Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân lập và xác định đặc tính sinh học của một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn nuôi tại huỵên chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




BÙI THỊ LAN THƯƠNG



PHÂN LẬP VÀ XÁC ðỊNH ðẶC TÍNH SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH ðƯỜNG HÔ HẤP
PHỨC HỢP Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Thú y
Mã số : 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. HUỲNH THỊ MỸ LỆ
2. TS. ðỖ NGỌC THÚY



HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Toàn
bộ các số liệu và kết quả thu ñược là do bản thân tôi trực tiếp ñiều tra, thu
thập và theo dõi với một thái ñộ hoàn toàn khách quan và trung thực, chưa
từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào .
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn./.

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2012

Tác giả luận văn



Bùi Thị Lan Thương


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðế hoàn thành Luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và ñồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Thú y,
Viện ðào tạo sau ðại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giảng

dạy, truyền ñạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể: Bộ môn Vi sinh vật – truyền nhiễm,
Khoa Thú y, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; Bộ môn Vi trùng, Viện
Thú y Quốc; Trạm Thú y Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. ðặc biệt, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn: TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ và TS. ðỗ
Ngọc Thuý ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến người thân trong gia ñình, bạn bè và
ñồng nghiệp luôn giúp ñỡ, ñộng viên tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp
này./.

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn



Bùi Thị Lan Thương



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục tiêu của ñề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh hô hấp phức hợp ở lợn (Porcine
respiratory disease complex – prdc) trong nước và nước ngoài 4
2.2 Một số hiểu biết chung về ñường hô hấp 5
2.3 Một số bệnh ñường hô hấp do vi khuẩn gây ra ở lợn 8
3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 ðối tượng nghiên cứu 26
3.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 26
3.3 Nội dung nghiên cứu 26
3.4 Nguyên liệu nghiên cứu 26
3.5 Phương pháp nghiên cứu 28
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ - Hà Nội 34
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên 34
4.1.3 Tình hình chăn nuôi lợn của huyện Chương Mỹ - Hà Nội 35
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv
4.2 Tình hình bệnh hô hấp phức hợp ở lợn nuôi tại huyện Chương
Mỹ - Hà Nội 37
4.2.1 Tỷ lệ lợn mắc bệnh ñường hô hấp phức hợp tại huyện Chương
Mỹ - Hà Nội 37
4.2.3 Tỷ lệ lợn mắc, tỷ lệ tử vong do bệnh ñường hô hấp ở lợn theo
tháng ñiều tra 41

4.2.4 Tỷ lệ lợn mắc bệnh ñường hô hấp theo phương thức chăn nuôi 42
4.3.2 Kết quả giám ñịnh một số ñặc tính sinh học của vi khuẩn phân
lập ñược 50
4.4 Kết quả thử nghiệm một số phác ñồ ñiều trị bệnh ñường hô hấp ở lợn 57
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn của huyện Chương Mỹ - Hà Nội 60
5.1.2 Tình hình bệnh hô hấp phức hợp ở lợn nuôi tại huyện Chương
Mỹ - Hà Nội 60
5.1.3 Kết quả phân lập và giám ñịnh vi khuẩn gây bệnh ñường hô hấp
ở lợn 60
5.1.4 Kết quả thử nghiệm một số phác ñồ ñiều trị 61
5.2 ðề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ viết ñầy ñủ

A. pleuropneumoniae : Actinobacillus pleuropneumoniae
APP : Actinobacillus pleuropneumoniae
B. bronchiseptica : Bordetella bronchiseptica
BHI : Brain Heart Infusion
cs : cộng sự
H. parasuis : Haemophilus parasuis
P. multocida : Pasteurella multocida

PCR : Polymerase chain reaction
PCV2 : Porcine Circovirus
PRCV : The Porcine Respiratory Coronavirus
PRDC : Porcine respiratory disease complex
PRRS : Porcine reproductive and respiratory syndrome
PRRSV : Porcine reproductive and respiratory syndrome virus
PRV : Pseudorabies Virus
S. suis : Streptococcus suis
Spp : Species plural
TSA : Tryptone Soya Agar
TSB : Tryptone Soya Broth
TT : Thể trọng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 Những mầm bệnh gây bệnh ñường hô hấp ở lợn 7
3.1 Bảng ñánh giá kết quả khả năng mẫn cảm của các vi khuẩn với
các chất kháng khuẩn 32
4.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội 36
4.2 Tỷ lệ lợn mắc bệnh ñường hô hấp phức hợp tại huyện Chương
Mỹ - Hà Nội 37
4.3 Kết quả ñiều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh ñường hô hấp theo lứa tuổi 40
4.4 Kết quả xác ñịnh tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong do bệnh ñường hô hấp ở
lợn theo tháng 41

4.5 Kết quả ñiều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh ñường hô hấp theo phương
thức chăn nuôi 42
4.6 Kết quả phân lập vi khuẩn ñường hô hấp từ dịch ngoáy mũi của lợn 44
4.7 Kết quả phân lập một số vi khuẩn từ phổi lợn mắc bệnh ñường
hô hấp 46
4.8 Kết quả phân lập vi khuẩn ñường hô hấp trong dịch ngoáy mũi và
mẫu viêm phổi ở lợn sau cai sữa và lợn trưởng thành 48
4.9 Kết quả kiểm tra ñặc tính sinh học của các chủng Actinobacillus
phân lập ñược 51
4.10 Kết quả kiểm tra một số ñặc tính sinh học của Streptococcus spp. 52
4.11 Kết quả kiểm tra một số ñặc tính sinh học của Pasteurella
multocida 53
4.12 Kết quả kiểm tra một số ñặc tính sinh học của Haemophilus
parasuis 55
4.13 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn 56
4.14 Kết quả ñiều trị bệnh ñường hô hấp ở lợn 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC HÌNH



