Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.17 KB, 15 trang )

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN:
GIẢI THÍCH, CHỨNG MINH, BÌNH LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Ở
TRUNG HỌC CƠ SỞ
LỜI NÓI ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1.1. Phân môn tập làm văn là một trong những phân môn được coi là lịch sử
phát triển lâu đời nhất trong nhà trường ở nước ta. Với bề dày về mặt thời gian,
tưởng rằng nó cũng được xây dựng bởi một bề dày kinh nghiệm vững chắc, một nền
tảng hoàn thiện. Thế nhưng cho đến nay bản thân nó đặt ra nhiều vấn đề, ở cả
phương diện lí thuyết và thực tiễn. Tuy có phần găy gắt nhưng quả thực phân môn
tập làm văn “Cái phân môn chăc phải coi là có lịch sử lâu đời nhất trong các môn
học, cái phân môn đáng lẽ phải tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhất thì thành quả
vào lúc này hóa ra lại ít ỏi và mong manh cũng vào bật nhất” . Thực tế giáo viên và
học sinh đang gặp không ít khó khăn, trở ngại từ nội dung lí thuyết cho đến những
phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học tập làm văn. Dẫn đến chất lượng
hiệu quả dạy học tập làm văn thấp và không đều. Thực tế chung đó có nhiều nguyên
nhân khác nhau, muốn giải quyết khắc phục phải nghiên cứu một cách đồng bộ vào
các bộ phận, yếu tố khác nhau trong đó nội dung của phân môn là một trong những
bộ phận quan trọng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu. Bởi muốn đổi mới dạy học,
muốn không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học thì nội dung của phân
môn không những phải được hoàn thiện mà nó phải đi trước một bước.
1.2. Nội dung của phân môn tập làm văn ở nhà trường THCS, nhìn một cách
tổng quát nó bao gồm nhiều bài làm văn nghị luận khác nhau. Trong đó các phương
pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận có vai trò vị trí tương đối quan
trọng. Thế nhưng bản thân lí thuyết có nhiều vấn đề chưa được thống nhất, nhiều
giáo viên lúng túng khi dạy, nhiều học sinh không phân biệt được ranh giới và mối
quan hệ giữa các kiểu bài này. Nên học sinh làm bài một cách mơ hồ tùy tiện.
Thực tế khi làm bài, học sinh không vận dụng đúng các thao tác cần thiết theo
yêu cầu của đề bài. Hiện tượng nhầm thao tác, nhầm phương pháp lập luận không
phải là ít.
Đề bài bình luận, học sinh thiên về giải thích chứng minh hoặc bình luận một


cách tùy tiện ngẫu hứng. Đề bài chứng minh, học sinh đi bàn tán, bình luận một
cách áp đặt đưa ra nhiều dẫn chứng mà không chú ý phân tích, giải thích nâng cao
vấn đề. Đề bài giải thích, học sinh chỉ giải thích sơ lược rồi liệt kê hàng loạt dẫn
chứng một cách rời rạc… phổ biến nhất là bài nào các em cũng vận dụng tất cả các
thao tác trên nhưng không ý thức được việc vận dụng các thao tác là xuất phát từ
yêu cầu của đề ra.
Về phía giáo viên nhiều người kêu ca về những định nghĩa các phương pháp
lập luận giải thích, chứng minh, bình luận còn mơ hồ, chưa thống nhất. Các đợt bồi
dưỡng giáo viên hàng năm về bộ môn ngữ văn chủ yếu thiên về phân môn giảng
Trang 1
văn còn phân môn tập làm văn ít được chú ý. Việc dạy lí thuyết tập làm văn nhiều
khi trở thành hình thức chiếu lệ vô bổ . Như đã nói ở trên bản chất mối quan hệ giữa
ba phương pháp lập luận làm văn này chưa được rõ ràng, cụ thể. Vì vậy dẫn đến
hiện tượng học sinh đồng nhất phương pháp lập luận, hoặc vận dụng một cách máy
móc rời rạc các phương pháp mà hiệu quả dạy học TLV được biểu hiện rất rõ ở bài
làm văn của học sinh. Qua thực tế giảng dạy tôi tìm hiểu và thống kê thực tế hiện
nay ở các trường THCS, Học sinh làm văn về các bài TLV nghị luận nói trên đạt
kết quả rất thấp.
1.3. Chất lượng làm văn nghị luận ở THCS thấp và không đều, ở một mức độ
nào đó việc dạy học các bài TLV nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận cũng
phải chịu lấy phần trách nhiệm. Bởi phương pháp lập luận này có sự gần gủi nhau
về bản chất, cấu tạo, sắp xếp trong nội dung chương trình. Làm tốt các thao tác này
sẽ có tác động tích cực đối với việc làm các bài TLV nghị luận khác trong quá trình
dạy học.
Do đó tìm hiểu nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ba phương pháp
lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận là việc làm có thể tác động tích cực đối
với bản thân việc dạy học bài văn nghị luận này. Mặt khác nó tạo điều kiện thuận
lợi cho việc dạy học TLV nghị luận trong nhà trường THCS đạt hiệu quả cao hơn và
vững chắc hơn.
Vì những lí do cơ bản trên cũng với ý muốn tìm hiểu để phục vụ cho việc

