Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.69 KB, 24 trang )

1
Tên đề tài: Tình hình Xuất Khẩu gạo
của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Bài tập nhóm
Môn: kinh tế nông nghiệp
.
2
Mục lục:
Bài tập nhóm 1
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1.Tính tất yếu của đề tài ( lý do chọn đề tài ) 3
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4


1.1. Cơ sở lý luận: 4
Chương 2: Nội dung chính 10
2.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO 10
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình XK gạo 16
2.3 Thuận lợi và khó khăn 17
Chương 3: Định hướng và giải pháp 21
3.1 Định hướng 21
3.2 Giải pháp 22
Phần III: KẾT LUẬN 23
Tài liệu tham khảo: 24
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
3

1.Tính tất yếu của đề tài ( lý do chọn đề tài )
Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang là những xu hướng cơ bản của phát
triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là khi gia nhập tổ chức WTO đã mở ra
nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường XK, tạo lập môi trường
thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa – dịch vụ, kỹ thuật và thông tin.
Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nông sản phong phú và
có giá trị, cộng thêm điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi đã tạo điều kiện cho sản xuất lúa
gạo, và gạo đã trở thành mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Sau khi Việt Nam hội nhập
vào nền kinh tế thế giới và tham gia WTO vào cuối năm 2006, xuất khẩu nông sản mà đáng
chú ý là lúa gạo đã đạt được những thành tựu nổi bật: Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
gạo lớn thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan).
Bên cạnh những thành tựu và cơ hội đó, hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu và rộng, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải đối đầu
với những thách thức lớn: thị trường không ổn định, xu hướng cạnh tranh của các nước mới
xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó lợi ích của người nông dân sản xuất lúa gạo
cho xuất khẩu không được đảm bảo. Điều đó khiến cho hiệu quả của xuất khẩu gạo của Việt
Nam còn thấp, thiếu tính bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm chúng em phân tích đề tài
“thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sau gia nhập WTO”.
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm tìm hiểu về tình hình Xuất Khẩu gạo của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng gạo Xuất Khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.
1 Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên lãnh thổ Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu từ nguồn số liệu thứ cấp.
Phương pháp so sánh: so sánh giữa các năm và giữa Việt Nam và cá nước trên thế giới.
4
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1 Khái niệm Xuất Khẩu:
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua
hành vi mua bán. Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội
và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt

của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho
một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của
một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).
1.1.2 Khái niệm tổ chức thương mại thế giới WTO
WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới
ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-
1995.
Việt Nam gia nhập vào WTO vào ngày 1-11-2006 và là thành viên thứ 150 của WTO.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan về thị trường gạo thế giới trong những năm qua

- Các nước Xuất – Nhập Khẩu chính trên thế giới:
5
Bảng 1: 10 nước Xuất – Nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2011&dự đoán cho năm
2012.

Từ bảng 1, ta thấy: các nước sản xuất gạo trên thế giới giai đoạn 2011 và dự báo cho
năm 2012 tập trung chủ yếu ở châu Á và một số nước khác. Cụ thể hơn là những nước có
tổng kim ngạch xuất khẩu lớn như: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan.
Các nước nhập khẩu gạo lớn là Indonesia, Nigeria, Iran hay các nước ở thị trừơng
EU….và nhiều nước đang có chiều hướng gia tăng về sản lượng tiêu thụ.
Bảng 2: Tổng quan thị trường gạo thế giới trong những năm gần đây:
2011/12 2012/13

(ước tính)
2013/14
(dự báo)
% thay đổi 2013/14
so với 2012/13
Sản lượng 486,1 489,9 494,1 0,9
Thương mại 38,4 37,6 37,4 -0,5
Tổng tiêu thụ 470,6 476,6 489 2,6
thực phẩm 395,9 402,4 409,9 1,9
Dự trữ 161 174,5 179,8 3
Toàn thế giới 56,4 56,6 56,9 0,5
Các quốc gia thiếu lương

thực, thu nhập thấp
70,1 70,1 70,5 0,6
Tổng quan thị trường gạo thế giới từ bảng số liệu trên ta thấy được rằng sản lượng gạo
năm 2011 đạt 486,1 triêu tấn, ước tính đến năm 2012 đạt khoảng 489,9 triệu tấn có nghĩa là
tăng khoảng 3,8%. Đến năm 2013 sản lượng đạt 494,1 triệu tấn điều này làm thay đổi % sản
lượng 2013 so với 2012 là 0,9% và 2013 so với 2014 vẫn là 0,9%.
6
Về thương mại có xu hướng giảm dần qua các năm cho đến năm 2013 lượng % thay
đổi giảm 0,5%. Tổng tiêu thụ thị trường gạo thế giới thay đổi 2,6% trong năm 2013 so với
2012 và 2013 so với 2014.
-Thị trường xuất khẩu gạo.
Trong những năm vừa qua, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam là những quốc gia xuất khẩu

gạo chính, chiếm tới 71,81% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Biểu đồ 1: Doanh số xuất khẩu gạo ước tính năm 2012 của 3 nước xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới.

- Xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm 2011 đạt kỉ lục gần 7,7 triệu tấn gạo, vượt mức
kỷ lục 7,1 triệu tấn xuất khẩu trong cả năm 2010. Với khối lượng xuất khẩu như vậy, Việt
Nam chính thức vượt qua Thái Lan. Cũng trong năm nay, Ấn Độ vươn lên là nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới. Xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng mạnh nhờ cạnh tranh giá cả và việc
nước này dỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi basmai hồi tháng 9/2011. Việt Nam xếp ở vị trí thứ
2 về xuất khẩu và Thái Lan rơi xuống vị trí số 3.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Ấn Độ đứng đầu về xuất
khẩu gạo trong hai năm liên tiếp, với tổng khối lượng xuất khẩu năm 2013 đạt 9,61 triệu

tấn, tiếp tục nới rộng khoảng cách với các nước xuất khẩu lớn khác.
Tuy nhiên, nếu so với mức xuất khẩu kỉ lục của năm 2012, xuất khẩu gạo của Ấn Độ
vẫn giảm gần 9,8%.
7
Việt Nam đứng vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo, với khối lượng thấp hơn không nhiều so
với Thái Lan, đạt 6,74 triệu tấn, giảm 12,9% so với năm 2012.
- Thị trường nhập khẩu gạo:
Các nước nhập khẩu gạo lớn nhất có thể kể đến là: Trung Quốc, Phillipines, Indonesia.
Vào đầu năm 2012: Trung quốc đã vượt lên trở thành nước nhập khẩu gạo với khối lượng
lớn nhất của Việt Nam, vượt khá xa so với Phillipines. Thị trường nhập khẩu xếp thứ 3 là
Châu Phi, chiếm gần 12%, Cuba chiếm gần 6%. Ngoài nhu cầu từ phillipines, cần chú ý là
thị trường Indonesia và Malaysia. Tiếp đến là nhập khẩu từ Trung Quốc, Châu Phi.

Từ cơ cấu thị trường tiêu thụ hay xuất nhập khẩu của lúa gạo trong những năm qua, ta
rút ra được nhận xét sau:
Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu gạo cho những thị trường chính như Trung Quốc,
Indonesia, EU… và tìm kiếm thêm thị trường cạnh tranh, đồng thời cần nâng cao chất lượng
gạo xuất khẩu để có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ…
1.2.2 Tổng quan về thị trường gạo Việt Nam những năm gần đây
12.2.1 Về giá cả
Tháng 9/2014: Tại miền Bắc, giá thóc tẻ thường tháng 9/2014 ổn định, giá gạo tẻ
thường tăng khoảng 500 đồng/kg so với tháng 8/2014, dao động phổ biến ở mức 8.000-
13.000 đồng/kg.
Tại Nam Bộ, giá lúa, gạo thành phẩm xuất khẩu tháng 9/2014 giảm so với tháng
8/2014: giá lúa dao động ở mức 5.100-5.900 đồng/kg, giảm khoảng 200 đồng/kg; gạo thành

phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá trong khoảng 8.900-9.250 đồng/kg, giảm khoảng 150
đồng/kg, loại 25% tấm giá khoảng 7.950-8.400 đồng/kg, giảm khoảng 50 đồng/kg.
Bảng 3: Giá gạo 9 tháng đầu năm 2013 của miền Bắc và miền Nam so với 9 tháng
đầu năm 2014.
Tháng Miền Bắc Nam Bộ
Thóc tẻ
thường
Gạo tẻ thường Thóc tẻ thường Gạo thành phẩm
5% tấm
Gạo thành phẩm
25% tấm
9 tháng đầu

năm 2014
6.000-8.500 8.000-13.000 4.750-6.200 7.750-9.250 7.200-8.400
9 tháng đầu
năm 2013
6.000-8.500 8.000-12.500 4.600-6.200 7.150-8.500 6.450-7.700
9T/2014 so với Ổn định Tăng 500 Tăng 150 Tăng 600-900 Tăng 700-750
8
9T/2013
Từ bảng trên ta thấy: Giá gạo 9 tháng đầu năm 2014 so với 9 tháng đầu năm 2013 có
xu hướng tăng lên, gạo Tẻ thường tăng cao nhất, tăng 500 đồng so với cùng kì.
1.2.2.2 Về sản lượng và diện tích gieo trồng
Bảng 4: diện tích gieo trồng lúc trong cả nước (tổng cục thống kê 2009)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
7666 7492.7 7504.3 7452.2 7445.3 7329.2 7324.8 7207.4 7414
Qua số liệu ở bảng 4 cho thấy diện tích gieo trồng lúa cả nước qua các năm bị thu hẹp
dần từ 2000 đến năm 2008 giảm đi 252 nghìn ha, nguyên nhân có thể do quá trình độ thị
hóa biến đất ruộng thành đô thị hoặc do một số vùng canh tác cây lúa không hiệu quả.
Bảng 5: Sản lượng thóc cả nước
Đơn vị: 1000 tấn
Năm Tổng số Đông xuân Hè thu mùa
2003 34568.8 16822.7 9400.8 8345.3
2004 36148.9 17078.0 10430.9 8640.0
2005 35832.9 17331.6 10436.2 8065.1
2006 35849.5 17588.2 9693.9 8567.4

