Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng chế phẩm phân bón hữu cơ Agrodream đến khả năng nhân giống vô tính bằng giâm cành giống Shan Chất Tiền và Phúc Vân Tiên tại Phú Hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.4 KB, 27 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia Sinensis (L) Okuntze) là cây công nghiệp dài ngày và được
coi là cây truyền thống từ lâu đời của nhiều quốc gia Châu Á. Theo nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học, chè là thức uống có nhiều giá trị nhất, hiệu quả nhất, tác dụng
lâu dài nhất. Nước chè có tác dụng rất tốt đối với cơ thể con người. Nó có khả năng
kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh
mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc và
giảm được mệt mỏi sau lao động. Chè là thức uống lí tưởng có giá trị kinh tế cao và
được coi là đồ uống của thế kỷ 21.
Trong tổng số 20 nước trồng và chế biến chè xuất khẩu thì Việt Nam đang
đứng hàng thứ 5 về diện tích và thứ 8 về sản lượng và xuất khẩu. Sản phẩm chè Việt
Nam có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, để nâng cao giá bán của
sản phẩm chè Việt Nam, con đường nhanh và hiệu quả là phát triển các giống chè
mới có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế cho các vườn chè giống cũ kém chất
lượng. Tuy nhiên, các giống chè tốt, ngoài đặc điểm có năng suất cao, phẩm chất tốt
cần phải có khả năng nhân giống vô tính tốt. Bởi vì, chè là cây giao phấn, nếu nhân
giống bằng hạt thì thế hệ sau sẽ bị phân ly dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Chỉ
có con đường nhân giống vô tính mới có thể giữ nguyên được tính trạng của cây mẹ
ban đầu. Trong nhân giống chè bằng phương pháp vô tính, thì phương pháp nhân
giống bằng giâm cành là phổ biến nhất, dễ làm, chi phí thấp, hệ số nhân cao.
Hai giống chè mới Phúc Vân Tiên và Shan Chất Tiền đang được ngành chè có
chủ trương phát triển rộng trong những năm tới. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm
tăng khả năng nhân giống vô tính bằng giâm cành, tăng tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn
của 2 giống chè này là rất cần thiết. Phân bón Agrodream là phân bón có chất lượng,
có đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đồng thời cây con dễ hấp thụ. Vì vậy
ở giai đoạn cây tăng trưởng, bón phân Agrodream sẽ kích thích cây sinh trưởng và
phát triển nhanh. Chính vì vậy, việc tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng chế
phẩm phân bón hữu cơ Agrodream đến khả năng nhân giống vô tính bằng giâm
cành giống Shan Chất Tiền và Phúc Vân Tiên tại Phú Hộ” là rất cần thiết.
1


2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm phân bón hữu cơ Agrodream đến khả
năng nhân giống vô tính bằng giâm cành của hai giống chè Shan Chất Tiền và Phúc
Vân Tiên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón Agrodream đến sinh trưởng thân, lá
của cây con trong vườn ươm trên hai giống chè Shan Chất Tiền và Phúc Vân Tiên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón Agrodream đến tăng trưởng của bộ
rễ cây con trong vườn ươm đối với hai giống chè Shan Chất Tiền và Phúc Vân Tiên.
- Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại chính trong vườn ươm của hai giống
chè Shan Chất Tiền và Phúc Vân Tiên.
2
PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước
1.1.1. Trên thế giới
Chè được sản xuất ở gần 40 nước trên thế giới với diện tích năm 2006 đạt xấp
xỉ 2.7 triệu ha, tăng 18.8% so với năm 1991 (tốc độ tăng trưởng bình quân 1.16%
hàng năm). Một số nước đóng góp vào tốc độ tăng trưởng diện tích chè là Trung
Quốc, Việt Nam.
Trên thế giới hiện nay có trên 40 nước sản xuất chè, nhưng có khoảng 140
nước dùng chè. Mức tiêu thụ chè trên thế giới tăng bình quân 2,9%/năm. Sản lượng
chè nhập khẩu năm 2004 của toàn thế giới đạt 1,416 triệu tấn, tăng 10% so với năm
2000.
1.1.2. Trong nước
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông nam Á, cái nôi của cây chè. Khí hậu,
đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng mưa dồi dào 1700 – 2000 mm/
năm, nhiệt độ 21 – 22
0
C, ẩm độ không khí 80 – 85 %. Việt Nam được coi là quê

hương của cây chè, song sự hình thành ngành chè được tính từ khi có các đồn điền do
người Pháp xây dựng từ năm 1890.
Uống chè là tập quán lâu đời ở Việt Nam, có thể xem như một nét văn hoá của
người Việt Nam.Với dân số hơn 80 triệu người và tập quán uống trà lâu đời, Việt
Nam là thị trường còn rất nhiều tiềm năng của ngành chè. Cùng với việc mở rộng thị
trường tiêu thụ nội địa, việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu chè của Việt
Nam là hết sức quan trọng, vừa thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các
nước, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chè.
Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “CheViet” đã được đăng ký bảo hộ tại 70 thị
trường quốc gia và khu vực.
1.2. Nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành
3
Cơ sở khoa học của phương pháp giâm cành:
Đối với thực vật nói chung, cây chè nói riêng để duy trì nòi giống của mình
chúng đều phải thông qua cơ quan sinh sản, hoặc chúng có khả năng tái sinh từ các
bộ phận của các cơ quan sinh dưỡng như lá, chồi rễ, thân Nếu đưa các bộ phận của
chúng vào môi trường thích hợp nó sẽ phát triển thành rễ, mầm và hình thành cây
con.
Phương pháp giâm cành chè là sử dụng một bộ phận gồm đoạn thân lá (cơ
quan dinh dưỡng) để tái sinh ra cây chè mới. Phiến lá của hom chè là cơ quan để
quang hợp tạo ra những chất dinh dưỡng nuôi hom và tái sinh cây, lá có vai trò quan
trọng trong việc tạo thành cây chè. Do đó lá không thể bị dập nát, phải sạch sâu bệnh.
Để tạo thành cây chè hoàn chỉnh và sinh trưởng tốt trong vườn ươm, đủ tiêu
chuẩn đưa ra trồng trên nương nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng hom giống, đất
trong bầu, chế độ chiếu sáng, chế độ chăm sóc và phân bón cho vườn ươm. Từ vết cắt
hom chè sau khi giâm cành xuống đất sẽ hình thành màng mộc thiêm để chống sự
xâm nhập của vi sinh vật, dần dần tạo thành mô sẹo và từ đó mọc ra rễ đầu tiên, mầm
nách của hom chè cũng được phát triển từng bước cùng với sự phát triển của bộ rễ,
đầu tiên là lá vảy ốc mở, sau đó đến các lá cá và lá thật để tạo thành cây chè hoàn

