Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.29 KB, 101 trang )

PHẦN III
QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 1
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: MỘT SỐ NÉT CHÍNH
I. TỔNG QUAN
Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là vai trò quyết
định trong quá trình phát triển của các nước đang phát triển. Ở khắp các nước Châu
Phi, châu Á, Trung Đông và Mỹ La Tinh, giá trị xuất khẩu các sản phẩm thô chiếm
một tỷ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm quốc dân của mỗi nước. Ở một vài nước có quy
mô xuất khẩu nhỏ hơn, tỷ trọng giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và các
sản phẩm thô khác như: Cà phê, cacao, bông, đường, dầu cọ, bô xít, đồng… chiếm
trong GNP cũng đến 25% hoặc còn nhiều hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt như
các nước sản xuất dầu ở vùng Vịnh và một vài nước khác, giá trị xuất khẩu dầu thô và
và các sản phẩm dầu tinh chế chiếm hơn 70% thu nhập quốc dân cuả các nước này.
Không giống như những nước sản xuất dầu và những nước Công nghiệp mới (NICs)
như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, hầu hết các nước đang phát triển đều có phần
lớn nguồn thu từ xuất khẩu từ những sản phẩm thô phi khoáng sản. Đây là vấn đề đặc
biệt nghiêm trọng ở khu vực cận Sahara Châu Phi. Vì thị trường và giá cả của những
sản phẩm xuất khẩu này thường không ổn định, do đó việc xuất khẩu sản phẩm thô
luôn đi kèm với những rủi ro mà không một quốc gia nào mong muốn gặp phải. Đây
cũng là một vấn đề quan trọng bởi vì giá cả của sản phẩm thô đang có xu hướng giảm
xuống.
Ở một vài nước châu Phi ngày nay, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến
vẫn chỉ đạt 3% hoặc ít hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nước
này như: Benin, Mali, Niger, Sudan và Uganda (Trong đó không có nước nào thu
được nhiều hơn 1% kim ngạch xuất khẩu thông qua xuất khẩu nhiêu liệu hóa thạch
vào năm 1999). Năm 1999 ở Negeria, xuất khẩu nhiên liệu từ hóa thạch chiếm 99%
kim ngạch xuất khẩu của nước này trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến chỉ
chếm 1%. Thực vậy, có khoảng 35 nước đang phát triển có ít nhất 2/5 thu nhập từ xuất
khẩu từ xuất khẩu 1 hoặc 2 sản phẩm nông nghiệp hoặc khoáng sản (Minh họa bảng


12.1)
Cùng với việc phụ thuộc vào xuất khẩu, các nước đang phát triển còn phụ
thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, vốn, tư liệu sản xuất và sản
phẩm tiêu dùng để phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất và thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng của người dân trong nước. Ở hầu hết các nước đang phát triển,
1
nhu cầu nhập khẩu ngày một tăng lên đã vượt khả năng đáp ứng từ xuất khẩu . Điều
này đã gây ra tình trạng thâm hụt thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế với
phần còn lại của thế giới. Trong khi sự thâm hụt trong cán cân vãng lai (chi tiêu cho
nhập khẩu vượt quá thu nhập từ việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ) thường vượt cả
phần bù đắp từ thặng dư của cán cân tài khoản vốn (những khoản thu từ vay mượn và
đầu tư của cá nhân và tổ chức nước ngoài lớn hơn các khoản trả nợ tính cả vốn lẫn lại
cho những khoản vay và đầu tư trước đó), thì trong những năm gần đây, gánh nặng nợ
của việc phải trả sớm hơn dự tính những khoản vay và đầu tư trước đó đã khiến cho
vấn đề thâm hụt ngày càng trầm trọng. Ở một số nước đang phát triển, sự thâm hụt
nghiêm trọng trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn đã dẫn đến giảm sút nhanh
chóng nguồn dự trữ ngoại tệ, giá trị đồng tiền không ổn định và giảm sút tăng trưởng
kinh tế.
Bảng 12.1: Thu nhập xuất khẩu của các nước đang phát triển có ít nhất từ
40% là xuất khẩu từ 1 đến 2 sản phẩm nông nghiệp hoặc khoáng sản
Châu Phi Châu Á Châu Mỹ la Tinh
Burkina Faso ( Bông)
Burundi (Cà phê)
Ivory Coast (Ca cao và cà
phê)
Ethiopia (Cà phê)
Ghana ( Ca cao và đá quý)
Kenya (Chè và cà phê)
Madagasca (Cà phê và gia
vị)

Malawi (Thuốc lá)
Mauritania( Quặng sắt)
Mozambique (Cá và trái
cây)
Reunion (Đường)
Rwanda (Cà phê)
Senegal (Cá và dầu thực
vật)
Seychelles (Cá)
Myama (Gỗ và rau)
Fiji ( Đường)
Maldive (Cá)
Papua New Guinea ( Vàng
và quặng kim loại)
Solomon Island ( Gỗ)
Tonga (Rau)
Belize ( Đường)
Chile (
Costa Rica ( Cà phê và trái
cây)
Cu ba ( Đường)
Dominica (Quặng và trái
cây)
Guadeloup (Đường và trái
cây)
Guyana ( Vàng và đường)
Honduras (Trái cây và cà
phê)
Panama (Dầu thực vật và
bông)

Saint Luica (Trái cây)
2
Sierra Leone (Đá quý)
Sudan (Bông và rau)
Uganda (Cà phê)
Nguồn: Sarah Anderson, John Cavanah, Thea Lee và Barbara Ehrenreich,
Hướng tầm nhìn đến nền kinh tế tòan cầu (New York, xuất bản năm 2000). Được phép
tái bản
Trong thập kỉ 80 và 90, sự kết hợp giữa tăng thâm hụt thương mại, gia tăng nợ
nước ngoài, việc rút ồ ạt ra nước ngoài của các luồng tài chính quốc tế và giảm dự trữ
ngoại tệ đã buộc các nước đang phát triển phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tài
khóa và tiền tệ (thường là do yêu cầu của Quỹ tiền tệ Quốc tế), những biện pháp sẽ
khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm, làm trầm trọng thêm vấn đề nghèo đói và thất
nghiệp. Ý nghĩa chính xác của những khái niệm khác nhau về nền kinh tế quốc tế sẽ
được giải thích rõ hơn trong phần sau của chương này và trong hai chương tiếp theo.
Trong phần này vấn đề chỉ đơn giản là sự thâm hụt thường xuyên trong cán cân thanh
toán quốc tế (điều này dường như là không thể giải quyết được trong trường hợp các
nước đang phát triển không những thiếu khả năng giải quyết các vấn đề tài chính của
nước mình mà còn rất dễ bị tổn thương với những biến động của kinh tế toàn cầu) sẽ
cản trở một cách đáng kể những nỗ lực phát triển kinh tế. Nó cũng làm thu hẹp giới
hạn khả năng của quốc gia nghèo trong việc quyết định và theo đuổi những chiến lược
phát triển kinh tế hiệu quả.
Tài chính và thương mại quốc tế không nên chỉ được hiểu đơn thuần là dòng
chảy hàng hóa và nguồn vốn giữa các nước trên thế giới. Bằng việc mở cửa nền kinh
tế và xã hội để tham gia các giao dịch thương mại toàn cầu và hướng tới phần còn lại
của thế giới, các nước đang phát triển không chỉ thu hút được hàng hóa, dịch vụ và
nguồn tài chính quốc tế mà còn phải chấp nhận cả những ảnh hưởng có lợi và bất lợi
đối với sự phát triển của việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thói quen tiêu dùng,cấu
trúc thể chế; hệ thống giáo dục, y tế và xã hội; và những quan niệm về giá trị đạo đức
và phong cách sống của các nước phát triển. Tác động của những thay đổi về công

nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội tới quá trình phát triển có thể theo chiều hướng tốt hoặc
xấu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng chính trị, xã hội và cấu trúc thể chế
của các nước tiếp nhận và những mục tiêu ưu tiên trong phát triển kinh tế của các
nước này. Không biết chính sách hướng ra thị trường quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu
một cách tích cực và chủ động có phải là biện pháp tốt nhất đối với các nước LDC hay
không, nhưng việc theo đuổi chính sách hướng nội và thay thế sản phẩm nhập khẩu
với mục đích bảo hộ mậu dịch và văn hóa quốc gia, hay việc đồng thời theo đuổi cả
hai chính sách hướng nội và hướng ngoại không thể được coi là các chính sách ưu
tiên. Từng quốc gia phải đánh giá tình trạng hiện tại và triển vọng tương lai của quốc
gia mình trong cộng đồng thế giới trong mối quan hệ với các mục tiêu phát triển cụ
3
thể. Làm được điều này các quốc gia mới xác định được những lợi ích và những rủi ro
của mình khi tham gia vào thương mại toàn cầu.
Nhưng thật không may, rất nhiều nước nghèo và nhỏ (chiếm quá nửa các nước
đang phát triển) có rất ít sự lựa chọn trong việc có hướng ngoại hay không? Tuy
nhiên, chúng ta sẽ thấy đối với các nước nhỏ đang phát triển thì chiến lược hướng
ngoại rất có triển vọng thành công, có thể hướng ngoại nhưng là hướng tới hợp tác
thương mại với các quốc gia đang phát triển khác, như là thành viên của một nhóm
quốc gia đang cố gắng hội nhập kinh tế và kết hợp những mục tiêu phát triển chung.
Tham gia vào nền kinh tế thế giới là tất yếu, nhưng cũng có nhiều cơ hội cho sự lựa
chọn các chính sách phù hợp để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Việc nghiên cứu vấn đề tài chính và thương mại quốc tế là một trong những
nghiên cứu lâu đời và gây nhiều tranh cãi nhất của kinh tế học. Nó được nghiên cứu từ
thế kỷ 16 và khi chủ nghĩa trọng thương của Châu Âu vẫn đang còn say mê vàng của
Tây Ban Nha. Nó được tiếp tục phát triển ở thế kỉ 18 và 19 khi tăng trưởng kinh tế
hiện đại được thúc đẩy bởi hoạt động thương mại quốc tế. Những nhà kinh tế học nổi
tiếng như Adam Smith, David Ricardo và John Stuart Mill đã đưa ra những khái niệm
và bản chất cơ bản của thương mại quốc tế còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Ngày
nay, những nghiên cứu sâu về thương mại quốc tế vẫn còn tiếp tục, không chỉ vì vẫn
còn những tranh luận giữa những người ủng hộ và những người phủ nhận vai trò của

thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế, mà còn vì những phương tiện vận tải và
thông tin liên lạc hiện đại đã khiến thế giới trở nên nhỏ hẹp. Những nguyên nhân này
cùng với một số lý do khác đã được đề cập khiến chúng ta phải xem xét tầm quan
trọng của thương mại quốc tế và những vấn đề còn tranh luận trong phân tích và
hoạch định chính sách kinh tế.
5 CÂU HỎI CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN
Với mục đích thảo luận các vấn đề liên quan, chương này tập trung vào các lý
thuyết truyền thống và hiện đại của thương mại quốc tế trong khung cảnh 5 chủ đề
hoặc câu hỏi liên quan cụ thể đến các quốc gia đang phát triển.
1. Thương mại quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng, cơ cấu và đặc
điểm tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển? Đây là một tranh luận truyền
thống về “Thương mại là động cơ của tăng trưởng”, được xét trong mục tiêu phát triển
hiện đại.
2. Thương mại đã phân chia lại thu nhập và sự giàu có giữa các nước như thế
nào? Có phải thương mại có ảnh hưởng đến sự công bằng và bất công ở phạm vi trong
nước và quốc tế không? Theo cách hiểu khác, làm thế nào để phân chia giữa lợi ích và
thiệt hại, ai là người được hưởng lợi?
3. Với điều kiện nào thương mại có thể giúp các nước đang phát triển đạt được
mục tiêu phát triển?
4
4. Liệu các nước đang phát triển có thể tự quyết định được khối lượng hàng
hóa tham gia thương mại không?
5. Dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ và nhận định về tương lai thì các nước
đang phát triển nên theo đuổi chính sách hướng ngoại (thương mại tự do hơn, mở
rộng hơn các luồng nhân lực, vốn, ý tưởng và công nghệ…) hay chính sách hướng nội
(bảo hộ lợi ích dân tộc) hoặc theo đuổi chính sách kết hợp cả hai, ví dụ trong khuôn
khổ hợp tác kinh tế khu vực. Ưu điểm và nhược điểm của mỗi chiến lược thương mại
đối với phát triển là gì?
Rõ ràng những câu trả lời hay gợi ý trả lời cho những vấn đề trên sẽ không
giống nhau cho tất cả các nước trên thế giới. Toàn bộ nền tảng của thương mại quốc tế

dựa trên thực tế đó là mỗi nước sẽ có sự khác nhau về mức độ sẵn có của các nguồn
lực , về trình độ công nghệ, các mục tiêu ưu tiên và khả năng tăng trưởng và phát
triển. Các nước đang phát triển cũng không nằm ngoài quy luật này. Một số nước mặc
dù dân số đông nhưng lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn và nguồn tài nguyên
thiên nhiên, trong khi một số nước khác mặc dù quy mô dân số nhỏ nhưng có tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Phần còn lại chiếm đại đa số là những nước nhỏ với sự
yếu kém về kinh tế, do đó không có đủ nguồn tài nguyên và nguyên vật liệu để có thể
đáp ứng được cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Loại trừ những
quốc gia giàu có nhờ dầu lửa ở Trung đông và một vài quốc gia nổi tiếng về nguồn
khoáng sản lớn, phần lớn các quốc gia đang phát triển này đều phải đối mặt với những
vấn đề và cách thức lựa chọn giống nhau trong quan hệ quốc tế với các quốc gia phát
triển và với các nước khác. Bởi vậy, mặc dù ở đây chúng ta đang cố gắng trình bày
những đặc điểm khái quát về những triển vọng và các chính sách thương mại của các
nước đang phát triển, nhưng việc có được những mục tiêu toàn diện sẽ đòi hỏi phải
loại bỏ ra các yếu tố riêng biệt của mỗi nền kinh tế. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể,
lợi ích của hoạt động này lớn hơn so với chi phí khi theo đuổi các chính sách chung
Do vậy, chúng ta bắt đầu với một tóm tắt thống kê về hoạt động và cơ cấu
thương mại của các nước LDC trong những năm gần đây. Kết quả này được trình bày
sau phần trình bày một cách đơn giản về học thuyết thương mại quốc tế tân cổ điển và
tác động của nó đối với tính hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng (4 khái niệm
kinh tế cơ bản liên quan đến vấn đề chính của các câu hỏi ở trên). Sau đó chúng ta đưa
ra một phê phán đối với học thuyết tự do thương mại dựa trên kinh nghiệm và thực tế
hiện tại của thế giới. Giống như thị trường tự do, tự do thương mại cũng có nhiều giả
thiết, trong đó có giả thiết khuyến khích hiệu quả không đổi trong hoạt động của nền
kinh tế và nguồn tài nguyên được phân bổ có hiệu quả. Và cũng tương tự như thị
trường tự do và điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tự do thương mại tồn tại trong lý
thuyết nhiều hơn là trong thực tế khi ngày nay các nước đang phát triển đều tồn tại thị
trường không hoàn hảo và không có sự công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế.
Bởi vậy, chúng ta sẽ thảo luận qua về những mô hình thương mại hiện tại, bao gồm cả
5

mô hình trao đổi thương mại Bắc – Nam là mô hình tập trung những vấn đề của thế
giới thực như sự cạnh tranh không hoàn hảo, thương mại bất bình đẳng và những tác
động của sự tăng trưởng năng động trong nguồn lao động và công nghệ
Trong chương 13 và 14 chúng ta sẽ nghiên cứu vài điều về cán cân thanh toán
quốc tế của các nước, xem xét qua một số vấn đề về tài chính quốc tế, phân tích sâu về
cuộc khủng hoảng nợ và đưa ra các chính sách thương mại (thuế quan, trợ cấp, hạn
ngạch, điều chỉnh tỷ giá hối đoái…) mà các nước LDC có thể áp dụng trong bối cảnh
vẫn còn những trạnh luận xoay quanh những lợi ích tương đối của việc thúc đẩy xuất
khẩu so với thay thế nhập khẩu Một ví dụ nổi bật về lợi ích của thương mại quốc tế
đã được minh họa ở phần kết luận của chương thông qua nghiên cứu nền kinh tế của
Đài Loan.
1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA
ĐANG PHÁT TRIỂN
Mặc dù số liệu tổng thể về khối lượng và giá trị xuất khẩu của các nước LDC là
các chỉ số quan trọng thể hiện mô hình thương mại của nhóm nước này nhưng các số
liệu thống kê tổng hợp đã không thể hiện được vai trò của xuất khẩu đối với phúc lợi
kinh tế của từng quốc gia. Bảng 12.2 đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về vai trò của
xuất khẩu hàng hóa đối với các quốc gia có diện tích và dân số khác nhau. Ở cuối
bảng đã thêm 3 quốc gia phát triển điển hình để so sánh
Nhìn chung, các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn
các quốc gia phát triển. Trong bảng 12.2 ở cột 1 đã chỉ rõ, việc các quốc gia có quy
mô lớn hơn thì phụ thuộc ít hơn vào thương mại so với các quốc gia nhỏ là điều hoàn
toàn dễ hiểu, và nếu hai nước có cùng quy mô, thì các nước đang phát triển có khuynh
hướng dành phần nhiều hơn trong kết quả sản xuất của mình để xuất khẩu so với các
quốc gia phát triển. Chúng ta có thể thấy các nước lớn như Brazil và Ấn Độ với nền
kinh tế mở có khuynh hướng ít phụ thuộc vào thương mại quôc tế hơn tính theo thu
nhập quốc dân, so với các nước có quy mô nhỏ hơn ở Châu Phi và Đông Á. Trong
cùng một nhóm về quy mô đất nước, các nước kém phát triển sẽ phụ thuộc vào
thương mại quốc tế nhiều hơn tính theo tỷ trọng so với thu nhập quốc dân so với các
nước phát triển. Điều này được minh chứng rõ ràng trong trường hợp của Nhật Bản

với xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 10% GDP, trong khi đó các nước đông dân như
Bangladesh, Indonesia, Nigeria xuất khẩu chiểm tỷ lệ khá cao trong GDP.
Việc giá trị xuất khẩu của các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao trong GDP
một phần có thể do giá cả hàng hóa dịch vụ phi thương mại ở nước phát triển cao hơn
so với các nước đang phát triển Tuy nhiên, lý do còn lại giải thích việc các nước đang
phát triển phụ thuộc nhiều vào thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế, bởi vì khi
hầu hết các hàng hóa được đem ra trao đổi thì sẽ có rất ít sự khác biệt về mặt giá cả
giữa các nước. Hơn nữa, cơ cấu xuất khẩu của các nước đang phát triển kém phong
phú hơn so với các nước phát triển.
6
Trong khi tổng giá trị xuất khẩu và tỷ lệ của hàng hóa công nghiệp trong hàng
xuất khẩu có xu hướng tăng ở một số nước đang phát triển, và một số nước xuất khẩu
quan trọng mới nổi lên như Trung Quốc thì chúng ta cũng cần phải nghiên cứu xu
hướng này. Một số nước công nghiệp mới (NICs) vẫn được coi là giữ vị trí thống trị
trong các nước xuất khẩu đang phát triển, ví dụ năm 2000 một mình Hàn Quốc xuất
khẩu nhiều hơn tất cả các nước Nam Á và cận Saharan Châu phi cộng lại. Năm 2000
Hàn Quốc và Đài Loan cũng xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến nhiều hơn so toàn bộ
khu vực Mỹ La Tinh, vùng Carribe, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và cận Saharan
Châu Phi cộng lại. Nhưng Hồng Kông và Singapore thậm chí còn xuất khẩu nhiều hơn
Hàn Quốc và Đài Loan.
Bảng 12.2 Tỷ lệ xuất khẩu trong GDP và tỷ trọng của sản phẩm thô và hàng
công nghiệp chiếm trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các nước, năm 2000.
Nước
Tỷ lệ xuất khẩu
trong GDP
% Sản phẩm
thô
% Hàng công
nghiệp
Các nước đang phát triển

Malaysia 110.0 20 80
Indonesia 40.7 46 54
Jamaica 19.6 30 70
Philippines 53.2 59 41
Bangladesh 11.9 9 91
Nigeria 48.7 99 1
Venezuela 27.2 88 12
Srilanca 33 25 75
Kenya 15.9 77 23
Hàn Quốc 37.8 9 91
Togo 25 82 18
Mexico 29 15 85
Ấn Độ 8.9 24 76
Barazil 9.4 46 54
Trung Quốc (trừ Hồng Kông) 23.1 12 88
Các nước phát triển
Anh 19.8 17 83
7
Mỹ 7.9 17 83
Nhật 10.2 6 94
ĐỘ CO DÃN CỦA CẦU VÀ THU NHẬP TỪ XUẤT KHẨU KHÔNG ỔN
ĐỊNH.
Vấn đề cần giải đáp ở đây là tại sao thu nhập của hoạt động xuất khẩu ở hầu hết
các nước đang phát triển kém hơn so với các nước phát triển. Điều này liên quan đến
tính co dãn của đường cầu. Phần lớn những nghiên cứu thống kê về nhu cầu đối với
các hàng hóa khác nhau đã chỉ ra rằng, độ co dãn của cầu các sản phẩm thô theo thu
nhập là tương đối nhỏ: có nghĩa là tỷ lệ phần trăm tăng lên về lượng cầu nhập khẩu
các sản phẩm thô (chủ yếu từ các nước giàu) nhỏ hơn so với phần trăm tăng GNP của
các nước này. Ngược lại, độ co giãn theo thu nhập của dầu thô, một số nguyên vật liệu
và các sản phẩm chế biến lại tương đối cao. Ví dụ, người ta tính toán được rằng với

1% tăng thêm trong thu nhập của nước phát triển thì lượng nhập khẩu thực phẩm tăng
khoảng 0,6%, nguyên liệu thô là sản phẩm của nông nghiệp như cao su, dầu thực vật
tăng 0,5%, nhưng những sản phẩn dầu lửa và nhiên liệu khác tăng khoảng 2,4% và
hàng hóa chế biến tăng khoảng 1,9%. Bởi vậy, khi thu nhập của những nước giàu tăng
lên thì nhu cầu của họ về lương thực thực phẩm và nguyên liệu thô từ các nước đang
phát triển tăng lên rất chậm, trái lại nhu cầu của các nước đang phát triển về hàng sản
xuất công nghiệp của các nước phát triển tăng lên rất nhanh.
Nguyên nhân cơ bản lý giải cho việc độ co dãn của cầu đối với thu nhập ít là do
xu hướng giảm theo thời gian của giá cả các sản phẩm thô. Thêm vào đó, do độ co dãn
của cầu sản phẩm thô theo giá có có xu hướng bằng không (không co dãn), nên khi có
bất kì sự dịch chuyển nào của đường cung hay đường cầu cũng tạo ra thay đổi lên
xuống của giá cả. Kết hợp hai tính chất co dãn này của cầu sản phẩm thô có thể lý giải
được tính không ổn định trong thu nhập của các nước xuất khẩu và điều này sẽ dẫn tới
tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển là thấp và khó có thể dự đoán trước.
Trong khi hầu hết các nước đều tập trung vào xuất khẩu hàng hóa, thì tỷ trọng
của xuất khẩu dịch vụ thương mại thường tăng lên rất chậm trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả các nước phát triển và đang phát triển. Trước dây, các dịch vụ thương mại
xuất khẩu thường chỉ tập trung vào các dịch vụ kỹ thuật cao như tư vấn quản lý và đầu
tư ngân hàng, thì bây giờ, xây dựng và hoạt động có kĩ năng thấp cũng được xuất khẩu
nhiều.
HỆ SỐ TRAO ĐỔI HÀNG HÓA VÀ LUẬN ĐIỂM CỦA PREBISH –
SINGER
Sự thay đổi tương đối trong các mức giá cả của các loại hàng hóa khác nhau đã
dẫn chúng ta đến một khía cạnh quan trọng liên quan đến việc định lượng các vấn đề
8
thương mại mà các nước đang phát triển phải đối mặt. Tổng giá trị xuất khẩu không
chỉ phụ thuộc vào khối lượng xuất khẩu hàng hóa mà còn phụ thuộc vào giá cả của
chúng. Nếu giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm sút thì phải xuất khẩu với khối lượng lớn
hơn để giữ ổn định thu nhập từ xuất khẩu. Tương tự, đứng về phía nhập khẩu cũng
như vậy, tổng chi tiêu ngoại hối phụ thuộc vào cả khối lượng và giá cả hàng hóa nhập

khẩu.
Rõ ràng, nếu giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm xuống so với giá cả cả hàng hóa
nhập khẩu, nước đó sẽ phải xuất khẩu nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn các nguồn lực
khan hiếm để có thể đảm bảo khối lượng nhập khẩu như các năm trước đó. Nói cách
khác, chi phí thực hay chi phí cơ hội xã hội của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu của
một nước sẽ tăng khi giá cả hàng xuất khẩu giảm tương đối so với giá cả của hàng
nhập khẩu.
Các nhà kinh tế học đã đưa ra một thuật ngữ biểu thị cho mối quan hệ hoặc tỷ
lệ giữa giá cả của một đơn vị hàng hóa xuất khẩu tiêu biểu và giá cả của một đơn vị
hàng hóa nhập khẩu tiêu biểu. Tỷ lệ này được gọi là hệ số trao đổi hàng hóa , và nó
được diễn đạt bằng P
x
/P
m
trng đó P
x
và P
m
biểu thị lần lượt cho chỉ số giá hàng xuất
khẩu và hàng nhập khẩu tính trong cùng một khoảng thời gian (ví dụ 1985=100). Hệ
số trao đổi hàng hóa sẽ giảm nếu P
x
/P
m
giảm, nghĩa là giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm
tương đối so với giá cả hàng hóa nhập khẩu trong khi thậm chí cả hai mức giá đều
tăng. Số liệu thống kê chỉ ra rằng, giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với giá cả
hàng công nghiệp. Kết quả là, nếu tính trung bình, hệ số trao đổi thương mại của các
nước đang phát triển ngày càng xấu đi trong khi hệ số này của các nước phát triển
ngày càng được cải thiện. Ví dụ, những nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chỉ ra

