Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xác định tỷ lệ tăng tự nhiên của loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc phyllotreta striolata fabr trên rau cải ngọt và phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật tại hà nội năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






LƯU THỊ HẰNG




XÁC ðỊNH TỶ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN CỦA LOÀI BỌ NHẢY SỌC
CONG VỎ LẠC Phyllotreta striolata Fabr. TRÊN RAU CẢI NGỌT
VÀ PHÒNG TRỪ BẰNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TẠI HÀ NỘI NĂM 2011



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH








HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan!
Bản luận văn tốt nghiệp này ñược hoàn thành bằng sự nhận thức chính
xác của bản thân.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa
ñược sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Lưu Thị Hằng









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi ñã
nhận ñược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, của các tập thể,
cá nhân, sự ñộng viên của bạn bè và gia ñình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Nguyễn Thị Kim Oanh, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã
dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp ñỡ tận tình trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu hoàn thành ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội ñã
giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình ñến tất cả các bạn bè, người
thân và gia ñình ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản
luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tác giả



Lưu Thị Hằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục hình ix
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích của ñề tài 3
1.3 Yên cầu ñề tài luận văn 3
2 TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
Phyllotreta striolata ở nước ngoài 4
2.1.1 Các nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học và sinh thái học của bọ
nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata 4
2.1.2 Các nghiên cứu về phòng chống bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata 7
2.2 Một số kết quả nghiên cứu bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata
trong nước 9
2.2.1 Một số nghiên cứu về hình thái và gây hại của bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc P. striolata 9
2.2.2 Một số nghiên cứu về sinh học và sinh thái học của bọ nhảy sọc
cong vỏ lạc P. striolata 11
2.2.3 Một số nghiên cứu về biện pháp phòng chống bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc P. striolata 17

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

3 ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 19
3.2 ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 19
3.2.1 ðối tượng nghiên cứu 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 20
3.3.2 Phương pháp làm mẫu vật, bảo quản và ñịnh loại 28
3.4 Các công thức tính toán 29
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 ðặc ñiểm hình thái của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta
striolata Fabricius 31
4.1.1 ðặc ñiểm hình dạng, kích thước của pha trứng 31
4.1.2 ðặc ñiểm hình dạng, kích thước của pha sâu non 31
4.1.3 ðặc ñiểm hình dạng, kích thước của pha nhộng của bọ nhảy sọc
cong vỏ lạc P. striolata 32
4.1.4 ðặc ñiểm hình dạng, kích thước của pha trưởng thành của bọ
nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata 33
4.2 Một số ñặc ñiểm sinh học của loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata khi nuôi trong tủ ñịnh ôn ở nhiệt ñộ 25
o
C và 30
o
C,
ẩm ñộ 85% 34
4.2.1 ðặc ñiểm phát triển của pha trứng bọ nhảy sọc cong vỏ lạc

P. striolata . 34
4.2.2 ðặc ñiểm phát triển ở pha sâu non bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata 36
4.2.3 ðặc ñiểm phát triển ở pha nhộng bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata. 38
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.2.4 ðặc ñiểm phát triển ở pha trưởng thành bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata 39
4.2.5 Vòng ñời của loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở 2
ngưỡng nhiệt ñộ 25
o
C và 30
o
C, ẩm ñộ 85% 40
4.2.6 Nhịp ñiệu sinh sản, sức sinh sản và tỷ lệ (ñực:cái) của trưởng
thành bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata 43
4.2.7 Xác lập bảng sống và các chỉ tiêu sinh học cơ bản của loài bọ
nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở nhiệt ñộ 25
0
C và 30
0
C 45
4.3 Xác ñịnh hiệu lực phòng trừ loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata
của thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm và ngoài ñồng ruộng 50
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 ðề nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 65


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AChE Acetylcholin esterase
BVTV Bảo vệ thực vật
CF Correction factor
EST Esterase
GABA Gamma amio butyric axit
GSTs Glutation-S - Transferases
kdr Knockdown resistance
LC
50
Lethal concentration 50
LC
95
Lethal concentration 95
LD
50
Lethal doses 50
LKC Liều khuyến cáo
nAChRs Nicotinic acetylcholine
NSP Ngày sau phun
NXB Nhà xuất bản

Ri Resistance index

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
4.1 Kính thước các pha phát dục của bọ nhảy P. striolata 33
4.2 Thời gian phát dục của trứng bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata ở nhiệt ñộ 25
o
C và 30
o
C, ẩm ñộ là 85% 35
4.3 Tỷ lệ nở của trứng loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở
nhiệt ñộ 25
o
C và 30
o
C, ẩm ñộ là 85% 36
4.4 Thời gian phát triển các tuổi của sâu non bọ nhảy sọc cong vỏ
lạc P. striolata ở 2 nhiệt ñộ nuôi 25
o
C và 30
o
C 36
4.5 Thời gian phát dục của nhộng loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata ở nhiệt ñộ 25
o

C và 30
o
C 38
4.6 Thời gian trưởng thành trước ñẻ trứng của loài bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc P.striolata ở phòng thí nghiệm 39
4.7 Vòng ñời của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở nhiệt ñộ
25
0
C và ẩm ñộ 85 % 40
4.8 Vòng ñời loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở nhiệt ñộ
30
0
C ẩm ñộ 85 % 41
4.9 Tỷ lệ ñực:cái của loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở nhiệt
ñộ 25
0
C và 30
0
C 45
4.10 Tỷ lệ sống sót và sức sinh sản của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata trên rau cải ngọt nuôi ở nhiệt ñộ 25
o
C, ẩm ñộ 85%. 46
4.11 Tỷ lệ sống sót và sức sinh sản của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata nuôi bằng rau cải ngọt ở nhiệt ñộ 30
o
C, ẩm ñộ 85%. 48
4.12 Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata ở nhiệt ñộ 25
o