chỉnh.
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về giâm cành chè
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật giâm cành chè
Giâm cành chè được xem là một tiến bộ khoa học quan trọng của ngành chè.
Ưu điểm của phương pháp là cây con giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, vườn chè
đồng đều, rất thuận lợi cho chăm sóc, thu hái, chế biến. Hệ số nhân giống cao (1ha
vườn giống cung cấp đủ giống để trồng 60ha).
Giâm cành được nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1900, ở Ấn Độ năm 1911, ở
Gruzia năm 1928, ở Nhật Bản năm 1936 và ở Srilanka năm 1938. Hiện nay, hầu hết
các nước trồng nhiều chè trên thế giới đều áp dụng nhân giống bằng cành vào sản
xuất [9].
4
1.3.1.2. Tình hình sử dụng phân bón và chế phẩm phân bón trong giâm cành chè
Để hoàn thiện kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, các nhà khoa
học đã nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón và chất kích thích sinh trưởng đến khả
năng giâm cành của chè.
Về vấn đề bón phân cho cành giâm các tác giả đề xuất công việc này chỉ nên bắt
đầu khi các cành giâm đã có rễ và khi bắt đầu giai đoạn luyện cây trước khi mang
trồng. Có thể dùng phân Sunphat đạm hoặc phân Urê, phân tổng hợp với lượng 20-
30g/m
2
tuỳ từng giai đoạn. Một số tác giả khác đều thống nhất cho rằng phân N, P, K
theo tỷ lệ 15:10 :10 bón với lượng 1,5g hỗn hợp này cho một bầu sẽ cho kết quả tốt.
Tại Srilanca sau khi hom chè đã nẩy mầm và ra rễ bón 15g hỗn hợp T55 (35 phần
đạm sunphat + 10 phần Kali + 10 phần muối magiê) cho 100 bầu, bón 28g T55 cho
100 bầu chè trước khi trồng hai tháng sẽ cho kết quả tốt.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật giâm cành chè
Nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành đang được áp dụng phổ biến ở

các nước trồng chè trên thế giới. Ở nước ta chè cành cũng đang dần thay thế các
giống chè hạt năng suất thấp, khả năng thành công của phương pháp này tương đối
cao [5]. Tuy nhiên để trồng chè bằng cành giâm thành công cần phải lưu ý một số vấn
đề là: tùy theo giống và chất lượng hom giống mà có kỹ thuật tác động phù hợp.
1.3.2.2. Tình hình sử dụng phân bón và chế phẩm phân bón trong giâm cành chè
Phương pháp nhân giống vô tính bằng giâm cành hiện nay đang được áp dụng
rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp
giâm cành người ta đã sử dụng những dòng tốt để nhân giống, đồng thời tác động các
biện pháp kỹ thuật để nâng cao điều kiện vườn ươm, sử dụng các hóa chất kích thích
làm tăng sức sống cho cây con. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều những công trình
nghiên cứu về các chế phẩm phân bón hữu cơ có tác dụng kích thích sinh trưởng của
cây con trong vườn ươm; hơn nữa các chất kích thích, chế phẩm không đa dạng; chưa
có công trình nghiên cứu nào về ảnh hưởng của chế phẩm Agrodream đến giâm cành
chè, một loại chế phẩm phân bón mới có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng
của cây chè.
5
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Các giống chè sử dụng để nghiên cứu
* Giống chè Shan Chất Tiền đã giâm được 3 tháng.
* Giống chè Phúc Vân Tiên đã giâm được 3 tháng.
2.1.2 Chế phẩm sử dụng
Phân bón Agrodream: là loại phân bón do công ty Cổ phần kỹ thuật môi trường
(ETC) nghiên cứu tạo ra gồm 3 loại: Agro Dream C; Agro Dream D và Agro Dream
M theo công nghệ thủy phân protein bằng enzyme ở nhiệt độ thấp và bổ sung các chất
dinh dưỡng đa lượng bao gồm urê, KOH, H
3
PO
4

, rỉ đường.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được làm tại vườn ươm của Trung tâm nghiên cứu và phát triển
chè - Viện KHKTNLNMN phía Bắc, xã Phú Hộ, thị Xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2008 đến tháng 05/2009.
2.2.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại viện KHKTNLNMN phía Bắc, đặt tại xã Phú
Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Khu vực này có điều kiện tự nhiên như sau:
Đất đai: Feralit đỏ vàng
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong 4 tháng đầu năm 2009 là 20,3
0
C, cao nhất
là tháng 4 (24,1
0
C), thấp nhất là tháng 1 (14,9
0
C).
Ẩm độ: Ẩm độ trung bình là 87 %, khá đồng đều ở các tháng, đạt ẩm độ cần
thiết cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình là 591 mm, cao nhất là ở tháng 4 lượng
mưa là 1144 mm, thấp nhất là tháng 2 127 mm.
2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
6
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Agrodream đến khả năng sinh trưởng
của cây con trong vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Agrodream đến khả năng sinh trưởng
của bộ rễ cây con trong vườn ươm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Agrodream đến khả năng tăng trưởng
sinh khối của cây con trong vườn ươm.
- Nghiên cứu tình hình sâu, bệnh hại chính trong vườn ươm.
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Chiều cao cây.
- Số lá trên cây.
- Đường kính thân.
- Số rễ.
- Trọng lượng rễ.
- Tỷ lệ trên mặt đất so với phần dưới mặt đất.
- Sinh khối cây con trong vườn ươm.
- Sâu bệnh hại.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và công thức thí nghiệm
- Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi giống (Shan Chất
Tiền và Phúc Vân Tiên) thực hiện 4 công thức 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi công thức
là 3m
2
(diện tích 1 lần nhắc của 1 công thức là 1m
2
).
- Các công thức :
CT1 : Bón NPK theo qui trình + Phun 10 ml Agrodream/ 1lít nước.
CT2 : Bón NPK theo qui trình + Phun 15 ml Agrodream/ 1lít nước.
CT3 : Bón NPK theo qui trình + Phun 20 ml Agrodream/ 1lít nước.
CT4 (đ/c): Bón NPK theo qui trình + Phun lượng nước như các công thức
khác.
Trong đó bón NPK theo qui trình :
7
Lượng bón phân cho vườn ươm (g/m

