Chương III: Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng
trường Cao Đẳng Nông Lâm Bắc Giang.
1. Các căn cứ để đề xuất các biện pháp:
1.1. Căn cứ vào nội dung quản lý chuyên môn ở trường cao đẳng:
- Quản lý công tác tuyển sinh.
- Quản lý chương trình và kế hoạch đào tạo.
- Quản lý hoạt động giảng dạy.
- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Quản lý công tác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên,
- Quản lý học sinh.
1.2. Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý chuyên môn ở trường
Cao Đẳng Nông- Lâm:
Qua nghiên cứu thực trạng và đặc điểm quản lý chuyên môn ở trường
Cao Đẳng Nông Lâm Bắc giang, chóng ta thấy vấn còn có những tồn tại
trong công tác quản lý:
- Các biện pháp đưa ra còn thiếu căn cứ khoa học, chưa được thực
hiện một cách đồng bộ.
- Các biện pháp chưa có trọng tâm, trọng điểm, Ýt thu hút được các
nhà quản lý, các cán bộ có tâm huyết.
2. Nhóm các biện pháp:
2.1 Đẩy mạnh phong trào học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa
học.
Bảng 13: Đẩy mạnh phong trào học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa
học.
73
STT
Mức độ
Nội dung
Rất cần
thiết
Cần thiết Không cần
thiết
1 Quán triệt tầm quan trọng
của nhiệm vụ.
100%
2 Xây dựng kế hoạch cụ thể
và đôn đốc thực hiện.
87.5% 12.5%
3 Phát động phong trào học
tập, nghiên cứu khoa học
một cách thường xuyên
73.2% 26.8%
4 Tạo điều kiện về phương
tiện, kinh phí….
91.1% 8.9%
5 Giao nhiệm vụ cụ thể tới
từng khoa, tổ bộ môn và
giáo viên
88.3% 11.7%
6 Kiểm tra, giám sát tiến độ
thực hiện các đề tài.
87.5% 12.5%
7 Tổ chức triển khai kết quả
nghiên cứu vào thự c tế.
74.1% 25.9%
8 Thường xuyên cử giáo
viên tham gia các lớp học
tập bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ.
100%
2.1.1. Cơ sở đề ra biện pháp:
Qua điều tra chóng ta thấy 75.9% ý kiến cho rằng việc thực hiện
công tác học tập bồi dưỡng của giáo viên trong trường hiện nay là trung bình
và 77.7% ý kiến cho rằng phong trào nghiên cứu khoa học trong trường hiện
74
nay là trung bình. Công tác học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiên
cứu khoa học không chỉ là nhiệm vụ của người giáo viên mà thông qua đó
giáo viên được bổ sung kiến thức lý luận và thực tiễn, nâng cao năng lực
giảng dạy, nghiên cứu của bản thân.
- Học tập bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học với giảng dạy là những
nhiệm vụ chuyên môn cơ bản thường xuyên của giáo viên. Đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay với sự bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin, của khoa
học kỹ thuật thì người giáo viên phải quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ này
nhằm cập nhật thông tin, nâng cao trình độ về kiến thức nghiệp vụ chuyên
môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đào tạo nhân lực mới.
- Một vài năm gần đây nhà trường có tuyển một số lượng lớn giáo
viên trẻ, mà hầu hết các giáo viên này lại không được đào tạo từ các trường
sư phạm do vậy kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và năng lực nghiên
cứu khoa học còn thấp nên việc đẩy mạnh phong trào học tập, bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học càng quan trọng.
2.1.2. Mục tiêu của biện pháp:
- Nhằm làm cho giáo viên và cán bộ quản lý luôn ý thức và thực hiện
tốt nhiệm vụ học tập bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, luôn coi đó là một
nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt của giáo
viên. Tạo nền nếp học tập, nghiên cứu trong nhà trường,
- Nhằm động viên giáo viên và cán bộ quản lý quan tâm đến việc học
tập bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học.
2.1.3. Nguyên tắc thực hiện biện pháp:
- Mọi giáo viên và cán bộ quản lý đều phải tham gia học tập bồi
dưỡng và nghiên cứu khoa học. Nhà trường cũng quy định tất cả giáo viên
được tuyển dụng vào trường phải hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ
trong thời gian 5 năm. Nhà trường cũng quán triệt tầm quan trọng của
75
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và mỗi giáo viên phải coi đó là nhiệm vụ
phải hoàn thành.
- Nhà trường sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá và khen thưởng kịp thời
với những cá nhân và tập thể có thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa
học.
