Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đặc điểm lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.84 KB, 28 trang )

1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngay từ buổi đầu dựng nước, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã là
quốc gia đa tộc người. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc,
Việt Nam lại đón nhận thêm nhiều tộc người khác đến sinh sống cũng
như ghi nhận sự đóng góp của họ đối với sự phát triển đất nước. Lịch
sử của dân tộc càng dài bao nhiêu thì sự đóng góp ấy càng lớn bấy
nhiêu, được thể hiện trên nhiều khía cạnh, nhiều nội dung.
Từ ngày ra đời cho đến nay, Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc có
tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Chính sách dân tộc của Đảng là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể
Việt Nam. Cốt lõi đó không bao giờ đổi thay. Tuy nhiên tùy theo
nhiệm vụ cách mạng qua các thời kì mà chính sách dân tộc của Đảng
có những sự phát triển mới, nhất là giai đoạn công nghiệp hóa – hiện
đại hóa hiện nay. Chính vì vậy, việc hiểu rõ và nắm vững “ Đặc điểm
lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam” là điều cần thiết.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề dân tộc, tộc người không phải là vấn đề mới. Nhiều cuộc
tranh luận, hội thảo khoa học đã diễn ra nhằm giải quyết vấn đề này
cũng như xác định vị trí của các tộc người trong quá trình dựng nước
và giữ nước. Thực hiện đề tài “Đặc điểm lịch sử phát triển của dân tộc
Việt Nam” tác giả tham khảo chủ yếu những tài liệu sau:
1. Đặng Nghiêm Vạn (1993), Quan hệ giữa các tộc người trong
một quốc gia dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Sách gồm 3 phần chính, nội dung lý giải một cách khoa học hàng
loạt các khái niệm cơ bản và mối quan hệ giữa các khái niệm: tộc
người, dân tộc, quốc gia Từ đó tác giả phân tích quá trình hình
thành, phát triển, đặc điểm của dân tộc Việt Nam. Đó là quá trình lâu
dài trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đó là đặc điểm đa dạng,


phức tạp về mặt tộc người nhưng lại thống nhất về mặt quốc gia, cùng
chung sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Bên cạnh đó tác giả
còn chỉ rõ quá trình hình thành và phát triển của từng tộc người, nhóm
địa phương trên đất nước ta
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
2
Ở phần kết luận, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm đẩy mạnh
sự nghiệp phát triển đối với vùng đồng bào thiểu số và miền núi trong
sự nghiệp đổi mới và phát triển chung của quốc gia dân tộc.
2. Viện dân tộc học (1975), Về vấn đề xác định thành phần các
dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đây là tác phẩm tập hợp những bản báo cáo của hai hội nghị
khoa học vào tháng 6 và tháng 11, bàn về công tác xác định thành
phần dân tộc, về các thành phần dân tộc ở miền Bắc nước ta hiện nay.
Trên cơ sở đó xây dựng danh mục các dân tộc thiểu số. Các bản báo
cáo được sắp xếp theo vấn đề chứ không theo trình tự thời gian đã đọc
ở hội nghị. Ngoài những vấn đề cơ bản được làm rõ, còn những vấn đề
cụ thể cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu được giới thiệu đến người đọc.
3. Đặng Nghiêm Vạn ( 2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt
Nam, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Sách gồm 3 phần:
- Phần 1: Quá trình hình thành cộng đồng quốc gia dân tộc và
cộng đồng dân tộc người.
- Phần 2: Cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam đa tộc người.
- Phần 3: Các tộc người ở Việt Nam
Cuốn sách là sự kế thừa nội dung của “Quan hệ các tộc người
trong một quốc gia dân tộc”, đưa ra một số vấn đề lí luận về cộng
đồng quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người, những diễn biến,
những đặc điểm của chúng; đồng thời giới thiệu sự tiến triển và đặc
điểm của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam và của các tộc người
cấu thành. Qua đó tác giả muốn làm nổi bật những ý kiến về vấn đề

phức tạp xung quanh định nghĩa về dân tộc, tộc người và những nét
lớn về tình hình, đặc điểm cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam và 54
tộc người anh em.
4. Phan Hữu Dật ( 2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học
Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
Sách gồm 765 trang, là tập hợp trên 20 trong tổng số 45 công
trình nghiên cứu của tác giả đã được công bố trong sách báo, tạp chí ở
trung ương và địa phương trong 5 năm từ 1998-2003. Nội dung cuốn
sách tập trung vào 3 vấn đề:
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
3
- Một số vấn đề tổng quan về dân tộc học.
- Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam
- Dân tộc học và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Tác giả đã nêu một cách toàn diện những vấn đề cơ bản về dân
tộc học trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu và những nhận thức
mới, đặc biệt quan tâm về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, văn hóa
và phát triển (ví dụ tác giả đã nghiên cứu đặc điểm tình hình các dân
tộc Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra về chính sách phát triển). Khi
đề cập đến văn hóa và phát triển, tác giả cũng góp phần bàn về mối
quan hệ giữa kinh tế - sinh thái - văn hóa nhân văn, những yêu cầu
đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc
thiểu số.
5. Đặng Nghiêm Vạn ( 2001), Dân tộc văn hóa tôn giáo, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
Là tác phẩm tập hợp một số trong hơn 200 công trình nghiên
cứu của tác giả thuộc ba lĩnh vực Dân tộc, Văn hóa, Tôn giáo. Sách
dày 1043 trang bàn về những vấn đề chung mang tính lý luận như dân
tộc, tộc người, văn hóa, tôn giáo; bên cạnh đó còn có những bài có
tính phát hiện, giới thiệu về một miền như Tây Nguyên hay về một tộc

người: Xơ Đăng, Ca Dong ít quen thuộc, một nhân vật như Man
Nương, Hoàng Công Chất…
6. Viện dân tộc học, (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam:
Các tỉnh phía Bắc, Khoa học xã hội.
Giới thiệu đặc điểm lịch sử, văn hóa các dân tộc theo từng khu
vực lịch sử - dân tộc học các dân tộc ít người ở các tỉnh phía Bắc từ
Bình Trị Thiên đến biên giới Việt – Trung, Việt – Lào.
Sách gồm ba phần:
- Phần 1: Những vấn đề chung về địa lí, một số vấn đề về lịch
sử tộc người, đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội, ngôn ngữ.
- Phần 2: Giới thiệu cụ thể về các dân tộc: các dân tộc thuộc
nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Môn – Khơme, Tày – Thái, Mèo -
Dao, Tạng - Miến, Hoa và các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ khác.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
4
- Phần 3: Đời sống các dân tộc ít người và quan hệ giữa các dân
tộc trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
III. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI
Nghiên cứu, tìm hiểu “Đặc điểm lịch sử phát triển của dân tộc
Việt Nam” nhằm làm rõ những đặc điểm của các tộc người và dân tộc
trong quá trình phát triển của lịch sử.
Để hoàn thành đề tài, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt
Nam.
- Tìm hiểu về đặc điểm của các tộc người Việt Nam.
- Tìm hiểu về đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình làm tiểu luận, người viết đã sử dụng những

phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: cần phải coi toàn bộ quá trình
vận động phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam là một hệ thống
liên hoàn, bao gồm các yếu tố hợp thành và có mối liên hệ hữu cơ.
Phương pháp tiếp cận hệ thống là cơ sở để trình bày các vấn đề trong
tiểu luận.
+ Phương pháp phân tích và suy nghĩ gián tiếp: Phân tích tổng
thể các điều kiện khách quan và chủ quan khiến cho sự giao lưu vận
động văn hoá trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam diễn ra sớm về
mặt thời gian, rộng về mặt phạm vi và chặt chẽ về mức độ.
+ Phương pháp liên ngành: Tác giả đặc biệt chú trọng phương
pháp này trong quá trình thực hiện bài viết.
Là một đề tài lịch sử, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài việc phân tích, so
sánh mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, đề tài cố gắng trình bày các
luận điểm trên cơ sở bám sát sự kiện lịch sử, chân thực lịch sử, trình
bày lịch sử đúng với những gì như nó đã từng tồn tại.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
5
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN
TỘC VIỆT NAM
1. Định nghĩa khái niệm
- Dân tộc hay quốc gia dân tộc (nation) là một cộng đồng chính
trị xã hội, được chỉ đạo bởi nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất
định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt kinh tế
chung, với những biểu tượng văn hóa chung tạo nên một tính cách dân
tộc.
Dân tộc được hình thành ban đầu là do sự tập hợp nhiều bộ lạc,
liên minh bộ lạc, sau này là của nhiều tộc người hoặc của nhiều bộ