C và 30
o
C 50
4.13 Hiệu lực trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata của 5 loại
thuốc trừ sâu trong phòng thí nghiệm 51
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

4.14 Hiệu lực trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata của 5 loại thuốc
trừ sâu vụ xuân, năm 2011 tại Văn ðức, Gia Lâm, Hà Nội 53
4.15 Hiệu lực diệt sâu non bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở 3
tầng ñất của thuốc BVTV vụ xuân, năm 2011 tại Văn ðức, Gia
Lâm, Hà Nội 55


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
4.1 Hình thái các pha phát triển của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata 32
4.2 Vòng ñời loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở nhiệt ñộ
25
0
C và 30
0
C, ẩm ñộ 85 % 42

4.3 Nhịp ñiệu ñẻ trứng của trưởng thành loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata ở nhiệt ñộ 25
0
C và 30
0
C . 43
4.4 Tỉ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của bọ nhảy cong vỏ lạc
P. striolata ở 25
o
C, ẩm ñộ 85% 47
4.5 Tỉ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của bọ nhảy P. striolata
ở nhiệt ñộ 30
o
C, ẩm ñộ 85% 49
4.6 Hiệu lực diệt bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata hại rau cải ngọt
của thuốc trừ sâu trong phòng thí nghiệm 53
4.7 Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata của 5 loại
thuốc trừ sâu vụ xuân, năm 2011 tại Văn ðức, Gia Lâm, Hà Nội 54
4.8 Hiệu lực diệt sâu non bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ở 3
tầng ñất của thuốc BVTV vụ xuân, năm 2011 tại Văn ðức, Gia
Lâm, Hà Nội 56




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU


1.1 ðặt vấn ñề
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi gia ñình. Theo ước tính, với dân số 6,23 triệu người và trên 2 triệu khách
lưu trú thường xuyên, nhu cầu rau xanh của Hà Nội trung bình là 2.600
tấn/ngày (tương ñương 950.000 tấn/năm); trong ñó sản lượng rau do Hà Nội
tự sản xuất ñáp ứng ñược 60% nhu cầu, còn lại 40% rau từ các ñịa phương
khác cung cấp. Ngoài nhu cầu về số lượng, yêu cầu về sản phẩm rau ñảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (rau an toàn - RAT) ñã trở nên cần thiết
và bức xúc ñối với nhiều người tiêu dùng Thủ ñô.
Trong việc phòng trừ dịch hại ñể bảo vệ cây rau ở vùng Hà Nội thì
biện pháp quản lý dịch hại (IPM) ñã ñược áp dụng, nhưng nhu cầu sử dụng
hóa chất, phân bón và các chất ñiều tiết sinh trưởng vẫn không ngừng gia
tăng và trở thành một thói quen trong tiềm thức của người nông dân trong
công tác bảo vệ cây trồng. Theo số liệu ñiều tra tại một số vùng trồng rau
chi phí cho phân hoá học trên 1ha ñất canh tác tăng lên 2,24 lần, chi phí
thuốc bảo vệ thực vật tăng 3,22 lần trong ñó số lượng thuốc bảo vệ thực vật
nhập khẩu hàng năm tăng bình quân 14,3%. Trung bình một vụ sản xuất
rau cải và ñậu rau trong thời gian khoảng 3 tháng người nông dân phun
thuốc từ 7 – 8 lần, mỗi ha sản xuất rau dùng khoảng 4,5kg thuốc bảo vệ
thực vật các loại (Phạm Bích Ngân và ðinh Xuân Thắng, 2006) [16]. Kết
quả kiểm tra, giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau từ năm 2006
ñến nay cho thấy có 8,3% số mẫu rau ñược kiểm tra có dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật vượt ngưỡng tối ña cho phép là 21% trong ñó có 38,9% số mẫu
rau cải, 33,3% số mẫu ñậu ñỗ có hàm lượng NO3 vượt mức giới hạn tối ña,
trong các mẫu rau muống có 13,9% trong tổng số kiểm tra chứa hàm lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