2.1.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí đối với việc học tập, bồi dưỡng
và nghiên cứu khoa học. Với những người đang thực hiện chương trình học
Thạc sĩ thì nhà trường hỗ trợ từ 4-6 triệu đồng để mua tài liệu học tập, còn
những cán bộ, giáo viên đang thực hiện chương trình nghiên cứu sinh thì nhà
trường hỗ trợ từ 6-8 triệu đồng cho việc mua tài liệu học tập. Với các đề tài
nghiên cứu khoa học thì theo từng đề tài cụ thể, tuỳ theo tính chất và qui mô
thực hiện thì phòng khoa học sẽ thẩm định và cấp kinh phí để tiến hành
nghiên cứu. Bên cạnh đó thì nhà trường còn mua sắm các trang thiết bị,
phương tiện phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Nhà trường chỉ đạo các khoa chuyên môn và tổ bộ môn phân công
công việc cho giáo viên một cách hợp lý để các giáo viên và cán bộ quản lý
có điều kiện tham gia vào công tác học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa
học, luôn khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào công tác học tập,
bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
2.1.5. Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Quán triệt tầm quan trọng của nhiệm vụ: 100% ý kiến đồng ý nhà
trường cần quán triệt tầm quan trọng của nhiệm vụ học tập bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì việc quán triệt tầm
quan trọng của nhiệm là rất quan trọng nhằm tác động vào ý thức cán bộ,
giáo viên thầy được tầm quan trọng của việc học tập, bồi dưỡng và nghiên
76
cứu khoa học, ý nghĩa của việc học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học
để từ đó họ tự giác thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và đôn đốc thực hiện: 87.5% ý kiến cho
rằng rất cần thiết và 12.5% ý kiến cho rằng cần thiết. Việc xây dựng kế
hoạch học tập, bồi dưỡng là do các khoa chuyên môn và tổ bộ môn thực hiện
sau đó thông qua phòng tổ chức và Hiệu trưởng. Phòng khoa học thì chịu
trách nhiệm xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cho các khoa và tổ
chuyên môn. Hàng năm phòng khoa học yêu cầu các giáo viên đăng ký
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học từ đầu năm. Các cá nhân có đề tài đăng ký
với phòng khoa học. Các hướng nghiên cứu của các đề tài chủ yếu nhằm
phục vụ cho công tác đào tạo, giải quyết những vấn đề thực tiễn như: trồng
các loại cây ăn quả, thử nghiệm các giống lúa, hoa màu…bên cạnh đó thì
các công trình nghiên cứu khoa học còn gúp cho học sinh sinh viên thực
hành thực tập môn học. Việc xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học trong trường hiện nay được thực hiện tốt, nhưng bên
cạnh đó thì việc đôn đốc, theo dõi việc thực hiện là rất quan trọng.
- Giao nhiệm vụ cụ thể tới từng khoa, tổ bộ môn và giáo viên: 88.3%
ý kiến cho rằng rất cần thiết và 11.7% ý kiến cho rằng cần thiết. Kết quả này
hoàn toàn phù hợp. Với công tác học tập bồi dưỡng thì các khoa chuyên
môn và tổ bộ môn yêu cầu giáo viên phải học tập bồi dưỡng nâng cao trình
độ bản thân, các giáo viên phải thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao
trình độ của bản thân theo qui định của nhà trường. Phòng khoa học yêu cầu
các khoa và tổ chuyên môn đăng ký các đề tài nghiên cứu từ đầu năm.
Nhưng trên thực tế hàng năm số đề tài nghiên cứu còn Ýt, do số lượng giáo
viên còn thiếu nên thông thường một giáo viên phải đảm nhiệm nhiều môn
học do vậy việc tham gia các công trình nghiên cứu còn khó khăn. Do đó,
phòng khoa học có giao nhiệm vụ tới các khoa và tổ chuyên môn nhưng chỉ
77
một vài khoa là có công trình nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa
học vẫn chỉ tập trung ở một vài cá nhân, đôi khi có hiện tượng các công trình
nghiên cứu khoa học còn lặp lại, Ýt những đề tài khoa học mới.
- Tạo điều kiện về phương tiện, kinh phí: 91.1% ý kiến cho rằng rất
cần thiết và 8.9% ý kiến cho rằng cần thiết . Với giáo viên và cán bộ quản lý
tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ thì nhà trường đều có sự hỗ
trợ về kinh phí trong quá trình học tập theo qui định. Còn các công trình
nghiên cứu khoa học thì tuỳ theo tính chất, qui mô của đề tài nghiên cứu
nhà trường cũng cấp kinh phí để các cá nhân và tổ chức thực hiện nghiên
cứu đề tài. Tuy nhiên, thì việc hỗ trợ kinh phí cho việc học tập, bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học vẫn còn hạn hẹp, do vậy cũng chưa thực sự khích lệ,
động viên được cán bộ, giáo viên tích cực hơn trong việc học tập, bồi dưỡng
và nghiên cứu khoa học.
- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các đề tài: 87.5% ý kiến cho
rằng rất cần thiết và 12.5% ý kiến cho rằng cần thiết. Điều này là hoàn toàn
phù hợp vì chúng ta thấy việc kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các đề tài
nghiên cứu là rất quan trọng. Theo dõi sát sao tiến độ thực hiện các đề tài,
khắc phục tình trạng bỏ dở các đề tài hoặc không thể hoàn thành do thiếu các
điều kiện cần thiết. Tổ chức nghiệm thu các đề tài trong năm học. Trên thực
tế nhiều đề tài khoa học không hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng không
đúng theo kế hoạch là do khâu kiểm tra, giám sát còn yếu từ đó ảnh hưởng
đến chất lượng của các công trình nghiên cứu. Việc kiểm tra, giám sát các đề
tài nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn vì để kiểm tra, giám sát các công
trình có hiệu quả đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu
khoa học và phải có những cán bộ chuyên trách. Nhưng hiện nay thì cán bộ
phòng nghiên cứu khoa học nhà trường vẫn không có cán bộ chuyên trách
làm công việc này mà hầu hết là các cán bộ kiêm nhiệm, vừa giảng dạy vừa
78
tham gia chỉ đạo các công trình nghiên cứu nên việc tổ chức thực hiện nói
chung và việc kiểm tra, giám sát các công trình nghiên cứu nói riêng chưa
có hiệu quả. Do vậy, nhà trường cần có những cán bộ chuyên trách chỉ đạo,
tổ chức kiểm tra, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học để các công
trình nghiên cứu được thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
- Tổ chức triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế: 74.1% ý kiến cho
rằng rất cần thiết và 25.9% ý kiến cho rằng cần thiết. Hầu hết các ý kiến cho
rằng cần phải tổ chức triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Điều
này là hoàn toàn phù hợp vì các công trình nghiên cứu đều nhằm phục vụ
cho công tác đào tạo như nghiên cứu nhu cầu tuyển sinh, đổi mới nội dung,
cả tiến phương pháp, xây dựng chương trình đào tạo, thử nghiệm các giống
cây trồng, vật nuôi…Các công trình về cây trồng, vật nuôi chủ yếu được
nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc giang và có nhiều công trình được áp dụng
vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra thì các công trình nghiên
cứu khoa học còn phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, nhờ có các
công trình nghiên cứu khoa học sinh viên có điều kiện để thực hành, thực tập
môn học, tiếp cận nhiều hơn với thực tiễn sản xuất, giáo viên thì có thêm
nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết các
công trình nghiên cứu mới ở cấp khoa và cấp trường nên việc ứng dụng vào
thực tiễn còn hạn chế, chủ yếu các công trình mới chỉ mang tính chất phục
vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, còn việc ứng
dụng vào thực tiễn sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế còn rất hạn chế. Do
vậy, trong những năm tới nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới quy mô của
các đề tài nghiên cứu, tính thực tiễn của các đề tài nghiên cứu, các hướng
nghiên cứu của các đề tài để các đề tài có tính ứng dụng trong thực tiễn cao
hơn nữa.
