Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Luận văn thạc sỹ: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ của VĐV nam 1213 tuổi các lớp Bóng rổ nghiệp dư Thành phố Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.87 KB, 82 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong số các môn thể thao hiện đại được thi đấu ở các đại hội Olympic thì
môn Bóng rổ là môn thể thao có lịch sử tương đối sớm. Theo các sách về lịch sử
thể thao Olympic và sách giáo khoa về môn Bóng rổ thì môn Bóng rổ ra đời vào
năm 1891 tại Mỹ. Trải qua hơn 100 năm, Bóng rổ đã phát triển nhanh chóng cả
về kỹ thuật, chiến thuật, phương tiện dụng cụ và luật lệ thi đấu…. Một trong
những thành tựu phát triển nổi bật là trình độ Bóng rổ của các nước có nền thể
thao phát triển như Mỹ, Nga, Brazin, Cuba, Trung Quốc đã đạt tới trình độ rất
cao. Trong một thời gian của trận đấu nhịp độ thi đấu diễn ra hết sức căng thẳng,
quyết liệt, cam go, đòi hỏi VĐV không những phải có trình độ kỹ thuật điêu
luyện, hợp lý có tâm lý thi đấu vững vàng mà còn phải có một trình độ thể lực
phi thường.
Để có được trình độ Bóng rổ cao như hôm nay, theo nhiều chuyên gia
Bóng rổ nổi tiếng như: Siđơn (Mỹ), Cubasốp ( Nga), Tăng Phàn Huy (Trung
Quốc)… thì “yếu tố phát hiện sớm và chính xác các nhân tài để đưa vào tập
luyện một cách khoa học là yếu tố quan trọng hàng đầu”.
Do các nước có nền thể thao tiên tiến như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật đã
xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn từ tuyển chọn ban đầu (tức đánh
giá mức độ phù hợp tập luyện) đến tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV ở các giai đoạn
tuyển chọn theo giới tính và lứa tuổi cho tất cả các môn thể thao trong đó có
môn Bóng rổ. Bởi vậy, họ đã tuyển chọn được những VĐV có tiềm năng thể
thao tốt, đồng thời thông qua hệ thống đào tạo VĐV nhiều năm, sử dụng các
phương pháp huấn luyện có tính khoa học cao để khai thác triệt để các tiềm
năng thể thao của VĐV. Từ đó họ đã nhanh chóng đưa trình độ thể thao của họ
lên vị trí hàng đầu thế giới. Đồng thời cách làm đó của các nước đó cũng đã giải
thích tại sao VĐV Bóng rổ của nước họ đánh Bóng rổ như “ làm xiếc” trên sân
với nhịp độ cao, những tình huống gay cấn, các pha đánh bóng đẹp mắt đã cuốn
1
hút hàng triệu con tim hồi hộp trong suốt 4 hiệp thi đấu Bóng rổ trong các trận
thi đấu Bóng rổ nhà nghề và thi đấu Bóng rổ ở Olympic.
Mặc dù Bóng rổ đã ra đời từ năm 1891 tại Mỹ song lại là môn thể thao du


nhập vào Việt Nam khá muộn. Ban đầu chủ yếu là chỉ truyền bá trong một số
người Hoa và người Pháp. Sau đó phát triển rộng ra ở các thành phố có đông
người Hoa như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… Tuy vậy chưa
trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi. Đặc biệt là từ năm 1967 đến
những năm đầu của thập kỷ 90, thế kỷ 20 do sự phát triển chậm chạp của nền
kinh tế quan liêu bao cấp ở nước ta nên Bóng rổ cùng với phong trào TDTT ở
Việt Nam bị tụt hậu.
Từ năm 1994, nhất là sau chỉ thị 36/CT-TW, môn Bóng rổ dần dần phục
hồi. Năm 1996, trong giải Bóng rổ toàn quốc chỉ có 7 đội nam và 6 đội nữ tham
gia, trong đó có 2 đội nữ có tuổi đời bình quân dưới 20 tuổi, còn lại VĐV cả
nam và nữ đều trên 35 tuổi. Về trình độ kỹ chiến thuật, thể lực đều rất thấp, vì
vậy thường mỗi trận đấu các đội giành được không quá 70 điểm, nữ không quá
50 điểm.
Tổng kết nguyên nhân dẫn tới thực trạng yếu kém trên, liên đoàn Bóng rổ
Việt Nam đã nhận xét: “Chúng ta chưa chú trọng tới việc đầu tư cho phát triển
phong trào Bóng rổ quần chúng cũng như xây dựng lực lượng hậu bị cho Bóng
rổ thể thao thành tích cao. Đồng thời trong quá trình phát triển thể thao thành
tích cao chúng ta cũng chưa chú trọng tới việc xây dựng tuyển chọn và kế hoạch
huấn luyện khoa học theo phương pháp khoa học” [19].
Đó cũng là bức tranh toàn cảnh về môn Bóng rổ ở cuối thế kỷ 20 đầu thế
kỷ 21 ở nước ta. Tuy hiện nay tình hình phát triển môn Bóng rổ quần chúng
cũng như đào tạo VĐV Bóng rổ thể thao thành tích cao ở nước ta đã có nhiều
sáng sủa. Song vấn đề tuyển chọn và đào tạo VĐV Bóng rổ vẫn đang là điều hết
sức bức xúc của Bóng rổ Việt Nam.
2
Như chúng ta đã biết: Trong tuyển chọn thể thao thì khâu dự báo là cốt lõi.
Song để có thể dự báo được chính xác khoa học, cần phải xác định được các chỉ
tiêu xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá được tiềm năng về các mặt như hình thái
cơ thể, chức năng, thể lực, năng lực chuyên môn, tâm lý… của VĐV ở các giai
đoạn tuyển chọn khác nhau, lứa tuổi và giới tính khác nhau trong từng môn thể

thao cụ thể. Để có thể giúp cho việc phát hiện tài năng một cách chính xác,
thuận lợi, đồng thời có thể nắm vững được VĐV mà chúng ta đã tuyển chọn
được có thể trở thành VĐV xuất sắc trong tương lai hay không? việc đó đòi hỏi
phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện của VĐV
với môn thể thao mà họ tham gia. Rất tiếc là cho đến nay trong việc nghiên cứu
về tuyển chọn Bóng rổ ở Việt Nam mới chỉ có công trình nghiên cứu của Phạm
Văn Thảo (1999) “nghiên cứu về việc lựa chọn chỉ tiêu và xây dựng tiêu chuẩn
tuyển chọn cho nữ VĐV Bóng rổ ở Việt Nam”. Ngoài ra chưa có công trình
nghiên cứu nào đối với việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập
luyện môn Bóng rổ cho nam VĐV ở lứa tuổi thiếu niên.
Thành phố Thanh Hóa là một thành phố mới được công nhận là đô thị loại
1 khu vực Bắc miền Trung. Với bề dày về truyền thống cách mạng cũng như
truyền thống TDTT, tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Thanh Hóa nói
riêng đã đạt được những thành tựu thể thao đáng khích lệ và đứng trong tốp đầu
về thể thao Việt Nam ở các đại hội TDTT Toàn quốc. Tuy vậy, về phong trào
Bóng rổ của tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng còn
có những hạn chế nhất định. Để thúc đẩy môn Bóng rổ ở Thanh Hóa không thể
không bắt tay từ việc tìm kiếm các phương pháp phương thức phát hiện tài năng
một cách khoa học chính xác để đưa vào huấn luyện theo phương pháp khoa
học.
Chính vì tầm quan trọng của việc đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn
Bóng rổ là bước di quan trọng đầu tiên trong quá trình đào tạo tài năng thể thao.
Đồng thời xuất phát từ nhu cầu bức xúc cần phát triển nhanh chóng môn Bóng
3
rổ của Thanh Hóa theo kịp với các tỉnh thành có phong trào Bóng rổ tốt như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Yên Bái… được sự giúp đỡ của Sở
TDTT Thanh Hóa và phòng TDTT Thành phố Thanh Hóa, Tôi mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ
của VĐV nam 12-13 tuổi các lớp Bóng rổ nghiệp dư Thành phố Thanh Hóa”

Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp tài liệu tham khảo và khảo sát thực tiễn đề
tài tiến hành lựa chọn chỉ tiêu, xây dựng tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá mức
độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ cho nam VĐV Bóng rổ 12-13 tuổi thành phố
Thanh Hóa.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn việc lựa chọn chỉ tiêu đánh
giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ của VĐV 12-13 tuổi Thành phố
Thanh Hóa.
Mục tiêu 2: Xây dựng tiêu chuẩn thang đánh giá và kiểm định tính thông
báo và độ tin cậy của hệ thống tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện
của nam VĐV Bóng rổ 12-13 tuổi Thành phố Thanh Hóa trong thực tiễn.
Giả thiết khoa học: Thành tích thể thao phụ vào các nhân tố cơ bản như
hình thái, chức năng cơ thể, thể lực năng lực chuyên môn và tâm lý. Nếu trình
độ phát triển của các yếu tố này của VĐV có những dấu hiệu phù hợp tốt với
đặc điểm hoạt động môn thể thao Bóng rổ. Chắc chắn các VĐV đó sẽ dễ dàng
thành tài trong môn thể thao này.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN TRONG TUYỂN
CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN THỂ THAO.
Các khái niệm cơ bản có liên quan.
Khái niệm về đánh giá: Theo GS. Dương Nghiệp Chí thì “Đánh giá là việc
xác định mức độ phân loại kết quả test. Hay nói rộng ra là phân loại thành tích
của VĐV. Quá trình xác định ấy được gọi là quá trình đánh giá” [7tr 97]
Còn theo GS. Nguyễn Như Ý thì “Đánh giá là bàn luận xác định giá trị cao
thấp của một sự vật sự việc nào đó” [41tr327]

GS. Hình Văn Hoa của Trung Quốc thì lại có cách định nghĩa về đánh giá
như sau: “ Đánh giá trước hết đó là sự xác định giá trị, là quá trình thông qua đối
chiếu với tiêu chuẩn nào đó để phán đoán kết quả đo lường kiểm tra, đồng thời
đem lại cho kết quả này một giá trị và ý nghĩa nhất định” [43tr61]
Aulic của Nga cũng có quan điểm đồng nhất với Hình Văn Hoa và nhấn
mạnh tới việc dùng phương pháp so sánh đối chứng với một tiêu chuẩn đã được
xây dựng khoa học để phán đoán kết quả đo lường”
Từ các khái niệm trên, chúng tôi rút ra khái niệm chung về đánh giá đó là:
sự xác định giá trị và thông qua đối chiếu với tiêu chuẩn đã được xây dựng để
phán đoán kết quả đo lường kiểm tra và đem lại cho kết quả này một giá trị và ý
nghĩa nhất định.
Cũng cần nhấn mạnh là trong đánh giá các nhà khoa học đo lường thể thao
như Aulic (1981) Hình Văn Hoa (1985) đều đã đem đánh giá trong thể thao chia
thành 3 loại là:
- Đánh giá chẩn đoán hoặc còn gọi là đánh giá dự báo.
- Đánh giá thời kỳ hoặc còn gọi là đánh giá quá trình.
- Đánh giá tổng hợp hay còn gọi là đánh giá cuối cùng
Khái niệm về tiêu chuẩn:
5
Theo GS. Nguyễn Như Ý: Tiêu chuẩn là một chuẩn mực để đo đạc xác
định đánh giá chất lượng phẩm chất trình độ của một sự việc, sự vật nào đó
[43tr926]. Còn GS. Dương Nghiệp Chí thì khái niệm tiêu chuẩn đánh giá trong
thể thao là “tiêu chuẩn xếp loại VĐV lấy giá trị giới hạn của thành tích làm cơ
sở” .[7tr99]
Cũng theo các nhà đo lường thể thao thì trong đánh giá trình độ tập luyện
trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao thường tồn tại 3 loại tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn so sánh: Đó là tiêu chuẩn được xác định tiêu chuấn so sánh
trên cơ sở so sánh những người cùng một tổng thể ( Ví dụ cùng môn thể thao,
cùng nhóm tuổi v v) nhờ thang đánh giá được xây dựng dựa vào giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn theo quy tắc ±

σ
Tiêu chuẩn riêng: là tiêu chuẩn dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số ở cùng
một VĐV trong các trạng thái khác nhau.
Tiêu chuẩn cần thiết: là tiêu chuẩn dựa trên cơ sở phân tích con người cần
biết làm gì để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong cuộc sống. [7tr100]
Khái niệm về mức độ phù hợp (thích hợp) tập luyện (một môn thể thao nào
đó):
Trong thực tiễn thể thao chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có những người
cao lớn thường tập luyện rất tốt môn Bóng chuyền, Bóng rổ… song lại rất khó
thực hiện các động tác xà đơn, xà kép của môn Thể dục… Đó là vì mỗi môn thể
thao lại có những yêu cầu khác nhau đối vói hình thái cơ thể và chức năng cơ
thể thể lực và tâm lý… Vì vậy những ai đáp ứng được yêu cầu về các mặt đó của
một môn thể thao nào đó được các nhà khoa học gọi là khả năng thích hợp hoặc
phù hợp tập luyện môn thể thao đó. Trong tuyển chọn thể thao, các nhà tuyển
chọn thường chọn những VĐV có trình độ hoặc mức độ phù hợp cao với môn
thể thao đó thì VĐV có thể nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật nâng cao được
thành tích thể thao và dễ thành tài trong môn thể thao có mức độ phù hợp cao
đó.
6
Sự phù hợp tập luyện đối với một môn thể thao nào đó được thể hiện rất rõ
ở sự thích ứng tập luyện trong các giai đoạn huấn luyện.
Như vậy, mức độ phù hợp tập luyện với một môn thể thao nào đó cũng
chính là trình độ tập luyện của VĐV ở môn thể thao đó.
Còn theo Bungacôva (1978) thì đánh giá mức độ phù hợp (thích hợp) tập
luyện chính là một loại tuyển chọn định hướng thể thao. Bà nói: “Định hướng
thể thao tức là làm rõ đối với một người mới tập (một em bé hoặc một thanh
niên) môn thể thao nào là thích hợp hơn cả”
Aulic Hình Văn Hoa cũng có cùng quan điểm với Bungacôva. Hai ông cho
rằng: Việc xác định khả năng thích hợp tập luyện một môn thể thao nào đó
chính là khâu chủ yếu của tuyển chọn định hướng thể thao. [1], [42]