giảng dạy. Tôi đã chọn đề tài : “Mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp
lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận trong văn nghị luận ở THCS” để
nghiên cứu.
2. PHẠM VI ĐỀ TÀI
2.1. Đề tài hướng vào việc tìm hiểu và vận dụng những kiến thức và lí luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn của dạy học TLV, để từ đó xác định mối quan hệ
biện chứng giữa các phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận ở các
phương diện của nó.
2.2. Đề tài chủ yếu hướng vào việc tìm hiểu nội dung lí thuyết và thực tiễn dạy
học các phương pháp lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận ở trường THCS
với mục đích nghiên cứu mong góp phần vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả dạy
học TLV ở THCS.
2.3. Trong quá trình nghiên cứu có vận dụng một số đề bài TLV về các
phương pháp lập luận nhằm minh họa cho đề tài này. Bởi mối quan hệ biện chứng
giữa các phương pháp này ở các phương diện khác nhau đã được xác định, cuối
cùng cũng phải quay về thực tiễn, nhằm phục vụ cho chính thực tiễn dạy học TLV.
Với khuôn khổ của một đề tài ở bậc THCS tôi không có điều kiện nghiên cứu
tất cả các bài trong phân môn TLV (lí thuyết và thực hành) mà chỉ đi vào nghiên
cứu mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận: Giải thích, chứng
minh, bình luận trong bài văn nghị luận.
Trang 2
PHẦN THỨ NHẤT : THỰC TRẠNG
1. Vài trò vị trí của các bài tập làm văn nghị luận : Giải thích, chứng
minh, bình luận ở trường THCS.
Các bài tập làm văn này được dạy học ở THCS từ lớp 7 với số lượng tiết tương
đối lớn. Sang lớp 8, 9 thì số tiết dành cho phân môn này chiếm thời lượng lớn hơn.
+ Lớp 7 có 46 tiết TLV thì số tiết TLV Nghị Luận chiếm 16 tiết
+ Lớp 8 có 46 tiết TLV thì số tiết TLV Nghị luận chiếm 22 tiết
+ Lớp 9 có 46 tiết TLV thì số tiết TLV Nghị luận chiếm 21 tiết
1. 1. Các bài làm văn nghị luận ở THCS.

Thực tế ở bậc THCS mỗi tiết học nội dung lí thuyết các bài được dạy học có
sự khác nhau về mức độ, pham vi nghị luận. Nhưng để xác đinh mối quan hệ ấy một
cách cụ thể thì buộc phải dựa trên các sách, các cấp, các lớp để hệ thống hóa nội
dung lí thuyết các phương pháp những đặc điểm, yêu cầu cách tiến hành của nó
1.2. Bài làm văn nghị luận, giải thích:
1.2.1.Khái niệm:
Bài làm văn nghị luận, giải thích là sử dụng phương pháp lập luận giải thích,
trình bày những lí lẽ để giảng giải, có kèm theo những bằng chứng thực tế để bàn
bạc cho những lí lẽ thêm phần vững chắc, giúp người đọc hiểu đúng, hiểu cặn kẽ
sâu sắc vấn đề đã nêu ra.
1.2.2.Bản chất:
Đặc trưng của bài làm văn nghị luận, giải thích là dùng lí luận ( không có lí lẽ,
lí luận thì không có giải thích), như thế muốn giải thích thì phải dùng lí lẽ, lí lẽ là cơ
sở chủ yếu trong thao tác giải thích. Viết một bài văn giải thích, muốn làm sang tỏ
vấn đề, muốn làm cho người đọc, người nghe hiểu và tin vấn đề ấy là đúng đắng thì
việc giải thích phải thấu tình đạt lí phải được soi sang ở nhiều góc độ khác nhau thì
mới thuyết phục.
1.3. Bài văn nghị luận, chứng minh:
1.3.1.Khái niệm:
Bài làm văn nghị luận, chứng minh là là sử dụng phương pháp lập luận
chứng minh để làm sáng tỏ luận đề chủ yếu bằng các dẫn chứng. Người viết vận
dụng lí lẽ, dẫn chứng rút ra từ đời sống xã hội và văn học làm sáng tỏ toàn diện, sâu
sắc luận đề đó để khẳng định hoặc phủ định có cơ sở nhằm thuyết phục người đọc
người nghe.
1.3.2. Bản chất
Nếu như ở bài giải thích, đặc trưng của nó là một hệ thống lí lẽ, lí luận thì đặc
trưng của bài chứng minh chủ yếu là hệ thống dẫn chứng. Không có dẫn chứng thì
không thành bài văn chứng minh.
Trang 3
Nhan đề mà đề bài yêu cầu chứng minh có thể là những từ ngữ, hình ảnh, khái

