Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình Lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.44 KB, 6 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM QUA DẠY HỌC KHÓA
TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ở LỚP 10 THPT"
I. Mục đích đề tài:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tăng cường hoạt
động nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn, hoàn thành mục tiêu môn học.
II. Bản chất của giải pháp
1. Thực trạng:
Thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nhiều giáo viên chưa nhận thức
đầy đủ về bản chất, quy trình, cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch
sử, họ chỉ áp dụng mang tính hình thức nên hiệu quả mang lại chưa cao.
2. Tính mới của giải pháp:
Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình Lịch sử thế
giới cận đại ở lớp 10 trung học phổ thông theo 3 hình thức: Mỗi nhóm thực hiện một
nhiệm vụ khác nhau, tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ, một số nhóm cùng
thực hiện một nhiệm vụ
III. Nội dung giải pháp:
1. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ
Lớp học thường được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác
nhau. Nhiệm vụ của mỗi nhóm có liên quan chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện mục
tiêu của một đơn vị kiến thức hoặc một bài học cụ thể.
Minh họa: Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn.
Nhóm 2: Xác định nội dung cơ bản của Tuyên ngôn.
Nhóm 3: Chỉ ra mặt tích cực và mặt hạn chế của Tuyên ngôn.
Nhóm 4: Trình bày ý nghĩa của Tuyên ngôn.
- Thời gian tiến hành từ 3 đến 5 phút.
- Cá nhân nghiên cứu sách giáo khoa, sau đó trao đổi trong nhóm và ghi kết quả


vào phiếu học tập.
- Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
- Các thành viên còn lại của nhóm và nhóm bạn phát biểu ý kiến bổ sung.
- Giáo viên tổng kết và chuyển sang trình bày nội dung tiếp theo.
2. Tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ
Minh họa: Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
Mục 3: “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”.
- Tổ chức lớp thành 6 nhóm.
- Tất cả các nhóm cùng trao đổi, thảo luận: Vì sao tư tưởng của Xanh- xi- mông,
S. Phu - ri - ê, R. Ô - oen gọi là “chủ nghĩa xã hội không tưởng”? Nội dung chủ yếu
của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
- Các nhóm thảo luận từ 5 đến 7 phút, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Giáo viên gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả, sau đó các nhóm khác bổ
sung, tranh luận. Giáo viên tổng kết nhấn mạnh điểm tích cực, hạn chế của chủ nghĩa
xã hội không tưởng, sau đó đặt vấn đề cho nội dung tiếp theo của bài.
3. Một số nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ
Minh họa : Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
- Chia cả lớp thành 6 nhóm.
- Giao nhiệm vụ: 2 nhóm thảo luận một vấn đề:
Nhóm 1,2: Vì sao công nhân lại nổi dậy đấu tranh chống lại giai cấp tư sản?
Nhóm 3, 4: Những hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân? kết quả?
Nhóm 5, 6: Vì sao ở giai đoạn đầu, các cuộc đấu tranh của công nhân lại mang
tính “tự phát”?
- Thời gian cho hoạt động nhóm từ 7 đến 10 phút.
- Mỗi nhiệm vụ, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trình bày kết quả. Nhóm còn lại
bổ sung. Giáo viên tổng kết chuyển sang nhiệm vụ khác.
Một số minh họa tổ chức hoạt động nhóm tiêu biểu trong giờ lên lớp qua dạy
học khóa trình Lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT theo quy trình trình chung: làm
việc chung cả lớp, theo nhóm, tổng kết.
2. Khả năng áp dụng: Có thể áp dụng rộng rải trong dạy học lịch sử ở trường

THPT.
3. Hiệu quả:
- Hầu hết các em nắm được bài và hứng thú trong học tập.
- Sau đây là kết quả thực nghiệm tại trường Quốc Học Quy Nhơn.
Lớp
Số
lượng
Kết quả
Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
10A110A2 96 8 8,33 26 27,08 40 41,67 18 18,75 4 4,17
10A3
10A4
94 12 12,76 32 34,04 36 38,29 14 14,89 0 00

×