân đến
Việt Nam.
- Rạng sáng 1-9-1858 quân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương quân ta anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu bị thất bại.
Câu 7: Sau thất bại tại Đà Nẵng thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào đâu ?
Tại sao ?
- Sau thất bại tại Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định
- Vì Gia Định xa Huế có thế tránh sự tiếp viện của triều đình…
- Gia Định là kho lúa của cả nước và triều đình, nếu cắt đứt sự viện trợ của Nam kì thì
khó khăn, lấy xong Nam kì sẽ đánh sang Cam pu chia.
- Pháp phải hành động ngay vì Anh đang ngấp nghé đánh vào Sài Gòn.
Câu 8: Nêu chiến sự ở Gia Định ?
- Ngày 17-2- 1859 Pháp tấn công thành Gia Định.
- Quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã.
- Ngày 24-2-1861 Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm đánh 3 tỉnh

miền Đông và thành Vĩnh Long.
- Ngày 5-6-1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 9: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ?
- Giữa thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương
Đông, để mở rộng thị trường và vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam có vị trí thuật lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên…
- Chế độ phong kiến đang khủng hoảng suy yếu=> Việt Nam trở thành mục tiêu xâm
19
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
lược của các nước tư bản phương Tây.
Câu 10 : Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam ?
- Thực hiện âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh. Đà Nẵng cách Huế khoảng 100 Km về
phía Đông Nam. Đánh vào Đà Nẵng để làm bàn đạp tấn công ra Huế buộc triều Nguyễn
đầu hàng kết thúc chiến tranh.
- Cảng Đà Nẵng sâu rộng, kín gió thuận tiện cho tàu bè hoạt động dễ dàng.
- Pháp đã xây dựng được cơ sở giáo dân ở đây, chúng hi vọng được giáo dân ủng hộ.
Câu 11: Chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào ?
- Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô, liên quân Tây Ban Nha- Pháp kéo quân đến
Việt Nam.
- Rạng sáng 1-9-1858 quân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương quân ta anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu bị thất bại.
Câu 12: Sau thất bại tại Đà Nẵng thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào đâu ?
Tại sao ?
- Sau thất bại tại Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định
- Vì Gia Định xa Huế có thế tránh sự tiếp viện của triều đình…
- Gia Định là kho lúa của cả nước và triều đình, nếu cắt đứt sự viện trợ của Nam kì thì

khó khăn, lấy xong Nam kì sẽ đánh sang Cam pu chia.
- Pháp phải hành động ngay vì Anh đang ngấp nghé đánh vào Sài Gòn.
Câu 13: Nêu chiến sự ở Gia Định ?
- Ngày 17-2- 1859 Pháp tấn công thành Gia Định.
- Quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã.
- Ngày 24-2-1861 Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm đánh 3 tỉnh
miền Đông và thành Vĩnh Long.
- Ngày 5-6-1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 14: Nêu cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông
Nam Kì ?
20
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
- Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh nổi dậy kết hợp với quân đội triều đình chống Pháp.
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ
Đông ( 10-12-1861).
- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công gây cho địch khốn đốn và bị thiệt hại nhiều.
- Khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh kết hợp với người Cam pu chia kháng Pháp.
Câu 15: Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì như thế nào ?
- Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam
kì, ra lệnh bãi binh.
- Do thái độ cầu hòa của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây nam kì: Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn (6-1867 )
TUẦN 20
BÀI 25 : NGUYÊN NHÂN KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC ( 1873-
1884)
Câu 1(1 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Đáp án:
-Từ giữa thế kỉ XIX ,thực dân Pháp cùng các nước tư bản phương Tây chạy đua giành
giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á,trong đó Việt Nam có một vị trí chiến