asen vượt mức cho phép (Cục bảo vệ Thực vật, 2009) [5]. Nhiều các bệnh
về ñường hô hấp, hệ tuần hoàn và ngộ ñộc thực phẩm không những ngày càng
nhiều mà còn có chiều hướng phức tạp và khó lường. Hàng năm ở Hà Nội và
các vùng phụ cận có khoảng trên 10% ca cấp cứu ngộ ñộc do thuốc bảo vệ thực
vật, trong ñó thường gặp nhất là ngộ ñộc thuốc trừ sâu, thuốc ñược hấp thu qua
ñường tiêu hóa, hô hấp và qua da (Nguyễn Văn ðĩnh, 2007) [9].
ðể sản xuất ra sản phẩm rau an toàn ñảm, bảo chất lượng, ngoài việc
quy hoạch và tổ chức sản xuất rau ở những vùng có ñủ ñiều kiện về ñất và
nước tưới thì vấn ñề kỹ thuật sản xuất ñóng vai trò rất quan trọng, ñặc biệt kỹ
thuật phòng trừ sâu bệnh. ðây là khâu dễ gây ảnh hưởng nhất ñến chất lượng
rau nếu không lựa chọn ñược bộ thuốc sử dụng hiệu lực hoặc sử dụng thuốc
BVTV không ñúng kỹ thuật. Thực tế cho thấy nông dân hiện nay vẫn chủ yếu
dựa vào thuốc BVTV ñể phòng trừ sâu bệnh trên rau (ñặc biệt các loại thuốc
BVTV hóa học), các biện pháp khác chưa ñược áp dụng nhiều.
Sản xuất rau xanh hiện nay rất ña dạng về chủng loại với trên 40 loại
rau khác nhau, kéo theo các ñối tượng dịch hại nói chung, sâu hại nói riêng
cũng rất ña dạng, phong phú, trong ñó có nhiều ñối tượng sâu hại trên rau rất
khó quản lý. Chính vì vậy, ñể phòng chống hiệu lực một loài sâu hại thì
trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu ñược tập tính sống và các ñặc ñiểm sinh
vật học, sinh thái học của chúng, từ ñó ñề xuất biện pháp quản lý tổng hợp
một cách hiệu lực loài sâu hại ñó.
Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata Fabr. là loài gây hại chủ
yếu trên rau họ hoa thập tự, thường gặp rất nhiều ở các vùng chuyên canh rau
ở nhiều nước trên thế giới và các vùng trồng rau ở Việt Nam. Chúng ñược
ñánh giá là loài gây hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rõ rệt ñến năng suất và
phẩm chất cây trồng. Việc phòng chống bọ nhảy hiện nay vẫn ñang gặp nhiều
khó khăn do ñặc ñiểm pha sâu non sống và gây hại dưới mặt ñất, pha trưởng
thành có khả năng di chuyển nhanh,…Bên cạnh ñó, các kết quả nghiên cứu về
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học, nghiên cứu lợi dụng các loài kẻ thù tự
nhiên của bọ nhảy ñể khống chế sự phát triển của chúng cho ñến nay rất hạn
chế và chưa thực hiện ñược nhiều. Trên thực tế ñồng ruộng, ñể phòng trừ bọ
nhảy, người nông dân vẫn chủ yếu dựa vào các loại thuốc BVTV hóa học,
thậm chí nhiều nơi nông dân lạm dụng thuốc BVTV hóa học (sử dụng thuốc
có ñộ ñộc cao, sử dụng nhiều lần, tùy tiện,…) làm ảnh hưởng lớn ñến an toàn
chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái.
ðể cung cấp thêm dẫn liệu khoa học về ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái
học và khả năng phòng chống bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phyllotreta striolata
Fabr.), góp phần bổ sung các giải pháp kỹ thuật BVTV trong sản xuất rau nhằm
nâng cao hiệu lực sản xuất và chất lượng sản phẩm RAT, xây dựng và bảo vệ nền
nông nghiệp ñô thị sinh thái bền vững, chúng tôi thực hiện ñề tài: "Xác ñịnh tỷ lệ
tăng tự nhiên của loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phyllotreta striolata Fabr.) trên
rau cải ngọt và phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật tại Hà Nội năm 2011 ".
1.2 Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, xác ñịnh các chỉ tiêu sinh học
cơ bản của loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata Fabr. và thử
nghiệm một số loại thuốc ít ñộc trong phòng trừ loài sâu hại này nhằm cung
cấp các dẫn liệu khoa học ñể ñề xuất biện pháp quản lý tổng hợp chúng một
cách hiệu quả, tạo ra các sản phẩm rau an toàn, bảo vệ môi trường.
1.3 Yên cầu ñề tài luận văn
- Xác ñịnh ñặc ñiểm hình thái, sinh học của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (P.
striolata)
- Xác ñịnh hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ñối
với bọ nhảy sọc cong vỏ lạc trưởng thành trong phòng thí nghiệm và ngoài
cánh ñồng ñồng thời xác ñịnh hiệu lực của thuốc phòng trừ sâu non bọ nhảy ở
các tầng ñất khác nhau ngoài ñồng ruộng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

2. TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Một số kết quả nghiên cứu về bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta
striolata ở nước ngoài
2.1.1 Các nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học và sinh thái học của bọ nhảy
sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata
Theo Takizawa (1994) sự hoá nhộng của loài bọ nhảy
Phyllotreta
striolata
xảy ra ở ñộ sâu 2-5cm trong ñất (Dẫn theo Vũ Thị Hiển, 2002) [37]
Kết quả nghiên cứu của Zhang et.al. (2000) [47] khi nuôi bọ nhảy nuôi
bằng các loại rau họ hoa thập tự khác nhau trong các ñiều kiện cho thấy: nuôi
bọ nhảy bằng các loại cây ký chủ khác nhau ở nhiệt ñộ 25 - 28
0
C thì bọ nhảy
nuôi bằng các loại rau họ hoa thập tự như lá mù tạt (leaf mustard), bắp cải
Trung Quốc (Chinese cabbage), bắp cải hoa Trung Quốc (flowering Chinese
cabbage), cải xoăn (Chinese kale) có tỷ lệ sống của sâu non, tỷ lệ vũ hóa của
nhộng, tuổi thọ và khả năng ñẻ của trưởng thành có sự khác nhau. Kết quả
cũng cho thấy với thức ăn là loài cải hoa Trung quốc (flowering Chinese
cabbage) thì tỷ lệ sống của sâu non, tỷ lệ vũ hóa của nhộng, tuổi thọ và khả
năng ñẻ của trưởng thành là cao nhất và ñạt trung bình từ 75-85%.
Ấu trùng và nhộng loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata


dưới ñất có thể bị ảnh hưởng bởi ñặc tính của ñất, các loài thực vật hoặc cây
trồng, và các yếu tố môi trường xung quanh. Khi loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc

P. striolata ăn với sáu loại rau khác nhau thì thời gian phát dục của sâu non và
nhộng dao ñộng từ 20 – 30 ngày và 5-6 ngày và không có sự khác biệt giữa các
loại rau khác nhau. Tuy nhiên, tuổi thọ của trưởng thành là dài nhất trong bắp
cải (33 ngày). Ở nhiệt ñộ 25 ± 1
0
C, khi trưởng thành cho ăn với thức ăn là loài
cây trồng như bí ngô, dưa chuột thì tuổi thọ trung bình là khoảng 43-45 ngày
(hơn 10 ngày so với nuôi bằng cây bắp cải) (Chen và cộng sự, 1990) [32], [33].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

