MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, có lịch sử lâu đời
mang tính dân tộc sâu sắc. Cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, lễ hội đã
trải qua nhiều biến đổi, những bước thăng trầm. Đã có thời kì, hình thức
sinh hoạt văn hoá này phát triển rực rỡ và được coi là hình thức sinh hoạt
văn hoá chủ yếu của làng xã Việt Nam. Song cũng có thời gian nó gần như
cũng bị lãng quên, thậm chí còn bị bài xích. Trong lễ hội có sự nghiêm trang
của lễ nghi và nghi thức khá chặt chẽ, đồng thời có những trò diễn, trò chơi
dân gian khá vui nhộn . Ngoài ra trong lễ hội có một số tục hèm rất độc đáo.
Bất kì một lễ hội nào bao giờ cũng có hai phần đó là phần lễ và phần hội, hai
phần này hoà quện vào nhau, hoà hợp nhau tạo ra không khí đông vui, náo
nhiệt của lễ hội.
Lễ hội cổ truyền là một hiện tượng lịch sử văn hoá dân tộc độc đáo
và đa dạng. Lễ hội là sản phẩm của làng xã. Mỗi làng xã, mỗi vùng quê đều
có những lễ hội mang giá trị văn hoá sâu sắc. Vì vậy nghiên cứu lễ hội làng
xã là nghiên cứu một thành tố văn hoá, làm sáng tỏ nét văn hoá độc đáo của
mỗi địa phương.
Trong những năm gần đây phong trào tổ chức lễ hội của nước ta
diễn ra khá rầm rộ. Nhân dân địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh đã cố gắng
khôi phục lại lễ hội tại địa phương mình. Các lễ hội như hội đền, hội chùa,
hội miếu… được tổ chức nhằm mục đích khôi phục lại lễ hội truyền thống
của đia phương mình. Nhà nước ta cũng đã chú trọng đến tổ chức lễ hội,
biểu hiện cụ thể là lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội cấp quốc gia được tổ
chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngoài lễ hội Đền Hùng ở nước ta còn rất
nhiều lễ hội khác như: lễ hội chùa Hương, lễ hội Đền Gióng, lễ hội Phủ
Dày….
Việc khôi phục lễ hội mang ý nghĩa rất lớn lao nhất là trong điều
kiện tình hình đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta lễ hội diễn ra
1
trên khắp mọi miền của đất nước. Lễ nghi trong lễ hội nhằm thần thánh hoá
những người anh hùng dân tộc, thiêng liêng hoá hào khí núi sông đất nước.
Những ngày hội để làm sống lại và nâng cao lòng tự hào nghề nông nghiệp
trồng lúa nước. Lễ hội còn là nơi đua tài, biểu dương sức khoẻ, nghệ thuật.
Mục đích khôi phục lễ hội nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay và
mai sau những nét đẹp cổ truyền của dân tộc, làm sống lại lễ hội truyền
thống đang ngày càng mai một đi. Lễ hội đang là một nhu cầu cần thiết
không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam.
Hà Nam nằm ở phía Tây – Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ là một tỉnh đồng
bằng chiêm trũng. Tỉnh Hà Nam chứa đựng kho tàng văn hoá dân gian độc đáo, là
địa danh có những lễ hội lớn nhỏ của làng xã. Một trong những lễ hội đó là lễ hội
hát Dậm Quyển Sơn. Nghiên cứu lễ hội hát Dậm Quyển Sơn Góp phần làm sáng
tỏ lịch sử địa phương qua đó lám sáng tỏ lịch sử dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tìm hiểu nghiên cứu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn đã thu hút khá
nhiều nhà nghiên cứu, các tác giả trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, các
nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà xã hội học, nhà nghiên cứu lịch sử…các tác
giả đã viết và nghiên cứu về lễ hội hát Dậm rất nhiều.
Cuốn Hà Nam di tích và thắng cảnh. NXB Sở văn hoá thông tin Hà
Nam, 1998. Cuốn sách viết về di tích và thắng cảnh của tỉnh Hà Nam, trong
đó có đề cập đến di tích Ao Dong- Núi Cấm- thắng cảnh của Trấn Sơn Nam
nơi diễn ra lễ hội hát Dậm Quyển Sơn. Tác phẩm đề cập đến lễ hội Quyển
Sơn một cách khái quát sơ lược chứ chưa đi vào chi tiết, cụ thể.
Năm 2000, Sở văn hoá thông tin Hà Nam đã xuất bản cuốn: Dân ca
Hà Nam . Trong đó có đề cấp đến hát Dậm Quyển Sơn một loại hình sinh
hoạt văn hoá dân gian độc đáo của tỉnh Hà Nam. Đây là một loại hình dân ca
đặc sắc ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên cuốn sách chỉ dừng lại ở việc nêu
nên hát Dậm là một loại hình dân ca chứ không đề cập đến lễ hội hát Dậm
Quyển Sơn.
2
Nguyễn Hữu Thu với bài viết: Hát Dậm Quyển Sơn kho tàng các
lễ hội truyền thống Việt Nam. Tạp chí văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001. Bài
viết đề cập đến lễ hội hát Dậm Quyển Sơn từ góc nhìn văn hoá truyền thống,
bài viết chưa đề cập đến quy trình tổ chức lễ hội, nguồn gốc lễ hội. Bài viết
chỉ nêu nên một cách khái quát sơ lược về lễ hội hát Dậm.
Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 5, 1998, bài viết viết về lễ hội hát
Dậm Quyển Sơn dưới góc nhìn nghệ thuật. Bài viết đề cập đến hát Dậm
dưới góc độ của dân ca truyền thống của người Việt Nam. Đây là một loại
hình văn hoá dân gian độc đáo của làng Quyển Sơn.
Khảo cứu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn của tác giả Lê Hữu Lê.
NXB Thế giới, Hà Nội, 2006. Tác phẩm đề cập đến hát Dậm Quyển Sơn với
hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, cung cấp cho độc giả những làn điệu
của hát Dậm. Tuy nhiên tác phẩm mới chỉ dừng lại ở góc độ sơ lược.
Đinh Hữu Thiện với bài viết: Hát Dậm Quyển Sơn và danh tướng
Lý Thường Kiệt. Tạp chí Sông Châu, số 29, Hà Nam, 2001. Bài viết đề cập
đến nguồn gốc của lễ hội hát Dậm Quyển Sơn và danh tướng Lý Thường
Kiệt, người đã có công lao rất lớn trong sự nghiệp đánh giặc Chiêm Thành.
Đặc biệt công lao của Lý Thường Kiệt với dân làng Quyển Sơn ông, đã
được dân làng tôn làm Thành Hoàng làng.
Ngoài những tài liệu kể trên còn rất nhiều sách báo, tạp chí khác
viết về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn. Trong tất cả các công trình kể trên những
vấn đề liên quan đến hát Dậm Quyển Sơn rất nhiều, song các tác giả mới chỉ
đề cập đến một khía cạnh hoặc mới chỉ trình bầy một cách sơ lược, khái quát
về hát Dậm cũng như lễ hội ở làng Quyển Sơn chứ chưa đi vào chi tiết, cụ
thể.
Trên cơ sở tham khảo nguồn tài liệu trong đề tài em cố gắng trình bày một
cách cụ thể về những vấn đề nổi bật của lễ hội hát Dậm Quyển Sơn từ khi hình
thành đến trước năm 1945 để người đọc có cái nhìn đầy đủ về lễ hội hát Dậm
Quyển Sơn không chỉ về văn hoá, nghệ thuật mà còn về lịch sử…
3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vị nghiên cứu của đề tài.
