Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Xác định tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng của một số nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần cho bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.87 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***



NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG




XÁC ðỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG
CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN TRONG
KHẨU PHẦN CHO BÒ




LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***



NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG


XÁC ðỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG
CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN TRONG
KHẨU PHẦN CHO BÒ


ơ

CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ CHÍ CƯƠNG
PGS.TS. ðẶNG THÁI HẢI






HÀ NỘI, 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là
trung thực và chưa ñược bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hương

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong toàn bộ quá trình học tập và làm ñề tài tốt nghiệp, tôi ñã nhận
ñược rất nhiều sự giúp ñỡ. Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
- PGS. TS. Vũ Chí Cương – Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn
chăn nuôi và ðồng cỏ, Phó Viện tưởng Viện Chăn nuôi; PGS. TS. ðặng Thái
Hải – Trưởng Bộ môn Hoá sinh - Sinh lý ñộng vật, Khoa Chăn nuôi và Nuôi
trồng Thuỷ sản, Trường ðH Nông nghiệp Hà Nội ñã hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình, giúp tôi hoàn thành luận văn.
- Cán bộ, công nhân viên Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và
ðồng cỏ, Viện Chăn nuôi; Bộ môn Hóa sinh – Sinh lý ñộng vật, khoa
CN&NTTS, ðH Nông nghiệp Hà Nội - ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện ñề tài.
- Ban Giám hiệu, Ban Quản lý ðào tạo, cùng toàn thể các thầy, cô giáo
và cán bộ công nhân viên trong Khoa CN&NTTS, Trường ðH Nông nghiệp

Hà Nội ñã dạy bảo và giúp ñỡ tôi trong toàn khoá học.
Xin cảm ơn gia ñình, người thân, bạn bè và ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ tôi
về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian học tập.
Tôi luôn biết ơn và xin chân thành cảm ơn những giúp ñỡ quý báu trên.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hương
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục biểu ñồ vi
Danh mục các từ viết tắt vii

1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI 3
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. CÁC HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG 4
2.1.1. Một số hệ thống ñánh giá giá trị năng lượng của thức ăn cho gia súc
nhai lại 6
2.1.2. Các hệ thống ñánh giá giá trị năng lượng trong tương lai 10

2.1.3. Hệ thống năng lượng trao ñổi 11
2.1.4. Năng lượng thuần 17
2.2. XÁC ðỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA
THỨC ĂN 22
2.2.1. Phương pháp xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa in vivo 24
2.2.2. Phương pháp xác ñịnh giá trị năng lượng của thức ăn 25
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 28
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 28
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 33
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 36
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 36
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.3.1. Xác ñịnh các chỉ tiêu trong nội dung nghiên cứu 36
3.3.2. Xử lý số liệu 42
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
4.1. TỶ LỆ TIÊU HÓA CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN
CHO BÒ 43
4.1.1. Thành phần hóa học của các mẫu thức ăn thử nghiệm 43
4.1.2. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của các mẫu thức ăn 45
4.2. GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN
THƯỜNG DÙNG CHO BÒ 47
4.2.1. Năng lượng tiêu hóa, năng lượng trao ñổi và năng lượng thuần cho
duy trì 47
4.2.2. Hàm lượng năng lượng thuần cho sản xuất thịt (NEg) của một số loại
thức ăn thường dùng cho bò 54
4.3. PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI ƯỚC TÍNH DE, ME, NE

m
VÀ NE
g

CỦA CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO BÒ THỊT 61
4.3.1. Kết quả xây dựng phương trình hồi qui 61
4.3.2. Kết quả kiểm tra phương trình hồi qui 64
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68
5.1. KẾT LUẬN 68
5.2. ðỀ NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 86
Phụ lục 1: Cân bằng năng lượng và giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng
lượng trao ñổi (ME) và năng lượng thuần cho duy trì (NE
m
) của
thức ăn thô xanh. 86
Phụ lục 2: Cân bằng năng lượng và giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng
lượng trao ñổi (ME) và năng lượng thuần cho duy trì (NE
m
) của
thức ăn thô khô và ủ chua. 87
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng

Trang


Bảng 3.1: Các mức cho ăn trong thí nghiệm xác ñịnh NE
g
của thức ăn
(kg/con/ngày) 40
Bảng 4.1: Thành phần hóa học của các mẫu thức ăn thử nghiệm 43
Bảng 4.2: Tỷ lệ tiêu hóa (%) in vivo của các mẫu thức ăn thô thử nghiệm 45
Bảng 4.3: Tỷ lệ tiêu hóa (%) in vivo của các mẫu thức ăn tinh thử nghiệm 47
Bảng 4.4: Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao ñổi (ME) và
năng lượng thuần cho duy trì (NE
m
) của thức ăn thô xanh, thô khô và
ủ chua. 48
Bảng 4.5: Cân bằng năng lượng và giá trị DE, ME và NE
m
của hỗn hợp cỏ
khô và các thức ăn tinh thử nghiệm 52
Bảng 4.6: Giá trị DE, ME và NEm của các thức ăn tinh 53
Bảng 4.7: Kết quả xác ñịnh hàm lượng NE
g
của các thức ăn thô khô 55
Bảng 4.8: Kết quả xác ñịnh hàm lượng NE
g
của các thức ăn thô xanh
dạng tươi 57
Bảng 4.9: Kết quả xác ñịnh hàm lượng NE
g
của các thức ăn ủ chua 59
Bảng 4.10: Kết quả xác ñịnh hàm lượng NE
g
của các thức ăn tinh 60

Bảng 4.11: Một số phương trình hồi qui ước tính hàm lượng năng lượng DE,
ME, NE
m
và NE
g
của thức ăn cho bò thịt 62
Bảng 4.12: Kết quả kiểm chứng phương trình ước tính giá trị năng lượng
trên cỏ voi tươi (kcal/kg DM) 65
Bảng 4.13: Kết quả kiểm chứng phương trình ước tính giá trị năng lượng
trên cỏ khô stylo (kcal/kg DM) 66
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ

Trang

Biểu ñồ 01: Năng lượng tiêu hóa (DE) của thức ăn thô 49
Biểu ñồ 02: Năng lượng trao ñổi (ME) của thức ăn thô 50
Biểu ñồ 03: Năng lượng thuần cho duy trì (NE
m
) của thức ăn thô 51
Biểu ñồ 04: Giá trị DE, ME và NE
m
của các thức ăn tinh 54
Biểu ñồ 05: Hàm lượng NE
g
của các thức ăn thô khô 56

Biểu ñồ 06: Hàm lượng NE
g
của các thức ăn thô xanh dạng tươi 58
Biểu ñồ 07: Hàm lượng NEg của các thức ăn tinh 61

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADF Acid Determinant Fibre – Xơ xác ñịnh trong môi trường acid
APL Animal Production Level – Mức năng suất
CF Crude Fibre – Xơ thô
CP Crude Protein – Protein thô
DE Digestible Energy – Năng lượng tiêu hóa
DM Dry Matter – Chất khô, vật chất khô
DMI Dry Matter Intake – Chất khô thu nhận
GE Gross Energy – Năng lượng thô
HI Heat Increament – Nhiệt gia tăng, gia nhiệt
HP Heat Production – Nhiệt sản sinh, sản nhiệt
FHP Fasting Heat Production – Nhiệt sinh lúc ñói
KLTð (W
0.75
) Khối lượng trao ñổi
ME Metabolizable Energy – Năng lượng trao ñổi
ME
I
Metabolizable Energy Intake – Năng lượng trao ñổi thu nhận
ME
P

Năng lượng trao ñổi cho sản xuất
NDF Neutral Determinat Fibre – Xơ xác dịnh trong môi trường trung tính

NE Net Energy – Năng lượng thuần
NE
L
Net Energy for Lactation - Năng lượng thuần cho tiết sữa
NE
m
Net Energy for Mainternance - Năng lượng thuần cho duy trì
NE
g
Net Energy for Growth - Năng lượng thuần cho tăng trọng
NE
V
Năng lượng thuần cho sản xuất thịt
OM Organic Matter – Chất hữu cơ
UFL Unité Fourragére Lait – ðơn vị cỏ cho tạo sữa
UFV Unité Fourragére Viande – ðơn vị cỏ cho sản xuất thịt
VFAs A xít béo bay hơi

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Trong chăn nuôi, thức ăn có thể chiếm tới 70% tổng giá thành sản xuất
(Kirchgessner, 1997), trong ñó chi phí cho thức ăn cung cấp năng lượng trong
khẩu phần chiếm tỷ lệ cao nhất, sau ñó là thức ăn cung cấp protein. Vì lý do

này, việc ñánh giá giá trị năng lượng trong thức ăn nhằm xây dựng khẩu phần
ñáp ứng vừa ñủ nhu cầu dinh dưỡng cho con vật là hết sức cần thiết.
Cơ sở dữ liệu về giá trị năng lượng thức ăn ñược xây dựng cho mỗi loài
vật nuôi riêng biệt vì ñặc ñiểm sinh lý tiêu hóa và hóa sinh chuyển hóa của các
loài vật nuôi khác nhau có nhiều ñiểm khác nhau (Kirchgessner, 1997; GfE,
1987; GfE, 1999; NRC, 1994; NRC, 1998).
ðối với loài nhai lại, hiện nay các nước trên thế giới ñang sử dụng một
trong ba hệ thống năng lượng cơ bản là hệ thống năng lượng tiêu hoá
(Digestible energy - DE), hệ thống năng lượng trao ñổi (Metabolizable energy -
ME) và hệ thống năng lượng thuần (Net energy - NE). Theo Mc Donald và cs.,
(1995), hệ thống ME ñược sử dụng phổ biến ở các nước như Anh, Thụy ðiển
và Australia; còn hệ thống NE ñược sử dụng ở các nước như Pháp, ðức, Ý, Hà
Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Na Uy, Phần Lan, ðan Mạch, Mỹ, Israel và Hungary.
Trong hệ thống ME, các hệ số chuyển ñổi ME thành dạng năng lượng có thể
ñược gia súc sử dụng cho các chức năng khác nhau của cơ thể như duy trì, tăng
trọng và tiết sữa tương ứng với NE
m
(Net energy for mainternance), NE
g
(Net
energy for growth), NE
l
(Net energy for lactation) ñược sử dụng khi lập khẩu
phần ăn cho gia súc nhai lại.
Các hệ thống NE của các nước châu Âu chỉ sử dụng một giá trị NE cho
các loại thức ăn. Khi lập khẩu phần, tùy theo mục ñích sử dụng năng lượng cho
chức năng nào mà người lập khẩu phần có thể sử dụng các hệ số chuyển ñổi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2


khác nhau, phù hợp với chức năng ñó của cơ thể. Còn trong hệ thống NE của
Mỹ mà hiện nay các nước khác như Israel và Hungary cũng ñang áp dụng thì
NE lại ñược xác ñịnh theo chức năng ngay từ ñầu, nghĩa là mỗi loại thức ăn có
các giá trị NE khác nhau là NE
m
, NE
g
, và NE
l
(Mc Donald và cs., 1995). Như
vậy có thể thấy ñối với thức ăn cho gia súc nhai lại thì hệ thống năng lượng
NE ñược nhiều nước có nền chăn nuôi phát triển trên thế giới sử dụng hơn
do hệ thống này ñánh giá chính xác hơn phần năng lượng trong thức ăn
mà gia súc có thể sử dụng ñể phục vụ cho các chức năng sống của mình.
Tuy nhiên, do việc xác ñịnh NE rất phức tạp, ñòi hỏi phải có buồng hô hấp
(Respiration chamber), nên hệ thống này mới chỉ ñược sử dụng ở một số nước phát
triển như Pháp, Hà Lan, ðức, Canada, Hoa kỳ (Moehn và cs., 2005; Robert và cs.,
2007), còn ở nhiều nước khác (Anh, Thụy ðiển và Australia) hệ thống năng lượng
ñược dùng phổ biến hiện nay là hệ thống ME (McDonald và cs., 1995).
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu xác ñịnh thành phần hoá học và giá trị dinh
dưỡng của các loại thức ăn cho gia súc nhai lại ñã ñược tiến hành từ lâu
nhưng chủ yếu chỉ dừng ở việc xác ñịnh thành phần hoá học và ước tính giá
trị năng lượng từ các công thức sẵn có của nước ngoài như công thức của
Crampton (1957), ARC (1965), Moe và Tyrrell (1976), NRC (1976), Garrett
(1980). Gần ñây hệ thống dinh dưỡng cho bò sữa cũng ñã ñược xây dựng dựa
trên kết quả các thí nghiệm in vivo trên cừu, thí nghiệm in vitro với enzyme
pepsin-cellulase kết hợp với việc phân tích thành phần hoá học của một số
loại thức ăn (Pozy và cs., 2002). Tuy nhiên, việc tính toán các giá trị ME, NE
(hay ñơn vị thức ăn cho tạo sữa: Forage unit for lactation - UFL) cũng lại phải
sử dụng các công thức ước tính do INRA (1989) xây dựng trên nền thức ăn