79
- Thường xuyên cử giáo viên tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ: 100% ý kiến cho là rất cần thiết và điều này là hoàn
toàn phù hợp vì trong một vài năm gần đây nhà trường có tuyển một số
lượng lớn giáo viên trẻ do vậy việc cử giáo viên học tập, bồi dưỡng là nhiệm
vụ trong tâm của nhà trường.
Hàng năm nhà trường cũng thường xuyên cử giáo viên, cán bộ quản
lý tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ… do Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục dạy nghề, Bộ giáo dục và
đào tạo. Tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. Có kế hoạch
cử giáo viên đi học sau đại học, đảm bảo các chế độ hỗ trợ cho người đi học.
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức mua sắm trang thiết bị, tài liệu,
phương tiện cần thiết phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của giáo viên và
cán bộ quản lý. Để đẩy mạnh phong trào học tập, bồi dưỡng nghiên cứu
khoa học thì nhiều ý kiến khác cho rằng nhà trường cần xây dựng các qui
định của trường về công tác học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, đưa
lên thành tiêu chuẩn thi đua, bình xét các danh hiệu, yêu cầu cán bộ, giáo
viên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học.
Qua điều tra chóng ta thấy hầu hết các ý kiến đều đồng ý với các nội
dung đã đề xuất, từ 73.2% - 100% ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết, chỉ
có khoảng từ 8.9%- 26.8% ý kiến đánh giá ở mức độ cần thiết. Do vậy, trong
thời gian tới nhà trường cần tổ chức thực hiện các biện pháp theo những nội
dung đã đề xuất nhằm đẩy mạnh phong trào học tập, bồi dưỡng trong nhà
trường.
2.2. Đổi mới công tác quản lý học sinh, sinh viên.
Bảng 14: Đổi mới công tác quản lý học sinh, sinh viên.
80
STT
Mức độ
Nội dung
Rất cần
thiết
Cần thiết Không cần
thiết
1 Quán triệt chủ trương đổi
mới QLHS
100%
2 Giáo viên chủ nhiệm và
CBQLHS làm đề án đổi
mới.
82.15% 17.85%
3 Phối hợp với các lực
lượng
trong việc quản lý HS-
SV.
98.2% 1.8%
4 Tăng cường cơ sở vật chất
phục vô cho sinh hoạt và
hoạt động vui chơi giải trí
của HS-SV.
91.07% 8.93%
5 Xử lý nghiêm những HS
vi phạm kỷ luật.
100%
2.2.1. Cơ sở đề ra biện pháp:
- Kết quả điều tra chóng ta thấy:
+ Về chất lượng chung của công tác quản lý học sinh: 12.5% ý
kiến cho rằng tốt, 87.5% ý kiến cho rằng là trung bình.
+ Quản lý giờ tự học của học sinh, sinh viên: 41.97% ý kiến
cho rằng là trung bình, 58.03% ý kiến cho rằng là yếu.
+ Thực hiện chế độ cho học sinh, sinh viên: 75.9% ý kiến cho
rằng tốt và 24.1% đánh giá ở mức độ trung bình.
81
+ Quản lý nền nếp sinh hoạt và hoạt động vui chơi giải trí cho
học sinh, sinh viên: có 26.7% ý kiến đánh giá là tốt, 66.96% ý kiến đánh giá
là trung bình và 6.25% ý kiến đánh giá là yếu.
Qua kết quả điều tra cho thấy việc đổi mới công tác quản lý học
sinh, sinh viên là hết sức cần thiết.
- Công tác quản lý học sinh, sinh viên, tổ chức các hoạt động học cho
học sinh một cách hợp lý, nhất là hoạt động học tập có vai trò rất quan trọng.
Trong những năm qua nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp để thực hiện
tốt công tác quản lý học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn còn
những tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo. Các biện pháp
mới chỉ chú trọng quản lý về mặt hành chính và cố gắng đảm bảo trật tự an
ninh, chưa đi sâu vào việc quản lý giờ tự học, quản lý nề nếp sinh hoạt của
học sinh, sinh viên, cũng như đi sâu vào việc tổ chức học tập cho học sinh ở
lớp và tự học ở nhà. Do vậy, nhà trường cần có sự nghiên cứu để thực hiện
các biện pháp có hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản
lý học sinh, sinh viên.
2.2.2. Mục tiêu của biện pháp:
- Tạo nền nếp học tập, sinh hoạt cho học sinh, sinh viên trong toàn
trường, yêu cầu học sinh, sinh viên phải thực nghiêm túc nội quy, quy chế
của nhà trường, đảm bảo cho học sinh, sinh viên được tham gia các hoạt
động đoàn thể, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao một cách có tổ chức, lành
mạnh.
