Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Khảo sát và đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thành phố hưng yên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành đồ án này em tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S
Chu Thị Thu Hiền, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án
tốt nghiệp!
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa, đặc biệt là các
thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Môi trường – Khoa Công
nghệ Hóa học và Môi trường - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến
thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho thực hiện
mà còn là hành trang vững chắc cho bước đường tương lai trong sự
nghiệp của em.
Em cũng thầm biết ơn gia đình, bạn bè và những người thân yêu
luôn là chỗ dựa vững chắc cho em.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình luôn dồi
dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý!
Hưng Yên, ngày 17 tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Dũng Hiệp

GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 1
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN! 1
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên 10
Ô nhiễm môi trường nước do y tế 15
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 2
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1:Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. 27
LỜI CẢM ƠN! 1
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên 10
Ô nhiễm môi trường nước do y tế 15
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI CẢM ƠN! 1
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên 10
Ô nhiễm môi trường nước do y tế 15
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 3
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường và sinh thái trở thành một
vấn đề trọng tâm, cấp bách thu hút được sự chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc bảo vệ môi trường sống trên trái đất được đặt ra đối với loài người vì sự cần thiết
của chính bản thân họ và cả cho thế hệ tương lai. Đây là vấn đề có ảnh hưởng to lớn
tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới.
Để quản lý và sử dụng một cách ưu đãi nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường, phát triển kinh tế xã hội bền vững thì điều kiện trước tiên là phải có đầy
đủ thông tin về chất lượng môi trường và hiện trạng ô nhiễm môi trường.
Ở các nước trên thế giới nhất là các nước công nghiệp phát triển, công tác khảo
sát, kiểm tra và quản lý môi trường, trong đó có môi trường nước đã được chính phủ
các nước này hết sức chú ý và được tiến hành thường xuyên một cách khoa học. Đối
với khu vực thành phố Hưng Yên, việc tìm ra những biện pháp hữu hiệu để phòng
chống ô nhiễm môi trường là một việc quan trọng và mang tính cấp bách, nhất là môi
trường nước mặt. Môi trường nước mặt ở thành phố Hưng Yên đang bị ô nhiễm đến
mức báo động như hồ An Vũ, hồ Bán Nguyệt, sông Hồng… Các nguồn gây ô nhiễm
chủ yếu là nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải.
Ngoài ra còn kể đến các dòng chảy bề mặt, hiện tượng rửa trôi, bào mòn, thổ nhưỡng

bề mặt. bên cạnh đó các cơ sở hạ tầng công nghiệp chưa phát triển toàn diện, công tác
quản lý, kiểm tra môi trường chưa được tiến hành một cách quy mô thường xuyên.
Mọi sinh vật không thể tồn tại trên Trái Đất nếu không có nước. Tuy nhiên, sinh
vật cũng không thể sống được nếu như nguồn nước bi ô nhiễm. Thực tế cho thấy, các
bệnh dịch phát triển, lây lan nhanh chóng ở con người và động thực vật, bắt đầu từ
việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đặc biệt là đối với sự phát triển của ngành công
nghiệp hiện nay trên thế giới, rất nhiều nguyên liệu sử dụng trong các ngành công
nghiệp lại chính là tác nhân gây ra sự ô nhiễm trong nước, trong đó phải kể đến các
kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, các loại cặn bẩn…đây là các tác nhân gây hại cho
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 4
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nguồn nước, hủy hoại môi sinh. Vì vậy việc khảo sát và đánh giá hiện trạng môi
trường nước là một việc rất cần thiết. Từ đó xác định các giải pháp bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững.
Đề tài “ Khảo sát và đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thành phố
Hưng Yên” là cần thiết và có tính thực tiễn cao. Với mục tiêu là tiến hành lấy mẫu
thực tế, phân tích các chỉ tiêu cần thiết và từ đó đưa ra kết luận, đánh giá tổng thể về
chất lượng nước mặt của khu vực thành phố Hưng Yên. Tôi hy vọng những nghiên
cứu của đề tài này sẽ đóng góp được một số thông tin cơ bản về hàm lượng các chỉ tiêu
trong nước ngầm, giúp các cơ quan có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để hạn
chế, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt nói riêng và nguồn nước nói chung. Từ đó,
tìm ra giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường nước, đem lại nguồn nước sạch cho người
dân.
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 5
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, nguồn gốc, nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
1.1.1. Khái niệm ô nhiễm nước

