Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân tích thương vụ hợp nhất giữa PVFC và westernbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.43 KB, 21 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI:
Phân tích thương vụ hợp nhất giữa PVFC và
WesternBank
Sinh viên thực hiện:

Phạm Đức Vượng:1212230077
Nguyễn Thanh Hằng:1211230023
Hoàng Thị Thu Hằng:1212230022
Trương Thu Trang:1211230070
Lưu Thị Hải Yến: 1212230078
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thu Hiền
Hà Nội-2014
1
2

Mục lục
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua những biến động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ngành tài
chính ngân hàng đã có những bước tiến đáng ghi nhận.5 năm với nhiều nốt thăng trầm,
hoạt động mua bán và sáp nhập M&A đã và đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng
lẫn giá trị.
Trong bối cảnh hội nhập, các vấn đề vĩ mô và sức cạnh tranh ngày càng được
gia tăng, thị trường M&A tại Việt Nam vẫn kỳ vọng tiếp tục giữ được tốc độ phát triển.
Kể từ năm 2008, có 92 giao dịch M&A thành công, con số này đã tăng lên 308 vào
năm 2012, 237 trong năm 2013 và 83 thương vụ trong đầu năm 2014. Trong ngành


ngân hàng, nổi bật lên là những thương vụ M&A đình đám; điển hình là hoạt động của
IFC và Vietcombank , sáp nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín nghĩa – Sài Gòn năm 2011,
hoạt động của Tokyo-Mitsubishi UFJ và Vietinbank , sáp nhập HBB vào SHB năm
2012, HDbank sáp nhập với DaiaBank và SGVF năm 2013…
Đi lên từ Ngân hàng cờ đỏ với số vốn điều lệ nhỏ nhoi là 200 triệu đồng,
WESTERNBANK trải qua 25 năm đổi mới để trở thành 1 ngân hàng có tên tuổi trên
bản đồ NHTM Việt Nam. Thế nhưng đặt trong 1 bối cảnh khó khăn, khi mà tình trạng
thanh khoản của WESTERNBANK còn đảm bảo trong vòng 6 tháng, việc sáp nhập là
cần thiết. Cuộc “hôn nhân” giữa WESTERNBANK và PVFC đã tiến tới thương vụ sáp
nhập đầu tiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong năm 2013. Một ngân hàng mới
ra đời mang tên là PVcomBank mang theo một kỳ vọng về sự tăng trưởng, lớn mạnh
và phát triển. Để hiểu rõ hơn về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam, những khó
khăn còn tồn đọng cũng như là xu hướng phát triển M&A trong những năm tới, thông
qua hoạt động hợp nhất của WESTERNBANK và PVFC, Nhóm chúng tôi xin lựa chọn
đề tài “Phân tích thương vụ hợp nhất giữa WESTERNBANK và PVFC.”
4
NỘI DUNG
I. Sơ lược về PVFC và WesternBank
1. Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC)
Tổng công ty Tài chính Cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC – PetroVietNam Finance
Company) – Tiền thân là Công ty Tài Chính dầu khí, được thành lập vào tháng 3/2000,
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2000. Trụ sở công ty tại địa chỉ 22 Ngô Quyền
– Hoàn Kiếm – Hà Nội với vốn đầu tư của chủ sở hữu là 6644 tỷ đồng, vốn điều lệ là
6000 tỷ đồng.
PVFC hoạt động theo mô hình Công ty 100% vồn Nhà nước trong bối cảnh thị trường
tài chính trong nước đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đạt những bước tiến
nhất định, trong đó đáng chú ý là xu hướng mở rộng trên nhiều lĩnh vực theo hướng tập
đoàn kinh tế. Với mạng lưới 10 chi nhánh và 3 công ty thành viên, phạn vi hoạt động
của PVFC đã phủ rộng các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Vũng Tàu, TP. Hồ
Chí Minh, Đồng bằng Sông Cửu Long.

PVFC đã khẳng định từng bước đi lên trên thị trường tài chính Việt Nam và có xu
hướng vươn ra thế giới. PVFC đã nỗ lực không ngững và để lại những dấu ấn quan
trọng;
2009: Top 500 doanh nghiệp và thứ 11/23 tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam
(VietNam report)
2010: Cúp vàng Thương hiệ và Nhãn hiệu 3 năm liên tiếp
Huân chương lao động hạng Nhì
Nhận giải thưởng SVĐV lần thứ 5 liên tiếp, top 10 thương hiệu nổi tiếng
5
quốc gia, thương hiệu chứng khoán uy tín
2011: Nhận giải thưởng SVĐV lần thứ 6 liên tiếp
2012:

PVFC thuộc top 50 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
Hoạt động tài chính của PVFC năm 2012
Bảng: Tình hình tài chính PVFC tính đến 31/12/2012
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Tổng giá trị tài sản 88806.78 87736.02 -1%
Doanh thu 8024.73 7569.08 -6%
Thuế và các khoản phải
nộp(được hoãn) NSNN
96.82 (0.46) -100%
Lợi nhuận trước thuế 552.53 53.68 -90%
Lợi nhuận sau thuế 479.90 53.66 -89%
(Theo Báo cáo thường niên PVFC năm 2012)
Năm 2012 là một năm đầy ảm đạm với ngành tài chính ngân hàng. Tính đến ngày
31/12/2012, tổng tài sản PVFC đạt mức 87736.02 tỷ đồng, tăng 324 tỷ đồng so với kế
hoạch nhưng vẫn thấp hơn 1070.6 tỷ so với năm 2011.
Doanh thu sau TLDP đạt 7569.98 tỷ đồng, tăng 10% so với kế hoạch ( 6860 tỷ đồng),

lợi nhuận sau TLDP đạt gần 54 tỷ đồng, tăng 7,4% so với kế hoạch (50 tỷ). Dẫu vậy, so
với năm 2011, PVFC đã giảm lợi nhuận tới 89%. Nguyên nhân chủ yếu là do PVFC có
các khoản cho vay không thu hồi được vốn. Tiêu biểu là khoản vay đồng tài trợ với
Falcon ( thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam) hơn 735 tỷ đồng, khoản ủy thác cho
vay thông qua VFC với Vinashinlines là 421.6 tỷ đồng. Chính bởi vậy đến cuối năm
2012, khoản dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao dẫn tới lợi nhuận giảm mạnh.
2. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây (WesternBank)
6
Ngân hàng TMCP Phương Tây (tên giao dịch là Western Commercial joint Stock Bank
– WTB), tiền thân là Ngân hàng Cờ đỏ, thành lập từ cuối năm 1988 tại thành phố Cần
Thơ.Số vốn điều lệ kể từ 18/02/2011 là 3000 tỷ đồng với 78 chi nhánh/Phòng giao dịch
trên khắp toàn quốc.
Sự thành công của Western Bank, cũng đã được ngân hàng Thế Giới (World Bank)
đánh giá cao và liên tục nhiều năm liền nhận được sự tài trợ từ World Bank cho quỹ
phát triển nông thôn, nâng cao năng lực thể chế và tài chính vi mô. Hướng đến sự phát
triển bền vững, Western Bank chọn công ty kiểm toán quốc tế cho hoạt động của mình
bắt đầu từ năm tài chính 2007.Các công ty chứng khoán Miền Tây, Công ty bất động
sản Western Land cũng chuẩn bị tham gia thị trường trong thời gian sắp tới.
Với thành quả đã đạt được và tốc độ phát triển như hiện nay, Western Bank phấn đấu
sẽ trở thành một trong những ngân hàng có những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, tạo
được sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng, đồng thời góp phần thực hiện sứ mệnh
của một ngân hàng trong thời đại mới.
Những mốc đáng chú ý của WTB:
2007 – 2008 -2009: Được NHNN xếp hạng A
2008 – 2009 -2 010: Giải thưởng Cúp vàng thương hiệu uy tín
2009 – 2010 : Giải thưởng “ Thương Mại dịch vụ tiểu biểu Việt Nam
2011: Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
(VietNamReport xếp hạng)
Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam
năm 2011 (VietNamReport xếp hạng)

Hoạt động kinh doanh của WesternBank năm 2012
Bảng: Các chỉ tiêu tài chính của WTB đến 31/12/2012
7
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%)
Tổng tài sản có 20550.6 15122.5 -26.41
Thu nhập lãi thuần 412.9 352.1 -14.73
Lãi thuần trước TLDP 174 118.6 -31.84
Lợi nhuận trước thuế 160.6 51 -68.24
Lợi nhuận sau thuế 120.8 36.5 -69.78
EPS 424 122 -71.22
(Theo Báo cáo thường niên WTB năm 2012)
Tính đến ngày 31/12/2012, tổng tài sản WTB đạt 15112.5 tỷ đồng, giảm 26,41% so với
năm 2011 (tương đương gần 5428 tỷ đồng). Trong năm 2012, Ngân hàng xác định là
một năm tái cơ cấu toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý điều hành đến hoạt động kinh
doanh. Mục tiêu cơ bản là phát triển an toàn và ổn định. Thu nhập lãi thuần giảm
14,73% so với năm 2011, đạt 352 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 51 tỷ đồng, giảm
68% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản ROA = 0.337%, lợi
nhuận trước thuế trên vốn bình quân ROE =1.59% đã thể hiện nỗ lực rất lớn của ban
điều hành WTB trong giai đoạn nhiều khó khăn và biến động lớn xảy ra trong năm
2012.
Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn và Tổng dư nợ WTB từ năm 2010 đến 2012
(Theo báo cáo thường niên WTB năm 2012)
Hoạt động huy động vốn của WTB ngày một diễn ra rất mạnh mẽ.Bằng việc áp dụng
các sản phẩm dịch vụ với mục đích đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng,
huy động vốn của WTB đã đạt mức 10982 tỷ đồng. Mặc dù đã giảm 1874 tỷ so với
năm 2011 nhưng chất lượng trong dịch vụ ngày một tăng cao, góp phần mang lại sự hài
lòng và nhiều niềm vui cho khách hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nợ xấu gia tăng và chính sách tiền tệ thắt chặt
trong năm 2012, tổng dư nợ cấp tín dụng tại 31/12/2012 là 5928 tỷ đồng, giảm 41% so