rằng từ những năm 1900, giá của sản phẩm thô đã giảm bình quân là 0,6% một năm so
với hàng công nghiệp. Hình 12.1 chỉ ra việc sút giảm liên tục giá cả tương đối của các
sản phẩm thô không phải dầu mỏ.
Lý thuyết chính dùng để lý giải hình 12.1 được biết đến là luận văn của Prebish
– Singer, sau hai nhà kinh tế học của sự phát triển nổi tiếng đã tìm ra ngụ ý của xu
hướng này trong những năm của thập niên 50. Họ cho rằng hệ số trao đổi hàng hóa
của các nước xuất khẩu sản phẩm thô sẽ tiếp tục giảm do hệ số co dãn của cầu theo
giá và theo thu nhập đều thấp. Điều này là hệ quả của một thời gian dài có sự dịch
chuyển thu nhập từ các nước nghèo sang các nước giàu do việc theo đuổi chính sách
thay thế sản phẩm nhập khẩu (đọc chương 13).
Hình12.1 Hệ số trao đổi hàng hóa của sản phẩm không phải dầu lửa
9
Giá cả của dầu thô, mặc dù có sự tăng nhanh trong những năm 70, nhưng thực
tế không thể hiện một xu thế rõ rệt nào trong thế kỷ trước. Năm 2000, giá thực tế của
dầu gần như bằng với mức giá của sản phẩm này vào năm 1990. Hàng hóa không phải
dầu lửa lại có thực tế khác: Giá trung bình của năm 2000 chỉ bằng 1/3 so với ở thế kỉ
trước. Và trong thập kỉ 90 hệ số trao đổi hàng hóa của sản phẩm thô phi dầu mỏ so với
hàng hóa công nghiệp ở mức thấp trong vòng 90 năm.
Hình 12.2 Các nước đang phát triển : Vị trí hàng hóa xuất khẩu giai đoạn
1965 – 1998
Nguồn: Theo IMF và WB, lối vào thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của
các nước đang phát triển, Http://www.imf.org/external/np/madc/eng/042701 ngày
27 tháng 4 năm 2001,, được phép tái bản.
Vì những xu hướng này mà trong những thập kỷ trở lại đây, các nước đang
phát triển đã cố gắng hết sức để chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu của mình sang các sản
phẩm chế biến. Sau sự khởi đầu chậm chạp và tốn kém, những cố gắng này đã tạo ra
sự thay đổi lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển, đặc biệt đối
10
với những nước có thu nhập trung bình. Dẫn đầu là những “con hổ” Đông Á như: Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, theo sau còn có rất nhiều nước khác ở

Châu Á bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, tỷ trọng của các hàng công nghiệp trong tổng
kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên (hình 12.2). Tỷ trọng này tăng một cách ổn định từ
26% năm 1970 lên đến 28% năm 1980, lên 54% năm 1990 và đạt 66% vào năm 2000.
Thậm chí ở vùng cận Saharan Châu Phi tỷ trọng hàng công nghiệp đã tăng lên gấp đôi
trong vòng một thập kỷ qua và nay chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu so
với khoảng 8% vào năm 1970 (xem hình 12.3)
Hình 12.3 Vị trí hàng hóa xuất khẩu của liên vùng Saharan Châu Phi
Nguồn: Theo IMF và WB, lối vào thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của
các nước đang phát triển., Http://www.imf.org/external/np/madc/eng/042701 ngày
27 tháng 4 năm 2001, được phép tái bản.
Nhưng đáng tiếc, sự thay đổi trong cấu trúc hàng xuất khẩu không mang lại
nhiều lợi ích như mong muốn cho các nước đang phát triển. Bởi vì giá cả tương đối
của các hàng công nghiệp cũng khác nhau: trong vòng 1/4 thế kỉ trở lại đây, giá cả
những hàng công nghiệp cơ bản do các nước nghèo xuất khẩu giảm tương đối so với
sản phẩm công nghệ tiên tiến xuất khẩu của những nước giầu. Giá cả hàng dệt may
giảm nhiều nhất tiếp theo là hàng điện tử dân dụng.
Sử dụng các phương pháp khác, Liên hợp quốc đã tính được rằng giá cả của
các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của các nước đang phát triển đã giảm sút khoảng
3,5% /năm trong những năm 1980, hoặc khoảng 30% trong suốt thập niên đó. Trong
một nghiên cứu chi tiết, Alf Maizels khám phá ra rằng hệ số trao đổi thương mại của
các sản phẩm chế biến ở các nước đang phát triển so với của Mỹ đã giảm trong giai
11
đoạn từ 1981 – 1997. Hàng dệt may có sự giảm giá nhanh chóng vào cuối thập niên
90.
Với nhìn nhận tổng quan về những vấn đề thương mại quốc tế của các nước
đang phát triển, chúng ta sẽ xem xét các lý thuyết khác về vai trò của thương mại đối
với phát triển kinh tế.
2. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Một trong những hoạt động cơ bản của con người trên thế giới là tiến hành giao
dịch và trao đổi với nhau. Ngay cả ở những ngôi làng xa xôi hẻo lánh của Châu Phi,

người dân cũng thường xuyên tới chợ để trao đổi hàng hóa, đôi khi để lấy tiền nhưng
thường là để lấy các hàng hóa khác thông qua hình thức hàng đổi hàng. Một giao dịch
là sự trao đổi hai chiều – cho đi và nhận lại một cách tương ứng. Tại một ngôi làng ở
Châu Phi, phụ nữ có thể đổi lương thực như bột mỳ lấy quần áo hoặc đổi một món đồ
trang sức đơn giản lấy bình gốm. Tất cả các giao dịch trên đều thông qua giá cả. Ví
dụ: nếu 20 cân bột mỳ đổi lấy 1mét vải, điều đó có nghĩa là giá ngầm định (hệ số trao
đổi thương mại) của 1 mét vải là 20 cân bột mỳ. Nếu 20 cân bột mỳ có thể đổi một
bình gốm nhỏ, thì 1 bình gốm nhỏ sẽ đổi được 1 mét vải. Hệ thống giá cả đã được xác
lập.
2.1 LỢI THẾ SO SÁNH
Tại sao con người lại tiến hành buôn bán? Về cơ bản, bởi vì nó mang lại lợi
nhuận. Mỗi người khác nhau sẽ chiếm hữu những khả năng và nguồn lực khác nhau
và có nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa với tỷ lệ khác nhau. Sự khác nhau trong sở
thích cùng với các khả năng vật chất và tài chính khác nhau đã mở ra cơ hội kiếm lời
từ trao đổi buôn bán. Người ta sẽ có lợi nhuận khi bán những thứ họ có một khối
lượng lớn hơn tương đối so với những thứ họ có nhu cầu. Trên thực tế, vì ngay cả
những người có cuộc sống đơn giản nhất thì họ và gia đình họ cũng không thể tự sản
xuất được hết tất cả các hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho cuộc sống, do đó cách thức
có lợi hơn đó là họ cố gắng mở rộng các hoạt động phù hợp nhất với họ hoặc họ có lợi
thế so sánh về năng lực hay nguồn lực tự nhiên. Vì thế họ có thể tiến hành trao đổi
phần thặng dư của những hàng hóa do mình sản xuất để lấy những hàng hóa do người
khác sản xuất. Do đó hiện tượng chuyên môn hóa dựa trên lợi thế so sánh đã ngày
càng phát triển ngay cả ở những nền kinh tế tự cung tự cấp.
Những nguyên tắc chuyên môn hóa và lợi thế so sánh đó đã được các nhà kinh
tế học áp dụng để tiến hành trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Để trả lời
cho câu hỏi yếu tố nào quyết định những hàng hóa nào sẽ được mang ra trao đổi
thương mại và tại sao một số nước sản xuất những hàng hóa này trong khi đó một số
nước khác lại sản xuất những hàng hóa khác, các nhà kinh tế học ngay từ thời của
Adam Smith có câu trả lời xác đáng dựa trên sự khác biệt trong chi phí sản xuất và
12

