Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC KỸ THUÂT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.31 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN ĐẦU
TƯ CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC KỸ THUÂT.
I. Những yếu tố có liên quan đến xác định nhu cầu vốn đầu tư cho
nghiên cứu khoa học ỏ các trường đại học
1. Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các trường
đại học hiện nay
Cùng với hoạt động giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục nhất là các
trường đại học và các cơ sở đào tọ nghề cũng cần phải triển khai các hoạt
động nghiên cứu khoa học. Trên thực tế, sự thành công trong lĩnh vực khoa
học – công nghệ của các quocó gia trên thế giới được bất đầu tư việc thúc
đẩy công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết hợp với đào tạo trong các
trường đại họcđã trực tiếp tạo ra một nguồn nhân lực khoa học – kỹ thuật
chất lượng cao, đó là một tong các yếu tố quyết định đến sự phát triển của
đất nước.
Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu khoa học và triển khai các ứng dụng
trong các cơ sở giáo dục chưa phát triển mạnh, và chưa được đầu tư thỏa
đáng, mặc dù ngành giáo dục đã có một lực lượng khoa học công nghệ cao.
Đây là một sự lãng phí rất lớn và rất đáng tiếc cho quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. việc không chú trọng đầu tư cho nghiên cứu khoa
học trong các trường đại học đã làm cho nguy cơ tụt hậu về chất lượng đào
tạo, về sự liên kết giữa giáo dục với xã hội ngày càng trầm trọng hơn.
Để khắc phục sự tụt hậu về chất lượng đào tạo của ngành giáo dục thì
việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụngtrong ngnàh giáo
dục là một giải pháp có ý nghĩa lớn nhất của ngành giáo dục và đào tạo việt
1
nam, đó là sự yếu kém trong chất lượng đào tạo và liên kết nhà trường với
xã hội trong điều kiện hội nhập quocó tế.
Giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai hoạt
động khoa học trong ngành giáo dục sẽ tạo cơ hội cho giảng viên đuwocj
chủ động tiếp nhận những tri thức và kỹ năng mới, góp phần quyết định


nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục việt nam.
Mục tiêu chính của giải pháp thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học
và triển khai ứng dụng trong các cơ sở đào tạo đại học nhằm mục đích phục
vụ xã hội, nâng cao năng lực đào tạo và uy tín của ngành giáo dục việt nam.
Thúc đẩy nghiên cứu khoa học giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp,
chính sách cho phù hợp với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và của xã
hội trong các cơ sở giáo dục. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng
dụng trong ngành giáo dục để phục vụ các nhu cầu phát triển xã hội. Đưa
công nghệ thông tin trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển mang tính đột
biến trong ngành giáo dục
2. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của các trường
đại học
2.1. Các nội dung đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ
trong các trường đại học
Trên cơ sở đặc điểm quá trình nghiên cứu khoa học và công nghệ
trong các trừong đị học, việc đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu hoa học và
công nghệ tập trung vào các nội dung chính sau đây:
a/ Đầu tư trong khâu nghiên cứu và triển khai các đề tài nghiên
cứu khoa học: Bao gồm đầu tư
- Đầu tư chio các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ
theo nhiệm vụ của nhà nước, gồm: chương trình khoa học công nghệ
2
trọng điểm cáp nhà nước, chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp
nhà nước, chương trình nghiên cứu cơ bản, đề tài độc lập cấp nhà nước,
đề tài nghiêncứu hợp tác theo nghị định thư
- Đầu tư nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ của Bộ giao, bao gồm
Đề tài thuộc chương trình khoa học giáo dục, đề tài trọng điểm cấp bộ, đề
tài cấp bộ
- Các đề tài nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ của các ttrường
giao: đây là các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp cơ sở