STT Tên hình Trang

3.1 Sơ ñồ phân lập vi khuẩn 30

4.1 Tỷ lệ lợn mắc bệnh ñường hô hấp ở theo ñịa bàn ñiều tra 38


4.2 So sánh tỷ lệ tử vong theo ñịa bàn ñiều tra 39

4.3 Biểu ñồ so sánh tỷ lệ mắc, tử vong theo phương thức chăn nuôi 43

4.4 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn từ dịch ngoáy mũi lợn 44

4.5 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn từ phổi lợn mắc bệnh ñường hô hấp 46

4.6 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn từ dịch ngoáy mũi lợn và mẫu phổi viêm
ở 2 lứa tuổi 50


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Chăn nuôi lợn ñóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi nói riêng
và nông nghiệp nói chung ở Việt Nam. Năng suất ngành chăn nuôi lợn ở nước
ta trong thời gian qua ñã không ngừng ñược nâng lên rõ rệt. Trong ñó, huyện
Chương Mỹ là một huyện ngoại thành Hà Nội có 95.543 con lợn - là một
trong những huyện có tổng ñàn lợn lớn nhất của thành phố Hà Nội: Ba Vì,
Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thanh Oai, Mỹ ðức. Với mật ñộ chăn nuôi lợn lớn,
vấn ñề dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều ñến hiệu quả kinh tế của ngành chăn
nuôi của huyện Chương Mỹ, ñặc biệt là thiệt hại kinh tế do bệnh hô hấp phức
hợp gây ra.
Ngày nay, bệnh hô hấp phức hợp ở lợn (Porcine Respiratory Disease
Complex – PRDC) ñược người chăn nuôi lợn quan tâm rất nhiều. Các nguyên

nhân gây bệnh bao gồm: Mycoplasma hyopneumoniae, virus cúm, PRRSV
(porcine reproductive and respiratory syndrome virus), Bordetella
bronchiseptica, Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis, Actinobacillus
pleuropneumoniae, Streptococcus suis, …
Ngày 17/1/2008 Cục Thú y ñã ban hành văn bản số 75/TY-DT về việc
hướng dẫn phòng, chống Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn. Tuy
nhiên vào ñầu năm 2010, dịch PRRS ñã bùng phát trở lại và gây thiệt hại nặng
nề cho ngành chăn nuôi lợn cả nước nói chung và khu vực Hà Nội cùng với
những ñịa phương phụ cận nói riêng. Tính ñến ngày 20/8/2012, cả nước có 03
tỉnh: ðắk Lắk, Nghệ An và Cao Bằng Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh có dịch
Tai xanh chưa qua 21 ngày. Hiện tượng bội nhiễm thứ phát viêm phổi ñịa
phương (Enzootic pneumonia), Streptococcus suis, Pasteurella multocida,
Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Haemophilus parasuis làm cho
dịch càng trở nên nghiêm trọng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Tác giả Nguyễn Thị Phương Giang (2008) ñã phân lập và ñánh giá ñộc
lực của Pasteurella multocida, Streptococcus suis và Actinobacillus
pleuropneumoniae trong bệnh hô hấp ở lợn nhằm cung cấp thêm những kiến
thức góp phần phòng chống bệnh.
Ở nước ngoài ñã có một số công trình nghiên cứu về vi khuẩn kế phát
trong bệnh ñường hô hấp ở lợn. Bochev (2007) ñã tổng hợp về bệnh ñường hô
hấp phức hợp ở lợn (về căn bệnh, dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, ñặc ñiểm
bệnh lý) và cho biết những biến ñổi bệnh lý thường không ñặc trưng do nhiều
nguyên nhân gây ra. LI Yu và cs (2009) ñã phân lập và xác ñịnh khả năng
mẫn cảm kháng sinh của Haemophilus parasuis trong bệnh lợn tai xanh ở tỉnh
Anhui và cho biết chủng H. parasuis này ñã kháng Roxithromycin (100%) và
Amikacin (83,3%) ñồng thời vẫn còn mẫn cảm với Ciprofloxacin và

Amoxicillin (83,3%).
Nhiều nhà khoa học và người chăn nuôi ñều thống nhất quan ñiểm về
vai trò của các vi khuẩn trong bệnh hô hấp phức hợp ở lợn, là nguyên nhân
chủ yếu gây ra các biểu hiện lâm sàng và tỷ lệ chết cao cho lợn bị bệnh. Do
vậy, việc nghiên cứu về vi khuẩn kế phát có ý nghĩa quan trọng, góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại ñịa phương.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề
tài:"Phân lập và xác ñịnh ñặc tính sinh học của một số vi khuẩn gây
bệnh ñường hô hấp phức hợp ở lợn nuôi tại huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội".
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh ñặc tính sinh học và khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
một số vi khuẩn phân lập ñược từ lợn mắc bệnh ñược hô hấp phức hợp nhằm
phục vụ công tác phòng chống bệnh tại ñịa phương.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

*Ý nghĩa khoa học:
- Giúp cung cấp thông tin về tình hình bệnh ñường hô hấp phức hợp ở
lợn tại huyện Chương Mỹ
- Xác ñịnh ñược ñặc tính sinh học của một số vi khuẩn phân lập ñược từ
lợn bệnh
*Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh giúp ñể xuất ñược phác
ñồ ñiều trị có hiệu quả.
- Dựa trên kết quả phân lập sẽ xác ñịnh ñược yếu tố nguy cơ gây bệnh
và ñề xuát biện pháp phòng bệnh có hiệu quả.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh hô hấp phức hợp ở lợn