2
)
Phân bón
Sau cắm hom
Đạm Urê Supe lân Kali chlorua
2 tháng 5 4 10
4 tháng 7 6 10
6 tháng 8 8 11
8 tháng 10 12 19
+ Bón theo qui trình áp dụng cho hai giống chè nghiên cứu.
+ Hòa phân với một lượng nước nhất định vào xô sao cho tan đều, khi bón thì
múc nước phân bón đã hòa vào ô doa đã chứa sẵn nước sạch, khuấy đều. Tưới đều
trên mặt luống, sau đó dùng nước để tưới rửa lá.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Phương pháp theo dõi chiều cao cây, số lá trên cây, đường kính thân
* Thời điểm lấy mẫu: ngay trước khi phun chế phẩm Agrodream lần đầu tiên,
ta tiến hành đo đếm các chỉ tiêu. Sau đó cách 15 ngày đo một lần cho đến lúc kết thúc
thí nghiệm.
* Cách lấy mẫu: lấy mẫu theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm
đánh dấu 2 bầu để theo dõi.
* Cách đo đếm:
+ Chiều cao cây: đo từ nách của hom giâm đến đỉnh sinh trưởng bằng thước
chia mm.
+ Số lá trên cây: đếm tất cả các lá có trên cây theo dõi.
+ Đường kính thân: dùng thước kẹp panme để đo. Giữ nguyên thước kẹp, đọc
chỉ số trên thước.
2.4.2.2. Phương pháp theo dõi sinh trưởng rễ
* Thời điểm lấy mẫu: khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm, sau đó cách 30 ngày
thì tiến hành lấy mẫu 1 lần.
8

* Cách lấy mẫu: chọn 03 bầu đại diện cho công thức thí nghiệm, tiến hành tách
bỏ túi bầu P.E trong chậu nước (để không làm đứt rễ), rửa sạch mẫu. Dùng dao sắc
tách toàn bộ rễ ra khỏi thân chính. Để riêng từng mẫu vào những túi nilon có ghi rõ
từng công thức.
* Cách đo đếm:
+ Số rễ: sau khi lấy mẫu ta tiến hành đếm số rễ cấp 1 (rễ mọc ra từ thân chính)
và rễ cấp 2 (rễ mọc ra từ rễ cấp 1).
+ Khối lượng rễ:
Cân tươi: sau khi để mẫu ráo nước, dùng cân chính xác 0,1g để cân chung cho
1 lần nhắc của 1 công thức (03 bầu).
Cân khô: sau khi tiến hành cân khô xong ta tiến hành sấy rễ đến khối lượng
không đổi. Dùng cân chính xác 0,1g tiến hành cân nhanh ngay tại nơi sấy, cân mẫu
nào (1 lần nhắc của 1 công thức là 1 mẫu gồm 03 bầu) thì lấy mẫu đó ra, những mẫu
khác vẫn để trong máy sấy.
2.4.2.3. Phương pháp theo dõi tỷ lệ trên mặt đất và dưới mặt đất (K)
* Thời điểm lấy mẫu: Giống với theo dõi rễ.
* Cách lấy mẫu: cũng giống lấy mẫu rễ song ta không cắt rời rễ, mà tiến hành
tách riêng mẫu (mỗi 1 lần nhắc của 1 công thức gồm 03 bầu là một mẫu) thành hai
phần: phần trên mặt đất (tính từ phía trên cùng của cổ rễ tới đỉnh sinh trưởng của cây)
và dưới mặt đất (phần còn lại của mẫu).
* Cách đo đếm: ta cũng tiến hành cân tươi và cân khô (sấy mẫu đến khối lượng
không đổi) đối với hai phần . Khi đó ta xác định tỷ lệ trên mặt đất và dưới mặt đất
như sau:
K =
ÊtmÆt d íi l îng khèi
ÊtmÆt ntrª l îng khèi
đ
đ
2.4.2.4. Phương pháp theo dõi sinh khối cây con trong vườn ươm
* Thời điểm lấy mẫu: giống với theo dõi rễ.

* Cách lấy mẫu: Giống theo dõi rễ nhưng ta để nguyên cây con.
* Cách đo đếm: mẫu sau khi lấy về để ráo nước, tiến hành cân tươi và cân khô,
cân bằng cân chính xác 0,1g.
9
2.4.2.5. Phương pháp theo dõi sâu bệnh hại
Điều tra (quan sát bằng mắt) sự xuất hiện của một số sâu, bệnh thường gặp
thường xuyên theo lần theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và phần mềm
IRRISTAT.
10
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Agrodream đến khả năng sinh trưởng
của cây con trong vườn ươm
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream tới chiều cao cây trong vườn ươm
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tốc độ phát triển của cây con
trong vườn ươm. Nó cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sống của cây, đối với chè giai đoạn
vườn ươm thì chiều cao cây chính là yếu tố quyết định cây con có đủ tiêu chuẩn xuất
vườn hay không, nó cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của cây con giai đoạn kinh
doanh.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây giống chè Shan Chất Tiền
(đơn vị: cm/ ngày)
Sau phun
CT
15 ngày 45 ngày 75 ngày 105 ngày
1 0,07 0,07
*
0,07 0,14