Nước – nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Mặc dù
lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh
hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị
ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản
xuất và ý thức của con người.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học-
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng ,rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Theo hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “ Sự ô nhiễm là một biến
đổi nói chung do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây
nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi giải trí,
nguy hiểm đối với cả động vật nuôi và các loài hoang dại.
1.1.2. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo.
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan. Nước mưa rơi xuống
mặt đất, đường phố, khu công nghiệp… Kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ. Các
chất gây bẩn có thể là do xác chết hay các sản phẩm hoạt động phát triển sinh vật, vi
sinh vật gây nên.
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp,
giao thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp…
Sự ô nhiễm nước mặt hay nước ngầm đều có liên quan chặt chẽ tới không khí
và đất. Vì vậy, các yếu tố gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất cũng tác động trực
tiếp hay gián tiếp tới các nguồn nước.
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 6
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước:
Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm ngày càng phát triển. Ở nhiều nước, nhiều nơi, vấn đề này trở nên nghiêm
trọng.

Sự ô nhiễm không chỉ đơn thuần là sự ô nhiễm do sinh vật và các chất hữu cơ
khó phân hủy mà còn cả sự ô nhiễm do nhiều chất hữu cơ, sản phẩm dầu, các chất tẩy
rửa, các chất phóng xạ.
Tại tất cả các nước, sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, công
nghiệp hóa đều dẫn tới sự gia tăng về ô nhiễm nước.
1.2. Các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn gây
bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công
nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải
sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ …
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, song, suối hoặc ngấm
xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả
năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao hồ, sông, suối.
a. Kim loại nặng
Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… thường không tham gia
hoặc ít tham gia và quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ
thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị
nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu công nghiệp, các thành
phố lớn và các khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loaị nặng biểu hiện ở nồng
độ cao của các kim loại trong nước. Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng chết hàng
loạt các loại cá và thủy sinh vật.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi
trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý hoặc xử lý
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 7
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi
trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm
nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước
ngầm, vào đất và các thành phần môi trường có liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm

nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi
trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.
b. Vi sinh vật
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các
sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và
sinh vật khác. Trong số này, đáng chú ý là các loài vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh
trùng gây bệnh như các loài ký sinh trùng gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi
khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun…
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện… Để đánh giá chất lượng nước
dưới góc độ ô nhiễm sinh học thì người ta sử dụng chỉ số Colifom. Đây là chỉ số phản
ánh số lượng vi khuẩn Colifom có trong nước, thường không gây bệnh cho người và
sinh vật, nhưng để biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học. Để xác định chỉ
số Colifom người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng
sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn
môi trường.
Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên
cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của
dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.
c. Thuốc bảo vệ thực vật
Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện
tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng
tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩn nông nghiệp
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 8
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là
làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng

đất, nước, ô nhiễm đất, nước, làm giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn,
suy giảm các loại thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo
vệ thực vật.
1.3. Nhu cầu bảo vệ tài nguyên nước
Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con
người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng
lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm
nhiều hình thức dịch vụ…
Sự gia tăng dân số, phát triển và đô thị hóa đã và đang gây ra áp lực ngày càng
lớn tới tài nguyên nước (TNN), gây tình trạng thiếu nước và cạn kiệt nguồn nước.
Tình trạng thiếu nguồn nước sẽ được cải thiện nếu mọi tổ chức, doanh nghiệp sử dụng
nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay thói quen sinh hoạt và nhu
cầu sử dụng nước hàng ngày của mỗi người dân thay đổi.
Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước có thể nói là không khó khăn, tuy nhiên
việc này đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội.
Qua số liệu kiểm tra tình hình sử dụng nước tại một số vùng nông thôn cho thấy
hơn 95% hộ gia đình sử dụng nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa vệ
sinh hàng ngày và chăn nuôi, trồng trọt … với hình thức khai thác chủ yếu là giếng
khoan (khoảng 98%).
Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy ý thức tự bảo vệ, giữ gìn vệ sinh nguồn
nước của người dân chưa cao, giếng khoan tại các hộ dân bố trí quá gần các nơi có
nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao như nhà vệ sinh, sàn nước, bể tự hoại,… và
phần lớn các giếng khoan không có bệ giếng bảo vệ. Việc sử dụng nguồn nước còn
nhiều hoang phí, chưa có ý thức tiết kiệm nước, không tận dụng nguồn nước mưa,
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 9
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nước ao hồ để sử dụng trong tưới cây, làm mát… khai thác sử dụng tài nguyên nước
chưa đúng quy định của nhà nước, chưa nhận thức đầy đủ về bảo vệ tài nguyên nước