niệm cô đúc. Do đó kèm theo dẫn chứng bao giờ cũng phải có lí lẽ giải thích, phân
tích, bàn bạc chỉ ra những điểm, những nét ta đang cần làm nổi bật trong các dẫn
chứng kia.
1.4. Bài văn nghị luận bình luận
1.4.1.Khái niệm:
Bài văn nghị luận bình luận là bài có nội dung bàn bạc đánh giá về một hiện
tượng, một vấn đề nào đó về văn học, chính trị, xã hội…là bài trình bày những lí lẽ,
chứng cớ để người đọc nhận ra vấn đề đúng, sai. Đúng hay sai trong trường hợp nào
? Vấn đề có tác dụng tốt với đời sống ra sao?
1.4.2.Bản chất :
Bài bình luận có nội dung bàn bạc đánh giá về một hiện tượng, một vấn đề
đòi hỏi nâng cao, mở rộng vấn đề, phải lật ngược lật xuôi vấn đề để khẳng định cái
đúng bác bỏ cái sai, đó chính là đặc trưng bài TLV này.
Mục đích của bài nghị luận, bình luận là người đọc xác định vấn đề một
cách sâu sắc toàn diện. Đòi hỏi người viết phải xác định công khai luận đề đúng
hay sai. Đúng, sai chổ nào? Như thế nào? Vì sao lại đúng? Vì sao lại sai? Muốn có
sức thuyết phục thì mọi ý kiến nhận định, nhận xét, đánh giá đưa ra phải có cơ sở
đúng đắn, khoa học.
2. Tính riêng biệt và mối quan hệ hữu cơ giữa các phương pháp lập luận :
Giải thích, chứng minh, bình luận.
Như đã nói ở các phần trên các bài làm văn nghị luận: Giải thích, chứng minh,
bình luận có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng mỗi bài đều có những đặc điểm
tiêu biểu riêng biệt của nó. Xác định mối quan hệ biện chứng giữa ba phương pháp
lập luận này thực chất là xác định những điểm riêng biệt để nó tồn tại với tư cách là
một bài độc lập và xác định những đặc điểm tương đồng, hữu cơ giữa chúng.
2.1. Tính riêng biệt
Để tồn tại với tư cách là một bài độc lập thì bản thân chúng phải có đầy đủ cơ
sở, phải có những đặc điểm khác biệt so với bài khác. Vì ba phương pháp lập luận
này có mối tương quan gần gũi, mật thiết nên để xác định tính riêng biệt đòi hỏi
phải so sánh đối chiếu trên những cơ sở nhất định.

Khi đối diện với đề văn đòi hỏi HS phải xác định rõ yêu cầu của đề, trước hết
là yêu cầu về mặt phương pháp lập luận, về mặt hình thức ngôn ngữ của các phần,
yêu cầu kiểu đề bài rất đa dạng, ví dụ : Hãy giải thích…,Em hiểu như thế nào…
(giải thích), Bằng những dẫn chứng thực tế hãy làm sáng tỏ…(chứng minh), Ý kiến
của anh chị như thế nào ? (kiểu bài bình luận)… Ở phần yêu cầu của đề có thể biểu
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù dưới bất kì hình thức nào thì ý đồ
của GV cũng yêu cầu một phương pháp nhất định. Do đó HS phải sử dụng các
thao tác tương ứng.
- Xét về đối tượng nghị luận : Mỗi đề bài đều có đặc thù riêng. Nếu như đối
tượng của đề bài chứng minh là “Ai đó chưa tin, chưa thừa nhận”, đề bài giải
Trang 4
thích là “Người ta chưa thật hiểu cái nghĩa lí của vấn đề” thì đối tượng của bình
luận là “Ai đó muốn tranh luận, bàn luận” về vấn đề được nêu ra.
- Xét về mục đích nghị luận : Mỗi đề bài đều có mục đích cụ thể khác biệt. Bởi
“Có những bài nghị luận khác nhau là do có những mục đích nghị luận khác
nhau”(4)
- Mục đích nghị luận của bài giải thích là để người đọc hiểu vấn đề đó có lí.
Bài chứng minh nhằm để người đọc tin vấn đề là có thật. Bài bình luận mục đích
làm cho người đọc xác định vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện.
Do mục đích khác nhau nên phương tiện nghị luận của ba phương pháp lập
luận này cũng khác nhau. Để minh họa cho những vấn đề đã phân tích, trình bày ở
trên về tính riêng biệt của mỗi bài, có thể tổng quát những đặc điểm đó bằng sơ đồ
sau :
Cơ sở đối
chiếu
Yêu cầu đề
bài
Thao tác
chủ yếu
Đối tượng