2 0,07 0,07
*
0,07 0,15
3 0,08
*
0,09
*
0,10
*
0,16
*
4 (đ/c) 0,06 0,06 0,07 0,13
LSD
0.05
0,02 0,01 0,02 0,03
CV% 11,7 9,6 11,2 11,9
Qua dẫn liệu ở bảng 3.1 ta thấy phân bón Agrodream có ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây của giống Shan Chất Tiền :
Sau khi phun chế phẩm 15 ngày, thì tốc độ tăng trưởng chiều cao ở CT1 (10ml
chế phẩm/ 1 lít nước) đạt 0,07 cm/ngày, cao hơn đối chứng (CT4 =0,06 cm /ngày) là
0,01 cm/ ngày; khi sử dụng Agrodream với liều lượng ở CT2 (15ml chế phẩm/ 1lít
nước), thì tốc độ tăng chiều cao cây cũng đạt 0,07 cm/ngày, cao hơn đối chứng 0,01
cm/ ngày; ở CT3 (20ml chế phẩm/ 1lít nước) thì tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt
0,08 cm/ngày, cao hơn đối chứng 0,02 cm/ngày. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây ở CT3 đạt cao nhất và sai khác có ý nghĩa so sánh với công thức
đối chứng với CV%= 11,7% (LSD
0.05
= 0,02).
11
Sau phun chế phẩm 45 ngày thì tốc độ tăng trưởng chiều cao của CT1 và CT2

vẫn đạt 0,07 cm/ngày, cao hơn đối chứng 0,01 cm/ngày, sai khác có ý nghĩa so sánh
với công thức đối chứng. CT3 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 0,09 cm/ngày, tốc
độ tăng trưởng này cao hơn giai đoạn theo dõi trước 0,01 cm/ngày, và cao hơn công
thức đối chứng 0,03 cm/ngày, sai khác có ý nghĩa so sánh với công thức đối chứng
LSD
0.05
= 0,01; CV% = 9,6%).
Sau khi phun chế phẩm 75 ngày thì tốc độ tăng trưởng chiều cao của CT1 và
CT2 vẫn duy trì ở mức 0,07 cm/ngày không có sự sai khác so với đối chứng, còn CT3
đạt 0,10 cm/ngày cao hơn công thức đối chứng 0,03 cm/ngày (LSD
0.05
= 0,02; CV% =
11,2%).
Sau khi phun chế phẩm 105 ngày thì tốc độ tăng trưởng chiều cao ở các công
thức tăng rõ rệt: cao nhất là ở CT3 đạt 0,16 cm/ngày sai khác có ý nghĩa so sánh với
công thức đối chứng cao hơn đối chứng 0,03 cm/ngày (với LSD
0.05
= 0,03). Ở hai
công thức CT2 và CT3 tốc độ tăng chiều cao cũng tăng mạnh song sai khác không có
ý nghĩa so sánh với công thức đối chứng.
Qua quá trình theo dõi ta nhận thấy khi sử dụng chế phẩm Agrodream ở liều
lượng sử dụng là 20ml/1lít nước thì chiều cao tăng mạnh, tốc độ tăng chiều cao lớn,
liều lượng sử dụng như ở CT1, CT2 không cho thấy sự sai khác với đối chứng, liều
lượng sử dụng như ở hai công thức này không có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng
chiều cao cây của giống Shan Chất Tiền hơn so với không dùng, mặc dù tốc độ tăng
chiều cao có thể cao hơn công thức đối chứng với liều liệu sử dụng như ở CT2.
3.1.1.2. Đối với giống chè Phúc Vân Tiên
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của Agrodream đến chiều cao cây giống Phúc Vân
Tiên, kết quả được ghi nhận ở bảng 3.3:
12

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây giống chè Phúc Vân Tiên
(đơn vị: cm/ngày)
Sau phun
CT
15 ngày 45 ngày 75 ngày 105 ngày
1 0,07 0,07 0,09 0,25
2 0,07 0,09
*
0,11
*
0,27
*
3 0,08
*
0,11
*
0,14
*
0,28
*
4 (đ/c) 0,07 0,07 0,08 0,23
LSD
0.05
0.01 0,02 0,02 0,04
CV% 3,90 10,30 7,80 8,30
Qua bảng 3.3 ta nhận thấy tốc độ tăng chiều cao cây giống Phúc Vân Tiên tăng
dần theo quá trình phát triển của cây:
Giai đoạn đầu sau khi phun Agrodream 15 ngày: thì tốc độ tăng chiều cao cây
giữa các công thức khá đồng đều. Tốc độ tăng chiều cao cây sau khi phun chế phẩm

