Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Biên bản sinh hoạt tổ XH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.24 KB, 7 trang )

PHÒNG GD ĐT Bắc Sơn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS Vũ Lăng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỔNG HỢP BIÊN BẢN
VỀ VIỆC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
(Theo công văn hướng dẫn số 216/SGD &ĐT – GD TrH
ngày tháng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn)
1. Tổ vật lý- Công nghệ.
Đánh giá về mức độ kiểm tra và đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 – 2009.
Ưu điểm: Đa số giáo viên thực hiện tốt công việc ra đề và đảm bảo nguyên tắc bí mật.
Mức độ đề bám sát chương trình, sát với kiến thức học sinh, chính xác, khách quan và đảm bảo
theo chủ trương đổi mới phương pháp ra đề, kiểm tra đánh giá; đảm bảo các phần nhận biết, phần
hiểu và vận dụng.
Trong đề có phần phân loại học sinh và phát hiện học sinh khá giỏi.
Đáp án và biểu điểm phù hợp, chính xác.
Khuyết điểm:
Tuy mức độ và tính chất đề bài như vậy nhưng vẫn còn nhiều học sinh rơi vào điểm yếu thuộc
diện học sinh dân tộc thiểu số .
Chất lượng nhìn chung chưa cao.
Phân tích nguyên nhân.
Nguyên nhân khách quan:
Đề bài mang tính khách quan, bí mật, phù hợp.
Giáo viên chấm bài tuân thủ đúng cuộc vận động hai không, khách quan, trung thực.
Tuy nhiên trong khi ra đề, gv còn chủ yếu nhìn vào các đối tượng học sinh học khá.
Nguyên nhân chủ quan:
Giáo viên chưa chú trọng đến toàn diện học sinh, các đối tượng học sinh khác nhau. Các học sinh
là người dân tộc còn thiếu ý thức học tập rèn luyện, không có tính tự giác, ỉ lại.
Giải pháp nâng cao chất lượng.
Giáo viên quan tâm hơn đến từng đối tượng học sinh.
Chú ý cách thức ra đề, chú trọng đến tất cả đối tượng học sinh để ra đề vừa sát chương trình vừa
phù hợp khả năng học sinh.


Tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có hứng thú hơn
trong học tập.
2. Tổ toán – tin.
2.1. Nhận xét đánh giá về mức độ kiểm tra và đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 – 2009
Ưu điểm.
Đề ra vừa sức với học sinh.
Có tính phân loại học sinh.
Các loại câu hỏi tự luận nhỏ, độc lập, học sinh dễ làm bài.
Đáp án và biểu điểm rõ ràng.
Đúng kiến thức trọng tâm. Có các dạng bài tập liên kết kiến thức và tổng hợp kiến thức.
Khuyết điểm:
Khối 6 chưa chính xác trong tổng điểm – thang điểm của đáp án,
Khối 7 còn có lỗi chính tả.
Khối 8: phần tự luận còn ít, chưa cân xứng.
Khối 9: đề ra còn dư giả thiết.
2.2. Phân tích nguyên nhân chất lượng.
2.2.1. Nguyên nhân khách quan.
Học sinh người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao.
Gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Trình độ học sinh không đồng đều,
Đầu vào chất lượng quá thấp.
Địa bàn dân cư rộng, khó có khả năng thực hiện các phương pháp sinh hoạt tổ, nhóm trong học
sinh học trái buổi, phụ đạo, kèm cặp.
Nội dung sách giáo khoa chưa phù hợp với trình độ học sinh vùng núi.
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan.
Giáo viên còn chưa thực sự đầu tư hết sức cho công tác chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm.
Gv chưa tích cực trong công tác tự bồi dưỡng.
Còn chưa nắm bắt được tinh thần đổi mới phương pháp. Và chưa đổi mới một cách mạnh mẽ.
2.3. Biện pháp khắc phục.

Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp.
Tích cực hơn nữa trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.
Chú trọng đổi mới phương pháp mới.
Tự học hỏi nâng cao tay nghề.
Đầu tư hơn vào công tác soạn giảng, khâu chuẩn bị.
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, thảo luận các vướng mắc
cùng tìm biện pháp giải quyết.
Ra đề vừa sức với học sinh.
3. Tổ sử - Địa – Công dân.
3.1. Đánh giá chất lượng học kì I:
a/ Đề thi:
- Nội dung:
+ Sát trọng tâm phù hợp với đối tượng học sinh
+ Thang điểm cụ thể rõ ràng(kèm đáp án)
+ Không có sai sót trong nội dung
- Cách thức ra đề: Đúng theo yêu cầu chuyên môn của phòng Giáo Dục
b/ Chất lượng:
- Đa số các khối lớp đặt chất lượng bộ môn khá cao.
+ Công dân: 6A5, 9A3, 9A6
+ Lịch sử: 6A5, 7A3, 9A2, 9A3, 9A4
+ Địa lí: 7A7, 8A5, 9A2
- Một số lớp chất lượng còn thấp
+ Lịch sử: 6A2, 6A6, 7A7, 8A3, 9A1
+ Địa lí: 6A6, 7A1, 7A2, 8A4, 8A6, 9A3, 9A5
c/ Nguyên nhân:
 Đối với học sinh:
- Hỏng kiến thức ở lớp dưới, lười học bài, làm bài ở nhà. Phương pháp học bộ môn yếu.
- Học sinh dân tộc quá đông, địa bàn rộng
- Gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học, chưa ý thức đến việc học của học sinh
- Học sinh dân tộc tiếp thu chậm, chưa tự giác trong học tập

 Đối với giáo viên:
- Một số giáo viên đổi mới phương pháp dạy học chưa triệt để, giờ dạy chưa hấp dẫn học
sinh.
- Đồ dùng dạy học còn thiếu, nội dung của một số đồ dùng dạy học chưa khớp với nội
dungdạy học
- Cơ sở vật chất còn thiếu.
d/ Biện pháp:
 Đối với học sinh:
- Cần nắm vững phương pháp học bộ môn
- Sắp xếp thời gian biểu ở nhà hợp lí
- Học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, ghi chép bài đầy đủ, không làm việc riêng.
- Tổ chức học tập theo các hình thức:
+ Đôi bạn cùng tiến
+ Đôi bạn điểm 10
 Đối với giáo viên:
- Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, dạy hiệu quả trên lớp
- Cung cấp cho học sinh phương pháp học bộ môn
- Quản lí chặt chẽ học sinh trong tiết dạy

- Kiểm tra học sinh bằng nhiều hình thức
+ Kiểm tra miệng
+ Kiểm tra giấy 5 phút, 10 phút
+ Các tổ kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của bạn
- Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để trao đổi việc học tập của học sinh.
- Yêu thương giúp đỡ học sinh.
 Đối với phụ huynh:
- Tạo điều kiện thời gian cho học sinh học ở nhà, quản lí học sinh ngoài giờ lên lớp.
- Thường xuyên kiểm tra bài vở của con em trước khi đến lớp.
4. Tổ Hóa – Sinh – Thể dục.
4.1. Đánh giá chất lượng học kì I:

4.1.1. Môn sinh:
- Đề ra có sự phân hóa đối tượng, phù hợp, đúng trọng tâm.
- Đáp án cụ thể rõ ráng, phù hợp với yêu cầu đế bài.
- Biểu điểm chưa hợp lí ( theo quy định chung).
+ 16 câu TNKQ = 4 điểm.
+ 4 câu tự luận = 6 điểm
Không đủ thời gian để HS làm bài vì theo quy định mỗi câu trắc nghiệm HS cần
1,5p ( 1,5 x 16 câu = 24p thời gian làm bài tự luận chỉ còn 20p).
Vì vậy chất lượng bài kiểm tra của HS còn thấp :
* Nguyên nhân:
- Bố cục đề vào biểu điểm chưa hợp lí ( như đã trình bày ở trên).
- HS còn lười học, chưa tự giác trong việc ôn bài.
- Trong phân phối chưng trình không có các tiết ôn tập trước khi kiểm tra.
* Biện pháp khắc phục:
- Tăng cường kiểm tra thường xuyên, tăng số bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- GV tập trung đổi mới phương pháp, thu hút học sinh nhằm gây hứng thú cho HS.
- GV tích cực hệ thống hóa kiến thức, tăng cường ôn tập giúp học sinh nắp vững kiến thức.
* Kiến nghị: Phòng quản lý chuyên môn cần xem và điều chỉnh lại bố cục đề kiểm tra.
4.1.2. Môn Hóa:
- Đề ra bao quát kiến thức, phù hợp yêu cầu và đối tượng học sinh.
- Đáp án, biểu điểm phù hợp.
- Đề thi học kì I còn chưa cân đối độ khó giữa 2 đề tự luận ( phần bài toán).
* Nguyên nhân:
- Học sinh còn chưa tích cực, thụ động, ít làm bài tập , kĩ năng vận dụng lý thuyết để
làm bài tập còn yếu.
- GV không có đủ thời gian để luyện tập, hướng dẫn học sinh làm bài tập, HS không có điều
kiện tiếp cận các dạng bài tập khác nhau, dẫn đến gặp nhiều khó khăn khi HS thi tuyển
sinh.
* Biện pháp khắc phục:
- GV cần thu gọn bài giảng lý thuyết, dành nhiều thời gian cho việc kiểm tra bài cũ và sửa