Ở ðài Loan bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata xuất hiện
quanh năm nhưng mật ñộ cao nhất vào mùa khô (nhiệt ñộ thích hợp nhất cho
bọ nhảy là từ 20 - 28
0
C. Sự gia tăng mật ñộ quần thể bọ nhảy bị ảnh hưởng
bởi mưa lớn hoặc mưa kéo dài và nhiệt ñộ cao. Qua quan sát hai thế hệ bọ
nhảy trên một vụ cải củ cho thấy: mật ñộ quần thể ở thế hệ thứ hai cao hơn
nhiều so với thế hệ thứ nhất, do vậy cây cải củ ở thời kỳ ñầu của vụ sau
thường bị hại nặng. Ở ngoài ñồng ruộng trên rau cải canh, loài bọ nhảy sọc
cong vỏ lạc Phyllotreta striolata có 7 thế hệ trong một năm, số lượng bọ
nhảy bắt ñầu tăng cao từ ñầu tháng 4 ñến cuối tháng 5, sau ñó giảm dần và lại
gia tăng ñỉnh cao thứ hai vào giữa tháng 9 với mật ñộ bọ nhảy cao gấp 2,4-2,5
lần ñỉnh cao số lượng của chúng ở tháng 4-5. Số lượng quần thể bọ nhảy có
tương quan chặt với lượng mưa và nhiệt ñộ. Bọ nhảy thích gây hại cải xanh
và cải củ hơn cải lá xoăn và cải trắng (Zhang et al., 2000) [47].
Kết quả nghiên cứu của Patricio et al. (2001) [41] về các ñặc ñiểm sinh
học của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata ñã ñược nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm ở Tây Nam, Trung Quốc cho thấy: loài bọ nhảy này

có 8 thế hệ trong năm khi nuôi trong phòng thí nghiệm, ở ñiều kiện nhiệt ñộ
từ 20 ñến 32 °C thì vòng ñời khoảng từ 38 – 65 ngày, tuổi thọ trung bình là
39,68 ± 14,02 ngày ở con ñực và 46,56 ± 11,53 ngày ở con cái. Cá thể cái có
thể ñẻ trung bình 619,08 ± 148,60 trứng. Tỷ lệ ñực:cái là 0.9:1.
Chen (1990) [32], [33] ñã nghiên cứu một số ñặc tính sinh học của loài
bọ nhảy bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata ñược nuôi bằng bắp cải
và củ cải ðài Loan cho thấy: trong ñiều kiện nghiên cứu 25°C và ñộ ẩm 75-
85% thì thời gian phát triển của trứng khoảng 4-6 ngày, sâu non là 24-36
ngày, nhộng là 5-6 ngày và trưởng thành trước ñẻ là 6-14 ngày. Vòng ñời kéo
dài từ 29-52 ngày. Trong ñiều kiện nghiên cứu 30°C và ñộ ẩm 75-85% thì
thời gian phát triển của vòng ñời: 33 - 67 ngày, trứng từ 5 - 7 ngày, sâu non từ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

14 - 21 ngày, nhộng từ 7 - 10 ngày, trưởng thành trước ñẻ từ 7-29 ngày.
Trưởng thành có thể sống từ 20 - 70 ngày và mỗi cá thể cái có thể ñẻ từ 25 -
200 quả, trứng ñược ñẻ dưới ñất, sâu khoảng 2 - 3 cm gần gốc cây ký chủ.
Kết quả nghiên cứu của Balachowsky (1963) [30] ñã chỉ ra rằng loài bọ
nhảy sọc cong củ lạc P. striolata là loài có phạm vi phân bố rộng, trải dài từ
Bắc Mỹ ñến Nam Phi. Còn ở Belarut, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata là
một trong ba loài sâu hại gây hại nặng nhất trên cây cải dầu mùa hè (Osipov,
1985) [33]. Ở Canada, thiệt hại lớn nhất ñối với cây cải lá là do bọ nhảy sọc
cong củ lạc P. striolata trưởng thành qua ñông rồi gây hại trên cây cải giống
vào mùa xuân. Sự di chuyển của trưởng thành bằng phương thức bay, nhảy ñã
chuyển từ cây này sang cây khác, từ ruộng này sang ruộng khác một cách
nhanh chóng. Hoạt ñộng ăn của trưởng thành diễn ra mạnh nhất khi gặp thời
tiết thuận lợi: nắng ấm, hanh và khô (Burgess, 1981) [28].
Chen và cộng sự (1990) [32] khi nghiên cứu về các ñặc tính gây hại của
loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata cho thấy ñây là loài sâu gây hại

nghiêm trọng trên một số cây trồng nhất là cây cải bao, cải củ và cải xanh
ngọt ở ðài loan.
Loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata nguy hại nhất là giai ñoạn
trưởng thành qua ñông, chúng tàn phá cây trồng vào mùa xuân khi cây giống
vừa nảy mầm. Trưởng thành bọ nhảy cắn ñứt lá mầm, cắn thủng lá thật, thậm
chí cả thân cây vừa nhú (Burgess,1981; Hordtl, 1952) [28], [36].
Theo Kalshoven (1981) [30], bọ nhảy là dịch hại chính của rau họ thập tự
ñặc biệt là ở giai ñoạn cây giống trong vườn ươm vùng Java (Indonexia). Vùng
Quảng Tây (Trung Quốc) bọ nhảy thường xuyên bùng phát thành dịch vào mùa
xuân và mùa thu (Liu và Yen, 1941) (dẫn theo Lê Thị Kim Oanh) [19].
Theo Wylie (1979) [51] ở Manitoba (Canada) trưởng thành bọ nhảy có
thể gây hại cho cây cải ở tất cả các giai ñoạn sinh trưởng của cây như cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

giống, lá, hoa, thân thậm chí ở cả quả và hạt, sâu non bọ nhảy gây hại rễ cây,
phần thân dưới mặt ñất làm giảm năng suất rõ rệt và ñây chính là giai ñoạn
phòng trừ loài bọ nhảy này khó khăn nhất.
Loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata có tính lựa chọn ký chủ rất cao.
Trong số 9 loài thực vật họ cải theo dõi thì loài bọ nhảy này ưa thích hại với số
lượng cao ở cây cải hoa (flowering Chinese cabbage) (Pananiswamy,1992) [40].
Theo Chen et al. (1990) [32], bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ñược
coi là một dịch hại nghiêm trọng của rau họ hoa thập tự, ñặc biệt là bắp cải
và củ cải ở Trung Quốc. Trứng của P. striolata ñược ñẻ chủ yếu trên phần
gốc của cuống lá hoặc xung quanh vùng rễ trong ñất. Giai ñoạn nhộng và
sâu non ở trong ñất và gây hại rễ, sau vũ hóa thành trưởng thành chúng gây
hại tập trung chủ yếu tại phần lá ngọn của rau. Khoảng trên 80% các cá thể
sâu non và nhộng sinh sống ở ñộ sâu trong ñất từ 0-10 cm và những cá thể
còn lại ñã ñược phân bố ở ñộ sâu trong lớp ñất >10-20 cm.