(Porcine
respiratory disease complex – prdc) trong nước và

nước ngoài
Những nghiên cứu trong nước từ trước ñến nay về bệnh hô hấp ở lợn
hầu như ñều chú trọng tới một nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh hô hấp ở lợn;
ví dụ như Khương Bích Ngọc (1996) ñã có những nghiên cứu về bệnh liên
cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị.
Trên thực tế, bệnh hô hấp ở lợn diễn biến rất phức tạp và các nhà khoa
học trên thế giới ñã thống nhất hình thành khái niệm bệnh hô hấp phức hợp ở
lợn (Porcine Respiratory Disease Complex – PRDC). Thuật ngữ “Bệnh hô
hấp phức hợp ở lợn” xuất hiện lần ñầu tiên ở Mỹ, tiếp ñó ñến một số nước ở
Châu Âu và sau ñó ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. ðây là một thuật
ngữ chỉ nhiều bệnh có thể xảy ra ñộc lập hoặc cộng hợp nhưng thường là do
sự tác ñộng của nhiều nguyên nhân và thường là có ít nhất 3 nhân tố truyền
nhiễm liên quan.
Hiện nay, bệnh hô hấp phức hợp ở lợn ñược quan tâm rất nhiều ñối với
các nhà chăn nuôi lợn tập trung. ðó là hệ quả từ những nguyên nhân tiên phát
(như Mycoplasma hyopneumoniae, virus cúm, PRRSV) và các nguyên nhân
thứ phát (thường là vi khuẩn như Bordetella bronchiseptica, P. multocida,
Haemophilus pneumoniae, A. pleuropneumoniae, S. suis, Salmonella cholera
suis) gây nên.
Tác giả Cù Hữu Phú và cs (2002) ñã phân lập và xác ñịnh tỷ lệ mang vi
khuẩn P. multocida, B. bronchiseptica, H. parasuis, A. pleuropneumoniae và

Streptococcus sp. cư trú trên niêm mạc ñường hô hấp trên ở lợn, từ ñó ñề xuất
một số biện pháp phòng và trị bệnh ñường hô hấp do vi khuẩn gây ra.
Theo Ross (1999) trong nhiều căn nguyên gây nên bệnh hô hấp phức
hợp ở lợn, Mycoplasma hyopneumoniae ñược coi là nhân tố chung nhất ñóng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

vai trò kết nối các nguyên nhân gây bệnh với nhau, tiếp ñến là các virus gây
bệnh tai xanh, virus gây bệnh cúm lợn, PCV2, PRCV và PRV.
Ngoài ra, vi khuẩn APP (A. pleuropneumoniae) và Bordetella
bronchiseptica cũng có thể ñược coi là nguyên nhân nguyên phát trong khi P.
multocida theo Falk và cs (1991) chiếm ñến 43% trong số lợn ñược giết mổ, S.
suis, H. parasuis, Actinobacillus suis, Samonella cholerae suis ñược coi là
những nguyên nhân thứ phát. Những chủng Pasteurella ñược phân lập trong
bệnh viêm phổi thường là những chủng không có ñộc lực (Thacker, 2001).
Bochev (2007) cho biết, không có những dữ liệu chính xác về sự lưu hành của
bệnh hô hấp phức hợp ở lợn, nguyên nhân là do những biểu hiện của bệnh rất
phức tạp và ña dạng tùy theo ñiều kiện chăn nuôi.
М. Lyutskanov (2010) ñã tổng kết những nghiên cứu về bệnh hô hấp từ
năm 2005 – 2008 và cho biết với 191 mẫu phổi ñược thu thập từ 11 trại chăn
nuôi lợn với các ñiều kiện chăn nuôi khác nhau có thể phân lập ñược vi khuẩn
ở 139 mẫu (chiếm 72,8%). Kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh ở ñiều kiện
phòng thí nghiệm của các chủng vi khuẩn phân lập ñược thì thấy tỷ lệ kháng
cao nhất là với nhóm Macrolides và Florphenicol.
Cũng nghiên cứu về khả năng mẫn cảm kháng sinh của những vi khuẩn
gây bệnh hô hấp phức hợp ở lợn, Leon và cs (2009) công bố Enrofloxacin
thường ñược sử dụng trong việc ñiều trị các bệnh ñường hô hấp và thực sự
mang lại hiệu quả ñiều trị cũng như hiệu quả về kinh tế cho người chăn nuôi.
2.2. Một số hiểu biết chung về ñường hô hấp