cũng như giống gia súc và ñiều kiện chăn nuôi ở nước ngoài.
Từ những nhận thức trên, chúng tôi ñã tiến hành ñề tài:
“Xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng của một số nguyên liệu
thức ăn trong khẩu phần cho bò”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI
- Xác ñịnh hàm lượng năng lượng thô, năng lượng tiêu hóa, năng lượng
trao ñổi, năng lượng thuần cho duy trì và năng lượng thuần cho tăng trọng của
một số loại thức ăn thường dùng cho gia súc nhai lại.
- Góp phần làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng khẩu phần ăn cho
gia súc nhai lại.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
- Những kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần làm hoàn thiện cơ sở
dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại
một cách kinh tế, hiệu quả, phù hợp ở nước ta.
- Góp phần ñẩy mạnh sự phát triển chăn nuôi trâu, bò bền vững.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CÁC HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG
Từ năng lượng bắt nguồn từ tiếng Hylạp và có nghĩa là trong công
việc "in work" (en ergon). Công việc của các tế bào là co bóp tự thân, vận
chuyển tích cực các phân tử và ion, tổng hợp các ñại phân tử từ các phân tử
nhỏ bé (Vũ Duy Giảng và cs., 2008). Nguồn năng lượng cho các hoạt ñộng

ấy là năng lượng hoá học dự trữ trong thức ăn gia súc ăn vào. Các cầu nối
năng lượng giữa các nguyên tử hoặc phân tử chính là nguồn năng lượng tiềm
năng, nguồn năng lượng này ñược giải phóng khi các cầu nối trên bị bẻ gẫy.
Khi các hợp chất hoá học ñược chuyển từ loại hợp chất có mức năng lượng
cao sang các hợp chất có mức năng lượng thấp, một phần năng lượng ñược
giải phóng ñể sử dụng cho các hoạt ñộng hữu dụng theo công thức:
Năng lượng tự do (free energy) = H - TS
Ở ñây: H = enthalpy (Hàm lượng nhiệt năng trong hệ thống), T = Nhiệt
ñộ tuyệt ñối, S = entropy (ðộ hỗn loạn: degree of disorganization).
Hiểu biết các quá trình tạo ra năng lượng sinh học là cơ sở của khoa
học về dinh dưỡng vì tất cả các quá trình xẩy ra trong cơ thể ñộng vật khi
thức ăn bị tiêu hoá và tham gia vào quá trình trao ñổi chất là các quá trình
sinh ra hoặc lấy ñi năng lượng.
Năng lượng thường ñược biểu thị là giá trị nhiên liệu của thức ăn
gia súc "fuel value" và bao gồm ba nhóm chất dinh dưỡng chính:
carbohydrates, protein và lipid. Việc biểu thị như vậy cho phép chúng ta
xác ñịnh ñược quan hệ về lượng giữa các chất dinh dưỡng ăn vào và hiệu
quả dinh dưỡng - cơ sở ñể dự ñoán năng suất gia súc.
Ngày nay chúng ta biết rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến sử dụng
năng lượng ở gia súc ngay cả khi nhu cầu các chất dinh dưỡng cụ thể như pro-
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

tein, vitamin và muối khoáng ñã ñược ñáp ứng ñầy ñủ thì nhu cầu về năng
lượng vẫn còn là một câu hỏi. Gia súc cần năng lượng ñể trước hết cho các
chức năng thiết yếu như: hoạt ñộng cơ học của cơ, hoạt ñộng hoá học, vận
chuyển chủ ñộng các cơ chất ngược gradient nồng ñộ và tổng hợp các thành
tố cần thiết của cơ thể như: hormone, enzyme (Vũ Duy Giảng và cs., 2008). Ở
gia súc ñói, năng lượng cho các chức năng này có ñược từ quá trình dị hoá
nguồn dự trữ của cơ thể, trước hết là glycogen sau ñó là lipid và protein. Gia

súc trước hết cần năng lượng của thức ăn ñể ñáp ứng nhu cầu duy trì và ngăn
ngừa dị hóa, khi năng lương thức ăn ñược dùng cho các hoạt ñộng của cơ và
các hoạt ñộng hoá học trong quá trình duy trì, gia súc ở trạng thái ngủ và tổng
năng lượng tiêu dùng ñược chuyển thành nhiệt và có nhiệm vụ duy trì hoạt
ñộng của cơ thể gia súc (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).
Ở gia súc ñói, lượng nhiệt sản xuất ra ñúng bằng năng lượng của mô bị
dị hoá và khi ño ñạc trong những ñiều kiện nhất ñịnh, năng lượng này ñược
gọi là năng lượng trao ñổi cơ bản. Ứơc tính năng lượng trao ñổi cơ bản cho
phép ước tính nhu cầu năng lượng cho duy trì của gia súc (Vũ Duy Giảng và
cs., 2008).
Năng lượng do thức ăn cung cấp lớn hơn năng lượng cần cho duy trì sẽ
ñược sử dụng cho các chức năng sản xuất khác. Ở gia súc non, năng lượng về
cơ bản ñược dự trữ trong protein ở các mô cơ trong khi gia súc trưởng thành
năng lượng ñược dự trự nhiều hơn ở các mô mỡ và ở gia súc tiết sữa năng
lượng của thức ăn sẽ chuyển thành năng lượng trong sữa và năng lượng ñể
nuôi thai (Vũ Duy Giảng và cs., 2008). Có thể nói là không có chức năng nào,
kẻ cả chức năng duy trì có ñược ưu thế tuyệt ñối về sử dụng năng lượng.
Vậy một hệ thống năng lượng là gì? Hiểu theo nghĩa ñơn giản nhất, hệ
thống năng lượng là một bộ các quy luật liên kết lượng năng lượng ăn vào của
một gia súc với năng suất hay khả năng sản xuất của con vật ñó. Hệ thống này
ñược dùng ñể hoặc chẩn ñoán năng suất của gia súc từ một mức năng lượng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