8
với năm 2011 (8854 tỷ đồng). Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu xử lý theo kết luận
của thanh tra, Ngân hàng đã tiến hành phân loại nợ theo đúng thực trạng và cơ cấu lại
các khoản nợ, tỷ lệ nợ xấu 7.26% tăng so với năm 2011 (1.30%). Để giải quyết triệt để
các vấn đề nợ xấu, Ngân hàng đã thành lập Ban xử lý nợ tiến hành tích cực thu hồi các
khoản nợ vay quá hạn, bổ sung tài sản đảm bảo, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng để kiểm soát rủi ro.
(1)
Biểu đồ: Kết quả hoạt động kinh doanh WTB từ 2010 đến 2012
(Theo báo cáo thường niên WTB năm 2012)
Từ biểu đồ, ta nhận thấy trong năm 2012, mặc dù doanh thu tăng 175 tỷ nhưng lợi
nhuận giảm mạnh đạt 57 tỷ đồng, giảm 8 tỷ so với năm 2010 và giảm 104 tỷ so với
năm 2011. Điều này cho thấy WTB đang gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản
nợ.Cùng với đó, hai mảng thị trường hiện Ngân hàng đang bỏ vốn nhiều nhất là bất
động sản và đầu tư chứng khoán không mấy khả quan.Điều này làm WTB và PVFC
thúc đẩy nhanh quá trình hợp nhất.
II. Phân tích về thương vụ hợp nhất PVFC và WesternBank
1. Nguyên nhân thúc đẩy hợp nhất của PFVC và WesternBank
Biến động của thị trường vận tải thế giới khiến PVFC chịu nhiều khoản nợ
Ngày 31/12/2011, tổng tài sản PVFC là 88 807 tỷ đồng, tăng 34% so với cuối năm
2010. Đến 29/2/2012 tổng tài sản của PVFC tăng 2,6% lên 91 037 tỷ đồng. Nguyên
nhân thúc đẩy tăng trưởng tổng tài sản chủ yếu là do PVFC đã đẩy mạnh các mảng
dịch vụ đầu tư sử dụng nguồn vốn của khách hàng và tăng trưởng tín dụng bằng vốn tài
trợ, ủy thác đầu tư.
9
Về hoạt động tín dụng, dư nợ đạt 52 610 tỷ đồng tại thời điểm 29/2/2012, tăng 4,84%.
Nhưng khoản tín dụng liên quan đến Vinashin và các khoản cho va Vinalines chiếm
quá lớn.Dư nợ gốc tại 31/5/2012 của nhóm khách hàng Vinashin là 1068 tỷ đồng và
của nhóm khách hàng Vinalines là 1745 tỷ đồng. Do biến động không thuận lợi của thị
trường vận tải thế giới, hai khách hàng này rơi vào trạng thái khó khăn trong việc thanh

toán các khoản nợ. Nợ xấu của PVFC cao khiến PVFC phải có những chính sách hợp
lý trong thời gian tới.
WesternBank mất khả năng thanh khoản trong dài hạn
Tại thời điểm 29/12/2012 tổng tài sản của Ngân hàng giảm từ 16 598 tỷ còn 15 667 tỷ
đồng, gây khoản lỗ lũy kế trên hạch toán là 761 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu sau khi điều
chỉnh số liệu trích lập dự phòng bổ sung của WTB giảm xuống còn 2310 tỷ đồng,
thiếu 690 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định. Bên cạnh đó, dư nợ
tín dụng của WTB có nhiều khoản nằm dưới dạng ủy thác đầu tư và đặt cọc môi giới
chứng khoán.Khoán đầu tư trái phiếu 1800 tỷ đồng chưa có tài sản đảm bảo. NHNN
cho rằng, WTB duy trì khả năng thanh khoản trong ngắn hạn ( trong vòng 6 tháng tới).
Nhưng ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong trung và dài hạn nếu không có những
cơ cấu điều chỉnh nguồn vốn và tài sản ( trong 360 ngày tớ WTB mất cân đối thanh
khoản trên 6000 tỷ đồng)
Đây có thể là điều kiện để đẩy nhanh việc hợp nhất.Sau khi hợp nhất, WTB có một
khoản tiền mặt đủ để cải thiện tình hình tài chính và nợ xấu của mình.
2. Diễn biến thương vụ PVFC và WesternBank
Cuộc hợp nhất diễn ra trong vòng một năm rưỡi, tính từ buổi Đại hội cổ đồng thường
niên của PVFC vào tháng 4/2012 (chưa kể thời gian 2 tổ chức tìm hiểu nhau), rồi quá
trình tái cơ cấu hoạt động của cả 2 tổ chức tin dụng, và cuối cùng được kết thúc bằng
buổi lễ ra mắt và công bố thương hiệu PVcomBank. Đây cũng là giai đoạn cả hai tổ
10
GĐ1: PVFC thông báo chuyển đổi mô hình sang ngân hàng thương mại cổ phần.
GĐ2: Quá trình tái cơ cấu của hai tổ chức tín dụng
GĐ3: Đàm phán và thống nhất hợp đồng hợp nhất của hai tổ chức tín dụng
GĐ4: Hoàn tất thương vụ và ra mắt PVcomBank
chức PVFC và WTB có những hành động tích cực cho cuộc “hôn nhân” tốt đẹp này.
Có 5 mốc quan trọng trong cuộc hành trình hợp nhất được cụ thể hóa bằng sơ đồ dưới
đây:
Sơ đồ: Các giai đoạn trong quá trình hợp nhất PVFC và WesternBank
Giai đoạn 1: PVFC thông báo chuyển đổi mô hình sang ngân hàng thương mại cổ