b/ Đầu tư nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xuất bản các ấn
hành, các sách xuất bản, hoặc các ấn phẩm: bao gồm các nghiên cứu để
xuất bản giáo trình, các sách chuyên khảo, tham khảo xuất bản, các bài
báo khoa học xuất bản trong nước và nước ngoài, các bài báo cáo khoa
học trong các hội thảo hội nghị khoa học trong nươca và quốc tế.
c/ Đầu tư trong nghiên cứu phát minh sáng chế, bao gồm đầu tư
cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong sinh viên, giáo viên trẻ, đầu tư
cho nghiên cứu các phát minh sáng chế, từ phái các nhà trường
d. đầu tư cho bồi dưỡng, đào tạo cán bộ: bao gồm chi phí cho việc
cử cán bộ đi học tập, ttrao đổi học tập trong nước, nước ngoài; đầu tư hỗ
ttrợ cho các nghiên cứu sinh, cao học viên trong nghiên cứu và bảo vệ
luận án thạc sỹ, tiến sỹ.
Trong các nội dung đầu ưu trên, bao gồm cả đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng cho nghiên cứu, và đầu tư thực hiện việc nghiên cứu khoa học
công nghệ.

2.2 Các nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ
trong các ttrường đại học cao đẳng
3
Nguồn vốn đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ của các trường
đại học tập trung vào hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trong nước
và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
2.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước cho nghiên cứu khoa học công
nghệ
Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm: Nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước; Nguồn vốn đầu tư tự huy động từ các trường; Nguồn vốn
đầu tư từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có nhu cầu nghiên cứu và
triển khai công nghệ, nguồn vốn của bản thân các giáo viên, các nhà
nghiên cứu trong trường bỏ ra.
a/ Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đầu tư xây dựng, trang thiết
bị cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm, đầu tư đổi mới thiết
bị máy móc theo dự án, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường để
phục vụ cho nghiên cứu khoa học của các trường
- Nguồn vốn đầu tư theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do nhà nước
hoặc bộ yêu cầu dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương
trình nghiên cứu, đề tài trọng điểm các cấp
- Đầu tư cho đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ đối với
cán bộ, giáo viên trong các trường đại học.
- Đầu tư cho nghiên cứu, xuất bản giáo trình, sách giáo khoa, sách
chuyen khảo, sách tham khảo phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu
khoa học
b/ Nguồn vốn đầu tư tự huy động của từ các trường đại học
Nguồn vốn này xuất phát từ hoạt động snghiên cứu khoa học riêng
của từng trường nhằm nâng cao trình độ của giáo viên và gắn nhà trường
4
với xã hội một cách ngày càng xó hiệu quả cao, bao gồm : Nguồn vốn đầu
tư được huy động từ lợi nhuận và vốn khấu hao tài sản cố định của các
ttrường đại học. Nguồn vốn ở khu vục này thường dùng để tái đầu tư cho
các cơ sở vật chất kỹ thuật của trường, đầu tư thiết bị kỹ thuật mới cho
nghiên cứu khoa học công nghệ.
c/ Các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
Nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bao gồm:
- Nguồn vốn tự huy động của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc các ngành nghề khác trong xã hội
hợp tác đầu tư để thhực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên ngành
- Nguồn vốn hợp tác với các cơ sở, các ngành chuyên môn hóa, các
doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hợp đầu
tư thực hiện việc triển khai công nghệ, kỹ thuật mới trong hoạt động sản
xuất.