2.1.2 Các nghiên cứu về phòng chống bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata
Kết quả nghiên cứu của Liang (1990) [42] cho thấy bọ nhảy trưởng
thành thường tập trung ở mặt sau của lá nên việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác
dụng tiếp xúc có hiệu lực thấp hơn so với thuốc trừ sâu nội hấp.
Lượng Iosthiocyanate có trong cây cải ảnh hưởng ñến tính kháng hay
mẫn cảm với bọ nhảy của cây (Pivnick, 1992) [39]. Loài cây B. oleracea
thường nhiễm bọ nhảy rất cao, chính vì vậy sử dụng loài cây này làm bẫy cây
trồng trong phòng trừ bọ nhảy rất có hiệu lực (Palaniswamy et al., 1994) [40].
Tiến hành thử nghiệm hiệu lực phòng trừ bọ nhảy trong phòng và ngoài
ñồng của một số loài tuyến trùng S. glaseri, S. species và Heterorhabditis sp
ñược phân lập từ ñất và sử dụng ñể diệt sâu non bọ nhảy hại rau củ cải, kết
quả cho thấy trong các dòng tuyến trùng thì dòng dòng S. glaseri (A24) ñã
diệt từ 86.6 – 100% sâu non bọ nhảy trong phòng thí nghiệm và 77,9 – 94,2%
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

sâu non bọ nhảy ở ngoài cánh ñồng (Liang et al., 1990) [42].
Theo Butt et al., (1994) [29] thì nấm M. anisopliae và Beauveria
bassiana với nồng ñộ 1010 bào tử/ml có tác dụng diệt nhiều loài côn trùng hại
rau thuộc họ hoa thập tự sau phun 5 ngày, tuy nhiên tỷ lệ diệt loài bọ nhảy sọc
cong vỏ lạc ñạ
t không cao.
Các biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ nhảy bắt ñầu ñược chú ý từ thập
niên 90 trở lại ñây ở Trung Quốc, trong số ñó phải kể ñến Shamiyeh et
al.,(1993) [46] ñã xử lý xen kẽ thuốc hoá học với Bacillus thuringensis ñể
phòng trừ bọ nhảy trên cây cải bắp nhưng vẫn chưa cho kết quả cụ thể.
Elsey (1990) [43], ñã phát hiện bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata bị
ký sinh bởi nhiều loài tuyến trùng. Tác giả cũng ñã phân lập và thử nghiệm
một số chủng tuyến trùng ký sinh sâu non bọ nhảy trên rau củ cải. Kết quả thí

nghiệm cho thấy chủng tuyến trùng A24 ñã ký sinh sâu non bọ nhảy trong
ống nghiệm và ở ngoài ñồng ñạt với tỷ lệ từ 75-85%.
Hỗn hợp tuyến trùng S. carrpocapsae agriotis ñược xử lý vào ñất với
dung dịch Trichlorofon có hiệu lực trừ bọ nhảy rất cao sau khi xử lý từ 15-20
ngày, nhất là với sâu non tuổi 3. Kết quả xử lý tuyến trùng trong ñất ñã làm
giảm số lượng sâu non của bọ nhảy hơn 79% ở Trung Quốc theo Wei và
Wang năm 1993) (dẫn theo Vũ Thị Hiển) [10].
Ứng dụng tuyến trùng Steinernema carpocapsae phòng trừ bọ nhảy
sọc cong vỏ lạc P. striolata trên cây củ cải Nhật Bản cũng ñã ñược nghiên
cứu. Thiệt hại trên rễ củ cải Nhật Bản bởi sâu non loài bọ nhảy sọc cong củ
lạc P. striolata ñã giảm 3-5 lần khi sử dụng tuyến trùng Steinernema
carpocapsae với mật ñộ 250-500 nghìn con/m
2
hòa trong nước tưới trong giai
ñoạn sinh trưởng của cây trồng này (Kakizaki, 2004) [37].
Kết quả nghiên cứu của Andersen et al. (2006) [27] về kỹ thuật quản lý
và kiểm soát loài bọ nhảy P. cruciferae và loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

P. striolata (Coleoptera: Chrysomelidae) ở Massachusetts cho thấy: loài bọ
nhảy P. cruciferae và P. striolata (Coleoptera: Chrysomelidae) là loài gây hại
quan trọng của cây họ hoa thập tự trồng trong vườn. Từ 2001 ñến 2003, sử
dụng phương pháp loại bỏ lá chọn lọc có thể kiểm soát 2 loài bọ nhảy này trên
các loại rau thuộc họ hoa thập. Trong 3 lô thí nghiệm ñã làm giảm số lượng
trưởng thành của 2 loài bọ nhảy trung bình 40%, trong khi chỉ phải loại bỏ
15% diện tích lá.
Dựa trên ñặc ñiểm sinh học của loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P.
striolata. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xử lý hạt giống, xử lý ñất

