Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án Đề thi Giáo viên giỏi trường môn GDCD 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.31 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG
Đáp án môn: Giáo dục công dân
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu Đáp án Điểm
Câu 1 Anh (chị) hãy cho biết: Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học môn Giáo dục công dân THPT cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Chứng minh điều đó qua thực tiễn dạy học của anh (chị).
4.0 đ
Việc kiểm tra phải góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phương pháp học tập
cho HS
0.25 đ
- không chỉ kiểm tra kiến thức, mà quan trọng là phải kiểm tra các kĩ năng: nhận
xét, đánh giá, vận dụng bài học để giải quyết các vấn đề, tình huống và thực hành
trong cuộc sống
0.25 đ
- kiểm tra thái độ, tình cảm của học sinh đối với các vấn đề đạo đức và pháp luật,
chủ trương, chính sách của Nhà nước,…
0.25 đ
- Từ đó, thúc đẩy HS tích cực rèn luyện theo yêu cầu của các chuẩn mực bài học. 0.25 đ
Kiểm tra đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung
thực.
0.25 đ
- kiểm tra phải đưa lại những thông tin chính xác để trên cơ sở đó giáo viên có sự
điều chỉnh phù hợp về phương pháp dạy học, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành
vi của học sinh
0.25 đ
- Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng năng lực học tập của học sinh 0.25 đ
Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học để xây dựng đề
kiểm tra.
0.25 đ
Phải có sự phân hoá mức độ cho các loại đối tượng học sinh khác nhau nhằm


khuyến khích HS phấn đấu vươn lên.
0.25 đ
Đổi mới các hình thức đề kiểm tra: hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và
hình thức quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh.
0.25 đ
Phối hợp các lực lượng trong việc kiểm tra, đánh giá:
0.25 đ
- là một môn học có tính giáo dục và tính thực tiễn cao, đòi hỏi học sinh phải biết vận
dụng bài học trong cuộc sống vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá môn Giáo dục công
dân cần có sự phối hợp tham gia của các lực lượng trong nhà trường
0.25 đ
Chứng minh qua thực tiễn dạy học của giáo viên: Đã tổ chức kiểm tra đánh giá
như thế nào? Đề kiểm tra? Các hình thức kiểm tra đánh giá? Hiệu quả đối với đổi
mới PPDH như thế nào?
1.0 đ
Câu 2
“Câu 1: Em hãy chọn một câu ca dao, tục ngữ với chủ đề “Yêu thương con
người” và viết những suy nghĩ, cảm xúc của em về chủ đề đó
Đây là đề thi HSG trường THPT N. Anh (chị) hãy làm đáp án cho câu hỏi
trên.
2.5 đ
Đúng hình thức của đáp án cho 1 câu hỏi 0.25 đ
Nêu được các yêu cầu của đáp án và cho điểm (tương ứng với điểm bài thi của
giáo viên) như sau:
- Nêu được một câu ca dao, tục ngữ đúng chủ đề
0.25 đ
- Lời văn trôi chảy, xuất phát từ cảm xúc của chủ đề “Yêu thương…”
0.25 đ
Nêu được:
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp…

0.25 đ
- là giá trị đạo đức cao đẹp của con người, của xã hội phát triển tốt đẹp…
0.25 đ
- là bản chất tự nhiên của con người…
0.25 đ
- phản ánh những hiện tượng trái với “yêu thương con người” trong xã hội hiện
nay….(ví dụ)
0.25 đ
- những tình cảm, biểu hiện cao đẹp trong cuộc sống hàng ngày…(ví dụ)
0.5 đ
- Thái độ của người viết
0.25 đ
Lưu ý: nếu không làm đáp án mà viết thành bài thì điểm không quá 50%
Câu 3
Anh (chị) hãy cho biết để tổ chức dạy học đúng chuẩn kiến thức bài 5: Quyền
bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (chương trình môn GDCD lớp 12), người
giáo viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nào?
3.5 điểm
Cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
- Khái niệm: Dân tộc: …là 1 bộ phận dân cư của quốc gia
0.25 đ
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc: không bị phân biệt đa số hay thiểu số, trình
độ, chủng tộc, màu da… đều được NN và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều
kiện phát triển
0.25 đ
- Nội dung:
- Thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
0.5 đ
+ trong lĩnh vực chính trị: tham gia quản lý NN và xã hội……
+ trong lĩnh vực kinh tế: thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế…

+ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục: quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn, khôi
phục… những phong tục, tập quán …của từng dân tộc; được tạo mọi điều kiện để
được bình đẳng về cơ hội học tập
- Ý nghĩa: cơ sở của đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu chung của đất nước…
0.25 đ
- Khái niệm tôn giáo: là 1 hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm,
giáo lý thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín
ngưỡng ấy
0.25 đ
- Tín ngưỡng: là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của
những bản chất siêu nhân (thần thánh)
0.25 đ
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: các tôn giáo ở VN đều có quyền hoạt động
tôn giáo trong khuôn khổ của PL, đều bình đẳng trước PL, những nơi thờ tự tín
ngưỡng, tôn giáo được PL bảo hộ
0.25 đ
- Nội dung:
+ Các TG được NN công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt động TG
theo quy định của PL
0.25 đ
+ CD thuộc các TG khác nhau, ng có TG hoặc không có TG đều bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ công dân…
0.25 đ
+ Hoạt động tín ngưỡng, TG theo quy định của PL…
0.25 đ
- Ý nghĩa: cơ sở, tiền đề quan trọng của khooiis đại đoàn kết dân tộc…
0.25 đ
- Nắm được chính sách của Đảng và PL của NN về quyền bình đẳng giữa các dân
0.25 đ
tộc: Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản PL…; thực hiện chiến lược phát

triển kinh tế xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ
thị và chia rẽ dân tộc.
- Nắm được chính sách của Đảng và PL của NN về quyền bình đẳng giữa các tôn
giáo: Bảo đảm quyền hoạt động …; thừa nhận và bảo đảm cho CD có hoặc không
có TG đều được hưởng mọi quyền CD và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công
dân; đoàn kết đồng bào….; nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do TG, lợi
dụng…
0.25 đ
Hết

×