15 ngày ở CT1, CT2, CT4 đều đạt 0,07 cm/ngày; CT3 tốc độ tăng chiều cao cây đạt
0,08 cm/ngày sai khác có ý nghĩa so sánh với công thức đối chứng (LSD
0.05
= 0,01).
Giai đoạn sau khi phun Agrodream 45 ngày thì có sự thay biến động khá rõ:
CT1 và CT4 thì tốc độ tăng chiều cao cây vẫn đạt 0,07 cm/ngày, không tăng so với
lần theo dõi trước; CT2 tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 0,09 cm/ngày cao hơn đối
chứng 0,02 cm/ngày, CT3 tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 0,11 cm/ngày cao hơn đối
chứng 0,04 cm/ngày, hai công thức này sai khác có ý nghĩa so sánh với đối chứng
(LSD
0.05
= 10,3)
Sau khi phun chế phẩm 75 ngày thì: tốc độ tăng trưởng chiều cao của CT1
tăng lên 0,09 cm/ngày cao hơn đối chứng là 0,01 cm/ngày, tuy nhiên nó không sai
khác so với đối chứng. Còn CT2 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 0,11cm/ngày
cao hơn đối chứng (CT4 đạt 0,08 cm/ngày) 0,03 cm/ngày, CT3 tốc độ tăng trưởng
chiều cao đạt 0,14 cm/ngày cao hơn đối chứng 0,06 cm/ngày, hai công thức này sai
khác có ý nghĩa so sánh với công thức chiều cao.
Sau khi phun chế phẩm 105 ngày thì tốc độ tăng chiều cao của giống Phúc Vân
Tiên là khá cao. Ở 105 ngày sau khi phun chế phẩm thì tốc độ tăng chiều cao cây ở
13
CT3 đạt cao nhất 0,28 cm/ngày, CT2 đạt 0,27 cm/ngày, hai công thức này đều sai
khác có ý nghĩa so sánh với công thức đối chứng.
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến đường kính thân cây trong vườn
ươm
Sự sinh trưởng của cây con trong vườn ươm được đánh giá thông qua chỉ tiêu
đường kính thân, đây cũng là chỉ tiêu trong tiêu chuẩn cây con xuất vườn. Cây con có
đường kính thân lớn, phát triển đều là cơ sở để về sau cây sinh trưởng khỏe, cho năng
suất cao trong thời kỳ kinh doanh.
3.1.2.1. Đối với giống chè Shan Chất Tiền

Nghiên cứu ảnh hưởng của Agrodream đến đường kính thân giống Shan Chất
Tiền kết quả được ghi nhận ở bảng 3.5:
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream tới đường kính thân
giống Shan Chất Tiền
(đơn vị: mm)
Chỉ tiêu
CT
Đường kính thân
Ngày 01/05
So với đối chứng
1 2,52 0,14
2 2,50 0,12
3 2,61 0,23
4(đ/c) 2,38
LSD
0.05
0,31
CV% 6,20
Qua bảng 3.5, ta thấy nhìn chung mức độ biến động của đường kính thân của
giống Shan Chất Tiền là không lớn và khá đồng đều giữa các công thức. Xét tại thời
điểm cuối cùng của thí nghiệm ta thấy đường kính thân ở CT3 đạt cao nhất 2,61 mm,
cao hơn đối chứng 0,23 mm, tiếp đến là CT1 đạt 2,52 mm cao hơn đối chứng 0,14
mm, CT2 đạt 2,50 mm cao hơn đối chứng là 0,12 mm. Như vậy, không có công thức
nào có đường kính thân có ý nghĩa sai khác so với đối chứng, tuy nhiên kết quả ở
bảng trên cho thấy xu hướng đường kính thân ở công thức 3 lớn hơn công thức đối
chứng.
14
3.1.2.2. Đối với giống chè Phúc Vân Tiên
Nghiên cứu ảnh hưởng của Agrodream tới đường kính thân giống chè Phúc
Vân Tiên thu được kết quả sau:

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream tới đường kính thân
giống Phúc Vân Tiên
(đơn vị :mm)
Chỉ tiêu
CT
Đường kính thân
Ngày 01/05 So với đối chứng
1 2,40 0,11
2 2,44 0,15
3 2,54 0,25
4(đ/c) 2,29
LSD
0.05
0,38
CV% 7,90
Cũng tương tự giống Shan Chất Tiền, ta thấy Agrodream không ảnh hưởng
mạnh đến đường kính thân cây giống Phúc Vân Tiên. Tại thời điểm cuối cùng của thí
nghiệm thì xu hướng đường kính thân ở CT3 đạt cao nhất 2,54 mm cao hơn đối
chứng 0,25 mm, tiếp đến là CT2 đường kính thân đạt 2,44 mm cao hơn so với đối
chứng 0,15 mm, CT1 đường kính thân đạt 2,40 mm cao hơn đối chứng 0,11 mm, thấp
nhất là CT4 (đ/c) đường kính thân đạt 2,29 mm.
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến phát triển bộ lá
Lá là bộ phận quan trọng của cây có vai trò quang hợp tạo vật chất hữu cơ cung
cấp cho cây. Do đó khả năng ra lá sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây,
ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây chè con.
3.1.3.1. Đối với giống Shan Chất Tiền
Qua theo dõi số lá trên cây chè giống Shan Chất Tiền thu được kết quả thể hiện
ở bảng 3.9:
15
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến khả năng ra lá

giống chè Shan Chất Tiền
(đơn vị: lá/cây)
Sau phun
CT
15 ngày 45 ngày 75 ngày 105 ngày
1 3,33 4,36 5,83 7,40
2 2,97 4,40 5,80 7,47
3 2,97 4,37 6,37 7,87
4(đ/c) 2,77 4,07 5,73 7,15
Qua dẫn liệu ở bảng 3.9 ta thấy số lá/cây của giống chè Shan Chất Tiền tăng
dần theo quá trình sinh trưởng. Số lá giữa các công thức biến động theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu khi mới phun chế phẩm tử 15 – 45 ngày thì số lá/cây tăng chậm
và khá đồng đều giữa các công thức, điều này phù hợp qui luật phát triển của cây,
giai đoạn này phát triển phần dưới mặt đất nhiều hơn… Giai đoạn sau phun từ 45 –
75 ngày thì số lá/cây bắt đầu tăng. Trong các công thức thì ta thấy: CT3 là 4,37
lá/cây, ở CT2 số đạt 4,40 lá/cây, CT1 số lá/cây là 4,36 lá, số lá/cây ở CT4 là 4,07
lá/cây
3.1.3.2. Đối với giống Phúc Vân Tiên
Qua nghiên cứu ta có kết quả như sau:
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của Agrodream đến khả năng ra lá của giống chè Phúc
Vân Tiên (đơn vị: lá/cây).
Sau phun
CT
15 ngày 45 ngày 75 ngày 105 ngày
1 6,23 8,07 10,73 13,57
2 6,27 8,13 10,93 14,40
3 6,73 8,93 11,57 15,37
4 (đ/c) 5,07 7,23 9,36 13,13
Qua dẫn liệu ở bảng 3.10 ta thấy số lá/cây của giống Phúc Vân Tiên tăng theo
quá trình phát triển của cây. Giai đoạn đầu tốc độ ra lá thấp hơn giai đoạn sau: sau 15