- Công tác quản lý học sinh cần tổ chức các hoạt động học tập dưới
nhiều hình thức, thu hút tất cả học sinh tham gia. Động viên khuyến khích
học tập tốt, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội trong học sinh.
2.2.3. Nguyên tắc thực hiện biện pháp:
82
- Phòng quản lý học sinh - sinh viên chịu trách nhiệm quản ký học
sinh, sinh viên. Phòng phải phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn, các
phòng ban chức năng, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn để quản
lý tốt học sinh, sinh viên.
- Việc quản lý học sinh, sinh viên phải thực hiện theo những nội quy,
quy định mà nhà trường đã ban hành. Có chính sách ưu tiên với người dân
tộc và các đối tượng chính sách.
2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Nhà trường ban hành những quy định hợp lý nhằm thiết lập kỷ
cương, đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường.
- Phòng quản lý học sinh sinh viên quản lý hồ sơ của học sinh, sinh
viên. Phòng phân công công việc cụ thể tới các bộ phận như ban quản lý ký
túc xá quản lý nền nếp sinh hoạt và giờ tự học của học sinh, sinh viên.
- Phòng quản lý học sinh, sinh viên cần phối hợp với các khoa, tổ
chuyên môn, các phòng ban chức năng, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên
bộ môn để quản lý tốt hoạt động học tập của học sinh. Nhà trường có trang
bị các phương tiện, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động học tập, văn hoá
văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh, sinh viên.
2.2.5. Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Quán triệt chủ trương đổi mới quản lý học sinh: 100% ý kiến đánh
giá là rất cần thiết. Điều này là hoàn toàn phù hợp. Ban giám hiệu phải quán
triệt chủ trương đổi mới công tác quản lý học sinh, sinh viên trong trường,
nhằm làm cho mọi cán bộ, giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng và những nhiệm
vụ cụ thể mà các khoa chuyên môn, các phòng ban chức năng và cá nhân
phải làm để tham gia công tác này. Nhà trường đã quy định những nhiệm vụ
của các phòng ban chức năng, khoa, và giáo viên chủ nhiệm, phòng quản lý
học sinh, sinh viên trong việc quản lý học sinh. Tuy nhiên, qua điều tra
83
chóng ta thấy công tác quản lý học sinh còn nhiều tồn tại và chất lượng
chung của công tác quản lý học sinh còn thấp, do vậy việc quán triệt tầm
quan trọng của nhiệm vụ là rất quan trọng làm cho mỗi bộ phận và các cá
nhân cần phải ý thức được, thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý
học sinh và thực hiện tốt những nhiệm vụ mà nhà trường giao cho.
- Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ quản lý học sinh làm đề án đổi mới
về công tác quản lý học sinh: 82.15% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và
17.85% ý kiến đánh giá là cần thiết. Để quản lý tốt học sinh thì ngoài việc
thực hiện tốt các nhiệm vụ mà nhà trường giao cho thì các bộ phận, cán bộ
quản lý, giáo viên chủ nhiệm cần làm đề án đổi mới về công tác quản lý học
sinh. Các đề án đổi mới công tác quản lý học sinh do các giáo viên chủ
nhiệm, cán bộ quản lý, các bộ phận có liên quan phải căn cứ vào những
những đặc điểm cụ thể của công tác quản lý mà đề xuất những biện pháp
quản lý phù hợp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm xây dựng đề án cho lớp mình,
trong đó nêu ra những biện pháp cụ thể có thể làm để vứa quản lý tốt học
sinh, vừa hướng mạnh tới việc tổ chức học tập cho học sinh. Ban quản lý ký
túc xá làm đề án để quản lý tốt hơn giờ tự học và nền nếp sinh hoạt của sinh
viên trong ký túc xá.
- Phối hợp với các lực lượng trong việc quản lý học sinh - sinh viên:
có 98.2 ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 1.8% ý kiến đánh giá là cần thiết.
Việc phối hợp với các lực lượng như phòng đào tạo, khoa chuyên môn, giáo
viên chủ nhiệm trong việc quản lý học sinh là rất quan trọng nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng của công tác quản lý học sinh. Hiện nay thì phòng quản
lý học sinh cũng đã có sự phối hợp với các phòng ban chức năng và các cá
nhân có liên quan trong việc quản lý học sinh, tuy nhiên thì sự phối hợp vẫn
chưa được đồng bộ và chưa đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý học
sinh. Hầu hết các ý kiến cho rằng cần phải có sự phối hợp với các lực lượng
84
trong việc quản lý học sinh. Do vậy, nhà trường cũng cần phải có những qui
định cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận trong việc quản lý học sinh và yêu cầu
các bộ phận cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc quản lý học
sinh.
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động vui
chơi giải trí của học sinh, sinh viên: 91,07% ý kiến đánh giá là rất cần thiết
và 8.93% ý kiến cho rằng cần thiết. Điều này là hoàn toàn phù hợp, Ban
giám hiệu cần quan tâm tạo điều kiện vật chất phục vụ các hoạt động thể
thao, văn hoá văn nghệ, các điều kiện sinh hoạt trong ký túc xá như điện,
nước…nhằm tạo cuộc sống vui chơi lành mạnh, tạo điều kiện rèn luyện sức
khoẻ, vui chơi giải trí, hỗ trợ tích cực cho việc học tập, tăng cường sự đoàn
kết giữa các học sinh. Hiện nay cơ sở vật chất nhà trường là khá khang
trang, nhà trường đầu tư xây dựng mới và sữa chữa lại khu ký túc xá, giảng
đường, thư viện. Ngoài ra trường có sân bóng đá, cầu lông, bóng rổ để sinh
viên có thể tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khoẻ. Tuy nhiên,
do kinh phí còn hạn hẹp nên nhà trường chưa thể tăng cường cơ sở vật chất
phục vụ cho học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi giải trí một cách
đồng bộ, chất lượng phục vụ chưa tốt. Do vậy, trong thời gian tới nhà trường
cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động vui
chơi giải trí của học sinh, sinh viên. Việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ
cho sinh hoạt và hoạt động vui chơi giải trí của học sinh nhằm tạo cuộc sống
vui tươi lành mạnh trong trường, tạo điều kiện rèn luyện sức khoẻ, vui chơi
giải trí, hỗ trợ tích cực cho việc học tập giúp cho việc quản lý học sinh có
hiệu quả hơn.