nghị luận
Mục đích
nghị luận
Phương
tiện chủ
yếu
Tiến
trình chủ
yếu
Giải thích Giải thích Giải thích
Người đọc,
người nghe
chưa hiểu vấn
đề
Hiểu vấn đề
thấu lí đạt
tình
Lí lẽ
Hệ thống
lí luận,lí
lẽ
Chứng minh Chứngminh Chứngminh
Người đọc,
người nghe
chưa tin, chưa
thừa nhận
Tin vấn đề là
đúng , là có
thật
Dẫn chứng

Hệ thống
dẫn chứng
Bình luận Bình luận Bình luận
Người đọc,
người nghe
muốn bàn
bạc, tranh
luận
Xác định vấn
đề sâu sắc,
toàn diện
Nhận xét,
đánh giá
Hệ thống
nhận xét,
đánh giá

Qua sơ đồ này với những cơ sở cụ thể được đối chiếu ta thấy các bài này có
những đặc điểm riêng biệt. Nó đủ cơ sở để tồn tại với tư cách là những bài độc lập.
Tất nhiên chỉ là độc lập tương đối.
Xác định được những đặc điểm này, sẽ tránh được hiện tượng xóa nhòa ranh
giới, đồng nhất các bài này trong dạy học của giáo viên và làm bài của học sinh.
Xác định rõ điều đó sẽ có điều kiện để khi ra đề, làm bài, chấm bài trở nên thiết thực
hiệu quả.
3. Mối quan hệ hữu cơ giữa các phương pháp lập luận: Giải thích, Chứng
minh, Bình luận trong văn nghị luận.
Thao tác nghị luận mang tính tổng hợp. Thực tế không có một bài văn nghị
luận nào chỉ áp dụng đơn nhất một thao tác nghị luận mà phải kết hợp nhuần
Trang 5
nhuyễn các thao tác với nhau. Vì thế ngoài những đặc điểm riêng biệt, ba phương

pháp này còn có mối tương đồng mật thiết được thể hiện ở các mặt sau :
3.1 Về thao tác nghị luận
Mỗi phương pháp có một thao tác nghị luận chủ yếu, đồng thời nó sử dụng
những thao tác khác ở vị trí thứ yếu. Bài giải thích sử dụng thao tác chứng minh,
bình luận làm bổ trợ. Bài bình luận sử dụng thao tác giải thích, chứng minh bổ trợ
cho những nhận xét đánh giá.
3.2. Về nội dung nghị luận
Mỗi đề bài đều có nội dung cụ thể để nghị luận, mà nội dung nghị luận thì vô
cùng phong phú và đa dạng. Có thể là nghị luận về một vấn đề đạo đức, chính trị, xã
hội; Một nhận định về văn học, về đời sống … Nhưng chung quy lại cả ba bài nói
riêng về nội dung nghị luận đều có thể là một vấn đề văn học, hay một vấn đề chính
trị, xã hội hoặc xen kẽ cả ba lĩnh vực đó.
3.3. Về đối tượng nghị luận
Mỗi bài có đối tượng giao tiếp đặc trưng, nhưng đối tượng ấy cũng là “Ai đó”
hay “Người đọc, người nghe” chứ không cụ thể như trong giao tiếp đời thường.
Hay nói đúng hơn là đối tượng của các bài nghị luận là đối tượng giả định. Do đó
HS phải biết nhận diện tưởng tượng ra đối tượng và thật sự hướng về đối tượng giả
định ấy.
3.4. Về mục đích nghị luận
Mỗi bài làm văn nghị luận đều có mục đích đặc thù riêng. Tuy nhiên giải
thích, chứng minh, bình luận đều hướng đến việc bộc lộ, bày tỏ đối thoại và thuyết
phục đối tượng (người đọc, người nghe). Cả ba bài đều bộc lộ quan điểm, tình cảm
của chủ thể tức là dung lí và tình để thuyết phục, chinh phục đối tượng của mình.
3.5. Về phương tiện nghị luận
Do mục đích, đối tượng có những điểm chung nên tất yếu phương tiện đuợc sử
dụng để nghị luận cũng sẽ có những điểm tương đồng. Mỗi bài có những phương
tiện chủ yếu nhưng đồng thời nó cũng sử dụng những phương tiện bổ trợ khác. Như
vậy ở mức độ khác nhau nhưng cả ba bài này đều sử dụng những phương tiện giống
nhau để nghị luận. Dĩ nhiên “Giống nhau nhưng không có nghĩa là đồng nhất” (5).
3.6 Về mặt bố cục.