phận tộc người. Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào phương thức sản
xuất khác nhau. Khi bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp, do
yêu cầu xóa bỏ tính cát cứ của các lãnh địa nhằm tạo ra thị trường
chung nên cộng đồng dân tộc được kết cấu chặt chẽ hơn.
Mỗi cộng đồng quốc gia dân tộc thường bao gồm nhiều cộng
đồng tộc người, ngôn ngữ, yếu tố văn hóa, chủng tộc khác nhau. Ngày
nay do yêu cầu phát triển, không gian xã hội được mở rộng, không bó
hẹp trong phạm vi một khu vực, một địa phương nên mỗi cộng đồng
quốc gia dân tộc lại thu hút thêm nhiều bộ phận các dân tộc người
tham gia. Điều này dẫn đến tình trạng dân tộc đa tộc người là phổ
biến.
- Tộc người hay dân tộc (ethnic) là một cộng đồng mang tính
tộc người có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt)
được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa, tạo thành
một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức có
chung một khát vọng được cùng chung sống, có chung một số phận
lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử (truyền thuyết, huyền thoại, tục
lệ kiêng cữ). Một tộc người không nhất thiết phải cùng chung một
lãnh thổ hay sinh hoạt kinh tế.
- Nhóm địa phương (groupe local) là một bộ phận của một tộc
người nhất định, có những mối quan hệ về lịch sử, ngôn ngữ, sinh hoạt
văn hóa, có ý thức tự giác về tộc người đó. Nhóm địa phương chỉ
được hình thành khi có một tên gọi riêng phổ biến trong vùng.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
6
Theo GS Đặng Nghiêm Vạn, cần phải có một số lưu ý khi dùng
các thuật ngữ:
+ “Thị tộc”, “bộ lạc” là những thuật ngữ không nên dùng để
gọi các cộng đồng tộc người hiện nay, cho dù tộc người đó lạc hậu,
chậm tiến như một số cư dân vùng Amazon (Brazil), cư dân Tasađay

(Philippin), cư dân Rục, Măng Coong (Việt Nam). Bởi vì đây là
những từ chỉ có thể dùng cho các cộng đồng người ở thời kì cách đây
hàng vạn năm, thời cộng sản nguyên thủy sống bằng săn bắn, hái
lượm, công cụ bằng đá. Còn những cư dân có trình độ phát triển kinh
tế - xã hội thấp kém vì lí do nào đo nhưng họ vẫn có tư duy phát triển,
một lối sống khác với tổ tiên.
+ “Bầy người ”, “bộ tộc”… không nên dùng để chỉ các tộc
người sống dưới chế độ chiếm nô, phong kiến, phương thức sản xuất
châu Á vì nó mang tính chất miệt thị, không đúng với khoa học.
Tương tự các thuật ngữ “nhân dân”, “nhóm tộc người” nên được tránh
dùng trong các sách báo khoa học vì quá mơ hồ.
+ Thuật ngữ “sắc tộc’, “sắc dân” là những từ không có trong từ
điển tiếng Hán, là sáng tạo của chế độ Mỹ - Diệm hay Mĩ - Thiệu,
nhằm chỉ các tộc người không phải Việt, Hoa và Khơme. Một số học
giả phương Tây dùng thuật ngữ này với ý nghĩa miệt thị, nhằm phân
biệt cư dân da đen và da màu.
+ Những thuật ngữ khác như: “dân tộc thiểu số”, “dân tộc ít
người”, “dân tộc dân số ít”, “dân tộc đa số” là dựa trên sự so sánh tỉ lệ
dân số của từng dân tộc trong một nước để gọi.
2. Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam
2.1. Thời thượng cổ
Dựa trên những di chỉ khảo cổ học
1
được tìm thấy có niên đại
trong một thời kì ở các khu vực khác nhau đã chứng minh tính đa
dạng, thống nhất của cư dân Việt Nam. Điều đó cho thấy Việt Nam
sớm là nơi tụ cư của nhiều thành phần cư dân, thuộc các bộ lạc khác
nhau nhưng cùng chung một nguyện vọng xây dựng cuộc sống văn
1
Những di chỉ,di tích được trình bày chi tiết trong Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1,

NXB Giáo dục, 2000, tr 13 – 30.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
7
minh nông nghiệp phát triển. Xuất phát từ nhu cầu chống kẻ thù bên
ngoài và chống thiên nhiên, những cư dân khác nhau đã có ý thức
quần tụ đoàn kết. Ý thức đó được phản ánh vào tiềm thức của các tộc
người hiện nay, thể hiện qua các huyền thoại: mẹ Âu, bố Lạc của
người Việt, chim Âu, cái U của người Mường, Quả bầu mẹ của các cư
dân Tày-Thái, Hmông-Dao, Hán-Tạng…
Sự hợp quần đầu tiên của cư dân Việt Nam được đánh dấu
bằng ý thức tự giác của các tộc người muốn kết thành một khối thống
nhất trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, từ đó mở đầu cho
một xu thế phát triển chủ đạo của toàn bộ lịch sử Việt Nam. Nhà nước
Văn Lang - Âu Lạc ra đời trên cơ sở tập hợp những cư dân chuyển từ
miền trung du xuống lập nghiệp ở đồng bằng, ven biển. Họ đã có trình
độ sản xuất nông nghiệp nhất định, biết làm ruộng nước, biết làm thủy
lợi, biết tổ chức nhà nước thành các làng xã.
2.2. Thời kì Bắc thuộc
Một ngàn năm chịu sự cai trị của phong kiến phương Bắc là thử
thách to lớn đối với cộng đồng dân tộc còn non trẻ. Hàng loạt chính
sách cai trị tàn bạo, thâm độc đã được kẻ thù áp dụng nhằm xóa bỏ
nhà nước Việt Nam, biến đất nước và con người Việt Nam trở thành
một bộ phận của nhà nước Trung Hoa. Chúng xóa bỏ chế độ lạc
tướng, chia đất nước thành ba quận, 56 huyện, bóc lột nhân dân bằng
chế độ cống nạp không định mức nhưng nhân dân Việt Nam vẫn kiên
cường không chịu khuất phục.
Kết quả có được đó là nhờ cốt lõi của nền văn minh bản địa
sông Hồng, sông Mã, là nhờ tính quật cường đã trở thành truyền thống
bắt nguồn từ thời vua Hùng. Đó cũng là nhờ tinh thần đoàn kết giữa
các tộc người. Một ngàn năm đi qua, dân tộc Việt Nam không những

không bị đồng hóa mà còn tiếp thu có chọn lọc yếu tố văn hóa bên
ngoài để làm phong phú thêm văn hóa truyền thống.
2.3. Thời phong kiến
Bước vào thời kì độc lập, tự chủ, ý thức cộng đồng dân tộc
được thử thách và không ngừng được củng cố. Trong 5 thế kỉ đầu,
nhân dân từ miền núi đến miền xuôi phải liên tục chiến đấu và giành
được những chiến công hiển hách: chiến thắng quân Nam Hán trên
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
8
sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, chiến thắng quân Tống của Lê Hoàn
và Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo kiệt xuất với 3 lần đại thắng quân
Nguyên-Mông, Lê Lợi đã làm khiếp vía quân Minh mà phải rút lui.
Bên cạnh những nhân vật điển hình là người Việt, trong mỗi cuộc
kháng chiến đều có đại biểu ưu tú của các tộc người miền núi như
Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Mãn…(thời Lý), Hà Bổng,
Hà Đặc, Hà Chương, Nguyễn Thế Lộc…(thời Trần), Ma Luân, Bế
Khắc Triệu, Phạm Cuông (thời Lê). Một trong những nguyên nhân
làm nên thắng lợi là nhờ vào sự đoàn kết, nhất trí giữa các tộc người.
Ngoài ý thức là thành viên của một tộc người, mọi người còn thấy
trong mình chảy dòng máu chung, có một trách nhiệm chung: dòng
máu Việt Nam và ý thức của người dân trước cảnh đất nước đang lâm
nguy.
Song song với việc đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân ta
không ngừng đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, khuyến khích văn
hóa. Đến đời vua Lê Thánh Tông, đất nước đạt được cảnh thái bình,
ấm no. Trong thời gian này, các dân tộc thiểu số tránh loạn lạc, nghèo
khổ đã kéo sang nước ta “an cư lạc nghiệp” ngày càng đông, chủ yếu
là tộc người Thái, Nùng, Dao, Hoa… Sự hòa hợp, tôn trọng giữa các
dân tộc được giữ gìn. Quan hệ giữa triều đình với nhân dân, đặc biệt
với các tộc người ở miền núi được chú trọng. Triều đình đã khéo léo

