Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài tiểu luận triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.02 KB, 11 trang )

Họ và tên: Trần Đình Tiệp
Trường: Đại học Phương Đông
Lớp: Điện-509121
Mã số sinh viên: 509121032
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Câu 1: Phân tích quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi
về chất và ngược lại? Liên hệ với tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
Bài làm
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển.
Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện
thông qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là
cái vốn có của sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Tính quy định này được thể hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ
bản và không cơ bản. Thuộc tính cơ bản quy định chất của sự vật. Nếu
thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Còn thuộc tính không
cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính không cơ
bản mới nảy sinh vàcó những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất
của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự
vật khác.
Trong sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng
Lượng là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt
quy mô, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự
vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ
cao hay thấp v v đo bằng các đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như
1
trong lượng, thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kỳ này với thời kỳ
khác.
Ví dụ: tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có chiều cao 80
phân, một nước có 50 triệu dân v v


Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi
căn bản về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong
một độ thích hợp khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không
còn là nó.
Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua
lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh
hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về
lượng nào cũng dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay
đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự
vật chuyển thành sự vật khác.
Điểm nút là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi
căn bản, tập hợp những điểm nút gọi là đường nút.
Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông
qua bước nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn
bản từ chất sự vật này sang chất của sự vật khác.
Bước nhảy đốt biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm
thay đổi bản chất của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ
mãnh liệt.
Ví dụ: Cách mạng tháng Mười Nga là một bước nhảy đột biến.
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ
dần những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài
mới loại bỏ hoàn toàn chất cũ thành chất mới.
Quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
và ngược lại:
2
Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và
lượng và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã
đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút,
bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động

và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát triển.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự
thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn
là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì
chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động
và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song
không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về
chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh
hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một
giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay
đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy, khi lựợng biến đổi
đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự
vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại
tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy,
quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những
thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là
quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn,
nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.
Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó
không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng,
được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó
để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được
biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
3
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý
nghĩa phương pháp luận sau đây:
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách
tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy

để chuyển về chất. Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
chúng ta phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo
quy luật. Trong hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tư tưởng
sâu sắc như “ tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”, “góp gió thành
bão”…. Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp
của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp
cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng,” đốt cháy
giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan.
Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã
hội chỉ được thực hiện thông qua ý thức của con người. Do đó, khi đã tích
luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời
chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những
thay đổi mang tính chất tiến hoá sang những thay đổi mang tính chất cách
mạng. Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì
trệ,”hữu khuynh” thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự
thay đổi đơn thuần về lượng.
Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta còn phải biết vận dụng linh hoạt
các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng linh hoạt đó sẽ tuỳ thuộc vào
việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ
quan cũng như sự hiểu biết sâu sắc về quy luật này. Tùy theo từng trường
hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể chúng ta lựa chọn hình
thức bước nhảy phù hợp để đạt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của
mình. Song con người và đời sống xã hội của con người rất đa dạng phong
4
phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện bước nhảy toàn bộ,
trước hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của
từng yếu tố.
Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương
thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động của

mình chúng ta phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các
yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự
vật đó. Chẳng hạn trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể
tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho
gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa
các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất toàn bộ thì rất có thể
làm cho tập thể đó vững mạnh.
Là sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở các bậc học
phổ thông kéo dài trong suốt 12 năm. Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà
trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các
môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những
hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội. Quá trình tích lũy về
lượng (tri thức) của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không
chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng của
bản thân người học. Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần
tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên
lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được
đánh giá qua các kì, trước hết là các kì thi học kì và sau đó là kì thi tốt
nghiệp. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt
qua các kì thi và chuyển sang một giai đoạn học mới. Như vậy, có thể thấy
rằng, trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thì quá trình học tập
tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua
5
các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của học sinh
bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ
khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm
nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh
nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp

3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn
là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh
đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì
phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.
Cũng giống như ở phổ thông, để có được tấm bằng đại học thì sinh
viên cũng phải tích lũy đủ các học phần theo quy định. Tuy nhiên, việc tích
lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ thông. sự
khác biệt nằm ở chỗ, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn
thuần mà phải tự mình tìm tòi nghiên cứu, dựa trên những kĩ năng mà
giảng viên đã cung cấp. Nói cách khác, ở bậc đại học, việc học tập của sinh
viên khác hẳn về chất so với học sinh ở phổ thông. Việc tiếp thu tri thức
diễn ra dưới nhiều hình thức đa đạng và phong phú, từ cơ bản đến chuyên
sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Từ sự thay đổi về chất do sự
tich lũy vê lượng trước đó (ở bậc học phổ thông) tạo nên, chất mới cũng tác
động trở lại.Trên nền tảng mới, trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận
thức của sinh viên cũng thay đổi, tiếp tục hướng sinh viên lên tầm tri thức
cao hơn.
Cũng giống như ở bậc học phổ thông, quá trình tích lũy các học phần
của sinh viên chính là độ, các kì thi chính là điểm nút và việc vượt qua các
kì thi chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy quan trọng nhất chính là kì
thi tốt nghiệp. Vượt qua kì thi tốt nghiệp lại đưa sinh viên chuyển sang một
giai đoạn mới, khác về chât so với giai đoạn trước. Quá trình đó cứ liên tục
tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng ngay trong chính
6
bản thân con người, tạo nên động lực không nhỏ cho sự phát triển của xã
hội.
Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập của học
sinh sinh viên có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn, không chỉ với bản thân
người học mà còn rất có ý nghĩa với công tác quản lý và đào tạo. Thực tế
tong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã mắc phải nhiều sai lầm trong tư

duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn. Việc chạy theo
bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của nghành giáo dục bởi vì
mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại vẫn được “tạo
điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy, tức là không học mà vẫn
đỗ, không học nhưng vẫn có bằng. Kết quả là trong nhiều năm liền, giáo
dục nước ta đã cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng chẳng
có “chất”.
Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho
phép chúng ta thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục. Tiêu
biểu là việc chống lại căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn tn tại hàng
thập kỉ qua. Bên cạnh đó là việc thay đổi phương giáo dục ở bậc phổ thông
và đào tạo đại học. Việc chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ và
cho phép người học được học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn
quy luật lượng chất trong tư duy con người.
Câu 2: Phân tích vai trò của sản xuất vật chất đối với sự phát triển của
xã hội loài người.
Bài làm
Con người sống thì phải có nhu cầu tối thiểu ăn, mặc, ở và nhiều thứ
khác. Sản xuất của cải vật chất là nền tảng tồn tại của xã hội và đồng thời
cũng chứng minh một xã hội là ưu việt hay thấp kém.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để
7
sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Hai mặt của nền sản xuất gồm:
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó
con người giữ vai trò quyết định.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất. Quan hệ sản xuất gồm có: (i) Quan hệ về sở hữu các tư liệu sản xuất,
còn gọi tắt là quan hệ sở hữu; (ii) Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất còn

gọi là quan hệ quản lý; và (iii) Quan hệ về phân phối sản phẩm, còn gọi tắt
là quan hệ phân phối. Để làm rõ câu hỏi của bạn ta lại đi vào 1 khái niệm
nữa đó là phương thức sản xuất: Phương thức sản xuất là phương thức khai
thác những của cải vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt) cần thiết
cho hoạt động tồn tại và phát triển xã hội.
Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan
hệ sản xuất tạo thành phương thức sản xuất. Trong sự thống nhất biện
chứng này, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không phải
hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Quan hệ sản
xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của
sản xuất, ảnh hưởng đến lợi ích và thái độ của người lao động trong sản
xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nếu
quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Tiêu chuẩn căn bản để xem xét một quan hệ sản xuất nhất định có phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hay không là ở chỗ nó có
thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân
dân và tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội hay không . Trong xã hội
có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu
hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn này tất yếu
8
dẫn đến đấu tranh giai cấp, nổ ra cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản
xuất cũ, lạc hậu bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, ra đời phương thức
sản xuất cao hơn trong lịch sử. Lịch sử loài người đã trải qua các phương
thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản
chủ nghĩa và đang quá độ lên phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà
giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Như vậy sản xuất vật chất là cơ sở cho
sự tiến bộ của xã hội!

