Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đáp án ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC (ĐỀ SỐ 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.28 KB, 2 trang )

ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN ( đề số 5)
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
1 Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác nghệ thuật của nhà văn
Nam Cao

1 Nghệ thuật phải phản ánh và phục vụ đời sống của con người, người
nghệ sĩ phải mở hồn ra để đón lấy những vang động của cuộc đời.
0,5
2 Nghệ thuật phải có nội dung nhân đạo: thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ
tâm hồn "làm cho người gần người hơn".
0,5
3 Nghệ thuật đồng nghĩa với sự sáng tạo, 05
4 Lao động nghệ thuật là lao đông nghiêm túc, công phu, người viết
phải có lương tâm, không được cẩu thả.
0,5
2
Bàn về câu nói: “ Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát,
không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.

1
Giải thích vấn đề cần bàn luận:
Khi gặp điều gì đó mà bản thân không thể giải quyết được thì
cần hỏi ai đó để có được sự trợ giúp và có thể giải quyết được
vấn đề. Nhưng do tâm lí sợ bị người khác chê cười, đánh giá
thấp nên im lặng, dấu dốt. Nếu kéo dài tình trạng này thì mình
trở thành người dốt nát. Câu nói này nhằm nhắc nhở chúng ta
thường xuyên học hỏi để bổ sung kiến thức kịp thời.

2
Đánh giá vấn đề: Đây là quan niệm đúng đắn vì:


+ Không ai hiểu biết tất cả mọi lĩnh vực nên cần giao lưu học
hỏi lẫn nhau để nâng cao kiến thức.
+ Không biết chỗ nào cần hỏi ngay chỗ ấy để kiến thức được
bổ sung kịp thời, thường xuyên.
0,75
3
Bàn luận:
+ Hỏi không có gì xấu hổ mà biểu hiện của tính ham học, ham
hiểu biết. Tuy nhiên cần chịu khó suy nghĩ, tự học.
+ Nên lựa chọn người đáng tin cậy để hỏi và tiếp thu có chọn
lọc.
0,75
4
Nêu ý nghĩa vấn đề: (bài học nhận thức, hành động của tư
tưởng đạo lí)
Khi đã cố gắng hết sức mà không nghĩ ra, không giải quyết
được thì cần hỏi, tránh tâm lí ngại hỏi, dấu dốt để rốt cuộc trở
thành người dốt nát.
0,5
3 Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đúa trẻ của Thạch
Lam.
5,0
1 . “Hai đứa trẻ” là tác phẩm xuất sắc cho thể loại truyện ngắn –trữ
tình của Thạch lam. Sức hấp dẫn của truyện ngắn này là ở nghệ thuật
tả cảnh, tả tình. Có thể thấy điều đó qua bức tranh phố huyện được
miêu tả trong tác phẩm.
0,75
2 Phố huyện trong tác phẩm có nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng-
nơi Thạch Lam từng sống một tuổi thơ buồn và không ít lận đận.
Phố huyện qua ngòi bút của thạch Lam đã trở thành một miền đời bị

quên lãng, thiếu sinh khí, hơi thở của sự sống cứ đuối dần, héo
hắt,ảm đạm.
- Phố huyện đợc miêu tả trong thời điểm từ ngày tàn đến đêm tàn:
nắng tắt dần,tiếng trống thu không rời rạc, khô khan vang lên trên
chòi canh nhỏ. đó là một miền quê xơ xác, tiêu điều, quẩn quanh,
mòn mỏi. ở đó âm thanh tha thớt dần, ánh sáng yếu ớt dần, hơi thở
của một ngày cứ tan rã dần theo từng khắc thời gian. Đêm đến thì cả
phố huyện chìm vào màn đen của bóng tối . Cả phố huyện bị nuốt
vào bóng đen của đêm tối nh chìm vào h không.
- Phố huyện có một phiên chợ tàn ( chính phiên) không một chút sôi
động, không một vẻ sầm uất. Hàng quán lèo tèo, tha thớt, đơn sơ, ế
ẩm bãi đát bốc lên một mùi cơ cực.
- Phố huỵên có một dãy phố nghèo với những căn nhà xiêu vẹo tranh
tối, tranh sáng có một chòm làng trầm lặng sau rặng tre lêu nghêu
trong bóng tà dơng.
- Phố huyện có một ga xép cỏn con, tủi sầu , côi cút nh bị bỏ quên.
- Phố huyện có những đồ vật tàn : Một cái chõng tre ọp ẹp sắp gẵy,
một manh chiếu xơ mớp, một cây đàn cũ kĩ còm cõi, một cái chậu
sắt rúm ró loang lổ, một cái đèn dầu Hoa kỳ leo lét…
- Phố huyện có những kiếp ngời tàn đang sống ngoi ngóp : một bà cụ
Thi điên nghiện rợu, một gia đình bác xẩm sống trên manh chiếu
rách, mẹ con chị Tý ngày đi mò cua bắt tép, tối đến bán nớc, những
đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt thanh tre, thanh nứa ở bãi chợ, chị em
Liên phải bỏ học trông coi gian hàng tạp hoá nhỏ xíu.
Có thể nói, con ngời nơi phố huyện đang sống trong nhịp sống tẻ
nhạt đơn điệu “ngày nào”, “chiều nào”. Họ không có niềm vui, hạnh
phúc, họ đang cầm cự trong vô vọng, đặc biệt những đứa trẻ thơ
không có tuổi thơ. Cuộc đời họ quan hệ mật thiết với bóng tối nơi
phố huyện.


3 Phố huyện là bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam trước cách
mạng, là cái ao tù đang nhấn chìm cuộc sống của những kiếp người
tàn.
0,75
4 Thạch Lam đã miêu tả bức tranh phố huyện một cách tự nhiên, sinh
động bằng một giọng văn đầy cảm xúc, thân thương.
0,5
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai – THPT Nga Sơn, Thanh Hóa

×