liên kết các tù trưởng bằng chế độ phong chức tước, thiết lập quan hệ
hôn nhân, thực hiện chế độ thổ quan, định cống nạp, thuế; tùy thuộc
từng địa phương và với mức vừa phải, sẵn sàng bảo vệ, giúp đỡ khi
hoạn nạn. Vì thế khối thống nhất giữa triều đình và địa phương miền
núi, giữa các tộc người đa số cũng như thiểu số được duy trì và phát
triển.
Tuy nhiên vào những giai đoạn cuối của các triều đại Đinh, Lê,
Lý, Trần nhà nước trung ương suy yếu, một vài phần tử phong kiến
người Việt hay một vài tù trưởng địa phương muốn mưu đồ cát cứ thì
bị ngay chính nhân dân địa phương chống lại và không tránh khỏi thất
bại thảm hại. Như vậy xu thế thống nhất, không chấp nhận tình trạng
cát cứ, tạo nên những lãnh địa riêng là đặc điểm truyền thống của xã
hội Việt Nam. Nó góp phần khắc phục tính chất phân tán của nền kinh
tế tự nhiên và phát huy tất cả các ưu thế cùa từng vùng, làm cho các
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
9
địa phương, các tộc người trong nước dễ dàng đi lại, trao đổi, giúp đỡ,
tương trợ nhau.
Bước vào thế kỉ XVI, XVII chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn.
Giai cấp phong kiến lao vào con đường tranh giành quyền lực, chuyên
quyền, độc đoán. Những cuộc xung đột, chiến tranh triền miên giữa
Nam-Bắc triều, giữa Đàng Trong-Đàng Ngoài đã đẩy nhân dân vào
chỗ nghèo khổ. Các thế lực bên ngoài âm mưu tiến vào xâm lược nước
ta. Quân Thanh mượn danh giúp vua Lê Chiêu Thống đưa 29 vạn
quân tiến vào Đại Việt, quân Xiêm - qua sự cầu viện của Nguyễn Ánh
- đã điều quân sang xâm lược.
Giữa lúc triều đình phong kiến hèn yếu, vứt bỏ ngọn cờ độc lập,
phá vỡ khối thống nhất thì nhân dân đã đứng dậy đấu tranh bảo vệ
quyền lợi dân tộc và bản thân. Chính trên cơ sở ấy, các dân tộc đã liên
kết với nhau. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã lấy căn cứ hay hoạt động ở

vùng các tộc người miền núi như Lê Duy Mật, Hoàng Công Chất,
Chàng Lía, Quang Trung, Nông Văn Vân. Tinh thần yêu nước, ý thức
dân tộc phát triển thêm một bước.
Cũng trong giai đoạn lịch sử này, Tổ quốc Việt Nam đón nhận
thêm nhiều dân tộc đến từ các nước láng giềng, làm phong phú thêm
thành phần dân tộc. Đó là dân tộc Nùng, Giáy, Bố Y, Sán Dìu, Hà
Nhì, Sán Chay, đặc biệt là người Hoa, các cư dân Tạng - Miến (đến từ
đất nước Trung Hoa); là tộc người Môn - Khơme ở vùng Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum (đến từ Lào,
Campuchia). Họ là những người bị bóc lột thậm tệ hoặc sống trong
cảnh loạn lạc triền miên, hay bị thất bại trong các cuộc đấu tranh
chống triều đình phong kiến ở trong nước. Khi đến vùng đất mới, họ
đã tự nguyện gia nhập vào cộng đồng dân tộc Việt Nam như một
thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, tham gia vào các cuộc
đấu tranh quyết liệt vì quyền sống và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
2.4. Thời cận – hiện đại
Bước vào thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã thống nhất đất nước
nhưng lại duy trì chế độ cai trị độc đoán, tập trung quyền lực vào tay
vua, quyền lợi của nhân dân không được quan tâm. Loạn lạc, chiến
tranh không ngừng xảy ra. Chỉ trong 17 năm cầm quyền của Gia Long
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
10
đã có 50 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ. Dân mất niềm tin, triều đình hèn
nhát, xung đột lương giáo, các tộc người bất phục đã dẫn đến sự hủy
hoại của khối đoàn kết dân tộc, của sức mạnh toàn dân. Hậu quả là
Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX.
Để cai trị nước ta, Pháp dùng âm mưu thâm độc “chia để trị”
nhằm phá vỡ sự thống nhất của dân tộc, thực hiện chính sách chia rẽ
miền núi với miền xuôi, tộc người đa số với thiểu số, giữa các dân tộc
người thiểu số với nhau, chia rẽ lương giáo. Thế nhưng thực dân Pháp

đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt từ phía nhân dân - những người bị
kìm kẹp bởi 2 gọng kìm: phong kiến và đế quốc, không phân biệt giai
cấp, giai tầng, tộc người, tất cả đã đứng dậy đấu tranh tạo nên khí thế
sôi nổi. Hàng loạt cái tên đã đi vào lịch sử dân tộc với một tấm lòng
yêu nước sâu sắc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trương Định,
Hà Văn Mao, Hoàng Đình Kinh, Cầm Bá Thước, Giàng Tả Chay, Nơ
Trang Long…
Cách mạng tháng 8-1945 thành công, Điện Biên Phủ 1954
vang dội địa cầu đã quét sạch quân Pháp khỏi đất nước. Nhưng dân
tộc Việt Nam lại một lần nữa rên xiết dưới ách thống trị của đế quốc
Mỹ - đế quốc hùng mạnh nhất và xảo quyệt nhất thế kỉ XX. Để dễ bề
cai trị, Mỹ đã dựng nên chính quyền Việt Nam cộng hòa, lợi dụng tôn
giáo để gây chia rẽ khối đoàn kết. Hơn 20 năm đất nước bị chia cắt
nhưng chưa bao giờ sức mạnh dân tộc lại to lớn như trong cuộc chiến
đấu này. Từ Tết Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ rơi vào thế bị động.
Năm 1973, Mỹ buộc phải kí vào hiệp định Paris, cam kết rút quân về
nước và không can thiệp vào công việc của của miền Nam Việt Nam.
Năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đã chấm dứt cuộc
chiến đấu oanh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam, đỉnh cao của tinh thần
yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế cao cả.
Đất nước được thống nhất, trách nhiệm của dân tộc là làm sao
nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đưa Việt Nam đuổi kịp
các nước đang phát triển trên thế giới. Để làm được điều đó chúng ta
cần biết phát huy tốt yếu tố nội lực và ngoại lực, trong đó vấn đề dân
tộc và đoàn kết dân tộc luôn phải được ưu tiên lên hàng đầu.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
11
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘC NGƯỜI VIỆT NAM
1. Các dân tộc ở nước ta sinh sống trong những hệ sinh thái
khác nhau với các hình thái cư trú đa dạng