Bài văn giải thích, chứng minh hay bình luận đều là những chính thể trọn vẹn
cả về nội dung lẫn hình thức. Trong nhà trường, bố cục( mô hình) mẫu mực là bài
văn có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài và kết bài thường là một
đoạn văn, thân bài là sự triển khai, lí giải các ý, khía cạnh vấn đề của đề bài và nó
được diễn đạt, trình bày dưới hình thức những đoạn văn. Mỗi đoạn văn cũng thường
có câu mở đầu, những câu triển khai và câu kết đoạn. Bài văn là sự liên kết chặt chẽ
giữa các đoạn văn theo một trật tự mạch lạc, rõ ràng.
Để thể hiện mối quan hệ hữu cơ tương đồng ấy một cách trực quan, tôi hệ
thống bằng sơ đồ sau :
Trang 6
Đặc
điểm
tương
đồng
Bài TLV
Thao tác
bổ trợ
Nội dung
nghị
luận
Đốitượng
nghị luận
Mục đích
nghị luận
Phương
tiện nghị
luận
Bố cục Yêu cầu
chung
Giải

thích
Chứng
minh,
bình luận
Văn học,
xã hội…
Giả định Bộc lộ,
bày tỏ đối
thoại,
thuyết
phục
Lí lẽ, dẫn
chứng, nhận
xét, đánh
giá
Mở bài,
thân
bài, kết
bài
Đúng
hướng, trật
tự, mạch
lạc, trong
sang, hấp
dẫn, sang
tạo
Chứng
minh
Giải thích,
bình luận

Văn học,
xã hội…
Giả định Bộc lộ
bày tỏ đối
thoại,
thuyết
phục
Lí lẽ, dẫn
chứng, nhận
xét, đánh
giá
Mở bài
thân bài
két bài
Đúng
hướng, trật
tự, mạch
lạc, trong
sáng hấp
dẫn, sáng
tạo
Bình
luận
Giải thích,
chứng
minh
Văn học,
xã hội…
Giả định Bộc lộ
bày tỏ đối

thoại,
thuyết
phục
Lí lẽ, dẫn
chứng, nhận
xét, đánh
giá
Mở bài,
thân
bài, kết
bài
Đúng
hướng, trật
tự, mạch
lạc, trong
sang, hấp
dẫn, sang
tạo
PHẦN II : GIẢI PHÁP
Như đã nói ở các phần trước chính có sự quan hệ hữu cơ giữa các bài nghị
luận nên dẫn đến học sinh không vận dụng đến các thao tác cần thiết theo yêu cầu
của đề bài, nhầm phương pháp lập luận trong bài làm văn nghị luận. Qua đây tôi
cũng mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp để vận dụng vào kỹ năng làm bài của học
sinh.
1. Đối với bài làm văn giải thích
1.1. Phải xác định đúng vấn đề cần giải thích, tránh tình trạng nắm lơ mơ,
nói chờn vờn quanh đề bài.
- Phải phát hiện vấn đề của đề bài có những khía cạnh nào cần giải thích, quan
hệ giữa các khía cạnh đó như thế nào ?
- Có một hệ thống lý lẽ, kèm theo dẫn chứng cần thiết để giảng giải cho cặn

kẽ, rành mạch. Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng đó nhằm trả lời cho các câu hỏi cơ bản
sau :
+ Là thế nào ? (Để giải thích từ, khái niệm)
+ Tại sao ? (Để giải thích quan hệ giữa các khái niệm, hình ảnh)
Trang 7
+ Biểu hiện ở đâu ? (Để tìm dẫn chứng)
1.2. Các bước tiến hành
Ngoài công đoạn chung của bài làm văn nghị luận như : Tìm hiểm đề, tìm ý,
lập dàn ý viết bài thì phải trả lời các câu hỏi sau :
+ Cần giải thích điều gì ?
+ Các khía cạnh cần giải thích ?
+ Mối quan hệ giữa các khía cạnh đó ?
+ Những dẫn chứng cần thiết để làm cho lý lẽ thêm vững chắc ?
+ Vấn đề vừa được giải thích có tác dụng, giá trị gì đối với văn học, xã hội và
bản thân.
1.3. Ví dụ minh họa:
Giải thích câu tục ngữ : “Uống nước nhớ nguồn”
* Tìm hiểu đề : Nghị luận giải thích
- phương pháp lập luận chính : Giải thích
- phương pháp lập luận bổ trợ: Chứng minh, bình luận.
- Nội dung : Bằng lý lẽ làm sáng tỏ vấn đề chứa đựng trong câu tục ngữ : Phải
nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng.
- Tư liệu : Lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để tăng sức thuyết phục của lập
luận.
* Dàn bài :
a) Mở bài :
- Rất nhiều câu tục ngữ, ca dao nhắc nhỡ con người biết ơn tổ tiên, biết ơn
nhau trong cuộc sống như : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , “Uống nước nhớ
nguồn”…
- Đó là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta trong cuộc sống hôm