và môi trường. Do đó để có nguồn nước sử dụng bền vững, cần có những hoạt động
tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn.
1.4. Khái quát về đặc điểm địa lý, kinh tế, nhân văn và các nguồn gây ô nhiễm
trên khu vực TP. Hưng Yên
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên
* Về đặc điểm địa lý
- Vị trí: Thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh lỵ Hưng Yên nằm ở toạ độ 20
0
31


20
0
43

vĩ Bắc 106
0
02

– 106
0
06

kinh Đông; cách thành phố Hà Nội, Hải Dương, Thái
Bình từ 50 - 60km, Hải Phòng 90 km. Phía Bắc giáp với huyện Kim Động, phía
Đông giáp với Huyện Tiên Lữ. Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa thành phố
Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam sông
Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hưng Yên với quốc lộ 1.
- Diện tích tự nhiên: 46,8551 km
2

(4.685,51 ha) bao gồm: Đất ở đô thị: 327,27
ha, đất chuyên dùng: 814,46 ha, đất ở nông thôn: 468,57 ha, đất nông nghiệp: 2.273,43
ha, đất chưa sử dụng:146,05 ha, đất tôn giáo, tín ngưỡng, sông suối mặt nước chuyên
dùng, phi nông nghiệp khác và nghĩa trang: 655,73 ha.
- Đơn vị hành chính: Thành phố Hưng Yên có 12 đơn vị hành chính gồm 7
phường (Quang Trung, Lê Lợi, Minh Khai, Hồng Châu, Hiến Nam, An Tảo, Lam Sơn)
và 5 xã (Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu).
- Khí hậu: Thành phố Hưng Yên nằm trong vùng trung châu thổ Bắc Bộ thuộc
khu vực nhiệt đới gió mùa lượng nhiệt ẩm dồi dào. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh
rõ rệt:
+ Mùa lạnh khô và ấm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 10
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Sông ngòi và chế độ nước: Phố Hiến xưa - Thành phố Hưng Yên ngày nay
được hình thành và phát triển là phần lớn chịu sự ảnh hưởng của hai con sông lớn:
sông Hồng và sông Luộc; Chảy qua Thành phố Hưng Yên ngày nay còn có sông Hồng
và sông Điện Biên.
Sông Hồng là con sông khởi nguồn từ Trung Quốc, có tổng chiều dài là 1.183km.
Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 493km, nơi rộng nhất là1.300m, hẹp nhất là 400m.
Sông Hồng chảy qua Hưng Yên khoảng 67km, tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây
của tỉnh. Sông Hồng chảy đến phía bắc của tỉnh gọi là sông Thiên Mạc, đến Kim Động
và thành phố Hưng Yên gọi là Đằng Giang. Từ khi Pháp xâm lược nước ta thì gọi chung
là sông Hồng Hà, sông Hồng. Sông Hồng chảy xuống vùng trung châu Bắc Bộ có đặc
điểm là uốn khúc quanh co, cộng thêm là dòng chảy mạnh nên đã tạo ra sự sụt lở cũng
như bồi tụ hai bên bờ ở những chỗ khúc uốn của dòng sông. Thành phố Hưng Yên ngày
nay chúng ta còn thấy sự bồi lấp của sông Hồng đã đẩy dòng chảy của sông cách xa bờ
đê bao của thành phố khoảng 2km về phía tây và phía nam.
Sông Điện Biên là dòng sông đào, chảy từ sông Hoan Ái (từ Lực Điền – Yên