và xử lý nền ñất kết hợp với hóa chất thực vật ñể kiểm soát số lượng loài bọ
nhảy P. striolata trên cây rau cải (Brassica campestris L.) cho thấy sử dụng
thuốc trừ sâu ñược chọn là Chlorpyrifos 15%, Carbosulfan 3%, và 3%
Carbofuran, loại thuốc lỏng thô nicotine và Azadirachtin soil kết hợp với
Chlorgyrifos, Carbosulfan, Carbofuran, Nicotin ñể xử lý hạt giống với
Carbosulfan tất cả có thể kiểm soát P. striolata hiệu lực, hiệu lực phòng trừ
loài bọ nhảy này ñạt tỷ lệ cao nhất sau 14 ngày phòng trừ, hiệu lực ñạt cao
nhất là trong ñất ñược xử lý bởi Carboasulfan ở liều lượng của 45 kg/ha (tỷ lệ
diệt 70%). Kết quả cũng cho thấy việc kiểm soát loài bọ nhảy P.striolata
không liên quan trực tiếp tới chiều cao hoặc cân nặng của cây vật chủ và chất
diệp lục cũng không trực tiếp liên quan ñến việc kiểm soát loài bọ nhảy P.
striolata. (Dust et al., 2010) [34].
2.2 Một số kết quả nghiên cứu bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata
trong nước
2.2.1 Một số nghiên cứu về hình thái và gây hại của bọ nhảy sọc cong vỏ
lạc P. striolata
Các nghiên cứu về hình thái của loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P.
striolata cũng ñã ñược tiến hành bởi một số tác giả trong ñó ñiển hình là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

nghiên cứu của một số tác giả như:
Theo Phạm Thị Nhất (1993) [19], trong kết quả nghiên cứu về sâu,
bệnh chính hại một số cây thực phẩm và biện pháp quản lý cho thấy trưởng
thành loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata có chiều dài cơ thể là 2 - 4mm.
Phạm Chí Thành (1994) [25] trong kết quả nghiên cứu rau sạch và một
số vấn ñề cần quan tâm nghiên cứu ứng dụng cho thấy trưởng thành của loài
bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata có kích thước cơ thể dài 1,8 - 2,4 mm,
hình bầu dục, toàn thân màu ñen bóng. Trên cánh có 2 vân sọc hình vỏ củ lạc

màu trắng. Sâu non ñẫy sức hình ống tròn dài 4mm, màu vàng nhạt. Có 3 ñôi
chân ngực rất phát triển các ñốt ñều có u lồi, trên u có các lông nhỏ. Nhộng
hình bầu dục dài khoảng 2mm, màu vàng nhạt, mầm cánh và mầm chân sau
rất dài. ðốt cuối cùng có 2 gai lồi. Trứng ñược ñẻ ngay trên cây gần sát mặt
ñất, hình bầu dục dài 3mm, màu vàng sữa.
Kết quả ñiều tra sâu bệnh hại cây trồng ở các tỉnh phía Nam (1977 –
1979). cũng ghi nhận loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata xuất hiện
quanh năm, nhưng phá hại mạnh nhất vào tháng 5 và 6 trên cây rau họ hoa
thập tự (Nguyễn Văn Cảm và Hà Minh Trung, 1980) [4].
Nguyễn Văn ðĩnh, Ngô Thị Xuyên và Nguyễn Thị Kim Oanh (2004)
[9] trong nghiên cứu về tình hình sản xuất và thành phần sâu bệnh hại cà chua
ở ðông Anh, Hà Nội cùng ghi nhận loại bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata
cũng là loại hại trên cây cà chua ở ðông Anh.
Trường thành của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata có chiều dài thân
từ 1,8-2,4 mm, hình bầu dục, toàn thân màu ñen bóng. Trên cánh trước có 8
hàng chấm ñen lõm dọc cánh và hai vân sọc cong có hình dáng tương tự vỏ
ñậu phộng màu vàng nhạt. ðốt ñùi chân sau to khỏe giúp thành trùng nhảy xa.
Trứng màu trắng sữa, hình bầu dục, dài khoảng 3 mm. Ấu trùng lớn ñủ sức
dài khoảng 4 mm, hình ống tròn, mình màu vàng nhạt, 3 ñôi chân ngực rất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

phát triển. Mỗi ñốt của cơ thể sâu ñều có các u lồi. Nhộng hình bầu dục, màu
vàng nhạt, dài khoảng 2 mm, mầm cánh và mầm chân sau rất dài; ñốt cuối
cùng có 2 gai lồi. (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003) [15].
ðánh giá thành phần và mức ñộ gây hại rau của các loài côn trùng sống
trong ñất tại Từ Liêm, ðông Anh & Gia Lâm Hà Nội năm 2007, Trần ðình
Chiến và Nguyễn Thị Kim Oanh, Hà Quang Hùng, Lê Ngọc Anh (2008) [3]
cũng ñã ghi nhận loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata là loài gây hại phổ

biến ở ñây và giai ñoạn gây hại nguy hiểm là ở pha sâu non gây hại rễ cây rau
họ hoa thập tự.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn ðức Khánh, ðặng Thị Dung (2012)
[17] về thành phần sâu hại vừng trong năm 2010, 2011 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh
cũng ghi nhận loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata là loài gây hại trên cây
vừng và giai ñoạn gây hại nguy hiểm cũng là ở pha sâu non gây hại rễ cây
vừng ở ñây.
2.2.2 Một số nghiên cứu về sinh học và sinh thái học của bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc P. striolata
Nghiên cứu về một số các ñặc ñiểm sinh học của bọ nhảy sọc cong vỏ
lạc P. striolata cũng ñã ñược quan tâm nghiên cứu bởi một số tác giả như theo
kết quả nghiên cứu của Hồ Khắc Tín và cộng sự thì loài bọ nhảy sọc cong vỏ
lạc P. striolata là ñối tượng sâu hại nghiêm trọng trên rau họ hoa thập tự ở
Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Chúng gây hại cho rau ở cả
hai pha phát dục là pha sâu non và trưởng thành. Thời gian sống của trưởng
thành bọ nhảy rất dài, có thể tới 1 năm. Quy luật phát sinh gây hại của bọ
nhảy có liên quan trực tiếp với một số yếu tố như nhiệt ñộ, ñộ ẩm và lượng
mưa. Nhiệt ñộ dưới 10
0
C và trên 34
0
C là khoảng nhiệt ñộ mà bọ nhảy này ít
hoạt ñộng và thường tìm nơi ẩn náu. ðộ ẩm không khí dưới 80% sẽ ảnh
hưởng ñến khả năng ñẻ trứng, số lượng trứng ñẻ và tỷ lệ sống của sâu non.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