ăn vào nào ñó hoặc ñể tính toán lượng năng lượng ăn vào cần thiết ñể ñạt một
mức năng suất nào ñấy. Một hệ thống năng lượng ñơn giản nhất cũng phải
bao gồm hai bộ số liệu: một bộ số liệu về nhu cầu năng lượng của gia súc và
bộ kia là số liệu về giá trị năng lượng của thức ăn (Vũ Duy Giảng và cs.,
2008). Hai bộ số liệu này ñược biểu thị bằng cùng một ñơn vị.
2.1.1. Một số hệ thống ñánh giá giá trị năng lượng của thức ăn cho gia súc

nhai lại
Hiện nay các nước khác nhau sử dụng các hệ thống ñánh giá giá trị
năng lượng khác nhau cho thức ăn của nước mình. Tuy nhiên, tất cả ñều nằm
trong số 3 hệ thống cơ sở là hệ thống năng lượng tiêu hoá (DE), hệ thống
năng lượng trao ñổi (ME) và hệ thống năng lượng thuần (NE). DE ñược xác
ñịnh bằng cách lấy năng lượng thô (GE) ñược xác ñịnh trực tiếp bằng cách
ñốt mẫu thức ăn trong bomb calorimeter) trừ ñi phần năng lượng thải ra trong
phân. ME là giá trị năng lượng còn lại của DE sau khi ñã trừ phần năng lượng
mất ñi trong nước tiểu và khí methane. NE là giá trị năng lượng còn lại của
ME sau khi trừ bỏ phần năng lượng mất ñi dưới dạng nhiệt gia tăng (nhiệt
sinh ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn, trao ñổi thức ăn và bài tiết chất thải
mà không ñược sử dụng cho mục ñích duy trì thân nhiệt). Như vậy NE mới
chính là phần năng lượng mà con vật có thể sử dụng cho mục ñích duy trì và
sản xuất. Vì thế, hệ thống NE là chính xác nhất trong số các hệ thống năng
lượng hiện ñang ñược sử dụng. Tuy nhiên, do việc xác ñịnh NE rất phức tạp,
ñòi hỏi phải có buồng hô hấp, nên hệ thống này mới chỉ ñược sử dụng ở một
số nước phát triển như Pháp, Hà Lan, ðức, Canada (Moehn và cs., 2005;
Robert và cs., 2007). Ở các nước khác, hệ thống DE và/hoặc ME vẫn ñang
ñược sử dụng khá phổ biến.
Trong vòng 200 năm qua, một số hệ thống ñánh giá giá trị năng lượng
của thức ăn gia súc ñã ñược tạo lập. Vì vậy khó mà có thể nói về tất cả các hệ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

thống này một cách chi tiết ở ñây. Tuy nhiên những hệ thống quan trọng nhất
sẽ ñược mô tả ở phần sau ñây.
+ Hệ thống ME của ARC:
Hệ thống năng lượng trao ñổi (hệ thống ME) sử dụng ở Vương quốc
Anh ñầu tiên ñược Blaxter (1962) và ñược ARC (Hội ñồng nghiên cứu nông
nghiệp - Agricultural Research Council) giới thiệu lần ñầu tiên năm 1965. Sử

dụng các ñề nghị của ARC (1965), Bộ nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm
Vương quốc Anh (1975) ñã ñưa hệ thống ME ñã ñơn giản hóa ra áp dụng
trong sản xuất. Hệ thống này sau ñó ñược ARC xem xét lại và xuất bản dưới
dạng sách. Vào năm 1990, hệ thống ñã ñược một nhóm nghiên cứu quốc gia
ñánh giá lại và sửa ñổi và năm 1993 AFRC (Hội ñồng nghiên cứu thực phẩm
và nông nghiệp Anh) xuất bản lại hệ thống này. Hệ thống này cho phép ước
tính nhu cầu năng lượng của bò, cừu; gia súc nhai lại ñang sinh trưởng, chửa
và tiết sữa.
Trong hệ thống này, giá trị năng lượng của thức ăn cũng ñược biểu thị
dưới dạng năng lượng trao ñổi và giá trị năng lượng trao ñổi của một khẩu
phần bằng tổng giá trị năng lượng trao ñổi của các thức ăn thành phần tạo nên
khẩu phần ñó. Nhu cầu năng lượng của gia súc ñược biểu thị bằng năng lượng
thuần. ðặc ñiểm chủ yếu của hệ thống này là một hệ thống các phương trình
dự ñoán hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi cho duy trì, sinh trưởng, và tiết
sữa (Vũ Duy Giảng và cs., 2008). Các dự ñoán này ñược xác lập trên cô sở
hàm lượng năng lượng trao ñổi của khẩu phần và ñược biểu thị bằng tỷ lệ
ME/GE chứ không phải là MJ/kg. Hàm lượng năng lượng trao ñổi của khẩu
phần có thể chuyển thành MJ ME/kg chất khô bằng cách nhân tỷ lệ ME/GE
với 18,4 là hàm lượng năng lượng trao ñổi trung bình của 1 kg DM. Giá trị
này này quá cao cho các thức ăn có nhiều khoáng và quá thấp cho các thức ăn
giàu protein và mỡ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Các hệ số sử dụng năng lượng trao ñổi cho các mục ñích khác nhau
(k
m
: hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi cho duy trì, k
g
: hiệu quả sử dụng

