Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thực thi pháp luật chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.63 KB, 56 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế tạo ra những thách thức to lớn cho các
quốc gia khi phải đối mặt với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường
thế giới. Luật chống bán phá giá được các quốc gia sử dụng như một rào cản
nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong nước hoặc như một vũ khí đắc lực để trả
đũa thương mại. Với một loạt những vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá
giá, giờ đây vấn đề chống bán phá giá đã trở thành một điểm nóng được nhà
nước ta cũng như dư luận đặc biệt quan tâm. Nhưng nước ta không thể chỉ chú
tâm đối phó với các vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá trong khi
hàng hoá nội địa đang bị đe doạ bởi việc thâm nhập của những hàng hoá nhập
khẩu bán với giá quá thấp so với giá hàng nội địa.
Năm 2004, uy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh chống bán
phá giá hàng nhập khẩu và một số văn bản luật liên quan khác để điều chỉnh các
hành vi bán phá giá tại thị trường nội địa. Đây là một bước ngoặt quan trọng
trong việc quản lý giá cả của nước ta, giúp bảo hộ nền sản xuất nội địa trước sự
cạnh tranh không lành mạnh của nước khác bằng việc bán phá giá hàng hoá. Bài
tiểu luận của em viết về tình hình: “Thực thi pháp luật chống bán phá giá tại
thị trường Việt Nam” với những nội dung chính như sau:
Phần I: Tổng quan về bán phá giá và thuế chống bán phá giá
Phần II: Quá trình của một vụ kiện bán phá giá
Phần III: Thực trạng của Việt Nam - những khó khăn trong việc chống
bán phá giá hàng xuất khẩu
Phần IV: Kiến nghị và giải pháp về vấn đề chống bán phá giá tại thị
trường Việt Nam
Phần I và phần II sẽ viết theo hướng tập trung tổng hợp nội dung của Pháp
lênh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào
Việt Nam và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của pháp lệnh trong sự liên hệ với những quy định của WTO về chống bán
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


phá giá. Phần III là cái nhìn thực tế về việc chống bán phá giá tại Việt Nam.
Phần IV đề cập một số kiến nghị, giải pháp theo chủ quan.
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cám ơn sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của thầy cô trong bộ môn pháp luật trong kinh doanh quốc tế.
Do kiến thức và nhận thức còn hạn chế, bài viết của em chắc hẳn còn rất nhiều
thiếu xót. Em kính mong thầy cô góp ý, chỉ bảo để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !

2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1. Bán phá giá là gì
Điều 3.1 của pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hoá xuất khẩu vào Việt
Nam (sau gọi tắt là Pháp lệnh) định nghĩa “hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc
vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hoá đó
được bán thấp hơn với giá thông thường...”.
Điều 2.1, hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định “một sản phẩm
bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước
khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất
khẩu của sản phẩm từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có
thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo
điều kiện thương mại thông thường.”
Các định nghĩa đều hàm chứa nội dung rằng hiện tượng “bán phá giá” xảy
ra khi hàng hoá xuất khẩu bán sang một nước khác với giá bán thấp hơn tại thị
trường nội địa của nước xuất khẩu. Hay nói cách khác, các định nghĩa chỉ ra
cách nhận diện hiện tượng bán phá giá – so sánh giá xuất khẩu với một mức giá
được chọn làm giá “chuẩn”.
2. Các trường hợp bán phá giá

Căn cứ vào loại giá được đem ra so sánh, ta có các trường hợp bán phá giá
sau:
- Giá xuất khẩu thấp hơn giá hàng hoá tương tự ở thị trường nội địa
- Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất
- Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn
giá xuất khẩu hàng hoá đó sang một nước khác
- Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị
trường thì nước nhập khẩu có thể lấy giá của một nước thứ ba để so sánh khi xác
định xem có bán phá giá hay không.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuỳ tính chất của hàng hoá cũng như tính chất thị trường nước xuất khẩu,
người ta sẽ chọn ra một căn cứ giá phù hợp nhất để so sánh.
3. Những biến tướng của bán phá giá
Thực tế cho thấy, nhiều công ty có những hành vi biểu hiện bề ngoài
không theo đúng như công thức so sánh giá nhưng có thể dẫn đến những hậu
quả tương tự. Những hành vi đó chính là những biến tướng của bán phá giá. Các
loại biến tướng của phá giá được phân chia chi tiết hơn, bao gồm:
- Phá giá ẩn: được định nghiã trong bản phụ lục của điều VI của Hiệp
định GATT, là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hoá đơn
của nhà xuất khẩu có mối liên kết với nhà nhập khẩu, đồng thời giá cũng thấp
hơn giá ở nước xuất khẩu. Loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển giá.
- Phá giá gián tiếp là việc nhập khẩu thông qua một nước thứ ba mà tại đó
sản phẩm không bị coi là bán phá giá.
- Phá giá thứ cấp là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận
được nhập khẩu với giá thường được xem là phá giá.
Nước nhập khẩu cần phải để ý cảnh giác trước những biến tướng của việc
bán phá giá nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh thiệt hại cho thị trường nội địa cũng
như lợi ích toàn xã hội.
4. Tác động của hành vi bán phá giá

Bán phá giá dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều gây ra thiệt hại cho ngành
sản xuất trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô:
- Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe doạ sẽ kéo theo việc phá
sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất
việc làm của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh
doanh khác.
- Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh
nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không
chỉ của các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so
sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều
muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù
người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hoá với mức giá rẻ hơn
mức giá thông thường nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất hàng hoá tượng tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thoả
thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống
lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của
mình.
5. Khái niệm và vai trò của thuế chống bán phá giá
5.1. Khái niệm
Theo điều 2 của pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam, “thuế chống
bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá
bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước.”
Như vậy, thuế chống bán phá giá là một sắc thuế mà nước nhập khẩu