Mỹ) theo chiều dọc của tỉnh qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu) sang địa phận
huyện Kim Động, nối vào sông Cửu An, sau đó chảy xuống cửa Càn (thành phố
Hưng Yên). Toàn bộ sông dài trên 20 km.
* Về đặc điểm kinh tế, xã hội:
Đến nay, dân số thành phố là 121.486 người. Trong đó: Dân số thường trú
96.175 người, dân số tạm trú 25.311 người. Dân số nội thành là 92.608 người chiếm
76,22%, dân số ngoại thành là 28.878 người chiếm 23,78%. Mật độ dân số đô thị là
10.110 người/km
2
.
Tổng số lao động là 54.475 người, khu vực nội thành 39.358 người, số lao động
làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là: 35.655 người; Tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp là 85,65%.
Tiềm năng dịch vụ du lịch cũng ngày càng được các doanh nghiệp khai thác
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 11
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
hiệu quả. Thành phố hiện có 6 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khách sạn, nhà
hàng, nhiều dự án có giá trị đầu tư lớn như: Trung tâm hội nghị quốc tế Sơn nam
Plaza, Khách sạn Phố Hiến, Khách sạn Thái Bình…. Cùng với quần thể di tích Phố
Hiến với 128 di tích, lễ hội văn hoá dân gian Phố Hiến đang được khôi phục, tôn tạo,
thu hút du khách đến với hoạt động du lịch tâm linh. Hàng năm thành phố đón hàng
triệu lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du
lịch đạt trên 100 tỉ đồng. Để tạo nên những điểm nhấn phát triển thương mại dịch vụ,
lưu giữ, phát huy những bản sắc của thành phố vốn hưng thịnh, yên bình, các cấp,
ngành của tỉnh đang chung tay đầu tư tôn tạo quần thể di tích Phố Hiến, cảng đón
khách và đặc biệt là khu chợ Phố Hiến. Hiện thành phố đang xúc tiến đầu tư xây dựng
khu đô thị Đại học Phố Hiến và trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp, khu mua sắm,
nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ bằng những sản vật vốn có của Hưng Yên.
Trước đây, hệ thống ao hồ của thành phố Hưng Yên rất lớn, sinh thái về môi

trường nước mặt được cân bằng. Nhưng vài năm trở lại đây do sự phát triển của xã
hội, quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh, nên nhiều các ao hồ đã bị san lấp,
làm mặt bằng phục vụ cho xây dựng. Hiện tại trong thành phố còn 3 hồ: Hồ Bán
Nguyệt, hồ An Vũ I và hồ Đầm Nồi. Ngoài chức năng để nuôi trồng thuỷ sản, hồ sinh
thái để chứa nước mưa tạm thời cho việc tiêu thoát trong nội thị, còn là khu vực chứa
nước thải của khu vực dân cư xung quanh. Khi số lượng ao hồ ngày càng bị thu hẹp
dần cho nên nước của những ao hồ còn lại ngày càng bị suy giảm chất lượng do quá
trình chứa nước mưa quá tải.
Tính đến hết năm 2004, tổng diện tích hồ điều hòa của thị xã hiện nay còn
khoảng 47,73 ha (so với trước đây là 70,04 ha). Hồ Bán Nguyệt đang phải tiếp nhận
nước bẩn và nước mưa từ khu vực dân cư phương Minh Khai, một số cơ sở sản xuất
gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước.
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 12
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.4.2. Các nguồn gây ô nhiễm trên khu vực:
Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao kéo theo
các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm
cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số quá
nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát
triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia
tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ…
• Nguồn ô nhiễm do hoạt động sống của con người
Các dòng nước mặt (sông, hồ, ao…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm
trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào hồ ao chưa qua
xử lý. Tình trạng xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản
trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia
tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn
nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý

thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội. Với điều kiện sống ngày càng gia tăng,
số dân thành thị tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thì mức độ ô
nhiễm do hoạt động sống của con người cũng sẽ tăng theo thời gian.
• Nguồn ô nhiễm do hoạt động phát triển nông nghiệp
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 13
SVTH : Lê Dũng Hiệp
Gia tăng dân số
Hoạt động sống
con người
Phát triển
nông nghiệp
Phát triển
công nghiệp
Phát triển
dịch vụ
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý
thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử
lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô
nhiệm môi trường nước.
Mặt khác nguồn nước bị nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu đóng
vai trò không nhỏ vào tỉnh trạng gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân
bón, các loại thuốc kích thích phát triển cây đang gây ra những điểm ô nhiễm tại khu
vực nông thông trong tỉnh. Và nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô
nhiễm nguồn nước và có xu hướng phát tán rộng ra khu vực lân cận.
• Nguồn ô nhiễm do phát triển công nghiệp và dịch vụ
Các chất thải công nghiệp như khói, bụi…tạo nên mưa axít không những làm
thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái.
Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa

được xử lý hoặc có xử lý nhưng không đạt QCVN vào sông hồ gây ô nhiễm nước mặt,
nước dưới đất.
• Ô nhiễm do hoạt động làng nghề thủ công truyền thồng.
Là một tỉnh có khá nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Do đó nước thải từ
các hoạt động sản xuất phần lớn được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không qua
hệ thống xử lý. Do đó gây ra ô nhiễm môi trường tại các khu vực làng nghề. Đây là
dạng ô nhiễm tương đối phổ biến, đặc trưng và khá nghiêm trọng tại các tỉnh có làng
nghề thủ công truyền thống tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
• Nguồn ô nhiễm do một số nguyên nhân khác
Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các
vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của
dòng nước.
Các bãi chôn lấp rác thải không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 14
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.
Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các
tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông.
Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng
bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.
• Ô nhiễm môi trường nước do y tế
Nguồn nước thải y tế của bệnh viện tại các đô thị hiện cũng đang là mối quan tâm
của thành phố. Hiện tại thành phố có 3 bệnh viện và 13 trạm y tế cấp xã với tổng 200
giường bệnh nhưng đa số các bệnh viện,trạm y tế chưa được xây dựng hệ thống xử lý
nước thải, nếu có thì các hệ thống xử lý này hoạt động không hiệu qủa, các bệnh viện
khác vẫn đang thải trực tiếp nước thải ra nguồn tiếp nhận. Trong tương lai, khi nền kinh
tế và dân số ngày một gia tăng thì lượng nước thải y tế cũng sẽ tăng theo, nếu như nguồn
nước thải này không được quan tâm đúng mức thì đây sẽ là nguy cơ rất cao góp phần
gây ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh tại khu vực đô thị nói riêng và môi trường

sinh thái nói chung. Mặt khác, nước thải y tế thường chứa các loại hóa chất có trong
thuốc và các dung dịch y tế dư thừa. Các chất này nhất là thuốc kháng sinh sẽ đi vào môi
trường đất, nước và tích tụ tại đó trong một thời gian, sau đó xâm nhập vào hệ sinh thái
của môi trường xung quanh. Từ đó ngấm qua các mạch nước ngầm, vào cơ thể con
người bằng cách tích tụ các chất kháng sinh trong cơ thể con người, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe con người.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá mực độ ô nhiễm nước mặt:
1.5.1. Các chỉ tiêu vật lý:
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra
trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian
trong ngày, vào mùa trong năm…Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu)
* Màu sắc:
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 15
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic), một số ion vô cơ (sắt…),
một số loài thủy sinh vật…Màu sắc mang tính chất cảm quan và gây nên ấn tượng tâm
lý cho người sử dụng.
* Độ đục:
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước
có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thước
thông thường từ 0,1 – 10 m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh
hưởng tới quá trình quang hợp.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp
nước thấy được (gọi là độ trong) mà ở độ sâu đó người ta vẫn đọc được hàng chữ tiêu
chuẩn. Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước còn thấy được càng lớn. Nước được
gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1 m (hay độ đục nhỏ hơn 10 NTU). Theo qui
định của TCVN, độ đục của nước sinh hoạt phải lớn hơn 30cm.

* Tổng hàm lượng các chất rắn (TS):
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan. Các chất này
bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS :
Total Solids) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu
nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105
0
C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị
tính bằng mg/L).
* Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (SS):
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong
nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS : Suspended Solids) là lượng khô của phần chất
rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở
105
o
C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L.
* Tổng hàm lượng các chất hòa tan (DS):
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ
lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan DS (Dissolved Solids) là lượng khô của
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 16
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh
rồi sấy khô ở 105
o
C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L. DS = TS –
SS
* Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi:
Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong mẫu nước, người ta còn sử
dụng các khái niệm tổng hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS: Volatile
Suspended Solids), tổng hàm lượng các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS: Volatile

