Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

luận văn đại học hằng hải khai thác đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội hoạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 78 trang )

Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
MỤC LỤC
Ví như một vầng trăng khuyết được thay bằng một khối cầu, hay như một tảng băng
đang nửa chìm nửa nổi trên mặt nước, hay một cơ thể con người có nhiều bộ phận,
song ở đó chúng ta cũng chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài của nó. Như vậy ngoại cảnh khi đi
vào sáng tác hội họa không đơn giản là cái ta trông thấy, nghe thấy, sờ thấy, hay nắm
bắt được mà nú cũn được hiện hữu cá tính hữu hình của chúng. Người họa sĩ luôn
luôn tìm hiểu khám phá bằng nhận thức riêng của mình để tạo ra những điều mới lạ -
những tác phẩm bất hủ. bởi thế ngoại cảnh luôn là nguồn vô tận cung cấp mẫu vẽ cho
các họa sĩ – tạo nên những tác phẩm có giá trị chân thực. Leonardo da Vinci nói “Đối
với tôi – tiếng gọi của thiên nhiên là sự quyến rũ hơn cả, vì đó là một trong những tác
phẩm lớn của tụi”. Lu-na-xai-xki cũng khẳng định rằng: Giới tự nhiên đang tồn tại
vĩnh cửu nú luụn chuyển động như một nhịp đập của trái tim. Bởi lẽ ngay cả khi
thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên ta cũng trào lên những cảm xúc đến tuyệt đỉnh rồi
ứng tác 26
TRANH MINH HOẠ 55
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tâm sinh lý thị giác là một quá trình nhận thức rất đặc trưng của con
người. Nú cú vai trò to lớn trong cuộc sống, lao động, học tập và nghiên cứu.
Trong hoạt động sáng tạo nói chung và hoạt động nghệ thuật nói riêng tâm
sinh lý thị giác đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nờn ý
tưởng và phong cách sáng tạo của người họa sĩ. Vì vậy, tâm sinh lý thị giác là
một vấn đề được nhiều họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật quan tâm nghiên cứu.
Có thể nói thị giác là cơ sở ban đầu, là điều kiện đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo nên hứng thú, cảm xúc, trí tưởng tượng sáng tạo của
người họa sĩ. Nó là nhân tố làm nền tảng, liên kết và huy động các quá trình
tâm lý, thực chất đó là cả quá trình tiếp nhận một cách tinh túy, nhạy cảm sự
tác động của thế giới hiện thực khách quan, biến hiện hiện thức khách quan
thành tri thức mỹ thuật dưới khả năng tri giác và sự cảm nhận tinh tế qua giác


quan của người họa sĩ.
Tác phẩm hội họa chẳng qua là sản phẩm của tri giác, sức tưởng tượng và
là kết quả sáng tạo nghệ thuật. Họa sĩ thông qua màu sắc, bố cục, sự vật hiện
tượng mà tái hiện lại cảnh vật nào đó giúp người xem có thể tri giác một cách
đầy đủ, sống động về hiện thực cuộc sống. Người họa sĩ nhờ sự sắc bén của
thị giác mà nắm bắt đựơc cái chỉnh thể, cái chi tiết của đối tượng về đường
nét, màu sắc, độ chìm - nổi, mức sáng - tối, sự hài hoà, sự cân xứng của đối
tượng. Thông qua tri giác, tất cả các chi tiết đó được họa sĩ phân biệt và ghi
giữ lại. Sự phân biệt này diễn ra không chỉ ở mức đơn giản như biết chọn lọc,
xử lý hình ảnh của thị giác mà đòi hỏi người họa sĩ phải có trình độ tri giác
cao, có khả năng nhạy bén, biết lựa chọn những thông tin cần thiết, quan
trọng, những hình tượng có tính nghệ thuật, điển hình để xây dựng nên các ý
tưởng nghệ thuật.
1
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Do vậy, việc nghiên cứu, khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác
trong sáng tác hội họa một cách đầy đủ, nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn
sẽ thúc đẩy quá trình tư duy sáng tạo, làm tiền đề vững chắc cho cho hoạt
động sáng tạo nghệ thuật phát triển, không những thế chính những đặc điểm
của tâm lý thị giác còn là cơ sở tạo cho người họa sĩ có khả năng cảm nhận
được cái mạch sống để phản ánh hiện thực khách quan vào trong các tác
phẩm nghệ thuật.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của tâm lý thị giác đối với hoạt động
sáng tạo nghệ thuật, tôi chọn đề tài “ Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý
thị giác trong sáng tác hội họa” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra cho mình
những hướng đi thích hợp, trước hết là phương pháp làm việc khoa học, kỹ
năng rèn luyện và phát triển bản thân, qua đó góp phần thúc đẩy việc sáng tạo
ra những tác phẩm hội họa phù hợp với xu hướng phát triển của nền mỹ thuật
Việt Nam hiện đại và phù hợp với thực tiễn của xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Đó có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề thị giác như:
- Luận văn Đại học, 2003 của Nguyễn Trần Anh đã nghiên cứu về con mắt
hội hoạ.
- Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2007 của Ngyễn Thị My mới chỉ đề cập
khái quát về cỏi nhìn Phương Đông trong tranh
- Một số tác giả có các bài viết liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý thị giác.
Song nhìn chung, các tác giả trên chỉ mới chỉ dừng lại ở những đánh giá có
tính chủ quan về cách tiếp cận và thưởng ngoạn hội họa, phong cách hội họa
qua sự cảm thụ của thị giác mà chưa có những nghiên cứu một cách toàn diện
cả về vấn đề lý luận và thực tiễn về đặc điểm và vai trò của tâm lý thị giác và
cách khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội họa.
3. Mục đích nghiên cứu.
2
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
- Nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của thị giác trong nghệ thuật tạo hình.
- Nghiờn cứu đặc điểm tâm sinh lý thị giác và vai trò của nó trong sáng tác
hội họa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
+ Đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội họa.
- Phạm vi nghiên cứu.
+ Một số tác phẩm hội họa thể hiện bằng các chất liệu tạo hình khác nhau.
+ Mối quan hệ giữa tâm lý thị giác với sự hình thành tác phẩm hội họa
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiờn cứu cơ sở lý luận: nhằm tổng hợp vấn đề.
- Phương pháp sưu tầm: nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho đề
tài nghiên cứu.
- Tổng kết kinh nghiệm
6. Đóng góp của luận văn
- Khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của tâm sinh lý thị giác trong