đánh vào một mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự
tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất mặt
hàng tương tự ở trong nước.
5.2. Vai trò của thuế chống bán phá giá
Vai trò đầu tiên dễ nhận thấy nhất của thuế chống bán phá giá là tác động
bảo hộ đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước. Hàng hoá nhập
khẩu bị áp thêm thuế chống bán phá giá sẽ làm giá thành tăng lên, nhu cầu tiêu
thụ hàng nhập khẩu giảm và tăng sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất trong
nước được hưởng lợi, nhà nước cũng được hưởng lợi từ khoản thuế chống bán
phá giá mà nhà xuất khẩu phải nộp.
Tuy nhiên cùng với việc các nhà sản xuất đượclợi thì người tiêu dùng lại
bị thiệt hại (do giá thành tăng lên khiến giá trị thặng dư của người tiêu dùng bị
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giảm xuống). Không những thế, thuế chống bán phá giá làm giảm sức cạnh
tranh trong dài hạn của các nhà sản xuất trong nước. Trong khi các nhà xuất
khẩu cố gắng tìm mọi cách giảm chi phí để tránh bị áp thuế thì các nhà sản xuất
trong nước do sự bảo hộ cao hơn, ít áp lực hơn nên rất dễ bị mất lợi thế cạnh
tranh trong dài hạn, khi sự bảo hộ mất đi.
Ngoài ra, áp dụng thuế chống bán phá giá còn gây thiệt hại đối với những
ngành sản xuất sử dụng sản phẩm liên quan làm nguyên liệu để sản xuất hàng
hoá khác. Giá nguyên liệu tăng đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh của doanh
nghiệp bị giảm xuống.
Xét một cách tổng thể, lợi ích của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự
trong nước và lợi ích mà Nhà nước có được thường sẽ không đủ bù đắp cho
những thiệt hại của người tiêu dùng cũng như của các ngành sản xuất khác đã
được đề cập ở trên dẫn tới sự thiệt hại chung đối với toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu
thiệt hại đó nhỏ hơn thiệt hại ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu khi hiện
tượng phá giá xảy ra thì việc áp dụng thuế chống phá giá vẫn là cần thiết.
6

Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN II
QUÁ TRÌNH CỦA MỘT VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ
1. Xác định việc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả
1.1. Xác định việc bán phá giá
1.1.1. Nguyên tắc xác định phá giá
Biên độ phá giá(BĐPG) = giá trị thông thường(GTTT) – giá xuất
khẩu(GXK)
Nếu biên độ phá giá lớn hơn 0 thì có phá giá xảy ra. Biên độ phá giá có
thể tính bằng giá trị tuỵệt đối hoặc theo phần trăm theo công thức:
BĐPG = (GTTT – GXK)/ GXK
1.1.2. Cách tính giá thông thường
Theo Pháp lệnh, “giá thông thường của hànghoá nhập khẩu vào Việt Nam
là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường
nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại
thông thường.” (điều 3.2)
Hàng hoá tương tự là hàng hoá có tất cả các đặc tính giống với hàng hoá
bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống phá giá hoặc hàng hoá có nhiều đặc tính cơ
bản giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (điều
2.6 của Pháp lệnh). Khi đó,
GTTT = Giá nội địa của hàng hoá tương tự (HHTT)
Tuy nhiên, có những trường hợp mà ở đó không thể xác định được giá
nội địa của HHTT để so sánh, bao gồm:
- HHTT không được bán tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại
thông thường hoặc
- Có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt; hoặc
- Số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng HHTT bán ở nước nhập
khẩu)
Khi đó, giá trị thông thường được tính theo công thức:
GTTT = giá xuất khẩu HHTT sang nước thứ ba; hoặc

7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý
chung) + lợi nhuận
1.1.3. Cách tính giá xuất khẩu
GXK = giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán HHTT cho nhà NK đầu tiên
Trường hợp giá bán HHTT không tin cậy được do giao dịch xuất khẩu
được thực hiện trong nội bộ công ty hoặc theo một thoả thuận đền bù nào đó thì:
GXK = giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu tiên cho một người
mua độc lập ở nước nhập khẩu.
1.1.4. So sánh GTTT và GXK
Hiệp định WTO về chống bán phá giá qui định nguyên tắc so sánh GTTT
và GXK như sau:
- So sánh 2 giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất
xưởng/bán buôn/bán lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng;
- So sánh tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt.
Việc so sánh GTTT và GXK là cả một quá trình tính toán rất phức tạp,vì
không phải bao giờ cũng có sẵn mức giá xuất xưởng của GTTT và GXK mà chỉ
có mức giá bán buôn hoặc bán lẻ của HHTT ở thị trường nước xuất khẩu và giá
tính thuế hải quan, giá hợp đồng hoặc giá bán buôn/bán lẻ HHTT của nhà nhập
khẩu nên thường phải có một số điều chỉnh để có thể so sánh GTTT và GXK
một cách công bằng. Những chênh lệch cần điều chỉnh thường là điều kiện bán
hàng, các loại thuế, số lượng sản phẩm, đặc tính vật lý sản phẩm, và những yếu
tố khác ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá.
Cách so sánh:
- Trung bình GTTT so với trung bình GXK; hoặc
- GTTT (từng giao dịch) so với GXK (từng giao dịch); hoặc
- Trung bình GTTT so với GXK (từng giao dịch) (cách này chỉ được áp
dụng khi GXK chênh lệch đáng kể giữa những người mua, các vùng hoặc giữa
các khoảng thời gian khác nhau)