Còn một số nhà khoa học về học thuyết Huấn luyện như Harre, Điền Mạch
Cửu lại quan niệm rằng: “ Trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV có nhiều
cấp. Ở giai đoạn huấn luyện ban đầu là đánh giá mức độ phù hợp tập luyện với
những môn thể thao chuyên sâu.Ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 là đánh giá trình độ
thích ứng với giai đoạn huấn luyện chuyên sâu ban đầu và giai đoạn chuyên môn
hóa sâu…” [12]. [14].
Vì vậy có thể thấy đánh giá mức độ phù hợp tập luyện một môn thể thao
nào đó cũng chính là đánh giá trình độ tập luyện của VĐV.
Khái niệm trình độ tập luyện:
Trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều thành tố y sinh, tâm lý, kỹ
chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài
của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các biện pháp bổ trợ ngoại
sinh khác.
Khái niệm về quá trình biến đổi lâu dài của quá trình tập luyện luôn luôn
gắn liền với các phạm trù “ Phát triển” và “ Thích nghi”.
Phát triển là một quá trình những biến đổi trạng thái của tất cả các thành tố
tạo nên thực thể trong tự nhiên và xã hội diễn ra theo quy luật nhất định.
7
Sự biến đổi các thực thể đó có mối quan hệ tương hỗ về lượng và chất;
tính ngẫu nhiên, tính đa dạng của những biến đổi đó theo xu hướng chung và tồn
tại lâu dài.
Sự phát triển trình độ tập luyện nhờ tác động lâu dài của lượng vận động
tạo nên những biến đổi chức năng và cấu trúc trong các cơ quan và các hệ thống
cơ thể. Tuy nhiên, mọi quá trình phát triển đều theo hướng tịnh tiến (bước một)
thường gắn với các yếu tố có tính chất chu kỳ. Do đó, quá trình phát triển trình
độ tập luyện được thực hiện không theo đường vòng, không theo đường thẳng
mà dường như theo đường xoáy chôn ốc, bao gồm cả các yếu tố đối lập nhau.
Nghĩa là vừa có tính chu kỳ, vừa có dạng tuyến tính (đường thẳng) trong quá
trình phát triển của trình độ tập luyện.
Nếu xem xét quá trình phát triển trình độ tập luyện ở tầm chu kỳ dài hạn

thông qua lăng kính “ trạng thái sung sức thể thao” thì cũng cần phải lưu ý tới
tính chất xoáy chôn ốc của quá trình phát triển trình độ tập luyện.
Trong phạm vi một chu kỳ huấn luyện dài hạn, trạng thái của VĐV thường
thay đổi theo quy luật và theo từng giai đoạn: Giai đoạn có trạng thái sung sức
thể thao (tương ứng với trình độ tập luyện cao) được thay bằng giai đoạn tương
đối ổn định và tiếp theo là giai đoạn suy giảm tạm thời trạng thái sung sức thể
thao. Ngoài ra, mỗi một chu kỳ mới, như thường lệ, đều có điểm khác với chu
kỳ trước đó ở chỗ sự phát triển trình độ tập luyện ở mức độ cao hơn. Sự phát
triển trình độ tập luyện theo từng giai đoạn và mang tính chu kỳ, do vậy tính
chất lặp lại là quy luật phổ biến và chung nhất với bất kỳ quá trình phát triển
trình độ tập luyện nào.
Đề tài cho rằng thời lượng từng giai đoạn phát triển trạng thái sung sức thể
thao có mỗi quan hệ tương hỗ: Ví dụ: Giai đoạn 1 diễn ra mạnh bao nhiêu thì
giai đoạn 2 tới nhanh bấy nhiêu, như vậy thời lượng giai đoạn 1 quyết định thời
lượng giai đoạn 2. Nói một cách tổng quát là thời lượng của từng giai đoạn tùy
thuộc vào sự thay đổi các phương tiện bài tập sử dụng trong tập luyện và phụ
8
thuộc vào thời gian thích ứng với lượng vận động chuyên môn của VĐV theo
hướng đã được lựa chọn.
Tóm lại, quá trình phát triển trình độ tập luyện là một quá trình mang tính
chu kỳ và diễn biến lâu dài theo dạng xoáy chôn ốc của những biến đổi về chức
năng và cấu trúc trong tất cả các hệ thống của toàn bộ cơ thể VĐV.
1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN VÀ CHU KỲ
NHỮNG PHẢN ỨNG THÍCH NGHI CỦA VĐV THỂ THAO.
Nếu xem xét những luận điểm cơ bản về lý thuyết phát triển trên cơ sở lý
thuyết thích nghi, chúng ta nhận thấy rằng, sự phát triển trình độ tập luyện thực
chất là chu kỳ của những phản ứng thích nghi. Như vậy quá trình thích nghi là
một trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển trình độ tập luyện lâu
dài.
Ngay từ những năm 1936, Nhà khoa học Canada, Ganseley thông qua

những kết quả nghiên cứu cho rằng những chấn động Stress, căng thẳng, kể cả
lượng vận động tập luyện và thi đấu với thời gian tác động tương đối lâu dài sẽ
gây nên những phản ứng định hình gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn lo lắng, hồi hộp
ban đầu dần dần đổi sang giai đoạn đề kháng, nếu như Stress quá mạnh, quá lâu
thì phản ứng Stress chuyển sang giai đoạn kiệt sức.
Khi đề cập đến bản chất có tính chu kỳ của “ Hội chứng thích ứng” và
Ganseley giải thích sự xuất hiện giai đoạn thứ 3 này do cạn kiệt nguồn năng
lượng thích ứng. Cho đến lúc này, chưa rõ nguồn năng lượng thích ứng là gì,
nhưng bản chất tự nhiên của giai đoạn 3 về hội chứng thích ứng nói chung
chứng tỏ nguồn lực thích ứng là có giới hạn. Trong những công trình sau đó, tuy
chưa có những phương pháp xác định nguồn dự trữ năng lượng thích ứng một
cách khách quan, Ganseley đề nghị phân thành 2 loại năng lượng thích ứng:
- Một loại năng lượng thích ứng thể hiện bên ngoài, dễ nhận biết và
phục hồi được.
9
- Một loại năng lượng thích ứng có chiều sâu ẩn chứa dưới dạng dự trữ,
để bồi hoàn những nguồn năng lượng đã bị tiêu hao trong vận động,
tập luyện vào lúc nghỉ ngơi hoặc chuyển đổi sang hoạt động khác.
Trong thực tiễn thi đấu thể thao, có những trường hợp VĐV sau 2-3 tuần,
đôi khi 2-3 tháng nghỉ ngơi đầy đủ do chấn thương hoặc bị ốm, khi tham gia thi
đấu bỗng nhiên đạt thành tích cao bất ngờ. Theo quan điểm thích ứng nêu trên
có thể giải thích hiện tượng trên là nguồn dự trữ thích ứng đến mức sau hàng
tháng hoặc hơn vẫn phát huy tác dụng có hiệu quả.
Ý tưởng của Ganseley tiếp tục được phát triển trong các công trình của
các chuyên gia khác khi họ chia quá trình thích ứng thành 3 mức độ, chức năng,
các nguồn dự trữ sinh học: dự trữ sinh học ở mức độ chức năng thứ nhất là khi
chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động bình thường với đặc điểm là
các phản ứng đồng hóa (phản ứng tổng hợp) chiếm ưu thế, đối với mức độ chức
năng thứ 2 của dự trữ sinh học được biểu hiện bằng sự cân bằng giữa các phản
ứng của cả 2 quá trình đồng hóa và dị hóa ( phản ứng phân hủy). Và cuối cùng