Hô hấp là quá trình trao ñổi khí giữa: môi trường bên ngoài với phổi;
mạch quản với phổi; mạch quản với tổ chức và sự vận chuyển chất khí. Bốn
quá trình này ñược hoàn thành bởi cơ quan hô hấp, bao gồm: mũi, hầu, khí
quản, nhánh phế quản lớn, nhánh phế quản nhỏ và phế bào.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Cơ quan hô hấp bên ngoài: gồm mũi, hầu, khí quản, nhánh khí quản
lớn, nhánh khí quản nhỏ. Cơ quan hô hấp bên ngoài rất cần thiết cho quá
trình hô hấp, vì:
Nó có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, tiếp xúc với lớp
biểu mô có mao mạch phân bố dày, có nhiệt ñộ xấp xỉ 37
o
C và bão hòa hơi
nước trước khi không khí vào phổi.
Trong khí quản và xoang mũi có màng nhày tiết ra dịch nhày có tác
dụng ngăn chặn bụi bẩn vào phổi. Các chất bẩn ñược thải ra ngoài thông qua
phản xạ hắt hơi.
Nhánh khí quản có rất nhiều tế bào biểu mô tiêm mao, hướng vận ñộng
từ trong ra ngoài có tác dụng cản bụi.
Cơ quan hô hấp bên trong (phổi): Ở ñây diễn ra quá trình trao ñổi khí
giữa mạch quản và môi trường. Phổi bao gồm phế quản và các phế bào có
một hệ thống mao quản dày ñặc bao phủ, làm cho diện tích phổi tăng lên
nhiều lần.
Ở trạng thái sinh lý bình thường mỗi loài ñộng vật sẽ có tần số hô hấp ổn
ñịnh và khác nhau. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường ñộ trao ñổi chất, tuổi,
tầm vóc, trạng thái sinh lý, vận ñộng, nhiệt ñộ môi trường… Gia súc non có
cường ñộ trao ñổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao. ðộng vật nhỏ so với ñộng
vật lớn cũng có tần số hô hấp cao hơn. ðặc biệt khi gia súc bị mắc các bệnh

ñường hô hấp, tần số sẽ thay ñổi rõ rệt.
Tần số hô hấp bình thường của một số loài ñộng vật (lần/phút):
Ngựa: 8 – 16 Bò: 10 – 30 Lợn: 20 – 30
Trâu: 18 – 21 Nghé: 30 – 40 Dê: 10 – 18
Gà: 22 – 25 Chuột bạch: 100 – 200
Dọc ñường hô hấp có hệ thống mạch quản dày ñặc nên nhiệt ñộ luôn
ấm và các tuyến nhờn giữ cho không khí luôn ẩm ướt, ñây chính là ñiều kiện
khá thuận lợi cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển. Trong số này có những vi
khuẩn khá vô hại nhưng cũng có những vi khuẩn ở ñiều kiện thuận lợi khác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

nhau sẽ có vai trò gây bệnh khác nhau ở ñường hô hấp. Khi sức ñề kháng của
cơ thể giảm sút, có thể do ñiều kiện và chế ñộ nuôi dưỡng như nhiệt ñộ và ñộ
ẩm chuồng nuôi tăng cao ñột ngột, thức ăn bị ôi mốc, khẩu phần ăn không ñủ
dinh dưỡng hoặc bị các tác nhân gây bệnh khác như phó thương hàn, suyễn
lợn, lúc ñó các vi khuẩn ñang sống cộng sinh trong cơ thể thừa cơ nhân lên
về số lượng, tăng cường về ñộc lực và gây bệnh ñặc trưng cho vi khuẩn ñó
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Các vi khuẩn ñường hô hấp có thể lây lan trực tiếp từ con vật mắc
bệnh sang các con khác trong ñàn hoặc lây lan gián tiếp thông qua các
dụng cụ chăn nuôi, qua thức ăn, qua quần áo và ñồ dùng của người chăm
sóc con vật mắc bệnh.
Bảng 2.1: Những mầm bệnh gây bệnh ñường hô hấp ở lợn
Mầm bệnh Bệnh
Actinobacillus pleuropneumoniae Viêm phổi – màng phổi
Actinobacillus suis Thường gây bệnh thứ phát
Actinobacterium pyogenes Thường gây bệnh thứ phát
Escherichia coli Gây bệnh thứ phát

Haemophilus parasuis Bệnh viêm phổi thanh dịch ( bệnh Glasser)
Klebsiella spp. Gây bệnh thứ phát
Mycoplasma hyopneumoniae Viêm phổi ñịa phương
Mycoplasma flocullare Gây bệnh thứ phát
Mycoplasma hyorhinis Gây bệnh thứ phát
Pasteurella multocida Gây bệnh thứ phát
Staphylococcus spp. Gây bệnh thứ phát
Streptococcus spp. Gây bệnh thứ phát ( apxe phổi)
Toxigenic Pasteurella multocida Viêm teo mũi
Bordetella bronchiseptica Viêm teo mũi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Khi bị bệnh lợn thường có biểu hiện triệu chứng sốt cao, ho khan và
khó thở, trong trường hợp mắc bệnh nặng con vật thường thở thể bụng. Qua
việc mổ khám các lợn có triệu chứng viêm phổi thì bệnh tích thường gặp là
hiện tượng nhục hóa xảy ra chủ yếu là ở thùy ñỉnh và thùy tim, trong trường
hợp nặng có thể thấy xuất hiện các ñiểm nhục hóa ở cả 2 thùy sau (Nguyễn
Ngọc Nhiên và Khương Bích Ngọc, 1994). Trên bề mặt phổi trong nhiều
trường hợp còn xuất hiện các vùng viêm xuất huyết, các vùng bị gan hóa hay
các ổ apxe cùng với hiện tượng viêm màng phổi. Ngoài ra, khí quản, phế quản
chứa nhiều dịch và bọt khí, có trường hợp bao tim tích nước.
2.3. Một số bệnh ñường hô hấp do vi khuẩn gây ra ở lợn
2.3.1. Bệnh viêm phổi – màng phổi ở lợn
2.3.1.1 Giới thiệu chung
Bệnh viêm phổi – màng phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra
là một bệnh nhiễm trùng quan trọng ở ñường hô hấp của lợn và xảy ra ở hầu
hết các nước có nền công nghiệp chăn nuôi lợn. Hartley và cs (1988) ñã thấy