sáng tác hội họa nói chung và thưởng ngoạn hội họa nói riêng.
- Củng cố làm tăng sự hứng thú của người sáng tác về thế giới khách
quan, nghệ thuật thị giác. Duy trì và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ
thuật ở người sáng tạo và thưởng thức hội họa.
7. Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm 67 trang, bao gồm phần mở đầu trang, kết luận 1 trang,
phần nội dung có ba chương
Chương I – Một số vấn đề chung về thị giác.
3
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
(4 trang)
Chương II: Mối quan hệ giữa cảm nhận và hứng thú thỳ giỏc.
(16 trang)
Chương III – Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu
(31 trang)
4
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ GIÁC.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ GIÁC
Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt.
Việc tri giác này còn được gọi là thị lực, sự nhìn. Những bộ phận khác nhau
cấu thành thị giác được xem như là một tổng thể hệ thị giác và được tập trung
nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, khoa học nhận thức,
khoa học thần kinh và sinh học phân tử.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ THỊ GIÁC TRONG SÁNG TÁC HỘI
HỌA
Trong sáng tác hội họa, tâm lý thị giác phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Hình ảnh
- Khoảng cách

- Nhỡn bao quỏt, nhìn tập trung
- Ảo giác
- Thói quen thị giác
5
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Nếu óc quan sát chính là yếu tố ban đầu giúp người họa sĩ tìm ý tưởng
cho việc hình thành tác phẩm. Các họa sĩ thường diễn đạt nhận thức thị giác
trong tác phẩm một cách sống động, hiện thực. Cũng có khi tác phẩm được
nâng cao hơn hiện thực, hoặc tưởng tượng, diễn tả theo một cách nhìn dữ dội,
khác biệt. Kinh nghiệm quan sát và cách nhìn tinh tế góp phần phát triển khả
năng sáng tạo nghệ thuật qua đó tác động trở lại làm cho quá trình thị giác của
người họa sĩ càng trở nên sắc bén và hiệu quả hơn. Thì sự nhìn, cái mà phần
lớn chúng ta nhìn thấy đã được lưu lại trong bộ nhớ của não. Mắt là cơ quan
nhìn nhận ngoại biên có khả năng thu nhận những thông tin mang tính thị giác
như: hình dáng, kích thước, màu sắc và các chiều không gian. Khi mắt nhìn
cảnh vật, hệ thần kinh dẫn các thông tin tới trung tâm não, tại đây có sự so
sánh cực nhanh với tất cả những thông tin mà bộ nhớ của nóo đó ghi nhận để
giải thích và hệ thống hóa các thông tin mới nhận được. Truyền đạt thị giác
cần sử dụng ngôn ngữ có hiệu lực về những dữ liệu phục vụ thị giác, nó được
hệ thống hóa và có dấu hiệu như tất cả các ngôn ngữ khác: Hình dáng, không
gian, đường nét, màu sắc, ánh sáng, đậm nhạt là những dấu hiệu mà hầu hết
các nghệ sĩ sử dụng để diễn đạt trong tác phẩm. Sự diễn đạt, miêu tả xuất phát
từ nhận thức tác động tới kinh nghiệm quan sát thực tế. Chính quan sát thực tế
làm nên thói quen của thị giác và mang lại cho chúng ta nhận biết về các luật
nhìn trong không gian và trong tác phẩm.
Khi nhìn bất cứ cái gì tức là chúng ta đã tác động tới những kích thích thị
giác và tạo ra những hình ảnh chủ quan. Mọi người không phải ai cũng có
cùng một cảm nhận, cùng một khả năng đánh giá khi nhìn thấy một đồ vật
hoặc một hình tượng. Nhiều nhà bác học đã khám phá ra trí não con người có
xu hướng theo đuổi những “Quy tắc” chính xác khi trí não đã hình thành một

hình ảnh.
1.2.1. Hình ảnh
6
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Ánh sáng tác động vào bề mặt các vật thể, gây ra những hiệu quả về độ
chói và màu sắc là những thứ mắt ta có thể cảm thụ được. Thông qua những
hiệu quả đó, ta nhận thức được một số thuộc tính của vật thể như; hình dáng,
khối lượng, chất liệu, màu sắc riêng và vị trí của vật trong không gian đó là
những ảnh thị giác, cũng gọi là hình ảnh.
Muốn nhìn thấy hình ảnh phải đồng thời có ba điều kiện; ánh sáng, vật thể
và sự nhìn. Không đủ ba điều kiện đó thì hình ảnh sẽ không xuất hiện như các
trường hợp:
- Nhìn trong đêm tối.
- Nhìn giữa ban ngày nhưng vật bị che khuất hoặc vắng bóng.
- Vật nằm giữa ánh sáng nhưng người nhìn không sử dụng thị giác.
Hình ảnh chỉ là những hiện tượng được ghi nhận bằng thụ cảm thị giác và
chỉ phản ánh được bề ngoài của thực tế khách quan một cách phiến diện đôi
khi sai lệch nhưng vẫn đủ để tin cậy. Những điều mắt thấy tai nghe bao giờ
cũng được coi là bằng chứng về một sự kiện có thật.
Cũng do tính chất phiến diện ấy, ta mới có ý niệm về hình thể, nhõn đó
sáng tạo ra một phương tiện diễn đạt đơn giản nhất, đó là đường nét, một yếu
tố vốn không có trong thực tế. Hình thể bao gồm hình và thể. Hình được quy
định trong một đường viền khép kín, vốn là đường ranh giới giữa phần nhìn
thấy được và phần bị che khuất của vật, giúp ta phân biệt giữa nền và vật này
với vật khác. Thể là bản chất của vật, có thể nhân biết nhờ sự phản ứng của nó
với ánh sáng. Có những hình vô thể như các nét vẽ kỉ hà trên mặt giấy chẳng
hạn. Có những thể vô hình như hơi, khớ. Cú những thể mà hình không ổn
định như nước, khúi… Vậy hình thể là ảnh của một đối tượng đang có mặt
trong không gian và trực tiếp tác động vào thị giác.
7

Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Do tính chất sai lệch, hình ảnh không bao giờ phản ánh đúng kích thước và
hình dáng thật của vật thể. VD: Miệng lọ có hình tròn lại có dạng elip, mặt
bàn hình chữ nhật lại có dạng hình thang hay một tứ giác không đều… hình
dáng và kích thước của mọi vật đều bị sai lệch như vậy khi ta đứng gần lại
hay xa dần vật thể.
Khi vật đang chuyển động thì hình ảnh còn bị hoen nhòe và biến dạng
nhiều hơn, đi đến méo mó tùy theo chất của chuyển động.
Như vậy là ở trạng thái tĩnh hay động, hình ảnh nào cũng đều thiếu hoàn
chỉnh và không phản ánh đầy đủ thực chất của sự vật, nhưng sự xuất hiện
hình ảnh đối với thị giác vẫn mang tính quy luật: với một vật như thế, điều
kiện nhìn như thế, hình ảnh tất phải hiện ra như thế và ai cũng thấy thế. Nhờ
đó ta nhận định về sự vật vẫn đúng.
Do những đặc điểm nói trên, việc truyền đạt không gian lên mặt phẳng
mới thực hiện được. Một elip được trình bày trên mặt phẳng làm ta liờn tưởng
đến hình tròn trong không gian. Cũng vậy hai đường thẳng gặp nhau có thể
gợi cảm nghĩ về sự song song, bởi vì đấy là hiện tượng rất quen mắt trong
thực tế.
Hình ảnh có hai trường hợp: vật nổi và hình nổi.
Vật nổi: Là một khối có vị trí trong không gian. Có hai nguyờn nhân gây
nên hiệu quả nổi:
- Sự chồng hai kết quả ghi nhận tương đối khác nhau của hai mắt trước
cùng một đối tượng (Trường hợp nhìn bằng hai mắt)
- Sự ảnh hưởng không đồng đều của ánh sáng vào các diện khác nhau trên
bề mặt của vật (Trường hợp nhìn bằng một mắt hay nhìn bằng hai mắt khi vật
ở xa).
Nhờ đấy, có thể nhận thức được vật nổi từ một điểm nhìn hay hai điểm
nhìn.
8
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa

Trường hợp thứ hai hình nổi: Là sự biểu hiện vật nổi trên mặt phẳng mà
vẫn cho cảm giác gần đúng như khi nhìn trực tiếp vào vật thể. Hình ảnh biểu
hiện đó goị là hình nổi.
Những điều ta thấy ở sự vật và những điều ta hiểu về nó tuy khác nhau
rất xa nhưng nếu kết hợp được cả hai ta sẽ tạo được trên mặt phẳng những
hình ảnh sinh động.
1.2.2. Khoảng cách.
Muốn có hình ảnh của vật thể, ta phải tạo ra giữa mắt và vật một khoảng
cách. Không có khoảng cách đó, hay khoảng cách không thoảng đáng, vật sẽ
bưng lấy mắt không cho thấy gì hết, hoặc chỉ thấy một hình ảnh méo mó,
không đủ tin cậy.
Cũng do khoảng cách, ta nhận định được vị trí của vật trong không gian
cũng như quan hệ giữa vật nọ với vật kia. Vật ở gần có khoảng cách nhỏ, ở xa
có khoảng cách lớn hơn. Những khoảng cách lớn nhỏ ấy làm cho hình ảnh
của vật bị co giãn, khi gần hơn thì lớn, khi xa hơn thì nhỏ đi, nhưng dù co
giãn thế nào kích thước của hình ảnh cũng không đúng như kích thước thực tế
của vật, và nói chung là nhỏ hơn. Vỡ võy ta luôn phải đánh giá các kích thước
đó bằng cách ước lượng. Dường như tỉ lệ co giãn của kích thước bao giờ cũng
tương ứng với khoảng cách, cho nên khi được biết khoảng cách ta có thể suy
ra trạng thái của vật, và ngược lại tất nhiên đõy chỉ là kích thước ước lượng.
Vậy dựa vào đâu mà sự ước lượng có thể đạt tới mức gần như chính xác.
Có thể kể ra nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, nhưng chỗ dựa chủ yếu
vẫn là sự so sánh. Khi nhìn sự vật, dù muốn hay không, ta vẫn luụn vân dụng
hai cách so sánh: Tương đối và tuyệt đối.
- So sánh tương đối là dựa vào các tương quan về kích thước, màu sắc, độ
đậm nhạt.v.v…giữa vật này với vật kia, hoặc giữa một vật với các vật xung
quanh để đánh giá khối lượng hay mức độ xa gần của các vật thể.
9
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
- So sánh tuyệt đối là dựa vào những vật mà ta đã biết rõ để đánh giá các

vật khác cùng loại sau khi nhận dạng được.
Đối với hội họa lối so sánh này càng có ý nghĩa, bởi vì đấy là một gợi ý rất
hay cho việc thể hiện chiều thứ ba của không gian trên mặt phẳng bằng cách
so sánh và đối chiếu, ta đã dễ dàng đưa vào tranh các khoảng cách theo chiều
rộng, chiều cao và sự giảm dần khối lượng để làm tăng chiều sâu nên kết hợp
với giảm dần sắc độ bao giờ cũng có ý vị hơn.
1.2.3. Nhìn bao quát và nhìn tập trung
Sự nhạy bén của thị giác giúp ta nắm bắt sự vật rất nhanh, nên chỉ trong
khoảnh khắc, mắt ta có thể thu được một lượng hình ảnh khá lớn. Tuy nhiên
trong cùng một lúc ta không thể hiểu ngay tất cả mà cần có một khoảng thời
gian vừa đủ để nhận định, phân tích, sắp xếp và ghi nhớ, rồi mới truyền đạt lại
được. Ví dụ: Khi nhìn vào một trang sách cho thấy ngay cỏc dũng chữ, nhưng
muốn biết nội dung của trang sách đó, ta phải đọc lần lượt từng chữ từng
dòng theo đúng trình tự từ trên xuống dưới.
Nhìn cảnh vật tuy không giống như đọc sách, nhưng cũng phải có trình tự
thì nhận thức mới đầy đủ và màu sắc. Thật vậy, có rất nhiều trường hợp người
ta chỉ trông chứ không nhìn, hoặc chỉ thấy chứ không hiểu, dẫn tới kết quả
nhìn sai và không truyền đạt đúng. Vì vậy cảm thụ thị giác cũng được chia
thành các cấp độ: Trụng, nhìn, ngắm, quan sỏt.v.v… vỡ võy khi nói đến nhỡn
đỳng hay biết nhìn là nói đến phẩm chất ghi nhận của người quan sát trước
đối tượng.
Để có kết quả đúng về đối tượng chúng ta cần kết hợp cân đối hai quá
trình của sự nhìn là:Nhỡn bao quát và nhìn tập trung.
- Nhìn bao quát là khả năng nghi nhận một lúc nhiều hình ảnh, nhưng
không phải từng thứ riêng rẽ, mà từng ấy thứ không tách rời nhau, đồng thời
cùng lọt vào mắt ta, chỉ giây lát cũng đủ để ghi nhận tất cả.
10
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Khả năng này tạo thuận lợi cho việc nhận xét, dựng hình, bố cục.v.v… và
nâng cao trí tưởng tượng, giúp ta hình dung được một tác phẩm còn nằm

