Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sợ môn thể dục: Sẽ thay đổi cách dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.51 KB, 4 trang )

Sợ môn thể dục : Sẽ thay đổi cách dạy và học

Trường ĐH Buffalo, một trong những trường
công lớn của Mỹ, có câu phương châm bằng
tiếng Latin: “Mens sana in corpore sano”, tiếng
Anh là "Sound mind in a sound body" (tạm dịch:
Tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường
tráng).
Rõ ràng thể dục thể thao đóng vai trò quan trọng
trong học đường nên không thể xem nó là môn
học sao cũng được, có gì dạy nấy như lâu nay các
trường vẫn làm. Muốn nâng cao thể chất của
người VN, trước hết cần nâng cao thể thao học
đường.
Về vấn đề này, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ
Công tác học sinh, sinh viên (HS-SV) Bộ GD-
ĐT, chia sẻ: “Cá nhân tôi cũng rất bức xúc trước
tình trạng dạy thể dục trong nhà trường hiện nay.
Chủ trương của Bộ GD-ĐT khi đưa môn học này
vào nhà trường là mong muốn giúp HS tập luyện
thể thao để rèn luyện sức khỏe và giảm căng
thẳng, mệt mỏi vì việc học. Mà muốn làm được
điều đó thì môn học phải phù hợp với HS, làm
cho các em cảm thấy thực sự thích thú”.
Có ý kiến cho rằng, thay vì buộc HS phải học một
môn thể dục cụ thể nào đó (không có lựa chọn)
thì các trường cần tổ chức các câu lạc bộ (CLB)
thể dục thể thao với nhiều bộ môn khác nhau để
HS lựa chọn?
Đó là những gì mà chúng tôi đang hướng đến.
Bản thân tôi đã nhiều lần đề xuất với lãnh đạo Bộ


về việc phải giáo dục thể chất theo hình thức các
CLB để HS có quyền lựa chọn. Hiện nay theo
quan sát của tôi thì rất hiếm trường làm được việc
này. Tất nhiên, cũng cần hiểu rằng, để thực hiện được điều đó phải kéo theo rất
nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên Nhưng tôi tin tưởng rằng, với thực tế
nhiều bức xúc như hiện nay thì chắc chắn trong thời gian tới, việc dạy và học môn
thể dục trong các trường sẽ thay đổi.
Không nhất thiết đưa vào
chính khóa
Hồi còn làm lãnh đạo ở trường
ĐH thì quả thực tôi thấy thể dục
là môn học không được nhiều
SV ưa thích, nhiều khi nó còn
làm khổ SV. Thời gian đó, ở
trường tôi, SV phải học bộ môn
xà lệch, trường thì chật, phải
dựng xà trên nền xi măng và có
một vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy
ra. Sau đó trường chuyển sang
môn học khác. Tuy nhiên, do
chỉ có một môn nên vẫn xảy ra
tình trạng phù hợp với SV này
nhưng không hợp với SV kia.
Trong khi đó, nhiều SV thích
những môn khác như bơi lội,
cầu lông, thể dục nhịp điệu
nhưng lại không được học. Cái
đích của chúng ta là giáo dục
toàn diện, song điều đó không
có nghĩa tất cả các môn học đều

phải đưa vào chương trình chính
khóa. Theo tôi, những môn như
thể dục nên để cho HS tham gia
các CLB trong trường một cách
tự do.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Phó
chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-
Giáo dục - Thanh niên - Thiếu
niên và Nhi đồng của Quốc hội
Tuệ Nguyễn (ghi)
1
Theo ông, có nên chấm dứt đánh giá việc học môn thể dục của HS bằng cách cho
điểm?
Tất nhiên không thể coi thể dục như môn học kiến thức vì tính đặc thù của nó
nhưng cũng cần có sự đánh giá kết quả sau một quá trình học tập, rèn luyện. Tuy
nhiên, tôi tin chắc rằng nếu HS được học một môn thể thao nào đó theo sở trường
của mình, nhà trường xác định đúng mục tiêu của môn học thì tự nhiên khâu thi cử,
đánh giá sẽ trở nên rất nhẹ nhàng.
Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, các trường phổ thông không phải là nơi đào tạo
vận động viên nên không thể bắt tất cả HS phải nhảy cao bao nhiêu, chạy xa bao
nhiêu. Điều quan trọng là môn học đó có giúp HS khỏe khoắn, vui vẻ hơn hay
không.
Chuyên gia cũng chào thua
Sau khi xem qua chương trình thể dục bậc phổ thông, các HLV thể thao, chuyên
gia tâm lý, bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đều… lắc đầu.
* Nhìn vào cách phân chia thời gian, khối lượng luyện tập, tôi cảm nhận ngành
giáo dục chưa thật sự quan tâm đến môn thể dục. Nói thẳng ra, đây là một
chương trình làm cho có chứ không có giá trị về mặt thể thao. Một kỹ thuật trong
thể thao chỉ có thể được hình thành khi được lặp lại ít nhất vài trăm lần. Theo
như chương trình thể dục bậc phổ thông, với điều kiện sĩ số, thời gian phân bố,