nay ý nghĩa nó càng trở nên sâu sắc.
b) Thân bài :
- Giải thích khái niệm :
+ Uống nước là gì ?
+ Nguồn là gì ?
- Tại sao phải đặt vấn đề uống nước nhớ nguồn ?
+ Mọi thứ trên đời đều phải có nguồn gốc (từ tự nhiên đến con người. Sự tồn
tại hạnh phúc của con người không tự nhiên mà có, mà do bao người từ bao thế hệ
mang lại).
+ Nhắc nhở thế hệ sau biết giá trị của “Nguồn nước”
+ Nhớ nguồn, biết ơn, biết trân trọng đền đáp là bổn phận tất yếu, là đạo lý.
Trang 8
+ Vẫn còn những người ích kỉ, nhỏ nhen , vong ân, bội nghĩa, quên nguồn gốc.
- Nhớ nguồn ta phải làm gì ?
+ Tự hào về truyền thống anh hùng, nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.
+ Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
+ Sử dụng thành quả lao động, tiết kiệm.
+ Nhớ nguồn không loại trừ tiếp thu tinh hoa của thế giới, làm giàu cho truyền
thống dân tộc.
c) Kết bài :
- Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ.
- Bài học của bản thân (Công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, của thầy
cô….)
- Có bản chất, ý thức “Nhớ nguồn” trọn tình, vẹn nghĩa.
2. Bài văn nghị luận chứng minh
2.1. Những yêu cầu cơ bản
- Xác định đúng cần phải chứng minh điều gì ?
- Phải phát hiện được những khía cạnh chủ yếu của vấn đề cần chứng minh.
- Có một hệ thống dẫn chứng để làm cơ sở thuyết phục :
+ Có thể vấn đề về đời sống xã hội, văn học, lý luận văn học …

+ Được chọn sát hợp, chính xác, tiêu biểu, toàn diện và được xếp đặt hợp lý.
+ Được phân tích với mức độ cần thiết. Tránh tình trạng liệt kê dẫn chứng một
cách rời rạc, nhạt nhẽo.
- Có lý lẽ cần thiết dùng cho các trường hợp :
+ Giải thích quan hệ giữa các khía cạnh của vấn đề
+ Giải thích những chi tiết của đề có thể gây ra sự hiểu khác nhau
2.2. Các bước tiến hành
Lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
- Cần chứng minh điều gì ?
- Những khía cạnh nào cần làm sáng tỏ, cần giải thích những chi tiết nào để
không gây những cách hiểu khác nhau.
- Từng khía cạnh biểu lộ ở những dẫn chứng nào ? Phân tích dẫn chứng.
- Vấn đề được chứng minh có giá trị, tác dụng gì đối với xã hội, văn học, bản
thân.
2.3 Ví dụ minh họa :
Trong “Bài ca vỡ đất” Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết :
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Trang 9
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Dựa vào sự hiểu biết của em về những thành tựu của quê hương, đất nước do
bàn tay lao động của con người tạo nên, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên?
* Tìm hiểu đề : nghị luận chứng minh
- phương pháp lập luận chính : Chứng minh.
Phương pháp lập luận bổ trợ: giải thích, bình luận
- Nội dung : Sức lao động của con người vượt qua tất cả khó khăn và làm nên
những thành quả to lớn cho cuộc sống của con người.
- Tư liệu : Những thành tựu trong thực tế cuộc sống của quê hương, đất nước.
* Dàn bài :
a) Mở bài :
- Sức lao động của nhân dân đã tạo nên bao sự tích thần kỳ.

- Hoàng Trung Thông đã ca ngợi :
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
b) Thân bài :
b1. Giải thích ngắn gọn
- “Bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người, “Sỏi đá” tượng
trưng cho những trở ngại, khó khăn mà con người gặp phải trong cuộc đấu tranh
chinh phục tự nhiên. “Cơm” tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu
được nhờ sức lao động của mình.
- Ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn của sức lao động trong việc chinh phục tự
nhiên tạo ra mọi thành quả trong xã hội.
b2. Chứng minh.
“Bàn tay ta” làm thay đổi bộ mặt đất nước xã hội .
- Trước Cách mạng : Đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
- Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ : Tăng gia sản xuất, xây dựng các nhà
máy ở miền Bắc, tạo hậu phương lớn để chiến thắng quân thù, thống nhất đất nước.
- Sau khi đất nước thống nhất :
+ Hàn gắn vết thương chiến tranh : Lấp hố bon, cải tạo đất đai, khai phá đất
hoang (Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên) Quê hương đổi mới đất nước hồi sinh.
+ Xây dựng nhiều công trình mới : Đường sắt thống nhất, các khu kinh tế mới,
những công trình lớn của quốc gia (thủy điện Sông Đà, Trị An, I Ali…)
Bàn tay ta làm ra mọi thứ cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày :
+ Làm ra thóc gạo, rau quả … Phục vụ cuộc sống
+ Làm ra nhà cửa, bàn ghế, đồ dùng phục vụ sinh hoạt …
Trang 10
+ Sáng tạo những tác phẩm hội họa : Âm nhạc, văn học … phục vụ đời sống
tinh thần.