Sản xuất vật chất làm cho con người tồn tại và phát triển, nền xã hội
văn minh, đồng thời hoàn thiện mối quan hệ giữa người với người:
Sản xuất vật chất - cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.
Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất
ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Theo Ph.Ăngghen, "điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài
người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi
con người lại sản xuất".
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động
tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm
tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không thỏa mãn với những
cái đã có sẵn trong giới tự nhiên, mà luôn luôn tiến hành sản xuất vật chất
nhằm tạo ra các tư liệu sinh hoạt thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú,
đa dạng của con người. Việc sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt là yêu cầu
khách quan của đời sống xã hội. Bằng việc "sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống
vật chất của mình".
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển
của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã
9
hội. Tất cả các quan hệ xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ
thuật, tôn giáo, v.v đều hình thành, biến đổi trên cơ sở sản xuất vật chất.
Khái quát lịch sử phát triển của nhân loại, C.Mác đã kết luận: "Việc
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp tạo ra một cơ sở, chính
từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp
quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người
ta".

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến
đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản
xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất
quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định
phát triển xã hội từ thấp đến cao. Chính vì vậy, phải tìm cơ sở sâu xa của
các hiện tượng xã hội ở trong nền sản xuất vật chất của xã hội.
Sản xuất vật chất, với nghĩa chung nhất, là quá trình con người sử
dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm cải biến các dạng vật
chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cần thiết cho đời sống con người
và cho xã hội.
Chính nhờ có hoạt động lao động bản thân con người và xã hội loài
người tồn tại, phát triển; đem lại những sự biến đổi to lớn và có tính chất
quyết định: cơ thể con người không ngừng hoàn thiện và phát triển, co
dang di dung thang, phân hóa rõ chức năng tay và chân, óc và các giác
quan phát triển - thoát khỏi loài động vật; ngôn ngữ, phương tiện giao tiếp,
trao đổi, tich lũy, truyền đạt kinh nghiệm lao động xã hội xuất hiện và phát
triển; hình thành nên những quan hệ xã hội về vật chất và tinh thần, tức là
hình thành xã hội. Trên y nghĩa đó mà Angghen đã nói: lao động sáng tạo
ra con người và xã hội loài người.
Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan cua sự sinh tồn của xã hội.
Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng (thực ăn, quần áo, nhà ở
và các đồ dùng khác). Muốn vậy thì phải sản xuất. Bởi vì, sản xuất là điều
10
kiện của tiêu dùng, sản xuất vật chất càng phát triển thì mức tiêu dùng của
con người và xã hội càng cao; và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không
thể tồn tại được nếu không tiến hành sản xuất ra của cải vật chất.
Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành tất cả các quan hệ xã hội khác
như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật v.v
Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Sản xuất vật
chất của xã hội nói chung không ngừng tiến lên từ thấp lên cao. Mỗi khi

sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới, cách thức sản xuất của con
người thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao động nâng cao, quan
hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thay đổi thì mọi mặt của
đời sống xã hội cũng thay đổi theo.
Trong xã hội ngày, mỗi người sinh viên khi đã ý thức được vai trò
của vật chất đối với sự phát triển của xã hội loài người, chúng ta càng cần
phải học tốt, nắm vững kiến thức áp dụng vào thực tiễn để sản xuất được
nhiều của cải vật chất cho xã hội, góp phần đưa đất nước Việt Nam nói
riêng và xã hội nói chung ngày một phát triển.
11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×