Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Luận Án Thực trạng và giải pháp về năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên tiếng Anh và hiệu quả tiếp thu của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.68 KB, 16 trang )

1
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

LỜI MỞ ĐẦU
“Trong luận án tóm tắt này, tất cả những số liệu và bảng biểu
được đánh số như trong luận án”
Có thể khẳng định, ở bất cứ quốc gia nào, trong bất cứ
nền giáo dục nào, xuất phát điểm và đích đến chính là chất
lượng giáo dục. Trong đó, người dạy và người học là hai nhân tố
quan trọng hàng đầu tác động tới vấn đề chất lượng giáo dục. Về
phía người học, hiệu quả nhận thức đến đâu quả thực phụ thuộc
rất nhiều vào tư chất và phương pháp học tập. Tương tự như thế,
về phía người dạy, vấn đề tư chất và hơn thế, phương pháp giảng
dạy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả truyền thụ kiến thức.
Một người giáo viên có thể có những ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực đến hàng nghìn học trị dựa trên những gì họ
truyền thụ trên giảng đường. Chính vì vậy, quan tâm đến chất
lượng giảng dạy của giáo viên là một trong những vấn đề quan
trọng hàng đầu và ln nóng hổi trong nền giáo dục. Hoa Kỳ một trong những đất nước có nền giáo dục phát triển nhất thế
giới – hằng năm vẫn có giải thưởng dành cho giáo viên xuất
sắc nhất được lựa chọn một cách nghiêm túc và công bằng từ
hàng triệu giáo viên trên toàn lãnh thổ. Sự trân trọng người
thầy giáo, đặc biệt là người có phương pháp giảng dạy xuất sắc
ở đất nước phát triển nhất thế giới là hình mẫu tích cực cho các
nền giáo dục khác trên thế giới soi vào và học tập.



2
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

Với mong muốn cùng góp một phần nhỏ bé vào công
cuộc cải tạo nền giáo dục nước nhà, chúng tôi hướng đến mục
tiêu nghiên cứu, đánh giá một cách chân thực và toàn diện thực
trạng giảng dạy, năng lực giảng dạy và hiệu quả giảng dạy của
giảng viên giảng dạy môn tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên –
trung tâm giáo dục của khu vực trung du miền núi phía Bắc
Việt Nam. Vì thế, chúng tơi quyết định thực hiện đề tài: “Thực
trạng và giải pháp về năng lực, phương pháp giảng dạy của
giảng viên tiếng Anh và hiệu quả tiếp thu của sinh viên năm
thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên’’.
Cấu trúc của luận án bao gồm 5 chương.


3
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Dornyei (1998) cho rằng việc học ngôn ngữ không chỉ
được coi là một môn học mà còn là một phương tiện được con
người sử dụng nhiều nhất để giao tiếp với nhau và tiến hành
các tương tác xã hội, tự thể hiện bản thân và thể hiện cá tính.
Những động lực để học một ngôn ngữ gắn chặt với nhu cầu của
cá nhân, mục tiêu và bao gồm một chuỗi các yếu tố phức tạp
như tính cách, thái độ, cảm xúc, bối cảnh xã hội…
Giáo viên là người đóng vai trị quan trọng trong cơng tác
giảng dạy và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình học tập
cũng như tiếp thu kiến thức của người học. Tuy nhiên, làm thế
nào để giáo viên có thể kết hợp các phương pháp giảng dạy để
đạt được mục tiêu giảng dạy đã đề ra, làm thế nào để có thể
thực hiện những phương pháp giảng dạy trong bối cảnh lớp học
thật sự của mình là những câu hỏi đáng quan tâm. Thực tế có
một liên kết cịn thiếu giữa đào tạo và thực tế của việc thực
hành lớp học đã thúc đẩy sự quan tâm trong nghiên cứu lớp
học. Mỗi năm học, từ tiểu học đến bậc đại học, hàng trăm
nghiên cứu về các vấn đề khác nhau liên quan đến phương
pháp giảng dạy ngôn ngữ được thực hiện nhằm mục đích phát
triển chuyên nghiệp. Hơn nữa, trong q trình giảng dạy và học
tập, nếu khơng có sự hướng dẫn, gợi ý, yêu cầu, động viên của
giáo viên thì sinh viên sẽ khó đạt được kết quả học tập như