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Từ lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề em đã chọn đề tài nghiên cứu là
“ Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam” nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ra.
3.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
Thực thiện đề tài này em nhằm các mục đích sau:
Một là sưu tầm thống kê hoá các sự kiện làm sáng tỏ vấn đề nổi bật
để thấy rõ quy trình của lễ hội hát Dậm Quyển Sơn.
Hai là em cố gắng đề cập đến quá trình chuẩn bị lễ hội nhằm thấy rõ
tầm quan trọng của lễ hội hát Dậm đối với nhân dân làng Quyển Sơn.
Ba là em đề cập đến những biến đổi của lễ hội hát Dậm Quyển Sơn
hiện nay nhằm là rõ sự biến đổi của lễ hội, hát Dậm Quyển Sơn, vấn đề gìn
giữ những giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân làng Quyển nói riêng của
dân tộc nói chung.
3.3 Phạm vị nghiên cứu của đề tài.
Về thời gian: đề tài tập trung vào nghiên cứu về lễ hội hát Dậm
Quyển Sơn từ khi ra đời đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ quy trình tổ
chức lễ hội hát Dậm Quyển Sơn trên địa bàn làng Quyển Sơn- Kim Bảng-
Hà Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu.
4.1 Nguồn tư liệu.
4.1.1 Tư liệu chữ viết.
Khoá luận có tham khảo các tác phẩm của chủ nghĩa Mác- Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hoá, trong đó có lễ hội. Mặt khác, khoá
luận còn sử dụng các tư liệu gốc như: Việt Diện U Linh, Việt sử lược, Đại
Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam
thực lục…
4
Ngoài ra khoá luận cũng tham khảo các tác phẩm chính như: Địa chí
Hà Nam, Thần tích thần sắc Hà Nam, Dân ca Hà Nam, Truyện dân gian Kim
Bảng….và các tạp chí, các sách bảo ở các thư viện như: Thư viên Quốc Gia,
thư viên Quân đội nhân dân, thư viện trường đại học sư phạm Hà Nội,
phòng tư liệu khoa lịch sử trường Đại học sư phạm, thư viện tỉnh Hà Nam,
thư viện huyện Kim Bảng…
4.1.2 Tư liệu khảo sát điền dã ở địa phương.
Để thể hiện sự phong phú, sinh động của khoá luận, em đã tham khảo
thông tin từ các cụ cao tuổi trong làng Quyển Sơn, các tư liệu ảnh, các di
tích lịch sử về đền Trúc, đình Trung, núi Cấm, hang Ngũ Động Sơn….
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề giữ gìn và
phát triển nền văn hoá truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Từ
đó đề tài lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở thế giới
quan, là phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Thông qua việc thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau
của đề tài sử dụng hai phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgíc nhằm khôi phục lại quá trình hình thành và phát triển lễ hội hát Dậm
Quyển Sơn.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương
pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp giám định tư liệu, điền dã…. Từ đó rút ra kết luận phục vụ cho
đề tài nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài.
Đề tài được viết thành một chuyên khảo mang tính toàn diện về lễ
hội hát Dậm Quyển Sơn về lịch sử hình thành, quy trình tổ chức lễ hội, các
trò thi đấu trong lễ hội…Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống lâu dài
cho phép đưa ra những nhận xét xác đáng về giá trị lịch sử, giá trị văn hoá,
tinh thần của lễ hội hát Dậm Quyển Sơn.
5
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những luận điểm
về lễ hội, làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại. Đồng thời qua đó cũng
làm sáng tỏ thêm các vấn đề về lịch sử, văn hoá của làng Quyển Sơn nói
riêng, tỉnh Hà Nam và cả nước nói chung. Đặc biệt kết quả nghiên cứu có
thể làm tài liệu học tập, tham khảo, nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, lễ hội
truyền thống của dân tộc.
6. Bố cục của đề tài .
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục bố cục
của đề tài gồm có ba chương.
Chương I: Giới thiệu khái quát về làng Quyển Sơn.
Chương II: Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn.
Chương III: Những biến đổi trong lễ hội hát Dậm Quyển Sơn từ năm
1945 đến nay.
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÀNG QUYỂN SƠN
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Quyển Sơn là một làng cổ, lớn, nằm dọc theo quóc lộ 21. Đây là con
đường vào thời Lý- Trần chạy từ Phủ Lý qua huyện Lạc Thuỷ, Châu Đà
Giang, đạo Hưng Hoá (nay thuộc Hoà Bình). Làng Quyển Sơn có độ dài hơn
4 km. Phía Tây giáp ngòi Đông Sơn, một chi lưu của sông Đáy. Phía Nam
giáp Ao Dong- Động Thuỷ. Phía Đông giáp làng cổ Thanh Nộn. Phía Bắc
giáp sông Đáy và làng Đanh Xá với chùa Bà đanh, núi Ngọc.
Làng Quyển Sơn nằm ven núi Cấm nơi có các hang động tự nhiên
tạo nên ở trong lòng núi Cấm. Trong hang Trâu có động Ngũ Động Sơn. Đó
là năm hang động thông với nhau tạo thành dãy động liên hoàn, ăn sâu trong
lòng núi dài khoảng 300- 400m. Động đầu tiên là Hang Trâu với cảnh sắc kì
lạ. Vào lúc bình minh ánh sáng mặt trời phản chiếu vào hang tạo thành
nhiều màu sắc, vào buổi trưa ánh sáng xuyên qua tán cây rừng chiếu vào
hang tạo thành màu xanh lục, lúc hoàng hôn ánh sáng chiếu vào với màu tím
rất hư ảo. Cuối hang Trâu theo đường độc đạo dài 40 m sẽ tới các hang động
khác. Trong hang có chứa nhiều nhũ đá với những hình thù kỳ dị.
Quyển Sơn là một làng quê nằm ven sông, ven núi trong làng có
những gò bãi, hang động. điều đặc biệt là ở làng Quyển Sơn có một cánh
đồng chiêm trũng nằm dọc theo quốc lộ 21 dài khoảng hơn 4 km, với diện
tích vài trăm héc ta. Đặc điểm tự nhiên của làng là chưa mưa đã úng, chưa
nắng đã hạn. Do đó trước đây dân làng Quyển Sơn chỉ cấy được một vụ vào
vụ chiêm, vụ mùa hầu như bị ngập lụt không thể canh tác được. Cảnh quan
làng Quyển Sơn gồm cói núi thấp, gò bãi, đất phù sa nằm dọc theo hữu ngạn
sông Đáy, ruộng đất trũng những cánh đồng trũng phía Nam, Đông Nam và
Tây Bắc của làng, hang động (Ngũ Động Sơn).
7
Lấy làng Quyển Sơn và núi Cấm là trung tâm thì từ đó chếch sang
phía Tây chừng 500 mét là ngòi Đông Sơn- một chi lưu của sông Đáy, nối
sông Đáy với sông Vũ Cố. Vũ Cố là một con sông nhỏ nhưng tiềm ẩn nhiều
huyền thoại; liền sau ngòi Đông Sơn là làng Đồng Sơn, làng Do Lễ và dãy
núi Chín mươi chín ngọn. Đây là núi đá liên hoàn nằm trong hệ thống sơn
khối đá vôi cổ được hình thành từ cuối kỉ Juras, đầu kỉ Bạch Phấn, do vận
động tạo sơn của trái đất chạy từ chân núi Ba Vì qua tỉnh Sơn Tây, Hà Đông
cũ tới phía Tây của tỉnh Hà Nam đến địa phận Ninh Bình theo hướng Tây-
Bắc đông nam.