ngày thì CT3 đạt cao nhất 6,73 lá/cây, tiếp đến là CT2 đạt 6,27 lá/cây, CT1 đạt 6,23
lá/cây và thấp nhất là CT4 đạt 5,07 lá/cây. Sau 45 ngày thì CT3 có số lá/cây là 8,93
16
lá/cây, thấp nhất là CT4 đạt 7,23 lá/cây. Giai đoạn sau khi số lá/cây lớn, cây sinh
trưởng mạnh thân cành, lại gặp điều kiện nhiệt độ thích hợp cho nên tốc độ ra lá của
giống Phúc Vân Tiên là khá nhanh, số lá trên cây tăng lên khá rõ ràng. Mặt khác do
giống này có phân nhánh thân chính nên số lá tăng sau mỗi lần theo dõi là khá cao.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Agrodream đến khả năng sinh trưởng
của bộ rễ cây con trong vườn ươm
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream tới trọng lượng rễ
Một cây con muốn khỏe mạnh phải có bộ rễ phát triển. Những cây có bộ rễ
khoẻ, khi trồng ra nương sẽ có tỷ lệ sống cao và tạo tiền đề cho nương chè khỏe, năng
suất cao. Khối lượng rễ có quan hệ chặt với khả năng sinh trưởng và năng suất búp
chè sau này.
3.2.1.1. Đối với giống Shan Chất Tiền
Nghiên cứu về bộ rễ cành chè giâm dưới tác động của Agrodream thu được kết
quả ở bảng sau:
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến trọng lượng rễ
giống Shan Chất Tiền
Chỉ tiêu
CT
Trọng lượng rễ (g)
Tươi Khô
1 0,40 ± 0,05 0,08

± 0,02
2 0,41
*
± 0,04 0,15
*

± 0,03
3 0,41* ± 0,06 0,12

± 0,02
4 (đ/c) 0,34 ± 0,04 0,11 ± 0,01
LSD
0.05
0,07 0,03
CV% 9,50 11,70
Qua bảng 3.11 ta thấy trọng lượng rễ của giống Shan Chất Tiền giữa các công
thức là khá đồng đều, xét trọng lượng rễ tươi thì CT2 và CT3 có trọng lượng rễ đạt
cao nhất 0,41g cao hơn đối chứng 0,07g sai khác có ý nghĩa so sánh với đối chứng,
CT1 có trọng lượng rễ đạt 0,4g cao hơn đối chứng 0,06g. Trọng lượng rễ khô cao
nhất là CT2 đạt 0,15g, tiếp đến là CT3 đạt 0,12g , CT4 đạt 0,11g, thấp nhất là CT1
đạt 0,08g.
17
3.2.1.2. Đối với giống Phúc Vân Tiên
Nghiên cứu trọng lượng rễ giống chè Phúc Vân Tiên dưới ảnh hưởng của
Agrodream, thu được kết quả như sau:
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến trọng lượng rễ
giống Phúc Vân Tiên
(đơn vị: g)
Chỉ tiêu
CT
Trọng lượng rễ (g)
Tươi Khô
1 0,70

± 0,09 0,33
*

± 0,06
2 0,71

± 0,06 0,26

± 0,04
3 0,83
*
± 0,06 0,35
*
± 0,05
4 (đ/c) 0,68 ± 0,05 0,28 ± 0,03
LSD
0.05
0,15 0,05
CV% 10,20 8,80
Trọng lượng rễ khô của giống Phúc Vân Tiên cũng có sự khác nhau, có hai
công thức sai khác có ý nghĩa so sánh với đối chứng là CT3 đạt 0,35g cao hơn đối
chứng 0,07g, CT1 đạt 0,33g cao hơn đối chứng 0,05g, còn CT2 đạt 0,26 thấp hơn đối
chứng.
Như vậy, có thể thấy sử dụng chế phẩm Agrodream với liều lượng 20ml/ 1lít
nước có tác dụng tăng trọng lượng rễ giống Phúc Vân Tiên.
3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream tới số rễ/ cây trong vườn ươm
Số rễ của cây chè con trong giai đoạn vườn ươm còn ảnh hưởng tới khả năng
sinh trưởng phát triển của cây khi đưa ra trồng kinh doanh. Cây chè càng có nhiều rễ
thì sinh trưởng càng khỏe.
3.2.2.1. Đối với giống Shan Chất Tiền
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của Agrodream đến số rễ giống chè Shan Chất Tiền
ta có bảng số liệu sau:
18

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến số lượng rễ của
giống chè Shan Chất Tiền
(đơn vị: rễ/cây)
Chỉ tiêu
CT
Số rễ cấp 1 Số rễ cấp 2
1
14,92 157,88
2
15,08 130,38
3
17,83 166,50
4(đ/c)
12,92
141,29
Nhìn vào bảng 3.13 ta nhận thấy:
Có thể thấy rằng sử dụng phân bón Agrodream với liều lượng sử dụng 20ml
chế phẩm/1lít nước có khả năng kích thích sự phát triển của bộ rễ, phát triển cả rễ cấp
1 và rễ cấp 2. Số rễ cấp 1 ở CT3 đạt cao nhất 17,83 rễ/cây, tiếp đến là CT2 trung bình
có 15,08 rễ/cây, CT1 đạt 14,92 rễ/cây, thấp nhất là CT4 có 12,92 rễ/cây. Số rễ cấp 2 ở
CT3 là cao nhất 166,5 rễ/cây, thấp nhất là CT2 có 130,38 rễ/cây.
3.2.2.2. Đối với giống Phúc Vân Tiên
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của Agrodream đến số rễ giống chè Phúc Vân Tiên
ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến số lượng rễ của
giống chè Phúc Vân Tiên
(đơn vị: rễ/cây)
Chỉ tiêu
CT
Số rễ cấp 1 Số rễ cấp 2