2.2.2 Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
Thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ, liên doanh liên kết, hợp
tác đầu tư, nguồn vốn nhân đạo, từ thiện, các nguồn viện trợ của nước
ngoài như ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI Các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài bao gồm:
Nguồn vốn đầu tư từ dự án quốc tế, các nhà tài trợ theo các dự án,
đề tài nghiên cứu cũng như triển khai theo hoạt động cụ thể của từng dự án
Nguồn vốn nghiên cứu ktheo nghị định thư với các tổ chức quốc tế.
Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, cá nhân chủ yếu
Các hình thức tài trợ khác về cấp thiết bị, đào tạo cán bộ khoa học công
nghệ, nâng cao trình độ cho giáo viên, cán bộ nghiên cứu trong các trường
5
đại học. Ngoài ra, nguồn vốn viện trợ từ Chính phủ các nước ODA, nguồn
vốn này thường đầu tư cho đào tạo ngắn ngày ở trong và ngoài nước.
2.2.3 Vai trò của nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho
phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của các trường
đại học
Trong tòan bộ các nguồn vốn đầu tư nói trên, thì đầu tư từ nguồn
vốn ngân sách phải dóng vai trò chủ đạo kể cả về quy mô, cơ cấu và tác
dụng đòn bảy của nó đối với các nguồn vốn đầu tư khác. Lý do của nhận
định này là:
- Sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ các trường đại học
là sản phẩm mang tính xã hội rất cao, và nó góp phần rất đáng kể đến tăng
trưởng kinh tế đất nước, thay đổi cơ cấu kinh tế, thu hút lao động dịch vụ
lớn
- Đầu tư vốn từ ngân sách là yêu cầu phát triển nghiên cứu khoa học
cơ bản cho các trường đại học. Ngân sách Nhà nước cần phải đầu tư cho
các nội dung trên vì sản phẩm nghiên cứu và triển khai công nghệ trong
các trường đại học là sản phẩm hàng hoá đặc biệt, đáp ứng nhu cầu tinh
thần, nâng cao dân trí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong các

trường đại học
Đầu tư của Nhà nước sẽ định hướng, kích thích thúc đẩy thu hút
vốn đầu tư từ các khu vực khác. Đầu tư cho phát triển nghiên cứu khoa
học công nghệ trong các trường đại học thực chất là đầu tư cho con người,
hoàn toàn phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và chính sách của
Nhà nước, đây là nguồn đầu tư lớn nhất và tăng hàng năm theo tốc độ
tăng trưởng kinh tế của đất nước, nguồn đầu tư từ ngân sách mang tính
6
quyết định đối với quá trình đổi mới và phát triển nghiên cứu khoa học
công nghệ trong các trừơng đại học ở nước ta.
II. Phương pháp luận xác định nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt
động khoa học – công nghệ ở các trường đại học.
1. Phân loại hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Mục tiêu của việc phân loại hoạt động khoa học công nghệ để chúng
ta có thể hình thành 2 nhóm nhu cầu vốn đàu tư xuất phát từ hai nguồn vốn
khác nhau dó là nguồn vốn được đáp ứng từ nguồn ngân sách nhà nước là
chủ yếu và nguồn vốn đáp ứng bằng các nguồn khác ngoài ngân sách;
- Các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thường bao gồm:
hoạt động đầu tư cơ sở nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực nghiên
cứu, triển khai công nghệ cho các trường đại học (đầu tư xay dựng cơ bản
và trang bị thiết bị hoạt động nghiên cứu và triửen khai công nghệ), đầu tư
cho nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp nhà nước, bộ và cấp
cơ sở trong khuôn khổ nhiệm vụ nhà nước, bộ giao cho nhà trường; đầu tư
cho nghiên cứu, viết và xuất bản các sách giáo khoa, giáo trình, sách
chuyên khảo, phát hành ấn phẩm, bài báo, hội nghị khao học của trường;
đầu tư liên quan đến bồi dưỡng, nâng cao trình độ của giáo viên, cán bộ
công nhân viên, các nhà nghiên cứu để nâng cao trình độ và năng lực hoạt
động của giáo viên; chi phí đầu tư hỗ trợ cho hoạt động nghien cứu khoa
học cho sinh viên các hệ cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh.
- Các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ khác được sử