- Xử lý nghiêm những học sinh vi phạm kỷ luật: 100% ý kiến cho
rằng cần xử lý nghiêm những học sinh vi phạm kỷ luật. Những học sinh vi
phạm kỷ luật, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ nhà trường đều có biện pháp xử lý
85
và xử lý đúng mức theo nội quy, quy chế đã quy định. Các khoa chuyên môn
phối hợp với đoàn thanh niên phát động nếp sống thanh lịch trong học sinh,
sinh viên. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với khoa và phòng đào tạo phát
động phong trào chống tiêu cực trong thi, kiểm tra. Phòng quản lý học sinh
phối hợp với lực lượng bảo vệ phát hiện và xử lý kịp thời các tệ nạn xã hội
như ma tuý, cờ bạc
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các ý kiến đều đồng ý với các nội
dung đề xuất ở trên: 82.1%-100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 1.8%-
17.9 ý kiến đánh giá là cần thiết. Do vậy, trong thời gian tới nhà trường cần
tổ chức thực hiện biện pháp theo các nội dung đã đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý học sinh- sinh viên.
2.3. Cải tiến công tác xây dựng và điều hành kế hoạch giảng dạy -
học tập.
Bảng 15: Cải tiến công tác xây dựng và điều hành kế hoạch giảng
dạy - học tập.
STT
Mức độ
Nội dung
Rất cần
thiết
Cần thiết Không cần
thiết
1 Việc xây dựng kế hoạch phải
có căn cứ cụ thể.
95.54% 4.46%
2 Kế hoạch phải đảm bảo nội
dung và tiến độ qui định
trong chương trình.
59.82% 40.18%
3 Áp dụng các phần mềm tin
học trong xây dựng và điều
hành kế hoạch.
63.39% 36.61%
4 Xây dựng các chỉ tiêu chất
lượng đảm bảo đánh giá
77.67% 22.32%
86
chính xác.
5 Kiểm tra, đôn đốc việc xây
dựng và điều hành kế hoạch.
100%
2.3.1. Cơ sở để đề xuất biện pháp:
- Qua điều tra chóng ta thấy: Về chất lượng chung của công tác kế
hoạch có 19.64% ý kiến đánh giá là tốt, 77.68% ý kiến đánh giá là trung
bình và 2.68% ý kiến đánh giá là yếu. Về việc xây dựng kế hoạch: 66.96 ý
kiến đánh giá là tốt, 33.04% ý kiến đánh giá là trung bình. Về điều hành kế
hoạch: có 35.71% ý kiến đánh giá là đúng và 64.29% ý kiến đánh giá là
trung bình. Về đánh giá việc hoàn thành kế hoạch: 25% ý kiến đánh giá là
tốt, 70.54% ý kiến đánh giá là trung bình và 4.46% ý kiến đánh giá là yếu.
Từ đó chúng ta thấy việc cải tiến công tác xây dựng và điều hành kế
hoạch nói chung và kế hoạch giảng dạy học tập nói riêng là hết sức cần thiết
nhằm khắc phục những tồn tại trong việc xây dựng kế hoạch và đánh giá
việc hoàn thành kế hoạch.
- Việc xây dựng và điều hành kế hoạch giảng dạy - học tập được coi là
nhiệm vô chung, trọng tâm của nhà trường. Việc xây dựng và điều hành kế
hoạch càng hợp lý và sự phối hợp giữa các bộ phận càng chặt chẽ thì hiệu
quả công tác càng cao, đảm bảo kế hoạch giảng dạy và học tập trong nhà
trường. Việc xây dựng và điều hành kế hoạch tốt sẽ góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
2.3.2. Mục tiêu của biện pháp:
- Khắc phục những thiếu sót trong việc điều hành kế hoạch nh việc
thứ tự các môn học bị đảo lộn, thời khoá biểu bị thay đổi nhiều lần trong
tháng, việc theo dõi lịch trình tiến độ các môn học không chặt chẽ.
87
- Khắc phục những thiếu sót trong công tác đánh giá việc hoàn thành
kế hoạch, cần phải có sự kiểm tra đánh giá việc hoàn thành kế hoạch và việc
đánh giá phải đảm bảo theo đúng những chỉ tiêu chất lượng, việc đánh giá
phải đảm bảo tính khách quan.
- Nâng cao tính khoa học của việc xây dựng và điều hành kế hoạch.
Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên chương trình và thời gian đào tạo,
lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy, cơ sở vật chất vv
2.3.3. Nguyên tắc thực hiện biện pháp:
- Việc xây dựng và điều hành kế hoạch giảng dạy phải được thực hiện
theo đúng thời gian mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành.
- Việc xây dựng và điều hành kế hoạch giảng dạy của phòng đào tạo
phải được Ban giám hiệu thông qua và chịu sự giám sát của Ban giám hiệu
nhà trường.
- Các khoa chuyên môn, tổ bộ môn và các giáo viên phải chấp hành
theo kế hoạch đã xây dựng.
2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Cần có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về nghiệp vụ để công tác xây
dựng và điều hành kế hoạch có chất lượng.