mức độ dự trữ sinh học thứ 3, có thể được khai thác khi các tình huống căng
thẳng đòi hỏi, tất nhiên phải trả bằng giá đắt và diễn ra dưới dạng phản ứng “
Stress” cao độ.[6]
Cần phải nhấn mạnh rằng, thể thao hiện đại có mức độ cạnh tranh rất gay
gắt, phải chịu đựng những căng thẳng về tâm lý và thể lực rất lớn trong hàng
loạt các cuộc thi đấu quốc tế lớn luân phiên, liên tục cả mùa giải từ 2-4 tháng.
F.D. Meerson cho rằng: khả năng thích ứng của cơ thể không phải là vô
hạn, mỗi một tiền đề quan trọng để mở rộng các phản ứng thích ứng là kết quả
của sự thủ tiêu một phần hoặc toàn phần của quá trình thích ứng đã được hình
thành trước đó, nghĩa là cần thiết phải có giai đoạn suy thoái (lùi) thích ứng.
Hoàn toàn đúng và có lý vì trong quá trình phát triển chủng loài của con người
cũng là quá trình thích nghi lâu dài, cái gì không đáp ứng được trong bối cảnh
mới đều bị loại bỏ và thay thế bằng cái mới phù hợp hơn. [6]; [36].
10
Từ những điều trình bày trên đây, sự biến động của trình độ tập luyện
theo thời gian không diễn ra theo một lộ trình tuyến tính, ngay cả khi nâng
lượng vận động tập luyện một cách hệ thống, mà diễn biến có tính chất giai đoạn
và thang bậc khác nhau. Bởi vậy cho nên, trong lý luận cũng như thực tiễn, phải
có những thông tin đầy đủ kịp thời về những quá trình biến động diễn ra trong
quá trình tập luyện lâu dài của những biến đổi về chức năng, hình thái và sinh
hóa trong các cơ quan và hệ thống khác nhau của cơ thể. [22]; [36].
1.3. TÍNH GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MỨC ĐỘ (TRÌNH ĐỘ) PHÙ HỢP
TẬP LUYỆN CỦA VĐV THỂ THAO.
Theo các nhà khoa học về tuyển chọn như Bungacova Philin (Nga), Tăng
Phan Huy (Trung Quốc) thì sự phù hợp tập luyện một môn thể thao nào đó của
VĐV trước hết thể hiện ở năng lực thích ứng tập luyện” [4], [26], [42]
Theo các nhà khoa học này chỉ có những VĐV thích ứng tốt với tập luyện
được biểu hiện việc tăng trưởng nhanh các yếu tố của thành tích thể thao như
yếu tố hình thể, chức năng tố chất thể lực thành tích chuyên môn…thì VĐV đó

mới thực sự phù hợp tập luyện môn thể thao mà VĐV đó lựa chọn.
Chính vì vai trò quan trọng của năng lực thích ứng đó trong quá trình
huấn luyện thể thao mà việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
phải xem xét tới vai trò của năng lực thích ứng trong quá trình huấn luyện.
Các công trình nghiên cứu về đánh giá trình độ tập luyện của Aulich
(1982), Hình Văn Hoa (1985), Chung Tấn Phong (1999), Nguyễn Thế Truyền
(2005)…đã ở những góc độ khác nhau nghiên cứu và xem xét những biến đổi
diễn ra trong cơ thể VĐV nhằm đáp lại những tác động khác nhau. Các nhà khoa
học trên đã chia quá trình thích ứng tập luyện của VĐV thành 4 giai đoạn.
1. Giai đoạn 1 cấp báo: Giai đoạn này có đặc điểm là các chức phận của
các hệ thống cơ thể vượt quá mức tối đa không thể tiết kiệm được.
11
Trong tiêu hao dự trữ năng lượng của từng cơ quan, các phản ứng Stress
cũng nghiêm trọng và dễ gây chấn thương. Trong giai đoạn này chưa xuất hiện
những biến đổi mới về chức phận và hình thái trong các hệ thống khác nhau của
cơ thể.
2. Giai đoạn “ quá độ”. Giai đoạn quá độ của quá trình thích ứng lâu dài
có đặc điểm là quá trình đổi mới về hình thái và chức năng diễn ra tích cực. Đực
biệt là sự phì đại vận động trong cơ bắp và các hệ thống khác, làm hoạt hóa bộ
máy di truyền của cấu trúc tế bào, tổng hợp các thành tố trong cấu tạo Axít
Nucleotic, các Albumin, tăng cường khả năng chức phận của các hệ thống cơ
thể đang thích nghi. Hình thành “dấu vết” về mặt cấu trúc còn tản mạn. Thực
chất giai đoạn này có thể nói trình độ tập luyện đang phát triển.
3. Giai đoạn “ổn định”: Trong giai đoạn này, chẳng những phản ứng của
cơ thể dần dần giảm đi đối với các yếu tố gây ra thích ứng. Những biến đổi về
cấu trúc trong các hệ thống cơ thể khác nhau được phát triển ở mức độ nhất
định, nhờ vậy nâng cao khả năng chức phận của các hệ thống đó và đảm bảo
hoạt động tiết kiệm và ổn định. Giai đoạn này hoàn thiện quá trình hình thành
các dấu vết về mặt cấu trúc một cách hệ thống, những biến đổi về hình thái,
chức phận trong cơ thể diễn ra theo quy luật từ từ bước một.