lược đặc biệt,giàu tài nguyên,khoáng sản và nguồn dân công rẻ mạc.(1 điểm)
Câu 2(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Nhân dân Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kì đã anh dũng chống Pháp như thế nào?
Đáp án:
-Tại Đà Nẵng,nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống
giặc.(1 điểm)
-Khi Pháp vào Gia Định,nghĩa quân nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-phê-răng của
Pháp trên sông vam Cỏ Đông .(1 điểm)
-Đặc biệt,cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao khốn đốn.(1
điểm)
Câu 3(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Trình bày những nét chính về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh
miền Tây Nam kì?
Đáp án:
-Nhân dân nổi dậy khắp nơi,nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập:Đồng Tháp
mười,Tây Ninh,Bến tre,Vĩnh Long,Sa Đéc,Trà Vinh,Rạch Giá,Hà Tiên.(1 điểm)
-Với các lãnh tụ:Trương Quyền,Phan Tôn,Phan Liêm,Nguyễn Trung Trực,Nguyễn Hữu
Huân.(1 điểm)
-Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp như:Nguyễn Đình Chiểu,Phan Văn
Trị (1 điểm)
Câu 4(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?
21
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
Đáp án:
-Năm 1882,quân pháp do đại tá Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ đánh thành Hà Nội.Chúng đòi
quân ta nộp khí giới và giao thành không điều kiện.(1 điểm)
-Không được ta trả lại,pháp nổ súng tấn công.Quân ta chống cự quyết liệt nhưng cuối
cùng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.(1 điểm)
-Quân pháp nhanh chóng toả đi đánh chiếm Hòn Gai,Nam Định và các tỉnh thuộc đồng

bằng Bắc Kì.(1 điểm)
Câu 5(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Quân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân triều đình chiến đấu chống Pháp quyết liệt như
thế nào?
Đáp án:
-Nhân dân tự tay đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc.Họ tổ chức thành đội ngũ
tham gia bảo vệ thành.(1 điểm)
-Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất
khuất cho nhân dân.Sau khi thành mất cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết
liệt.(1 điểm)
-Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc:dựng rào cản,cắm kè trên sông,cạm bẫy
để cản giặc.(1 điểm)
Câu 6(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Hiệp ước năm 1884 khác với hiệp ước năm 1883 ở điểm gì và âm mưu xảo quyệt của
thực dân Pháp thể hiện như thế nào?
Đáp án:
-Hiệp ước năm 1884 có nội dung cơ bản giống hiệp ước năm 1883,chỉ sửa đổi về danh
giới khu vực Trung Kì như trả lại tỉnh Bình Thuận và Thanh-Nghệ-Tĩnh cho Trung Kì.(1
điểm)
-Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh,vừa tìm cách mua chuộc,xoa dịu,lấy
lòng vua quan phong kiến triều Nguyễn.(1 điểm)
Câu 7: Phong trào kháng chiến của nhân dân sáu tình Nam kì diễn ra như thế nào ?
- Nhân dân Nam kì chống Pháp ở nhiều nơi.
- Một bộ phận bất hợp tác với giặc, kiên quyết đấu tranh vũ trang. Nhiều trung tâm kháng
chiến thành lập: Đồng Tháp, Tây Ninh…
- Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan
Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu…
- Tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm.
=> Các tầng lớp nhân dân thể hiện rõ tình thần, thái độ và việc làm cụ thể trong tiến trình
kháng chiến, nêu bật tinh thần yêu nước.

- Ngày 5-6-1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 8: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhân Tuất ( 5-6-1862 ) ?
Ngày 5-6-1862 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn cho Pháp.
22
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
- Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo
- Bồi thường chiến phí cho Pháp.
- Pháp “trả lại” thành Vĩnh Long với điều kiện nhà Nguyễn buộc dân phải ngừng chiến.
Câu 9: So sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn với nhân dân ta từ
năm 1858 đến năm 1873 ?
Thời gian Thái độ của triều đình Thái độ của nhân dân
Từ 9 - 1858
đến 2- 1861
- Xây dựng phòng tuyến tại Đà
Nẵng, Gia Định, tăng lực lượng,
thực hiện phòng thủ.
- Quân quân phối hợp với nhân dân
đánh Pháp.
- Ngay từ đầu nhân dân cùng
triều đình xây thành đắp lũy, lập
các đội dân binh hăng hái đánh
Pháp.
Từ 2- 1861
đến 5- 6
-1862
- Phòng tuyến Chí Hòa bị vỡ, quân
chính quy tan rã, triều đình hoang
mang lo sợ muốn thủ hòa, cuối cùng

đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất để bảo
vệ quyền thống trị.
- Phong trào kháng chiến chống
Pháp của nhân dân diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, nhiều căn cứ
chống Pháp được xây dựng ở Gia
Định, Gò Công… chiêu mộ hàng
ngàn nghĩa quân đẩy quân Pháp
vào thế bất lợi.
Từ 6- 1862
đến 6- 1867
- Triều đình ra lệnh giải tán nghĩa
binh, phong trào kháng chiến, hạ
khí giới…
- Triều đình bước đầu trả chiến
chiến phí cho Pháp.
- Táng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa
nông dân …
- Thái độ của triều dình đã tạo điều
kiện cho Pháp chiếm 3 tỉnh miền
Tây Nam Kì.
- Phong trào tự động kháng chiến
diễn ra sôi nổi , nghĩa quân kiên
cường bám dân bám đất, phản
kháng quyết liệt Hiệp ước 1862.
Nổi bật nhất là cuộc khởi nghiac
của Trương Định.
- Một số văn thân sĩ phu yêu
nước thể hiện thái độ bất hợp tác
với giặc…