Dissolved Solids).
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi VSS là lượng mất đi khi nung lượng
chất rắn huyền phù (SS) ở 550
o
C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui
định trong một khoảng thời gian nhất định).
Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi VDS là lượng mất đi khi nung lượng
chất rắn hòa tan (DS) ở 550
o
C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui
định trong một khoảng thời gian nhất định
1.5.2. Các chỉ tiêu hóa học:
* Độ pH:
pH chỉ có định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H+]. pH là một chỉ tiêu cần
được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi
thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá
trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương
pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn
độ.
* Độ kiềm toàn phần:
Độ kiềm toàn phần (Alkalinity) là tổng hàm lượng các ion HCO
3
-
, CO
3
2-
, OH
-

trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu,

đặc biệt là các muối carbonat và bicarbonat. Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện
diện của các ion silicat, borat, phosphat… và một số acid hoặc bazơ hữu cơ trong
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 17
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nước, nhưng hàm lượng của những ion này thường rất ít so với các ion HCO
3
-
, CO
3
2-
,
OH
-
nên thường được bỏ qua.
Khái niệm về độ kiềm (alkalinity – khả năng trung hòa acid) và độ acid
(acidity– khả năng trung hòa bazơ) là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá động thái
hóa học của một nguồn nước vốn luôn luôn chứa carbon dioxid và các muối carbonat.
* Độ cứng của nước:
Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng
phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng
của nước. Trên thực tế vì các ion Ca
2+
và Mg
2+
chiếm hàm lượng chủ yếu trong các ion
đa hóa trị nên độ cứng của nước xem như là tổng hàm lượng của các ion Ca
2+
và Mg
2+

.
* Hàm lượng oxi hòa tan:
Oxi hòa tan trong nước (DO: Dissolved Oxygen) không tác dụng với nước về
mặt hóa học. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ,
thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật…
Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của
nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó
còn đủ một lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/L, số sinh vật có
thể sống được trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không
còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá
trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa.
* Nhu cầu oxi hóa học:
Nhu cầu oxi hóa học (COD: Chemical Oxygen Demand) là lượng oxi cần thiết
(cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước.
Như vậy, COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có
thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước).
Việc xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (chỉ sau khoảng 2 giờ nếu dùng
phương pháp bicromat hoặc 10 phút nếu dùng phương pháp permanganat).
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 18
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
* Nhu cầu oxi sinh hóa:
Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD: Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxi cần
thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD
cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước (đơn vị tính cũng là
mgO
2
/L). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi
khuẩn sử dụng oxi hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các
sản phẩm vô cơ bền như CO

2
, CO
3
2-
, SO
4
2-
, PO
4
3-
và cả NO
3
-
.
* Các hợp chất clorua:
Clo tồn tại trong nước dưới dạng Cl
-
. Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì
các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho
nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl
-
có tính xâm thực ximăng.
* Các hợp chất sulfat:
Ion SO
4
2-
có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm
lượng lớn hơn 250 mg/L gây tổn hại cho sức khỏe con người. Ở điều kiện yếm khí,
SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H
2

S có độc tính cao.
1.5.3. Các chỉ tiêu vi sinh
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài
thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có
hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo…Nhóm
này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả…thường khó xác định chủng
loại. Trong thực tế hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng. Trong chất thải
của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt
của E.Coli trong nước chứng tỏ chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất
thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây
bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.
Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 19
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy
E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt
khác, việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi
khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ
nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước.
1.5.4. Các chỉ tiêu kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại mà tỉ trọng của chúng bằng và lớn hơn 5. Ở
hàm lượng nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của con người và
động vật. Nhưng ở hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì chúng trở lên độc hại.
Hầu hết các kim loại nặng tồn tại trong nước ở dạng ion hoặc phức tan, chúng
có nguồn gốc phát sinh do con người. Những chất này gồm asen, bari, cadimi, crom,
dồng, chì, thủy ngân, niken, selen, bạc, kẽm…Chúng phát sinh từ nhiều nguồn gốc
khác nhau, chủ yếu là do công nghiệp. Ví dụ, kẽm do các nhà máy sơn, mực in; thủy
ngân và kẽm do thuốc trừ sâu… Do chúng không phân rã nên các kim loại nặng tích

