Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đáp án Đề thi Giáo viên giỏi trường môn Lịch sử 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.12 KB, 2 trang )

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Câu Nội dung Điểm
1
Từ nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 -1954) và
Hiệp định Pari (27- 1 - 1973), hãy làm rõ thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong
cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản.
3,5
- Các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia bao gồm : Độc lập chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ. 0,25
- Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Hiệp định Pari (27-1-
1973) là những văn bản có tính chất pháp lí quốc tế ghi nhận thắng lợi từng bước của
nhân dân ta trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành các quyền dân tộc cơ bản
0,5
+ Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946) được Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ
Pháp, theo đó Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp
Pháp. Hiệp định này chỉ mới công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưa
công nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp.
0,75
+ Với Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc của
ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia Đây là lần đầu tiên (kể từ khi nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời) một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải
công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
0,75
+ Sau sự thất bại liên tiếp của các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt
Nam (1954-1973) Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari, theo đó Mĩ và các nước cam kết tôn
trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh lãnh thổ của Việt Nam
0,75
+ Trải qua 30 năm chiến tranh chống CNTD cũ và mới, giành thắng lợi từng bước tiến
lên giành thắng lợi hoàn toàn, nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền dân tộc cơ bản đã được thực hiện trọn vẹn.
0,5


2
Trình bày những nét chính về phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, từ đó đánh giá khái quát
về nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào này.
3,5
* Những nét chính về phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam 2,5
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tôc dân chủ ở nước ta bước vào thời
kì phát triển mạnh mẽ , trong đó các phong trào theo khuynh hướng tư sản đóng một vai
trò quan trọng.
0,25
- Phong trào của tư sản
+ Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã đứng ra vận động phong trào chấn hưng nội hóa,
bài trừ ngoại hóa, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền
xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì (1923)
0,25
+ Năm 1923 một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng Lập hiến Ngoài
ra giai cấp tư sản còn sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình
0,25
+ Các hoạt động của giai cấp tư sản chỉ mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn
khổ của chế độ thực dân , dễ bị phong trào quần chúng vượt qua.
0,25
- Phong trào của tiểu tư sản
+ Tầng lớp tiểu tư sản trí thức (học sinh, sinh viên, nhà giáo, viên chức ) được tập hợp
trong các tổ chức chính trị như : Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, đảng Thanh niên
0,25
+ Họ tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập các nhà xuất
bản tiến bộ, ra các tờ báo tiến bộ để cổ động tinh thần yêu nướ, đấu tranh đòi nhà cầm
quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
(1926).
0,25

+ Phong trào của tiểu tư sản Việt Nam diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ, mang nhiều yếu tố
tiến bộ được đông đảo quần chúng hưởng ứng
0,25
- Ngoài ra Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn tiếp tục hoạt động và có nhiều ảnh hưởng 0,25
đến phong trào dân tộc Tại Trung Quốc, một số thanh niên yêu nước Việt Nam đã lập
ra Tâm Tâm xã và tổ chức vụ mưu sát viên Toàn quyền Đông Dương
- Tiêu biểu nhất là sự ra đời của Việt Nam Quốc dân Đảng (12-1927) , tổ chức này đã
thực hiện cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930)
0,5
* Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử 1,0
- Nguyên nhân thất bại
+ Khách quan : Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã suy tàn , thực dân Pháp còn mạnh 0,25
+ Chủ quan :
" Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị ; giai cấp tiểu tư
sản do đời sống kinh tế bấp bênh nên dao động chỉ bồng bột, hăng hái nhất thời
" Việt Nam Quốc dân Đảng là chính đảng đại diện cho tư sản dân tộc Việt Nam không có
đường lối cụ thể, tổ chức lỏng lẻo, kỉ luật thiếu nghiêm minh Sự thất bại của các phong
trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản là không tránh khỏi.
0,25
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Có ý nghĩa quan trọng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc. Cổ vũ, khơi dậy lòng
yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, truyền bá tư tưởng tiến bộ vào
nước ta.
0,25
+ Hỗ trợ và thúc đẩy cho các hoạt động của phong trào công nhân, làm nảy sinh các tổ
chức chính trị và làm xuất hiện những phần tử tiên tiến đi tiên phong trong sự nghiệp cứu
nước
0.25
3 Theo anh (chị), một bài học lịch sử hiệu quả cần phải đạt được những tiêu chí cơ
bản nào? Nêu những biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử.

3,0
* Những tiêu chí cơ bản 1,5
- Kiến thức : Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản của bài, gồm những sự kiện lịch sử cơ
bản, rút ra bài học, qui luật (nếu có) và hình thành khái niệm lịch sử, xác định phương
pháp học tập và kiểm tra
0,5
- Tư tưởng : Phải đạt mục tiêu giáo dục đề ra, thể hiện ở thái độ, cảm xúc của HS đối với
các sự kiện, nhân vật lịch sử, ở kĩ năng của HS trong việc đánh giá đúng sự kiện, vai trò
của nhân vật lịch sử , giáo dục cho HS tư tưởng chính trị đạo đức cho quá trình học tập.
0,5
- Phát triển năng lực tư duy và hành động : Năng lực nhận thức, các thành phần nhân
cách (xúc cảm lịch sử, hứng thú học tập, ý chí ), năng lực thực hành, các kĩ năng, kĩ
xảo
0,5
* Những biện pháp sư phạm 1,5
- Lựa chọn nội dung bài học phải bảo đảm tính khoa học, thể hiện ở việc :
Chọn những sự kiện cơ bản, xác định đúng thời gian, không gian của sự kiện, đảm bảo
tính chính xác của sự kiện
0,5
- Phát triển các hoạt động nhận thức độc lập, tích cực, nhất là tư duy độc lập sáng tạo
của học sinh thông qua các con đường như : vận dụng trao đổi, đàm thoại, dạy học nêu
vấn đề
0,25
- Trình bày bài học của giáo viên phải thật sinh động, gợi hình ảnh gây xúc động mạnh
mẽ cho học sinh
0,25
- Sử dụng một cách đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các phương pháp dạy học
trong một bài lịch sử
0,25
- Cố gắng tìm cách gợi ý để HS suy nghĩ hiểu sâu hơn những điều đã học ở lớp và tiếp

tục bổ sung, củng cố trong tự học ở nhà, trong công tác ngoại khóa, thực hành
0,25

×