Phương pháp bồi dưỡng Phụ trách Sao nhi đồng
Sao nhi đồng là một công tác trọng tâm và thúc đẩy phong trào học tập trong các
trường tiểu học.Để phong trào thiếu nhi và sinh hoạt “Sao nhi đồng” đạt hiệu quả tốt, bên
cạnh sự quan tâm và hỗ trợ của các ban ngành liên quan thì vai trò chủ chốt và yếu tố quyết
định thành công là phải có một đội ngũ Phụ trách sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn
luyện nghiệp vụ thường xuyên. Chính vì vậy mà công tác bồi dưỡng phụ trách sao hết sức
cấp thiết. Nếu không có lực lượng phụ trách sao thì nhi đồng không thể tự mình hoạt động
được. Thực tế đã chứng minh: “ở đâu có đội ngũ Phụ trách sao tốt thì nhi đồng ở đó sinh
hoạt sao có chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ cao.”
Đối với nhi đồng, Phụ trách sao có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, phụ trách sao là
“ Linh hồn” của sao. Thực tế cho thấy phụ trách sao giỏi là người có nhiệt tình, năng động,
có nghiệp vụ công tác Đội và có và có năng khiếu về một vài lĩnh vực hoạt động như múa
hát, kể chuyện, trò chơi… Ngược lại, nếu phụ trách sao năng lực kém sẽ làm cho hoạt động
của nhi đồng tẻ nhạt, hiệu quả giáo dục không cao.Mặt khác các phụ trách nhi đồng (giáo
viên) không thể sâu sát đến từng em và từng nhóm nhỏ các em được. Trong khi đó, Phụ
trách sao, là người có lứa tuổi gần lứa tuổi nhi đồng nên dễ gần gũi, dễ gây thiện cảm với
các em nhi đồng. Như vậy để duy trì được hoạt động sao nhi đồng có kết quả tốt phải có đầy
đủ các phụ trách sao và phải bồi dưỡng các em theo một nội dung chương trình nhất định.
Một trong số những nội dung cơ bản đó như sau:
Bước 1: Đề ra kế hoạch và chương trình hoạt động: Ngay từ đầu năm học, sau khi nắm
bắt được toàn bộ nội dung, kế hoạch chương trình của Hội đồng Đội Thành phố Bến Tre.
Giáo viên – Tổng phụ trách đề ra kế hoạch và chương trình cho riêng liên đội mình theo
từng tháng, từng chủ đề, chủ điểm tiến hành theo đúng nội dung Hội đồng Đội cấp trên đã
chỉ đạo; Sau đó dựa vào chương trình công tác Đội, dựa vào tình hình thực tế của liên đội để
đề ra kế hoạch cụ thể cho hợp lý.
Bước 2: Lựa chọn đội ngũ phụ trách sao và cách sắp xếp phụ trách sao: Phụ trách sao
là các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 được chi đội cử phụ trách một sao nhi đồng ở Trường
Tiểu học, vì vậy để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ học tập rèn luyện và phụ trách của
mình, Tổng phụ trách tham mưu với giáo viên chủ nhiệm lớp khối 6,7,8 để đề ra các tiêu
chuẩn giúp các em lựa chọn: Có sức học tập khá trở lên; Nhiệt tình với công tác nhi đồng,
yêu quý các em nhỏ; Hiểu biết nhất định về tâm sinh lý tuổi nhi đồng; Thành thạo về nghi
thức Đội; Biết tổ chức các hoạt động nhi đồng; Có năng khiếu về hát múa, trò chơi, cắt dán,
nặn vẽ, thể dục thể thao… vv Tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng chỉ là tương đối, khi lựa chọn
cũng không nên quá cầu toàn.
Có nhiều cách sắp xếp các em Phụ trách sao, nhưng đối với Liên đội trong trường học,
để đảm bảo chất lượng học tập của các em, nên sắp xếp như sau: Phụ trách sao trái buổi học
chính khóa. Ở mỗi lớp nhi đồng có từ 5 đến 10 phụ trách sao, mỗi phụ trách sao phụ trách
một Sao từ 5 đến 7 nhi đồng. Để phân công hợp lý nên dựa vào số lượng phụ trách sao và số
sao nhi đồng ở mỗi lớp, cứ mỗi em quản lý một sao và dựa vào năng khiếu của từng em mà
phân công sao cho đều, tức là mỗi sao nên có được sự tổ chức hoạt động toàn diện do Phụ
trách sao có năng lực hỗ trợ nhau học tập, kể chuyện, viết bảng, quản trò, múa, hát
Bước 3: Bồi dưỡng phụ trách sao: Sau khi lựa chọn được đội ngũ Phụ trách sao, công
việc tiếp theo là bồi dưỡng. Công việc bồi dưỡng rất quan trọng, luôn cần đặt câu hỏi: Bồi
dưỡng cái gì? Và nên chăng cần phải bồi dưỡng thường xuyên, cần phải chia ra làm nhiều
buổi với những nội dung khác nhau, với phương châm: “mưa dầm thấm lâu”. Ngoài ra, việc
dạy lý thuyết cho các em cần phải đi đôi với thực hành, cho các em quan sát những mô hình
sinh hoạt sao để các em đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và nắm được cách thức tiến hành
sinh hoạt qua thực tế.