trong dự kiến. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở đú thỡ không đi được vào chiều sâu
của sự vật và không tránh khỏi tình trạng sơ lược, dễ dãi trong sáng tác. Vì
thế phải kết hợp với nhìn tập trung.
- Nhìn tập trung là khả năng phát hiện các chi tiết chủ yếu trong số các chi
tiết hợp thành một tổng thể và duy trì được sự chú ý vào đấy để tiếp tục phát
hiện thêm những điều mới. Ví dụ: Người câu cá bên ao sen, thì sự tập trung ở
đây không phải là những cánh sen hay lá sen mà đó chỉ là những mảng hồng
hay mảng màu xanh. Mà sự tập trung ở đây chính là chiếc phao câu.
Nhìn đối tượng với sự tập trung cao độ như thế, ta có điều kiện tìm hiểu và
phân tích kỹ lưỡng các chi tiết cần miêu tả để đánh giá vai trò, tác dụng của
mỗi chi tiết đối với toàn cục. Trên cơ sở đó ta sẽ nhận ra đâu là trọng tâm,
trọng điểm không thể thiếu, đâu là yếu tố phụ có thể lược bớt hay bỏ qua mà
không sợ ảnh hưởng đến đại thể. Đây là tinh thần của lối nhìn tập trung.
Nhìn bao quát và nhìn tập trung thật ra không phải là hai lối nhìn riêng biệt
mà chỉ là những bước nối tiếp và luân chuyển của sự nhìn khi ta quan sát và
tìm hiểu đối tượng. Cái thật và cái đẹp chỉ bộc lộ với những ai biết nhìn.
Truyền đạt lại thực tế, nói cho đúng chỉ là truyền đạt lại những hiểu biết về
thực tế, vỡ võy khi xem một bức vẽ, người ta sẽ thấy tác giả của nó có thật là
biết nhìn hay không.
1.2.4. Ảo giác:
Là thụ cảm thị giác luôn luôn có những ngộ nhận, bị các hiện tượng đánh
lừa hoặc đánh giá không đúng các hiện tượng. Đó là ảo giác.
Chúng ta có hai loại ảo giác: Ảo giác tâm lý và ảo giác sinh lý
+ Ảo giác tâm lý
11
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Trong khi tiếp xúc tự nhiên, sự kết hợp giữa cảm giác trực quan và nhận
thức lý tính đó giỳp ta hiểu sự vật từ hình thù đến bản chất. Những thứ đó khi
đã định hình trong ý thức chúng ta, sẽ trở nên bền vững không dễ đảo lộn dù
ở bất kỳ trạng thái nào. Ví dụ: Hai đường thẳng song song về nguyên tắc sẽ

không thể đồng quy, nhưng khi chúng có hướng đi vào chiều sâu, dường như
có khuynh hướng đồng quy.v.v…đú chớnh là nhìn thấy thế này mà hiểu ra thế
khỏc, thỡ đú chớnh là ảo giác có tính chất tâm lý.
+ Ảo giác sinh lý: Là hiểu thế này nhưng lại thấy thế khác, do khả năng
hạn chế về sinh lý của thị giác. Ta có thể tìm thấy rằng loại ảo giác này chỉ
xảy ra trong mối quan hệ giữa các yếu tố tạo hình như: Nét, sắc độ hay màu
sắc, cũng có khi giữa các yếu tố đó với nhau, đưa đến nhận định sai về kích
thước, chiều hướng, độ sáng tối, màu sắc.v.v…
Nhận định sai về kích thước: Do cách bố trí hoặc có sự xen lẫn của một vài
chi tiết phụ, một đoạn thẳng bỗng cho cảm giác dài thêm hoặc ngắn bớt so với
độ dài thực tế của nó. Đối với diện tích hay hình khối cũng vậy. Gặp những
trường hợp tương tự sẽ cho ta cảm giác chúng to ra hay nhỏ đi. (Hình 1 trang
55)
Nhận định sai về chiều hướng là những đường đi theo hướng bình thường
bỗng bị những yếu tố khác xen vào hoặc gây nhiễu sẽ cho cảm giác bị lệch
hướng. (Hình 2 trang 55)
Nhận định sai về không gian: Sự phối hợp đường nét có thể tạo nên phối
cảnh của các hình khối và cho ta cảm giác về ba chiều không gian. Tuy vậy
nhận định về chiều sâu vẫn có những hạn chế, nếu không có sự tham gia của
những yếu tố tạo hình khác nữa, thì việc xem xét hình dạng các khối sẽ không
tránh khỏi bị ngộ nhân. (Hình 3 trang 56)
12
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Nhận định sai về đậm nhạt, độ sáng tối hay đậm nhạt của một mảng nào
đấy sẽ cho cảm giác tăng lên hay giảm đi một cách khác thường do những
thay đổi về kích thước cũng như về quan hệ giữa nó với nền hoặc với mảng
xung quanh. (Hình 4 trang 56)
Nhận định sai về màu sắc: cũng như các độ sáng tối hay đậm nhạt, ảnh
hưởng qua lại của màu sắc thường gây rất nhiều ngộ nhận. Trong những
nguyên nhân làm cho màu sắc thay đổi. Trước hết phải kể đến các hiệu ứng