Lượng mưa nhiều sẽ làm bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata ñẻ ít, tỷ lệ nở
của trứng và tỷ lệ sâu non sống sót ñều thấp. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ 26

o
C
trưởng thành loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata phát dục từ 4 - 8 ngày.
Do trưởng thành bọ nhảy sống lâu và thời gian ñẻ trứng kéo dài nên không tạo
thành lứa rõ rệt. Hàng năm chúng phá hoại nhiều trên cây vụ ñông từ tháng 9
ñến tháng 4 năm sau nhưng gây thiệt hại nặng nhất vào tháng 2 ñến tháng 3
(Hồ Khắc Tín, 1980) [23],
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003)[15]
cho thấy trưởng thành cái của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata cái ñẻ từ
25-200 trứng. Ấu trùng có 3 tuổi và phát triển từ 3-4 tuần. Nhộng phát triển từ
7-10 ngày.
Theo Phạm Thị Nhất (1993) [19], trong kết quả nghiên cứu về sâu bệnh
chính hại một số cây thực phẩm và biện pháp quản lý cho thấy bọ nhảy xuất
hiện quanh năm, nhưng phá hại mạnh nhất vào tháng 3 trên cây rau họ hoa thập
tự. ðể phòng trừ loài bọ nhảy này thì biện pháp phun thuốc vẫn là chủ yếu.
Hồ Thị Xuân Hương (2004) [12] nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của
loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata cho thấy: Ở ñiều kiện 25
0
C, vòng ñời
của bọ nhảy P. striolata Fabr. trung bình là 46,5 ±1,53 ngày, trong ñó thời
gian phát dục của trứng trung bình là 5,53 ± 0,54 ngày, thời gian phát dục của
sâu non trung bình là 22,5 ± 0,67 ngày, thời gian phát dục của nhộng trung
bình là 5,87 ± 0,46 ngày, thời gian phát dục của giai ñoạn tiền ñẻ trứng trung
bình là 12,6 ± 1,00 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành cái trung bình là 64,3 ±
7,11 ngày, tuổi thọ của trưởng thành ñực trung bình là 36,43 ± 5,49 ngày. Ở
ñiều kiện 27,3
0
C, vòng ñời của bọ nhảy trung bình là 33,4 ±3,35 ngày, trong
ñó thời gian phát dục của trứng trung bình là 4,9 ± 0,2 ngày, thời gian phát
dục của sâu non trung bình là 12,1 ± 0,62 ngày, thời gian phát dục của nhộng

trung bình là 5,37 ± 0,33 ngày, thời gian phát dục của giai ñoạn tiền ñẻ trứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

trung bình là 11,13 ± 0,66 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành cái trung bình là
67,4 ± 6,16 ngày, tuổi thọ của trưởng thành ñực trung bình là 41,67 ± 7,46
ngày. Ở 30
0
C, vòng ñời của bọ nhảy trung bình là 38,4 ±1,23 ngày, trong ñó
thời gian phát dục của trứng trung bình là 4,53 ± 0,42 ngày, thời gian phát dục
của sâu non trung bình là 17,53 ± 0,64 ngày, thời gian phát dục của nhộng trung
bình là 4,93 ± 0,28 ngày, thời gian phát dục của giai ñoạn tiền ñẻ trứng trung
bình là 11,4 ± 0,74 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành cái trung bình là 64,07 ±
6,41 ngày, tuổi thọ của trưởng thành ñực trung bình là 45,33 ± 5,18 ngày.
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P.
striolata cho thấy: Ở ñiều kiện 25
0
C, tổng số trứng ñẻ của 01 cặp trưởng
thành là 185,93 ± 75,97 quả. Tổng thời gian ñẻ trứng trung bình 14,60 ± 5,11
ngày. Số trứng ñẻ trung bình trong 1ngày của một con cái là 12,7 ± 1,69
quả/ngày. Ở ñiều kiện 27,3
0
C tổng số trứng ñẻ của 01 cặp trưởng thành là
149,27 ± 25,05 quả. Tổng thời gian ñẻ trứng trung bình 12,08 ± 1,78 ngày. Số
trứng ñẻ trung bình trong 1 ngày của một con cái là 11,82 ± 1,79 quả/ngày. Ở
ñiều kiện 30
0
C tổng số trứng ñẻ của 01 cặp trưởng thành là 185,93 ± 75,97
quả. Tổng thời gian ñẻ trứng trung bình 14,60 ± 5,11 ngày. Số trứng ñẻ trung

bình trong 1 ngày của một con cái là 12,7 ± 1,69 quả/ngày (Hồ Thị Xuân
Hương, 2004) [12]
Nghiên cứu về thời gian phát dục của các pha bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
P. striolata ở ñiều kiện nhiệt ñộ 25
0
C thì có thời gian phát dục của trứng trung
bình là 6,51 ± 0,15 ngày (dao ñộng từ 5-10 ngày), ở ñiều kiện nhiệt ñộ phòng
(trung bình là 19,6
0
C) thời gian phát dục của trứng trung bình là 8,27 ± 0,20
ngày, tối ña là 12 ngày và thấp nhất cũng là 5 ngày. ðối với pha sâu non, ở
ñiều kiện nhiệt ñộ 25
0
C, thời gian phát dục của sâu non bọ nhảy trung bình là
15,24 ± 0,57 ngày, tối ña là 21 ngày và thấp nhất là 13 ngày, ñiều kiện nhiệt
ñộ phòng (trung bình là 19,1
0
C) thời gian phát dục của sâu non trung bình là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