Thông thường tiến hành một buổi tập huấn cho phụ trách sao như sau:
- Nhận xét tình hình hoạt động của sao tháng trước, biểu dương những sao hoạt động
tốt.
- Phổ biến kế hoạch nội dung sinh hoạt sao tháng tới, giải pháp để khắc phục những tồn
tại trong buổi sinh hoạt sao.
- Các phụ trách sao trao đổi ý kiến, đề xuất những vấn đề cần thiết cho sinh hoạt sao.
- Tập các bài hát, múa, trò chơi mới…
- Triển khai thí điểm tại một sao, các phụ trách sao khác quan sát rút kinh nghiệm và
triển khai đại trà.
Để làm tốt công tác bồi dưỡng phụ trách sao, cần phải cố gắng sưu tầm sách báo của
Đội, các tư liệu trong sách giáo khoa. Nên phải phối hợp cới các giáo viên bộ môn như: hát
nhạc, mĩ thuật, thể dục, công nghệ, giáo dục công dân, lịch sử …kết hợp để bồi dưỡng cho
các em, ngoài ra các em trong Ban chỉ huy liên đội cũng phối hợp để hướng dẫn các bạn phụ
trách sao những kỹ năng cơ bản về nghi thức đội.
Về phương pháp, có thể đưa ra phương pháp để các em ghi chép lại rồi học theo, hoặc
có khi làm mẫu cho các em quan sát, và các em phải thực hành sáng tạo các kỹ năng hoạt
động, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm.
Ngoài các buổi tập huấn theo định kỳ, Tổng phụ trách cùng với Ban giám hiệu nhà
trường tổ chức cho các em các cuộc thi nhỏ như: Hội thi Họa mi vàng, Hội thi Tay xinh tay
khéo, hội thi Vẻ đẹp tuổi hoa, nét đẹp nhi đồng, búp măng xinh, …Để tổ chức các cuộc thi
đó, cần phải triệu tập các phụ trách sao để phổ biến cho các em cách thức tiến hành.
Ngoài việc tập huấn, nên khuyến khích các em tham khảo các chương trình trên ti vi
như: Kính vạn hoa, vườn cổ tích, Ông mặt trời tí hon, Đường lên đỉnh Olympia, rung chuông
vàng, đố vui, trò chơi dân gian… để các em sáng tạo thêm các hình thức sinh hoạt cho
phong phú đa dạng và hấp đẫn.
Để giúp các em phụ trách sao trong buổi đầu gặp gỡ, phải tổ chức cho các em gặp giáo
viên phụ trách lớp mình được tham gia sinh hoạt; đồng thời phối hợp với các giáo viên sắp
xếp lịch sinh hoạt cho phù hợp với tình hình của lớp. Bên cạnh việc bồi dưỡng cho các em
những kỹ năng cơ bản, cách thức tiến hành sinh hoạt sao, phải hướng dẫn các em cách viết
kế hoạch và báo cáo công tác nhi đồng ở lớp mình phụ trách
Nhằm phát huy tính tự giác và khả năng của các em, sau mỗi đợt sinh hoạt, Ban phụ
trách tập hợp lại những việc thực hiện được, những việc chưa thực hiện, cần thiết cho các
em kiểm tra chéo nhau. Các em dựa vào những lần đánh giá rút kinh nghiệm đó để học hỏi
lẫn nhau, để ngày càng nâng cao kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội và hoàn thiện các phương
pháp bồi dưỡng phu trách sao.
Trên thực tế, các em học sinh Phụ trách sao từ những e ngại nhút nhát ban đầu, dần dần
các em phát huy tốt năng lực tự quản và thể hiện linh hoạt sáng tạo vai trò người phụ trách
sao. Qua các mô hình sinh hoạt sao nhi đồng đã có tác dụng giáo dục rất tốt về mọi mặt, như
phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “truy bài đầu giờ”, tổ, nhóm, CLB…. Thông qua các buổi
sinh hoạt đã góp phần rèn luyện thói quen, hành vi kỹ năng cho các em phụ trách sao cũng
như các em nhi đồng: Kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc; Kỹ năng lắng nghe và phân biệt đúng
sai; Các em tự tin, mạnh dạn hoạt bát, có hứng thú với hoạt động học tập, yêu thích hoạt
động đội hơn.
Chính việc rèn luyện thói quen, hành vi kỹ năng đã phát huy tính tích cực chủ động
sáng tạo của đội viên trong học tập. Ngoài ra việc rèn kỹ năng hát múa cho các em cũng góp
phần thực hiện tốt chương trình hát nhạc trong nhà trường. Mặt khác, thông qua chương
trình “rèn luyện đội viên và dự bị đội viên, phong trào nói lời hay- làm việc tốt”, trường học
thân thiện, học sinh tích cực …. đã cung cấp nhiều tình huống đạo đức giúp cho các em có
một phẩm chất đạo đức tốt…
TPT
Nguyễn Bá Bảo Trân