phần
Sau 11 năm có mặt trên thị trường tài chính, tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí
(PVFC) muốn chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngày 1/4/2011: PVFC đã chính thức đưa hệ thống corebanking thay thế cho phần mềm
Bank 2000 nhằm cung cấp những thông tin minh bạch, nhất quán, hệ thống tổ chức
hạch toán tự động đến 95% các giao dịch, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, online và
toàn hệ thống chỉ sử dụng một CSDL duy nhất.
Ngày 26/04/2012, Tổng giám đốc PVFC là ông Nguyễn Thiện Bảo đã đề cập đến nội
dung này ở góc độ định hướng hoạt động trong năm 2012.
Ngày 28/04/2012, trong cuộc họp đại cổ đông thường niên, PVFC đã nêu rõ định
hướng chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng thương mại cổ phần. Trước mắt,
11
PVFC sẽ thành lập 3 khối tại Hội sở, gồm Khối phát triển kinh doanh, Khối nguồn vốn
và thị trường tài chính, Khối quản trị rủi ro và việc thay đổi cấu trúc và hoạt động trong
các chi nhánh.
PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, Petro Việt Nam sở hữu 78% cổ phần. Trong năm
2012, theo phương án trong cuộc họp sẽ phát hành riêng lẻ 3.000 tỷ đồng trái phiếu
chuyển đổi với điều kiện 6 tháng sau sẽ được chuyển thành cổ phiếu.
Điều này sẽ làm giảm tỷ lệ sở hữu của Petro Việt Nam tại PVFC xuống 52%. Mặt khác
Petro Việt Nam cần thoái vốn ra khỏi OceanBank bởi theo quy định hiện hành, các tập
đoàn không được nắm giữ cổ phần tại 2 ngân hàng thương mại.
Giai đoạn 2: Quá trình tái cấu trúc của hai tổ chức tín dụng
Trong 8 tháng cuối năm 2012, PVFC đã hoàn thành xong việc tái cơ cấu hoạt động
trong năm 2012 và đẩy nhanh tiến độ các công việc phục vụ cho quá trình chuyển đổi.
Còn đối với WTB, NH này đã thực hiện việc tái cấu trúc tài sản, nâng cao năng lực
quản trị, do vậy đã đạt mục tiêu lợi nhuận, kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu trong ngưỡng
cho phép, đồng thời hoạt động huy động vốn cũng được diễn ra mạnh mẽ.
Bên phía PVFC
Ngày 30/6/2012: Báo cáo quý II PVFC đạt tăng trưởng tín dụng 0,37%, nợ xấu là
3,22%. Lãi đạt 170 tỷ đồng giảm 27% so với cùng ký 6 tháng năm 2011.PVFC trích.