của thị giác. Như nhìn chăm chú vào một mẩu giấy màu đỏ đặt trên nền màu
trắng sẽ thấy một miếng sáng màu xanh lục hiện rõ dần và đè chồng lên gần
khắp bề mặt của nó khiến màu đỏ ở đây nhợt đi và có xu thế ngả sang màu
xám. Lúc này nếu mẩu giấy được nhấc ra khỏi nền, miếng màu xanh lục sẽ
chiếm lĩnh ngay vị trí của nó, trước rõ, sau mở dần rồi biến hẳn. Sự xuất hiện
của màu xanh lục là một hiệu ứng thị giác, có tác dụng trung hòa màu đỏ để
duy trì trạng thái cân bằng trong con mắt. Nếu mẩu giấy không phải là màu đỏ
mà là một màu nào khác, màu xanh lam hoặc màu vàng tươi thì miếng sáng
hiện ra không phải là màu xanh lục mà là màu da cam hoặc màu lam tím. Cứ
như vậy, bất kỳ màu nào cũng đòi hỏi một màu duy nhất ứng với nó, theo quy
luật cặp màu bổ túc.
13
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Ảo giác nói chung không phải là trở ngại nghiêm trọng, mà trái lại, khi
người ta đã chế ngự được thỡ nú đem lại những lợi ích. Nêu không có ảo giác,
tức là con mắt lúc nào cũng nhỡn đỳng thỡ việc biểu hiện không gian lên mặt
phẳng chắc là không thực hiện được và do đó cũng không có hội họa. phiền
hơn nữa, người ta sẽ luôn vấp phải những điều chướng mắt, thậm chí rất quái
đản, chỉ vỡ khụng xột được ý nghĩa của sự bù trừ trong mối quan hệ giữa các
vật, biểu hiện bằng những ảo giác, ví dụ: Chỉ thấy hai người to nhỏ khác nhau
ở trước mắt chứ không biết rằng người kia nhỏ hơn chỉ vì ở xa hơn mà thôi, từ
đấy suy ra muốn thể hiện mọi vật ở xa hơn tất phải thu nhỏ lại. thành ra sự
đúng đắn máy móc khụng giỳp ta hiểu đúng mà chỉ làm tăng thêm sự ngộ
nhận.
1.2.5. Thói quen thị gác:
Do thói quen thị giác, mọi vật lớn nhỏ trong không gian hầu như đều được
điều chỉnh kịp thời, tức là thu nhỏ lại hoặc phóng to ra sao cho vừa bằng kích
thước thực tế của chúng vốn đã quen thuộc đối với mắt. Ví dụ: Nhân vật trên
màn ảnh nhiều khi hiện ra rất lớn, ta vẫn không nghĩ rằng đấy là những nhân
vật khổng lồ mà chỉ xem họ có tầm vóc như ta. Trái lại nhân vật trong ảnh dù

là nhỏ xíu, ta không hề có ý nghĩ đấy là những người tí hon, mà luôn luôn
hình dung ra bằng con người thật.
14
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Thói quen ấy có những mặt lợi, hại là đã giúp cho việc ghi nhận và đánh
giá các hiện tượng được bình ổn, nhưng đồng thời cũng tạo nên một sức ì,
khiến các nhược điểm của tâm lý thị giác nhiều khi rất khó sửa, ví dụ: Luụn
luôn đánh giá sai kích thước thực tế của các công trình, thường là phóng to
những cái nhỏ và thu nhỏ những cái lớn, như một cái cốc được coi là to nếu
dung lượng của nó vượt qua yêu cầu về uống, trong khi ấy một cái vại chứa
nước có hình dáng lớn hơn lại bị xem là nhỏ chỉ vì thể tích của nó chưa đủ
đáp ứng yêu cầu về đựng. Hay một ví dụ nữa đền Pỏc-tờ- nụng ở Hi Lạp trái
lại, không lớn lắm nhưng lạ gây được cảm giác đồ sộ nhờ ở những diềm phù
điêu chạy dài được trang trí bằng các hình nhân vật giống như người thật
nhưng chiều cao thực tế chỉ bằng già nửa cỡ người thật.
Ta còn phải xét đến những thói quen có thể thay đổi và chỉ có tác dụng đối
với từng cá nhân hay từng quần thể nào đó, do ảnh hường của môi trường
sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, xã hội.v.v… Điều rõ ràng là có những
hiện tượng rất quen thuộc với người này nhưng lại lạ lùng với người khác
hoặc ngược lai. Do võy thúi quen thị giác cũng mang tính truyền thống và
thường chuyển biến chậm so với thực tế. Vì vậy trong việc xây dựng phong
cách nghệ thuật và bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, sự tác động của ý thức tự giác
vào thói quen đó là rất cần thiết.
Qua những điều vừa trình bày chúng ta đã thấy được thị giác thật không
đơn thuần như những gì chúng ta đã nghĩ, mà nhiều lúc con mắt cũng cho
chúng ta những hình ảnh tưởng chừng như là đúng, mà lai không đúng. Vậy
để tránh được những cái nhìn sai lệch về sự vật, thể giới khách quan, chúng ta
phải nắm vững được những đặc điển tâm sinh lý của thị giác thì cái nhìn mới
cho ta hình ảnh đúng.
1.3. VAI TRÒ THỊ GIÁC TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HèNH.