Xa hơn nữa về phía Tây chừng 8km, theo đường quốc lộ 21 là một địa
danh tiếp giáp với huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình, huyện Mỹ Đức tỉnh Hà
Tây. Đây là vùng bạt ngàn núi non, cso đầm Tam Trúc nước xanh thẳm.
Cũng từ làng Quyển Sơn chếch về phía Tây chừng 1km là Ao Dong-
Động Thuỷ (còn gọi là Hang Luồn), trong dãy Chín mươi chín ngọn thuộc
đại phận làng Bút Trại xã Liên Sơn; Chếch về hướng Nam chừng 3km là
làng cổ Bút Sơn với núi Voi đồ sộ, dốc Cổ Ngựa cheo leo (nay là dốc Cổng
Trời).
Từ núi Cấm chếch về hướng Nam chừng 4km là làng cổ Lạt Sơn với
núi Đồng Mạ, núi Lẻ, đồi Ông Tượng, núi Dát Dâu, hang Diêm nơi đây từng
là căn cứ kháng chiến của nghĩa quân Lê Chân- nữ tướng của Hai Bà Trưng.
Nét đặc sắc nhất của cảnh quan Lạt Sơn là nơi đây có nhiều hang động đẹp,
hiểm trở như hang Bà Cô, hang Diêm, hang Đề Yêm, hang Trống, đều hình
thành từ rất lâu.
Ở Lạt Sơn và Châu Sơn các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hai mộ
thuyền với nhiều di vật (đồ trang sức, công cụ sản xuất…) theo kết quả giám
định bước đầu số di vật đó thuộc văn hoá tiền Đông Sơn, mảnh đất có đền
thờ nữ tướng Lê Chân ở cạnh bờ sông Cố Vũ, cửa rừng Lạt Sơn.
Từ làng Quyển Sơn chếch về hướng Đông chừng 1km là làng cổ
Thanh Nộn chuyên canh tác nông nghiệp thuần nhất, nằm bên bờ sông Đáy
8
và chạy dọc theo quốc lộ 21, với đền Thượng thờ tướng quân Nguyễn Công
Khôi- một nhân vật truyền thuyết có công phù trợ Lý Nam Đế đánh đuổi
quân xâm lược nhà Lương vào thế kỉ VI; đền thờ Quảng Thiện Bồ Tát và bà
Lê Thị Liên đã có công giúp nhà Trần đánh quân xâm lược Mông- Nguyên
vào thế kỉ XIII.
Từ làng Quyển Sơn, chếch về hướng Đông khoảng 8km, là núi Đọi,
tên chữ là Long Đội Sơn- một trung tâm phật giáo lớn, nổi tiếng thời Lý,
một danh thắng của trấn Sơn Nam xưa và nay. Nơi đây có tháp Sùng Điện
Diên Linh do vua Lý Nhân Tông chỉ đạo xây dựng, Nguyễn Công Bật là
người chấp bút; vùng núi Đọi nơi có khu ruộng tịch điền từ thời Tiền Lê,
vua Lê Đại Hành đã từng cầy tịch điền ở Đây.
Chếch về phía Bắc của làng Quyển Sơn là chùa Bà Đanh- núi Ngọc
cổ kính; phía đông - bắc là làng Vân Lâm với chùa Bà Bến, với đình Trần cổ
xưa. Vân Lâm có tên gọi khác là Quế Lâm.
Ngay dưới chân núi Cấm, về phía Tây có ngôi chùa cổ, tên nôm là
chùa Giỏ, tên chữ là Thi Sơn tự. Gọi là chùa Giỏ vì tương truyền vì tương
truyền chùa thờ ông Phật Giỏ nằm trong một cái giỏ, trôi lềnh bềnh trên
sông, về mùa mưa, bọn trẻ chăn trâu tinh nghịch vớt lên, bày trờ chơi cúng
cụ, làm kinh động đến dân làng.Vì vậy họ phải dựng chùa thờ ông phật đó
thì mới được yên ổn .
Về phía Đông núi Cấm có rừng trúc, thân trúc có màu vàng óng, lá
xanh đậm. Trong rừng Trúc có ngôi đền cổ ngoảnh về hướng Bắc, hướng có
sông Đáy chảy qua. Ngôi đền này thờ danh tướng Lý Thường Kiệt, cùng hai
mẹ con vị nữ thần đã từng phù trợ cho quân đội nhà Lý đánh thắng quân
Chiêm Thành. Cạnh ngôi đền là ngôi miếu thờ Long Thần- vị thần trông coi
huyệt đế vương trên đỉnh núi Cấm.
Giữa làng Quyển Sơn cách núi Cấm 2km là ngôi chùa cổ thờ Phật và
mẫu và một ngôi đình cổ thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt gọi là đình
Trung và chùa Trung. Cả hai công trình đều ngoảnh hướng nam.
9
1.2 Lịch sử hình thành.
Làng Quyển Sơn xưa có tên gọi là trại Canh Dịch (hiểu theo nghĩa
Nôm là trại làm ruộng), sau đó lại có tên gọi là làng Cuốn Sơn nằm ở phía
Nam của huyện Cổ Bảng, phủ Lỵ Nhân, lộ Sơn Nam sau đó đổi thành trấn
Sơn Nam. Đến thế kỉ XIX, làng Cuốn Sơn thuộc tổng Thi Sơn, huyện Kim
Bảng, phủ Lỵ Nhân, tỉnh Hà Nội. từ năm 1890, khi toàn quyền Đông Dương
ra nghị quyết thành lập tỉnh Hà Nam, thì làng Cuốn Sơn đổi tên thành làng
Quyển Sơn, thuộc xã Thi Sơn,huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam như ngày nay.
Gọi là Quyển Sơn bởi đầu làng có một hòn núi đá to, cùng mấy núi đá
nhỏ toạ lạc từ thủa khai thiên lập địa, tạo thành thể “ hổ báo quần cư” cây
cối xanh tốt quanh năm, cạnh bờ hữu ngạn sông Đáy và gần sát dãy núi chín
mươi chín ngọn. Gọi là Thi Sơn ví tương truyền trên núi đá to đầu làng
Quyển Sơn có giống cỏ quý hình gióng trúc, có thể chữa trị được nhiều bệnh
hiểm nghèo, tên là “ cỏ Thi” (cỏ Tiên, cỏ Linh Chi). Núi có cỏ Thi mọc nên
gọi là Thi Sơn
Tên gọi Cuốn Sơn là có ý nghĩa nhớ lại sự tích cờ “Soái” của Lý
Thường Kiệt bị gió cuốn lên lưng chừng núi. Khi ông chỉ huy thuỷ quân Đại
Việt theo đường sông Đáy, đi đánh quân Chiêm Thành đang quấy phá Châu
Hoan, Châu Ái vào những năm 1069- 1070.Thi Sơn còn có tên gọi khác là
núi Cấm hay Cấm Sơn. Vì tương truyền dưới chân núi có doanh trại quân
đội nhà Lý trấn giữ. Để đảm bảo bí mật quốc phòng quan quân ra lệnh cấm
nhân dân trong vùng đến chặt cây cối, săn bắt chim thú
1.3 Dân cư và sự phân bố dân cư
1.3.1 Dân cư.
Quyển Sơn là một làng lớn nhất nhì huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
và có thể là một làng lớn nhất nhì trấn Sơn Nam xưa. Toàn xã Thi Sơn có
hai làng, đó là làng Quyển Sơn và làng Phù Thuỵ. Toàn xã có 2046 hộ với
7824 nhân khẩu, thì riêng làng Quyển Sơn đã có tới 1935 hộ với 7224 nhân
khẩu chiếm 80% tổng số nhân khẩu của toàn xã. Ở Thi Sơn có câu ca:
10
“ Nhất cao là ngọn núi Vồng
Nhất rộng làng Quyển, nhất đông chợ Dầu”
Do đặc điểm địa hình nhân dân làng Quyển Sơn dựng nhà dọc theo
bờ sông Đáy, theo quốc lộ 21. Hầu hết cư dân đều cư trú sinh cơ lập nghiệp
bên ngoài đê bên hữu ngạn sông Đáy với mật dộ dân số dày đặc ở giữa làng,
hai đầu làng dân cư thưa dần. Trên 80% số nhà ở của cư dân làng Quyển
Sơn là ngoảnh theo hướng Đông- Nam. Cách chọn hướng nhà của cư dân
Quyển Sơn có nét giống với cư dân ở các làng xã khác ở đồng bằng Bắc Bộ
nhằm đáp ứng nhu cầu ấm cúng vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ.