lập dự phòng rủi ro tín dụng 42 tỷ đồng, trong khi năm trước được hoàn nhập 12 tỷ
đồng.
Ngày 09/07/2012: Tập đoàn Petro Việt Nam có đề xuất giữ lại 20% vốn tại PVFC thay
vì thoái vốn hoàn toàn, đồng thời muốn nắm 18% vốn tại PVI.
Tháng 9/2012, Thủ tướng chính phủ có ý kiến chỉ đạo Tập đoàn đầu khí Việt Nam nắm
78% cổ phần PVFC không duy trì PVFC.
Theo báo cái tài chính hợp nhất quý 3/2012, lợi nhuận sau thuế PVFC đạt 197 tỷ đồng
Ngày 30/9/2012, VCSH của PVFC đạt trên 6788 tỷ đồng, vốn điều lệ là 6000 tỷ đồng,
lợi nhuận chưa phân phối đạt trên 167 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 92.000 tỷ đồng.
Bên WesternBank:
12
Trong báo cáo tài chính quý 3, Công ty cổ phần công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT)
và Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – Công ty cổ phần (KBC) đã thoái hết vốn
tại WesternBank.
Tính đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động dân cư và tổ chức kinh tế đạt 11 nghìn tỷ
đồng, tăng 17% so với cuối tháng 6. WTB thu hút hơn 6.000 lượt mở tài khoản, tăng
mạnh so với thời điểm giữa năm 2012.
Tính đến 28/2/2013, cơ cấu tài sản thay đổi khá ngoạn mục. Tổng tài sản của WTB
tăng 6.000 tỷ đồng lên 14.000 tỷ đồng, dư nợ nhóm 2 và nhóm 5 giảm mạnh, từ 3.333
tỷ đồng (29/2/2012) xuống còn 1.716 tỷ đồng. Đối với dư nợ cho vay các nhóm liên
quan, giảm từ 5092 tỷ đồng xuống 3.306 tỷ đồng.
Giai đoạn 3: Đàm phán và thống nhất hợp đồng hợp nhất của 2 tổ chức tín dụng
Ngày 13/3/2013; NHNN đã phát đi thông cáo báo chí về một số thông tin xung quanh
việc hợp nhất giữa PVFC và WTB. Lần đầu tiên, “ mối lương duyên” chưa từng có tại
Việt Nam giữa một công ty tài chính và một ngân hàng thương mại được xác nhận
trước báo giới.
Ngày 16/3/2013: Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2013 tổ chức tại Cần Thơ, các
cổ đông của Ngân hàng Phương Tây quyết thông qua tờ trình phê chuẩn về mặt nguyên
tắc kế hoạch hợp nhất với PVFC.
Ngày 18/5/2013: Trong buổi họp Đại cổ đông thường niên của PVFC năm 2013,

HĐQT đã đề trình và được trên 75% số cổ đông PVFC có quyền biểu quyết thông qua
đề án hợp nhất PVFC và WTB.
Ngày 14/6/2013: NHNN đã chấp thuận nguyên tắc hợp nhất PVFC và WTB. Đây là
một bước đi quan trọng trong quá trình hợp nhất hai tổ chức tín dụng.
Giai đoạn 4: Hoàn tất thương vụ và ra mắt PVcombank
Ngày 8/9/2013: Đại hội cổ đông hợp nhất giữa PVFC và WTB đã được tổ chức thành
công PVFC .
Ngày 12/9/2013: NHNN Việt Nam đã có quyết định 2018 ngày 12/9/2013 về việc chấp
thuận chính thức việc hợp nhất giữa PVFC và WTB. Ngân hàng hợp nhất có tên gọi là
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, tên giao dịch Tiếng Anh là Việt Nam Public
13
Bank, tên viết tắt là PVcomBank, trụ sở đặt tại 22 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội.
Ngày 16/9/2013: PVcomBank chính thức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
theo quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/9/2013. Theo đó, PVcombank có số vốn
điều lệ là 9000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày cấp phép thành lập và
hoạt động.
Ngày 1/10/2013: PVcomBank được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con
dấu của ngân hàng hợp nhất.
Ngày 3/10/2013: PVcombank chính thức ra mắt trên toàn hệ thông với sự kiện “ Lễ ra
mắt và công bố thương hiệu PV-Combank”. PVcombank là sự kế thừa những thế mạnh
đặc trưng của PVFC và WTB tại ra một ngân hàng TMCP có tiềm lực lớn về tài chính,
khả năng ứng dụng công nghệ và thế mạnh dịch vụ chuyên nghiệp cả trên hai mảng
bán buôn và bán lẻ.
Ngày 4/10/2013: Ra mắt các điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc từ Hội sở
các Chi nhánh, Phòng GD.
Như vậy trải qua gần 2 năm, vụ hợp nhất PVFC và WesternBank đã thành công tốt
đẹp. Một ngân hàng mới ra đời :PVcomBank- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại
chúng - với đầy triển vọng, có số vốn điều lệ là 9.000 tỷ đồng và tổng tài sản trên
100.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn dầu khí Việt Nam chiếm 52% và

6,7% vốn điều lệ thuộc cổ đông chiến lược Morgan Stanley. Mạng lưới hoạt động của
PVcombank bao gồm 102 điểm giao dịch, trong đó có 1 hội sợ, 30 chi nhánh, 67 phòng
giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trong cả nước.
III. Đánh giá sau thương vụ hợp nhất PVFC và WesternBank
1. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng PVcomBank sau hợp nhất
Bảng cân đối kế toán hợp nhất PVcomBank
Bảng: Bảng cân đối kế toán hợp nhất PVcomBank
14
(đơn vị: tỷ đồng)
TT Nội dung PVFC WTB NH hợp nhất
A TÀI SẢN
I Tiền mặt 5,29 2.864,79 2.807,08
II Tiền gửi tại NHNN VN 17,61 49,29 66,89
III Tiền gửi tại các TCTD khác 8.322,88 1.119,32 9.522,21
IV Chứng khoán kinh doanh 400,00 - 400,00
V Cho vay khách hàng và ứng trước 45.397,82 4.556,52 49.954,33
VI Chứng khoán đầu tư 5.414,33 2.881,46 8.295,79
VII Góp vốn, đầu tư dài hạn 3.124,15 298,11 3.422,27
VIII Tài sản cố định 454,49 257,09 711,57
IX Tài sản có khác 27.949,08 2.449,37 30.398.45
TỔNG TÀI SẢN CÓ 91.085,65 14.555,95 105.641,59
B
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ
SỞ HỮU
I
Các khoản nợ chinh phủ và
NHNN
- 72,17 72,17
II Tiền gửi và vay các TCTD khác 16.492,40 1.792,96 18.285,37
III Tiền gửi của khách hàng 15.657,91 9.699,90 25.357,81