8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trường hợp HHTT được xuất khẩu sang nước nhập khẩu qua một nước
trung gian (nước xuất khẩu) thì so sánh giá HHTT ở nước xuất khẩu (nước trung
gian) với giá bán HHTT từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Nếu HHTT chỉ đơn thuần được chở từ nước sản xuất qua nước xuất khẩu
thì so sánh giá ở nước xuất xứ với giá bán HHTT từ nước xuất khẩu sang nước
nhập khẩu.
1.2. Xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước
Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản
xuất ra HHTT hoăc một số nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản
lượng trong nước. Ngành sản xuất trong nước xét đến ở đây sẽ không bao gồm
những nhà sản xuất có liên quan đến nhà nhập khẩu đang bị điều tra về việc bán
phá giá.
Các loại thiệt hại bao gồm:
- Thiệt hại về vật chất đối với một ngàng sản xuất trong nước (thiệt hại
hiện tại); hoặc
- Nguy cơ gây thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước
(thiệt hại tương lại); hoặc
- Làm trì trệ sự phát triển một ngành sản xuất trong nước (không có qui
định cụ thể )
Như vậy, để xác định thiệt hại cần xem xét các nhân tố sau:
(i) Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá: có tăng một cách đáng kể
không?
(ii) Tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá HHTT: Giá của hàng nhập
khẩu đó:
- Có rẻ hơn giá HHTT sản xuất ở nước nhập khẩu nhiều không?
- Có làm sụt giá hoặc kìm giá HHTT ở thị trường nước nhập khẩu không?
Khi sản phẩm thuộc diện điều tra được nhập khẩu từ nhiều nước thì ta
đánh giá gộp các tác động nếu BĐPG >= 2% GXK và khối lượng hàng nhập

khẩu từ mỗi nước >=3% khối lượng nhập khẩu HHTT.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Việc khảo sát tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá giá đối với một
ngành sản xuất trong nước phải xem xét tất cả các yếu tố kinh tế có thể ảnh
hưởng đến ngành sản xuất đó như năng suất, thị phần, tình trạng thất nghiệp, tốc
độ tăng trưởng ...
1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và những thiệt hại của
ngành sản xuất trong nước
Khi xác định mối liên hệ giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt
haị cho một ngành sản xuất trong nước cần tính đến những yếu tố khác (ngoài
việc bán phá giá), nếu các yếu tố này gây thiệt hại cho ngành sản xuất đó thì
không được quy thiệt hại của ngành sản xuất đó do hàng nhập khẩu bị bán phá
giá gây ra.
Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xúât trong nước cần xem
xét:
- Tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương lại;
- Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả năng
tăng nhập khẩu;
- Tình hình hàng nhập khẩu làm sụt giá HHTT ở nước nhập khẩu;
- Số lượng tồn kho HHTT ở nước nhập khẩu
Các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể được áp dụng nếu có mối
quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đáng kể mà
ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu, đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể và cản
trở sự thành lập của ngành sản xuất trong nước.
2. Quá trình từ khi bắt đầu điều tra đến khi có kết luận sơ bộ
2.1. Tham vấn với các bộ ngành và các bên liên quan
Trước khi dành các nguồn lực đáng kể để thu thập thông tin nhằm nộp hồ
sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thông thường, đại diện các
ngành sản xuất trong nước tham vấn với Bộ liên quan giúp quyết địh rõ ràng có

lý do để đưa ra yêu cầu hay không.
2.2. Hồ sơ yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Điều 8.1 của Pháp lệnh quy định rõ rằng chỉ các tổ chức đại diện cho
ngành sản xuất trong nước mới có thể nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp
chống bán phá giá. Các tổ chức, cá nhân được coi là đại diện cho ngành sản xuất
trong nước nếu:
- Khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hoá do người nộp hồ sơ đại diện
chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc giá trị tương tự của ngành sản
xuất trong nước
- Khối lượng, số lượng hoặc giá trị của hàng hoá của các nhà sản xuất
trong nước (bao gồm của cả người nộp hồ sơ) ủng hộ việc nộp hồ sơ phải lớn
hơn khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hoá tượng tự của các nhà sản xuất
trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá phải dưới dạng văn bản (điều IX
Pháp lệnh). Nội dung hồ sơ được quy định trong điều 9.1 của Pháp lệnh và điều
19 của Nghị định hướng dẫn thực hiện.
Các doanh nghiệp có thể bị yêu cầu cung cấp những thông tin mà họ cho
là bí mật, ví dụ, những thông tin có thể tạo nên một lợi thế cạnh tranh đáng kể
cho đối thủ cạnh tranh hoặc những thông tin có tác động tiêu cực đáng kể cho
người cung cấp thông tin (điều 15 Pháp lệnh, điều 30 Nghị định). Các bên quan
tâm muốn đảm bảo giữ bí mật của thông tin mà họ cung cấp thì phải cung cấp:
- Chứng minh yêu cầu giữ bí mật thông tin (điều 15.1 Pháp lệnh, điều
30.1 Nghị định).
- Bên cạnh đó, họ phải cung cấp bản tóm tắt những nội dung của thông tin
mật. Bản tóm tắt này phải đủ chi tiết để cho phép hiểu được nội dung của thông
tin được cung cấp theo chế độ mật (điều 30.2 Nghị định)
Nếu như cơ quan điều tra không chấp nhận đề nghị bảo mật của bên cung
cấp thông tin hoặc bên cung cấp thông tin không đồng ý công khai thông tin