1.3.2 Tính cách của người dân.
Do môi trường sống của người dân làng Quyển Sơn là vùng bán sơn
địa, các thế hệ người dân làng Quyển Sơn nhìn chung đều cần cù, siêng
năng chịu thương, chịu khó. Người dân làng Quyển Sơn có tính cách nhẫn
lại, trọng tín nghĩa, có khiếu văn nghệ, ca hát hò vè. Nam- nữ thanh niên
giỏi võ nghệ, có bản lĩnh…Tính cách ấy đã được ca dao Hà Nam ghi lại:
“ Voi lan lừng lững đứng ngồi
Thế mà tiếng nói lời mời dễ nghe
Múa gậy dựng đứng cây tre
Vung gươm chặt đứt cả bè gỗ lim”
(1)
.
(Văn nghệ dân gian Hà Nam)
Người phụ nữ làng Quyển Sơn có những phẩm chất thật đáng chân
trọng biết bao. Điều đó được thể hiện qua câu ca dao:
“ Nhất đẹp con gái Bù Nâu
Cứng cổ Đanh Xá, cơ cầu Quyển Sơn”.
(2)
.
(Dân ca Hà Nam)
“Cơ cầu” ở đây có nghĩa là tiết kiệm, tháo vát, biết dùng đồng tiền bát
gạo vào những việc cần thiết, có ích không hoang phí không phải là bằn tiện
“vắt cổ chầy ra nước”. Tính cách “cơ cầu” của người phụ nữ Quyển Sơn phù
hợp với mảnh đất bán sơn địa “ chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng”.
11
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, người dân làng Quyển
Sơn cũng giống như người dân ở nhiều làng quê khác có lòng yêu quê
hương đất nước thiết tha. Truyền thống yêu nước đã được hun đúc trong
suốt chiều dài lịch sử. Song song với truyền thống yêu nước là truyền thống
hiếu học, hiểu biết, ham học hỏi
1.4. Tình hình kinh tế.
Dân cư làng Quyển Sơn với nhiều tên gọi khác nhau, trải qua hàng
nghìn năm lịch sử, chủ yếu là làm nông nghiệp trồng lúa nước.Do vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, địa hình từ rất lâu đời người dân nơi đây vừa trồng
lúa nước vừa trồng dâu nuôi tằm, trồng trọt các cây hoa màu như: ngô, lạc,
đỗ, vừng, mía…kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trước Cách mạng tháng Tám nhân dân làng Quyển Sơn hầu như chỉ
cấy được một vụ chiêm, rất hiếm khi cấy được vụ mùa bởi vì thường xuyên
bị lũ lụt hạn hán. Ngay cả vụ chiêm cũng dễ mất mùa. Tình trạng đó diễn ra
thường xuyên và rất phổ biến với người dân làng Quyển Sơn. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người nông dân làng Quyển
Sơn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn trong đời sống trong suốt chiều dài lịch
sử.
Vụ chiêm cấy các loại lúa nếp hoa vàng, nếp rắng, cườm tép, tép cao
mại, thòi đường….
Vụ mùa cấy các loại lúa: Tám Xoan, Tám Nghiểm, Nếp Cái (thầu
dầu, răng ngựa, hạt mây…Lúa tẻ có hai loại lúa cho năng suất cao. Loại nếp
cái cấy chân ruộng thổ, mật điền năng suất có vụ đạt 1,4 tạ- 1,5 tạ /sào. Bình
quân năng suất là một tạ/ sào. Nhìn chung năng suất lúa rất thấp vụ chiêm
bình quân năng suất đạt 50- 60 kg/ sào, vụ mùa đạt 40- 50 kg/sào. Ngoài cấy
lúa người dân Quyển Sơn còn làm một số nghề khác như: dệt vải, trồng dâu
nuôi tăm, làm hàng sáo, nuôi lợn…
Về tằm tang, canh cửi nghề này đã xuất hiện từ hàng nghìn năm nay
ở làng Quyển Sơn. Công việc trồng dâu nuôi tằm là một công việc vất vả
12
nhân dân ta có câu “ nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Tuy
nhiên thu nhập từ nuôi tằm có cao hơn so với làm ruộng. Mấy chục năm trở
lại đây nhân dân làng Quyển Sơn đã bỏ nghề nuôi tằm tang và thay vào đó
là nghề trồng mía, ngô, đậu các loại….
Ngoài nghề nông nghiệp người dân làng Quyển Sơn còn là các nghề
phụ như: nghề thợ mộc, nghề thợ xây. Một số người có sức khoẻ thì vào
rừng chặt củi về bán để thêm thu nhập.
Sau kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, miền Bắc được
giải phóng. Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp một số ngành nghề mới được phát triển. Đồng ruộng được cải tạo,
nhiều giống lúa mới được đưa vào sản xuất , năng suất lúa tăng lên đáng kể.
1.5. Văn hóa, tín ngư ỡng, phong tục, tập quán
1.5.1. Phong tục, tập quán.
Quyển Sơn là một làng quê bán sơn địa trong vùng đồng bằng sông
Hồng. Vì vậy phong tục, tập quán của làng Quyển Sơn về cơ bản có nét
tương đồng với các làng xã khác ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và ở Kim
Bảng nói riêng. Ở làng Quyển Sơn có tục khao vọng, tục mừng thọ, tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thờ tổ tiên, tục hút thuốc lào, tục nhuộm
răng ăm trầu….như nhiều làng xã khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ
Một trong những phong tục, tập quán lớn có tính chất bao trùm lên
toàn bộ đời sống vật chất tinh thần của cộng đồng cư dân làng xã Quyển Sơn
nói riêng của người Việt nói chung là phong tục trồng cấy lúa nước. Quyển
Sơn là một làng cổ, được hình thàng từ rất sớm trong lịch sử. Người dân nơi
đây đã biết trồng cấy lúa nước, cùng những cây hoa màu như: ngô, lạc,
vừng, khoai, sắn… từ hàng nghìn năm qua. Phong tục trồng cây lúa nước đã
có ảnh hưởng đến đời sống, tình cảm, cùng hàng loạt những phong tục,tập
quán, lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân nơi đây. Tất cả đã được hát
Dậm ghi nhận, phản chiếu qua nhiều lời ca, nhiều làn điệu.
13
Trước tiên là việc hỷ: về cơ bản các bước dẫn đến hôn nhân của đôi
nam nữ làng Quyển Sơn không có khác biệt nhiều so với cac làng quê khác .