IV
Các công cụ Tài chính phái sinh
và nợ tài chính khác
18,06 - 18,06
V
Vốn tài trợ, UT đầu tư, cho vay
TCTD chịu rủi ro
21.220,27 81,95 21.302,22
VI Phát hành giấy tờ có giá 3.539,02 0,08 3539,10
VII Các khoản nợ khác (*) 27.110,61 209,72 27910,21
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 84.038,27 11.856,78 94.484,94
VIII Vốn và các quỹ
1 Vốn của TCTD 6.055,60 2.993,43 9.049,04
Vốn điều lệ 6.000,00 3.000,00 9.000,00
Thặng dư vốn cổ phần 55,60 2,00 57,60
Cổ phiếu quỹ - (8,57) (8,57)
2 Quỹ TCTD 407,45 47,32 454,77
3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (5,56) - (5,56)
4 Lợi nhuận chưa phân phối (**) 589,89 (341,59) (341,59)
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.047,38 2.699,16 9156,65
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ
VỐN CHỦ SỞ HỮU
91.085,65 14.555,95 105.641,59
(Nguồn: Báo cáo hợp nhất PVcombank 2013)
Việc ra đời của PVcomBank vào tháng 10/2013 được đánh giá là một sự kiện quan
trọng của hệ thống ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng. Sau sự
15
kiện này, PVcomBank đã tập trung ổn định cơ cấu tổ chức, sắp xếp nhân sự, kiện toàn
hệ thống các công cụ, chính sách, công nghệ thông tin và phát triển mạng lưới hướng
đến xây dựng một ngân hàng hiện đại và hiệu quả.


Năm 2014 là năm còn rất nhiều khó khăn trên thị trường và trong hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, PVcomBank đã nỗ lực phấn đấu và đạt được một số kết quả nhất định. Tính
đến ngày 31/5, tổng tài sản công ty ước đạt 94.089 tỷ đồng, huy động vốn trên thị
trường đạt 65.075 tỉ đồng, dư nợ tín dụng thị trường đạt 38.837 tỉ đồng. Doanh thu 5
tháng đạt 2.303 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 5 tháng đạt 31,6 tỉ đồng.

Đến nay, mạng lưới chi nhánh của PVcomBank trên toàn quốc đã phát triển gồm: 1 hội
sở, 34 chi nhánh, 67 phòng giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm; cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại như: huy động vốn cá nhân, dịch vụ thanh
toán, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thu xếp vốn cho các dự án trọng điểm… Toàn bộ các
điểm giao dịch PVcomBank đang được tái cấu trúc một cách mạnh mẽ. Hệ thống chi
nhánh, điểm giao dịch được chuẩn hóa theo 3 mô hình: Siêu chi nhánh, chi nhánh đa
năng và chi nhánh chuẩn. Với việc chuẩn hóa này, hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch
của PVcomBank đang được chuyển đổi lại để hoạt động hiệu quả và được quản lý tốt
hơn. Mô hình tổ chức được thiết kế theo mô hình quản trị hoạt động theo mục tiêu, các
bộ phận được sắp xếp quản trị theo ngành dọc, đúng chức năng, nhiệm vụ.
PVcomBank cũng đang tiến tới xây dựng mô tả công việc cho các vị trí ở từng bộ phận
và tiến hành đánh giá nhân sự của toàn ngân hàng.
Xác định công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình hợp
nhất và hướng đến mục tiêu sử dụng công nghệ thông tin để mang lại lợi thế cạnh tranh
cho các hoạt động dịch vụ ngân hàng của PvcomBank, ngay từ khi xây dựng đề án hợp
nhất, PVcomBank đã có phương án phù hợp cho công nghệ thông tin, quá trình hợp
nhất diễn ra an toàn, đảm bảo sự phục vụ liên tục và lợi ích cho khách hàng trước,
trong và sau quá trình hợp nhất.
Từ thời điểm hợp nhất đến nay, hệ thống quản trị rủi ro của PVcomBank cũng đã đi
vào vận hành ổn định, đảm bảo hoạt động an toàn, phục vụ có hiệu quả cho các hoạt
động của ngân hàng. Hệ thống chính sách, quy trình, quy chế, quy định, hệ thống phân
cấp, phân quyền của ngân hàng đã được hoàn thiện, hoàn thành quá trình rà soát để sửa
đổi, bổ sung các văn bản cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng thương

mại tại mỗi giai đoạn.