15
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Xã hội loài người ngày càng phát triển không ngừng. Dần dần con người
đã biết giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, qua đó mà trao đổi với nhau, hiểu
nhau để chung sức cùng nhau trong việc săn bắn tìm kiếm thức ăn và chống
chọi với thiên tai, thú dữ…nhằm tồn tại và phát triển. Bằng ngôn ngữ, con
người cũng biết bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm trong lúc chơi, đùa, nhảy
nhót với nhau. Con người đã không chỉ cần có nhu cầu về vật chất, mà nhu
cầu về tinh thần ngày càng đòi hỏi cao hơn và trở thành rất quan trọng trong
xã hội, nhất là một xã hội văn minh của chúng ta ngày nay. Nghệ thuật nói
chung và hội hoạ nói riêng cũng ra đời và xuất phát từ những yêu cầu đó.
Trên thực tế, người ta không xác định được hội hoạ ra đời từ bao giờ, chỉ
biết các hình vẽ, mầm mống của hội hoạ đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện
con người. Trong thuở hồng hoang, con người đã tạo ra các tác phẩm nghệ
thuật có giá trị. Những di tích đã để lại ở Tat–xi-li (Châu Phi), ở Mo-ren-la
(Tây Ban Nha), ở hang Van-lot-ta, Dooc-do-nhơ (Pháp) (Hình 5 trang 57)
Những hình vẽ về chiến tranh, về hoạt động săn bắt, về những bày thú di
cư…. đã là minh chứng hùng hồn về việc con người đã biết tri giác và thể
hiện lại những hình ảnh đã quan sát được lên trên vách đá nhằm để ghi nhớ,
thông báo cho nhau biết. Những hình vẽ nghệ thuật thời Nguyên thuỷ ấy đã
khẳng định ngay từ đầu vai trò quan trọng của thị giác trong hội hoạ.
Những người hoạ sĩ cổ xưa đã dựa vào thị giác thuần tuý để hình thành và
xây dựng nên sản phẩm nghệ thuật của mình. Đó là tiền đề cho lịch sử nghệ
thuật và vai trò của thị giác bắt đầu trở thành một vai trò quan trọng trong các
tác phẩm nghệ thuật sau này. Trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại, vai trò của thị
giác được người ta tận dụng nhiều hơn, rộng hơn và sâu hơn nghệ thuật
nguyên thuỷ. Điều đó được thể hiện rõ nét qua những tác phẩm tìm thấy trong
lăng mộ của các Pharaon.
16
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa

Trong xã hội mà quyền lực tập trung vào giai cấp thống trị, thì hội hoạ
phải đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của nó. Phải vẽ cho thật giống
hình mẫu định thể hiện là rất quan trọng. Người ta không còn thể hiện những
điều mình nhìn thấy và thuần tuý vẽ ra, mà họ chủ định quan sát thực tế để
diễn tả (nhất là tranh, tượng chân dung). Tuy nhiên, nghệ thuật cổ Ai Cập
cũng để lại những tác phẩm tuyệt đẹp mà người ta cho là những tác phẩm của
đỉnh cao Nghệ Thuật tạo hình Lưỡng Hà. Bức chạm “Sư tử cái bị thương”
(của At-xy-ri ở Viện bảo tàng Bristish Musesum, Luân Đôn) (Hình 6 trang
57) là đỉnh cao nhất của nghệ thuật tạo hình Lưỡng Hà, và là một trong những
tác phẩm thể hiện hỡnh thỳ đẹp nhất của mỹ thuật thế giới, qua đó chúng ta
thấy nghệ sỹ có một nhận xét tinh vi và thể hiện cái nhìn của mình một cách
sắc sảo, tài tình. Xem kỹ tác phẩm này thì chúng ta thấy người nghệ sỹ đã tận
dụng các điểm mạnh của thị giác, quan sát và có nhận xét sâu sắc về hình ảnh
con thú và sau đó đã thể hiện vẽ rất sống động. Nghệ sỹ đã thể hiện một con
sư tử cái bị bắn ba mũi tên; một mũi tên vai và hai mũi tên ở phần thân sau
con vật. Những mũi tên ghim sâu ở thân làm tê liệt hai chân sau con thú, cho
nên nó phải rỏng chỳt sức tàn còn lại, chống hai chân lên trước, chồm tới
kháng cự lại đối phương, mà trên bức chạm tác giả không thể hiện, con vật hỏ
mõm, nhe răng, nhíu da trên sống mũi lại, hai vành tai cụp lại phía sau tỏ ra
một sự đau đớn và giận dữ đến tột độ của một con dã thú trước khi chết.
Đường nét mềm mại và chính xác của chu vi con vật kéo lê hai chân sau bị tê
liệt mà cũn rỏng chống trả lại kẻ thù là một sáng tạo thiên tài của nghệ sỹ.
Ông đó cú một đầu óc nhận xét sắc sảo và vươn tới tầm cao của nghệ thuật để
thể hiện rất điờu luyờn, tinh xảo tác phẩm của mình.
Các họa sĩ thời Thời Phục Hưng đạ cụ thể hóa những ảnh hưởng của thị
giác với nghệ thuật tạo hình bằng cách cho ra đời Luật viễn cận. Đây là những
cơ sở nền tảng cho nghệ thuật hiện đại sau này.
17
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Tuy nhiên phải đến thời kỳ Ấn tượng, nghệ thuật thị giác mới được chú

trọng một cách đúng mức. Luật viễn cận đã được đưa vào trong chương trình
giảng dạy trong các trường đào tạo họa sĩ và trở thành môn học chính, nhằm
hướng dẫn “cỏi nhỡn” cho người học. Lúc này. vai trò của thị giác càng biểu
hiện mạnh mẽ và rõ ràng. Trong thời kỳ này các hoạ sĩ ấn tượng đã tiếp thu,
sử dụng khá nhuần nhuyễn các kiến thức về luật viễn cận, về phối cảnh, về
giải phẫu. Trong tranh các hoạ sĩ ấn tượng người đã thấy nhân vật trên tranh
như không còn đứng trên một phông nền như hoạ sỹ thời kỳ cổ điển nữa, mà
nhân vật đã đặt vào trong không gian, giống như chính nhân vật đang sống
trong không gian ấy vậy. Màu sắc trong viễn cảnh cũng đã được các họa sỹ
chú ý khai thác triệt để mô tả những những hình ảnh có nhiều lớp xa, gần
khác nhau. Nếu như trước đây các hoạ sỹ cổ điển diễn tả rõ nét tất cả các chi
tiết từ to đến nhỏ, thậm chí đến mức khô - cứng, thì ở thời kỳ ấn tượng này,
các hoạ sỹ đã chú ý hơn về những biểu hiện của tự nhiên và bút pháp thể hiện.
Tinh thần của các tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các yếu tố hội
hoạ (như đường nét, màu sắc, giải phẫu, luật xa gần, ỏnh sỏng….). Do đó họ
nhanh chóng đáp ứng được việc diễn tả về thiên nhiên. Vẽ ngay tại thực địa là
đặc tính tiêu biểu về cách làm việc của các nhà hoạ sỹ trong thời kỳ này. Như
vậy hoạ sỹ trực tiếp cảm thụ được thiên nhiên - thị giác và cảm giác hoà trộn
nhuần nhuyễn trong tâm hồn người hoạ sỹ và được hiện lên uyển chuyển,
sống động theo ngọn bút lông huyền ảo. Camille Pissaro đã lấy cảm hứng từ
thiên nhiên, ông quan sát, nghiên cứu thiên nhiên để thai nghén tư liệu, rồi
phác thảo, ký hoạ và sinh nở nó trong xưởng vẽ của mình. Bằng ký hoạ, phác
hoạ cùng với ký ức về thiên nhiên, ông tôn trọng cái nhìn thấy, ông đặt vai trò
của thị giác lên hàng đầu và cho chi phối tất cả các yếu tố của hội hoạ (màu
ánh sáng - tỷ lệ - phối cảnh - viễn cận). Tác phẩm “Boulevard Montmartre,
printemps” (Hình 7 trang 58). Bức hoạ này do hoạ sỹ vẽ trực tiếp ngay tại
hiện trường. Xem tranh của ông người ta nhận thấy ngay nét bút phóng
18
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
khoáng, nhanh nhẹn đuổi bắt những xuất hiện của thiên nhiên như tia nắng