26,75 ± 0,58 ngày, tối ña là 23 ngày và thấp nhất cũng là 13 ngày. Thời gian
phát dục của nhộng ở ñiều kiện nhiệt ñộ 25
0
C trung bình là 10,97 ± 0,25 ngày,
tối ña là 15 ngày và thấp nhất là 9 ngày. Ở ñiều kiện nhiệt ñộ phòng (trung
bình là 18,7
0
C) thời gian phát dục của nhộng trung bình là 11,43 ± 0,22 ngày,

tối ña là 15 ngày và thấp nhất là 10 ngày (Vũ Thị Hiển (2002) [10].
Nghiên cứu các pha phát triển của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata
trong phòng Côn trùng tại ðại học Nông Lâm cho thấy: bọ nhảy sọc cong qua các
pha phát triển: trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành là thời gian phát triển của
trứng: 4 - 6 ngày, sâu non: 21 – 30 ngày, nhộng: tiền nhộng 3 – 5 ngày và nhộng 4
– 6 ngày. Vòng ñời khoảng 33 – 56 ngày (Bùi Thị Hương, 2011) [13]
Các nghiên cứu về một số các ñặc ñiểm sinh thái học của bọ nhảy sọc
cong vỏ lạc P. striolata cũng ñã ñược nghiên cứu như:
Loài bọ nhảy phát sinh gây hại quanh năm từ tháng 1 ñến tháng 12
trong năm 2000, trên cây cải ngọt bọ nhảy phát sinh mạnh vào tháng 5 và
tháng 10, mật ñộ từ 100 - 135 con/m
2
. Nhưng năm 2001 bọ nhảy phát sinh
mạnh vào tháng 3, mật ñộ trưởng thành bọ nhảy 107,5 con/m
2
. Bọ nhảy gây
hại nặng trên cải xanh, cải củ hơn cải bắp, su hào vùng chuyên canh bị bọ
nhảy hại nặng hơn vùng xen canh. Mật ñộ bọ nhảy bị giảm mạnh khi có mưa
lớn, mưa kéo dài. Bọ nhảy chủ yếu gây hại trên cây họ hoa thập tự nên việc
dọn sạch tàn dư, luân canh cây trồng hợp lý là biện pháp phòng trừ bọ nhảy có
hiệu lực cao ñồng thời giảm chi phí bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi
trường, ñặc biệt là giảm ñược tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm (Theo Vũ
Thị Hiển, 2002) [10].
Nghiên cứu của Vũ Thị Hiển (2002) [10] về biến ñộng số lượng trưởng
thành bọ nhảy trên ñồng ruộng ở vùng Gia Lâm, Hà Nội cho thấy: qua ñiều
tra nghiên cứu ñịnh kỳ hàng tuần trên ruộng rau cải không phun thuốc từ ñầu
ñến cuối vụ, trưởng thành bọ nhảy xuất hiện quanh năm trên ñồng ruộng, mật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


ñộ tăng dần từ khi gieo cho ñến khi thu hoạch. Trong vụ hè (từ tháng 7 ñến
tháng 9/2001), mật ñộ trưởng thành bọ nhảy rất thấp chỉ dao ñộng từ 5 - 40
con/100 cây, không ảnh hưởng ñến năng suất cũng như phẩm chất rau cải
xanh ngọt. ðến vụ ñông, mật ñộ bọ nhảy tăng dần và gây hại nặng nhất từ
tháng 1 ñến tháng 3/2002. Lứa rau gieo vào tháng 1, ở cuối vụ mật ñộ trưởng
thành bọ nhảy lên tới 277 con/100 cây.
Phạm Thị Nhất (1993) [19] cho thấy trưởng thành bọ nhảy sọc cong vỏ
lạc P. striolata xuất hiện quanh năm, nhưng phá hại mạnh nhất vào tháng 3
trên cây rau họ hoa thập tự. Mật ñộ trưởng thành bọ nhảy trên ñồng ruộng có
sự dao ñộng rất lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mùa vụ, giai ñoạn sinh
trưởng của cây, có khi mật ñộ lên tới 1000 (con/m
2
), làm giảm năng suất
thương phẩm, thậm trí làm thất thu hoàn toàn cho người trồng rau.
Kết quả nghiên cứu về sự gây hại của các loài bọ nhảy tại ðông Anh
trên rau họ hoa thập tự chỉ xác ñịnh thấy loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P.
striolata Fabr. gây hại trên rau họa hoa thập tự, chưa phát hiện thấy loài nào
khác. Phổ ký chủ của P. striolata Fabr. tương ñối hẹp, chúng gây hại chủ yếu
trên rau họ hoa thập tự, trong ñó có mức ñộ phổ biến cao trên cây cải xanh, cải
ngọt và cải ñông dư. Ngoài ra còn phát hiện ký chủ phụ của P. striolata Fabr. là
cây cải dại (Hồ Thị Xuân Hương, 2004) [12].
Kết quả nghiên cứu về mức gây hại kinh tế của trưởng thành bọ nhảy trên
rau cải ngọt ở các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau cho thấy: Mức gây hại kinh tế
của trưởng thành bọ nhảy ở giai ñoạn 7 ngày sau khi trồng là 2 con/cây. Tương
ứng ở giai ñoạn 15 ngày sau khi trồng, mức gây hại kinh tế của trưởng thành bọ
nhảy là 3 con/cây; còn ở giai ñoạn 25 ngày sau khi trồng mức gây hại kinh tế của
trưởng thành bọ nhảy là 4 con/cây. ðây là cơ sở ban ñầu ñể tiếp tục ñi sâu
nghiên cứu ngưỡng phòng trừ trưởng thành bọ nhảy hại rau cải xanh ngọt ở các
giai ñoạn sinh trưởng khác nhau (Vũ Thị Hiển, 2002) [10]

×