Năm 2014 được xác định là năm PVcomBank xây dựng và phát triển chiến lược phát
triển của ngân hàng. Ngân hàng đã thuê Tổ chức tư vấn quốc tế Boston Consulting
Group (BCG) để hỗ trợ phát triển chiến lược cho ngân hàng; thiết kế mô hình hoạt
16
động và lộ trình chuyển đổi; chuyển giao kiến thức cho nhân sự chủ chốt của ngân
hàng và hỗ trợ trong việc quản lý các thay đổi. Các hoạt động này được chia ra thành
từng giai đoạn: nhận biết chiến lược, thiết kế chiến lược sơ bộ, thiết kế chiến lược chi
tiết, chuyển giao tri thức, triển khai chiến lược. Hiện tại, ngân hàng đang thực hiện giai
đoạn nhận biết chiến lược và thiết kế chiến lược nhằm xây dựng chiến lược ngân hàng,
chiến lược kinh doanh, mô hình hoạt động mục tiêu. Việc tổ chức bộ máy quản lý
chuyển đổi đã được xây dựng và cơ bản hoàn thành. Trong quá trình thực hiện các
công việc này, gần 200 sáng kiến đổi mới đã được đưa ra để ngân hàng lựa chọn thực
hiện trong thời gian tới. PVcomBank đã lựa chọn các sáng kiến triển khai nhanh, có
tính chất khả thi, phù hợp với điều kiện thực tại để triển khai ngay và tạo sự chuyển
biến nhanh trong 3-6 tháng.
2. Ý nghĩa thương vụ hợp nhất
Pvcombank ra đời là bước đi tất yếu để phát triển lâu dài
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, hàng loạt các tổ
chức tín dụng làm ăn thua lỗ. Không những thế, tổng quy mô vốn tự có của các ngân
hàng cổ phần giảm mạnh, xuông dưới chuẩn theo quy định của NHNN. Do đó cần phải
có một liều thuốc để xốc lại sức khỏe của toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng. Các
thương vụ M&A được tiến hành với hy vọng mở ra cánh cửa mới, tạo bước đệm nhằm
cải thiện tình hình tài chính cho ngân hàng. PVFC và WTB cũng năm trong số đó; việc
hợp nhất đã tạo ra một cơ hội sống, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển của cả 2
TCTD, đồng thời giải quyết các tồn tại, tạo tiền để cho sự phát triển của TCTD hợp
nhất.
Sức mạnh từ 1+ 1 = 1
Hợp nhất giữa một công ty tài chính và một ngân hàng thương mại là một việc chưa có

tiền lệ trên thị trường tài chính Việt Nam.Qua đó có thể thấy còn nhiều thách thức đặt
ra cho Pvcombank trong thời gian sắp tới.Tuy vậy, cuộc “hôn nhân” xuôi chèo mát mái
này đã tạo nên một luồng sinh khí mới cho thị trường.Các chuyên gia tài chính Việt
Nam khẳng định rằng PVFC và WTB sẽ tạo ra một ngân hàng thương mại lành mạnh,
quy mô lớn kế thừa các lợi thế của hai tổ chức tín dụng. Với tổng tài sản lên tới
100,000 tỷ đồng, Pvcombank có khả năng tiếp cận các khách hàng lớn, dự án trọng
điểm… điều mà trước đây WTB không thể làm được. Hơn thế nữa PvcomBank có thể
17
duy trì một cách hài hòa chiến lược ngân hàng bán lẻ để cung cấp dịch vụ thân thiện
cho khách hàng, đồng thời sử dụng nguồn vốn huy động cho các dự án đầu tư năng
lượng – một lĩnh vực quan trọng và là nền tảng trong việc phục hồi và phát triển kinh
tế của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.
Trong lĩnh vực dầu khí, khoáng sản được coi là thế mạnh của PVFC thì dư nợ của hoạt
động tín dụng đạt 47% năm 2014 và sẽ tăng lên 48% năm 2015. Bên cạnh đó, để tăng
tỷ trọng tín dụng đối với lĩnh vực khách hàng cá nhân.PvcomBank sẽ đưa vào triển
khai trên toàn hệ thống các sản phẩm tín dụng cá nhân của cả PVFC và WTB, tận dụng
lợi thế ngân hàng bán lẻ của WTB để phát triển mảng khách hàng cá nhân.
Với những lợi thế sẵn có và các ưu thế cộng hưởng tạo ra khi kết hợp hai tổ chức tín
dụng, PvcomBank hứa hẹn sẽ làm tăng giá trị cổ đông cũng như gia tăng sự hấp dẫn
với các nhà đầu tư, đồng thời tạo môi trường làm việc hấp dẫn cho các cán bộ công
nhân viên, tạo ra một ngân hàng TMCP được đánh giá có tiềm lực lớn về tài chính, khả
năng ứng dụng công nghệ và thế mạnh dịch vụ chuyên nghiệp trên cả hai mảng bán
buôn và bán lẻ.
3. Thách thức của PvcomBank hậu M&A
Vấn đề về công tác đào tạo và chiến lược kinh doanh
Mục tiêu sản xuất và kinh doanh chi phối cả quá trình phát triển và vận mệnh của
doanh nghiệp. Trong thời gian sắp tới, PvcomBank cần trang bị thêm cho đội ngũ
người lao động như: các khóa đạo tạo về sản phẩm ngân hàng, các khóa đào tạo về
giám đốc chi nhanh, các phần mêm nghiệp vụ microbank, phần mêm nghiệp vụ ngân
quỹ, nghiệp vụ thẻ, quản lý tín dụng… nhằm đảm bảo nguồn nhân lực để PvcomBank