chiều, lá cây rơi, cóng nước vỗ bờ….Nột bỳt to khoẻ và nhậy bén của hoạ sỹ
nhanh chóng thâu tóm được những hơi thở của tự nhiên. Không gian mà
Monet thể hiện mang đậm nét chiều sâu thăm thẳm của cảnh vật, của con
người, nó như quyện chặt trong nhau, như bao bọc chặt lấy nhau. Có thể núi
ụng là người hoạ sỹ của thiên nhiên, của những gì nhìn thấy - cảm nhận thấy.
19
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Trong thời kỳ này, các hoạ sỹ ấn tượng đã để ý, quan tâm rất nhiều tới ánh
sáng. Họ đã tìm hiểu, quan sát và nghiên cứu về ánh sáng trong tự nhiên và
thể hiện lại trong những tác phẩm của mình như một đặc thù riêng của phái ấn
tượng. Do vậy các chi tiết cầu kỳ, quá kỹ càng một cách rườm rà đã được giản
bớt mà phần đáng kể nhường chỗ cho sự quan tâm thoả đáng về ánh sáng màu
sắc. Đặc điểm này được các hoạ sỹ ứng dụng trong suốt cả thời kỳ ấn tượng.
Những tác phẩm của họ vẫn được xây dựng chủ yếu ngay tại hiện trường
trong thiên nhiên, nhờ thị giác đưa lại. Các hoạ sỹ ấn tượng dùng con mắt
(yếu tố thị giác) quan sát những hiện tượng thiên nhiên. Họ nhận ra rằng, phải
dùng khả năng thị giác bẩm sinh mới có thể nắm bắt được từng hiện tượng
thiên nhiên để nhận ra cái đặc thù của nó, mỗi người dùng khả năng và trí
thức mà tiếp cận thực tại. Họ không chấp nhận và quy thuận bất cứ một quy
ước định sẵn nào. Họ chỉ tuân theo thiên nhiên, học và vẽ thiên nhiên. Qua
bức tranh “Mựa thu ở Argentenil” (1973) của Claude Monet (Hình 8 trang
58) người ta thấy không có bất cứ một chi tiết nào cả mà chỉ thấy một cảnh
mênh mông, rộng lớn, cú cõy, có nước, cú mõy, có nhà ở đằng xa…tất cả chi
tiết được giản ước để chỉ thấy một cảm giác về cảnh vật của thiên nhiên. Điều
này không thể sáng tạo được khi người hoạ sỹ không trực tiếp quan sát, nhìn
thấy thiên nhiên và cảm nhận nó. Do vẽ tại hiện trường, quan sát và nhìn thấy
sự chuyển biến của thiên nhiên, họ đã làm tiền đề để cho nhiều trường phái
nghệ thuật sau này. Nghệ thuật ấn tượng là nghệ thuật do con mắt đưa lại.
Những bài học của thiên nhiên đã tạo nên những tác phẩm của họ và chính họ
đã tạo tiền đề cho các thế hệ tiếp theo càng tôn vinh thêm cái đẹp tự nhiên.

Đây là thời kỳ mà vai trò của thị giác được phản ánh rõ rệt nhất.
20
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Ở Việt Nam chúng ta, cùng với sự ra đời của trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương năm 1925 chúng ta bắt đầu có một nền mỹ thuật mới tiếp thu
của các nền nghệ thuật văn minh khỏc trờn thế giới. Ngay từ những ngày đầu,
những tiết học, những bài học về thị giác đã được đề cao, tương xứng với vị
trí thực của nó. Việc vẽ hình hoạ, vẽ ngoài trời…đó thể hiện rõ vai trò của giá
trị đó. Ngày nay mọi sinh viên vào trường đều được học tập và rèn luyện bài
bản về luật thấu thị. Các bài tập về thị giác được chú trọng nhằm đào tạo, bồi
dưỡng để sinh viên có phương pháp nhìn cơ bản. Đối với sinh viên, việc học
luật xa gần, phương pháp vẽ hình hoạ là cách tốt nhất để tự hoàn thiện “con
mắt” của mình. Những chuyến đi thực tế của sinh viên là điều kiện để họ tự
rèn luyện cái nhìn của mình. Giá trị của việc rèn luyện thị giác là giá trị mà
không những có ích trong việc học tập trong trường mà còn đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động sáng tác nghệ thuật sau này. Điều này có thể nhận thấy
qua các tác phẩm của các họa sĩ tiêu biểu trường Mỹ thuật Đông Dương như:
họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi tiếng với tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ”, (Hình 9
trang 59), họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức “Em Thuý” (Hình 10 trang 59).
Các tranh về đề tài chiến tranh, đề tài sinh hoạt, sản xuất…. tất cả các hình
ảnh thực tế của cuộc sống và chiến đấu , lao động và sản xuất đó đều được
các họa sĩ đưa vào trong các tác phẩm của mình. Họ tái tạo lại các nguyên
mẫu với ý đồ sáng tạo riờng. Cỏc tác phẩm ở giai đoạn này lấy cảm hứng từ
thực tế, qua con mắt tinh tường của người họa sĩ nên có giá trị thực tế rất cao.
Trong thời kỳ mười năm đổi mới, hội hoạ Việt Nam bựng phỏt và có ảnh
hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội. Có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều quan
điểm khác nhau không đồng nhất về cách biểu hiện tác phẩm song tâm lý thị
giác và những ảnh hưởng của nó trong sáng tác vẫn đóng vai trò hết sức quan
trọng.
21

Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Hiện nay, các hoạ sỹ có xu thế tái tạo lại thực tế bằng chính cuộc sống của
họ, bằng chính cái nhìn của họ. Hội hoạ Việt Nam đang trên con đường phát
triển, vai trò của thị giác càng được đề cập đến nhiều hơn. Đại hội Mỹ thuật
Việt Nam lần thứ XV ngày 17/12/1999 có đoạn viết “Nghệ thuật phải cùng
sống với hiện thực” điều đó khẳng định ở Việt Nam nghệ thuật và hiện thực
có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau, mà trong đó giá trị thị giác
có một vai trò hết sức quan trọng.
Trải qua một thời kỳ phát triển của hội họa từ khi phôi thai từ thủa hồng
hoang của loài người rồi qua nền văn minh Ai Cập – Phục Hưng … đến nay
và trong những trường phái hội họa khác nhau, từ hội họa Phương Tây đến
Phương Đông ta đều thấy sự có mặt của thị giác cho dù đó là thị giác đơn giản
(những gì mà ta nhìn thấy), hay thị giác cao ( những gì mà ta cảm nhận thấy).
mọi ý đồ sáng tác của họa sỹ dường như đều xuất hiện trong cuộc sống và sự
nhìn nhận về hiện thực xã hội Điều đó lại càng khẳng định giá trị của thị
giác rất quan trọng trong việc hình thành tác phẩm nghệ thuật.
Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật hội họa nói riêng đều xuất
phát từ hiện thực cuộc sống, người họa sĩ phải tự cảm nhận được tự nhiên,
cảm nhận được hiện thực cuộc sống, bằng thị giác và thông qua thị giác để
sáng tác, truyền đạt lại cho công chúng. Do đó không phải ngẫu nhiên người
ta lại cú cõu “Nghệ thuật hội họa là nghệ thuật của con mắt”.
22
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
CHƯƠNG II
MỐI QUAN HỆ GIỮA CẢM NHẬN VÀ HỨNG THÚ THỊ GIÁC.
2.1. NGOẠI CẢNH VÀ NỘI TÂM (CẢNH VÀ TèNH)
2.1.1. Ngoại cảnh
Thế giới quanh ta có thể xem như một cuốn sách mở rộng dành riêng cho
tất cả mọi người, ai cũng cơ thể đọc để tìm hiểu nghiên cứu, phải khai thác và
vận dụng vào cuộc sống.

Những thông tin thu thập từ thế giới đó gọi là cái “ta thấy” có thể là hình
sắc, sáng tối, âm thanh… và cả sự tiêu, trưởng của vạn vật. Ai cũng có thể
thấy nhưng không giống nhau về cảm nhận.
Paul Valery đã phát biểu: “Con người sống và vận động trong những gì họ
thấy những gì họ mơ mộng ” điều này thật cú lớ, vỡ cỏi “thấy” là tất cả sự vật
khách quan bên ngoài chúng ta, nếu chư từng được tiếp xúc thì ta sẽ không
hiểu rõ được hình dạng và cấu trúc và thể chất của các sự vật đó. Vì vậy cũng
không thể tái hiện được hình ảnh và sự vật dù chỉ trong ký ức hay trong trí
tưởng tượng, sẽ rất vụ lớ nếu như một họa sĩ nói rằng: “Tôi chỉ đưa lên mặt
tranh những rung động của tâm hồn mình chứ không lặp lại bất cứ điều gì
mình thấy ở thực tế” thực ra, các hình tượng trong tranh với những mối tương
quan của chúng đều là những điều được suy nghiệm và chế biến thông qua
cách biểu hiện của cá nhân họa sĩ ấy chứ không phải hoàn toàn là do anh ta
sáng tạo nên từ cõi hư vô.
23
Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng trác hội họa
Nói một cách ngắn gọn thì cuộc sống là hành động của chúng ta không thể
biệt lập với những điều mà ta đã từng nghe, từng thấy và nắm bắt được, hoặc
đã tiếp xúc ít nhiều. Tuy nhiên với sự mơ mộng của mỗi người lại không đồng
nhất, ý nghĩ của nam giới khác với của phụ nữ, của người cao tuổi khác với
em nhỏ, ngoài ra còn tùy thuộc ở nghề nghiệp, ý tưởng của mỗi người. Chẳng
hạn khi đứng trước một cây gỗ quý: Nhà thực vật học sẽ chăm chú tìm hiểu
về loại, giống, điều kiện sinh sống và sự tăng trưởng của cây; Nhà kinh tế lại
quan tâm đến giá trị, kế hoạch nhân giống nhằm tăng sản lượng để phục vụ
cho hoạt động; Nhà sản xuất lai quan tâm đến việc tìm hiểu chất gỗ, hay xem
có thích hợp sản xuất với loại mặt hàng nào; Trong khi đó nhà thơ lại liên
tưởng tới cuộc gặp gỡ dưới một bóng cây cùng với những kỷ niệm đẹp, dù
chẳng biết tên là cõy gỡ; cũn họa sĩ chỉ chăm chú vào cỏc hỡnh, mảng màu,
đường nét, đặc điểm, dỏng…để sắp đặt làm sao cho hợp lý trong một bố cục
tranh phong cảnh hay một bố cục tranh sinh hoạt nào đó.

Tóm lại cả năm nhân vật múi trờn đều nhìn thấy đối tượng của mình.
Nhưng kết quả thu nhận ở mỗi người khác nhau. Hay thử đặt một tình huống
khác, nếu cả năm người đều là họa sĩ thì người vẽ chất liệu sơn mài sẽ chú ý
đến việc tả chất; người vẽ đồ họa lại tập trung vào đường nét; người chuyên
vẽ lụa lại quan tâm đến mảng; người chuyên sơn dầu thì tập trung vào hiệu
quả của màu sắc; người ký họa lại tập trung vào những chi tiết cần ghi chép
lại của nó.
Hay một giả định khác: Nếu cả năm người đều là họa sĩ vẽ sơn dầu thì
cùng với đối tượng này họ sẽ có năm cách nhìn và cách thể hiện khác nhau
mặc dù đều giống hệt một đối tượng.
24

×