Mọi của cải vật chất, tinh thần trong xã hội đều do sức lao động của con
người làm ra.

c) Kết bài :
- Nhấn mạnh giá trị to lớn của sức lao động.
- Bồi dưỡng sức khỏe, trí tuệ để lao động, sáng tạo phục vụ bản thân, góp phần
xây dựng quê hương, đất nước.
3. Bài văn nghị luận bình luận
3.1. Những yêu cầu cơ bản
Bài làm văn nghị luận bình luận có hai phần rõ rệt : Nhận xét đánh giá vấn đề
(bình) và bàn bạc vấn đề ấy (luận). Yêu cầu khi nhận xét, đánh giá phải đúng mức,
hợp lý, hợp tình tránh khen chê quá đáng. Yêu cầu khi bàn bạc vấn đề phải thấu
đáo, tránh gò ép, máy móc.
- Để làm tốt phần bình phải :
+ Tìm hiểu chỗ đúng, sai, ưu điểm và hạn chế của vấn đề từ đó phát biểu thái
độ của bình, khẳng định hay phủ định toàn bộ hoặc một mặt nào đó của vấn đề.
+ Để xác nhận cái đúng, cái sai phải giải thích, chứng minh, trình bày lý lẽ
kèm theo dẫn chứng minh họa cụ thể.
+ Để bày tỏ thái độ và kết thúc phần bình ta nên dùng những câu như : Ý kiến
này hoàn toàn đúng; nhận định này có phần đúng; đây là một sự thật khách quan…
- Để làm tốt phần luận phải :
+ Xem xét vấn đề đúng, sai trong phạm vi giới hạn nào ?
+ Cần có bổ sung gì ? Hoặc mở rộng thêm như thế nào ?
+ Có thể rút ra bài học gì về quan điểm nhận thức, lý luận đạo đức hoặc
nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống.
3.2. Các bước tiến hành :
Lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
- Cần đánh giá điều gì ?
- Có những khía cạnh nào cần dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ nghĩa ?
- Vấn đề đúng hay sai ?
- Vấn đề có giá trị, ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống.
3.3 Ví dụ minh họa:
Trong lớp em có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mãng học

tập. Các bạn thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” Để tự biện hộ. Nếu
như mở cuộc tranh luận trong lớp, em sẽ phát biểu ý kiến như thế nào về câu tục
ngữ trên.
Trang 11
* Tìm hiểu đề : nghị luận – bình luận
- phương pháp lập luận chủ yếu : Bình luận
Phương pháp lạp luận bổ trợ: giải thích, chứng minh.
- Nội dung : Suy nghĩ của mình và mối quan hệ giữa hoàn cảnh khách quan và
chủ quan, có đúng là khó khăn trong cuộc sống trói buộc được khả năng của con
người hay không ?
- Tư liệu : Lấy dẫn chứng thực tế cuộc sống làm cơ sở cho nội dung trình bày.
* Dàn bài :
a) Mở bài :
- Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của
con người. Từ thực tế đó, tục ngữ có câu : “Cái khó bó cái khôn”
- Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào ? Ta cần hiểu và vận dụng vào cuộc
sống như thế nào cho đúng ?
b) Thân bài :
1. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- “Cái khó” là những khó khăn trong thực tế cuộc sống; “bó” là sự trói buột,
“Cái khôn” là khả năng suy nghĩ, sáng tạo.
- Ý câu tục ngữ : Khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy
tài năng, sự sáng tạo của con người.
2. Mặt đúng và chưa đúng của vấn đề :
- Nhận xét trên là đúng : Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng
của tác động khách quan (lấy một số ví dụ cụ thể).
Nhận xét trên chưa hoàn toàn đúng bởi nó mới nói đến vai trò tác động của
điều kiện khách quan. Ta cần nhìn một mặt khác là sự nổ lực chủ quan của con
người, là yếu tố quyết định.
+ Ví dụ 1: Trường hợp Nguyễn Đình Chiểu bị mù mắt, vợ bỏ con đường công

danh dang dỡ nhưng ông đã vượt qua khó khăn vừa dạy học vừa làm thuốc, vừa viết
sách thuốc, vừa sáng tác thơ, văn. Ở lĩnh vực nào ông cũng có nhiều cống hiến lớn
lao.
+ Ví dụ 2 : Trường hợp nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà vẫn
kiên trì tập viết bằng chân. Anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành một nhà giáo ưu
tú.
+ Và còn biết bao tấm gương nghèo vượt khó khác.