rằng sự nhiễm khuẩn ở một ñàn lợn làm giảm trọng lượng ñáng kể.
2.3.1.2. Căn bệnh
Phân loại
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là tác nhân chính gây bệnh viêm phổi –
màng phổi ở lợn. Hiện nay, vi khuẩn A. pleuropneumoniae có 15 serotype khác
nhau.
Hình thái, cấu trúc
Vi khuẩn Actinobacillus là vi khuẩn gram (-), có hình dạng cầu trực
khuẩn, ñôi khi là hình sợi mảnh, với kích thước 0,3 – 0,5 x 0,6 – 1,4µm.
Vi khuẩn không di ñộng, không sinh bào tử và có hình thành giáp mô.
Dưới kính hiển vi ñiện tử thấy vi khuẩn có lông với ñường kính khoảng
0,5 – 2nm và dài 60 – 450 nm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một loại vi khuẩn khó nuôi cấy. Vi
khuẩn không mọc trên môi trường thạch máu thông thường nhưng có thể mọc
trên môi trường thạch máu có cấy kèm ñường cấy của vi khuẩn
Staphylococcus aureus (Sta. aureus). Sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn phát triển
thành khuẩn lạc có ñường kính 0,5 – 1 mm, nằm xung quanh ñường cấy Sta.
aureus này và gây dung huyết. Vi khuẩn không cần yếu tố X (yếu tố dung huyết
– Hemin) cho quá trình sinh trưởng. Nhu cầu yếu tố V (Nicotinamid adenine
dinucleotit – NAD) cho sinh trưởng thay ñổi tùy theo từng chủng. Vi khuẩn mọc
tốt hơn trong môi trường ñược bổ sung 5% huyết thanh ngựa và nuôi trong
ñiều kiện có 5 – 10% CO
2
.
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra một vùng dung huyết tăng cường

trong vùng dung huyết bán phần xung quanh ñường cấy tụ cầu có ñộc tố dung
huyết β (beta) gọi là hiện tượng CAMP (Nicolet, 1970; Killian, 1976).
ðặc tính sinh hóa
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có khả năng lên men một số ñường như
Glucose, Mannitol, Maltose, Sucrose,… không lên men ñường Trehalose,
Arabinose, Lactose, Raffinose,…
Một số phản ứng sinh hóa khác:
Indol: âm tính Oxidase: thay ñổi
Urease: dương tính Catalase: thay ñổi
CAMP: dương tính
Sức ñề kháng
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có sức ñề kháng kém. Vi khuẩn chỉ
sống ñược trong môi trường tự nhiên một thời gian ngắn, tuy nhiên khi ñược
bảo vệ bởi chất nhày hoặc các chất hữu cơ khác thì vi khuẩn có thể sống vài
ngày. Trong nước sạch ở nhiệt ñộ 40
0
C, vi khuẩn có thể sống ñược 30 ngày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
2.3.1.3. Dịch tễ học
Loài vật mắc bệnh:
Lợn ở tất cả các lứa tuổi ñều cảm nhiễm với vi khuẩn nhưng bệnh
thường xảy ra ở lợn 6 – 8 tuần tuổi do trong giai ñoạn trước cai sữa lợn con
nhận ñược kháng thể trung hòa từ mẹ.
Phương thức truyền lây
Bệnh lây lan chủ yếu qua ñường hô hấp. Lợn có thể bị nhiễm bệnh
do sự tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh. Vi khuẩn cũng có thể lây lan gián
tiếp thông qua các chất tiết của lợn ốm hay qua trung gian là công nhân làm
việc ở trang trại.

2.3.1.4. Triệu chứng:
Tiến triển lâm sàng có thể là quá cấp tính, cấp tính, mạn tính.
- Thể quá cấp tính
Lợn bệnh sốt cao 41,5
0
C, ñờ ñẫn, không muốn ăn, nôn mửa và ñi ngoài,
không có dấu hiệu thở khó rõ ràng, mạch ñập tăng lên sớm và trụy tim mạch.
Da mũi, tai, chân và sau cùng là toàn bộ cơ thể trở nên tím tái và lợn bị chết.
Trước khi chết thường có biểu hiện thở khó dữ dội, thở bằng mồm, gia
súc vẫn ở tư thế ngồi, nhiệt ñộ hậu môn giảm nhanh. Ngay trước khi chết
thường chảy nhiều dịch, nước bọt nhuốm máu ở mồm và lỗ mũi. Tử vong xảy
ra 24 ñến 36 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu triệu chứng lâm sàng.
- Thể cấp tính
Lợn sốt cao 40 – 41,5
0
C, da ñỏ, con vật mệt mỏi, không muốn ăn, bỏ ăn.
Các dấu hiệu hô hấp nặng với biểu hiện khó thở, ho và ñôi khi thở bằng mồm.
Thường xuyên xuất hiện trụy tim mạch với xung huyết các ñầu chi. Toàn thân
suy sụp trong 24 giờ ñầu.
- Thể thứ cấp và mạn tính
Lợn mắc bệnh không sốt hoặc sốt ít, xuất hiện ho với các cường ñộ khác
nhau. Có thể con vật kém ăn, giảm tăng trọng, mệt mỏi. Khi di chuyển chúng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
thường ñi phía sau ñàn. Ở ñàn gia súc nhiễm bệnh mạn tính biểu hiện bệnh
không rõ.
Dấu hiệu lâm sàng biểu hiện rõ khi lợn bị kế phát các bệnh ñường hô hấp
khác do Mycoplasma, vi khuẩn, virus… và có thể gây sảy thai.
2.3.1.5. Bệnh tích