được đề nghị bảo mật, cơ quan điều tra sẽ không sử dụng thông tin này và gửi
trả lại cho bên cung cấp.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đầy đủ phải được gửi
tới địa chỉ của Cơ quan điều tra (điều 9.1 Pháp lệnh)
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.3. Cơ quan điều tra yêu cầu bổ sung thông tin nếu cần thiết
Cơ quan điều tra kiểm tra hồ sơ nhận được và quyết định xem hồ sơ đã
đầy đủ và có các thông tin cần thiết theo điều 9 của Pháp lệnh và điều 18 của
Nghị định hay chưa. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan điều tra phải yêu cầu
người nộp hồ sơ bổ sung thông tin trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ ban đầu (điểu 10.1 Pháp lệnh). Những người nộp hồ sơ phải có ít nhất là 30
ngày để cung cấp các thông tin bổ sung.
2.4. Cơ quan điều tra chấp nhận hồ sơ, thông báo cho người xuất khẩu và
Chính phủ nước ngoài
Sau khi cơ quan điều tra nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điều
IX của pháp lệnh, và trước khi Bộ trưởng thương mại ra quyết định điều tra,
Chính phủ và nhà xuất khẩu nước ngoài phải được thông báo trước. Hơn nữa,
pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam cũng được cung cấp (điều 10.3
Pháp lệnh).
2.5. Xem xét /đánh giá hồ sơ yêu cầu
Trong vòng 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu, cơ quan
điều tra phải xem xét và đánh giá hồ sơ:
- Tư cách bên yêu cầu (liệu có đáp ứng điều kiện quy định tại điều 8.1 của
Pháp lệnh?)
- Thông tin chứng minh có bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Khi cơ quan điều tra kết thúc xem xét và đánh giá hồ sơ yêu cầu, cơ quan
này sẽ đề nghị lên Bộ trưởng thương mại xem xét quyết định (khoản 1 điều XIX
Nghị định).

2.6. Quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá
Sau khi xem xét đề nghị của cơ quan điều tra, Bộ trưởng thương mại sẽ có
60 ngày để ra quyết định có tiến hành điều tra chống bán phá giá hay không
(khoản 4 điều X Pháp lệnh)
Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng thương mại có thể được gia hạn
thời gian nhưng không quá 90 ngày để ra quyết định (khoản 4 điều X Pháp lệnh)
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.7. Chính phủ công bố công khải việc tiến hành điều tra và cơ sở pháp lý
đến các nhà xuất khẩu và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
Sau 15 ngày, kể từ ngày ra Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định tiến hành
điều tra chống bán phá giá, Cơ quan điều tra phải thông báo công khai cho tất cả
các bên liên quan (được liệt kê cụ thể trong điều 11 Pháp lệnh).
Quyết định tiến hành điều tra phải được công bố công khai trên phương
tiện thông tin đại chúng (điều 21.2 Nghị định).
2.8. Trả lời bản câu hỏi
Mục tiêu của một cuộc điều tra chống bán phá giá là tạo điều kiện để cơ
quan điều tra xác định:
- Có bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá
giá cụ thể;
- Ngành sản xuất trong nước bị hoặc có khả năng bị thiệt hại đáng kể; và
- Việc bán phá giá là nguyên nhân gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngàng sản xuất trong nước (điều 22 Pháp lệnh, điều 24 Nghị đinh).
Để xác định ba nội dung nêu trên, cơ quan điều tra sẽ gửi bản câu hỏi đến
các bên liên quan để thu thập thêm thông tin. Theo khoản 1 điều 23 Nghị định,
bản câu hỏi phải được gửi trong vòng 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định tiến
hành điều tra, đến các bên liên quan:
- Người nộp hồ sơ yêu cầu hoặc đại diện của họ
- Cơ quan ngoại giao đóng tại Việt nam của nước xuất khẩu hàng hoá bị
điều tra

- Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
- Các bên liên quan khác (điều 21 Pháp lệnh)
Thời hạn trả lời bản câu hỏi là 30 ngày. Cơ quan điều tra có thể gian hạn
thêm 30 ngày nếu có yêu cầu (điều 23.2 Nghị định)
2.9. Công bố công khai kết luận sơ bộ thông báo các bên liên quan
Sau khi cơ quan điều tra đã thu thập đầy đủ thông tin để có thể xác định
biên độ bán phá giá, thiệt hại đáng kể hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngành sản xuất trong nước, và mối quan hệ nhân quả của hai yếu tố này, kết luận
sơ bộ sẽ được đưa ra.
Kết luận sơ bộ phải được thông báo cho các bên liên quan và được công
bố công khai (điều 17 Pháp lệnh, điều 31.1 Nghị định) với nội dung được quy
định cụ thể trong khoản 2 điều 31 của Nghị định.
Trong vòng 7 ngày kể từ khi công bố kết luận sơ bộ, Cơ quan điều tra
phải báo cáo và trình kết luận này lên Bộ trưởng bộ thương mại bao gồm cả đề
xuất về việc áp dụng biện pháp tạm thời nếu cần thiết (điều 31.3 Nghị định)
Công bố công khai kết luân sơ bộ được thực hiện trong vòng 90 ngày kể
từ ngày ra quyết định tiến hành điều tra. Thời hạn này có thể được gia hạn 60
ngày (khoản 1 điều 17.1, điều 31.1 Nghị định)
3. Quá trình từ kết luận sơ bộ đến kết luận cuối cùng
3.1. Tổ chức tham vấn trong điều tra
Theo điều 14 Pháp lệnh và điều 29 Nghị định, để các bên liên quan có cơ
hội bảo vệ quyền lợi của mình, cơ quan điều tra sẽ tổ chức phiên tham vấn công
khai theo thời gian nêu trong quyết định điều tra. Không quá 30 ngày trước
phiên tham vấn, các bên liên quan muốn tham gia phải có đăng ký bằng văn bản
và dự kiến nội dung tranh luận (khoản 2 điều XXIX Nghị định)
Trong phiên tham vấn, hai bên yêu cầu và bị yêu cầu có thể lần lượt trình
bày và đưa ra bằng chứng bảo vệ cho mình. Phần trình bày của mỗi bên không
quá 90 phút. Trong quá trình tham vấn, cán bộ chủ trì và cán bộ điều tra có thể