- Phải có sự phân công công việc cụ thể và thường xuyên đôn đốc,
kiểm tra để việc xây dựng và điều hành kế hoạch được thực hiện tốt.
2.3.5. Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Việc xây dựng kế hoạch phải có căn cứ cụ thể: 95.54% ý kiến đánh
giá là rất cần thiết và 4.46% ý kiến đánh giá là cần thiết. Để xây dựng được
kế hoạch thì kế hoạch đó phải có căn cứ cụ thể. Hàng năm, trong dịp tổng
kết năm học, song song với việc đánh giá hoàn thành kế hoạch. Ban giám
hiệu chỉ đạo phòng đào tạo rà soát rút kinh nghiệm về công tác xây dựng và
điều hành kế hoạch . Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào : số lượng chỉ
88
tiêu tuyển sinh hàng năm, số lượng giáo viên của các khoa và tổ bộ môn, số
giáo viên đang đi học, số giáo viên dự kiến hợp đồng, các văn bản về định
mức công tác cho giáo viên và cán bộ quản lý, mức độ khối lượng công
việc đã hoàn thành trong năm vừa qua, các điều kiện về cơ sở vật chất phục
vụ công tác giảng dạy và học tập…Trên cơ sở đó phòng đào tạo xây dựng kế
hoạch công tác giảng dạy và học tập cho năm học, sau đó trình giám hiệu
duyệt.
- Kế hoạch phải đảm bảo nội dung và tiến độ qui định trong chương
trình: có 59.82% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 40.18% ý kiến đánh giá
là cần thiết.
Việc điều hành kế hoạch phải đảm bảo nội dung và tiến độ quy định
trong chương trình đó. Việc điều hành kế hoạch phải đảm bảo thứ tự các
môn học theo chương trình đào tạo, đảm bảo theo dõi sát tiến độ nội dung
giảng dạy phải khớp với phân phối thời gian trong chương trình. Nhưng trên
thực tế thì việc đảm bảo được thứ tự thực hiện các môn học là khó thực hiện
vì hiện nay hầu hết các khoa đều thiếu giáo viên, số giáo viên xin đi học
nhiều do tình trạng thiếu giáo viên như vậy nên có những môn học không có
giáo viên dạy lại phải đẩy các môn học khác thay thế, thậm chí phải đẩy cả
những môn học của kỳ sau lên dạy trước điều này làm ảnh hưởng đến chất
lượng công tác đào tạo. Phòng đào tạo sẽ theo dõi tiến độ giảng dạy các môn
học của giáo viên, chất lượng thực hiện giờ giảng của giáo viên, đó sẽ là
những căn cứ Ban giám hiệu đánh giá khách quan, khoa học và chính xác
hơn về tình hình thực hiện kế hoạch của từng giáo viên và của các bộ phận.
- Áp dụng các phần mềm tin học trong xây dựng và điều hành kế
hoạch: có 63.39% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 36.61% ý kiến cho rằng
cần thiết. Nhà trường cũng đã áp dụng các phần mềm tin học trong việc xây
dựng và điều hành kế hoạch, tổ chức nối mạng nội bộ để công tác điều hành
89
kế hoạch được thuận lợi. Tuy nhiên do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên nhà
trường chưa trang bị một cách đồng bộ, chưa bồi dưỡng thêm nghiệp vụ để
các cán bộ quản lý có thể áp dụng các phần mềm tin học vào việc xây dựng
và điều hành kế hoạch.
- Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng đảm bảo đánh giá chính xác:
77.67% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 22.32% ý kiến cho rằng cần thiết.
Theo kết quả điều tra chóng ta thấy việc đánh việc hoàn thành kế hoạch là
còn rất yếu, một phần là do nhà trường chưa xây dựng được các tiêu chỉ cụ
thể để đánh giá việc xây dựng và hoàn thành kế hoạch. Do vậy, hầu hết các ý
kiến cho rằng cần phải xây dựng các chỉ tiêu chất lượng đảm bảo đánh giá
chính xác, khách quan. Việc xây dựng chỉ tiêu chất lượng phải căn cứ vào
tình hình thực tiễn của nhà trường, đặc điểm đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ
sở vật chất…để xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho phù hợp.
- Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và điều hành kế hoạch:
100% ý kiến cho rằng nhà trường cần có biện pháp kiểm tra, đôn đốc việc
xây dựng và điều hành kế hoạch. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì việc
kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và điều hành kế hoạch đảm bảo cho việc
xây dựng và điều hành kế hoạch được diễn ra theo đúng tiến độ và đảm bảo
được chất lượng công việc. Nếu không tiến hành đôn đốc, kiểm tra thì nhà
trường không nắm bắt được tiến độ xây dựng và điều hành kế hoạch, nếu có
những sai sót thì không có những điều chỉnh kịp thời. Do vậy, nhà trường
cần kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và điều hành kế hoạch một cách thường
xuyên, đảm bảo công tác xây dựng và điều hành kế hoạch có chất lượng.
Qua kết quả điều tra chóng ta thấy hầu hết các ý kiến đều đồng
ý với các biện pháp đưa ra: 82.15% - 100% ý kiến cho rằng là rất cần thiết
và từ 4.46% - 19.64% ý kiến cho là cần thiết. Tuy nhiên từ thực tiễn của nhà
trường là tình trạng thiếu giáo viên làm cho việc đảm bảo nội dung và tiến
90
độ qui định trong chương trình của kế hoạch khó thực hiện, do trình độ năng
lực đội ngũ cán bộ quản lý, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp do vậy việc áp
dụng các phần mềm tin học trong quản lý còn khó thực hiện. Trong thời gian
tới nhà trường cần khắc phục những mặt còn tồn tại trong công tác xây dựng
và điều hành kế hoạch để làm cho công tác xây dựng và điều hành kế hoạch
ngày càng tốt hơn.