vận hành ổn định trong thời gian tới.
Cần xây dựng kế hoạch tích hợp nhân sự của Pvcombank
Ngân hàng cần chú tâm sắp xếp bộ máy nhân sự phù hợp với trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ CBNV, nhằm tạo tâm lý ổn định cho người lao động, hạn chế tối
đã sự ra đi của những nhân sự chủ chốt, đảm bảo hoạt động cho PvcomBank được ổn
định và phát triển.
18
Không những thế, bên cạnh chế độ lương thưởng, PvcomBank cần có những nghiên
cứu để xây dựng chính sách phù hợp nhằm tạo cơ hội thăng tiến như quy định về công
tác cán bộ, chính sách bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ…
Vấn đề về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp luôn là đề tài nóng hậu M&A. Pvcombank cần hạn chế xung đột
văn hóa, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực. Các cấp lãnh đạo đóng
vai trò xác lập nên bản sắc văn hóa, cố gắng để các thành viên có thể vun đắp và quảng
bá để văn hóa của doanh nghiệp mình có sức sống bền vững trong cộng đồng.
IV.
19
KẾT LUẬN
M&A đang là một trong lĩnh vực đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam. Khi thực hiện
hoạt động này, các công ty có năng lực tốt hơn có thể tiếp quản các công ty kém hiệu
quả, lập lại trật tự điều hành cho các công ty yếu kém. Chính vì thế mà vài trò của
M&A trong nền kinh tế thế giới là vô cùng quan trọng, là thiết yếu cho bất kỳ một nền
kinh tế phát triền nào, và quan trọng hơn hết là nó mang lại lợi ích cho tất các bên tham
gia. Trong những năm gần đây, xu hướng sáp nhập mang tính hợp tác càng trở nên phổ
biến hơn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.M&A giúp cho các ngân hàng có
thể tận dụng tiềm lực của đối tác, tăng cường năng lực tài chính, qua đó nâng cao chất
lượng dịch vụ cũng như khả năng quản lý và tiết kiệm chi phí.Hơn nữa nước ta mới hội
nhập với quốc tế, muốn cạnh tranh và có thể tồn tại được, thì ngân hàng phải mạnh. Do
đó M&A sẽ là giải pháp vàng, là một xu thế tất yếu.
PVFC hợp nhất với WesternBank trở thành ngân hàng đại chúng PvcomBank là

thương vụ mới nhất trong lĩnh vực ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại.Sau khi hai
ngân hàng hợp nhất, ngân hàng mới sẽ tạo ra giá trị hợp nhất.M&A giữa các ngân hàng
không chỉ là phép cộng mà đó là sự cải tổ và đẩy mạnh phát triển thời kỳ hậu M&A,
nhằm tích tụ những thế mạnh của ngân hàng. Đó mới chính là cái kết đẹp nhất để các
NHTM nói chung và PvcomBank nói riêng có thể làm chủ trên sân chơi của chính
mình.
Tuy vậy, tính minh bạch thông tin của các thương vụ M&A nói chung còn rất
yếu. Các nhà đầu tư còn nghi ngờ, chưa thực sự tin tưởng các bản báo cáo tài chính
doanh nghiệp dù là trước hay sau kiểm toán.Không những thế, trong quá trình thực
hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải bước đi bằng chính
nỗ lực của mình.Có như vậy mới tránh được những thất bại và luôn đạt được những lợi
ích giá trị cho bản thân doanh nghiệp cũng như cho toàn bộ nền kinh tế.
20
Bảng phân công công việc
Tên thành viên Công việc
Trương Thu Trang
Lưu Thị Hải Yến
-Lời mở đầu
-Tìm hiểu về PVFC và WesternBank
Nguyễn Thanh Hằng -Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến hợp nhất giữa PVFC và
WesternBank
Hoàng Thị Thu Hằng -Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của PVcomBank sau khi
hợp nhất
Phạm Đức Vượng -Phân tích ý nghĩa cuộc hợp nhất, thách thức đối với
PVcomBank hậu M&A
-Kết luận
Tài liệu tham khảo
- www.pvn.vn
- Tạp chí Tài chính ngân hàng
- Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp-TS. Nguyễn Thu

Thủy-Đại học Ngoại thương
- Petrotimes.vn
- Luận văn Giải pháp đẩy mạnh hoạt động M&A ở Việt Nam-Phạm
Thị Minh Hà- Đại học Đà Nẵng năm 2013
21

×