Với những người có ý chí nghị lực thì “Cái khó” không thể nào “Bó” được
cái “Khôn”.
3. Bài học rút ra : Mọi công việc phải tính toán đến những điều kiện khách
quan, nhưng ta không thể để hoàn cảnh khách quan trói buộc. Không thể chờ hoàn
cảnh thuận lợi mới làm việc.
Trang 12
- Dù trong hoàn cảnh nào thì cũng phải lấy ý chí nghị lực để vượt qua khó
khăn.
c) Kết bài :
Cần khẳng định :
- Hoàn cảnh càng khó khăn, chúng ta càng phải quyết tâm khắc phục.
- Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh giúp ta đi đến thành công
trong cuộc sống.
Như vậy quá trình làm một bài văn của học sinh thật sự bắt đầu từ khâu tìm
hiểu đề, tạo dựng ý (lập dàn ý). Tìm hiểu đề là tìm hiểu yêu cầu của bài đối với một
đề văn cụ thể . Lập dàn ý là việc phát thảo những ý chính là cái sườn của một bài
văn. Chất lượng bài văn tùy thuộc rất lớn vào các yếu tố này.
PHẦN III: KẾT QUẢ CỤ THỂ
Như trên đã nói trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng với đối tượng là học
sinh lớp 8 và học sinh lớp 9 kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết các em nắm
được cơ bản về các phương pháp lập luận trong một bài văn nghị luận, xác định
được yêu cầu của đề, nội dung nghị luận cũng như sử dụng các thao tác phù hợp.

Sau đây là bảng so sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy (các bài viết TLV) trước
và sau áp dụng “ Mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận: Giải
thích, chứng minh, bình luận trong văn nghị luận”
* Trước
Lớp Sĩ số Điểm dưới
TB
Trung bình Khá Giỏi
8a1 32 4 11 12 5
8a5 34 10 14 9 1
9a1 33 6 10 13 4
9a2 32 8 15 7 2
9a3 34 10 16 6 2
Tổng 165 38 66 47 14
* Sau
Lớp Sĩ số Điểm dưới
TB
Trung bình Khá Giỏi
Trang 13
8a1 32 0 6 15 11
8a5 34 8 12 11 3
9a1 33 0 8 17 8
9a2 32 6 14 10 2
9a3 34 8 14 9 3
Tổng 165 22 54 62 27
PHẦN IV : KẾT LUẬN
Trước không khí đổi mới dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng đang
diễn ra sôi nổi thì phân môn tập làm văn đang chịu những thiệt thòi lớn.
Nó là một phân môn mang tính thực hành của bộ môn văn trong nhà trường.
Thế nhưng nó ít được quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như người dạy, người
học. Đó là nỗi lo lắng chung, đòi hỏi phải có sự đóng góp công sức của rất nhiều

người. Việc dạy học tập làm văn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm văn của
học sinh. Mà sẽ cực đoan khi cho rằng bài tập làm văn của học sinh là sự phản ánh
chất lượng, hiệu quả dạy học của bộ môn văn trong nhà trường.
Để làm văn giải thích, chứng minh, bình luận thực sự là cơ sở, nền tảng cho
việc làm tốt tất cả các bài làm văn nghị luận. Thật sự tạo nên hành trang vững vàng
cho học sinh bước vào bậc học cao hơn.
Như vậy với đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận:
Giải thích, chứng minh, bình luận trong văn nghị luận ở trung học cơ sở ”. Tôi hy
vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình để khi giáo viên ra đề, hướng dẫn học sinh, chấm
bài, trả bài làm văn vừa bảo đảm tính khoa học sáng tạo, vừa để không ngừng phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm ắt
không tránh khỏi sự sai sót, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp, các thầy, cô giáo dạy văn để tôi hoàn thiện hơn đề tài của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 14
1 Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 9–Cao Bích Xuân–NXBGD, H
2007
2. Phương pháp dạy học văn – Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh – NXBGD, H, 2008
3. Một số vấn đề về văn nghị luận ở THCS – Nguyễn Thanh Hùng – NXB Đà Nẵng
H, 2008
4. Tập làm văn ở THCS – Trần Đình Sử - NXBGD, H, 2009
5. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực –
Đoàn Thị Kim Nhung – NXB Đại học quốc gia TPHCM, H, 2006
6. Tập làm văn : Giáo trình dành cho sinh viên khoa ngữ văn đại học và cao đẳng –
Nguyễn Công Lí - NXB Đại học quốc gia TPHCM, H, 2008
7. Những bài văn hay – Lê Thị Mai Hương, Võ Thành Công - NXB Trẻ TPHCM,
H, 2009.






















.
Trang 15

×