năng lượng trao ñổi cho tăng trọng và vỗ béo, k
l
: hiệu quả sử dụng năng
lượng trao ñổi cho tiết sữa) rất khác nhau trog hệ thống này (Vũ Duy Giảng
và cs., 2008).
Cũng như các hệ thống năng lượng khác, chúng ta có thể sử dụng hệ
thống này ñể dự ñoán năng suất của gia súc khi cho ăn những khẩu phần cụ
thể hoặc phối hợp khẩu phần cho các mức năng suất mong ñợi.
+ Hệ thống NE của NRC (Hoa Kỳ):
Hệ thống năng lượng cho bò ở Hoa Kỳ của NRC có một lịch sử khá dài
và lần xuất bản gần ñây nhất (2001) là lần xem xét lại thứ bẩy. Hệ thống này
khởi nguồn từ TDN (Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa ñược - Total digestible
nutrients). Tuy nhiên, hiện nay TDN không còn ñược dùng nữa và ñược chuyển
thành DE ñể sử dụng trong hệ thống NE mới (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).
+ Hệ thống NE của Van Es ở Hà Lan và Bỉ:
Ở Hà Lan, Tiến sỹ A.J.H Van Es vào các năm 1975 và 1978 ñưa ra hệ
thống năng lượng thuần cho tiết sữa (net energy system for lactation, NE
l
).
Những nguyên tắc của hệ thống này ñược một số nước châu Âu như Pháp,
Nauy, Phần Lan áp dụng cho việc ñánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn của
mình (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).
+ Hệ thống UFL và UFV của Pháp:
Ở Pháp từ ñầu thế kỷ trước ñã sử dụng năng lượng thuần (NE) cho bò sữa
và bò thịt. Giá trị NE ñược tính theo phương pháp của Armsby bằng cách lấy
năng lượng trao ñổi trừ ñi năng lượng mất ñi trong quá trình tiêu hoá và trao ñổi
chất. Giá trị năng lượng thuần của thức ăn ñược biểu thị dưới dạng ñơn vị thức
ăn và hàm lượng năng lượng thuần của một kg lúa mạch cũng bằng giá trị này
của hệ thống vùng Scandinavian (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

Những tiến bộ trong nghiên cứu tiêu hoá và trao ñổi năng lượng những
năm từ 1940 ñến những năm của thập kỷ 70 cho thấy hiệu quả sử dụng cũng
như nhu cầu năng lượng cho duy trì, tiết sữa, tăng trọng, nuôi thai là rất khác
nhau. Và cũng chính vì thế, mỗi loại thức ăn không chỉ có một giá trị NE duy
nhất biểu thị bằng ñơn vị thức ăn, giá trị NE cho duy trì, tiết sữa, tăng trọng,
nuôi thai là rất khác nhau. Vào năm 1972, trên cơ sở tập hợp kết quả của
nhiều nghiên cứu ở Pháp và ở nước ngoài hệ thống UFL ñã ra ñời (Vũ Duy
Giảng và cs., 2008). Hệ thống này chính thức ñược ñưa vào sử dụng năm
1975. Nó tỏ ra khá ổn ñịnh và sau ñó ñược áp dụng tại Ý vào năm 1986. Hiện
nay ñã có rất nhiều nghiên cứu ñể ñánh giá hệ thống này trong các ñiều kiện
cụ thể của mỗi nước (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).
Nguyên tắc của hệ thống này là mỗi một loại thức ăn có hai giá trị NE
(NE
l
: năng lượng thuần cho tiết sữa và NE
v
: năng lượng thuần cho sản xuất
thịt) ñược biểu thị thành hai ñơn vị thức ăn:
- Một ñơn vị cho sản xuất sữa (duy trì + tiết sữa): UFL - Unité
Fourragère Lait: ðơn vị cỏ cho tạo sữa
- Một ñơn vị cho sản xuất thịt (duy trì + tăng trọng): UFV - Unité
Fourragère Viande: ðơn vị cỏ cho sản xuất thịt.
1 UFL là hàm lượng NE của một kg lúa mạch tiêu chuẩn cho sản xuất
sữa (1700kcal NE
l
). 1 UFV là hàm lượng NE của một kg lúa mạch tiêu chuẩn
cho sản xuất thịt (1730 kcal NE
v

).
Trong hệ thống này, giá trị NE của các thức ăn ñược cộng lại khi phối
hợp khẩu phần. Tuy nhiên các ảnh hưởng kết hợp có thể xảy ra giữa các thức
ăn ví dụ: tương tác âm giữa thức ăn tinh và thức ăn thô, và ảnh hưởng kết hợp
xuất hiện khi tăng mức nuôi dưỡng (Vũ Duy Giảng và cs., 2008). ðể khắc
phục các ảnh hưởng này, nhu cầu năng lượng cho bò sữa phải ñược hiệu
chỉnh khi lập khẩu phần. Riêng nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng ñã ñược
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

hiệu chỉnh sẵn trong bảng các nhu cầu. Nhu cầu năng lượng hàng ngày cho
bò cũng ñược biểu thị dưới dạng hai ñơn vị thức ăn UFL và UFV.
UFL ñể dùng cho bò sữa ñang vắt sữa, chửa, bò cạn sữa, bò cái tơ và bò
sinh trưởng tăng trọng dưới 1 kg/ngày. UFV dùng cho bò sinh trưởng nhanh và
bò vỗ béo.
2.1.2. Các hệ thống ñánh giá giá trị năng lượng trong tương lai
Như ñã giới thiệu ở phần trên, năm 1993 AFRC (Hội ñồng nghiên cứu
thực phẩm và nông nghiệp Anh) xuất bản có sửa chữa và bổ sung hệ thống
năng lượng trao ñổi sử dụng tại Vương quốc Anh. Các sửa chữa và bổ sung
này chủ yếu dựa trên các nghiên cứu về bò sữa của Van Es ở Lelystat, Hà
Lan; Flatt, More và Tyrrell tại USDA: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, tại Beltsville
(Van Es et al., 1970; More et al., 1972; Van Es, 1978).
Cùng thời gian này một loạt các hệ thống năng lượng thuần (hệ thống
NE) ñã phát triển tại châu Âu và Bắc Mỹ (Van Es, 1978; INRA, 1978; NRC,
1978). Trong hệ thống của Van Es (1978), ñơn vị năng lượng thuần cho tiết
sữa (NE
l
) ñược sử dụng và nhu cầu duy trì cũng ñược biểu thị dưới dạng NE
l
.