4. Giai đoạn trạng thái “trơ ỳ” của hệ thống cơ thể đối với quá trình thích
ứng, tuy không nhất thiết xuất hiện nhưng có thể làm rối loạn quy luật trong tập
luyện thể thao khi sử dụng lượng vận động hoặc trong khi thi đấu có các tình
huống gay cấn Stress.
Dưới góc độ miễn dịch học, R.S. Suzdaluixki và V.A. Lê-van đo, cũng
chia quá trình thích ứng miễn dịch thành 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn động viên: Huy động các nguồn dự trữ của hệ miễn dịch
trong cơ thể để đáp lại lượng vận động tập luyện với cường độ thấp (nhịp tim
160lần/phút).
12
2. Giai đoạn hồi phục: Khi tăng cường độ và khối lượng của lượng vận
động tập luyện, hàng rào phòng vệ sinh lý của cơ thể thực tế vẫn được duy trì
như giai đoạn trước.
3. Giai đoạn suy giảm hồi phục: Thường quan sát thấy trong thời kỳ thi
đấu với lượng vận động cường độ có hiện tượng giảm sút miễn dịch khá rõ. Sau
khi thi đấu xuất hiện như là yếu tố Stress, hiện tượng tê liệt về chức phận của hệ
thống miễn dịch.
4. Giai đoạn 4: Sau khi sử dụng lượng vận động tập luyện giảm đi đáng
kể, quan sát thấy các chỉ số về trạng thái miễn dịch và hoocmôn được phục hồi
dần dần.
Quá trình thích ứng không phải là để lại những dấu vết giản đơn khi biến
đổi cấu trúc trong các hệ thống chức năng nào đó của cơ thể. Thực tế chứng tỏ
rằng sự biến đổi trong quá trình thích ứng đều có mối quan hệ tương hỗ giữa các
hệ thống, có sự phân phối lại nguồn dự trữ của cơ thể diễn ra trong từng giai
đoạn mới của quá trình thích ứng lâu dài để hình thành trạng thái sung sức thể
thao nhờ lượng vận động tập luyện và thi đấu hợp lý trong mỗi chu kỳ huấn
luyện dài hạn.
Những quy luật trình bày ở trên cũng có những mặt thích ứng diễn ra
trong một chu kỳ tập luyện dài hạn. Khi một chương trình thích nghi mới bắt
đầu hình thành thì cũng là lúc bắt đầu quá trình thủ tiêu cái cũ. Quan điểm này

cũng được Mátvê ép từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trước đề xuất: “ Mỗi một
lần trước khi có trạng thái sung sức thể thao mới, cần phải thủ tiêu hoặc quăng
cái cũ đi” [23]
Tính chất giai đoạn của quá trình thích nghi một lần nữa chứng minh
rằng sự phát triển trình độ tập luyện là một quá trình có tính chất chu kỳ và giai
đoạn là 1 căn cứ quan trọng để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tập luyện.
Trong mỗi chu kỳ phát triển trình độ tập luyện có một giai đoạn thích ứng
lâu dài và những biến đổi hình thái chức năng tương ứng trong các cơ quan và
13
hệ thống cơ thể. Những biến đổi về cấu trúc chịu sự tác động nhiều lần không
thể diễn ra tức thời mà đòi hỏi phải có một thời gian nhất định. Nhiều nhà huấn
luyện học như Harre (Đức), Philin (Nga), Điền Mạch Cửu (Trung Quốc) cho
rằng: “ khái niệm về biến đổi về cấu trúc cơ thể không thể tách rời về khái niệm
thời gian biến đổi nghĩa là một cấu trúc sinh học bắt đầu từ những đại phântử và
các phần cấu thành sẽ kết thúc bằng các tổ chức tế bào và từng tế bào cũng có
cuộc sống riêng của nó do những đặc điểm về cấu trúc và hoạt động riêng của
bản thân tổ chức.
Từ các quan điểm trên cho thấy sự biến đổi của trình độ tập luyện cũng
phải diễn ra theo thời gian nhất định. Sự biến đổi trình độ tập luyện không diễn
ra theo một lộ trình tuyến tính thậm chí ngay cả khi việc tập luyện diễn ra 1 cách
hệ thống thì trình độ tập luyện vẫn có tính giai đoạn và thang bậc nhất định.
Bởi vậy trong lý luận cũng như trong thực tiễn đánh giá cần phải mang
tính thời điểm chặt chẽ.
Về mối quan hệ giữa khả năng thích ứng với mức độ phù hợp tập luyện
một môn thể thao nào đó nhiều nhà khoa học về huấn luyện thể thao như Harre,
Gôzôlin, Điền Mạch Cửu cũng như các nhà khoa học về tuyển chọn như
Bungacova và những nhà đo lường và đánh giá thể thao như Aulic, Hình Văn
Hoa, Dương Nghiệp Chí đều cho rằng giữa khả năng thích ứng và mức độ phù
hợp tập luyện có mỗi tương quan thuận và khá chặt chẽ. Nghĩa là “ khi mức độ
phù hợp tập luyện càng cao thì sự biến đổi mang tính thích ứng về hình thái

chức năng, tố chất thể lực, thành tích chuyên môn cũng càng cao và ngược lại”,
[1], [7], [11], [12], [43], [44].
Bởi vậy, khi đánh giá khả năng hoặc mức độ phù hợp tập luyện một môn
thể thao nào đó của VĐV cũng đồng nghĩa là xem xét tới trình độ thích ứng tập
luyện của VĐV đã biểu hiện ra ở các mặt hình thái chức năng, tố chất thể lực,
tâm lý và thành tích chuyên môn…
14
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ.
Theo các nhà đo lường và đánh giá thể thao trong và ngoài nước như Aulic
(1982), Hình Văn Hoa (1985), Dương Nghiệp Chí (1991) thì đánh giá trong thể
thao là một loại đánh giá khác với các loại hình đánh giá khác: “Đánh giá và
phân loại trong thể thao phức tạp hơn nhiều và cần phải sử dụng số lượng lớn
các đối tượng được đánh giá và đảm bảo tính tiện ích trong sử dụng” [1], [7],
[43].
Đồng thời cũng theo các nhà khoa học về đo lường thể thao trên thì quá
trình đánh giá trong thể thao được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 là các kết quả kiểm tra của các test được lập theo thang
điểm (đây là đánh giá trung gian)
- Giai đoạn 2 là so sánh thang điểm lập được với các tiêu chuẩn cũ để
đánh giá tổng hợp và giai đoạn lập thang điểm chỉ là 1. [1], [7], [43].
Quá trình đánh giá được thực hiện theo quy trình sau:
Sơ đồ 1. Quy trình lập Test
Lập test
Đo lường Thang độ đo
Kết quả test
Đánh giá trung gian Thang đánh giá
Điểm đánh giá trung gian
Đánh giá tổng hợp Tiêu chuẩn
Kết quả đánh giá tổng hợp
15

Quá trình đánh giá có thể theo nhiều phương pháp khác nhau, bằng thang
điểm đánh giá cũng như các tiêu chuẩn đã được nghiên cứu xây dựng cho mỗi
đối tượng (nam, nữ, độ tuổi) cụ thể ở mỗi giai đoạn tuyển chọn hoặc giai đoạn
huấn luyện nhất định.
Trong quá trình đánh giá trình độ tập luyện hoặc đánh giá trong tuyển
chọn các giai đoạn. Các nhà khoa học về đánh giá và tuyển chọn phải xây dựng
các bảng điểm và thang đánh giá.
- Bảng điểm và thang đánh giá:
Các nhà đo lường thể thao như Aulic, Hình Văn Hoa, Dương Nghiệp Chí
đã dùng các bảng điểm để biểu đạt trình độ hoặc(mức độ) thành tích của thể thao
được gọi là thang đánh giá. Trong thể thao, các nhà đo lường thể thao thường sử
dụng các thang đánh giá sau: Thang tỷ lệ, thang chuẩn, thang độ C v v v
- Thang tỷ lệ thuận: Là thang điểm phân đều đặn và tỷ lệ thuận với thành
tích thể thao. Thang điểm tỷ lệ nghịch là là thang điểm được xếp sắp ngược lại
với tỷ lệ thuận.
Thang dạng Xíchma: Khuyếch đại kết quả lập Test ở phạm vi rất thấp và
rất cao. Vì vậy chỉ được sử dụng trong đánh giá trình độ thể lực chung.
- Thang chuẩn: Là thang dùng độ lệch chuẩn làm tỷ lệ xích để làm thang
đánh giá. Thang độ chuẩn được sử dụng rộng rãi gồm:
Thang độ T và thang độ C.
Thang độ T = 50+ 10
σ
XX −
= 50 + 10Z
Thang độ C = 5 + Z
( Z =
σ
XX −
)
Trong đó: Z là thành tích cần quy ra điểm