2.4. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
Bảng 16: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
STT
Mức độ
Nội dung
Rất cần
thiết
Cần thiết Không cần
thiết
1 Thành lập ban chỉ đạo
đổi
mới NDCTĐT.
84.82% 15.18%
2 Tập huấn về việc đổi mới
NDCTĐT.
82.15% 17.85%
3 Tiến hành rà soát lại nội
dung chương trình đào
tạo của khoa và tổ bộ
môn.
100%
4 Xây dựng kế hoạch cho
từng môn học.
91.07% 8.93%
5 Chỉ đạo việc đổi mới nội
dung chương trình cho
từng môn học.
80.36% 19.64%
6 Kiểm tra, đôn đốc tạo
điều kiện vật chất.
95.5% 4.46%
91
2.4.1. Cơ sở đề ra biện pháp:
- Kết quả điều tra cho thấy: Về nội dung chương trình đào tạo ở khoa
và tổ bộ môn hiện nay: 59.82% ý kiến đánh giá là phù hợp, 40.18% ý kiến
đánh giá là không hoàn toàn phù hợp. Về việc đổi mới nội dung chương
trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay: có
73.21% ý kiến đánh giá là phù hợp, 26.79% ý kiến cho rằng không hoàn
toàn phù hợp. Qua đó chúng ta thấy rằng việc đổi mới nội dung chương trình
đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội là hoàn toàn phù hợp.
- Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa
học công nghệ, nền kinh tế tri thức, xu thế hội nhập toàn cầu đòi hỏi sự cập
nhật thông tin và nắm bắt các giải pháp công nghệ mới. Do vậy, đổi mới nội
dung chương trình đào tạo là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Trường Cao Đẳng Nông Lâm trước đây là trường trung cấp nông
lâm, từ khi có quyết định trở thành trường cao đẳng thì nhà trường có mở
rộng thêm nhiều chương trình đào tạo. Việc đa dạng hoá các hình thức đào
tạo và bổ sung thêm các chuyên ngành đào tạo đòi hỏi phải có nội dung
chương trình phù hợp với từng ngành nghề và từng đối tượng cụ thể. Do
vậy, nhà trường cần phải yêu cầu những giáo viên có kinh nghiệm và giành
một khoản kinh phí nhất định để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp
với từng đối tượng cụ thể, phù hợp với yêu cấu của thực tế nhằm từng bước
nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường.
2.4.2. Mục tiêu của biện pháp:
- Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo nhằm đáp ứng việc đa
dạng hoá các hình thức đào tạo và việc bổ sung thêm các chuyên ngành đào
tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
92
- Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo nhằm tăng tính thực
tiễn, gắn nội dung chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất, nhằm nâng
cao năng lực hoạt động thực tiễn của sinh viên, giảm sự ngăn cách giữa lý
luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã
hội về nhân lực.
- Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo nhằm tăng tính chuẩn
mực, đồng thời tăng tính thống nhất về nội dung giữa các cơ sở đào tạo, từ
đó có thể tăng cường hợp tác lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm trong xây
dựng nội dung chương trình đào tạo.
2.4.3. Nguyên tắc thực hiện biện pháp:
- Việc đổi mới nội dung chương trình phải tuân theo những qui định
mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành.
- Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính cơ
bản, tính hiện đại, tính thực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức của người
học, tăng cường yếu tố tự học, tăng năng lực thực tiễn cho sinh viên sau khi
ra trường.
2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Nhà trường có những qui định cụ thể về nội dung còng nh cách tổ
chức thực hiện của việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng và đổi mới nội dung chương trình
đào tạo. Đòi hỏi là những người phải có năng lực, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực giảng dạy, am hiểu về chuyên môn.
- Lấy ý kiến của khoa chuyên môn, tổ bộ môn và giáo viên về những
nội dung chương trình cần đổi mới cho phù hợp.
- Có các phương tiện làm việc, có tài liệu, tài liệu cần thiết cho việc
nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
- Nhà trường cần có chế độ động viên, khuyến khích kịp thời.
93
2.4.5. Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Thành lập ban chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo:
84.82% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 15.18% ý kiến đánh giá là cần
thiết.
- Tập huấn về đổi mới nội dung chương trình: 82.15% ý kiến đánh
giá là rất cần thiết và 17.85% ý kiến đánh giá là cần thiết. Điều này là hoàn
toàn phù hợp. Ban giám hiệu cần tổ chức tập huấn về đổi mới nội dung
chương trình đào tạo và học tập lại các qui chế chuyên môn có hệ thống,
nhằm làm cho giáo viên và cán bộ quản lý nắm chắc các quy định chuyên
môn, hiểu được nhiệm vụ của minh để thực hiện. Để tập huấn được cho
giáo viên và cán bộ quản lý về đổi mới nội dung chương trình đào tạo thì
nhà trường phải xây dựng được nội dung tập huấn cụ thể, có những tài liệu
để giáo viên và cán bộ quản lý nghiên cứu thấy được mục đích, ý nghĩa của
việc đổi mới nội dung chương trình và hướng đổi mới cụ thể để từ đó họ có
thể vận dụng vào lĩnh vực chuyên môn của họ. Trên thực tế thì nhà trường
chưa tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý về việc đổi mới nội dung
chương trình do vậy để có thể thực hiện được biện pháp này đòi hỏi cần phải
xây dựng được nội dung tập huấn thật cụ thể và phù hợp.
- Tiến hành rà soát lại nội dung chương trình đào tạo của khoa và tổ
bộ môn: 100% ý kiến cho rằng cần tiến hành rà soát lại nội dung chương
trình đào tạo. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì muốn đổi mới nội dung
chương trình thì nhà trường cần yêu cầu các khoa và tổ bộ môn tiến hành rà
soát lại nội dung chương trình đào tạo xem là những nội dung nào phù hợp,
những nội dung nào không phù hợp cần phải chỉnh sửa bổ sung.