Tại Hoa Kỳ (1978), NRC cũng sử dụng NE
l
và tính NE
l
của thức ăn từ ME
của thức ăn. Tại Pháp và ðức trong thời gian này người ta cũng sử dụng NE,
tuy nhiên ở ñây giá trị năng lượng NE của 1 kg lúa mạch ñược coi là một ñơn
vị năng lượng tiêu chuẩn. Hiện nay năng lượng thuần cho tiết sữa ñược sử
dụng ở ðức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, ðan Mạch, Ai-xơ-len và Bắc Mỹ.
Về nguyên tắc, không có gì sai khác giữa hệ thống ME và NE. Cả hai
hệ thống ñều cho rằng nhu cầu năng lượng của bò là tổng các nhu cầu cho duy
trì, sản xuất (cho sữa và tăng trọng) và nhu cầu nuôi thai. Khác biệt duy nhất
ở ñây là hiệu quả sử dụng năng lượng biểu hiện trong tính toán như thế nào.
Trong hệ thống ME, hiệu quả sử dụng năng lượng ñược dùng trong lập khẩu
phần, dự ñoán năng suất của gia súc, còn trong hệ thống NE hiệu quả sử dụng
năng lượng là một phần của ñánh giá giá trị năng lượng của thức ăn.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

Hai thập niên trở lại ñây, có vô cùng nhiều các chương trình nghiên cứu
về trao ñổi năng lượng ở bò sữa. Các công trình này ñã cho thấy các hệ thống
năng lượng ñang sử dụng cần phải ñược sử ñổi bổ sung một số ñiểm.
2.1.3. Hệ thống năng lượng trao ñổi
Hàm lượng ME của một thức ăn nào ñó bằng DE trừ ñi năng lượng mất
theo khí methane và nước tiểu. Tuy nhiên năng lượng mất ñi trong khí methane
và nước tiểu không những chỉ phụ thuộc vào thành phần hoá học của thức ăn mà
còn phụ thuộc vào thành phần của khẩu phần, mức nuôi dưỡng và giai ñoạn sinh
lý của con vật. Vì vậy ñể thuận tiện người ta ñã nghiên cứu và thiết lập phương
trình chẩn ñoán tỷ lệ này dựa vào các số liệu về xơ thô và protein thô (g/kg chất
hữu cơ) của thức ăn ở mức nuôi dưỡng là 1 (nuôi duy trì).

ðể tính giá trị năng lượng trao ñổi của thức ăn nhiệt ñới dùng công
thức của Jarige (1978); Xande và cộng sự, (1989):
ME = DE x ME/DE
Trong ñó ME = kcal/kg OM. Sau ñó chuyển giá trị này thành ME:
kcal/kg chất khô
ME/DE = 0,8417 - (9,9 x 10
-5
x cellulose thô (g/kg chất hữu cơ)) -
(1,96 x 10
-4
x CP (g/kg chất hữu cơ)) + 0,221 x NA).
NA = Số lượng chất hữu cơ tiêu hoá ăn ñược (DOM) (g/kg W
0,75
)/23
2.1.3.1 Hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi
Hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi cho tiết sữa (k
l
) sử dụng phương
trình của Van Es (1975):
k
l
= 0,6 + 0,24 (q - 0,57) (cho thức ăn thô chất lượng kém) hay
k
l
= 0,463 + 0,24 q.
Ở ñây: q (tỷ lệ giữa năng lượng trao ñổi và năng lượng thô) = ME/GE
Rất nhiều nghiên cứu trên bò sữa cho thấy k
l
thường xấp xỉ 60%.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12

Hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi cho duy trì (k
m
) cũng sử dụng
phưong trình của Van Es (1975):
k
m
= 0,287q + 0,554
Ở ñây: q (tỷ lệ giữa năng lượng trao ñổi và năng lượng thô) = ME/GE
Vì thiếu các số liệu tin cậy và chính xác về quan hệ giữa hiệu quả sử
dụng năng lượng trao ñổi cho sinh trưởng (k
pf
), thành phần hoá học của thức
ăn và thành phần của tăng trọng của gia súc nhai lại ñang sinh trưởng các loại
hình khác nhau, hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi cho sinh trưởng (k
pf
) và
cho vỗ béo (k
f
) sử dụng phưong trình của Blaxter (1974) (dẫn theo Vũ Duy
Giảng và cộng sự, 2008):
k
f
hay kg = 0,78q + 0,006
Ở ñây: q (tỷ lệ giữa năng lượng trao ñổi và năng lượng thô) = ME/GE
Rất nhiều nghiên cứu ñã cho thấy k
pf
(hiệu quả sử dụng năng lượng
trao ñổi cho tích luỹ protein và mỡ) cùng với phần trăm năng lượng ñược

giữa lại trong tăng trọng dưới dạng mỡ. Tuy nhiên cho một loại gia súc
nhai lại cụ thể tỷ lệ k
pf
/k
f
là ổn ñịnh tương ñối, ñiều này có nghĩa là thức ăn
chỉ có một giá trị NE cho tăng trọng và vỗ béo.
2.1.3.2. Phương pháp ước tính hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi cho
tiết sữa
Hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi cho tiết sữa (k
l
) có thể xác ñịnh
bằng phương pháp hồi qui với một số lượng ñủ lớn các bộ số liệu về trao ñổi
nhiệt. Thông thường có hai loại phương trình hồi qui thường ñược sử dụng cho
mục ñích này:
- Hồi qui ñường thẳng giữa năng lượng trong sữa (hiệu chỉnh về cân
bằng năng lượng bằng không) và lượng năng lượng trao ñổi ăn vào (ME
I
).
- Hồi qui ña chiều giữa ME
I
và khối lượng trao ñổi, năng lượng trong
sữa, cân bằng năng lượng.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Sử dụng cả hai phương pháp này và phân tích 42 nghiên cứu về trao ñổi
nhiệt ở bò sữa khắp thế giới, Agnew và Newbold (2002) thấy trung bình k
l
=