tụ trong các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt đầu với nồng độ thấp của
các kim loại nặng tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, rồi sau đó được tích tụ nhanh trong
các thực vật và động vật sống ở dưới nước. Tiếp đến các sinh vật khác sử dụng các
thực vật, động vật này trong chuỗi thức ăn dẫn đến nồng độ các kim loại nặng được
tích tụ trong cơ thể sinh vật trở nên cao hơn. Cuối cùng đến sinh vật cao nhất trong
chuỗi thức ăn, nồng độ kim loại nặng đủ lớn để gây độc hại.
• Triệu chứng nhiễm độc kim loại nặng:
+ Chì (Pb):
Chì là một kim loại có độc tính cao, nó có khả năng tích đọng lâu dài trong cơ
thể bằng con đường xâm nhập khác nhau, chủ yếu bằng đường hô hấp và ăn uống. Khi
xâm nhập vào cơ thể, chì kết hợp với albumin của máu và tạo thành albuminat chì ở
trong máu, đặc biệt gắn với hồng cầu(90% chì trong máu), phần còn lại gắn với
protein của huyết tương hoặc khuếch tán sau đó tập trung ở các hệ thống cơ quan. Từ
kho dự trữ của xương trong những tình trạng nhất định của cơ thể, chì được chuyển lại
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 20
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vào máu dưới dạng dễ phân ly, có độ hòa tan gấp trăm lần so với phốtphát chì Pb-
3
(PO
4
)
2
, ở dạng này chì sẽ gây độc cho cơ thể.
Chì tác động đến sự tổng hợp máu dẫn tới phá vỡ hồng cầu. Chì ức chế một số
enzim quan trọng của quá trình tổng hợp máu gây nên hiện tượng thiếu máu do sự
thiếu hemoglobin, gây phá hủy não, thận, viêm dạ dày, ruột…Chì còn cản trở việc sử
dụng ôxy và glucoza để sản xuất năng lượng cho quá trình sống. Hàm lượng chì
khoảng 0,5 – 0,8 ppm sẽ gây rối loạn chức năng của thận và gây phá hủy não, hàm
lượng chì lớn hơn 0,8 ppm sẽ gây thiếu máu trầm trọng.

Triệu chứng khi nhiễm độc chì là rối loạn tiêu hóa, xuất hiện sớm và dữ dội:
bỏng, thực quản buồn nôn; tình trạng toàn thân suy sụp nhanh, mạch nhỏ,co giật; dấu
hiệu viêm thận hoặc viêm gan thận như đái ít, protein niệu, vàng da, dó là nhiễm độc
cấp tính; nhiễm độc mãn tính; da xanh tái, có khi sạm da; đau bụng dữ dội, không đỡ
khi uống thuốc giảm đau thông thường; huyết áp cao, tai biến não, viêm thận.
+/ Asen (As):
Asen thường có mặt trong thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt nấm diệt cỏ, As là
chất độc tích đọng và có khả năng gây ung thư. Trong cơ thể người và động vật, As
làm giảm sự ngon miệng, giảm trọng lượng cơ thể, gây nên hội chứng dạ dày và ngoài
da. Hutton (1987) cho biết nếu As chứa khoảng 200 microgam/lít trong nước uống thì
khoảng 5% số người sử dụng bị ung thư da.
Trong các hợp chất của Asen thì As (III) là độc nhất.
Tác dụng hóa sinh của As là:
- Làm đông tụ protein, tạo phức với coenzyme và phá hủy quá trình phốt pho
hóa.
- As thể hiện tính độc bằng việc tấn công lên các nhóm – SH của các enzyme
làm cản trở hoạt động của chúng (enzime As
5+
) can thiệp vào một số quá trình sinh hóa
làm rối loạn tế bào.
- Các enzime sản sinh năng lượng của tế bào trong chu trình của axit xitric bị
ảnh hưởng rất lớn, enzyme sẽ bị ức chế do việc tạo phức với As (III) ngăn cản tính sản
sinh phân tử ATP.
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 21
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+/ Sắt (Fe):
Sắt chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe
2
+

của HCO
3
-
,
SO
4
2-
, Cl
-
…, còn trong nước bề mặt, Fe
2+
nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe
3+
và bị kết
tủa dưới dạng Fe(OH)
3
:
2Fe(HCO
3
)
2
+ 0,5O
2
+ H
2
O > 2Fe(OH)
3
+ 4CO
2
Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng

sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt… Các cặn
kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước,
sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ.
- Sắt là thành phần quan trọng đối với động thực vật và con người. Khi cơ thể
không được cung cấp đủ sắt sẽ gây bệnh thiếu máu, tuy bệnh này không gây tử vong
nhưng nó làm hàng triệu người ở tình trạng yếu đuối, sức khỏe kém.
- Ở trong nước, hàm lượng sắt lớn sẽ làm thay đổi màu và mùi vị của nước
như nước có mùi tanh và có màu vàng, khi giặt quần áo sẽ làm hoen ố quần áo.
Nói chung, hàm lượng các chất có trong nước cũng như có trong các cơ thể
sống nếu ở nồng độ nhất định nó sẽ rất cần thiết nhưng ngược lại khi hàm lượng của
chúng vượt quá giới hạn cho phép thì hậu quả của nó gây ra là không lường.
Dưới đây là bảng giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất
trong nước mặt, theo QCVN 09-2008-Chất lượng nước mặt (thay thế TCVN 5944-
1995).
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
A B
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 22
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
4 COD mg/l 10 15 30 50
5 BOD
5
(20
0
C) mg/l 4 6 15 25