2007 35942.7 17024.1 10140.8 8777.8
2008 38725.1 18325.5 11414.2 8985.4
Nguồn: tổng cục thống kê 2009
Mặc dù diện tích gieo trồng lúa bị thu hẹp qua các năm nhưng nhìn chung: nhờ áp
dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất cộng với trình độ thâm canh cao
của người nông dân mà năng suất và sản lượng lúa nước ta vẫn tăng đều qua các năm.
Bên cạnh đó ta thấy được sản lượng lúa cả nước ở vụ Đông Xuân chiếm sản lượng lớn
nhất trong tổng số lượng thóc cả nước, vì vậy nước ta nên tăng diện tích gieo trồng trong vụ
Đông Xuân.
9
10
Chương 2: Nội dung chính

2.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO
2.1.1 Tình hình Xuất Khẩu gạo Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khá chậm vào những năm 2001 - 2002, đã
vươn lên đạt mức trên 20%/năm từ 2003 tới nay. Kết quả là kim ngạch XKHH đã tăng gấp 2,64
lần trong thời gian 5 năm, từ 15 tỉ USD năm 2001 lên 39,6 tỉ USD năm 2006. Các thị trường xuất
khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc,
Australia
Xuất khẩu của Việt Nam thời gian từ năm 2001 - 2006 đã đạt được những thành tích rất ấn
tượng và được xác định là một thế mạnh của Việt Nam trên con đường hội nhập đầy đủ và sâu
rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là xuất khẩu lúa gạo.
Bảng 6: sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2003 – 2007.
Năm Số lượng xuất khẩu (1000 tấn) Giá trị xuất khẩu (1000 USD)

2003 3,813 719,916
2004 4,063 950,315
2005 5,250 1407,229
2006 4,642 1275,895
2007 4,558 1489,970
Nguồn: tổng cục thống kê (2008)
Lượng gạo xuất khẩu năm 2003 là 3,813 triệu tấn, năm 2004 là 4,063 triệu tấn. Năm 2005,
lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức 5,250 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1,40 tỉ USD, giá gạo
bình quân đạt 267 USD/tấn. Đây là mức cao nhất đạt được trên cả 3 chỉ tiêu số lượng, kim ngạch
và giá cả xuất khẩu kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới. So với năm
2004, lượng gạo xuất khẩu tăng gần 1,2 triệu tấn (25%), kim ngạch tăng trên 400 triệu USD
(45%) và giá cả tăng 48 USD/tấn (15%). Đây là năm thứ 17 Việt Nam liên tục xuất khẩu gạo; là

năm thứ 3 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn; năm thứ 2 đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD và giữ
vững vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (vượt qua Ấn Độ).
Năm 2005, gạo Việt Nam đã xâm nhập được vào các thị trường khó tính, yêu cầu chất
lượng cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. Ở thị trường Nhật Bản, năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu
được 90.000 tấn gạo thơm, tăng 60% so với năm trước và giá cũng cao hơn.
11
Những tháng đầu năm 2007, lần thứ hai thắng thầu xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản
với số lượng 28.000 tấn. Có được kết quả đó là do chất lượng gạo Việt Nam đã đạt 579 tiêu
chuẩn khắt khe thay cho 250 tiêu chuẩn trước đây. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2005 đạt
275 USD/tấn so với 232 USD/tấn năm 2004 và 188,2 USD/tấn năm 2003.
2.1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
2.1.2.1 Về sản lượng, giá cả và kim ngạch xuất khẩu

Công tác xuất khẩu “gạo” trong những năm sau gia nhập WTO đã đạt được nhiều thành tích
đáng khích lệ. Qui mô xuất khẩu gạo ngày càng mở rộng với khối lượng lượng và kim ngạch
tăng với tốc độ khá cao.
Bảng 7: Sản lượng xuất khẩu gạo, giá xuất khẩu gạo trung bình, giá trịnh kim ngạch
xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2007 đến 6/2014.
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm
2014
Sản lượng
(triệu tấn)
4,500 4,700 6,052 6,730 7,105 7,72 6,60 3,261
Giá trung bình
(USD/tấn)

333,33 617,02 446,13 482,62 493,60 446,89 443,94 452,01
Giá trị
(kim ngạch)
( tỷ USD)
1,50 2,90 2,70 3,248 3,507 3,45 2.93 1.474
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA)
Trong nhiều năm qua, giá trị hạt gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới được nâng
cao. Giá gạo được cải thiện và có xu hướng tăng qua các năm, dẫn đến kim ngạch xuất
khẩu gạo cũng có xu hướng tăng theo từng năm.
12
Biểu đồ 2: Sản lượng - giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam từ 2007 đến 6/2014.
Nhìn chung: giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt nam từ năm 2009 đến 2014 có sự thay