giá cả của các loại hàng hóa khác nhau giữa các nước. Các quốc gia cũng tương tự
như mỗi người cũng chỉ chuyên môn hóa vào một số hoạt động sản xuất nhất định mà
nước đó có lợi thế. Các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mang lại
lợi ích lớn nhất cho họ.
Nhưng tại sao trong thương mại quốc tế, chi phí sản xuất giữa các nước lại
khác nhau? Ví dụ: làm thế nào để Dức sản xuất ra máy ảnh, đồ điện tử và ô tô rẻ hơn
Kenya? Và trao đổi những hàng hóa công nghiệp đó với Kenya để lấy những sản
phẩm từ nông nghiệp tương đối rẻ như trái cây, rau, cà phê và chè? Một lần nữa, câu
trả lời cùng tìm thấy ở sự khác biệt trong cấu trúc chi phí và giá cả giữa các nước trên
thế giới. Một số sản phẩm (hàng công nghiệp) sản xuất tại Đức rẻ hơn và có thể mang
lại lợi ích khi xuất khẩu sang các nước khác như Kenya. Trong khi một số sản phẩm
khác (các sản phẩm nông nghiệp) có thể sản xuất với chi phí thấp hơn tương đối ở
Kenya và do đó được xuất khẩu sang Đức để đổi lấy các sản phẩm của Đức sản xuất.
Sự khác biệt về giá cả và chi phí tương đối là cơ sở của lý thuyết thương mại
quốc tế. Nguyên tắc của lợi thế so sánh chỉ ra rằng, trong các điều kiện cạnh tranh,
một nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó có
khả năng sản xuất với chi phí so sánh thấp nhất. Đức có thể sản xuất máy ảnh và ô tô
cũng như rau và hoa quả với chi phí sản xuất thấp hơn so với Kenya (có lợi thế tuyệt
đối so với Kenya) nhưng vì sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa hai nước đối với
hàng công nghiệp lớn hơn so với hàng nông sản, do đó, Đức có lợi thế để chuyên môn
hóa sản xuất sản phẩm công nghiệp để đổi lấy sản phẩm nông nghiệp từ Kenya. Mặc
dù Đức có lợi thế tuyệt đối trong chi phí sản xuất ở cả tất cả các mặt hàng nhưng đối
với hàng hóa công nghiệp thì có lợi thế so sánh hơn. Trái lại, Kenya đều bất lợi tuyệt
đối so với Đức ở tất cả các mặt hàng vì chi phí sản xuất cao hơn, nhưng nước này vẫn
thu được lợi ích từ việc tham gia thương mại quốc tế vì nó có lợi thế so sánh trong sản
xuất những sản phẩm nông nghiệp (hay nói một cách khác Kenya bất lợi tuyệt đối ít
hơn trong sản phẩm nông nghiệp). Vì có lợi thế so sánh khác nhau nên các giữa các
nước vẫn có lợi từ thương mại quốc tế thậm chí ngay cả giữa hai đối tác không tương
xứng nhất.
2.2.MỨC ĐỘ SẴN CÓ TƯƠNG ĐỐI CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ

SỰ CHUYÊN MÔN HÓA QUỐC TẾ: MÔ HÌNH TÂN CỔ ĐIỂN.
Lý thuyết cổ điển về tự do thương mại dựa trên lợi thế so sánh là một mô hình
tĩnh dựa hoàn toàn vào một yếu tố nguồn lực (chi phí lao động) và việc chuyên môn
hóa sâu để lý giải lợi ích của thương mại quốc tế. Mô hình thương mại từ thế kỷ 19 do
David Ricardo cùng John Stuart Mill đưa ra này đã được điều chỉnh và lý giải rõ ràng
hơn vào thế kỷ 20 bởi hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Hecksher và Bertil
Ohlin. Mô hình này xem xét sự khác biệt giữa các nước về tất cả các yếu tố của quá
trình sản xuất (chủ yếu là đất đai, lao động và vốn). Lý thuyết thương mại tân cổ điển
Hecksher – Ohlin về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất cho phép chúng ta có thể
13
lý giải một cách rõ ràng về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với thương mại và tác
động của thương mại lên cơ cấu kinh tế quốc gia cũng như sự khác biệt trong chi phí
của các yếu tố sản xuất.
Tuy nhiên, không giống như mô hình cổ điển dựa trên chi phí sản xuất để lý
giải cơ sở của thương mại quốc tế là sự khác biệt giữa các nước trong năng suất lao
động của các hàng hóa, lý thuyết H – O bác bỏ cơ sở này vì cho rằng tất cả các nước
đều có khả năng tương tự nhau về trình độ công nghệ để sản xuất các loại hàng hóa.
Giá cả của các yếu tố sản xuất trong nước là như nhau, tất cả các nước sẽ có cùng
phương pháp sản xuất và do vậy sẽ có cùng tỷ lệ giá sản xuất nội địa và năng suất
nhân tố sản xuất. Do đó cơ sở cho hoạt động thương mại không phải vì năng suất lao
động của các loại hàng hóa khác nhau giữa các nước mà vì các nước có mức độ sẵn có
của nguồn lực sản xuất khác nhau. Sự khác biệt tương đối trong mức độ sẵn có của
các nguồn lực sẽ tạo ra sự khác biệt tương đối về giá của các yếu tố, (ví dụ lao động sẽ
rẻ tương đối với những nước có nguồn lao động dồi dào) và đồng thời cũng tạo sự
khác biệt đối với tỷ lệ giá hàng hóa nội địa và sự kết hợp các yếu tố trong quá trình
sản xuất. Những nước có lao động rẻ sẽ lợi thế về chi phí sản xuất và giá hơn những
nước có giá lao động tương đối đắt trong sản xuất hàng hóa sử dụng nhiểu lao động
(ví dụ sản phẩm thô). Do đó, các nước này sẽ tập trung sản xuất những sản phẩm có
hàm lượng lao động cao để xuất khẩu nhằm đổi lại những sản phẩm nhập khẩu có hàm
lượng vốn cao.

Trái lại, các nước có nhiều vốn sẽ có lợi thế về chi phí và giá cả trong sản xuất
hàng hóa công nghiệp, những hàng hóa cần nhiều vốn hơn so với lao động. Họ sẽ có
lợi nhuận trong việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng
nhiều vốn để đổi lại nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng lao động từ những nước
dồi dào về lao động. Vì thế thương mại đóng vai trò cầu nối giúp các quốc gia chuyên
môn hóa sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều nhất yếu tố sẵn có trong nước
Tóm lại, lý thuyết thương mại về mức độ sẵn có của các nguồn lực dựa trên hai
định đề chính:
1.Những sản phẩm khác nhau đòi hỏi các yếu tố sản xuất khác nhau. Ví dụ, sản
phẩm nông nghiệp đòi hỏi nhiều lao động trên một đơn vị tư bản hơn so với sản phẩm
công nghiệp- những sản phẩm sẽ đòi hỏi nhiều vốn so với một đơn vị lao động hơn
phần lớn những sản phẩm thô. Tỷ lệ các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất
những hàng hóa khác nhau sẽ phụ thuộc vào tương quan giá cả của chúng. Tuy nhiên,
cho dù giá của các yếu tố là bao nhiêu thì học thuyết thương mại về mức độ sẵn có
của các nguồn lực giả thiết rằng có một số sản phẩm sử dụng tương đối nhiều vốn
trong khi một số sản phẩm khác lại sử dụng tương đối nhiều lao động. Và đặc điểm
này của các sản phẩm hàng hóa là như nhau giữa Ấn Độ và Mỹ, sản phẩm thô có
khuynh hướng sử dụng nhiều lao động hơn so với hàng sản xuất công nghiệp thứ cấp
ở cả Ấn Độ và Mỹ.
14
2. Các nước có mức độ sẵn có về các yếu tố nguồn lực khác nhau. Một vài
nước, như Mỹ có khối lượng vốn lớn trên một đơn vị lao động và được coi là nước dồi
dào vốn. Những nước khác, như Ấn Độ, Hi Lạp hoặc Colombia, có ít vốn và nhiều lao
động được coi là nước dồi dào lao động. Nhìn chung, các nước phát triển dồi dào về
nguồn vốn (và có thể cộng thêm sự dồi dào về lao động có tay nghề) trong khi phần
lớn các nước đang phát triển tương đối dồi dào nguồn lao động.
Lý thuyết lợi thế nguồn lực mở rộng thêm rằng các nước dồi dào về vốn sẽ có
xu hướng chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm như: ô tô, máy bay, thông tin
điện tử và máy tính – những sản phẩn sử dụng nhiều vốn trong sản xuất. Họ sẽ xuất
khẩu những sản phẩm này để đổi lấy những sản phẩm sử dụng nhiều lao động để sản

xuất như thực phẩm, nguyên liệu thô, và khoáng sản những sản phẩm được sản xuất
hiệu quả ở những nước có lợi thế về lao động và đất đai.
Lý thuyết này, với vị trí ưu thế trong các lý thuyết về thương mại và phát triển,
đã khuyến khích các nước đang phát triển tập trung vào xuất khẩu những sản phẩm sử
dụng nhiều lao động và đất đai. Lý thuyết chỉ ra rằng, việc trao đổi những sản phẩm
thô lấy các hàng hóa chế biến, vẫn được coi là sản phẩm của các nước phát triển, đã
khiến cho các nước đang phát triển có thể đánh giá được lợi ích tiềm tàng của thương
mại tự do với các nước giàu có khác trên thế giới. Học thuyết tự do thương mại này đã
từng được sử dụng phục vụ cho lợi ích chính trị của những nước đế quốc trong việc
tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và tìm kiếm thị
trường đầu ra cho hàng hóa công nghiệp của mình.
Cơ chế mà theo đó lợi ích của hoạt động thương mại được chuyển giao vượt ra
ngoài biên giới quốc gia theo cách tiếp cận của lý thuyết lợi thế nguồn lực cũng hoàn
toàn tương tự như cách tiếp cận của lý thuyết cổ điển về chi phí sản xuất. Tuy nhiên,
theo cách tiếp cận của lý thuyết lợi thế nguồn lực, việc kết hợp các yếu tố khác nhau
cho những hàng hóa sản xuất khác nhau được giả thiết là nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất được xác định trong những điều kiện của cầu nội địa. Ví dụ, xem xét
trường hợp của hai nước, sản xuất hai loại hàng hóa. Giả sử một nước là nước phát
triển và một nước là nước đang phát triển, và hai loại hàng hóa được sản xuất ở hai
nước là hàng nông sản và hàng công nghiệp.
Hình 12.4:

15
(a). Các nước đang phát triển: Không có thương mại, sản xuất và tiêu dùng tại
điểm A; có thương mại sản xuất ở điển B, tiêu dùng ở điểm C, Xuất khẩu = BD, nhập
khẩu =DC.
(b). Các nước phát triển: Không có thương mại, sản xuất và tiêu dùng tại điểm
A

; có thương mại sản xuất ở điển B


, tiêu dùng ở điểm C

, Xuất khẩu = B

D

, nhập
khẩu =D

C

Hình 12.4 miêu tả lợi nhuận có được từ tự do thương mại với đường giới hạn
khả năng sản xuất của các nước đang phát triển ( hình 12.4 a) và giới hạn khả năng
sản xuất của các nước phát triển (hình 12.4 b). Với giả thiết sử dụng đầy đủ các yếu tố
nguồn lực và thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các nước đang phát triển sẽ sản xuất và
tiêu dùng tại điểm A, tại đó tỷ lệ giá tương đối P
a
/P
m,
được xác định bởi độ dốc của
đường chấm nghiêng, (P
a
/P
m)
T tại điểm A. Tương tự, nước phát triển sẽ sản xuất và
tiêu dùng tại A

(hình 12.4b) với tỷ lệ giá trong nước (P
a

/P
m
)R nhưng khác so với nước
đang phát triển đó là hàng hóa nông nghiệp có giá tương đối đắt hơn hoặc nói cách
khác hàng công ngiệp có giá tương đối rẻ hơn). Chú ý với nền kinh tế đóng, cả hai
nước sẽ sản xuát cả hai loại hàng hóa trên. Tuy nhiên nước đang phát triển, là nước
nghèo hơn, tỷ trọng của hàng hóa nông sản trong tổng giá trị sản xuất( nhỏ hơn nước
phát triển) sẽ lớn hơn
Sự khác nhau tương đối về chi phí sản xuất và giá cả tại A và A

( khác nhau
trong độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất)

làm tăng khả năng thu lợi từ hoạt
động thương mại. Trong mô hình cổ điển về chi phí lao động, tỷ lệ giá quốc tế trong
điều kiện tự do thương mại
ma
PP
sẽ nằm trong khoảng (P
a
/P
m)
T và (P
a
/P
m
)R tương
16
ứng là tỷ lệ giá nội địa của các nước đang phát triển và các nước phát triển. Đường
ma

PP
trong cả hai hình 12.4 biểu thị tỷ lệ giá chung của thế giới. Đối với các nước
đang phát triển đường
ma
PP
dốc hơn có nghĩa là các nước này sẽ có nhiều hàng công
nghiệp hơn khi đổi một đơn vị hàng nông sản so với khi không có thương mại, nói
cách khác, giá cả quốc tế của hàng hóa nông nghiệp so với hàng hóa sản xuất công
nghiệp cao hơn so với tỷ lệ giá nội địa của hai loại hàng hóa này ở các nước đang phát
triển. Do đó các nước đang phát triển sẽ chuyển nguồn lực ra khỏi khu vực sản xuất
hàng công nghiệp có chi phí đắt hơn và chuyên môn hóa vào sản xuất hàng nông sản.
Với điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, các nước đang phát triển sẽ sản xuất tại B trên
đường giới hạn khả năng sản xuất, nơi mà chi phí sản xuất tương đối (chi phí cơ hội)
bằng với giá cả thế giới. Các nước đang phát triển thực hiện thương mại dọc
ma
PP
dọc theo đường giá quốc tế, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp là BD để đổi lấy nhập
khẩu sản phẩm sản xuất công nghiệp DC và đạt đến tiêu dùng cuối cùng tai điểm C,
tiêu dùng nhiều hơn với cả hai hàng hóa so với trước khi giao dịch thương mại. Ví dụ
cụ thể: giả định rằng giá cả quốc tế của tự do thương mại,
ma
PP
là 2 đến 1. Nói cách
khác, một đơn vị hàng hóa nông nghiệp bán ra tại mức giá gấp hai lần một đơn vị
hàng hóa sản xuất công nghiệp, có nghĩa là một đơn vị hàng hóa nông nghiệp của các
nước đang phát triển xuất khẩu sang các nước phát triển có thể nhập khẩu được hai
đơn vị sản phẩm hàng hóa công nghiệp. Đường giá quốc tế dốc minh họa cho hệ số
trao đổi hàng hóa này. Nếu các nước đang phát triển xuất khẩu ở BD sản phẩm nông
nghiệp (30 đơn vị) nó sẽ nhập được từ các nước phát triển (60 đơn vị) hàng hóa công
nghiệp. Tương tự, đối với các nước phát triển, tỷ lệ giá quốc tế mới, có nghĩa đổi sản

phẩm công nghiệp lấy được nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn so với mức giá trong
nước. Bằng đồ thị, đường giá quốc tế dốc ít hơn so với đường minh họa tỷ lệ giá trong
nước (hình 12.4b). Các nước phát triển sẽ phân bổ lại nguồn vốn dồi dào của mình để
sản xuất nhiều hàng công nghiệp hơn và sản xuất ít hàng nông nghiệp, tại điểm B


nơi
giá hàng hóa trong nước bằng với giá quốc tế. Các nước này sẽ đổi B

D

(bằng với
DC) hàng hóa công nghiệp, để lấy D

C

(bằng với BD) sản phẩm nông nghiệp của các
nước đang phát triển. Các nước phát triển sẽ dịch chuyển ra ngoài đường khả năng sản
xuất và kết thúc tiêu dùng tại C

(hình 12.4b). Thương mại cân bằng, giá trị của xuất
khẩu bằng với giá trị nhập khẩu ở cả hai khu vực. Thêm vào đó, điều này cũng dẫn
đến tăng tiêu dùng hai hàng hóa ở cả hai khu vực, điều này đã được so sánh giữa tự do
thương mại ở điểm C và C

và không có thương mại tại điểm A và A

(hình 12.4).
Những kết luận chủ yếu của lý thuyết tự do thương mại tân cổ điển là tất cả các
quốc gia đều có lợi từ thương mại và tổng sản phẩm đầu ra của thế giới tăng lên. Tuy

nhiên, các nhà kinh tế học còn rút ra được một số kết luận khác từ hai kết luận chính ở
trên. Thứ nhất, với việc tăng chi phí cơ hội kết hợp với sự dịch chuyển nguồn lực sản
xuất giữa các hàng hóa có nhu cầu sử dụng các yếu tố sản xuất khác nhau, các nước sẽ
không tiến hành chuyên môn hóa hoàn toàn như thuyết lợi thế so sánh cổ điển đã chỉ
ra. Các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm sử dụng nguồn lực sẵn có của
17
nước mình. Họ sẽ bù đắp lại nguồn lực khan hiếm thông qua việc nhập khẩu các sản
phẩm sử dụng nhiều yếu tố khan hiếm của nước mình. Nhưng việc tăng chi phí sản
xuất trong nước dẫn đến giá nội địa vượt quá giá cả quốc tế sẽ ngăn cản hoàn toàn
chuyên môn hóa.
Thứ hai, với công nghệ sản xuất giống nhau trên toàn thế giới, sự cân bằng tỷ
lệ giá nội địa với giá quốc tế sẽ có khuynh hướng cân bằng giá của các nhân tố giữa
các nước tham gia thương mại. Ví dụ, tiền lương tăng ở các đang nước phát triển
tương đối sẵn có về lao động là kết quả của việc sử dụng nhiều lao động để sản xuất
thêm sản phẩm nông nghiệp. Nhưng giá của yếu tố khan hiếm là vốn sẽ giảm bởi vì
giảm sản xuất hàng công nghiệp sử dụng nhiều vốn. Trong các nước phát triển, giá
của nguồn vốn dồi dào sẽ tăng tương đối so với lao động khan hiếm vì các nước này
sử dụng nhiều vốn hơn cho sản xuất hàng công nghiệp và sử dụng ít lao động hơn cho
sản xuất hàng nông nghiệp.
Học thuyết tân cổ điển về mức độ sẵn có của các yếu tố nguồn lực đã dự đoán
rằng tiền lương quốc tế thực tế và chi phí vốn sẽ dần tiến tới cân bằng. Trong những
năm gần đây, những công nhân sản xuất có trình độ cao ở các nước phát triển lo rằng:
tự do thươnng mại và cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ sẽ làm giảm mức lương của họ
xuống bằng mức lương ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, trừ các
nước công nghiệp mới ở Châu Á, khoảng cách lương của công nhân giữa các nước
đang phát triển và các nước phát triển vẫn còn rất lớn.
Thứ ba, trong các nước, lý thuyết về mức độ sẵn của các yếu tố nguồn lực dự
đoán rằng lợi nhuận của những người sở hữu các yếu tố sẵn có sẽ tăng tương đối so
với lợi nhuận của những người sở hữu các nguồn tài nguyên khan hiếm vì các yếu tố
sẵn có được sử dụng nhiều hơn. Ở các nước đang phát triển, điều này có nghĩa là tăng