dụng chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của các trường đại học, nguồn vốn
thông qua liên kết với các cơ sở bên ngoài, các đơn vị sản xuất, các tổ chức
xã hội, các doanh nghiệp, các bộ ngành khác có liên quan theo các hợp
đồng nghiên cứu và triển khai công nghệ, nguồn vốn của các tập đoàn nước
7
ngoài theo các dự án kể cả dự án ODA, dự án hỗ trợ phát triển hoặc các dự
án khác.
2. Nhu cấu vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách
2.1 Xác định cơ cấu hoạt động khoa học công nghệ được thực hiện
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Theo cách phân loại hoạt động khoa học ở phần trên, thông thường
các hoạt động nghiên cứu khoa học sử dụng nguồn vốn ngân sách đuwocj
chia thành 4 loại: (1) Các đề tài nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ của
nhà nước, bộ, thành phố và các cấp tương đương: các chương trình cấp
nhà nước, các đề tài cấp nhà nước độc lập, các đề tài trọng điểm cấp nhà
nước, các nhiệm vụ nghiên cứu theo từng giai đoạn có liên quan đén các
lĩnh vực kinh tế - xã hội của nhà nước; các đề tài trọng điểm cấp bộ, đề tài
cấp bộ, đề tài cấp thành phố, đề tài nghiên cứu theo phân công của bộ đối
với các hoạt động kinh tế, xã hội và kỹ thuật mà bộ hay thành phố, tỉnh yêu
cầu trực tiếp cho các trường; (2) các hoạt động đầu tư cơ ở vật chất kỹ
thuật cho nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập. Hoạt
động đầu tư này nằm trong chi phí đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của
cac trường do bộ giáo dục- đào tạo và nhà nước có chức năng cung cấp cho
các trường đại học hàng năm. (3) Hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ
của giáo viên, các nhà nghiên cứu trong các trường đại học và cao
đẳng, bao gồm có các hoạt động đào tạo trong nước và ngoài nước để nâng
cao trình độ, hoạt động hội thảo trong nước và quốc tế có liên quan đến
hoạt động khoa học công nghệ. Trong nội dung này còn bao gồm cả hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như hỗ trợ nghiên cứu cho
các sinh viên các cấp học trong nhà trường (4) cuối cùng là hoạt động

8
nghiên cứu dưới dạng những ấn phẩm khoa học như giáo trình, sách
giáo khoa, bài báo nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
2.2 Xác định tỷ lệ đầu tư ngân sách cho các hoạt động đào tạo
trong nhà trường.
Tùy theo từng giai đọa phát triển của các trường khác nhau mà tỷ lẹ
này có thể khác nhau. Ví dụ như các trường mới thành lập hoặc là hoạt
động theo hướng mới khác với truyền thống do sự thay đổi các điều kiện
thì hoạt động (2) và (3) sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn. Các trường có thâm niên
lâu đời, mang tính đầu đàn trong các ttrường thuộc cùng ngành, cùng khối
thì hoạt động (1) và (4) lại chiếm tỷ trọng cao hơn. Các trường khoa học cơ
bản thì nội dung hoạt động (3) và (4) chiếm tỷ lệ cao, còn các trường khoa
học ứng dụng thì hoạt động (1) và (2) lại chhiếm tỷ lệ nhiều hơn. Nhưng
nhìn chung, căn cứ vào tính chất của từng loại hoạt động khoa học nhu cầu
chi tiêu cho các loại hoạt động khoa học và công nghệ, cũng như mục tiêu
chi ngân sách nhà nước, thì thông thường; chi ngân sách ho hoạt động (1)
tức là thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ của nhà
nước, bộ, thành phố chiếm tỷ lệ cao nhất (có thể là 50%). Phần còn lại là
chi ngan sách cho các hoạt động còn lại, ttrong đó chi cho đầu tư xây dựng
cơ bản, cơ sở vật chất cho nghiên cứu chiếm khoảng 20%, cho đào tạo từ
nguồn vốn nhà nuwocs khoảng 20% và 10% là chi cho in ấn, xuất bản
những ấn phẩm khoa học.
2.3 Xác định nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách đối với hoạt động
khoa học và công nghệ.
Các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, các chương trình nghiên cứu cấp
nhà nước, cấp bộ hiện nay nhận được phân kinh phí từ ngân sách thường là
chưa cao, vì vậy có thể nâng cao thêm định mức cho các đề tài nghhiên cứu
9
khoa học cấp nhà nước mà nhất là cấp bộ (cần tham khảo thêm các định
mức kinh phí cho các đề tài cấp Bộ của các bộ khác, hoặc mức chi phí cho