0,66. Giá trị này nằm trong giới hạn 0,60 - 0,67.
ðối với những nghiên cứu trao ñổi nhiệt riêng biệt, k
l
thường ñược xác
ñịnh bằng cách giả sử một giá trị ME
m
giá trị này = tổng ME
I
- ME
p
(năng lượng
trao ñổi cho sản xuất), sau ñó lập quan hệ giữa giá trị này với tổng năng lượng
trong sữa ñã hiệu chỉnh (E
l(0)
, k
l
= E
l(0)
/ME
p
). k
l
ước tính bằng phương pháp này
thường bị ảnh hưởng bởi ñộ chính xác của ME
m
. Sử dụng phương pháp này và
gái trị ME
m
của AFRC (1990) giá trị k
l

thuờng

thấp (0,50 - 0,58) ở bò sữa cho ăn
khẩu phần là cỏ ủ chua (Unsworth et al., 1994; Gordon et al., 1995), ngô ủ chua
hay lúa mì cả cây (Sutton et al., 1998, Beever et al., 1998). Tuy nhiên, các giá trị
k
l
trên có thể tăng lên (0,59 - 0,65, trung bình 0,62) nếu sử dụng giá trị ME
m
=
0,62 MJ/kg
0,75
từ 2 phương trình 1 và 2 ở phía trên. Giá trị k
l
= 0,62 cũng gần
tương tự như giá trị k
l
= 0,64 tính từ AFRC (1990) (k
l
= 0,35 * ME/GE + 0,42)
nếu sử dụng ME/GE của nghiên cứu này.
2.1.3.3. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng của khẩu phần ñến hiệu quả sử
dụng ME
Thành phần của một khẩu phần có thể làm thay ñổi hệ vi sinh vật dạ cỏ
và do ñó ảnh hưởng ñến sản sinh axit béo bay hơi (VFAs) ở dạ cỏ. Thông
thường khẩu phần nhiều xơ làm tăng tỷ lệ axit acetic trong dạ cỏ, còn khẩu
phần nhiều thức ăn tinh tạo ra nhiều axit propionic hơn. Chúng ta ñã biết là
VFAs trong dạ cỏ có ảnh hưởng ñến thành phần sữa. Tỷ lệ giữa axit acetic và
butyric trong dạ cỏ có tương quan dương với hàm lượng mỡ trong sữa. VFAs
dạ cỏ cũng làm thay ñổi tỷ lệ năng lượng trong sữa và trong các mô của cơ thể

bò. Một số các nghiên cứu về nuôi dưỡng (Sutton và cs., 1993), và nghiên cứu
ñưa trực tiếp dinh dưỡng vào dạ cỏ (Orskov và cs., 1969; Huhtanen và cs.,
1993) ñã chứng minh rằng tăng tỷ lệ axit propionic trong dạ cỏ sẽ làm cho
nhiều năng lượng ñược huy ñộng ñể tao các mô mỡ dự trữu và ít năng lượng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

ñược huy ñộng ñể tạo sữa. ảnh hưởng của VFAs tạo ra tại dạ cỏ ñến sử dụng
năng lượng trao ñổi ñã ñược nghiên cứu rất nhiều ở cừu và bò ñực thiến, tuy
nhiên kết quả vẫn chưa thống nhất. Một số nghiên cứu thì cho rằng hiệu quả
sử dụng năng lượng từ axit acetic cho tổng hợp các mô của cơ thể thấp hơn
hiệu quả sử dụng năng lượng từ các axit khác, một số nghiên cứu khác lại cho
rằng hiệu quả xử dụng năng lượng từ axit acetic và propionic là tương tự nhau
(Tyrrell và cs., 1979; Orskov và Ryle, 1990). Có rất ít các nghiên cứu về ảnh
hưởng của VFAs ñến k
l
, tuy nhiên hiện vẫn không thấy quan hệ giữa k
l
và tỷ
lệ phân tử axit acetic và propionic ñược tạo ra trong dạ cỏ (Tyrrell và cs.,
1979; Orskov và McLeod, 1982).
2.1.3.4. Ảnh hưởng của di truyền ñến hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi
Bắt ñầu từ khoảng giữa những năm 1980 trở ñi tiến bộ di truyền ở bò
sữa tại Vương quốc Anh và Ireland tăng rất nhanh, tiến bộ này về mỡ sữa và
protein sữa tăng trung bình 1,3%/năm. Sự tăng này tính ra gần bằng 4,5 kg
mỡ sữa và protein/bò/năm (Coffey, 1992). Và nếu qui ñổi thành sữa tiêu
chuẩn thì giá trị này là 62 kg/bò/năm (Agnew và cs., 1998).
Rất nhiều nghiên cứu ñã cho thấy hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi
cho tiết sữa (nếu tính ñơn thuần = năng lượng trong sữa/ME
I

- năng lượng trao
ñổi ăn vào) ở bò có tiềm năng di truyền cao cao hơn ở bò có tiềm năng di
truyền thấp ở cả ñầu, cuối và giữa chu kỳ sữa (Grainger và cs., 1985b; Gordon
và cs., 1995; Ferris và cs., 1999b). Tuy nhiên khi xem xét ñến dự trữ năng
lượng trong mô bào và ME
m
, k
l
là tương tự nhau cho các lọai bò có tiềm năng
di truyền cao thấp khác nhau (Agnew và Newbold, 2002). Sự khác nhau về
năng lượng trong sữa ở bò tiềm năng di truyền cao hoặc thấp có thể chủ yếu là
do sự khác biệt về kiểu gen qui ñịnh lượng năng lượng ăn vào và tích lũy năng
lượng trong các mô (Grainger cs., 1985b). Sử dụng phương trình của AFRC
(1990) ñể ước tính ME
m
, cả Gordon và cs., (1995) và Ferris và cs., (1999b) ñều
không xác ñịnh ñược bất cứ sự sai khác có ý nghĩa nào của kl ở bò có tiềm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

năng di truyền cao, thấp hay trung bình. Veerkamp và Emmans (1995) cũng
phát hiện ra rằng hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi cho tiết sữa ở bò Holstein
và Jersey khác nhau rất ít. Sự khác nhau về ảnh hưởng của kiểu di truyền ñến k
l

có thể một phần là do sự khác nhau về kiểu di truyền về ME
p
. Yếu tố chủ yếu ở
ñây có thể là bò cái có tiềm năng di truyền cao có khả năng chuyển nhiều ME ñã
hấp thu vào sữa và ít vào các mô của cơ thể (Agnew và Newbold, 2002).