1
16,77 211,33
2
19,03 232,33
3
25,20 239,00
4(đ/c)
17,70 219,00

Nhìn vào bảng 3.14 ta nhận thấy:
Ở CT3 thì cây có số rễ cấp 1 nhiều nhất 25,2 rễ/1cây, tiếp đến là CT2 có
19,03 rễ/cây, CT4 có 17,7 rễ/cây, thấp nhất là CT1 có 16,77 rễ/cây; số rễ cấp 2 nhiều
nhất ở CT3 có 239 rễ thấp nhất là 211,33 rễ/cây. Mà rễ cấp 2 có nhiệm vụ quan trọng
19
trong việc hút nước và dinh dưỡng, nếu cây con nhiều rễ hút thì cây có khả năng hút
đủ lượng dinh dưỡng để phát triển. Như vậy, qua kết quả trên cho thấy việc sử dụng
phân bón Agrodream có xu hướng kích thích bộ rễ phát triển.
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Agrodream đến khả năng tăng trưởng
sinh khối của cây con trong vườn ươm
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây không ngừng tích lũy vật chất. Nó
là yếu tố quyết định năng suất của cây trồng. Để đánh giá đúng sự phát triển của cây
thì cần đánh giá lượng vật chất khô mà cây đó tích lũy được. Đối với cây chè trong
vườn ươm, thì việc có được sinh khối lớn là chỉ tiêu quan trọng, thể hiện cây sinh
trưởng khỏe, là tiền đề để cho vườn chè trồng mới nhanh chóng chuyển sang chu kỳ
kinh doanh, cho năng suất cao.
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến khả năng tăng trưởng sinh khối
giống Shan Chất Tiền
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến sinh khối của
giống chè Shan Chất Tiền
(đơn vị: g)

Chỉ tiêu
CT
Sinh khối K( KLTMĐ/KLDMĐ)
Tươi Khô Tươi Khô
1 1,56 ± 0,09 0,60 ± 0,05 1,00 0,93
2 1,64 ± 0,12 0,67± 0,07 1,31 1,14
3 1,75
*
± 0,11 0, 74
*
± 0,06 1,04 1,02
4 (đ/c) 1,50 ± 0,12 0,64 ±0,07 0,94 0,83
LSD
0.05
0,15 0,07 0,27 0,20
CV% 4,60 5,70 12,40 10,40
Nhìn vào số liệu bảng 3.15 ta thấy:
CT3 tích lũy được là nhiều nhất vật chất khô nhiều nhất 0,74 g cao hơn công
thức đối chứng (CT4 sinh khối khô đạt 0,64 g) 0,1g sai khác có ý nghĩa sao sánh với
công thức đối chứng (với LSD
0.05
= 0,07; CV% = 5,7%), tiếp đó là CT2 đạt 0,67 g cao
hơn đối chứng 0,03 g nhưng không có sự sai khác so với đối chứng, CT1 sinh khối
khô đạt 0,60 g thấp hơn công thức đối chứng. Sinh khối cân tươi ta thấy có sự sai
khác giữa CT3 và các công thức khác.
20
Khi nghiên cứu về hệ số K, các tác giả đã đi đến thống nhất: hệ số K của cây
con trong vườn ươm xung quanh 1 là tốt nhất, cây phát triển cân đối, phát triển tốt
trong thời kỳ chè kiến thiết cơ bản và chè kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy
có 2 công thức có hệ số K gần 1 nhất là CT1 (k=1,00) và CT3 (K = 1,04), điều này có

nghĩa là ở hai công thức này cây chè phát triển khá đồng đều phần trên mặt đất và
dưới mặt đất.
Dựa vào các kết quả thu được ở bảng 3.15 đánh giá chung các công thức thông
qua sinh khối và hệ số K, có thể thấy ở CT3 cây con tích lũy được nhiều vật chất hữu
cơ để nâng cao sinh khối, đồng thời cây phát triển đồng đều cả phần trên mặt đất và
phần dưới mặt đất.
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến khả năng tăng trưởng sinh khối
giống Phúc Vân Tiên
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng Agrodream đến sinh khối của
giống chè Phúc Vân Tiên
(đơn vị: g)
Chỉ tiêu Sinh khối K (KLTMĐ/KLDMĐ)
Tươi Khô Tươi Khô
1 2,75 ± 0,17 1,26 ± 0,13 1,88 1,55
2 2,81 ± 0,16 1,33
*
± 0,13 1,65 1,33
3 3,25± 0,12 1,40
*
± 0,13 1,99 1,54
4 (đ/c) 2,61 ± 0,18 1,08 ± 0,09 1,79 1,38
LSD
0.05
0,33 0,23 0,38 0,30
CV% 5,80 9,20 10,40 10,20
Qua bảng 3.16 ta nhận thấy sinh khối của chè Phúc Vân Tiên cao nhất ở CT3
(3,25 g tươi và 1,40 g khô) sai khác rõ rệt, có ý nghĩa so sánh so với đối chứng, thấp
nhất là CT4 (2,61 g tươi và 1,08 g khô). CT3 là công thức sai khác có ý nghĩa nhất ở
CV% = 5,8%, là công thức có sinh khối khô đạt cao nhất, có thể nói khả năng tích
lũy dinh dưỡng của cây khi phun chế phẩm phân bón theo liều lượng như CT3 sẽ cho

hiệu quả tốt, làm cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Nhìn vào bảng trên tỷ lệ TMĐ/DMĐ >1, chứng tỏ bộ rễ của giống Phúc Vân
Tiên phát triển yếu hơn so với thân. Khi tác động Agrodream thì không làm thay đổi
21
tỷ lệ này. Cho nên đối với giống chè Phúc Vân Tiên phải có các biện pháp làm tăng
sinh trưởng bộ rễ, giảm phát triển thân để cây phát triển cân đối, khỏe mạnh.
3.4. Nghiên cứu tình hình sâu, bệnh chính trong vườn ươm
Chè con trong giai đoạn vườn ươm còn rất yếu, chưa có sức kháng sâu bệnh,
do đó cần tìm hiểu một số loài sâu, bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Qua quan sát tình hình sâu, bệnh hại được kết quả ghi nhận ở 2 bảng sau:
Bảng 3.17. Tình hình sâu, bệnh hại chính ở các công thức trên
giống Shan Chất Tiền
CT Mức độ hại
Sâu, bệnh hại
Mức độ hại (định tính)
Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
1
Rầy xanh + + ++ +
Bọ xít muỗi + + + +
Bệnh phồng lá + + + +
2
Rầy xanh + + ++ +
Rệp sáp + + + +
Bọ xít muỗi + + + +
3
Rầy xanh + + ++ +
Bọ xít muỗi + + + +
Bệnh đốm nâu + + + +
4(đ/c)
Rầy xanh + + ++ +