X
là giá trị trung bình của tập hợp mẫu

σ
là độ lệch chuẩn
16
Do thang độ C có điểm tối đa là 10 nên thường được sử dụng để xây dựng
tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh giá trong thể thao. Vì khi tính Z dùng giá trị cả
cộng và trừ
σ

σ
) nên sẽ có giá trị thuận và nghịch.
1.5. ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA VĐV LÀ MỘT QUÁ
TRÌNH LIÊN TỤC VÀ CÓ TÍNH GIAI ĐOẠN.
1.5.1. Tính liên tục của quá trình đánh giá.
Hiện nay, trong đào tạo VĐV thể thao thông thường kéo dài từ 8-10 năm.
Đây là một quá trình vừa huấn luyện vừa kiểm tra đánh giá để điều chỉnh huấn
luyện đồng thời để đào thải những VĐV không đáp ứng được yêu cầu của môn
thể thao chuyên sâu.
Quá trình này được tiến hành từ khi VĐV ở tuổi còn nhỏ đặc biệt là một
số môn đòi hỏi kỹ thuật như các môn Bóng bàn, Bóng rổ… để qua quá trình
huấn luyện lâu dài nhằm khai thác triệt để các tiềm năng về thể lực, kỹ thuật,
hình thái, chức năng, tâm lý của VĐV, từ đó giúp VĐV đạt được đỉnh cao thành
tích.
1.5.2. Tính giai đoạn của quá trình đánh giá trình độ tập luyện.
Trong quá trình 8-10 năm đó (thậm chí dài hơn), các nhà khoa học thể
thao có những cách chia quá trình đó thành các giai đoạn khác nhau như Harre
thì chia quá trình đào tạo VĐV thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao.
Mục đích của giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ là tạo tiền đề chung và
chuyên môn cho VĐV để VĐV có thể được tiếp tục đào tạo ở giai đoạn đào tạo
VĐV cấp cao. Trong giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ Harre lại chia thành 2 giai
đoạn: huấn luyện ban đầu và huấn luyện chuyên môn hóa [12].
Quan điểm của các nhà khoa học Liên Xô như Nôvicôp, Mátvêp (1983),
Nabatnhicova (1983), Philin (1987) đều chia quá trình huấn luyện thành 4 giai
đoạn là:
- Giai đoạn huấn luyện ban đầu.
17
- Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ban đầu.
- Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu.
- Giai đoạn huấn luyện hoàn thiện thể thao. [23], [26]
Các tác giả của Trung Quốc như Diên Phong (1999), Điền Mạch Cửu
(2000) thì phân chia quá trình huấn luyện thành:
Ba giai đoạn lớn ( 4 giai đoạn nhỏ):
-Giai đoạn huấn luyện ban đầu (1 giai đoạn)
-Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu (2 giai đoạn)
-Giai đoạn nâng cao hoặc còn gọi là hoàn thiện và duy trì thành tích thể
thao (1 giai đoạn) [27], [44].
Ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn, Nguyễn Thế
Truyền cũng có cách phân chia giai đoạn huấn luyện như các nhà khoa học Nga
và Trung Quốc.
Trên cơ sở phân chia các giai đoạn này mà nhiệm vụ và yêu cầu của
tuyển chọn và đánh giá cũng phân chia thành các giai đoạn tương ứng. Như
tuyển chọn và đánh giá trình độ ban đầu; tuyển chọn và đánh giá trình độ chuyên
sâu; tuyển chọn và đánh giá trình độ hoàn thiện thể thao v v
1.6. CÁC XU HƯỚNG CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA VĐV THỂ THAO.
Hiện nay chất lượng, hiệu quả đào tạo VĐV thể thao của Thế giới nói

chung và đối với mỗi quốc gia nói riêng phụ thuộc vào trình độ khoa học hóa
trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao. Trong đó đặc biệt coi trọng việc khoa
học hóa việc xây dựng chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV các cấp nói chung
và chỉ tiêu tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn
luyện nói riêng.
Tổng hợp các nguồn tư liệu tham khảo trong và ngoài nước, ta có thể
thấy xu thế nghiên cứu về đánh giá trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao có
một số xu hướng cơ bản sau:
18
1, Tăng cường nghiên cứu về khoa học dự báo trong đánh giá trình độ
tập luyện và trong tuyển chọn thể thao.
Như chúng ta đều biết, khoa học dự báo là linh hồn của tuyển chọn và
cũng là linh hồn của đánh giá trình độ tập luyện trong thể thao. Bởi lẽ, dự báo
được xây dựng trên nền tảng di truyền học và các quy luật phát dục sinh trưởng
cơ thể và phát triển thể lực, năng lực thể thao. Chỉ có dựa trên cơ sở khoa học dự
báo mới có thể lựa chọn được các chỉ tiêu, xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá
đồng thời mới có chỗ dựa khoa học cho việc đánh giá trong tuyển chọn và huấn
luyện.
2, Ngày càng đi sâu khám phá các dấu vết trong di truyền học như “
gien”, vân tay của VĐV để làm cho việc kiểm tra đánh giá trong tuyển chọn và
huấn luyện càng có hiệu quả kinh tế và độ chính xác cao hơn.
3, Một xu hướng khá nổi bật khác là các nhà khoa học tuyển chọn đang
tìm các phương thức kết hợp chặt chẽ giữa tuyển chọn với huấn luyện để thông
qua huấn luyện có thể thực hiện công tác tuyển chọn và ngược lại, cũng thông
qua tuyển chọn để thúc đẩy huấn luyện.
4, Trong quá trình nghiên cứu về đánh giá, các nhà khoa học cũng đã
triển khai rộng rãi việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá từng phần,
từng mặt từng yếu tố của thành tích thể thao như thể lực, chức năng, năng lực kỹ
chiến thuật, phẩm chất tâm lý…để kịp thời phân tích đánh giá về hiệu quả huấn
luyện từng phần kết hợp với xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp để đánh giá