đặt câu hỏi để làm rõ thêm thông tin được cung cấp (điều 29.3 Nghị định)
Trong thời hạn 7 ngày làm việc tính từ ngày tổ chức phiên tham vấn, các
bên có quyền cung cấp bổ sung thông tin bằng văn bản (điều 29.4 Nghị định).
Tất cả thông tin liên quan đến phiên tham vấn và báo cáo về phiên tham vấn
phải được công bố công khai (điều 29.5 Nghị định).
3.2. Kết luận cuối cùng
Khi cơ quan điều tra đã nhận đâỳ đủ các thông tin bổ sung từ các bên liên
quan, kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra. Cơ quan điều tra trình kết luận cuối
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cùng và báo cáo tiến trình điều tra lên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá
giá:
- Toàn bộ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Báo cáo toàn bộ tiến trình điều tra
- Kết luận sơ bộ
- Kết luận cuối cùng và cơ sở đưa ra kết luân này
- Đề xuất của cơ quan điều tra.(khoản 3 điều XXXIII Nghị định)
Các bên liên quan phải được thông báo và kết luận cuối cùng phải được
công bố công khai (khoản 1 điều XVIII pháp lệnh, khoản 1 điều XXXIII Nghị
định). Nội dung công bố công khai được quy định tại khoản 2 điều XXXIII Nghị
định.
Trong vòng 7 ngày sau khi công bố kết luận cuối cùng , cơ quan điều tra
phải báo cáo và trình kết luận lên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá
cùng đề xuất của mình (điều 33.3 Nghị định). Công bố công khai phải được thực
hiện trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc điều tra (điều 18.1 Pháp lệnh, điều 33.1
Nghị định).
4. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
4.1. Áp dụng biện pháp tạm thời
Theo điều 20.1 Pháp lệnh thì, “sau sáu mười ngày, kể từ ngày có quyết
định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ Bộ trưởng Bộ thương mại có thể ra

quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời” nếu cơ quan điều tra kết
luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại trong quá trình
điều tra.
Biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới các hình thức:
- Thuế; hoặc
- Đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống bán phá giá dự
kiến; hoặc
- Cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế
nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến sẽ áp dụng.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Biện pháp tạm thời sẽ được duy trì càng ngắn càng tốt, không được quá 4
tháng hoặc trong trường hợp cần thiết thì cũng không được quá 6 tháng. Trường
hợp cơ quan điều tra xác định được rằng khoản thuế thấp hơn biên độ phá giá đã
đủ để khắc phục thiệt hại thì thời gian áp dụng biện pháp tạm thời có thể là 6
tháng hoặc 9 tháng.
4.2. Cam kết giá
Theo điều 21 của Pháp lệnh thì sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết
thúc giai đoạn điều tra, tổ chức cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá thuộc
đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bô thương mại, với các nhà sản
xuất trong nước về một hoặc các nội dung sau đây:
- Điều chỉnh giá bán;
- Tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá
giá vào Việt Nam.
Cơ quan điều tra có thể không chấp nhận cam kết giá nếu thấy không khả
thi và sẽ giải thích rõ lý do không chấp nhận với nhà xuất khẩu.
Khi cơ quan điều tra chấp nhận cam kết giá thì cuộc điều tra vẫn có thể
được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và cơ quan điều tra đồng ý. Nếu
điều tra đi đến kết luận không có phá giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam
kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ khi kết luận trên được rút ra khi đã cam kết

giá rồi.
Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có thể
lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở các thông tin mà họ có.
4.3. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá
Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không sẽ do Bộ
trưởng Bộ thương mại quyết định căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị
của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá.
Cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất
khẩu/sản xuất. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho từng trường hợp,
trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn được
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá. Trị giá thuế chống bán phá
giá áp dụng sẽ không được vượt quá biên độ phá giá.
Việc truy thu thuế sẽ được tiến hành khi có quyết định đánh thuế chống
bán phá giá căn cứ vào thiệt hại vật chất hoặc căn cứ vào nguy cơ gây thiệt hại
và thiệt hại thực tế có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp tạm thời. Trong
các trường hợp này có thể truy thu thuế kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp
tạm thời. Có thể truy thu thuế 90 ngày trước khi áp dụng biến pháp tạm thời nếu
cơ quan chức năng xác định được:
- Có cả một quá trình bán phá giá gây ra thiệt hại và
- Thiệt hại bị gây ra bởi khối lượng rất lớn hàng nhập khẩu trong thời gian
ngắn trước khi áp dụng biện pháp tạm thời
Tuy nhiên, không được truy thu thuế với sản phẩm được nhập khẩu trước
ngày bắt đầu cuộc điều tra.
Trong một số trường hợp, nước nhập khẩu sẽ phải hoàn lại thuế cho nhà
sản xúât/xuất khẩu:
- Nếu mức thuế cuối cùng xác định được thấp hơn mức thuế tạm thời đã
thu thì phải hoàn lại khoản chênh lêch cho nhà nhập khẩu, nếu cao hơn thì
không được thu thêm.