Bệnh tích tập trung chủ yếu ở bộ máy hô hấp. ða số các trường hợp
phổi bị viêm cả hai bên, với tổn thương ở các thùy ñỉnh và thùy tim hoặc ít
nhất một phần thùy hoành. Ổ viêm ở phổi có ranh giới rõ rệt với phần phổi
bình thường. ðối với thể quá cấp và cấp tính ở lợn tử vong thì trong khí quản
và các phế quản bị lấp ñầy bởi các chất tiết nhầy và bọt nhuốm máu.
2.3.1.6. Phòng bệnh
ðể phòng ngừa bệnh cần thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y nghiêm
ngặt như phải kiểm tra các lợn mới và cách ly chúng một thời gian trước khi
cho nhập ñàn, sử dụng hệ thống “cùng vào, cùng ra” ở các trang trại chuyên
nuôi lợn vỗ béo và cai sữa sớm cho lợn con.
Kiểm dịch nghiêm ngặt ñể không ñưa các lợn mang trùng vào trại.
Hạn chế sự phát tán mầm bệnh trong trại bằng cách vệ sinh, tẩy uế chuồng
trại ñịnh kỳ, kết hợp với việc phát hiện nhanh và loại thải các trường hợp
ghi ngờ mang trùng.
Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng Benkocid (10 ml
thuốc/1 lít nước) hoặc Navetkon – S (50g/10 lít nước), phun thuốc 1 – 2
lần/tuần ñể tiêu diệt các mầm bệnh.
Hiện nay, có 2 loại vacxin chính ñược sản xuất với mục ñích phòng
bệnh là vacxin vô hoạt và vacxin tinh chế chứa một số thành phần cấu tạo của
vi khuẩn như ñộc tố hay protein màng ngoài của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae. Loại vacxin tinh chế thường có hiệu quả phòng bệnh do
nhiều chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
2.3.1.7. ðiều trị
Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau tiêm cho lợn:
Navet – Amoxy 1 ml /10 kg TT, lặp lại sau 48 giờ, trong 3 – 5 ngày.
Navet – Ampicol 1 ml /10 kgTT/ngày trong 3 – 5 ngày. Navet – Cel (kháng
sinh này ñược khuyến cáo sử dụng trong ñiều trị bệnh App) 1 – 3 ml/50

kgTT/ngày trong 3 – 5 ngày. Tiacol 1 ml/15 – 20 kg TT/ngày trong 3 – 5
ngày.
Kết hợp với trợ sức và hạ sốt cho lợn, sử dụng: ADE. B complex tiêm 1
ml/5 – 8 kgTT/ngày trong 3 – 5 ngày. Navet – Anagin C tiêm 1 ml/10 – 15
kgTT/ngày. Dexasone tiêm 1 ml/10 – 15 kgTT/ngày trong 3 – 5 ngày.
2.3.2. Bệnh liên cầu lợn (Streptococcal diseases)
2.3.2.1. Giới thiệu chung
Bệnh do liên cầu khuẩn ở lợn là một trong những bệnh làm tổn thất lớn
về kinh tế. Vi khuẩn Streptococcus spp. Thường gây bệnh thể bại huyết, bệnh
ñường tiêu hóa và nhiễm trùng tại chỗ như viêm màng não, viêm khớp, viêm
nội tâm mạc ở lợn, ñặc biệt với lợn con 7 – 10 ngày tuổi.
Bệnh viêm màng não do Streptococcus ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo
thường xảy ra sau khi chúng ñược nhốt, nuôi chung với nhau. Bệnh gây chết
lợn ñột ngột. Thường gây bệnh là Streptococcus suis typ 1 và Streptococcus
suis typ 2.
2.3.2.2. Lịch sử và ñịa dư bệnh
Bệnh do S. suis ở lợn ñược ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới, xảy ra
ở ñàn lợn nuôi theo phương thức truyền thống hoặc công nghiệp. Từ năm
1983 ñến năm 1995 ñã có 32 trong số 35 serotyp Streptococcus ñược phân lập
(Perch và cs, 1983; Gottschalk và cs, 1991; Higgns và cs, 1995). Hầu hết các
chủng phân lập ñược từ lợn bệnh chỉ thuộc một số serotyp nhất ñịnh, từ 1 – 8.
Mặc dù serotyp 2 phân lập ñược ở hầu hết các nước nhưng tỷ lệ có sự sai khác
giữa các vùng ñịa lý. Ví dụ, ở Canada tỷ lệ phân lập ñược S. suis serotyp 2
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
tương ñối thấp (dưới 25%) (Higgins và Gottschalk, 2001); ở Nhật tỷ lệ phân
lập S. suis serotyp 2 cao nhất (28%) (Kataoka và cộng sự, 1993); ở Châu Âu
thì tỷ lệ này cao nhất tại các nước Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
Ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) ñã ñiều tra hệ vi khuẩn ñường