4
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines


mong muốn. Bởi vậy, sự hướng dẫn và phương pháp giảng dạy
của giáo viên đóng một vai trị quan trọng.
Là một giảng viên giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Thái
Nguyên, tôi quan tâm đến thực trạng về năng lực, phương pháp
giảng dạy của giảng viên tiếng Anh và hiệu quả tiếp thu của
sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên cũng như
mong muốn đóng góp những đề xuất cho công tác giảng dạy bộ
môn này.
2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm đề xuất các hoạt động để nâng cao hiệu
quả sử dụng ngôn ngữ của người học. Cụ thể, nghiên cứu cần
đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định chất lượng giảng dạy của giáo viên theo các
tiêu chí:
1.1 Năng lực chun mơn
1.2 Năng lực quản lí lớp học
1.3 Năng lực giảng dạy
1.4 Khả năng giao tiếp
1.5 Khả năng tiên đoán
1.6 Khả năng tương tác
2. Năng lực giảng dạy của giảng viên tiếng Anh tại các
trường thuộc Đại học Thái Nguyên đang ở mực độ nào?
3. Có sự khác biệt giữa chất lượng giảng dạy của giáo viên
và trình độ năng lực của họ hay khơng?


5
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam


BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

4. Kết quả môn tiếng Anh cơ bản của sinh viên năm thứ
nhất tại ĐH Thái Nguyên như thế nào?
5. Thái độ của sinh viên năm thứ nhất đối với việc học
môn tiếng Anh cơ bản như thế nào?
6. Thái độ của sinh viên năm thứ nhất đối với việc học
môn tiếng Anh cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập
môn học này như thế nào?
3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xác định năng lực và
chất lượng giảng dạy của các giảng viên tiếng Anh về các mặt:
năng lực chuyên mơn, năng lực quản lí lớp, năng lực giảng dạy,
khả năng giao tiếp, khả năng tiên đoán, và khả năng tương tác.
Bên cạnh đó, thành tích học tập và thái độ của sinh viên đối với
việc học môn tiếng Anh cơ bản cũng được nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ tập trung vào những giảng viên đang
trực tiếp giảng dạy dạy môn tiếng Anh cơ bản ở 5 trường đại
học thuộc Đại học Thái Nguyên: Đại học Sư phạm, Đại học
Khoa học, Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học
Nông lâm và Đại học Y dược. Kết quả học tập môn tiếng
Anh cơ bản của sinh viên năm thứ nhất được thu thập trong
năm học 2013-2014.
4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện vì với những mang
những ý nghĩa sau đây:



6
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

Đối với nhà quản lý: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp
những thơng tin cần thiết để họ có thể thiết kế chương trình học
hiệu quả cho sinh viên
Đối với sinh viên năm thứ nhất: Nghiên cứu giúp
người học xác định những hạn chế của họ để từ đó đưa ra
những biên pháp nhằm phát triển năng lực và khả năng sử dụng
ngôn ngữ.
Đối với các giảng viên giảng dạy môn tiếng Anh cơ
bản: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho giảng viên những
thơng tin có giá trị về năng lực và phương pháp giảng dạy môn
tiếng Anh cơ bản và gợi ý để nâng cao năng lực chuyên mơn.
Đối với những nhà nghiên cứu tương lai: Có thể sử
dụng nghiên cứu này để mở rộng kiến thức trong lĩnh vực
ngôn ngữ.