Song trước đây làng Quyển Sơn có tục rước dâu đêm. Nhà trai đi đôi tuổi
hỏi xem cô dâu chú rể có hợp nhau hay không, xem giờ đón dâu rồi thông
tin cho nhà gái biết để chuẩn bị và phối hợp thực hiện. Đến giờ tốt ngày tốt,
một- hai vị đại diện của nhà trai dẫn chàng rể cùng một số người là cô, dì,
chú, bác, anh, em của chàng rể đến nhà gái đón dâu. Do tiến hành đón dâu
vào ban đêm cho nên số lượng người tham dự không đông, khách khứa,
nghi thức đơn giản, ăn uống qua loa gọi là có, chứ không linh đình như đám
cưới ban ngày. Khoảng hơn ba chục năm trở lại đây tục rước dâu đêm ở làng
Quyển Sơn đã chấm dứt.
Tiếp đến là việc hiếu: Về việc hiếu của người dân làng Quyển Sơn thời
xưa cũng có nét riêng so với việc hiếu ở các làng lân cận. Khi gia đình có
việc hiếu khi cha, mẹ qua đời thì phải đốt pháo lúc chuẩn bị đưa linh cữu ra
khỏi nhà. Rồi khi bốc mộ, cải cát cũng có nhà đốt pháo. Vì người dân làng
Quyển Sơn cho rằng làm như vậy là để xua tan âm khí, sát trùng.
Về ẩm thực: người dân làng Quyển Sơn có những net đặc thù riêng so
với nhiều địa phương khác. Đó là mốn “ tái chó”phần đông dân làng đều
thích thú với món “ tái chó”. Vì người ta không nấu thịt chó chín hẳn mà
chỉ dùng nhiệt độ là cho nó chín khoảng 60%. Họ nấu món tái chó có kèm
với các gia vị như: giềng, mẻ, xả, rau mơ, rau húng, óc chó hấp khi ăn.
1.5.2. Tôn giáo, tín ngưỡng.
Đời sống tâm linh của người dân làng Quyển Sơn khá phong phú và phức
tạp. Ngoài tín ngưỡng thờ gia tiên ông bà, cha mẹ. Người dân làng Quyển
Sơn còn thờ thần, Phật, thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng làng tại các đình chùa,
đền, miếu. Trước năm 1945, làng Quyển Sơn có hai ngôi chùa thờ Phật, thờ
Mẫu, là chùa Giỏ và chùa Trung; một ngôi đình thờ Thành Hoàng làng là
đình Trung; một ngôi đền thờ thần; một ngôi miếu thờ Long Thần. Hầu hết
các ngôi đình, đền, chùa, miếu…đều quay quần xung quanh núi Cấm.
14
Nổi bật trong thế giới tâm linh của người dân làng Quyển Sơn là thờ đa
thần, trong đó tôn giáo và tín ngưỡng đan xen vào nhau đến mức khó có thể
phân biệt được rạch ròi. Chùa Giỏ thờ ông Phật Giỏ, thờ Tam Bảo…Chùa
Trung thờ Phật cũng thờ Tứ Phủ ở cạnh bái đường, gọi là “ tiền thần hậu
Phật”; đền Trúc thờ nhân vật lịch sử nhưng cũng thờ hai vị nữ thần của địa
phương, có nguồn gốc tự nhiên; miếu thờ Long Thần- vị thần có chức năng
trông nom huyệt Đế Vương trên đỉnh núi Cấm; đình Trung thờ Thành
Hoàng làng, song vào dịp lễ hội, người dân làng Quyển Sơn cũng rước bài
vị Phật, Mẫu, Thần ở chùa, đền, miếu về hội tế. Cho đến nay tính chất đan
xen vẫn còn hầu như nguyên vẹn, không bị thay đổi, mai một hay mất đi. Đó
là nét đặc sắc của tôn giáo, tín ngưỡng ở Quyển Sơn.
• Tín ngưỡng.
Cũng giống như cư dân làm nông nghiệp ở các làng quê khác ở đồng
bằng Bắc Bộ, dân làng Quyển Sơn có tín ngưỡng thờ đa thần. Họ tín rằng
có tà ma quỷ quái, có thần linh, cây cỏ, sông núi, đặc biệt họ tin là có trời,
địa phủ, có thổ công và có linh hồn người quá cố. Lực lượng siêu nhiên ấy,
tuỳ theo từng đối tượng cụ thể mà họ có thể phù trợ hay gây hại cho đời
sống con người. Thái độ ứng xử của người dân theo đó cũng có hai mặt tôn
thờ những gì phù trợ cho mình và cộng đồng. Đó chính là bóng dáng của
vạn vật hữu linh vốn rất thịnh hành của người Việt thời nguyên thuỷ, nay
vẫn còn được bảo lưu dưới dạng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thờ nữ
thần, thờ Mẫu, thờ Tứ Pháp…Ở hát Dậm lực lượng ma quỷ gây hại cho con
người nhắc đến dưới nhiều làn điệu khác nhau như làn điệu Trấn ngũ
phương có lời ca “Đánh rẽ tà ma, tống rẫy tai ương”; làn điệu Phong pháo
có lời ca “ Dẹp quỷ liên ma”; làn điệu Phong ống có lời ca “ Sát quỷ trừ
ma”….Hàng loạt các nghi lễ chủ yếu là nghi lễ Sa Man Giáo (phù thuỷ)
được tiến hàng như: yểm bùa, trấn trạch, đốt pháo, cung tên, gươm giáo.
Tín ngưỡng thờ nữ thần: Thờ nữ thần, thờ mẫu là một trong những tín
ngưỡng phổ biến ở Đông Nam Á, của người Việt. Cư dân làng Quyển Sơn là
15
một trong những làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ tôn thờ nữ thần. Mặc dù nó
chưa trở thành một tôn giáo song tín ngưỡng thờ nữ thần, thờ Mẫu vẫn rất
được người nông dân tôn sùng. Hát Dậm có một số làn điệu trực tiếp hoặc
dán tiếp nói đến hiện tượng thờ nữ thần như: Trấn ngũ phương, Hoá sắc. Ở
làn điệu Trấn ngữ phương “ Tôi mời ngũ phương thần kì” (tôi mời ba vị nhà
vua); Hoá sắc “ Rước lấy ba vị đứ vua về hộ làng đây…”. Ba vị nhà vua ở
đây là ba vị Thành Hoàng làng được thờ ở đình Trung, đồng thời cùng là ba
vị thánh được thờ ở đền Trúc. Vị thứ nhất là Lý Thường Kiệt, vị thứ hai là
Hoàng Thái Hậu, vị thứ ba là Hoàng Công Chúa. Dân làng Quyển Sơn vẫn
quen gọi là “ ba vị Đại vương”. Theo truyền thuyết “ Núi Cấm và hát Dậm
Quyển Sơn” kể lại Hoàng Thái Hậu và Hoàng Công Chúa là hai vị nữ thần
đã từng âm phù giúp Lý Thường Kiệt chiến thắng quân Chiêm Thành ở
Châu Hoan, Châu Ái. Điều đó cho thấy dân làng Quyển Sơn đã từng thờ hai
mẹ con Hoàng Thái Hậu làm thần trước khi thờ Lý Thường Kiệt. Khi Lý
Thường Kiệt qua đời dân làng Quyển Sơn đã thờ ông ở đền Trúc làm Thánh;
làm Thành Hoàng làng ở đình Trung, đồng thời cũng thờ hai vị nữ thần.
Ngoài ra dân làng Quyển Sơn còn thờ Long Thần ở ngôi miếu sau đền Trúc.
Tương truyền đây chính là vị thần long giữ huyệt Đế Vương trên đỉnh núi
Cấm. Long có nghĩa là rồng (thần mưa). Cư dân nông nghiệp hay thờ vị thần
mưa đó.