hô hấp của lợn bị bệnh ho thở truyền nhiễm thấy rằng tỷ lệ nhiễm
Streptococcus là 74%. Từ năm 2007 khi dịch PRRS xảy ra, ñã có nhiều
nghiên cứu về vi khuẩn S. suis gây bệnh ở lợn và sự lây lan bệnh liên cầu từ
lợn sang người.
2.3.2.3. Căn bệnh
Hình thái, cấu trúc
Streptococcus spp. Có hình cầu, hình trứng, ñường kính có khi ñến 1
µm, chúng ñược xếp thành chuỗi như chuỗi hạt, có ñộ dài ngắn khác nhau, từ
2 cầu khuẩn cho ñến chuỗi có 6 - 10 cầu khuẩn và dài hơn tạo thành liên cầu
khuẩn.
Trong canh trùng non, vi khuẩn bắt màu Gram (+). Trong dịch viêm và
canh trùng nuôi cấy (> 18 giờ) vi khuẩn thường bắt màu Gram (-).
Nhiều loài Streptococcus có giáp mô (bản chất là polysaccharide)
(capsular polysaccharide – CPS) ñược coi là một yếu tố ñộc lực quan trọng
của vi khuẩn. Streptococcus sinh ra 2 loại men streptokinaza và
streptodornaza (diệt bạch cầu), hyalunoridaza phân hủy acid hyaluronic gây
nhão mô.
Streptococcus ñược chia thành các nhóm huyết thanh (gọi là nhóm
Lancefield) dựa vào cấu trúc hợp chất C (C-substance) là polysaccharide
thành tế bào.
Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn tương ñối khó nuôi cấy, yêu cầu môi trường bổ sung máu
hoặc huyết thanh ñể phát triển. ðiều kiện nuôi cấy yếm khí tùy tiện. Sau khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
nuôi cấy 24 giờ ở 37
o
C, vi khuẩn phát triển hình thành khuẩn lạc dạng S,
trong, ñường kính khuẩn lạc nhỏ hơn 1mm. Vi khuẩn không di ñộng.

ða số Streptococcus gây bệnh cho lợn ñều có khả năng dung huyết
dạng α và β, gây thiếu máu cho lợn bị bệnh.
ðặc tính sinh hóa: phản ứng catalase âm tính, oxidase âm tính.
Sức ñề kháng
Streptococcus dễ bị diệt bởi nhiều chất sát trùng như phenol, iod,
hypochlorid, axit phenic 3 – 5% diệt vi khuẩn trong vòng 3 – 15 phút, formol
1% diệt vi khuẩn trong vòng 60 phút, cồn nguyên chất không có tác dụng với
vi khuẩn, vi khuẩn bị diệt bởi cồn 70
0
trong vòng 30 phút, tím gentian
1/300.000 cũng có tác dụng diệt vi khuẩn.
Streptococcus tồn tại lâu trong ñờm, chất bài xuất có protein. Theo
Talkington (1981) vi khuẩn có sức ñề kháng tốt trong môi trường axit nên vẫn
phát triển bình thường ở pH = 4. Vì vậy, trong ñồ ăn phế thải của người ñể
làm thức ăn cho gia súc, số lượng vi khuẩn ñều tăng trong quá trình lên men.
2.3.2.4. Dịch tễ học
Loài vật mắc bệnh
Vi khuẩn S. suis thường ký sinh ở niêm mạc ñường hô hấp trên,
ñặc biệt là hạch amidan và xoang mũi, ñường tiêu hóa và ñường sinh dục của
lợn khỏe. Tỷ lệ nhiễm có những ñàn là 100%, tỷ lệ chết có thể lên ñến 20%
(Cloutier và cs, 2003).
Bệnh có khả năng lây sang người (do serotyp 2 gây ra). Những người
có nguy cơ dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn,
giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.
Lứa tuổi mắc bệnh:
Mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh, trong hầu hết các trường hợp, lợn từ 5 –
10 tuần tuổi thường hay mắc bệnh, tuy nhiên cũng có thông báo cho thấy lợn
32 tuần tuổi hoặc lợn mới sinh ra ñược một vài giờ bị mắc bệnh (Nielsen và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15
cs, 1975; Reams và cs, 1996; MacInnes và Desrosiers, 1999; Lapointe và cs,
2002; Cloutier và cs, 2003). Bệnh viêm màng não do S. suis serotyp 2 thường
xảy ra ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo (cai sữa – 6 tháng) và S. suis serotyp 1 gây
viêm màng não, viêm khớp, viêm phổi, bại huyết ở lợn 2 – 4 tuần tuổi.
Phương thức truyền lây
Bệnh lây lan trong ñàn do sự tiếp xúc giữa lợn khỏe và lợn bệnh. Lợn mẹ
bị bệnh truyền sang con. Bệnh còn có thể lây qua ñường hô hấp, ñây là ñường
truyền lây có ý nghĩa quan trọng do số lượng vi khuẩn trong môi trường rất lớn.
Ngoài ra, bệnh có thể truyền lây qua dụng cụ chăn nuôi và một số nhân tố trung
gian như ruồi, một số loài chim và vật mang khác.
2.3.2.5. Triệu chứng
Triệu chứng ñầu tiên có thể quan sát thấy là lợn sốt cao (42,5
o
C), bỏ ăn,
ủ rũ, mệt mỏi, què. Trong thể quá cấp tính, lợn thường chết nhanh mà không
có triệu chứng của bệnh.
Giai ñoạn ñầu của bệnh, lợn có triệu chứng thần kinh, ñi lại loạng
choạng hoặc có tư thế ñứng không bình thường, nhanh chóng chuyển thành
trạng thái không ñứng ñược, tư thế opisthotonus, co giật, có chứng giật cầu
mắt. Mắt thường nhìn chòng chọc, niêm mạc mắt nhày có màu ñỏ. Tại Bắc
Mỹ, lợn bị nhiễm S. suis thường có biểu hiện khó thở, chứng tím xanh, suy
kiệt ở các mức ñộ khác nhau.
Lợn từ 1 – 3 tuần tuổi thường mắc bệnh thể viêm não và màng não, thể
hiện các triệu chứng như: lợn ñang bú có triệu chứng ủ rũ, biếng ăn, sưng hầu,
khó nuốt, ñi lại khó khăn, lông dựng ñứng, da mẩn ñỏ và sốt. Lợn hoạt ñộng
khó khăn, ñi lại loạng choạng, khi nằm biểu hiện tư thế bơi chèo, tê liệt. Triệu
chứng viêm não ở lợn trưởng thành rất ít biểu hiện.
2.3.2.6. Bệnh tích
Lợn bị bại huyết, viêm khớp, viêm phổi, viêm màng não; ngoài ra còn