các các đề tài nghiên cứu khoa học ở các nước trong khu vực để tìm ra một
mức trung bình cho các đề tài khoa học tầm cơ cấp bộ, đề tài cấp nhà nước
thường được thẩm định và cấp kinh phí theo một quy ttrình khá nghiêm
ngặt nên hiện tại đã xác định đuwocj mức của những đề tài loại này.
Tổng số các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ trọng điểm, cấp bộ và các đề
tài tương đương khác mà các trường được giao chính là nhiệm vụ nhà nước
và bộ giao cho các trường đại học. Số đề tài hàng năm được nhân với đơn
giá của một đề tài sẽ là tổng nhu cầu chi tiêu ngân sách cho hoạt động
nghhiên cứu đề tài (hoạt động 1)
2.4 Xác định tổng chi tiêu ngân schs cho toàn bộ hoạt động khoa
học công nghệ của các trường trong năm:
- Trên cơ sở tỷ lệ chi tiêu cho hoạt động khoa học và công nghệ đã
xác định ở trên, sau khi đã có nhu cầu chi tiêu cho đề tài nghiên cứu, chúng
ta sẽ xác định được nhu cầu chi tiêu cho 3 hoạt động khoa học và công
nghệ còn lại
- Trên cơ sở đó sẽ tổng hợp lại và được con số tổng nhu cầu vốn đầu
tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từ ngân sách.
3. Nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động khoa học – công nghệ ngoài
ngân sách các trường đại học
Các hoạt động khoa học công nghệ ngoài ngân sách thường bao gồm
các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ theo hợp đồng
của nhà trường hoặc cá nhân các nhà nghiên cứu với các cơ sở thực tế, các
đề tài nghiên cứu theo nghị định thư, các công trình nghiên cứu do trường
10
lấy kinh phí từ nguồn tự có, các nghiên cứu có sự liên kết với các tổ chức
kinh tế , xã hội , các nhà tài trợ trong nước và quốc tế
Thông thường nhu cầu vốn đầu tư cho các họat động nghiên cứu này
được xác định dựa trên yêu cầu cụ thể của hoạt động nghiên cứu do cơ quan
có nhu cầu đặt hàng, đây có thể xem như là các hoạt động nghiên cứu theo
nhu cầu thị trường đặt ra và nguồn kinh phí heo sự thỏa thuận giữa trường

với các cơ sở đặt hàng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tổng hợp lại chúng ta sẽ có
nhu cầu vốn từ nguồn ngoài ngân sách.
Một phương pháp khác để xác định nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách
là: chúng ta có thể thống kê tỷ lệ các nghiên cứu khoa học công nghệ từ
nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách trong tổng vốn đầu tư nghiên cứu
khoa học qua nhiều năm trước. Từ ý tưởng đó chúng ta có thể trên cơ sở nhu
cầu vốn đầu tư từ ngân sách để tính được nhu cầu vốn đầu tư ngoài ngân
sách trên cơ sở tỷ trọng của các nguồn vốn đầu tư này.
Kết luận
Việc khuyến khích và nâng cao cả về số và chất lượng các hoạt động
nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các trường đaị học là cần thiết.
Điều đó liên quan đến vấn đề đầu tư và bảo đảm nguồn vốn đầu tư cho các
hoạt động này
Chính sách tăng cường chi tiêu ngân sách cho hoạt động khoa học và
công nghệ các trường đại học là hướng đi đúng cho sự phát triển toàn diện
theo hướng nâng cao vị trí của các trường đại học trong điều kiện hội nhập
quốc tế.
Phương pháp xác định nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động khoa học
công nghệ trước hết là phải trước hết dựa vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
và triển khai công nghệ mà nhà nước và bộ giao cho các trường trên tất cả
mọi phương diện; hợp lý hóa tỷ lệ hoạt của từng loại hoạt động nghiên cứu
11
trong tổng nhu cầu vốn đầu tư ngân sách cho hoạt động khoa học và dựa vào
các định mức cho hoạt động nghiên cứu để xác định tổng nhu cầu vốn đầu
tư từ ngân sách.
12

×