6 Amoni (NH
+
4
) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
7 Clorua (Cl
-
) mg/l 250 400 600 -
8 Florua (F
-
) mg/l 1 1,5 1,5 2
9 Nitrit (NO
-
2
) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
10 Nitrat (NO
-
3
) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Phosphat (PO
4
3-
) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5
12 Xianua (CN
-
) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02
13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1
14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01
15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05
16 Crom III (Cr
3+

) mg/l 0,05 0,1 0,5 1
17 Crom VI (Cr
6+
) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2
20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2
22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002
23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3
25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02
26 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ
Aldrin + Dieldrin
Endrin
µg/l
µg/l
0,002
0,01
0,004
0,012
0,008
0,014
0,01
0,02
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 23
SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
BHC
DDT

Endosunfan(Thiodan)
Lindan
Chlordane
Heptachlor
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
0,05
0,001
0,005
0,3
0,01
0,01
0,1
0,002
0,01
0,35
0,02
0,02
0,13
0,004
0,01
0,38
0,02
0,02
0,015
0,005

0,02
0,4
0,03
0,05
27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho
hữu cơ
Paration
Malation
µg/l
µg/l
0,1
0,1
0,2
0,32
0,4
0,32
0,5
0,4
28 Hóa chất trừ cỏ
2,4D
2,4,5T
Paraquat
µg/l
µg/l
µg/l
100
80
900
200
100

1200
450
160
1800
500
200
2000
29 Tổng hoạt độ phóng xạ
α
Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1
30 Tổng hoạt độ phóng xạ
β
Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0
31 E.coli MPN/
100ml
20 50 100 200
32 Coliform MPN/
100ml
2500 5000 7500 10000
PHẦN II: THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất và dụng cụ
2.1.1. Hóa chất
- Các kim loại: Pb, Fe, As
- Kali hidroxit KOH 1M
- Axit sunfuric H
2
SO
4
4M đậm đặc.
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 24

SVTH : Lê Dũng Hiệp
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Kali đicromat (Cr
2
O
7
-2
)
- Bạc sunfat trong axit sunfuric Ag
2
SO
4
/H
2
SO
4
- Dung dịch chỉ thị Ferroin
- Sắt (II) amoni sunfat (NH
4
)
2
Fe(SO
4
)
2
2.1.2. Dụng cụ, thiết bị
- Dụng cụ lấy mẫu nước
- Máy đo pH
- Nhiệt kế, cân phân tích, cân kĩ thuật
- Máy đo độ đục

- Máy đo TDS SENSION 5 (HACH)
- Tủ BOD, khay đựng chai, chai BOD, con khuấy, đầu đo BOD
- Ống phản ứng COD, máy gia nhiệt,
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 7000 của hãng Shimadzu – Nhật Bản.
- Lò sấy
- Cốc cân, bình định mức 25, 50, 100,250 ml
- Giấy lọc, phễu lọc, bình tia, quả bóp cao su.
- Buret, pipet 1, 5, 10, 25 ml
2.2. Cách lấy mẫu phân tích
2.2.1. Vị trí lấy mẫu
Để khảo sát, đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thành phố Hưng Yên một
cách hệ thống thì việc xác định nơi lấy mẫu là việc rất cần thiết. Tôi đã chọn và tiến
hành lấy mẫu nước ở 4 vị trí khác nhau. Trong đó có các vị trí:
+ Lưu vực Sông Hồng thuộc địa phận phường Hồng Châu
+ Hồ Bán Nguyệt thuộc địa phận phường Quang Trung
+ Hồ Đầm Nồi thuộc địa phận phường Lê Lợi
+ Hồ An Vũ I thuộc địa phận phường Lê Lợi
Để mẫu lấy phù hợp với mục đích của việc phân tích và dựa trên sự nghiên cứu,
khảo sát kỹ lưỡng địa hình của sông, hồ. Việc lấy mẫu được tiến hành ở các thời điểm
GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 25
SVTH : Lê Dũng Hiệp

×