1.1. Các dân tộc nước ta sinh sống trong những hệ sinh thái khác
nhau
Trên khắp lãnh thổ Việt Nam dường như nơi nào cũng có dấu
vết của sự sống của các dân tộc. Do yếu tố lịch sử và phương thức sản
xuất khác nhau nên các dân tộc không có lãnh thổ tộc người rõ rệt,
sống xen kẽ với nhau, tuy vậy mỗi dân tộc đều có vùng quần tụ đông
đảo của mình. Nếu trước đây, người Việt ít có mặt ở miền núi thì ngày
nay có mặt ở khắp mọi nơi, đông nhất là đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long. Có rất nhiều dân tộc sống ở rừng núi,
trung du, dọc biên gới như các dân tộc miền núi phía Bắc, dọc sườn
núi phía Tây các tỉnh Bắc Trung Bộ hay các dân tộc Trường Sơn-Tây
Nguyên-Đông Nam Bộ. Người Tày và Nùng ở các tỉnh Việt Bắc,
người Thái ở Tây Bắc và miền núi khu 4 cũ, người Mường ở Hòa
Bình, người Mèo ở một số vùng cao các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên
Sơn, Sơn La, Lai Châu. Một số dân tộc với số dân không đông chỉ
sống tập trung tại một số làng, xã: người Sila ở bàn SeoHay, người La
Hủ ở hai xã Pa Ủ và Pa Về Sủ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, người
La Chí ở xã Bản Phùng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Tuyên, người Tu Dí
ở huyện Mường Khương tỉnh Hoàng Liên Sơn.
2
Tiến dần vào phía Nam trên quần đảo Ngọc Linh - nóc nhà của
miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi cư trú của nhiều dân tộc:
người Giẻ Triêng ở phía Bắc và phía Tây huyện Đắc lây (Gia Lai-Kon
Tum) và Phước Sơn (Quảng Nam-Đà Năng); người Xơ Đăng ở phía
Đông và Nam huyện Đắc Tô và Công Plông (Gia Lai-Kon Tum);
người Hrê cư trú ở gần người Xơ Đăng tại phía Tây tỉnh Nghĩa Bình.
Lùi xuống phía Nam Kon Tum, miền trung gian giữa miền núi
cao nguyên Ngọc Linh ở phía Bắc và vùng cao nguyên đất đỏ Plâycu
ở phía Nam, là nơi sinh sống của người Bana. Dân tộc Giarai quần cư
khá tập trung thành vạt dài, tiếp giáp với người Xơ Đăng ở phía Bắc

và Tây Bắc, với người Bana ở phía Đông và Đông Bắc, với người
2
Tên địa danh được sử dụng theo tên gọi cũ căn cứ vào tài liệu “Cộng đồng quốc gia dân tộc
Việt Nam”, Đặng Nghiêm Vạn ( 2003), NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
12
Cămpuchia ở phía Tây, chiếm trọn cao nguyên Plâycu bằng phẳng
màu mỡ và phần lớn thung lũng Ayunpa. Người Êđê sống tập trung ở
vùng trung tâm các huyện Krôngbúc, M’drắc (Đắc Lắc). Đắc Nông,
Đắc Min là nơi cư trú của người Mnông, ngoài ra số ít cư trú ở Lâm
Đồng. Người Cơho tập trung tại huyện Di Linh, dọc thung lũng Bảo
Lộc-Đà Lạt. Trong khi đó người Xtiêng sống tụ cư chủ yếu tại Sông
Bé và Tây Ninh.
Đồng thời cũng có những dân tộc sống chủ yếu tại đồng bằng
như người Khơme tập trung ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu
Long, đại bộ phận người Chăm sinh sống ở vùng đồng bằng hẹp ven
biển miền Trung, ở các đô thị, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên
cạnh người Kinh chiếm số đông là người Hoa.
Do không có lãnh thổ tộc người rõ ràng nên một tộc người có
thể sống trên nhiều địa bàn có điều kiện môi trường sinh thái khác
nhau. Điển hình nhất là người Chăm vừa sống ở đồng bằng duyên hải
miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận), vừa làm nghề buôn bán ở
thành phố Hồ Chí Minh, vừa ở đồng bằng sông Cửu Long (An Giang),
lại có mặt ở vùng núi các huyện phía Tây Bình Định, Phú Yên.
Mặt khác trên cùng một địa bàn, một hệ sinh thái, chúng ta có
thể bắt gặp nhiều dân tộc cùng chung sống. Ở đồng bằng sông Cửu
Long, do điều kiện khí hậu - sản vật phong phú nên thu hút được
nhiều tộc người, chủ yếu là người Việt, người Khơme, người Hoa,
người Chăm đến làm ăn sinh sống.
Có thể nói chính sự đa dạng của môi trường đã tạo nên sự đa

dạng trong địa bàn cư trú, sự phong phú trong hoạt động kinh tế - xã
hội và sự phát triển văn hóa của các dân tộc.
1.2. Các dân tộc nước ta có hình thái cư trú đa dạng
Do ví trí địa lí đặc biệt, từ xa xưa trên đất nước ta đã diễn ra
nhiều làn sóng di cư, từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, mà chủ
yếu là từ Bắc xuống. Những đợt di cư ấy kéo dài cho đến trước cách
mạng tháng Tám, thậm chí có bộ phận kéo dài sau cách mạng tháng
Tám. Thường đây là những đợt di cư lẻ tẻ, từng đợt. Ngoài ra còn có
những cuộc vận động định canh định cư, vận động đồng bào miền
xuôi lên tham gia xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa miền núi trong
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
13
những năm qua của Đảng và nhà nước ta. Hàng chục vạn đồng bào
miền xuôi lên miền núi, nhiều thanh niên các dân tộc rời thôn xóm đến
các xí nghiệp, công trường, nông trường làm việc. Như vậy sự gia
tăng về số tộc người và dân số làm cho bản đồ cư trú của các dân tộc
thường xuyên thay đổi, phức tạp, làm cho sự phân bố dân cư vừa
mang tính chất tập trung vừa mang tính chất xen kẽ cao. Điều đó được
biểu hiện trên qui mô toàn quốc và trên từng địa phương.
Người Tày có mặt ở nhiều địa phương nhưng tập trung đông
đảo ở các tỉnh Việt Bắc cũ. Trong đó đông nhất ở Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bắc Kạn. Cao nguyên Kon Tum-Gia Lai là nơi quần cư của
người Bana, Xơđăng, Gia Rai, Brâu,…Những địa bàn sinh sống tập
trung của các tộc người nêu trên bắt nguồn từ dấu ấn lãnh thổ từ xa
xưa của họ. Đây là yếu tố quan trọng để có thể tìm về nguồn gốc của
từng dân tộc cũng như đặc điểm sinh hoạt văn hóa - kinh tế của họ.
Bên cạnh việc sống tập trung tại một số địa phương nhất định,
hình thái cư trú của các dân tộc tại Việt Nam còn mang đặc điểm phân
tán, xen kẽ hay còn gọi là “xen kẽ, cài răng lược”.
3

Đây là một đặc
điểm nổi bật. Tính chất phân tán và xen kẽ này vừa ở phạm vi vĩ mô,
vừa ở phạm vi vi mô dưới các cấp độ tỉnh, huyện, xã. Trước đây ở cấp
làng, bản, mỗi tộc người dường như cư trú riêng rẽ. Ở đây tính tộc
người và tính lãnh thổ của cộng đồng là một thể thống nhất. Đến nay,
tình hình cộng cư nhiều tộc người đã trở nên phổ biến, thể hiện ở việc
hai, ba tộc người khác nhau cùng cư trú trên một làng, bản. Theo
thống kê dân số năm 1968 ở miền Bắc có gần 400 xã (chiếm 1/5)
miền núi cư trú từ 5 - 7 tộc người, trên 10 xã cư trú từ 8 - 10 tộc
người. Hiện nay theo số liệu điều tra năm 1989, số xã cư trú thuần
nhất một tộc người chiếm không đầy 3% số xã trong khu vực. Số xã
có từ 5 tộc người trở lên là 34,77%. Có huyện miền núi cư dân thuộc
trên 20 dân tộc. Người Mường hiện nay cư trú trong 7 tỉnh, người
Thái trong 8 tỉnh, người Chăm trong 7 tỉnh, người Khơme, người Tày
trong 11 tỉnh, người Nùng, người Mông, người Hoa trong 12 tỉnh,
điển hình là người Dao trong 17 tỉnh của nước ta.
Nguyên nhân của tình trạng này là do địa lí, sinh thái của Việt
Nam đa dạng, do lịch sử định cư khác nhau giữa các dân tộc và giữa
3
Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Hà Nội, tr 124.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
14
các bộ phận, các nhóm địa phương của từng dân tộc, do những tác
động chính trị văn hóa. Tình trạng cư trú xen kẽ, cài răng lược ngày
nay càng tiến triển mau lẹ cùng với sự có mặt càng đông của các tộc
người trong vùng. Sự đột biến của tình trạng này do quyền tự do cư
trú, do sự phát triển nhanh chóng của việc khai thác thế mạnh miền
núi phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tính chất cư trú xen kẽ của các dân tộc tạo điều kiện gia tăng sự
giao lưu trên nhiều lĩnh vực cuộc sống, làm cho họ hiểu biết, học hỏi