đổi nhưng không nhiều, đặc biệt là đầu năm 2008, thì giá gạo tăng mạnh nhưng lại giảm nhanh
vào cuối năm.
Sản lượng xuất khẩu gạo củaViệt Nam đạt kỷ lục 7.72(triệu tấn) vào năm 2012, tuy nhiên
giá gạo trung bình của năm này không cao, chỉ đạt 446.89 (USD/tấn).
Giá gạo trung bình 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng tăng hơn nhiều so với năm 2013, đạt
452.01 (USD/tấn).
Biểu đồ 3: giá trị kim ngạch của xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2007 – 6/2014.

Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2007 – 6/2014 có nhiều biến động,
đặc biệt là vào khoảng từ năm 2007 – 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 2.9 tỷ USD
tăng gần gấp đôi so với năm 2007 là 1.5 (tỷ USD) đem về nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho
13

ngành sản xuất gạo nói riêng và xuất khẩu cả nước nói chung. Đạt được sự tăng trưởng cao như
vậy là do khối lượng xuất khẩu trong năm tăng cùng với mức tăng giá xuất khẩu.
Mặc dù sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2012 tăng mạnh hơn so với năm 2011,
nhưng do gía gạo xuất khẩu giảm mạnh nên tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2012 thấp hơn so
với năm 2011.
Nhận xét chung:
Năm 2007 mặc dù lượng gạo cả nước xuất khẩu đã đạt 4,5 triệu tấn, giảm nhẹ so với 2006
(khoảng 2%) nhưng giá trị kim ngạch 1,5 tỷ USD tăng 15%. Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu
trung bình của Việt Nam đã tăng đến 333,33 USD/tấn, và lần đầu tiên ngang giá với gạo Thái
Lan.
Năm 2008 lượng gạo xuất khẩu tiếp tục tăng đạt 4,7 triệu tấn, đồng thời giá gạo xuất khẩu
bình quân tăng mạnh lên 617,02 USD/tấn, dẫn đến giá trị kim ngạch đạt 2,9 tỉ USD xấp xỉ tăng

gấp đôi so với 2007.
Năm 2009, thị trường hàng hóa thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong đó có lúa gạo. Dưới sự điều hành xuất khẩu linh hoạt của
chính phủ, cả nước đã xuất khẩu được 6,052 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD
trong đó chủng loại gạo cao cấp chiếm 40,25 % . Như vậy, mặc dù năm 2009 xuất khẩu nhiều
hơn năm 2008 đến 1,352 triệu tấn gạo, nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 200.000 USD, giá bán
giảm 183,69 USD/ tấn so với năm 2008.
Năm 2010 cuộc khủng hoảng kinh tế đã được kìm chế nền kinh tế tiếp tục phát triển, vì vậy
giá gạo xuất khẩu tăng cùng với lượng xuất khẩu gạo nên kim ngạch xuất khẩu tăng 0,548 tỉ USD
so với 2000.
Năm 2011 sản lượng gạo xuất khẩu đạt 7.105 triệu tấn, tăng 5,57% so với 2010, giá gạo
xuất khẩu 493,6 USD/tấn, tăng 2,28 % so với 2010 nên giá trị kim ngạch đạt 3,248 tỷ USD,

tăng 0,548% so với năm 2010.
Năm 2012 nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo tăng 8.66% so với năm 2011 đây là năm
sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất cho đến nay, tuy nhiên do giá gạo xuất khẩu bình quân giảm
xuống còn 446,89 USD/tấn nên kim ngạch giá trị chỉ đạt 3.54 tỉ USD giảm 1,63% so với năm
2011 nhưng vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ.
Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm 1,12 triệu tấn so với năm
2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm
14
(từ 2011 đến 2013). Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan
trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu
tấn hồi đầu năm 2013. Xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm
nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,261 triệu tấn, kim ngạch
đạt 1,474 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng và 6,1% về kim ngạch so với cùng kỳ, tóm lại:
Công tác xuất khẩu gạo trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,
qui mô xuất khẩu gạo ngày càng mở rộng với khối lượng và kim ngạch tăng với tốc độ khá cao.
Xét về cơ cấu ngành hàng nông sản xuất khẩu từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì gạo
vẫn giữ vai trò rất quan trọng, với tốc độ tăng về cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên
giá cả thị trường gạo Việt Nam vẫn chưa ổn định và vẫn đang thấp hơn nhiều giá gạo của các
nước khác, gây nhiều khó khăn cho người nông dân.
2.1.2.2 Cơ cấu thị trường
Sau năm 2007, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì có thể nói rằng công tác thị
trường của ngành xuất khẩu gạo đã có những tiến bộ vượt bậc. Cho đến nay, gạo Việt Nam đã
xuất khẩu sang thị trường của trên 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính

như EU, Hoa Kỳ nhưng chủ yếu là sang Philippines, Malaysia, Cu Ba, Singapore.
Philippines vẫn dẫn đầu nhập khẩu gạo của Việt Nam cả về lượng và kim ngạch, riêng
tháng 4/2010 xuất sang Philippines 229.030 tấn gạo, trị giá 153,5 triệu USD.
Năm 2008 được xem là năm xuất khẩu gạo gặt hái được nhiều thành công nhất trong giai
đoạn này, nếu năm 2007 gạo nước ta xuất khẩu hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ thì năm 2008
con số này đã tăng lên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Philipines vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta, năm 2008 nước này nhập khẩu
1.800 nghìn tấn, với kim ngạch 1.400 triệu USD, chiếm gần 40% lượng gạo xuất khẩu của nước
ta.
Năm 2009 gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu vẫn là xuất
khẩu sang philipines, Malaysia, cuba, Singapore.
Bảng 8: các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2009.

15
Thị trường xuất khẩu Khối lượng (tấn) Kim ngạch(USD)
Philippines 1.707.994 917.129.956
Malaysia 613.213 272.193.107
Cuba 449.950 191.035.678
Singapore 327.533 133.594.368
Đài Loan 204.959 81.616.149
Nguồn: AGROINFO
Xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines vẫn giữ vị trí đầu với khối lượng hơn 1,7 triệu
tấn, giá trị hơn 917 triệu USD, đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu vực Châu Á, tiếp
theo là Malaysia, CuBa, Singapore, Đài Loan, Iraq.
Bảng 9: Các thị trường Nhập Khẩu gạo của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010:

Thị trường xuất khẩu Khối lượng(tấn) Kim ngạch(USD)
Philippines 1.278.759 819.989.741
Singapre 339.046 138.864.526
Nguồn: AGROINFO
Nhìn chung, các thị trường nhập khẩu gạo của nước ta 6 tháng đầu năm 2010 không thay
đổi nhiều so với năm 2009, nhưng có sự thay đổi về vị trí giữa các thị trường.
Hầu hết khối lượng và kim ngạch xuất khẩu ở hầu hết các thị trường đều giảm, chỉ có
Singapore, Đài Loan, Hồng Kông là tăng mạnh.
Biểu đồ 4: Lượng và giá xuất khẩu gạo Việt Nam sang một số thị trường chính trong 7
tháng/2013 so với 7 tháng/2012.
16
Nguồn: AGROINFO

Tính đến hết 7 tháng/2013, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là hơn 4,23 triệu tấn, giảm
10,9% và trị giá đạt 1,86 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tóm lại:
Vào những năm này hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đã
có nhiều bước tiến và cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng có nhiều thay đổi.
Qua các giai đoạn khác nhau thì cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng có sự
biến đổi. Xuất khẩu gạo VN đã có những bước tiến quan trọng sau khi gia nhập WTO, từ việc
các nước phát triển xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của ta, hạ tầng cơ sở
về luật pháp trong nước liên quan đến thương mại đã được điều chỉnh tiệm cận với thông lệ quốc
tế, đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nhanh số lượng lẫn về giá trị xuất khẩu góp phần
hạn chế thâm hụt cán cân ngân sách, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo theo hướng hiệu quả
hơn.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình XK gạo
2.2.1 Sự biến động của thị trường gạo quốc tế
* Cung và cầu gạo trên thị trường thế giới
Cầu về gạo trên thị trường thế giới tùy thuộc vào một số yếu tố sau :
- Các yếu tố dẫn đến tăng cầu về gạo
+ Sự gia tăng nhanh chóng về dân số khiến chóp nhu cầu về lương thực tăng cao vượt quá
khả năng sản xuất gạo trong nước.
17
+ Sự biến động theo hướng tăng lên của xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều các sản phẩm
được chế biến từ gạo nói riêng, lương thực nói chung.
- Các yếu tố dẫn đến giảm cầu về gạo
+ Việc tăng dự trữ và hạn chế xuất khẩu gạo ở một số quốc gia.

+ Di cư mạnh mẽ từ nông thôn ra thành thị diễn ra ở nhiều nước dẫn đến giảm tiêu thụ gạo
theo đầu người khá nhanh.
* Sự biến động của giá gạo
Giá gạo xuất khẩu được coi là giá tổng hợp trong đó bao gồm: chi phí sản xuất, bao bì, vận
chuyển, thu mua, chế biến… Cũng như các mặt hàng khác giá gạo biến động rất phức tạp. Khi
các yếu tố thuận chiều giữ vai trò chủ đạo thì cung gạo tăng lên. Trong điều kiện cầu về gạo
không tăng hoặc tăng chậm hơn cung thì giá gạo sẽ giảm.
* Thị hiếu người tiêu dùng
Tùy theo mức sống, tập quán, việc tiêu thụ gạo ở các nước, các khu vực trong những thời
gian nhất định có những yêu cầu khác nhau. Thông thường, gạo đánh bóng và xát trắng được ưa
chuộng hơn. Tuy vậy có những vùng nông thôn người ta lại ưa loại gạo xát không kỹ chứa nhiều
vitamin và ngày nay trên thị trường thế giới thiên về gạo ngon hạt dài.