- Chỉ đạo việc đổi mới nội dung chương trình: 80.36% ý kiến đánh giá
là rất cần thiết và 19.14% ý kiến đánh giá là cần thiết. Việc chỉ đạo việc đổi
94
mới nội dung chương trình đào tạo là rất quan trọng, bao gồm một số công
việc như sau:
+ Ban chỉ đạo phải yêu cầu các khoa chuyên môn, tổ bộ môn tổ
chức hội thảo, thống kê nội dung các môn học cần đổi mới theo hướng: Tăng
kiến thức thực tế, tăng bài tập thực hành và phân công các giáo viên phụ
trách các môn học thực hiện.
+ Ban chỉ đạo yêu cầu các khoa và tổ bộ môn phân công những
giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn nghiên cứu và biên soạn
các nội dung mới phục vụ cho các chương trình đào tạo ngắn hạn, các
chương trình đào tạo của dự án, các chương trình bồi dưỡng chuyên đề và
các ngành nghề đào tạo mới.
+ Chỉ đạo kiểm tra thường xuyên việc biên soạn, bổ sung bài
giảng, giáo án và có hình thức khen thưởng với những giáo viên thực hiện
tốt.
+ Tổ chức các phong trào thi đua biên soạn bài giảng , giáo án
tốt, xây dựng tư liệu môn học.
Ngoài ra, để thực hiện tốt việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo
thì Ban giám hiệu nhà trường, Ban chỉ đạo cần yêu cầu các khoa và tổ bộ
môn tăng cường việc sinh hoạt chuyên môn, thống nhất nội dung giảng dạy,
tổ chức thảo luận về việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo và hướng
đổi mới nội dung chương trình đào tạo một cách cụ thể, việc cải tiến phương
pháp giảng dạy phù hợp với sự đổi mới về nội dung. Tổ chức việc giao lưu
trao đổi kinh nghiệm giữa các trường về mọi mặt trong đó có nội dung giảng
dạy, việc đổi mới nội dung giảng dạy, việc thống nhất nội dung giảng dạy để
từng bước nâng cao chất lượng đạo tạo. Đồng thời tăng cường xây dựng
mối quan hệ với các tổ chức sản xuất, các cơ sở kinh doanh, các trường có
cùng chuyên ngành đào tạo để tranh thủ nguồn tư liệu và tài liệu thực tế,
95
đồng thời tạo địa bàn nghiên cứu thực tế, tạo địa bàn thực hành, thực tập cho
sinh viên.
Tổng hợp kết quả điều tra chóng ta thấy từ 80.36% đến 100% ý kiến
đánh giá là rất cần thiết, còn một số Ýt ý kiến 4.46%-19.64% cho rằng cần
thiết. Khi tiến hành phỏng vấn thì một số Ýt người cho rằng do nhà trường
còn thiếu nhân lực, nhất là những giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực
chuyên môn sâu và bên cạnh đó nhà trường còn thiếu các điều kiện về vật
chất để có thể tiến hành đổi mới toàn diện nội dung chương trình đào tạo.
2.5. Cải tiến phương pháp giảng dạy.
Bảng 17: Cải tiến phương pháp giảng dạy.
STT
Mức độ
Nội dung
Rất cần
thiết
Cần thiết Không
cần thiết
1 Quán triệt nhiệm vụ, xác định
thái độ tích cực cho giáo
viên trong việc cải tiến
phương pháp.
100%
2 Xây dựng chỉ tiêu chất lượng cho
giờ giảng lý thuyết, thực hành.
81.25% 18.75%
3 Xây dựng kế hoạch và phân công
giáo viên phụ trách nghiên cứu
cải tiến PPGD cho từng
môn.
72.32% 27.67%
4 Cử giáo viên tham gia các lớp
tập
huấn về đổi mới phương pháp
dạy học.
100%
5 Tổ chức dự giờ giảng thường 82.14% 22.32%
96
xuyên.
6 Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. 100%
7 Tăng cường kiểm tra đôn đốc. 100%
2.5.1. Cơ sở đề ra biện pháp:
- Kết quả điều tra việc cải tiến phương pháp giảng dạy trong trường
hiện nay cho thấy: 50.89% ý kiến đánh giá là tốt và 49.11% ý kiến đánh giá
là trung bình. Do vậy, việc cải tiến phương pháp dạy học là hết sức cần thiết.
- Nội dung và phương pháp giảng dạy là hai nhân tố quan trọng của
quá trình dạy học. Do vậy, song song với việc đổi mới nội dung đào tạo thì
việc cải tiến phương pháp giảng dạy là rất cần thiết. Hiện nay người ta sử
dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực của
người học.
- Nhà trường cũng cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn
về phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, nhà trường cũng chưa có những biện
pháp thích hợp đề buộc các giáo viên tích cực cải tiến phương pháp giảng
dạy, chưa có chính sách động viên để kích thích tính tích cực, chủ động của
giáo viên trong việc cải tiến phương pháp. Vì vậy, chưa tạo được phong trào
mạnh mẽ trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
2.5.2. Mục tiêu của biện pháp:
- Giúp cho giáo viên biết vận dụng các phương pháp dạy học mới vào
trong giảng dạy nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường.
- Khuyến khích, động viên giáo viên luôn tích cực chủ động trong
việc cải tiến phương pháp giảng dạy. Nhằm tạo nên một phong trào trong
giáo viên và cán bộ quản lý về cải tiến phương pháp giảng dạy.
2.5.3. Nguyên tắc cải tiến phương pháp giảng dạy:
97