- Nếu kết luận điều tra cuối cùng khẳng định việc bán phá giá sẽ có thể
dẫn đến thiệt hại hoặc làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước thì
thuế chống bán phá giá chỉ được đánh từ ngày ra kết luận điều tra cuối cùng và
phải hoàn lại số tiền đặt cọc đã thu khi áp dụng biện pháp tạm thời.
- Nếu kết luận cuối cùng là không đánh thuế chống bán phá giá thì khoản
tiền đặt cọc khi áp dụng biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả.
5. Rà soát
Sau một năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá
giá, Bộ trưởng Bộ thương mại có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện
pháp chống bán phá giá khi có đề nghị của một hoặc nhiều bên có liên quan và
trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp. Mục đích của việc
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ra soát là xem xét về vấn đề có cần tiếp tục đánh thuế không, hoặc nếu ngừng
đánh thuế hoặc thay đổi mức thuế thì có dẫn đến thiệt hại không.
Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng tối đa trong 5
năm. Trước khi hết thời hạn trên, cơ quan chức năng sẽ tự tiến hành rà soát hoặc
theo đề nghị của đại diện ngành sản xuất trong nước. Nếu như sau khi rà soát
(thường trong vòng 12 tháng), cơ quan chức năng xác định được là việc ngừng
đánh thuế có thể dẫn tới thiệt hại thì có thể tiếp tục đánh thuế.
6. Khiếu nại
Trong 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ thương mại ra quyết định áp
dụng thuế chống bán phá giá, nếu các bên liên quan không đồng ý với quyết
định này thì có quyền khiều nại đến Bộ trưởng Bộ thương mại.
Bộ trưởng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 60 ngày từ
khi nhận được đơn khiếu nại; trong trường hợp đặc biệt có thể gia hạn thêm
nhưng không quá 60 ngày và phải thông báo bằng phương thức thích hợp cho tổ
chức, cá nhân có khiêu nại. Nếu trường hợp qúa thời hạn quy định mà Bộ trưởng
chưa giải quyết khiếu nại hoặc tổ chức, cá nhân không đồng ý với quyết định
giải quyết khiều nại của Bộ trưởng thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy

định của pháp luật Việt Nam.
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN III
THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM - NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU
1. Thực trạng về bán phá giá và chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam
Mở cửa nền kinh tế đem lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển
nhưng cũng đặt ra không ít thách thức do sự cạnh tranh trở lên khắc nghiệt hơn.
Những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam luôn tìm mọi cách để có
thể thôn tính các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu thế và ít kinh nghiệm. Một
trong những chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường mà các doanh nghiệp lớn
thường hay sử dụng là chiến lược bán phá giá.
1.1. Coca cola chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng chiến lược giá rẻ
Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1994, Cocacola – hãng nước
giải khát lớn nhất thế giới - đã nhanh chóng đánh bật các hãng giải khát nhỏ lẻ
trong nước để trở thành hãng chiếm thị phần lớn nhất. Ngoài việc đầu tư vào
quảng cáo, tiếp thị, Cocacola còn sử dụng tạo lợi thế cạnh tranh với các nhà sản
xuất trong nước bằng việc đưa ra mức giá thành thấp hơn hẳn các đối thủ cạnh
tranh chấp nhận thua lỗ nặng nề ở thị trường Việt Nam. Họ làm được điều này là
do khả năng tài chính hùng mạnh từ công ty mẹ mà các công ty nhỏ tại nước chủ
nhà sẽ không đủ lực về tài chính để lao vào các cuộc cạnh tranh hoàn toàn bất
lợi cho mình.
Thực tế phản ánh rõ ràng hơn khi so sánh giá sản phẩm Coca Cola ở Việt
Nam so với giá thành ở Mỹ trong giai đoạn hãng mới thâm nhập thì trường Việt
Nam: một lon Coca Cola ở thị trường Mỹ là 75 cents (tương đương khoảng
10500 đồng) trong khi một lon Coca Cola bán tại thị trường Việt Nam bình quân
một lon giá 5.000 đồng - 7.000 đồng (tương đương khoảng 40 - 50 cents) thấp
hơn giá bình quân trên thị trường Mỹ là 25 cents (tỷ giá tạm tính 14.000
VND/USD). Nghiên cứu cũng chỉ ra Công ty Coca Cola Việt Nam đã xâm

chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá (đặc biệt trong hai
tháng 3 và tháng 4/1998) với mức kỷ lục là 30%.
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2. Hàng Trung Quốc giá rẻ khiến các doanh nghiệp trong nước mất thị
phần
Bắt đầu với lĩnh vực may mặc. Áo sơ mi vải 65% polieste và 35% cotton,
tính hết tất cả chi phí thì giá thành khoảng 70.000 đồng/áo, nhưng hiện nay ở thị
trường Việt Nam áo sơ mi của Trung Quốc chỉ bán 25.000 - 30.000đồng/chiếc.
Về lý thuyết thì biết rõ mười mươi là họ bán phá giá, tuy nhiên trên thực tế lại
không dễ kết luận điều này.
Tiếp đến, năm 2006, các nhà sản xuất trong nước điêu đứng bởi thép
Trung Quốc nhập khẩu vào VN có giá bằng với phôi. Doanh nghiệp nhập phôi
từ Trung Quốc giá 400 - 409 USD/tấn, trong khi thép cuộn thành phẩm được
nhập vào Việt Nam với giá 3980 USD/tấn. Đến năm 2007, thép cuộn TQ đang
có mặt ở khắp nơi ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất thép trong
nước.
1.3. Việt Nam trước tình trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại thị trường
nội địa
Trước chiến lược bán phá giá của Cocacola, các công ty nước giải khát
nội địa như Festi, Hoà Bình, Chương Dương, ... không đủ sức trong cuộc cạnh
tranh đã phải bỏ cuộc. Riêng công ty nước giải khát Tribeco nhờ có sự thay đổi
chiến lược kinh doanh, giảm khoảng 50% công suất nước ngọt để sản xuất sữa
đậu nành, nên vẫn còn tồn tại nhưng trong thế yếu, dừng lại ở mục tiêu bảo toàn
được đồng vốn trước các đòn cạnh tranh không cân sức của người khổng lồ
Coca Cola.
Áo sơ mi Trung Quốc, về lý thuyết thì biết rõ mười mươi là họ bán phá
giá, tuy nhiên trên thực tế lại không có đầy đủ cơ sở để đưa ra kết luận vì không
nắm chắc nhà sản xuất, xuất khẩu của họ là ai, giá thành sản xuất bao nhiêu, giá
xuất khẩu bao nhiêu; không biết rõ “đường đi” của các mặt hàng và chúng được

nhập vào Việt Nam theo con đường nào?…
Ảnh hưởng của thép TQ khiến 23 doanh nghiệp sản xuất thép trong nước
đều phải giảm sản lượng sản xuất đối với mặt hàng thép cuộn, trong đó có 7-8
đơn vị phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này. Theo Hiệp hội Thép VN, sản
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lượng sản xuất thép trong nước từ đầu năm đến nay giảm khoảng 10% so với
cùng kỳ, trong khi tổng mức tiêu thụ trong nước lại tăng 12%. Đặc biệt, hiện có
khoảng 60.000 tấn thép cuộn sản xuất trong nước còn tồn kho không tiêu thụ
được.
Ta có thể thấy, ngành sản xuất nội địa của Việt Nam đã phải chịu rất
nhiều thiệt hại do việc bán phá giá của hàng hoá nhập khẩu. Trước tình cảnh đó,
năm 2004, Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hoá xuất khẩu vào thị trường
Việt Nam đã được ban hành. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà cho đến nay, Việt
Nam vẫn chưa thực hiện được một vụ kiện chống bán phá giá hàng nhập khẩu
nào.
2. Những khó khăn của Việt Nam trong việc chống bán phá giá
2.1. Các doanh nghiệp Viêt Nam còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết lại không có
nhiều kinh nghiệm về việc chống bán phá giá
2.1.1. Doanh nghiệp Việt Nam con nhỏ lẻ, thiếu liên kết
Để khởi kiện và xét xử một vụ bán phá giá, như vụ kiện cá basa, phía Mỹ
đã phải huy động một lực lượng hùng hậu các luật sư kinh nghiệm đầy mình,
cũng như mọi lý lẽ từ kinh tế đến chính trị. Bộ Thương mại Mỹ cũng phải cử các
đoàn điều tra sang VN nhiều lần để "xem" qui trình sản xuất của từng DN cụ
thể. Vụ kiện bán phá giá đó đã phải kéo dài 14 tháng và kết quả cũng mang tính
áp đặt hơn là thuyết phục. Liệu chúng ta có sẵn sàng cho những chi phí lớn như
vậy không?
Tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm đến hơn 90% tổng
số doanh nghiệp, và cũng chiếm đa số vị trí thành viên của các Hiệp hội ngành
nghề. Sự liên kết đã vụn vặt, bản thân các doanh nghiệp lại non yếu khiến nguồn

lực của các Hiệp hội không mạnh. Các Hiệp hội này không đủ sức để theo một
vụ kiện bán phá giá kéo dài hàng tháng với chi phí lên đến hàng triệu USD.
2.1.2. Chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về việc chống bán phá giá
Khái niệm bán phá giá mới được biết đến ở Việt Nam không lâu và phần
nhiều đến được với doanh nghiệp khi họ nhận được thông báo là họ có tên trong
danh sách bị tiến hành điều tra bán phá giá. Chúng ta có được một số kinh
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệm qua một loạt các vụ kiện bán phá giá liên quan đến Việt Nam nhưng đó
chỉ là những kinh nghiệm ở vị trí một bị đơn chứ chưa bao giờ là nguyên hơn.
Thiếu kinh nghiệm chống bán phá giá, chúng ta sẽ mất đi thế chủ động, không
dự báo trước được những khả năng có thể xảy ra cũng như có thể mất đi những
lợi thế của mình.
2.2. Khó khăn trong quá trình điều tra
2.2.1. Nguồn lực trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới việc chống
bán phá giá còn yếu
Mặc dù đã thành lập các cơ quan chức năng để điều tra, xem xét, quyết
định việc áp thuế chống bán phá giá nhưng nhìn chung đội ngũ điều tra, giải
quyết các vụ việc còn mới nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm và tầm nhìn bao quát.
Trước những cường quốc đã được cọ sát rất nhiều với các vụ kiện chống bán
phá giá, nguồn lực của nước ta chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.2. X ác định việc bán phá giá
Một bằng chứng để chứng minh việc bán phá giá là căn cứ vào chi phí sản
xuất của sản phẩm tại thị trường nước xuất khẩu. Vấn đề đặt ra là các mặt hàng
nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là hàng Trung Quốc, thường theo con đường
tiểu ngạch hay thậm chí buôn lậu khiến cho việc xác định nguồn gốc gặp rất
nhiều khó khăn. Và khi chúng ta không thể biết được nhà sản xuất là ai thì làm
sao có thể biết được chi phí của họ?
Không thể xác định được giá nội địa của sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá
giá, một bằng chứng khác có thể sử dụng là việc chính phủ trợ cấp cho DN sản