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng: Thành Hoàng làng là vị thần được
thờ ở đình làng, là ông vua tinh thần của làng xã. Tín ngưỡng thờ Thành
Hoàng làng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vào Việt Nam
khoảng thế kỉ VII, dưới thời nhà Đường, Sách Việt điện u ninh do Lý Tế
Xuyên biên soạn thời trần có ghi rõ “ viên quan đô hộ của nhà Đường đã
dực theo mô hình thần điện Trung Quốc mà phong cho thần sông Tô Lịch là
Đô phủ Thành hoàng thần quân ”
(1)
. [28; Tr 23].
Đến thế kỉ XV, khi vường triều Lê Sơ đề cao Nho giáo, thì tín ngưỡng
thờ Thành Hoàng làng phát triển phổ biến. Làng xã nào cũng xây cất đình
16
làng để thờ Thành Hoàng làng. Nhà nước không cấm mà còn phong sắc
phong cho các Thành Hoàng, chính thức hoá nghi lễ thờ Thành Hoàng theo
điển lễ Nho giáo, qua đó quản lý làng xã chặt chẽ hơn. Hát Dậm là hệ thống
các nghi lễ, các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật để thờ cúng, tưởng niệm
Thành Hoàng làng Lý Thường Kiệt cùng hai nữ thần. Ban đầu dân làng thờ
ba vị ở đền Trúc. Đến thế kỉ XV, khi có đình làng rồi thì dân làng thờ ba vị
ở cả hai nơi. Rất nhiều làn điệu hát Dậm có lời ca ca ngợi công đức của
Thành Hoàng làng. Cả ba vị Thành Hoàng làng với vị trí cao thấp khác nhau
sẽ đem đến cho dân làng nhiều điều tôt lành , may mắn, phúc lộc đề huề, xua
đuổi điều xấu, điều không may, những rủi do…Niềm tin của dân làng vào vị
Thành Hoàng làng thật to lớn. Rõ ràng lễ hội hát Dậm phản ánh quá trình
xác lập giao thoa giữa tín ngưỡng thờ Mẫu, thò nữ thần.
Tín ngưỡng thờ Thánh: Tín ngưỡng thờ Thánh tại đền Trúc của nhân
dân làng Quyển Sơn thuộc lớp văn hoá cổ, có thứ bậc cao hơn tín ngưỡng
thờ Thành Hoàng làng tại đình Trung, vì vua chỉ có thể phong thần (Thành
Hoàng làng) chứ không bao giờ phong Thánh. Đối với Thánh vua chỉ có suy
tôn, tôn vinh Thánh.
• Tôn giáo.
Đạo giáo: Đạo giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vào nước ta
khoảng thế kỉ III sau công nguyên. Do Đạo giáo về bản chất rất gần gũi với
các tín ngưỡng bản địa. Cho nên khi du nhập vào nước ta Đạo giáo phù thuỷ
đã nhanh chóng hoà nhập vào tín ngưỡng dân gian, cụ thể là hoà nhập với
các ma thuật yểm bùa, phù chú để phát huy tác dụng trong tầng lớp dân
chúng lao động. Đạo giáo thần tiên thì biến tướng thành các nghi lễ thờ
thánh tại các đền, miếu…một trong những biểu hiện đó là thờ Ngọc Hoàng
Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Mẫu Liễu Hạnh…Hát Dậm Quyển
Sơn có một số làn điệu chứng tỏ Lý Thường Kiệt, Hoàng Thái Hậu, Hoàng
Công Chúa không chỉ được dân chúng làng Quyển Sơn suy tôn làm Thành
Hoàng làng vào thế kỉ XV, mà còn được suy tôn làm Thánh ở đền Trúc vào
17
cuối Thế kỉ XI. Khi sáng tạo làn điệu hát Dậm các nghệ nhân dân gian đã
xưng tụng Lý Thường Kiệt là Thánh với tất cả tấm lòng kính trọng, mến mộ.
Trong làn điệu Chèo quỳ có ghi “ Bốn mừng Thái Hậu Đế kinh; Tôi đã đội
đức Thánh minh trong triều”; làn điệu Giáo hương “ Mà đời đời tướng
tướng; cho Thánh thọ vô cương”. Những người có công với làng với nước
trở thành bât tử trong tư duy của nhân dân.
Đạo giáo phù thuỷ trong trong hát Dậm qua các làn điệu Trấn ngũ
phương; Hoá sắc; Phong pháo; Phong ống…Trấn ngũ phương là làn điệu
nói về thuật dùng bùa để trấn trạch, dùng diêm sinh, cung tên, dao kéo để
diệt trừ ma quỷ của thầy phù thuỷ, tẩy trừ điều xấu, điều dữ, đón điều lành,
điều may. Làn điệu Phong pháo, Phong ống ngoài ý nghĩa mô phỏng tiếng
pháo ngoài mặt trận, mô phỏng tiếng sấm gọi mưa, ngoài ra còn có mục
đích dùng diêm sinh để thanh trừ ma quỷ. Làn điệu Hoá sắc chứa nội dung
trừ ma quỷ bằng bùa phép của Thái Thượng Lão Quân- Giáo chủ Đạo giáo
Đạo Phật: Làng Quyển Sơn cũng như nhiều làng quê ở đồng bằng Bắc
Bộ dân chúng tin theo đạo Phật rất đông. Điều này đã được chứng minh
thông qua lễ hội hát Dậm Quyển Sơn. Đây vừa là một lễ hội đồng thời là
một dân ca nghi lễ. Hát Dậm có một số làn điệu chứa đựng liên quan đến
Phật Giáo, đáng kể các làn điệu như: Phong pháo, Giáo hương. Trong làn
điệu Giáo hương cho thấy việc lên chùa, lễ phật cầu lành, cầu may, cầu nhân
duyên là một sinh hoạt văn hoá tương đối nhộn nhịp của mọi tầng lớp nhân
dân trong làng:
“ Vào chùa thụ oản trở ra về
Gặp khách tình nhân
Lê quẩn, lê quân
Hoa nở mùa xuân….”
(Trích làn điệu Giáo hương)
Nho giáo: Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn trong đó có một số làn điệu dân
ca khẳng định vai trò của Nho giáo trong việc trừ ma quỷ, trong tế lễ Thành
18
Hoàng làng. Các trình tự Sơ hiến lễ, Á hiễn lễ và Chung hiến lễ đều có
nguồn gốc từ cácn nghi thức tế lễ do vua tiến hành ở nhà Thái miếu, tuy
nhiên có giản lược đi đôi chút cho phù hợp với lễ hội dân gian. Các nghi
thức trong lễ hội Hát Dậm Quyển Sơn đều có liên quan đến các điển lễ mà
Chu Công thời Tây Chu (Trung Quốc) đã đặt ra, sau đó được Khổng Tử, rồi
Trình Hiệu, Chu Đôn Di kế thừa và nâng cao
Tóm lại, từ thế kỉ XI trở đi, không chỉ một tôn giáo hay một tín ngưỡng
cụ thể nào mà là cả ba tôn giáo, ba hệ tư tưởng hiện đại, hoà quyện vào
nhau, cùng với tín ngưỡng dân gian tác động ảnh hưởng đến đời sống văn
hoá tinh thần của người dân làng Quyển Sơn, thể hiện qua lễ hội hát Dậm
Quyển Sơn.
Tiểu kết chương I
Nằm trong cái nôi của văn minh sông Hồng làng Quyển Sơn là một làng
cổ, giàu truyền thống văn hoá. Sự lưu truyền các di tích và các giá trị văn
hoá truyền thống của địa phương đã thể hiện điều đó. Làng Quyển Sơn với
những di tích lịch sử núi Cấm, đền Trúc, đình Trung, chùa Giỏ …đã đi vào
lịch sử dân tộc. Qua đó ta có thể hiểu được phần nào về lịch sử, văn hoá làng
Quyển Sơn, góp phần hiểu thêm lịch sử văn hoá dân tộc.