bài tập đầu giờ, tổ chức HS làm bài tập SGK cuối giờ.
- Cung cấp thêm các dạng bài tập cơ bản cho học sinh.
- Tổ chức dạy phụ đạo ngay từ đầu năm.
- Tổ chức học hè cho học sinh yếu.
- Để chuẩn bị cho việc thi học kì II GV tăng cường ôn tập, cung cấp thêm các dạng bài tập,
ôn kĩ kiến thức theo nội dung SGK.
5. Tổ Ngữ văn.
5.1. Đánh giá về mức độ đề kiểm tra và đáp án của học kỳ 1.
- Khối 6: Đề ra vừa sức với học sinh, riêng phần tự luận còn khó đối với học sinh yếu.
- Khối 7: Đề vừa sức, tuy nhiên cần cho học sinh cảm nhận những gì gần gũi hơn; Đáp án
phù hợp.
5.2. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng thấp.
- Học sinh đi học chưa chuyên cần.
- Phụ huynh thiếu sự quan tâm.
- Học sinh trong một lớp quá đông,
- Kiến thức cao, nhất là với học sinh dân tộc.
- Lớp 9 trở lại với tự luận, ảnh hưởng đến chất lượng.
- GV chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Có sự thay đổi giáo viên trong lớp dạy củng ảnh hưởng tới chất lượng.
- Việc hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà chưa thật cụ thể.
- GV còn dạy nhiều tiết.
- Bộ phận chuyên môn nhà trường chưa in sao chuẩn kiến thức cho giáo viên.
5.3. Giải pháp.
- GVBM cần phối hợp với GVCN để khuyến khích học sinh học tập.
- Tăng cường phụ đạo cho học sinh.
- Chia tổ nhóm, cho học sinh học tập ở nhà.
- Đề ra cần đơn giản, dể hơn.
- Gv cần đầu tư bài soạn trước khi lên lớp.
- Động viên học sinh yêu thích môn ngữ văn qua các tiết hoạt động ngữ văn rong chương
trình.

Khối 6
B~O C~O
CH€T LƯ•NG H‚C Kƒ C~C MÔN
STT Môn
TS
HS
GI…I KH~ TB Y†U KˆM
TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ
1 Toán 250 51 20% 42 17% 56 22% 68 27% 33 13%
2 Vật lý 250 22 9% 59 24% 104 42% 59 24% 6 2%
3 Hóa học 0
4 sinh học 250 35 14% 51 20% 74 30% 66 26% 24 10%
5 ngữ văn 250 7 3% 47 19% 103 41% 81 32% 12 5%
6 Lịch sử 250 55 22% 67 27% 59 24% 49 20% 20 8%
7 địa lí 250 54 22% 61 24% 63 25% 41 16% 31 12%
8 Tiếng Anh 250 37 15% 52 21% 78 31% 60 24% 23 9%
9 GDCD 250 47 19% 103 41% 53 21% 47 19% 0 0%
10 Công nghệ 250 59 24% 89 36% 73 29% 29 12% 0 0%
11 Thể dục 250 13 5% 156 62% 79 32% 2 1% 0 0%
12 âm nhạc 250 18 7% 90 36% 142 57% 0 0% 0 0%
13 Mĩ Thuật 250 9 4% 98 39% 132 53% 11 4% 0 0%
14 Tin học 250 88 35% 73 29% 78 31% 11 4% 0 0%
Khối 7
STT Môn
TS
HS
GI…I KH~ TB Y†U KˆM
TS tỉ lệ TS tỉ lệ TS tỉ lệ TS tỉ lệ TS tỉ lệ
1 Toán 278 45 16% 56 20% 103 37% 57 21% 17 6%
2 Vật Lý 278 27 10% 78 28% 139 50% 34 12% 0 0%