Grainger và cs., (1985a); Gordon và cs., (1995) trong các thí nghiệm nuôi dưỡng
dài ñã khảng ñịnh giả thiết này.
2.1.3.5. Giá trị năng lượng cho mỗi một ñơn vị khối lượng thay ñổi
Giá trị năng lượng cho mỗi một ñơn vị khối lượng thay ñổi ở bò sữa
ñược cố ñịnh trong hệ thống năng lượng của NRC và các hệ thống năng lượng
của châu Âu. Tuy nhiên giá trị này của các hệ thống kể trên dao ñộng rất lớn
từ 19 ñến 30 MJ/kg khối lượng thay ñổi. Một vài nghiên cứu gần ñây cũng
ñưa ra các giá trị nằm trong khoảng trên (Chilliar và cs., 1991; Gibb và cs.,
1992; Tamminga và cs., 1997). Nguyên nhân cho sự sai khác trên có thể là do
ảnh hưởng của thể trạng và gia ñoạn tiết sữa.
Các yếu tố thể trạng có ảnh hưởng ñến giá trị năng lượng cho một ñơn
vị khối lượng thay ñổi. Các yếu tố này bao gồm tăng hoặc mất protein hoặc
mỡ từ cơ thể, thay thế mỡ của cơ thể bằng nước và thay ñổi ñộ ñầy vơi của dạ
ñường tiêu hóa. Thiếu chính xác trong việc xem xét các yếu tố này ñã dẫn ñến
các sai số trong lập khẩu phần và dự ñoán năng suất gia súc ñặc biệt là ở ñầu
và cuối của chu kỳ sữa khi mà thay ñổi khối lượng ở bò sữa là lớn nhất. Thực
ra rất khó và không thực tế ñể phân biệt thay ñổi khối lượng là do tăng hoặc
mất protein hoặc mỡ từ cơ thể, thay thế mỡ của cơ thể bằng nước và thay ñổi
ñộ ñầy vơi của dạ ñường tiêu hóa. Gần ñây nhiều nghiên cứu ñã cho thấy có
mối liên quan giữa thay ñổi khối lượng và ñiểm thể trạng. Nghiên cứu với bò
Holstein, Gibb và Ivings (1993) thấy mỡ trong cơ thể, hàm lượng năng lượng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

trong cơ thể gia súc tương quan dương với khối lượng của chúng và ñiểm thể
trạng và hàm lượng protein của cơ thể có tương quan dương với khối lượng
cơ thể. Phần khối lượng không kể mỡ ở bò Holstein gần như giữ nguyên trong
thời kỳ cạn sữa, ñầu và cuối chu kỳ sữa, trong khi ñó hàm lượng nước trong
phần khối lượng không kể mỡ này cao hơn ở thời kỳ cạn sữa và ñầu chu kỳ
sữa so với cuối chu kỳ sữa. Các mối quan hệ này ñã ñược sử dụng trong hệ

thống protein và carbohydrate của ðại học Conell Hoa Kỳ. Trong hệ thống
này hàm lượng năng lượng cho mỗi ñiểm thể trạng hồi qui tuyến tính dương
với ñiểm thể trạng và khối lượng bò sữa. SCA ở Australia (1990) cũng sử
dụng một phương trình hồi qui tuyến tính ñể hồi qui giá trị năng lượng cho
mỗi một ñơn vị thay ñổi khối lượng với ñiểm thể trạng.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng ñến giá trị năng lượng cho mỗi một
ñơn vị thay ñổi khối lượng là giai ñoạn tiết sữa. Ở ñầu chu kỳ sữa bò sữa có
thể huy ñộng cả mỡ và protein từ dự trữ của cơ thể cho sản xuất sữa. Thường
huy ñộng protein giảm rất nhanh so với huy ñộng mỡ (Reid and Robb, 1971;
Tamminga và cs., 1997). Huy ñộng protein thường kết thức vào tuần thứ tư
sau khi ñẻ trong huy ñộng mỡ vẫn còn tiếp tục ở tuần thứ tám sau khi ñẻ
(Tamminga và cs., 1997). Nguyên nhân là do sự phình to của ñường tiêu hóa
và gan ở ñầu chu kỳ sữa ñể tăng lượng thức ăn thu nhận (Reynolds và Beever,
1995). Thành phần của mô ñược huy ñộng (mỡ và protein) khác nhau vào bốn
tuần ñầu của chu kỳ sữa, có nghĩa là tỷ lệ mỡ/protein giảm rất nhanh trong
thời kỳ này. Nếu giả sử rằng hàm lượng trong các mô ñược huy ñộng là
không thay ñổi, giá trị năng lượng cho mỗi ñơn vị khối lượng giảm ñi sẽ cao
hơn khi tiết sữa ñang tăng lên (năng suất ñang tăng lên). Mặt khác, cân bằng
năng lượng không luôn luôn có mối liên hệ với thay ñổi khối lượng ở bò sữa.
Beever và cs., (1998) thấy rằng bò tiềm năng di truyền cao ở tuần thứ 20 của
chu kỳ sữa vẫn có cân bằng âm về năng lượng nhưng khối lượng cơ thể ñã
ñược giữ nguyên sau 5 tuần. ðiều này có thể lý giải một phần với các phát

×