Là một làng cổ, có bề dày văn hoá dân gian, sơn thuỷ hữu tình. Làng
Quyển Sơn đã trở thành địa danh có sức lôi cuốn mạnh với nhiều du khách
thập phương. Nơi đây đã thu hút rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nho… đến
viếng thăm, ngắm cảnh, làm thơ, vịnh cảnh về núi Cấm và các địa danh của
làng Quyển Sơn.
Làng Quyển Sơn là là một làng nhất xã nhất thôn, lớn nhất nhì huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cơ cấu làng xã ở Quyển Sơn ta có những nét
tương đồng với nhiều làng xã khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Cơ cấu tổ chức có
nhiều thiết chế đã xen trong đó Giáp giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là giáp
trưởng.
19
Về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng làng Quyển Sơn cũng có
những nét tương đồng giống như nhiều làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ.
Tuy nhiên về phong tục tập quán ở làng Quyển Sơn cũng có những nét khác
biệt như tục rước dâu vào ban đêm, tục lệ ăn món “tái chó”… đây là những
phong tục, tập quán riêng tạo nên sự độc đáo trong văn hoá ở làng Quyển
Sơn.
Cùng với sự đa dạng trong đời sống kinh tế, với sức mạnh của tinh
thần cố kết cộng đồng, gắn bó mọi người dân, mọi tầng lớp trong làng. Ở
Quyển Sơn đã là nên một kho tàng văn hoá quý báu văn hoá quý báu về cả
vật chất lẫn tinh thần với đặc trưng riêng của Quyển Sơn. Đó là những
phong tục thuần hậu, chất phác, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, là
truyền thống yêu nước, truyền thống văn hiến, văn hoá dân tộc, văn hoá ứng
xử và đời sống sinh hoạt tinh thần phong phú. Vì vậy không ai bảo ai nhưng
người dân làng Quyển Sơn luôn luôn tâm niệm, gìn giữ và phát huy những
truyền thống tôt đẹp của quê hương làng xóm. Nổi bật nên trong đó là lễ hội
hát Dậm Quyển Sơn.
20
CHƯƠNG II
LỄ HỘI HÁT DẬM QUYỂN SƠN
2.1 Khái niệm lễ hội.
Lễ hội dân tộc là một truyền thống lâu đời , là mộ sinh hoạt có giá
trị nghệ thuật thẩm mỹ trong đời sống nhân dân lao động ngày nay ở mọi
miền đất nước. “ Lễ hội cổ truyền là một hoạt động sinh hoạt văn hoá dân
gian mang tính dân tộc sâu sắc. Đây là một hoạt động văn hóa có bề dầy lịch
sử, đa dạng, phong phú và phức tạp. Lễ hội cổ truyền gồm ba thành tố: lễ,
hội, phong tục, đan chéo nhau hoà quện vào nhau, gắn bó cùng phát triển
trong mối tương giao chặt chẽ”
(1)
. [19; tr 9]
Trong truyền thống xưa và nay, làng là môi trường sinh thành của lễ
hội. Nói đến hội làng có thể hiểu ngay đó là lễ hội được tổ chức ở làng.
Làng cơ sở, là gốc của xã hội người Việt. là một kết cấu có tính cộng đồng
cao: cộng đồng lãnh thổ; cộng đồng kinh tế (tự cấp, tự túc); cộng đồng văn
hoá. Nền tảng của hội làng, trước hết là do con người muốn dâng thần linh,
cáo trình kết quả công việc làm ăn của mình. Tính thiêng liêng của nó là do
lòng thành kính và mọi hành vi trong quá trình từ lúc chế biến đến lúc dâng
lễ do con người tạo ra. Đồng thời đây cũng là một dịp để con người tự hào
về thành quả lao động và tài năng chế biến sản phẩm của mình. Ban đầu lễ
hội không thể xã dời không gian và thời gian cư trú cùng hoạt động kiếm
sống của con người. Tín ngưỡng dân gian cũng có vị trí quan trọng, như nền
tảng tư tưởng lễ hội cổ truyền. Con người ban đầu sùng bái tự nhiên qua tục
thờ đá, thờ Mặt Trời, thờ nước…Bởi ánh sang mặt trời và nước là hai yếu tố
không thể thiếu trong nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Đặc biệt tín ngưỡng
phồn thức cũng xuất hiện cùng nội dung cầu mùa nông nghiệp: con người,
gia súc, cây trồng. Là cư dân nông nghiệp nên trước hết lễ hội của cư dân
hướng về nội dung nông nghiệp. Trong quá trình vận động và phát triển của
lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân ta luôn phải chiến đấu chống giặc ngoại
21
xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Vì vậy nhu cầu giữ nước đã được phản ánh
sâu sắc trong lễ hội, nhất là các làng thuộc trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
“ Là một dân tộc bị xâm lược và chống ngoại xâm thường xuyên nên
chiến tích các anh hùng lịch sử được người dân tuyên dương ghi nhận. Lễ
hội thêm nội dung mới, tưởng niệm anh hùng có công dựng nước và giữ
nước”
(1)
. [15; tr 36]
Làng là môi trường nuôi dưỡng, gìn giữ và phát huy truyền thống của
lễ hội theo một thiết chế nhất định. Người dân trong cộng đồng làng xã là
những người có đóng góp rất lớn cho sự thành công của lễ hội. Do đó hội
làng thu hút mọi lứa tuổi, mọi lớp người. Nó mang tính quần thể sâu sắc,
hoà hợp giữa con người với con người, con người với môi trường sống. Nó
không chỉ có giá trị tuyên truyền giáo dục, giải trí, mà còn luôn luôn bảo
lưu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tóm lại, hội làng là một sinh hoạt cộng đồng kết tinh nhiều bình
diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật…lễ hội bộc lộ tinh thần
cao cả, nghiêm túc; trang trọng và bình dị, thiêng liêng và trần tục…Trong
không khí tưng bừng giữ khung cảnh của cờ quạt nghi trượng, giữa âm
thanh sôi động rền vang của chiêng trống và nhất là giữa tấm lòng nồng
nhiệt hưởng ứng của toàn thể dân làng. Tất cả đều xuất phát từ nhu cầu cuộc
sống, từ sự tồn tại và phát triển cho cả làng, sự bình yên cho từng cá nhân,
niềm hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh
sôi của gia súc, sự hội tụ của mùa màng…
Lễ hội truyền thống của nhân dân ta từ xưa đã gắn bó một cách trực
tiếp với nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là lễ hội nông nghiệp, vì
chúng bắt nguồn từ những cư dân với nền văn minh nông nghiệp lúa nước,
diễn ra trong không gian và một thời gian nhất định.
Thông thường hội làng được mở vào mùa sản xuất nên gọi là hội mùa.