3 hóa học
4 sinh học 278 42 15% 78 28% 90 32% 52 19% 16 6%
5 ngữ văn 278 5 2% 58 21% 115 41% 97 35% 3 1%
6 lịch sử 278 39 14% 97 35% 90 32% 48 17% 4 1%
7 Địa lí 278 33 12% 76 27% 89 32% 78 28% 2 1%
8 Tiếng anh 278 34 12% 49 18% 103 37% 88 32% 4 1%
9 GDCD 278 44 16% 111 40% 88 32% 35 13% 0 0%
10
Công
nghệ
278 60 22% 112 40% 97 35% 9 3% 0 0%
11 Thể dục 278 29 10% 239 86% 10 4% 0 0% 0 0%
12 Âm Nhạc 278 20 7% 102 37% 156 56% 0 0% 0 0%
13 Mĩ thuật 278 21 8% 137 49% 117 42% 3 1% 0 0%
14 Tin học 278 88 32% 100 36% 82 29% 8 3% 0 0%
Khối 8
STT Môn
TS
HS
GI…I KH~ TB Y†U KˆM
TS tỉ lệ TS tỉ lệ TS tỉ lệ TS tỉ lệ TS tỉ lệ
1 Toán 223 38 17% 55 25% 82 37% 42 19% 6 2.7%
2 Vật lý 223 11 5% 91 41% 107 48% 14 6% 0 0.0%
3 Hóa học 223 22 10% 43 19% 86 39% 68 30% 4 1.8%
4 Sinh học 223 31 14% 74 33% 87 39% 31 14% 0 0.0%
5 Văn 223 3 1% 39 17% 110 49% 70 31% 1 0.4%
6 Lịch sử 223 36 16% 69 31% 82 37% 34 15% 2 0.9%
7 Địa lí 223 27 12% 44 20% 91 41% 43 19% 18 8.1%
8 Tiếng anh 223 17 8% 48 22% 77 35% 70 31% 11 4.9%
9 GDCD 223 98 44% 98 44% 18 8% 9 4% 0 0.0%

10
Công
nghệ
223 11 5% 78 35% 115 52% 19 9% 0 0.0%
11 Thể dục 223 55 25% 166 74% 2 1% 0 0% 0 0.0%
12 Âm nhạc 223 36 16% 92 41% 95 43% 0 0% 0 0.0%
13 Mĩ thuật 223 21 9% 141 63% 61 27% 0 0% 0 0.0%
Khối 9
STT Môn
TS
HS
GI…I KH~ TB Y†U KˆM
TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ
1 Toan 238 24 10% 61 26% 70 29% 70 29% 13 5.5%
2 Vật lý 238 18 8% 80 34% 120 50% 20 8% 0 0.0%
3 Hóa học 238 31 13% 42 18% 75 32% 77 32% 13 5.5%
4 Sinh học 238 21 9% 72 30% 105 44% 36 15% 4 1.7%
5 Ngữ văn 238 2 1% 37 16% 104 44% 89 37% 6 2.5%
6 Lịch sử 238 55 23% 104 44% 61 26% 17 7% 1 0.4%
7 Địa lí 238 28 12% 59 25% 101 42% 48 20% 2 0.8%
8 Tiếng Anh 238 11 5% 35 15% 86 36% 99 42% 7 2.9%
9 GDCD 238 59 25% 132 55% 43 18% 4 2% 0 0.0%
10
Công
nghệ
238 18 8% 158 66% 59 25% 2 1% 1 0.4%
11 Thể dục 238 75 32% 156 66% 7 3% 0 0% 0 0.0%
12 Âm nhạc 238 30 13% 113 47% 95 40% 0 0% 0 0.0%
13 Mĩ Thuật 238 31 13% 148 62% 59 25% 0 0% 0 0.0%
B~O C~O

THỐNG KÊ H‚C LỰC
Lớp TSHS
Giỏi Khá TB Yếu Kém
TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ
Khối 6 251 18 7.2% 68 27.1% 82 32.7% 77 30.7% 6 2.4%
Khối 7 278 21 7.6% 77 27.7% 104 37.4% 76 27.3% 0 0.0%
Khối 8 223 14 6.3% 63 28.3% 108 48.4% 37 16.6% 1 0.4%
Khối 9 238 15 6.3% 54 22.7% 99 41.6% 70 29.4% 0 0.0%
Cộng 990 68 6.9% 262 26.5% 393 39.7% 258 26.1% 9 0.9%
B~O C~O
THỐNG KÊ HẠNH KIỂM
Khối TSHS
Tốt Khá TB Yếu
TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ
Khối 6 250 96 38.4% 135 54.0% 19 7.6% 0 0
Khối 7 278 147 52.9% 98 35.3% 33 11.9% 0 0
Khối 8 223 92 41.3% 105 47.1% 26 11.7% 0 0
Khối 9 238 97 40.8% 130 54.6% 11 4.6% 0 0
Cộng 989 432 43.7% 468 47.3% 89 9.0% 0 0
Lạng Sơn, ngày 01 tháng 12 năm 2010

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×