lẫn nhau hơn. Trên cơ sở đó phát triển tinh thần đoàn kết giữa các
cộng đồng tộc người Việt Nam. Tuy nhiên chính cuộc sống xen kẽ
cũng sẽ dễ làm nảy sinh những xích mích trong cuộc sống đời thường,
hoặc do tập quán khác nhau, hoặc do va chạm về lợi ích. Vì vậy nếu
Đảng và nhà nước không kịp thời xử lí sẽ tạo kẽ hở để các thế lực thù
địch phá hoại an ninh chính trị.
2. Quá trình phát triển tộc người của các dân tộc Việt Nam diễn
ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng xu hướng cố kết,
hòa hợp, qui tụ lại trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất
là xu hướng cơ bản nhất, rõ nét nhất
2.1. Xu hướng phân li
Trong quá trình phát triển, thành phần các tộc người trải qua
các giai đoạn phát triển lịch sử càng trở nên phong phú, phức tạp. Do
sự gia tăng về số lượng các thành viên, do nhu cầu kiếm thêm những
vùng đất đai mới để tiến hành sản xuất kinh tế, do trình độ cũng như
khả năng, kinh nghiệm quản lý có hạn… nên từ một khối thống nhất
các dân tộc chia thành nhiều nhóm nhỏ, phân tán đi các nơi. Những
cuộc di cư lớn nhỏ diễn ra trong lịch sử đã không ngừng xảy ra, góp
phần đẩy mạnh quá trình phân ly. Kết quả là sự xuất hiện các nhóm
địa phương mà ranh giới không phải dễ xác định. Người Nùng được
chia làm các nhóm Nùng An, Nùng Phàn Sinh, Nùng Lòi, Nùng
Cháo… Người Thái chia ra Thái Đen, Thái Trắng… Người Dao lại
chia làm các nhóm Đại Bản, Tiểu Bản, Quần Trắng, Quần Chẹt…
Người Mnông ở Tây Nguyên có đến 17 nhóm như Gar, Preh, Nong,
Díp… Người Cơho gồm Srê, Nôp, Kơ Đon…
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
15
Sự góp mặt của các tộc người vào thành phần các dân tộc Việt
Nam cũng diễn ra vào những thời điểm, giai đoạn khác nhau. Có dân
tộc được coi là cư dân bản địa, hiện diện trong suốt quá trình dựng

nước và giữ nước của dân tộc. Đó là cư dân Việt, Mường, Chứt, Tày,
các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam: Kháng, La Ha,
Mảng, Xinhmun. Có dân tộc di cư từ nơi khác đến trong nhiều thế kỉ.
Người Thái đã đến các vùng cư trú từ các thế kỉ VII đến XIV. Cũng có
thể người Thái đã cư trú ở miền Tây Bắc nước ta trước thế kỉ VII nên
trong truyền thuyết nói rằng tổ tiên của họ ra đời từ đất Mường Thanh
(Điện Biên-Lai Châu). Từ Lào đến, người Khơ Mú cư trú ở Tây Bắc
và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An chưa lâu. Các dân tộc nói tiếng
Tạng Miến: Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Si La, Phù Lá cũng đã đến Việt
Nam từ sớm, khoảng trước thế kỉ X. Người Dao có thể có mặt ở Việt
Nam từ thế kỉ XI song quá trình di cư của họ đến vùng cư trú hiện nay
chủ yếu từ thế kỉ XIII đến những năm 40 của thế kỉ XX. Có mặt ở
nước ta muộn hơn là người Mèo, người H’mông… Có dân tộc vốn là
cư dân bản địa trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chỉ mới trở thành thành
phần cộng đồng dân tộc Việt Nam 3-4 thế kỉ trước như người Chăm…
Dù đến Việt Nam, hòa nhập vào cộng đồng quốc gia Việt Nam
sớm hay muộn, các dân tộc đều ra sức khai phá ruộng nương, làm các
công trình thủy lợi, mở mang đường sá, không những phục vụ cho
cuộc sống mà còn làm cho Tổ quốc thêm giàu đẹp.
2.2. Xu hướng cố kết, quy tụ là xu hướng cơ bản nhất, rõ nét nhất
Bên cạnh xu hướng phân li, trong quá trình phát triển tộc người
ở Việt Nam còn một xu hướng diễn ra phổ biến, mạnh mẽ hơn, đó là
xu hướng hợp nhất, quy tụ.
4
Xu hướng này có nhiều dạng khác nhau
tùy theo từng nhóm, từng vùng, từng thời gian.
a. Xu hướng hòa hợp, cố kết (consolidation) được dùng để chỉ
những nhóm người hoặc dân tộc khác nhau nhưng có nguồn gốc thân
thuộc, gần gũi về ngôn ngữ, văn hóa, cư trú xen kẽ nhau. Ví dụ như
người Tày và người Nùng ở Thạnh An, Hòa An, Quảng Hà (Cao Bằng

), Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia (Lạng Sơn ), chợ Đồn (Bắc Cạn )
đang có sự giao lưu văn hóa ngày càng nhiều làm cho ranh giới giữa
họ mờ nhạt, sự kết hợp diễn ra một cách mạnh mẽ. Cũng có trường
4
Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Hà Nội, tr 127.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
16
hợp nhóm người vốn tách ra từ một cộng đồng trong thời kỳ xa xưa,
sau những biến động lịch sử đã đến và định cư ở Việt Nam ở những
địa bàn khác nhau nhưng dần xích lại gần nhau, hòa vào nhau thành
một dân tộc thống nhất. Chúng ta có thể thấy trường hợp người Cơho
hiện nay là sự cố kết của các nhóm Srê, Nôp, Tố La, Kơ Đon hoặc
cộng đồng người Cơ Lao là sự hòa hợp của nhóm Cơ Lao Trắng và
Cơ Lao Xanh.
b. Xu hướng đồng hóa (assimilation) là hiện tượng những
nhóm người khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa sống xen kẽ, gần gũi với
các dân tộc khác dần dần hòa vào dân tộc đó và trở thành một nhóm.
Quá trình đồng hóa chia làm hai dạng: đồng hóa tự nhiên và đồng hóa
cưỡng bức. Có thể đồng hóa cả nhóm, một bộ phận hoặc một số ít
người.
Ví dụ một bộ phận của nhóm La Ha, Kháng ở Tây Bắc đã hòa
vào người Thái. Ở Tây Nguyên hiện tượng này xảy ra ở nhiều nhóm.
Nhóm Lạt hoặc một bộ phận của nhóm Chil xuất phát là những nhóm
của tộc người Mnông nhưng vì sống xen kẽ với các nhóm của người
Cơho nên dần chuyển sang là người Cơho. Hoặc trong thành phần cư
dân Tày có nhiều người có nguồn gốc là người Nùng, Giáy, Dao hay
Kinh. Đó là hiện tượng đồng hóa tự nhiên, diễn ra do nhu cầu của
cuộc sống thực tế. Trong quá trình phát triển các tộc người ở miền
Bắc, trước cách mạng tháng Tám mới chỉ là đồng hóa bộ phận chứ
chưa phải đồng hóa toàn bộ. Sự đồng hóa diễn ra theo hai chiều qua