2.2.2 Chất lượng gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh trên thị
trường, đồng thời nó cải thiện được hiệu quả xuất khẩu. Chất lượng gạo phụ thuộc vào nhiều yếu
tố trong đó giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản, chế biến là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng gạo
2.2.3 Cơ chế, chính sách đối với xuất khẩu gạo:
Các chính sách của chính phủ như: trợ giá cho các công ty xuất khẩu hay cho người nông
dân vay vốn với lãi suất thấp…Ngoài ra còn có các chính sách của các công ty nhập khẩu như:
hạn ngạch, thuế quan ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu gạo.
2.3 Thuận lợi và khó khăn
2.3.1 Thuận lợi
a) Điều kiện tự nhiên

18
- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa. Nông dân Việt
Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời. Là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với hai
vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL).
- Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào, kể cả nước ở trên và
nước dưới đất. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Tài nguyên nước dồi dào là
một trong những lợi thế nổi bật trong nghề trồng lúa nước ở Việt Nam.
b) Nguồn nhân lực
Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2011 dân số Việt Nam là 87,8 triệu người, trong đó
69,4% dân số đang sống ở vùng nông thôn và 55% dân số trong độ tuổi lao động.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, am hiểu nghề trồng lúa, cho phép
chúng ta khai thác triệt để những lợi thế của các điều kiện thiên nhiên.

2.3.2 Khó khăn
a) Về thị trường xuất khẩu
Trong thời gian vừa qua thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là thị trường có sức
mua thấp thiếu tính bền vững, chủ yếu là thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao.
b) Về chất lượng gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng, độ bóng của
hạt gạo… Bên cạnh đó thị việc bảo quản sau thu hoạch còn rất nhiều hạn chế, người nông dân
chưa có nhiều kinh nghiệm.
c) Về giá gạo xuất khẩ
u
Do các yếu tố về cung cầu không ổn định, dẫn đến sự biến động về giá trở nên phức tạp và
khó đoán trước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nông dân

Sự bất ổn về giá còn có nguyên nhân xuất phát từ chính người nông dân. Khi giá một loại
nông sản tăng lên trong một năm thì ngay mùa vụ sau, người nông dân lại đổ xô đi trồng hoặc
chăn nuôi loại nông sản đó, dẫn đến nguồn cung tăng đột biến, giá thành lập tức hạ xuống.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo xuất khẩu của một số nước như Thái Lan,
Ấn Độ, Mỹ và vì thế kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do tăng khối lượng xuất khẩu.
2.4 Cơ hội và thách thức
2.4.1 Cơ hội
19
Sau khi gia nhập WTO thị trường lúa gạo Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển về cả bên
trong lẫn bên ngoài.
a)Cơ hội bên trong:
Thứ nhất: Khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cam kết tạo nên thế mạnh cho ngành xuất

khẩu lúa gạo, như cam kết trợ cấp nông nghiệp bao gồm: nhóm các dịch vụ chung, nhóm hỗ trợ
giảm nhẹ thiên tai….bên cạnh đó, là nước đang phát triển Việt Nam cũng hưởng được các trợ cấp
nhằm giảm nhẹ chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài. Đây là điểm có lợi cho Việt Nam khi gia
nhập WTO để tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho ngành xuất khẩu gạo phát triển.
Thứ hai: Được hưởng những ưu đãi, đối xử công bằng như các quốc gia trong WTO, thị
trường xuất khẩu được mở rộng với mức thuế quan thấp và ổn định. Đây là một lợi ích rất lớn
của việc gia nhập WTO mà các doanh nghiệp nông nghiệp cần tận dụng bởi vì khi đó doanh thu
sẽ tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận tăng.
Thứ ba: Thị trường tiềm năng mở rộng, thiết lập được mối quan hệ ngoại giao để có cơ hội
xâm nhập vào những thị trường mới và hội nhập với thị trường gạo quốc tế.
Thứ tư: Thị trường gạo trong nước được tạo điều kiện để ổn định.
b) cơ hội bên ngoài

Thứ nhất: cơ hội thâm nhập vào các thị trường tiềm năng: vì thị trường nước ngoài chưa
‘bão hòa’ như vậy sẽ xuất hiện được những cơ hội mới để chúng ta có thêm những hợp đồng xuất
khẩu gạo mới.
Thứ hai: Các rào cản thuế quan và phi thuế quan được phá vỡ nên cơ hội phát triển rất lớn
Thứ ba: Cơ hội tiếp xúc, làm việc học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ với các
nước phát triển như Mỹ, Nhât.
Thứ tư: Thu hút đầu tư và quan tâm của các tổ chức ngân hàng thế giới
Việc gia nhập WTO cũng tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các hình thức tín
dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF… Những nguồn vốn này giúp cho
các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đầu tư những cơ sở chế biến gạo, thực hiện khép kín từ khâu
thu mua đến các công đoạn sau.
20