phân phối thu nhập quốc dân cho người lao động. Trong trường hợp không có thương
mại, phần của người lao động sẽ ít hơn. Như vậy, thương mại có khuynh hướng thúc
đẩy phân phối công bằng hơn trong thu nhập trong nước.
Cuối cùng, với việc cho phép các nước có thể vượt ra ngoài đường giới hạn khả
năng sản xuất và đảm bảo vốn cũng như tiêu dùng hàng hóa từ các nước khác, thương
mại được coi là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu các nước phát triển có lợi thế
so sánh trong sản xuất hàng hóa có kĩ năng và vốn cao, trao đổi thương mại sẽ làm
giảm giá cả của những trang thiết bị và máy móc, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng cho
các nước đang phát triển. Kinh nghiệm của Đài Loan đã chỉ ra rằng các nước đang
phát triển học tập được kinh nghiệm của các nước phát triển để sản xuất những sản
phẩm có kĩ năng kết hợp. Thương mại quốc tế cũng cho phép một quốc gia có được
các nguyên vật liệu và những sản phẩm khác (công nghệ mới, ý tưởng, tri thức…)mà
nước đó tương đối khan hiếm với giá rẻ hơn sản xuất trong nước. Như vậy, nó có thể
tạo điều kiện cho cho các nước đang phát triển có khả năng sản xuất và phát triển các
sản phẩm công nghiệp.
18
3. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN: NHỮNG TRANH
LUẬN CỔ ĐIỂN.
Bây giờ chúng ta tóm tắt những lý giải mang tính lý thuyết cho 5 câu hỏi cơ
bản về thương mại và phát triển được rút ra từ mô hình tân cổ điển về tự do thương
mại.
1. Thương mại là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thương
mại mở rộng khả năng tiêu dùng, tăng sản lượng đầu ra, tạo khả năng tiếp cận nguồn
tài nguyên khan hiếm và thị trường quốc tế rộng lớn cho sản phẩm sản xuất trong
nước, mà nếu thiếu các yếu tố này các quốc gia nghèo không thể có tăng trưởng.
2. Thương mại có khuynh hướng thúc đẩy sự công bằng trong nước và quốc tế
thông qua việc cân bằng giá các yếu tố sản xuất, tăng thu nhập thực tế của các nước và
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có trong nước cũng như trên thế giới (ví dụ,
tăng tiền lương tương đối ở các nước có nguồn lao động dồi dào và giảm tiền lương ở
các nước khan hiếm nguồn lao động)

3. Thương mại giúp các nước đạt được mục tiêu phát triển bằng cách thúc đẩy
những khu vực mà mỗi nước có lợi thế so sánh, theo khía cạnh hiệu quả lao động hoặc
sự sẵn có các yếu tố sản xuất. Thương mại cũng cho phép các nước tận dụng được lợi
thế về quy mô của nền kinh tế.
4. Trong thương mại quốc tế, giá quốc tế và chi phí sản xuất quyết định các
quốc gia sẽ tham gia thương mại như thế nào để có thể tối đa hóa được lợi ích. Các
quốc gia nên tuân thủ nguyên tắc về lợi thế so sánh và không nên can thiệp vào thị
trường tự do.
5. Cuối cùng, cần có những chính sách hướng ra thị trường quốc tế để thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển. Trong tất cả các trường hợp, việc theo đuổi chính sách
hướng nội một phần hay hoàn toàn sẽ ngăn cản nền kinh tế tham gia vào thị trường
thương mại tự do toàn cầu.
MỘT VÀI LUẬN ĐIỂM PHÊ PHÁN LÝ THUYẾT TỰ DO THƯƠNG
MẠI TRUYỀN THỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN.
Các kết luận của thuyết thương mại cổ điển được rút ra từ những giả thiết cả rõ
ràng và ẩn ý đối lập mà trong rất nhiều trường hợp thường đối lập với thực tế các mối
quan hệ kinh tế quốc tế đương đại. Do đó lý thuyết này thường dẫn đến các kết luận
mâu thuẫn với cả kinh nghiệm lịch sử và hiện tại trong thương mại của nhiều quốc gia
đang phát triển. Điều này không phủ nhận lợi ích tiềm năng của tự do thương mại,
nhưng phải thừa nhận thực tế đó là thương mại tự do luôn gặp rào cản là những chính
sách bảo hộ của các quốc gia và chính sách giá quốc tế không cạnh tranh.
19
Đâu là giả thiết chính và quan trọng trong lý thuyết thương mại truyền thống về
mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất. Các giả thiết này không mang tính thực tế như thế
nào. Khi có đánh giá thực tế hơn về cơ chế thực của các mối quan hệ kinh tế và chính
trị quốc tế thì sẽ dẫn tới viễn cảnh nào cho hoạt động thương mại và tài chính của các
nước đang phát triển?
Sáu giả thiết của mô hình thương mại tân cổ điển cần phải được xem xét kỹ
lưỡng:

1.Tất cả các nguồn lực của sản xuất là hữu hạn về số và chất lượng giữa các
quốc gia. Chúng được sử dụng hết và không có biến động trên phạm vi quốc tế về các
nhân tố sản xuất.
2. Công nghệ sản xuất cố định (mô hình cổ điển) hoặc tương tự và tự do
chuyển đổi giữa các quốc gia (mô hình H - O). Thêm vào đó, tính lan tỏa của công
nghệ mang lại lợi ích cho tất cả. Thị hiếu của người tiêu dùng là cố định và độc lập
với ảnh hưởng của nguời sản xuất (tồn tại quyền tiêu dùng quốc tế).
3. Trong các quốc gia, nhân tố sản xuất tự do di chuyển giữa các lĩnh vực sản
xuất, và tổng thể hoạt động của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo. Không có sự rủi ro
và không chắc chắn.
4. Chính phủ của các quốc gia không có vai trò trong các mối quan hệ kinh tế
quốc tế.; thương mại thực hiện giữa những nhà sản xuất riêng lẻ nhằm mục đích tối
thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Giá quốc tế được thiết lập thông qua cung và
cầu.
5. Mỗi quốc gia, tại một thời điểm nào đó, đều đạt sự cân bằng cán cân thương
mại, và tất cả các nền kinh tế đều có thể thay đổi được mức giá cả quốc tế với một
biên độ nhỏ
6. Lợi ích của thương mại đến được với mỗi người dân của quốc gia đó.
Chúng ta có thể phê phán từng giả định ở hoàn cảnh của các nước đang phát
triển trong hệ thống kinh tế thế giới hiện nay. Một số phê phán này là cơ sở cho việc
hình thành những lý thuyết thương mại quốc tế khác, lý thuyết thương mại và phát
triển phi tân cổ điển, bao gồm những mô hình “tạo lối thoát cho sự dư thừa”, mô hình
cơ cấu và mô hình thương mại Bắc – Nam.
CÁC NGUỒN LỰC CỐ ĐỊNH, TOÀN DỤNG NHÂN CÔNG VÀ SỰ ỔN
ĐỊNH QUỐC TẾ VỂ VỐN VÀ LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ
THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGUỒN LỰC TĂNG TRƯỞNG: MÔ HÌNH
THƯƠNG MẠI BẤT BÌNH ĐẲNG BẮC – NAM.
Giả thiết đầu tiên về thuộc tính ổn định của trao đổi quốc tế trong đó các nguồn
lực đều cố định, được sử dụng hoàn toàn và mang tính ổn định quốc tế với cùng một
hàm sản xuất của cùng một loại sản phẩm – là trung tâm của toàn bộ học thuyết