lại. Người Kinh cũng có sự đồng hóa bộ phận với đồng bào các dân
tộc ít người. Đó là những quan lại, binh lính người Kinh do sống, làm
việc lâu năm ở các vùng dân tộc ít người Việt Bắc và Tây Bắc nên trở
thành người dân tộc. Tuy nhiên trong lịch sử cũng có những hiện
tượng đồng hóa cưỡng bức do chính sách dân tộc của giai cấp thống
trị.
c. Không chỉ diễn ra giữa các nhóm các dân tộc nhỏ, khuynh
hướng quy tụ tộc người còn thể hiện ở dạng thức khác: tích hợp
(integration) mang tính chất diễn ra trong phạm vi cả nước. Quá trình
này được áp dụng cho những nhóm người dân tộc tuy khác nhau về
ngôn ngữ, văn hóa nhưng do kết quả của sự gần gũi, giao lưu văn hóa
nên đã xuất hiện một số yếu tố văn hóa chung. Trong xã hội Việt
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
17
Nam, các dân tộc dù là bản địa hay di cư đến, do chịu tác động chi
phối của các yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội nên đã, đang và
sẽ cố kết lại với nhau trong một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống
nhất.
d. Nếu như trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam, xu
hướng phân ly thường xảy ra do mục đích chính trị của giai cấp thống
trị nhưng quy tụ mới là xu hướng chủ đạo, cơ bản nhất. Xu hướng
này được thể hiện rõ trong văn học dân gian và lịch sử của dân tộc. Sự
tích “Quả bầu mẹ” rất phổ biến trong văn học dân gian ở nhiều dân tộc
nước ta cũng như sự tích trăm trứng của người Kinh và người Mường
đã nói lên điều đó. Trong ca dao Việt Nam có những câu nói về tình
đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”

Hoặc trong ngôn ngữ của người Kinh có nhiều yếu tố của các
ngôn ngữ Tày-Thái, Môn-Khơme và Mã Lai. Điều đó phản ánh quan
hệ hòa hợp giữa các tộc người trên lãnh thổ nước ta. Và các tộc người
khi đã hòa hợp với người Kinh thì không mất đi mà đã góp phần xây
dựng nên dân tộc đa số, xây dựng nên truyền thống đoàn kết. Truyền
thống này được thử thách trong lịch sử và trở thành một đặc điểm của
dân tộc Việt Nam. Từ khi nhà nước Văn Lang của các vua Hùng được
xây dựng, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo
vệ nền độc lập, giang sơn. Trong mỗi thời đại đi qua, bên cạnh dấu ấn
của những cá nhân kiệt xuất là tinh thần đồng lòng, đồng sức cùng
nhau chống kẻ thù chung của toàn thể dân tộc Việt Nam. Đời nhà
Trần, các dân tộc miền núi phía Bắc cùng người Kinh chiến đấu chống
giặc Nguyên - Mông. Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi chống ách đô hộ
của nhà Minh, tụ nghĩa ở vùng người Mường (Thanh Hóa) và lập nên
chiến công ở ải Chi Lăng. Rồi bao nhiêu cuộc nổi dậy của các dân tộc
nước ta dưới thời thuộc Pháp. Năm 1901 người Xơ Đăng ở Đắc Tô
nổi dậy, năm 1905 đồng bào Ba Na ở An Khê, Kon Chorah đấu tranh
chống ách thực dân… Cứ thế các dân tộc Việt Nam, không phân biệt
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
18
thành phần, miền xuôi hay miền ngược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Bác Hồ đã làm nên những chiến công vang dội: Việt Bắc, Điên Biên
Phủ, Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột… Từ đặc điểm này chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đúc kết một chân lý nổi tiếng:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Có một điều đáng chú ý là “trong sự phát triển hiện nay, ở mỗi
tộc người không phải chỉ diễn ra một quá trình phát triển, đơn tuyến
mà nó diễn ra nhiều chiều và đa tuyến”.
5

Ở một tộc người có khi vừa
diễn ra quá trình cố kết, đồng thời lại diễn ra qúa trình gần gũi, hòa
hợp. Ví dụ đối với tộc người Bru ở Quảng Bình, vừa diễn ra quá trình
cố kết giữa các nhóm địa phương Vân Kiều, Trĩ, Măng Coong, Khùa,
lại vừa diễn ra quá trình gần gũi giữa người Bru và người Kinh, hay
giữa người Bru Khùa và người Chứt. Như vậy là vừa cố kết với nhau
giữa các nhóm trong một tộc người, vừa gần gũi giữa các tộc người
thiểu số khác nhau, lại vừa gần gũi giữa các tộc người đa số và thiểu
số.
3. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc không
đồng đều
Do có điểm xuất phát khác nhau, lại cư trú ở những địa bàn
khác nhau nên kinh tế - xã hội của các dân tộc có trình độ phát triển
không đều. Ngoài trình độ phát triển của người Việt có thể coi là đại
diện cho cả nước thì sự khác biệt chủ yếu diễn ra ở các thành thị và
nông thôn, ở trung du, đồng bằng và ven biển, ở các tỉnh miền Nam,
Trung, Bắc.
3.1. Các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên còn duy trì tàn tích của
xã hội nguyên thuỷ, vẫn dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp tự cung
tự cấp, làm rẫy bằng và rẫy dốc là chủ yếu. Công cụ làm rẫy rất đơn
giản. Cư dân ở đây đã biết trồng các loại cây ăn quả và cây công
nghiệp ngắn ngày. Ruộng nước tuy đã xuất hiện nhưng chiếm tỉ lệ
thấp. Chăn nuôi chưa thể tách khỏi trồng trọt. Bên cạnh nông nghiệp,
các hình thái kinh tế chiếm đoạt còn phổ biến. Săn bắn rất phát triển,
5
4
Phan Hữu Dật ( 2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, tr
145
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
19

không chỉ nhằm mục đích bảo vệ mùa màng mà còn là sinh hoạt của
một xã hội thượng võ. Các nghề thủ công kém phát triển. Quan hệ trao
đổi hàng hóa diễn ra khắp các vùng, trong các dân tộc. Đặc biệt trước
đây, ở Tây Nguyên-Trường Sơn có hoạt đông của các thương đoàn.
Tuy hình thức trao đổi có đa dạng nhưng số lượng hàng chưa nhiều,
phạm vi trao đổi chỉ diễn ra trong từng khu vực nhất định, thời gian
nhất định nên chưa xuất hiện tầng lớp thương nhân chuyên nghiệp.
Ở đây tổ chức xã hội duy nhất và đơn giản nhất là làng. Ruộng
tư hữu xuất hiện nhưng các thành viên trong làng luôn đề cao ý thức
về sở hữu tập thể. Tuy theo từng dân tộc, tổ chức gia đình có khác
nhau mà duy trì chế độ mẫu hệ (như Êđê, Giarai, Cơchuru…) hay phụ
hệ (như Bana, Hrê, Co, Xtiêng) hoặc theo song hệ (Xơ Đăng,
Giétriêng). Xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp, chỉ tồn tại sự chênh
lệch giàu nghèo. Đã có hiện tượng tích lũy tư bản ban đầu nhưng mới
bằng những tài sản phi sản xuất, những đồ trang sức… Có thể nói các
dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên có trình độ phát triển kinh tế xã hội
thấp nhất.
3.2. Các dân tộc ở vùng biên giới phía Bắc, biên giới Việt –Lào có
trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp. Đây là những tộc người có
dân số ít, sống phân tán ở vùng cao thuộc nhóm ngôn ngữ Môn –
Khơme, Tạng – Miến, Kađai và một bộ phận Việt – Mường ở Quảng
Bình. Ở vùng rẻo cao và rẻo giữa, cư dân chủ yếu làm nương. Do
năng suất nương rẫy thấp kém, bấp bênh, do phải du canh, du cư, cư
dân có cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. Mặt khác do hình thái canh tác
này hủy hoại môi trường sống, dẫn đến thiên tai trực tiếp đe dọa đời
sống của cư dân, tác hại đến cả cư dân thấp ở miền núi và đồng bằng.
Chăn nuôi còn phụ thuộc vào trồng trọt vì điều kiện khí hậu, thời tiết
ẩm thấp, thiếu những cách đồng cỏ lớn. Các dân tộc cũng đã tiến hành
sản xuất một số nghề thủ công nhất định nhằm sản xuất hàng tiêu
dùng, trao đổi. Do đặc điểm hình thái nêu trên, nền kinh tế cổ truyền