7
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines


CHƯƠNG II
TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1. CÁC TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Phần này trình bày một số tài liệu và nghiên cứu có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu.
2. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Đầu vào
1. Chất lượng giảng dạy
2. Năng lực của giảng
viên
Kiến thức chuyên môn
Năng lực quản lí lớp
học

Q trình

Đề xuất

Câu
hỏi
điều tra

Đề xuất
kế hoạch
giảng
dạy

Năng lực giảng dạy
Khả năng giao tiếp
Khả năng tiên đoán

Khả năng tương tác
Bảng 1 : Sơ đồ nghiên cứu
Sơ đồ nghiên cứu giải thích mối quan hệ giữa đầu vào,
đầu ra và quá trình nghiên cứu. Các đầu vào bao gồm kiến thức
chuyên mơn, năng lực quản lí lớp học, năng lực giảng dạy, khả
năng giao tiếp, khả năng tiên đoán (lường trước các tình huống
có thể phát sinh trong lớp học) và khả năng tương tác. Đầu ra là
các hoạt động ngôn ngữ được đề xuất kế hoạch giảng dạy nhằm
phát triển năng lực ngôn ngữ của sinh viên năm thứ nhất.


8
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sủ dụng phương pháp thống kê mô tả
nhằm xác độ trình độ về năng lực ngơn ngữ của sinh viên năm
thữ nhất tại Đại Học Thái Nguyên. Theo Tiến syc Aggarwal,
nghiên cứu mô tả Theo Tiến sĩ Y.P. Aggarwal (2008) nghiên
cứu mô tả được dùng để thu thập các thơng tin về điều kiện
hoặc tình huống hiện hành cho mơ tả và giải thích. Đây là loại
phương pháp nghiên cứu khơng chỉ đơn giản là tích lũy và lập
bảng sự kiện mà cịn bao gồm các phân tích, giải thích, so sánh,
xác định các xu hướng và các mối quan hệ thích hợp.

2. ĐƠI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là 382 sinh viên năm nhất đang
học môn tiếng Anh cơ bản ở 5 trường đại học tại Đại học Thái
Nguyên: Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Kinh tế
và quản trị kinh doanh, Đại học Nông lâm và Đại học Y dược
trong học kỳ I năm học (2013-2014).
Trường

Đại học sư phạm
Đại học Công nghệ thông
tin và truyền thông
Đại học Khoa học
Đại học Nông lâm
Đại học Y - Dược
Tổng

Số sinh viên
Số giảng viên
Tổng số Số được chọn được chọn
nghiên cứu
sinh viên
nghiên cứu
2.200
98
10
1.300
58
10
1.400
2.500

1.140
8.540

63
112
51
382

10
10
10
60


9
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

Như đã trình bày trong bảng, số được nghiên cứu là 382
sinh viên và 60 giáo viên được lựa chọn từ tổng số sinh viên và
giáo viên các trường. Số đối tượng nghiên cứu được tính bằng
cơng thức Slovi: n= N/ 1+N*e2 trong đó N là ước tính cỡ mẫu,
N là tổng số, e là độ lệch. Với đối tượng giảng viên và sinh
viên, tất cả câu hỏi điều tra đều được trả lời vì thế tất cả các
phản hồi đó đều được đưa vào phân tích.
3. CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU
Cơng cụ nghiên cứu chính được dùng là câu hỏi điều tra

cho giảng viên tự đánh giá về chuyên môn và phương pháp
giảng dạy của mình và câu hỏi điều tra cho sinh viên nhằm xác
định thái độ, mục tiêu với môn tiếng Anh cơ bản.
Câu hỏi điều tra gồm 2 phần:
Phần 1: Bao gồm các thông tin cá nhân như giới tính,
tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác (dành cho giảng
viên)/chuyên ngành (dành cho sinh viên).
Phần 2: Bao gồm việc tự đánh giá của giảng viên về
chun mơn , phương pháp giảng dạy của mình và tự đánh giá
về thái độ và mục tiêu học tập của sinh viên.
4. QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU
Khái niệm và tài liệu được nhà nghiên cứu đọc để nâng
cao kiến thức và hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Sách, tạp
chí, các tài liệu khác, các nghiên cứu đã được xuất bản và chưa