Khi lúa mùa cấy xong, vụ gặt chưa tới, bão lũ qua đi chúng ta có hội mùa
thu. Khi đã cấy song lúa chiêm, trời đất kết thúc vòng quay bốn mùa cũng là
22
lúc nông nhàn là thời điểm các làng xã mở hội mùa xuân. Một bức tranh dân
gian Đông Hồ, nhan đề “du xuân đồ” (bức vẽ chơi xuân) đã ghi bốn câu thơ
Nôm:
“ Thái bình muôn thủa
Nô nức quyết xã gần
Nhạc dâng ca trong điện
Trò thưởng vật ngoài sân”
Bốn câu thơ đã diễn tả hội xuân truyền thống với tế, lễ, nhạc ca, đấu
vật, có văn, có nghệ, có võ đều đủ cả. Ngày nay khi nói đến hội hè đình đám
là nói đến hội xuân, là nghĩ đến mùa xuân. Do đó tháng Giêng, tháng hai,
tháng ba là các tháng chảy hội xuân, nhân dân khắp các vùng đều nô nức
chảy hội trong không khí linh thiêng của lễ hội và sự nhộn nhịp say mê,
cuốn hút của các trò diễn trong lễ hội.
Lễ hội ca ngợi một anh hùng dân tộc, anh hùng văn hoá, giáo dục
lòng yêu nước, chí căm thù, truyền thống lịch sử của dân tộc. Do đó lễ hội
góp phần tạo nên truyền thống tôn thờ anh hùng dân tộc, ngược lại thì truyền
thống tôn thờ anh hùng dân tộc đã là cho nhiều ngày hội thực sự trở nên có ý
nghĩa biểu hiện tâm hồn tình cảm và củng cố lòng tự hào về truyền thống
của cha ông, về văn hiến dạng rỡ lâu đời của dân tộc. Do đó “ Lễ hội không
phải là một hoạt động rời rạc, bột phát. Lễ hội là hoạt động chiều sâu của
lịch sử, có chiều rộng không gian, hội gắn với đời sống tâm linh của dân
tộc”
(1)
. [4; tr 65]
Việc thờ phụng anh hùng lịch sử ở các đình, đền của làng từ Bắc-
Nam đã thể hiện ý thức của nhân dân ta về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc từ xưa đến nay. Đó là một tín ngưỡng có cơ sở xã hội rộng rãi, có nội
dung tích cực. Ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ có trên 700 nơi thờ các vua Hùng, các
vị khai sáng văn hoá và các anh hùng lịch sử của nước Văn Lang- Âu Lạc.
Cũng ở nơi đây có trên 200 nơi có đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh
của hai bà. Ở các tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải
23
Phòng, Quảng Ninh …có hàng mấy trăm nơi thờ Trần Quốc Tuấn và các
tướng lĩnh, chiến sĩ của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông
Nguyên.
“ Có thể nói rằng việc thờ phụng anh hùng lịch sử, danh nhân văn
hoá… và việc mở lễ hội nhằm tôn vinh các vị anh hùng, danh nhân văn hoá
ở khắp nơi trên đất nước ta là một nét độc đáo của văn hoá Việt Nam, thể
hiện một sức mạnh tinh thần của nhân dân ta. Đó chính là một chất keo gắn
bó mọi người Việt Nam chúng ta thành một dân tộc thống nhất. Đó chính là
một trong những biểu hiện nổi bật của bản sắc văn hoá Việt Nam ”
(1)
. [5; tr
95- 96]
2.2 Nguồn gốc của lễ hội Quyển Sơn
Theo truyền thuyết kể lại lễ hội Quyển Sơn xuất hiện từ thời Lý vào
năm 1069, quân Chiêm Thành theo đường biển vào cướp phá vùng biển ải
Châu Hoan, Châu Ái của Đại Việt. Quân Đại Việt trấn thủ hai châu dù rất cố
gắng, cũng không đủ sức chống lại, khiến dân chúng lâm vào tình cảnh loạn
lạc, chết chóc, ly tán. Tin đó bay đến kinh thành Thăng Long, nhà vua sai Lý
Thường Kiệt đem quân đi đánh quân Chiêm Thành. Đại quân đi bằng đường
thuỷ theo sông Đáy ra cửa biển Thần Phù (nơi giáp gianh giữa Nam Định và
Ninh Bình), sau đó theo ven biển vào Châu Hoan, Châu Ái. Khi đoàn chiến
thuyền đi đến khúc ngoặt của trại Canh Dịch, dưới chân núi Cấm (nay thuộc
xã Thi Sơn), thì có một trận cuồng phong nổi nên làm cho đoàn người dù cố
gắng hết sức cũng không thể đi tiếp được. Trận gió đã cuốn cột buồm của
chiến thuyền chỉ huy của Lý Thường Kiệt, cuốn là cờ của ông lên chừng núi.
Ông cho quân ghé thuyền vào bên bờ hữu ngạn sông Đáy rồi lên núi xem
tình hình. Trước mắt ông chỉ thấy núi cao và cây cối um tùm, rừng trúc xanh
rợp bốn bề yên tĩnh đến kì lạ. Ngài sai quân hạ trại sửa sang lễ vật tự mình
viết và đọc văn tế trời đất, xin thần linh phù hộ để đánh thắng quân Chiêm
Thành. Đêm hôm ấy, Lý Thường Kiệt cùng quân lính ngủ lại trong doanh
24
trại dưới rừng trúc. Trong giấc mơ Lý Thường Kiệt đã gặp hai mẹ con vị
thần mách bảo cách đánh thắng quân Chiêm Thành.
Buổi hành quân hôm sau, của quân đội nhà Lý rất thuận lợi, chỉ
trong một thời gian ngắn đã đến Châu Hoan, Châu Ái.Cách đánh của quân
Đại Việt, theo lời dặn của chủ tướng Lý Thường Kiệt như trong giấc mơ của
ông đã có kết quả làm cho quân giặc hốt hoảng bỏ chạy toán loạn. Quân nhà
Lý đại thắng, giặc Chiêm Thành buộc phải đầu hàng.
Trên đường về kinh thành Lý Thường Kiệt một mặt sai quân trở về
Thăng Long báo tin cho triều đình, mặt khác ông cho dừng đoàn thuyền ở
dưới chân ngọn núi mà gió lớn đã từng cuốn ngọn cờ của mình. Lý Thường
Kiệt cùng một số người thân cận lên rừng trúc xem xét tình hình rồi ông cho
quân dựng doanh trại ngay tại đấy. Ông sai quân mổ trâu, bò, lợn, gà sửa lễ
lớn để tạ ơn trời đất, đặc biệt là tạ ơn vị thần đã giúp ông đánh thắng trận,
kết hợp khao thưởng tướng sĩ. Dân chúng tại trại Canh Dịch cùng được mời
đến chung vui. Lễ mừng công kéo dài hàng tháng trời. Trong lễ hội, các bô
lão trong Canh Dịch đã chọn vài chục chàng trai, cô gái trẻ; các chàng trai
thì đánh vật bơi chải dưới sông Đáy, các cô gái hát múa một số làn điệu dân
ca địa phương, nghe tình tứ êm ái. Một số người khác thì chơi cờ người,
chọi gà, thi đấu vật, thi thổi cơm…Khung cảnh diễn ra nhộn nhịp đông vui,
náo nhiệt nhằm ca ngợi chiến công to lớn của nghĩa quân đã đánh thắng
quân Chiêm Thành, thể hiện ước mơ một cuộc sống no đủ.
Sau lễ hội, Lý Thường Kiệt đã cùng một số tướng lĩnh đi dạo chơi
trong rừng trúc, bỗng gặp một ngôi đền nhỏ, cổ kính rêu phong, ngoảnh nhìn
về hướng Bắc. Trong đền có ghi bài vị “ Hoàng Thái Hậu và Hoàng Công
Chúa”, không biết có nguồn gốc từ thời nào. Ông cho rằng đó là những thần
linh đã từng giúp mình thắng trận. Vì vậy Lý Thường Kiệt đã cho người sửa
sang lại ngôi đền. Ông cho người lập trại ở dưới chân núi làm nơi nghỉ ngơi
lúc tuổi già.
25