Câu 10 : Nêu những nét chính về tình hình nước ta trước khi Pháp đánh chiếm Bắc
kì ?
- Triều đình tiếp tục chính sách thỏa hiệp đầu hàng, nhượng bộ Pháp, ra sức vơ vét đàn
23
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
áp nhân dân.
- Kinh tế sa sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra
khắp nơi.
- Nhà nguyễn ngày càng khủng hoảng sâu sắc…
Câu 11: Kế hoạch Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất được Pháp thực hiện như
thế nào ?
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp kéo quân ra Bắc.
- Đầu tháng 11-1873 quân Pháp đến Hà Nội giở trò khiêu khích…
- Sáng 19-11-1873 Pháp gửi tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương giải giáp quân đội…
- Sáng 20-11-1873 Gác-ni-ê ra lệnh nổ súng đánh thành Hà Nội, thành mất Nguyễn Tri
Phương bị giặc bắt, nhị ăn mà chết.
- Pháp nhanh chóng cho quân chiếm các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh
Bình.
Câu 12: Những nét chính về diễn biễn chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất năm
1873 ?
- Thấy lực lượng quân Pháp ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày
21-12-1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân Hoàng Tá Viêm phối
hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni- ê cùng nhiều sĩ quan thực
dân và binh lính bị giết tại trận.
Câu 39: Trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như
thế nào ?
* Phía Pháp:
- Gác- ni- ê bị giết đó là tổn thất nặng nề của Pháp kể từ khi mở rộng đánh Bắc kì lần thứ
nhất.
- Lực lượng của Pháp ngày càng hoang mang…

* Phía ta:
- Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân càng hăng hái đánh
giặc. Nhiều đội nghĩa binh thành lập.
- Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc bất chấp lệnh bãi binh của triều
đình.
24
Hệ thồng câu hỏi lịch sử lớp 8
- Cục diện chiến tranh sau chiến thắng cầu Giấy thay đổi có lợi cho ta, nhưng nhà
Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội, không tận dụng thời cơ đánh Pháp, một lần nữa triều đình lại kí
với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất ( 15-3-1874) theo đó Pháp rút khỏi Bắc Kì, triều đình thừa
nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Câu 13: Nhận xét về cuộc kháng chiến ở Bắc kì lần thứ nhất ?
- Triều đình Huế không làm tròn trách nhiệm lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Lúng túng,
bị động đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh của Pháp.
- Khoonh chỉ thị cho quân triều đình kiên quyết đánh Pháp, không tổ chức nhân dân
kháng chiến. Một số quan quân triều đình kiên quyết kháng chiến như: Nguyễn Tri
Phương, Hoàng Tá Viêm…
- Các sí phu, văn thân yêu nước đã trực tiếp chỉ huy nhân dân chống Pháp.
- Lực lượng tham gia: Ngoài quân đội triều đình, lực lượng tham gia kháng chiến chủ
yếu là nông dân.
- Qui mô: Phong trào kháng chiến tuy diễn ra mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn
còn phân tán.
- Tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính chất dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến.
Câu 14: Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kì lần thứ hai như thế nào ?
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngày 3-4-1882 quân pháp do đại ta Ri-
vi-e chie huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
- Mờ sáng ngày 25-4-1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu buộc quân triều đình
hạ vũ khí, nộp thành trong vòng 3 giờ.
- Không đợi trả lời, Pháp nổ súng tấn công, quân ta anh dũng chống trả, đến trưa 25-4-
1882 Pháp chiếm được thành Hà Nội.

- Tiếp theo quân Pháp nhanh chóng chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.
Câu 15: Khi Pháp tiến đánh Bắc kì lần thứ hai nhân dân Bắc kì đã tổ chức kháng chiến
như thế nào ?
- Nhân dân phối hợp với quân triều đình kháng chiến
- Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của giặc.
- Tại các nới khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cặm
bẫy để ngăn cản bước tiến của quân Pháp.
- Ngày 19-5-1883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết
25

×