10
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

xuất bản, các tài liệu tham khảo trực tuyến cũng được người
nghiên cứu tham khảo cho vấn đề nghiên cứu hiện tại
Nghiên cứu sử dụng hai công cụ thu thập dữ liệu chính là
câu hỏi điều tra cho đối tượng giảng viên và câu hỏi điều tra
cho sinh viên, bản nháp đầu tiên được nộp cho giáo viên hướng
dẫn nhận xét và gợi ý nếu có thay đổi. Hai cơng cụ nghiên cứu
được xem xét và kiểm tra phù hợp với nội dung và các vấn đề

cần nghiên cứu.
Trước khi tiến hành phát câu hỏi điều tra, các bước sau
được thực hiện: Xin phép Ban Giám hiệu 5 trường đại học để
tiến hành nghiên cứu; sau khi được cho phép câu hỏi điều tra sẽ
được phát tới các đối tượng nghiên cúu. Lịch thực hiện cho
sinh viên và giáo viên là riêng biệt. Ngay sau khi các câu hỏi
điều tra được hoàn thành, phần nội dung trả lời sẽ được phân
tích.
5. XỬ LÝ THỐNG KÊ DỮ LIỆU
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp thống kê sau:
Để đánh giá mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và
sự thể hiện ngôn ngữ của người học qua bạ kiểm tra ngôn ngữ,
hệ số tương quan được sử dụng.
Tần số, tỷ lệ và thứ hạng được sử dụng nhằm trình bày
các đặc điểm mơ tả trình độ ngơn ngữ và khả năng dùng từ
ghép của sinh viên.


11
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

Hồi quy tuyến tính được sử dụng để đánh giá phân tích
kiểm định và hệ số tương quan.
Độ lệch chuẩn được sử dụng để ước tính mức độ đồng
nhất hoặc không đồng nhất về hiệu suất của sinh viên.
Kiểm định t được sử dụng để kiểm tra ý nghĩa của điểm

số trong đánh giá của giáo viên so với kết quả bài kiểm tra
ngơn ngữ của sinh viên.
Bình qn trọng số được sử dụng để xác định kết quả thể
hiện ngôn ngữ của sinh viên.


12
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Về năng lực chuyên mơn và phương pháp giảng dạy
của giảng viên, chương trình đào tạo, tài liệu học tập
Đa số sinh viên khẳng định giáo viên không thay đổi lịch giảng
dạy và bỏ giờ (3,33); tơn trọng sinh viên và có cách cư xử phù hợp
(3.16); nhiệt tình trả lời những thắc mắc của sinh viên (3.12); quản
lý lớp học và sinh viên tốt (3,45); sử dụng hiệu quả các phương
pháp giảng dạy nhằm nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh
cho sinh viên (3,33); việc sửa lỗi và hướng dẫn sinh viên trong giờ
học rất thường xuyên và nhiệt tình (3,80)
Bên cạnh đó, sinh viên cho rằng họ chưa có nhiều cơ hội tham
gia vào các hoạt động để nâng cao năng lực sử dụng ngơn ngữ
(2,96); chưa tìm ra phương pháp học tập hiệu quả (2,95) và sách giáo
khoa /tài liệu chưa thực sự phù hợp với trình độ của người học
(2,78).
2. Sự ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giáo

viên tới kết quả học tập và thái độ học tập của sinh viên
Những người được hỏi đều khẳng định rằng năng lực
chuyên môn và phương pháp giảng dạy của giảng viên ảnh
hưởng không nhỏ tới sự hứng thú học tập của sinh viên (3,85).
3. Kết quả học tập môn tiếng Anh cơ bản trong học kỳ I
năm học (2013-2014) của sinh viên
Sinh viên có kết quả học tập loại giỏi 104; khá 123; trung bình
95; yếu 60.