trong một buổi học, HS chỉ tập được vài lần cho mỗi động tác. Sau đó nghỉ đến 1
tuần sau mới quay lại. Như vậy, mọi thứ sẽ trở về con số không.
HLV Nguyễn Đình Minh
(Tổ cự ly ngắn - ĐTQG điền kinh)
* Lấy ví dụ nội dung đá cầu ở lớp 11. Những kỹ thuật như đá tấn công bằng mu
bàn chân hay tấn công bằng đầu có độ khó cao, dành cho các đội tuyển năng
khiếu. Nhưng ngay cả đối với các vận động viên, muốn thực hiện thành công
cũng cần có một quỹ thời gian dài hơn. Trong khi đó, chương trình lớp 11 quy
định học di chuyển, tâng giật cầu, tấn công bằng mu bàn chân, bằng đầu, tập phối
hợp, rồi luật thi đấu, chiến thuật… chỉ trong 5 tiết.
HLV Lê Quan Khang
(Trưởng bộ môn đá cầu Q.5, TP.HCM)
* Môn thể dục thực ra là phương tiện để phát triển các tố chất như sức mạnh, độ
bền, độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo
2
léo, cảm xúc tích cực… của HS-SV. Chính các tố chất này mới làm nên sức khỏe
và giúp làm việc hiệu quả. Cách đánh giá cũng phải được thực hiện theo hướng
tiếp cận cá thể, có nghĩa là tính đến đặc điểm giới tính của HS-SV. Nếu chúng ta
đánh giá theo kiểu “một thang điểm cho tất cả” thì các em sẽ rất lo sợ và vì vậy
không còn nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc rèn luyện thể chất nữa.
TS tâm lý Nguyễn Minh Anh
(Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM)
*Mục đích của thể thao học đường là đem lại sức khỏe, giúp HS-SV có sức bền
suốt 9 tháng đèn sách. Một chương trình thể dục quá dày đặc rất dễ gây ức chế
cho HS, khiến việc luyện tập không đạt hiệu quả cao, sức khỏe cũng không cải
thiện được. Thật ra, các môn thể thao đều hướng đến việc vận động hệ cơ,
xương, khớp, từ đó tăng khả năng thích nghi của các hệ tim mạch, hô hấp, thần
kinh. So với một chương trình thể dục “giáo dục toàn diện” thứ gì cũng biết thì
HS chỉ cần chơi tốt một, hai môn để “đổ mồ hôi” sẽ tốt hơn. Mặt khác, khi thời
gian tập luyện ngắn, lại đòi hỏi kỹ thuật cao rất dễ dẫn đến nguy cơ chấn thương.

Một điểm quan trọng khác mà chương trình thể dục bậc phổ thông chưa đáp ứng
được là hướng dẫn các phương pháp tránh chấn thương khi chơi thể thao. Về
nguyên tắc, khi bắt đầu tập thể thao, phải tập các tư thế an toàn trước, rồi mới đến
kỹ thuật.
Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh
(Giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM)
Lan Chi (ghi)
Ý kiến
Cảm ơn thể thao
Gần 50 năm trước, tôi đã ngỏ lời “cảm ơn thể thao”, và hiện nay cả hai đứa con
của tôi cũng nói như thế.
Chính nhờ thể thao, những sinh họat tiêu cực ngoài xã hội lúc bấy giờ không cách
gì “cuốn” được tôi. Cả thời trai trẻ của tôi được sống trong một môi trường thể
thao lành mạnh và tiếp tục “ngấm” đến tận hôm nay, khi đã qua tuổi lục tuần.
Được hưởng lợi ích từ các hoạt động thể thao nên khi có con gái đầu lòng, tôi đã
hướng con tập luyện môn thể thao phù hợp là bóng bàn ngay từ lúc cháu còn học
mẫu giáo. Cháu tự sắp xếp được lịch sinh hoạt hằng ngày để vừa học văn hóa tốt
và chơi bóng bàn cũng không tồi. Có năm, cháu cũng đem về được cho tỉnh cúp
vô địch quốc gia trong lứa tuổi của mình. Tiếp đó, tôi dẫn đứa con trai thứ hai xem
chị thi đấu để cháu hiểu dần tác dụng của thể thao đối với sức khỏe. Lại đến lượt
3
cháu cũng theo bố và chị đến với bóng bàn ngay từ những năm đầu tiểu học, sau
đó cũng vào đội tuyển thiếu niên của tỉnh.
Khi đã trưởng thành, chính các cháu thừa nhận: “Được tập và chơi thể thao đúng
hướng ngay từ nhỏ, con không chỉ được khỏe mạnh về thể chất mà còn thấy được
“khỏe” hơn nhiều mặt khác”. Các cháu có nhiều cơ hội rèn luyện những tính tốt
cho cuộc sống tương lai, trong đó nổi bật nhất là biết tự lập, sống có kỷ luật, tinh
thần đồng đội cao Chu Quân
Nỗi ám ảnh
Đọc bài Sợ môn thể dục trên Thanh Niên, em lại nhớ tới nỗi ám ảnh môn thể dục

hồi em học lớp 9. Cũng vì học không đạt môn này mà hết năm lớp 9, em đành
phải nghỉ học.
15 tuổi nhưng em cao 1,1m, nặng chừng 28 kg. Thầy bắt em chạy thi thể dục với
các bạn cao to hơn em nhiều, và em luôn là người chạy sau cùng. Thầy bắt em
chạy đi chạy lại nhiều lần. Bao nhiêu con mắt đổ dồn vào em, lúc đầu thì khích lệ
“cố lên”, sau đó thì nhạo báng “con rùa”. Lo sợ, mệt mỏi, buồn phiền, em ngã
xuống ngất xỉu. Sau đó phát bệnh, nghỉ học 3 ngày mới đến trường được. Từ đó,
em “sợ” luôn môn thể dục. Cuối năm học, môn thể dục xếp loại kém, mặc dù điểm
trung bình toàn năm trên 7,5, nhưng em được “vớt” vào loại trung bình. Buồn quá
em nghỉ học, chấm dứt ước mơ lên học cấp 3.
Đỗ Thị Ngọc An
(xã Ninh Thượng, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa)
4

×