Từ những cơ hội trên, chúng ta có thể thấy rằng: những thuận lợi từ khi trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã tạo cho Việt Nam rát nhiều cơ hội đặc biệt
là nâng cao vị thế cạnh tranh và tao dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.
2.4.2 Thách thức
a) Thách thức bên trong
Thứ nhất: Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp bị phá bỏ.
Là nước gia nhập sau năm 1995, cho nên Việt Nam phải bãi bỏ tất cả các trợ cấp xuất khẩu
trong nông nghiệp nói chung và ngành xuất khẩu gạo nói riêng, như vậy về cơ bản, doanh nghiệp
Việt Nam không hy vọng được hưởng các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Đây chính là một điểm
bất lợi cho ngành xuất khẩu lúa gạo Việt Nam bởi vì nó sẽ làm tăng thêm chi phí đồng thời giảm
sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị đầu tư cho nông nghiệp cũng như hệ thống

vận chuyển còn thấp.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như hệ thống giao thông vận tải, máy móc đầu tư cho sản xuất
nông nghiệp còn thấp dẫn đến năng suất chưa cao, chất lượng chưa đảm bảo và tất nhiên là
nguồn nhiên liệu cho đầu vào xuất khẩu gạo còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, năng lực tài chính còn nhiều hạn hẹp, nguồn thông tin và nhân lực cũng như các
chuyên gia trình độ dự báo cung cầu còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, các chính sách của chính phủ chưa hợp lý.
Những chính sách, giải pháp và quyết định của chính phủ cũng như hội lương thực Việt
Nam không được các nhà xuất khẩu hưởng ứng tích cực và đồng tình do không theo sát hoạt
động của doanh nghiệp cũng như không chịu lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp.
Cuối cùng: Khâu tổ chức, thu mua chưa hiệu quả: Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực
không thể tổ chức được việc mua lúa gạo tới tận tay người nông dân, nông dân không có điều

kiện dự trữ, hệ thống mua thông qua nhiều thương lái, làm giá cả nông sản mua vào cho nông
dân rất thấp, thiệt hại là người dân gánh chịu.
b) Thách thức bên ngoài
Thứ nhất: lúa gạo Việt Nam phải lệ thuộc vào biến động thị trường thế giới nhiều hơn
21
Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thì các quốc gia trong tổ chức WTO đều
phải gánh chịu hậu quả, vì vậy gây nhiều tổn thất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Thứ hai: thách thức lớn đặt ra khi nhập khẩu vào thị trường thế giới do sự mất giá và chênh
lệch của tỷ giá hối đoái giữa các đông tiền với nhau.
Thứ ba: Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có những thuận lợi là có thêm thị trường nhập khẩu mới
nhưng đồng thời cũng phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, đó là: Ấn Độ và Thái Lan.

Thứ tư: Xu hướng bảo hộ mậu dịch có chiều hướng gia tăng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp
3.1 Định hướng
a) Chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu gạo
+ Giai đoạn 2001 – 2005
Nhà nước thực hiện chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay ngân
hàng đã góp phần làm tăng số lượng gạo xuất khẩu, giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm.
Giá gạo đã tăng khiến cho người nông dân yên tâm hơn trong sản xuất. Bên cạnh đó nhờ các
cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu, các doanh nghiệp đã giảm bớt được khó khăn
về tài chính.
+ Giai đoạn 2006 đến nay
Trong những năm gần đây, nhiều chính sách được ban hành và thực thi như: Đầu tư

mạnh cho nghiên cứu, chọn lọc, phân nhánh các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt để
đảm bảo cho xuất khẩu; các chính sách đảm bảo lợi ích của người trồng lúa trong so sánh
với lợi ích của người trồng các loại cây trồng khác và với các khâu thu mua, chế biến, xuất
khẩu gạo; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chế tạo, nhập khẩu, phổ biến các loại máy móc
phục vụ sấy, bảo quản, chế biến lúa gạo phù hợp với từng vùng; hỗ trợ tín dụng để các
doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân phục vụ cho xuất khẩu, để người nông dân không
phải bán lúa với giá rẻ ngay sau khi thu hoạch, nhất là người dân ở ĐBSCL
b) Quan điểm định hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam
+Thứ nhất: xuất khẩu lúa gạo trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
22
+Thứ hai: xuất khẩu gạo phải chú trọng cả số lượng và chất lượng, tránh xa vào cái
bẫy của kỷ lục mới, thứ hạng cao về khối lượng gạo xuất khẩu.