của các cư dân mang tính tự cung, tự cấp, dựa vào thiên nhiên.
Đối với các dân tộc này thường rất khó xét đoán được bản chất
xã hội của họ nhưng nhìn chung là phụ thuộc vào những dân tộc đông
hơn, có trình độ phát triển cao hơn. Có trường hợp cả dân tộc chỉ là
một đẳng cấp trong nhân dân lao động.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
20
3.3. Tiến bộ hơn hai nhóm dân tộc trên là các dân tộc ở vùng trung
du, vùng thấp có chế độ phát triển khá đặc biệt. Đó là các dân tộc
Thái – Mường, một bộ phận Tày, Nùng, Giáy, Hmông. Hoạt động
nông nghiệp đã chú ý đến việc cải tiến kỹ thuật canh tác, tăng cường
hệ thống thủy lợi. Đặc điểm của các dân tộc này là có dân số đông,
thường có nhiều chủ đất, giữ vai trò chủ thể trong từng vùng nên có
đời sống tương đối cao hơn so với các dân tộc có dân số ít, sống xen
kẽ với họ. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các nhóm, tộc người
này dựa trên mối quan hệ dòng họ, gia đình, hôn nhân. Căn cứ vào đó
có thể chia thành:
- Vùng 1: ở đó quan hệ xã hội có trình độ phát triển gần như
miền xuôi, là địa bàn cư trú của đại bộ phận các dân tộc Tày, Nùng,
Hoa, Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, Thổ, một bộ phận dân tộc Thái và
các dân tộc ở xen kẽ trong các tỉnh Quảng Ninh, Cao Lạng, Bắc Thái,
Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, miền thấp tỉnh Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa.
-Vùng 2: tồn tại chế độ thổ ty, phìa tạo, lang đạo, thống quán,
chủ đất. Đó là vùng các dân tộc Thái, Mường, một phận Tày, Nùng,
Giáy, Mèo và các cư dân sống xen kẽ ở các tỉnh Hoàng Liên Sơn,
Tuyên Hà, miền Tây Cao Bằng cũ và miền Bắc tỉnh Bắc Thái.
Bản làng được coi là đơn vị cơ bản của xã hội bao gồm những
gia đình thuộc những dòng họ của một hay hai, ba dân tộc cùng cư trú.
Nhiều bản hợp thành một mường (xã). Ở vùng 1, các làng bình đẳng
với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nước, không lệ thuộc. Ở

vùng 2, sự hợp thành một mường thường do sự quy tụ của nhiều bản
vào một bản lớn, nơi chúa đất và gia đình quý tộc cư trú. Chúa đất
được coi là tượng trưng cho quyền lực của toàn thể bản mường nên tất
cả đất đai, ruộng nương, rừng núi, suối sông và mọi người cư trú trên
đó đều thuộc về chúa đất. Ruộng đất trên danh nghĩa là ruộng công
nhưng chúa đất chiếm hữu phần lớn để làm lương bổng cho bản thân,
gia đình và các chức dịch với danh nghĩa là ruộng chúa, ruộng chức.
Một số ruộng còn lại chia cho người dân trong bản. Người nhận ruộng
phải có trách nhiệm với mường, cụ thể là phải đóng thuế bằng địa tô,
hiện vật, tiền hay lao dịch. Như vậy tuy chưa rõ nét nhưng đã xuất
hiện việc phân chia giai cấp trong xã hội. Giai cấp quý tộc phong kiến
bao gồm chúa đất, các chức dịch thượng đẳng sống chủ yếu ăn bám,
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
21
không lao động. Nông dân lao động cũng bị phân hóa. Với đặc điểm
đó các nhà khoa học coi xã hội của nhóm, tộc người nói trên mang
tính chất của một xã hội thuộc “phương thức sản xuất châu Á”.
3.4. Người Chăm và người Khơme cũng có trình độ phát triển tương
đương với các nhóm dân tộc nêu trên. Tuy nhiên nghề thủ công khá
phát triển với nhiều ngành khác nhau, đặc biệt là ngành kiến trúc, điêu
khắc trên đá, nghề dệt.
Xã hội của người Chăm và người Khơme có nhiều đặc điểm
mang tính riêng biệt tộc người. Đó là những xã hội có trình độ phát
triển cao, phân hóa giai cấp khá sâu sắc, gần như xã hội của người
Việt ở đồng bằng sông Cửu Long và cực Nam Trung Bộ. Những đẳng
cấp, tôn giáo hay quý tộc thuộc tầng lớp trên trong xã hội nắm nhiều
ruộng đất và có nhiều của cải. Tầng lớp bình dân, tôi tớ nhiều khi phải
làm tá điền cho địa chủ, nhận ruộng và nộp tô.
Người Khơme cũng như người Chăm cư trú trong các thôn xóm
(plây, phum, sóc). Ảnh hưởng tôn giáo đối với đời sống của người

dân là rất lớn, tác động không ít đến sinh hoạt xã hội và làm diện mạo
các vùng khác nhau. Ở vùng của người Chăm, các điểm cư trú theo
đạo Bàlamôn và Bà ni hay Islam, ở vùng của người Khơme theo các
chùa Phật giáo Tiểu thừa. Đặc biệt, người Chăm đã thành lập được
quốc gia riêng trong thời gian dài. Hiện nay, trong xã hội của người
Chăm chế độ mẫu hệ còn được lưu giữ khá đậm nét.
3.5. Người Hoa đến Việt Nam với nhiều thời điểm khác nhau, có
nguồn gốc xã hội khác nhau, định cư ở nhiều nơi khác nhau, đặc điểm
kinh tế - xã hội cũng khác nhau giữa các vùng. Tuy nhiên người Hoa
đã nhanh chóng hòa vào cuộc sống mới. Người Hoa và người Việt là
chủ nhân của trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhất trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Như vậy do nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan và chủ
quan, nền kinh tế xã hội của các dân tộc ở nước ta có trình độ phát
triển không đồng đều.
6
Càng sinh sống ở gần đồng bằng thì trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc càng cao. Đặc điểm này trở
thành vấn đề đáng quan tâm của nhà nước, chính phủ ta, nhất là từ sau
6
Việc phân chia này dựa theo quan điểm của GS Đặng Nghiêm Vạn (1993) trong Quan hệ
giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc, NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội.
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
22
khi đất nước thống nhất năm 1975. Hàng loạt các biện pháp nhằm
giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, các dân tộc được đưa ra song
tình trạng phát triển không đồng đều vẫn tồn tại khá đậm nét.
4. Văn hóa của các dân tộc ở nước ta có sự thống nhất trong đa
dạng. Điều đó có nghĩa là văn hóa các dân tộc thống nhất trên cơ sở
những yếu tố văn hóa chung, đồng thời mỗi dân tộc đều có những yếu

tố văn hóa độc đáo mang sắc thái riêng.
4.1. Nói đến sắc thái văn hóa là nói đến văn hóa vùng và văn hóa
tộc người.
Khi xem xét văn hóa vùng có thể chia thành:
- Vùng văn hóa Việt Bắc
- Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ
- Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên
- Vùng văn hóa Nam Bộ
Ngoài ra tính đa dạng của văn hóa các dân tộc còn được thể
hiện ở sắc thái văn hóa các tộc người dưới ba cấp độ. Trước hết là sắc
thái văn hóa của các dân tộc gần gũi nhau về ngôn ngữ như Việt –
Mường, Môn – Khơme, Tày – Thái Thứ hai là sắc thái văn hóa của
các nhóm trong nội bộ một dân tộc như trong văn hóa Thái có văn
hóa Thái đen, văn hóa Thái trắng; văn hóa dân tộc Mông thì có:
Trắng, Đen, Xanh, Đỏ, Hoa… Thứ ba là sắc thái văn hóa của từng dân
tộc, ví dụ dân tộc Thái làm ruộng nước ở thung lũng núi, dân tộc Dao
làm nương rẫy ở rẻo giữa, lưng chừng núi…
Văn hóa của mỗi tộc người là tổng thể các yếu tố:
- Tiếng nói
- Văn hóa sàn xuất, văn hóa vất chất, văn hóa tinh thần, văn hoá xã hội
- Lối sống, phong cách sống, cách ứng xử đối với môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội, giữa con người với con người, giữa con
người với cộng đồng
- Sắc thái tâm lí, tình cảm, quan niệm về chân thiện mĩ, về vũ trụ,
nhân sinh
- Tập quán trong sinh hoạt đời thường, lễ nghi, tín ngưỡng…
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
23
Như vậy khi xem xét văn hóa các dân tộc dưới góc độ vùng, ta
dễ dàng nhận thấy văn hóa các dân tộc có đủ các cảnh quan: châu thổ,