xuất hàng xuất khẩu. Phía Mỹ cùng một số nước khác đã cố gắng tìm bằng
chứng này trong các vụ kiện bán phá giá đối với VN nhưng đều thất bại. Trên
thực tế rất khó tìm được bằng chứng này, và dù việc trợ giá là có thật thì ngày
nay người ta cũng đủ khéo léo để giấu dưới những hình thức mà bên nguyên
không thể buộc lỗi.
Thêm nữa, việc quản lý giá cả trên thị trường nội địa vẫn còn nhiều thiếu
xót gây khó khăn trong việc phát hiện và kiểm soát hành vi bán phá giá trên thì
trường.
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.3. Quyết định về việc áp thuế chống bán phá giá
Một vấn đề nữa được đặt ra là có nên áp dụng thuế chống bán phá giá
không ngay khi các điều kiện để áp dụng thuế này đã được tuân thủ? Nghiên cứu
phân tích cho thấy khi áp dụng thuế chống bán phá giá thì lợi ích về mặt kinh tế
của toàn xã hội có thể bị giảm bớt. Đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam, khi chất
lượng sản phẩm sản xuất trong nước còn chưa được chú trọng, thì việc đánh
thuế gây hạn chế nhập khẩu sẽ làm tình trạng sản xuất trong nước trì trệ hơn.
Cuối cùng, người tiêu dùng trong nước sẽ phải chịu thiệt, hoặc nguồn cung cấp
không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN IV
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Cải cách các chính sách về quản lý giá cả cũng như về việc chống bán phá
giá
Muốn ngăn chặn việc bán phá giá của hàng hoá nhập khẩu thì trước tiên
nhà nước cần có những biện pháp để ổn định giá cả trong nước, hạn chế sự gia
tăng của lạm phát. Các cơ quan quản lý cần tăng cường hơn công tác quản lý thị
trường, kiểm tra các yếu tố hình thành giá, chấp hành kỷ luật Nhà nước về giá,

bảo đảm để bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy
định (nhất là trong các dịp ngày lễ, Tết).
Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kiện các nhà xuất khẩu lên
tiếng bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, nhà nước cần đưa ra những chính sách hỗ trợ tổ chức các vụ kiện bán phá
giá hàng hoá xuất khẩu vào Việt Nam.
Nhà nước cũng cần kiểm soát gắt gao nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá
nhập khẩu vào Việt Nam để chủ động hơn trong việc quản lý giá cả của các
hàng hóa này.
2. Nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp
về bán phá giá và chống bán phá giá
Các cơ quan nhà nước cần tích cực mở các khoá đào tạo về áp dụng thuế
chống bán phá giá cho đông đảo cán bộ trong ngành cũng như các nhà sản xuất
nội địa. Nội dung các khoá đào tạo sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan
đến bán phá giá, những quy đinh về chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm
của một số nước...
Đầu tư cho các cơ quan nghiên cứu các đề tài về chống bán phá giá và tư
vấn cho những nhà hoạch định chính sách về ưu nhược điểm của hệ thống chính
sách hiện tại liên quan tới chống bán phá giá. Đặc biệt, cần nghiên cứu tìm ra
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dấu hiệu bán phá giá tại thị trường nội địa cũng như các biện pháp để ngăn chặn
nó.
Cần tuyên truyền và đào tạo cho các doanh nghiệp có những hiểu biết
nhất định về quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia các cuộc điều tra chống bán
phá giá. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ
có bị kiện bán phá giá trên thì trường quốc tế hay không.
3. Chú trọng xây dựng các Hiệp hội ngành nghề lớn mạnh
Khi các DN đơn lẻ của chúng ta không đủ nguồn lực để tìm hiểu thị
trường và thông tin về đối thủ, không đủ khả năng tài chính để tham gia vụ kiện,

thì vai trò của các hiệp hội là hết sức quan trọng. Cần tạo môi trường Hiệp hội
để các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi thông tin, hợp sức tìm biện pháp đối
phó khi hàng xuất khẩu có nguy cơ bị kiện bán phá giá, đồng thời hợp tác với
nhau và với chính phủ để chống bán phá giá hàng hoá tương tự tại thị trường
trong nước.
Những Hiệp hội ngành nghề khi cần sẽ là đại diện hợp pháp cho các
doanh nghiệp đứng lên khởi kiện việc hàng hoá nhập khẩu bán phá giá tại Việt
Nam. Để có thể đối đầu với các đối thủ nước ngoài, những Hiệp hội này cần có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kiến thức, kinh nghiệm lẫn nguồn lực tài chính.
4. Khai thác triệt để thị trường thế giới
Nếu khai thác được thị trường thế giới một cách đầy đủ, chúng ta hoàn
toàn có thể đối phó với hành vi bán phá giá.
Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể bị phá sản nếu thị trường trong
nước là duy nhất với họ. Việc cân bằng giữa giá trị tiêu thụ trong nước với giá
trị xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp không bị loại bỏ khi có hành vi bán phá
giá của hàng nhập khẩu tại thị trường nội địa. Khi sử dụng chiến lược bán phá
giá nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, doanh nghiệp nước xuất khẩu sẽ phải
chịu lỗ với hy vọng sau khi chiếm lĩnh thì trường, doanh nghiệp sẽ tăng giá để
bù lại. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác thị trương nước ngoài và
sẵn sàng phản công khi đối phương tăng giá.
25

×