viêm nội tâm mạc, viêm âm ñạo, sảy thai.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
Thể viêm khớp thường xảy ra ở lợn ñang bú và lợn trưởng thành. Ở lợn
trưởng thành có hiện hượng viêm một khớp, khớp viêm thường là khớp bẹn,
khớp gối hoặc khớp bàn chân. Tổn thương ñầu tiên bao gồm thủy thũng, sưng
khớp và màng khớp xung huyết, dịch khớp ñục. Bệnh có thể tiến triển nặng
hơn với hiện tượng viêm tơ huyết và apxe các tổ chức trong khớp, khớp bị
thoái hóa, viêm khớp có mủ ở lợn con. Bệnh xảy ra ñối với hệ thống xương
thường là thoái hóa ở các ñốt sụn. Sau 15-30 ngày mắc bệnh có thể thấy các
ñốt sụn bị hoại tử.
Não bị viêm, xung huyết, phù thũng.
2.3.2.7. Chẩn ñoán
Phương pháp chẩn ñoán thường ñược sử dụng là dựa vào triệu chứng
lâm sàng, tuổi của ñộng vật và bệnh tích ñại thể.
ðể khẳng ñịnh bệnh cần nuôi cấy phân lập, giám ñịnh ñặc tính sinh học
của mầm bệnh và kiểm tra bệnh tích vi thể. Nếu có ñiều kiện, lấy một số
khuẩn lạc gây dung huyết dạng alpha ñược phân lập từ một hoặc nhiều con
mắc bệnh ñể xác ñịnh serotyp, giúp khẳng ñịnh sự ổn ñịnh của các serotyp S.
suis gây viêm màng não ở lợn (Reams và cs, 1996). Kết quả này cũng giúp
cho việc lựa chọn vacxin thích hợp ñể phòng bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý vì S.
suis cũng có thể phân lập từ phổi của lợn khỏe mạnh (Mwaniki và cs, 1994)
nên bệnh phẩm ñể chẩn ñoán lợn bệnh phải ngoài phổi phải lấy một số cơ
quan khác. Ngoài ra, có thể sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch và PCR ñể
chẩn ñoán cũng như ñể xác ñịnh serotyp của S. suis (Wisselink và cs, 2002).
2.3.2.8. Phòng bệnh
ðể phòng bệnh cần áp dụng các biện pháp sau ñây:
Phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý
- Chia ñàn, phân ô chuồng của một trang trại cho từng loại lợn là rất

cần thiết. Cần chia lợn cai sữa thành các lô nhỏ ñể ñạt ñược ñộ tăng trưởng tối
ña của chúng, tránh mật ñộ cao dễ truyền bệnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17
- Thường xuyên phun thuốc diệt ruồi, muỗi ñể ngăn chặn nguồn mang
vi khuẩn truyền bệnh vào trại.
- Coi trọng việc phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại như quét dọn rác,
phân, chất ñộn chuồng, nước thải, phải thường xuyên tiêu ñộc, tẩy uế chuồng
trại bằng các loại sát trùng (crezil, dung dịch xút…).
- Chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý ñàn.
- Xác ñịnh và loại thải những lợn nái mang mầm bệnh hoặc tách riêng
ñể ñiều trị rồi nuôi thành lợn thịt. Bổ sung kháng sinh vào thức ăn ñể giảm tỷ
lệ lợn khỏe mang trùng.
- Lợn con cần ñược bú ñầy ñủ sữa ñầu ñể có ñủ kháng thể bảo vệ chúng
trong giai ñoạn dễ cảm nhiễm nhất.
- Nên hạn chế những tổn thương do chấn thương gây ra ở chân và
bàn chân trong quá trình sinh sản, bằng cách tạo nên chuồng thuận tiện và
thích hợp. Kiểm tra các khớp xương của lợn thường xuyên, tránh các yếu tố
bất lợi cho lợn con.
Khi có dịch xảy ra phải cách ly và phân chia riêng biệt thành khu vực
lợn khỏe và lợn ốm ñể tránh lây lan. Trong quá trình cách ly theo dõi, những
lợn già yếu, ốm, không có hy vọng chữa khỏi thì phải loại sớm ñể tạo ñiều
kiện thu hẹp và thanh toán sớm ñược ñàn lợn bị bệnh. Trong quá trình theo
dõi, cách ly tuyệt ñối không ñược nhập lợn mới vào.
Phòng bệnh bằng vacxin
Nhiều nước trên thế giới ñã và ñang dùng vacxin tụ liên cầu ñể phòng bệnh
do nhóm cầu khuẩn gây ra ở lợn, bò, cừu và ngựa, ñã ñạt ñược những kết quả nhất
ñịnh. Hầu hết các loại vacxin vô hoạt ñược sản xuất trên thế giới là vacxin chuồng,
tuy nhiên hiệu quả thường không ổn ñịnh.

Phòng bệnh bằng kháng sinh:
Có thể bổ sung kháng sinh bằng cách cho vào thức ăn hoặc nước uống.
McKellar và cộng sự, 1987 cho biết có thể sử dụng Procain penicillin trộn vào

×