trong chu ki huấn luyện hoặc trong đánh giá tuyển chọn vận động viên ở các giai
đoạn tuyển chọn
5, Về khâu tổ chức kiểm tra đánh giá cũng được các nhà khoa học về
tuyển chọn chú trọng hơn để nâng cao hiệu xuất, giảm bớt thời gian, nhân lực,
vật lực mà vẫn đảm bảo hiệu suát đánh giá và tuyển chọn.
19
Việc kiểm tra đánh giá sẽ đươc tiến hành thường xuyên liên tục để giúp
cho viêc điều chỉnh kế hoạch và nội dung huấn luyện nhằm làm cho việc huấn
luyện đạt được kết quả tối ưu.
6, Tính chuyên sâu và tính chuyên biệt trong đánh giá ngày càng rõ nét.
Điều này thể hiện ở việc vận dụng sâu rộng hơn các thành tựu của các môn khoa
học kề cận và cơ bản như sinh hóa, sinh cơ làm cho hiệu xuất đánh giá cao hơn.
Đồng thời còn lợi dụng thành quả nghiên cứu của khoa học công nghệ như các
máy chẩn đoán y sinh v v để nâng cao tính hiệu quả trong tuyển chọn đánh giá.
Tính chuyên sâu còn thể hiện ở việc nghiên cứu các tiêu chuẩn tuyển chọn và
đánh giá cho từng môn chuyên sâu hẹp.
1.7. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA MÔN BÓNG RỔ.
1.7.1. Đặc điểm kỹ chiến thuật của môn Bóng rổ.
Kỹ thuật Bóng rổ là “tên gọi chung của các động tác chuyên môn mà
VĐV sử dụng trong thi đấu để tấn công và phòng thủ” [47tr38].
Kỹ thuật Bóng rổ bao gồm các động tác di động như chạy, nhảy dừng
gấp quay người, không bóng, các động tác khống chế điều khiển bóng như bắt
bóng, chuyền bóng, dẫn bóng ném rổ. Đồng thời còn bao gồm cả các động tác
phòng thủ như: Cướp bóng, đánh bóng, cắt bóng, cướp bóng dưới rổ… và các hệ
thống động tác đa dạng khác phối hợp với nó để tổ hợp thành hệ thống động tác
kỹ thuật trong kỹ thuật đánh Bóng rổ.
Cũng theo các chuyên gia Bóng rổ Quốc tế như: Banicop (Nga), Tôn
Dân Trị (Trung Quốc) thì “kỹ thể thao là một kiểu (mô thức) cách đã được lý
tưởng hóa và bao gồm động tác quy phạm tắc, cần phải phù hợp với luật thi đấu
lại vừa phù hợp yêu cầu đối kháng công thủ và phù hợp với nguyên lý vận động

cơ thể. Mặt khác lại có thể phát huy được đặc điểm cá nhân để có thể hoàn thành
nhiệm vụ công thủ cụ thể. Từ đó mà thể hiện ra tính chuyên môn và tính hợp lý
của phương pháp động tác” [47tr38]
Đặc trưng chủ yếu của kỹ thuật Bóng rổ là:
20
Thứ nhất là cần có sự kết hợp giữa động tác cơ thể với việc khống chế
bóng. Kỹ thuật Bóng rổ khác với các môn bóng khác ở chỗ VĐV dùng tay trực
tiếp khống chế điều khiển bóng, đồng thời phối hợp với động tác thân người để
tạo ra các loại động tác chuyên môn. Do vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp hết sức
nhịp nhàng giữa động tác thân người với động tác tay khống chế điều khiển
bóng, dẫn bóng, tranh cướp bóng…
Thứ hai là: Sự kết hợp giữa động thái và đối kháng. Thực tế thi đấu Bóng
rổ là quá trình động của sự tấn công và đối kháng giữa hai đội bóng. Tất cả các
kỹ thuật đều được thực hiện một cách nhanh chóng, chuẩn xác, thực dụng biến
hóa nhiều trong đối kháng động đã nói lên đầy đủ tính hợp lý, tính sáng tạo
trong việc giành chủ động về không gian và thời gian của hai đội trên sân.
Thứ ba là : Sự kết hợp giữa ổn định tương đối với sự ứng biến linh hoạt.
Trong đánh Bóng rổ mọi khâu, động tác đều có tính ổn định tương đối, song nó
còn tùy thuộc vào điều kiện trên sân biến đổi mà có sự biến đổi theo, đồng thời
lại phải kịp thời phải tạo ra các kỹ năng mang tính mở để đối ứng với tình
huống.
Thứ tư là: Kết hợp giữa tính quy phạm với sự khác biệt cá thể. Trong thi
đấu Bóng rổ mọi hành vi kỹ chiến thuật đều phải phù hợp với luật và động tác
phải phù hợp vưói nguyên lý chung của kỹ thuật mới có thể phát huy được hiệu
quả tối ưu. Song do đặc điểm cá nhân của mỗi VĐV lại có sự khác nhau nên
biểu hiện ra các phong cách kỹ thuật khác nhau. Trong thi đấu Bóng rổ không
coi trọng hình thức bề ngoài của động tác mà ngược lại rất coi trọng hiệu quả
thực tế của động tác. Vì vậy cần phải kết hợp giữa tính quy phạm và sự khác
biệt cá thể để tạo ra hiệu quả thực tế thi đấu cao.
Về đặc điểm chiến thuật của Bóng rổ:

Do Bóng rổ là môn đối kháng trực tiếp trên sân nên để giành được thắng
lợi trong thi đấu, ngoài đòi hỏi VĐV phải có chiến thuật phòng thủ cá nhân tốt
21
còn phải biết phối hợp chiến thuật với đồng đội. Trong Bóng rổ hiện đại thường
dùng các chiến thuật chủ yếu sau:
Chiến thuật tấn công có:
1, Cá nhân (kèm người có bóng và không có bóng)
2, Theo nhóm (phối hợp 2,3,4 người )
3, Toàn đội ( tấn công nhanh, phá kèm người, phá liên phòng)
Chiến thuật phòng thủ có:
1, Phòng thủ cá nhân ( phòng thủ có bóng và không có bóng)
2, Phòng thủ theo nhóm ( phòng thủ 2 người, 2 người, 4 người)
3, Toàn đội ( phòng thủ hỗn hợp, phòng thủ kèm người và phòng thủ liên
phòng)
Đặc điểm nổi bật trong họat động chiến thuật của Bóng rổ là:
Thứ nhất phải có trình độ kỹ thuật phòng thủ và ý thức chiến thuật phòng
thủ tốt.
Thứ hai là sự phối hợp chiến thuật nhuần nhuyễn các loại hình chiến
thuật trên sân.
Thứ ba là cần có chiến thuật đối ứng phù hợp với thế trận trên sân mới có
thể đạt được hiệu quả thi đấu tốt.
Thứ tư: Đòi hỏi VĐV phải có thể lực hết sức sung sức.
1.7.2. Đặc điểm hoạt động thể lực của VĐV Bóng rổ
Thi đấu Bóng rổ hiện đại đòi hỏi VĐV môn thể thao này phải có thể lực
toàn diện, phát triển ở trình độ cao để có thể thi đấu căng thẳng trong các trận
đấu kéo dài (1 đến 2 giờ) và với mật độ thi đấu dày đặc. Vì vậy có những yêu
cầu cụ thể với các tố chất thể lực như sau:
- Tố chất sức mạnh:
Trong Bóng rổ hiện đại, năng lực sức mạnh được biểu hiện trong các
động tác nhảy, động tác chèn người động tác ném bóng chuyền bóng xa…