thung lũng, rẻo cao, rẻo giữa, đô thị. Về văn hóa các nhóm tộc người
dưới góc độ ngôn ngữ, ta có thể nói rằng đó là bức tranh thu nhỏ của
các nước Đông Nam Á. Xem xét văn hóa từng tộc người cụ thể thì
thấy ngay sự phong phú và đa dạng. Trải qua hàng ngàn năm diễn biến
lịch sử, vốn văn hóa của các tộc người không ngừng được làm phong
phú thêm do sự phát triển nội tại của các thành phần dân tộc và sự
giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa bên ngoài. Điều đó đảm bảo cho
tính độc lập và hội nhập của một tộc người trong một quốc gia đa dân
tộc.
4.2. Đa dạng nhưng vẫn có những nét tương đồng, thống nhất
trong văn hóa các dân tộc. Sự thống nhất ấy không phải do ý muốn
chủ quan của bất kì cá nhân nào. Trái lại, nó là thực thể khách quan
của lịch sử. Thống nhất trong đa dạng là qui luật phát triển của văn
hóa Việt Nam.
Nét chung trong sinh hoạt văn hóa của các dân tộc có nguồn cội
từ nền văn hóa bản địa thời cổ đại, văn hóa Đông Nam Á – khu vực
nhiệt đới gió mùa với nền văn minh lúa nước. Sự thống nhất còn được
giải thích bằng nguồn gốc lịch sử chung của các dân tộc, bằng quá
trình tụ cư lâu đời bên nhau cùng chịu chung sự tác động của môi
trường xung quanh. Vì vậy chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự phổ
biến của chiếc nhà sàn, chiếc váy quấn hay váy ống, chiếc áo chui đầu
hay xẻ nách, cách tổ chức làng xã hay cách lí giải về nguồn gốc các
dân tộc trong những truyện cổ tích, thần thoại. Đặc biệt ngày nay có
một số hiện tượng văn hóa quen thuộc, đến nỗi chúng ta khó có thể
nói ai là chủ nhân như hiện tượng taleo (dấu hiệu bằng tre đan cắm lá
để trên nương rẫy, hoa văn hình thập hoặc ngoặc, uống rượu cần, ăn
cơm lam, đâm trâu…)
4.3. Dân tộc nào cũng có sáng tạo văn hóa riêng góp phần
vào kho tàng văn hóa chung của Việt Nam. Nói đến kiến trúc nghệ
thuật là nói đến những ngôi tháp Chăm cổ kính cùng nghệ thuật tạc

độc đáo trên các tác phẩm điêu khắc, những ngôi chùa của người
Khơme, nhà rông của cư dân Tây Nguyên. Về văn hóa dân gian, dân
tộc Ê đê có trường ca Đam San, dân tộc Mường có sử thi Đẻ đất đẻ
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
24
nước, người Thái có Sống chụ xôn xao, người Hmông có Tiếng hát
làm dâu… Về các loại nhạc cụ có đàn đá Khánh Sơn và nhiều nơi
khác ở Tây Nguyên, cồng chiêng của người Mường. Đặc biệt dân tộc
Lô Hô ở Hà Giang và dân tộc Giáy ở Lào Cai đang còn sử dụng trống
đồng trong tang lễ…
Đặc điểm chủ yếu và bao trùm của văn hóa các tộc người nước
ta là thống nhất trong đa dạng, cho nên đường lối, chính sách văn hóa
của nhà nước ta là phải bảo tồn và phát huy, đồng thời chú ý kết hợp
hài hòa truyền thống và hiện đại. Văn hóa cũng như một cơ thể sống,
nó không bao giờ đứng yên mà luôn chịu sự tác động của những yếu
tố nội và ngoại sinh. Nếu văn hóa khép kín, không giao lưu bên ngoài
thì sớm muộn sẽ đi vào con đường lụi tàn, khi đó chủ nhân của nó
cũng sẽ biến khỏi vũ đài lịch sử. Khi mở cửa, văn hóa mỗi tộc người
lại phải chọn lọc những yếu tố phù hợp. Thực hiện tốt điều đó sẽ tạo
điều kiện cho văn hóa mỗi tộc người ngày càng đóng góp nhiều vào
văn hóa chung của dân tộc.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng chính trị - xã hội được
hợp thành bởi các tộc người cùng chung sống, là một quốc gia dân
tộc đa tộc người.
Đây là đặc điểm số một thể hiện tính thống nhất và đa dạng của
dân tộc Việt Nam, phù hợp với xu thế phổ biến của quá trình hình
thành các quốc gia – dân tộc trên toàn thế giới, kể cả phương Đông lẫn
phương Tây. Đặc điểm này phản ánh quy luật phát triển khách quan
của từng thành phần cấu thành dân tộc - các tộc người – do yêu cầu cố

kết trong một cộng đồng chính trị - xã hội nhất định và do yêu cầu tồn
tại và phát triển của từng tộc người.
Xuyên suốt chiều dài của lịch sử của dân tộc, quốc gia Việt
Nam không ngừng được bổ sung thêm nhiều tộc người. Hiện nay theo
danh mục các tộc người được công bố ngày 2 tháng 3 năm 1979
( không tính ngoại kiều), nước ta có 54 tộc người
7
được chia thành:
- Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á: gồm 40 dân tộc.
7
Dẫn lại từ Tạp chí Dân tộc học số 1/.1994
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18
25
- Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo ( Mã Lai – Đa Đảo): gồm
5 dân tộc.
- Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán – Tạng: gồm 9 dân tộc.
Dù là đa số hay thiểu số, tất cả đều tham gia vào việc hình thành
và xây dựng đất nước. Qua các triều đại phong kiến đều coi các tộc
người thiểu số là công dân, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Điều này hoàn toàn khác với một số nước, không tính đến các tộc
người thiểu số, không coi họ là công dân của đất nước, chỉ biết bóc
lột, bòn rút. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, tùy từng lúc, từng nơi,
các tộc người đều chịu sự tác động của xu thế hợp nhất và xu thế phân
ly nhưng luôn xem Việt Nam là Tổ quốc và gắn bó máu thịt.
2. Dân tộc Việt Nam được chỉ đạo bởi nhà nước tập quyền thống
nhất, xác định trên một lãnh thổ bất khả xâm phạm.
Tính thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia dân tộc được
quyết định bởi các tộc người sinh sống trên lãnh thổ đó, cùng chung
lòng, chung sức để bảo vệ và xây dựng ngay từ buổi đầu dựng nước.
Ngoài ra nó còn được thể hiện ở sự tồn tại của nhà nước trung ương

tập quyền với hệ thống chính quyền được thiết lập từ trung ương đến
địa phương. Do sự phát triển không đồng đều giữa các tộc người nên
nhà nước đã định ra những hình thức tổ chức chính quyền, các luật lệ,
chính sách phù hợp trong quá trình cai trị. Điều đó có tác dụng là
chính quyền trung ương với tay sâu hơn đến các địa phương, phát huy
ý thức tộc người và tạo cho họ tinh thần tự giác, tự nguyện phục vụ
chính quyền.
Tổ chức chính quyền ngay từ buổi ban đầu được xây dựng trên
một cái nôi vững chắc là vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ. Về bản chất, chính quyền phong kiến trước đây là muốn áp
bức, bóc lột các tộc người trong nước nhưng trước lợi ích sống còn
của dân tộc và của chính bản thân, họ phải thi hành chính sách mềm
dẻo nhằm lôi kéo các tù trưởng, các tộc người. Điều này khách quan
mà nói đã tạo điều kiện phát huy quan hệ bạn bè thân ái giữa người
Việt và cư dân các tộc người khác, làm cho quan hệ này trở thành
truyền thống, xu thế chủ yếu của lịch sử. Như vậy nhìn chung trong
quá trình phát triển của lịch sử, chính quyền trung ương có trách
HVTH: Nguyễn Quốc Toàn – LSTG - K18

×