13
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines

4. Thái độ học tập của sinh viên
Sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
mơn học (3,31); chưa xác định được mục tiêu và phương pháp học
tập (3,14); chưa có thói quen thực hành ngơn ngữ (2,97).


14
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines


CHƯƠNG V
TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đề xuất các hoat động ngôn ngữ nhằm
nâng cao hiệu quả ngôn ngữ của người học. Cụ thể, nghiên cứu
cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định chất lượng giảng dạy của giáo viên theo các
tiêu chí:
1.1 Năng lực chun mơn
1.2 Năng lực quản lí lớp học
1.3 Năng lực giảng dạy
1.4 Khả năng giao tiếp
1.5 Khả năng tiên đoán
1.6 Khả năng tương tác
2. Năng lực giảng dạy của giảng viên tiếng Anh tại các
trường thuộc Đại học Thái Nguyên.
3. Sự khác biệt giữa chất lượng giảng dạy của giáo viên và
trình độ năng lực của giảng viên.
4. Kết quả học tập môn tiếng Anh cơ bản của sinh viên
năm thứ nhất tại ĐH Thái Nguyên.
5. Thái độ của sinh viên năm thứ nhất đối với việc học
môn tiếng Anh cơ bản.


15
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY
Republic of the Philippines


6. Thái độ của sinh viên năm thứ nhất đối với việc học
môn tiếng Anh cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập
môn học này.
Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu mô tả. Đối tượng của
nghiên cứu là 382 sinh viên năm thứ nhất và 60 giảng viên của
5 trường đại học. Các công cụ thu thập dữ liệu bao gồm câu hỏi
điều tra cho giáo viên và bài kiểm tra do giáo viên thiết kê dành
cho đối tượng sinh viên. Các công cụ thống kê bao gồm tần số,
tỷ lệ và thứ hạng, hồi quy tuyến tính, độ lệch chuẩn, kiểm định
t và bình quân trọng số.
2. KẾT QUẢ
- Hầu hết giảng viên tiếng Anh có năng lực và phương pháp
giảng dạy tốt. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, giảng viên
tiếng Anh còn thực hiện nhiệm vụ quản lý sinh viên, quản lý
thời gian giảng dạy, phân phối chương trình, kiểm tra và đánh
giá kết quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, giảng viên tiếng
Anh thường xuyên tham gia các khóa tập huấn trong và ngồi
nước nhằm nâng cao năng lực và phương pháp giảng dạy.
- Kết quả học tập môn tiếng Anh cơ bản của đa số sinh viên chỉ
đạt mức trung bình; sinh viên chưa xác định được thái độ học
tập và chưa có mục tiêu cụ thể với môn tiếng Anh cơ bản;
phương pháp giảng dạy và năng lực của giảng viên có ảnh


16
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam

BATANGAS STATE UNIVERSITY

Republic of the Philippines

hưởng không nhỏ đến thái độ học tập môn tiếng Anh cơ bản
của sinh viên.
- Luận án đã xây dựng kế hoạch giảng dạy để đánh giá và cải
thiện việc dạy và học môn tiếng Anh cơ bản cho sinh viên năm
thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên.
3. ĐỀ XUẤT
- Cần tạo điều điện cho giảng viên Tiếng Anh tham gia các
khóa đào tạo về phương pháp giảng dạy trong và ngồi nước để
nâng cao chun mơn nghiệp vụ.
- Khuyến khích việc giao tiếp giữa giảng viên và sinh sinh
trong lớp để nâng cao khả năng giao tiếp và hướng đến tính chủ
động trong giao tiếp cho sinh viên.
- Việc kiểm tra đánh giá sinh viên và việc sinh viên tự đánh giá
cần được quản lý chặt chẽ để xác định đúng năng lực của người
học và thay đổi chương trình học cho phù hợp.
- Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc
dạy và học môn Tiếng Anh cơ bản cho sinh viên năm thứ nhất.



×