Bọ xít muỗi + + + +
Bệnh đốm nâu + + + +
22
Bảng 3.18. Tình hình sâu, bệnh hại chính ở các công thức trên
giống Phúc Vân Tiên
CT
Mức độ hại
Sâu, bệnh hại
Mức độ hại (định tính)
Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
1
Rầy xanh + + ++ +
Bệnh đốm nâu + + + +
Bệnh phồng lá + +
+
+
2
Rầy xanh + + ++ +
Bệnh thối búp + + + +
Bệnh đốm nâu + + + +
3
Rầy xanh + + ++ +
Bọ xít muỗi + + ++ +
Bệnh đốm nâu + + + +
4(đ/c)
Rầy xanh + + ++ +
Bọ xít muỗi + + ++ +
Bệnh thối búp + + + +
Ghi chú mức độ gây hại:
Hại nhẹ: +

Hại trung bình: ++
Nặng: +++
Có thể thấy tình hình sâu bệnh hại trên hai giống chè Shan Chất Tiền và Phúc
Vân Tiên không diễn biến phức tạp, chủ yếu gây hại ở mức nhẹ, không ảnh hưởng
nhiều đến sinh trưởng của cây con. Tuy nhiên, trong tháng 4 do thời gian nắng ấm
nên các loại sâu bệnh có xu hướng phát triển hơn, do vậy cần có biện pháp phòng trừ
kịp thời. Có thể phun Vi ben -C và Ben lát - C + một tháng phun booc đô 1 lần + ngắt
toàn bộ lá sâu bệnh mang xa khu vực vườn ươm.
23
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
* Kết luận
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của Agrodream đến khả năng nhân giống bằng
giâm cành hai giống chè Shan Chất Tiền và Phúc Vân Tiên, chúng tôi có thể sơ bộ
kết luận như sau:
1. Sử dụng phân bón Agrodream có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây, trong đó ở liều lượng sử dụng 20ml chế phẩm/ 1lít pha trong 1 lít nước
(CT3) phun trên lá thì có hiệu quả cao nhất, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khi sử
dụng liều lượng này cao hơn so với đối chứng: tốc độ tăng trưởng chiều cao ở CT3
đạt 0,16 cm/ngày (sau phun chế phẩm 105 ngày) cao hơn đối chứng 0,03 cm/ngày đối
với giống Shan Chất Tiền; đối với giống Phúc Vân Tiên thì tốc độ tăng trưởng chiều
cao khi sử dụng ở liều lượng này sau 105 ngày đạt 0,28 cm/ngày, cao hơn đối chứng
0,05 cm/ngày.
Đối với đường kính thân, phân bón Agrodream không có ảnh hưởng rõ rệt tới
phát triển đường kính thân nhưng CT3 có xu hướng tác động làm tăng đường kính
thân.
2. Sử dụng chế phẩm Agrodream giúp tăng tốc độ ra lá đối với 2 giống chè,
đặc biệt có tác động rõ rệt khi cây gần cuối giai đoạn vườn ươm, giúp cây có bộ lá
khỏe mạnh. Khi phun Agrodream ở liều lượng sử dụng 20 ml chế phẩm/1lít nước, có
tác dụng làm tăng khả năng ra lá của 2 giống chè: giống Shan Chất Tiền có số lá tại
thời điểm kết thúc thí nghiệm ở CT3 là 7,87 lá/cây, cao hơn đối chứng 0,07 lá/cây.

Đối với giống Phúc Vân Tiên thì số lá/cây tại thời điểm kết thúc thí nghiệm là 15,37
lá/cây, cao hơn đối chứng 2,24 lá/cây.
3. Sử dụng chế phẩm Agrodream với liều lượng 20 ml chế phẩm/1lít nước
giúp bộ rễ phát triển, tăng trọng lượng rễ: trọng lượng rễ giống Shan Chất Tiền đạt
0,41g cao hơn đối chứng 0,07g, trọng lượng rễ giống Phúc Vân Tiên đạt 0,83g cao
hơn đối chứng 0,15g, có xu hướng tác động là tăng số rễ cấp 1 và cấp 2.
4. Sử dụng chế phẩm Agrodream làm tăng sinh khối cây chè. Khi sử dụng ở
liều lượng 20ml chế phẩm/ 1lít nước (CT3) thì sinh khối khô của cây chè giống Shan
Chất Tiền ở công thức này cao hơn so với đối chứng là 0,1g, đồng thời có tác dụng
24
giúp cây sinh trưởng cân đối giữa phần trên mặt đất và dưới mặt đất. Sinh khối khô
của cây chè giống Phúc Vân Tiên cao hơn đối chứng 0,32g.
5. Khi sử dụng chế phẩm phân bón Agrodream thì tình hình sâu bệnh hại
chính: rầy xanh, bọ xít muỗi, rệp sáp, bệnh phồng lá, thối búp, đốm nâu không có sai
khác so với khi không sử dụng chế phẩm.
* Đề nghị:
Đề nghị cho sử dụng chế phẩm phân bón hữu cơ Agrodream với liều lượng
20ml/ 1 lít pha trong 1 lít nước, phun qua lá cho 2 giống chè đã nghiên cứu.
25

×