22
Trong ba loại sức mạnh: Sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền
thì “ sức mạnh tốc độ đóng vai trò chủ yếu trong Bóng rổ” [30tr206]. Các
chuyên gia Bóng rổ đã thống kê các động tác dùng sức mạnh có tới 70% động
tác dùng sức mạnh tốc độ. Song trong các động tác rắn như phòng thủ, cướp
bóng… thường đòi hỏi sức mạnh tối đa và sức mạnh tĩnh lực nhiều hơn. Có thể
nói sức mạnh là một trong những tố chất thể lực chủ yếu và quan trọng của
VĐV Bóng rổ.
- Tố chất sức nhanh (tốc độ).
Tố chất sức nhanh là chỉ năng lực thực hiện nhanh chóng các động tác.
Sức nhanh được biểu hiện ở thời gian phản ứng. Sức nhanh động tác đơn và sức
nhanh di chuyển.
Trong hoạt động Bóng rổ, đòi hỏi VĐV cần phải có cả 3 loại hình biểu
hiện của sức nhanh. Đó là phản ứng nhanh với bóng chuyền đến hoặc các hành
vi cản phá của đối phương… đồng thời nhanh chóng dùng các động tác thân
người như né tránh hoặc động tác tay để điều khiển bóng hoặc tranh cướp
bóng… Mặt khác, trong nhiều trường hợp tranh cướp bóng, chạy chỗ thoát
phòng thủ hoặc trong tấn công nhanh đều cần đến tố chất sức nhanh đặc biệt là
sức nhanh di chuyển.
- Tố chất sức bền:
Tập luyện và thi đấu Bóng rổ hiện đại thường có lượng vận động rất lớn
đặc biệt hoạt động với cường độ cao kéo dài thời gian với nhịp độ thi đấu cao,
các động tác kỹ thuật thực hiện với cường độ mật độ rất lớn, trong khi đó lại có
sự cản phá quyết liệt của đối phương tạo ra áp lực tâm lý lớn, nên mức độ mệt
mỏi của VĐV rất lớn. Vì vậy đỏi hỏi VĐV phải có sức bền tốt mới có thể duy trì
được kỹ chiến thuật hoàn thành được nhiệm vụ tập luyện và thi đấu.
Trong Bóng rổ sức bền mà VĐV đòi hỏi vừa phải có sức bền ưa khí vừa có
sức bền yếm khí biểu hiện trong sức bền tốc độ và khả năng duy trì nhịp độ
trong suốt trận đấu.
23

- Tố chất khéo léo: VĐV Bóng rổ đòi hỏi phải có năng lực khéo léo cao.
Trong ba loại mức độ về khéo léo là:
Mức độ thứ nhất: Là sự chính xác về không gian và khả năng phối hợp vận
động nói chung.
Mức độ thứ hai: Là sự chính xác về không gian và khả năng phối hợp vận
động trong thời gian eo hẹp.
Mức độ thứ ba: là sự chính xác về không gian và khả năng phối hợp vận
động trong thời gian eo hẹp và trong những điều kiện luôn thay đổi. Trong Bóng
rổ cả ba mức độ khéo léo đều cần đối với VĐV. Song cần hơn cả là mức độ
khéo léo thứ 3. Tố chất khéo léo đối với VĐV Bóng rổ có ý nghĩa rất lớn để
hoàn thiện nâng cao kỹ thuật và tiếp thu kỹ thuật mới.
- Tố chất mềm dẻo và khả năng thả lỏng:
Mềm dẻo là một tố chất giúp VĐV Bóng rổ có thể thực hiện được các động
tác với biên độ lớn và các động tác biết lách, tranh cướp bóng tầm cao và tầm
thấp. Độ mềm dẻo mà VĐV Bóng rổ cần là dẻo khớp hông vai, cổ chân cổ tay
và cột sống. Kỹ năng thả lỏng các nhóm cơ cũng rất cần thiết đối với VĐV Bóng
rổ nhằm giúp VĐV thực hiện tốt các động tác kỹ thuật.
Tóm lại: Trong hoạt động Bóng rổ có những đặc điểm riêng về kỹ thuật,
chiến thuật, luật chơi và từ đó cũng có những yêu cầu rất riêng đối với sự phát
triển các tố chất thể lực. Điều này cần được quan tâm trong quá trình đánh giá
mức độ phù hợp tập luyện cũng như đánh giá trong quá trình tuyển chọn ở các
giai đoạn chuyên sâu hóa khác của VĐV Bóng rổ.
1.8. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH VĐV BÓNG RỔ CẤP CAO.
1.8.1. Tuổi bắt đầu tham gia huấn luyện và tuổi đạt thành tích cao của
VĐV Bóng rổ.
Việc xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV phải dựa vào các kết quả nghiên cứu về độ tuổi tham gia tập luyện ( nhận
vào các lớp nghiệp dư) và độ tuổi đạt thành tích cao (vào đội tuyển Olympic).
24
Việc nghiên cứu độ tuổi tham gia tập luyện và tuổi đạt thành tích cao đối

với VĐV Bóng rổ đã được các nhà khoa học tuyển chọn của Nga, Trung Quốc,
Mỹ nghiên cứu và họ đã thu được các kết quả như trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tuổi bắt đầu tập luyện và tuổi đạt thành tích cao môn Bóng rổ ở
một số nước trên thế giới.
Nước Tuổi bắt đầu tập luyện Tuổi đạt thành tích cao
Nam Nữ Nam Nữ
Nga 9-14 9-12 20-21 ≈19-20
Mỹ 8-12 8-10 19-20 18-19
Trung Quốc 10-13 9-12 21-22 20-21
Trích từ “ Lý luận và phương pháp tuyển chọn VĐV của Vương Kim Xán)
Từ kinh nghiệm đào tạo VĐV Bóng rổ của các nước trên thế giới cho thấy
họ đào tạo VĐV Bóng rổ từ rất sớm. Song ở Việt Nam do điều kiện vật chất sân
bãi còn hạn chế nhất là các nhà tập Bóng rổ trong nhà, các loại Bóng và rổ dành
cho lứa tuổi nhỏ còn hạn chế nên thông thường tuổi bắt đầu tập luyện đều tương
đối muộn. Ở một số tỉnh có phong trào Bóng rổ phát triển như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Quảng Ninh thì các trung tâm mới chỉ tuyển lựa
các em 12,13 tuổi vào các lớp năng khiếu nghiệp dư. Bởi vậy giai đoạn tuyển
chọn ban đầu hiện nay ở nước ta mới chỉ có thể triển khai ở lứa tuổi 12-13.
1.8.2. Đặc điểm mô hình VĐV cấp cao môn Bóng rổ.
Theo Bungacova (1978), Tăng Phần Huy (1992), Philin (1996), Vương
Kim Xán (2005) thì “ đặc trưng mô hình VĐV xuất sắc là sự mô tả khách quan
mô hình trạng thái các nhân tố chức năng, năng lực thể thao chủ yếu của VĐV
trình độ cao khi họ đang ở vào trạng thái thi đấu cao nhất” [4], [25], [42], [46].
Từ khái niệm này, các nhà khoa học tuyển chọn như Philin, Tăng Phàn
Huy, Vương Kim Xán đã mô tả mô hình của VĐV Bóng rổ xuất sắc như sau:
(xem bảng 1.2.)
Bảng 1.2. Đặc trưng mô hình năng lực thể thao của VĐV Bóng rổ xuất sắc
25

×