+Thứ ba: xuất khẩu gạo phải mang tính bền vững.
+Thứ tư: xuất khẩu gạo theo các nguyên tắc của thị trường mà trước hết là nguyên tắc
cạnh tranh.
3.2 Giải pháp
a) Nhóm giải pháp cho sản xuất và chế biến gạo
Hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung ,quy mô lớn
Theo quyết định số 124/QĐ – TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030: Phải bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha, trong đó
lúa nước 2 vụ trở lên là 3,2 triệu ha; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để
đạt sản lượng 41- 43 triệu tấn năm 2020 và 44 triệu tấn năm 2030, đảm bảo an ninh lương
thực và xuất khẩu.

Phát triển công nghiệp chế biến gạo
Hỗ trợ phát triển mạng lưới cơ sở chế biến gạo quy mô nhỏ và vừa ở nông thôn, nâng
cấp các cơ sở xay xát, bổ sung máy phân loại, đánh bong gạo, máy tách hạt để nâng cao
phẩm chất gạo chế biến.
Tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ gạo
Xu thế quốc tế trong việc phát triển những ngành dựa vào nông nghiệp là áp dụng mô
hình hợp tác theo chiều dọc giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị như liên kết giữa nông dân
– nhà chế biến, nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu
b) Nhóm giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường xúc tiến thương mại
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam cần chú trọng cả vấn đề: giá và
chất lượng. Để làm được điều này, ngay từ khâu thu hoạch phải được làm tốt, chú trọng đầu

tư cho công nghiệp chế biến để giảm tỷ lệ tổn thất, nâng cao chất lượng gạo Việt Nam. Do
vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường, cần thiết phải xây dựng
thương hiệu cho gạo Việt Nam.
Đa dạng hóa sản phẩm và tăng giá trị sản phẩm bằng gạo đặc sản
23
Để giúp nông dân tăng thu nhập từ lúa gạo, cần khuyến khích họ đa dạng hóa giống
lúa chất lượng cao, khôi phục sản xuất các giống cổ truyền có chất lượng được thị trường ưa
chuộng, xây dựng ngành hàng gạo đặc sản để tiêu thụ ở thị trường trong nước và từng bước
tiếp thị thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó là hàng loạt các chính sách cần được thực hiện như sau:
Hỗ trợ việc cấp chứng nhận và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sản phẩm chất lượng cao.
Mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Phần III: KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm chúng em xin đưa ra một số kết luận như sau:
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn về cả mặt sản lượng xuất khẩu lẩn tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam so với thị trường xuất khẩu của các nước khác vẫn đang còn
thấp và tương đối biến động mạnh, và đây là một trong những khó khăn lớn cho ngành xuất
khẩu gạo của nước.
Sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đã gặp không ít những khó
khăn cũng như thách thức do thị trường cạnh tranh là quá lớn. Bên cạnh đó nguồn lực bên
trong của chúng ta đang còn yếu, thiếu sót cả nhân lực, kỹ thuật, thông tin, tài chính cũng

như sự quan tâm của chính phủ. Chính vì vậy, để đẩy mạnh ngành xuất gạo ở Việt Nam,
chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, ban ngành chức năng làm sao để có
thể sử dụng được hiểu quả những lợi thế cũng như nắm bắt được những cơ hội mà WTO
mang lại cho chúng ta.
Nước ta cần tập trung nhiều nhất đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông
nghiệp (thủy lợi, giao thông, hệ thống sản xuất giống…), công tác phòng chống dịch bệnh,
thiên tai, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, chương trình cải tạo giống lúa. Như vậy năng
suất lúa sẽ cao, chất lượng tốt và đồng đều sẽ đảm bảo một nguồn cung đồi dào cho xuất
khẩu, khắc phục được tình trạng gạo Việt Nam bị ép giá do chất lượng không đồng đều, tạo
24
được vị thế cạnh tranh cũng như xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường
quốc tế.

Với những giải pháp cũng như chiến lược nêu trên, nếu nước ta thực hiện tốt, chúng ta
có thể chắc chắn rằng sẽ thúc đẩy ngành xuất khẩu gạo phát triển, góp phần làm tăng nguồn
ngoại tệ cho ngân sách nhà nước tạo điều kiện cho phát triển nền khinh tế theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thực hiện được cam kết với WTO đó là nền kinh tế thị
trường, hội nhập và phát triển.
Tài liệu tham khảo:
Vì bài làm dựa trên cơ sở những nguồn số liệu sơ cấp nên số liệu mà nhóm chúng em
làm cơ bản là số liệu từ các trang Web:
1. Báo cáo số 11/2012 về xuất khẩu nông sản: />content/uploads/2013/11/So-thang-112012_Xuat_khau_nong_san_vn.pdf.
2. AGROINFO Việt Nam: />3. Hiệp hội lương thực Việt Nam: />4. Tin tức nông nghiệp: http: //www.tintucnongnghiep.com.
5. Niên giám thống kê 2009, 2010.
6. Luanvan.vn

7. Tieuluan.vn

×