20
thương mại và tài chính truyền thống. Trên thực tế, nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh
chóng và các nhân tố sản xuất đều không cố định cả về số lượng và chất lượng. Điều
này không chỉ vì tích lũy vốn và nguồn nhân lực phát triển không ngừng mà còn vì
thương mại sẽ vẫn luôn là một trong những nhân tố chính của sự tăng trưởng không
cân xứng các nguồn lực sản xuất ở mỗi quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt đúng
với đối với các nguồn lực có tính quyết định tới tăng trưởng và phát triển như: vốn vật
chất, khả năng quản lý, khoa học công nghệ, khả năng tiến hành nghiên cứu và triển
khai về công nghệ, và việc nâng cao trình độ kĩ thuật cho lực lượng lao động.
Do đó, điều này dẫn tới kết luận đó là sự sẵn có tương đối các nguồn lực và chi
phí sản xuất tương đối là không cố định mà luôn thay đổi. Hơn nữa, chúng thường
được xác định qua đặc điểm của quá trình chuyên môn hóa quốc tế hơn là do những
đặc điểm từ trong nước. Trong bối cảnh thương mại bất bình đẳng giữa các nước giàu
và nước nghèo, điều này có nghĩa là bất kì sự không cân xứng ban đầu nào về mức độ
sẵn có các yếu tố sản xuất thì sẽ ngày càng không cân xứng qua hoạt động thương mại
vì sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nguồn lực được coi là không đổi. Đặc biệt
nếu các nước giàu có (phía Bắc) nhờ vào điều kiện lịch sử được ưu đãi nguồn vốn
thiết yếu, nằng lực quản lý và lao động lành nghề, sẽ tiếp tục chuyên môn hóa sản xuất
và sử dụng các nguồn lực này một cách triệt để tạo điều kiện cần thiết thúc đẩy kinh tế
phát triển hơn nữa. Trái lại, các nước đang phát triển (phía Nam) lại thừa lao động phổ
thông, với việc chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm sử dụng lao động phổ thông là
những sản phẩm có cầu và hệ số trao đổi thương mại theo xu hướng bất lợi, sẽ khiến
các nước này rơi vào tình trạng luẩn quẩn và luôn có lợi thế so sánh về lao động
không có trình độ và sản xuất kém hiệu quả. Điều này sẽ kìm hãm sự gia tăng nguồn
vốn cần thiết, kinh nghiệm quản lý và trình độ kĩ thuật. Tính hiệu quả trong điều kiện
tĩnh trở thành không hiệu quả trong điều kiện động, và quá trình tích lũy đi kèm với
hoạt động thương mại khi đặt trong quan hệ thương mại bất bình đẳng sẽ khiến quá
trình phân phối mang lại lợi ích nhiều hơn cho những nước có nhiều nguồn lực và do
đó các nước nghèo sẽ vẫn luôn trong tình trạng kém phát triển về vốn vật chất và
nguồn nhân lực và. Một khẩu hiệu rất nổi tiếng ở các nước đang phát triển đó là: “trừ

một vài trường hợp, khoảng cách về công nghệ giữa các quốc gia đang phát triển và
quốc gia phát triển sẽ ngày càng được nới rộng”. Học thuyết thương mại quốc tế tân
cổ điển với giả thiết về các hàm sản xuất giống nhau cho các sản phẩm ở các quốc gia
khác nhau đã bỏ qua vấn đề trên.
Trong những năm gần đây, một số nhà kinh tế học đã thay đổi mô hình thương
mại tĩnh tân cổ điển bằng các mô hình động về thương mại và tăng trưởng trong đó
nhấn mạnh quá trình tích lũy các yếu tố và phát triển không đồng đều dựa theo các
gợi ý ở đoạn trên. Mô hình thương mại Bắc – Nam tập trung đặc biệt vào các mối
quan hệ giữa các nước giàu với các nước nghèo, trong khi lý thuyết thương mại quốc
tế truyền thống giả định áp dụng được cho tất cả các quốc gia. Mô hình thương mại
Bắc – Nam chỉ ra rằng sự dồi dào hơn về nguồn vốn cho sản xuất ngay từ đầu ở các
21
nước công nghiệp phát triển (phía Bắc) sẽ tạo điều kiện để các nước này xuất khẩu
hàng công nghệ và thu được lợi nhuận cao hơn. Điều này cùng với sự gia tăng sức
mạnh độc quyền sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn ở các nước này thông qua quá
trình tích lũy vốn (theo mô hình tăng trưởng Harrod – Domar và mô hình về mức độ
đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng đã thảo luận trong các chương trước). Kết
quả là, sự tăng trưởng nhanh chóng của các quốc gia phía Bắc sẽ gia tăng tích lũy lợi
thế cạnh tranh so với các nước phương Nam tăng trưởng chậm hơn. Nếu chúng ta tính
thêm cả sự khác biệt trong độ co dãn của cầu theo thu nhập (“hàng hóa tư bản” ở phía
Bắc sẽ cao hơn “hàng hóa tiêu dùng” ở phía Nam) và quá trình di chuyển vốn vào mô
hình nghiên cứu (dòng vốn di chuyển từ các nước phía Nam đến các nước phía Bắc,
như đã diễn ra trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20) thì sẽ ngày càng bi quan hơn về tình
trạng thương mại của các nước đang phát triển.
Không một quốc gia nào mong muốn nước mình tập trung chuyên môn hóa sản
xuất sản phẩm sử dụng lao động phổ thông, trong khi để người nước ngoài thu lợi từ
việc có trình độ lao động cao hơn, công nghệ tiên tiến hơn và nhiều vốn hơn. Tuy
nhiên, với việc theo đuổi lý thuyết về nguồn lực sẵn có, các nước kém phát triển có
thể kìm hãm nền kinh tế của nước mình trong một cơ cấu kinh tế nhằm tăng cường
các nguồn lực sẵn có với giá trị thấp, và cản trở những mục tiêu phát triển trong dài

hạn. Một số nước, như bốn con rồng Châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, và
Hồng Kông) đã thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế của mình thông qua các
nỗ lực đáng kể để chuyển cơ cấu sản xuất từ sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao
động phổ thông, sang sử dụng lao động có trình độ và cuối cùng là các sản phẩm cần
nhiều vốn. Các nước ở Châu Á khác, đáng chú ý là Trung Quốc, cũng đang tiếp bước
con đường này. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nước nghèo, khả năng chỉ thông qua
hoạt động thương mại để thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế như các nước đi trước là hết
sức xa vời nếu không áp dụng những chính sách phát triển hợp lý.
Một ví dụ thú vị khác về các lý thuyết thương mại quốc tế mới, hậu tân cổ điển,
được trình bày trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” của Michael Porter
Nền tảng lý thuyết này của Porter khác với lý thuyết tân cổ điển về mức độ sẵn có của
các yếu tố sản xuất ở chỗ giả thiết có sự khác biệt trong chất lượng giữa các yếu tố sản
xuất cơ bản các yếu tố sản xuất tiên tiến. Ông cũng cho rằng lý thuyết thương mại
truyền thống chỉ mới dừng ở việc đánh giá các yếu tố sản xuất cơ bản như các nguồn
lực vật chất kém phát triển và lực lượng lao động phổ thông. Đối với các yếu tố sản
xuất tiên tiến đã được chuyên môn hóa sâu, bao gồm cả những người lao động có trình
độ chuyên môn cao và các nguồn tri thức như các viện nghiên cứu của chính phủ và tư
nhân, các trường đại học lớn và các tổ chức công nghiệp hàng đầu thì lý thuyết truyền
thống chưa đề cập tới. Porter kết luận rằng
“Nhiệm vụ hàng đầu mà các quốc gia đang phát triển cần thực hiện là thoát
khỏi hạn chế của các yếu tố mang lại lợi thế quốc gia… khi các nguồn tài nguyên
22
thiên nhiên, lao động rẻ, các yếu tố vị trí và các yếu tố thuận lợi cơ bản khác chỉ mang
lại rất ít và thường là không ổn định các khả năng xuất khẩu…và thường bị tổn
thương với những biến động tỷ giá hối đoái và giá các yếu tố sản xuất. Nhiều ngành
công nghiệp như thế cũng đã không phát triển khi các nền kinh tế phát triển giảm nhu
cầu tiêu dùng nguồn lực tự nhiên và tăng như cầu đối với các sản phẩm nhân tạo. Do
đó việc xây dựng những các yếu tố sản xuất tiên tiến là ưu tiên hàng đầu.”
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP, KHÔNG SỬ DỤNG HẾT NGUỒN LỰC VÀ
LÝ THUYẾT TẠO LỐI THOÁT CHO SỰ DƯ THỪA TRONG THƯƠNG MẠI.

Giả thuyết toàn dụng nhân công trong các mô hình thương mại cổ điển, cũng
giống như mô hình cân bằng trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo của kinh tế học vi
mô, đã bị vi phạm trong thực tế vì hiện tượng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở các
quốc gia đang phát triển. Từ thực trạng về hiện tượng thất nghiệp phổ biến ở các nước
đang phát triển có thể rút ra hai kết luận. Kết luận thứ nhất là việc không sử dụng hết
nguồn lực lao động đã tạo ra cơ hội để mở rộng khả năng sản xuất và tổng thu nhập
quốc dân với chi phí thực tế thấp và thậm chí bằng không thông qua việc sản xuất các
sản phẩm xuất khẩu không có nhu cầu trong nước. Điều này được biết tới là lý thuyết
tạo lối thoát cho sự dư thừa của thương mại quốc tế. lý thuyết này được Adam Smith
đề cập đầu tiên, và gần đây được một nhà kinh tế học người Miến Điện tên là Hla
Myint phát triển cho trường hợp các nước đang phát triển.
Theo lý thuyết này, sự mở cửa của thị trường thế giới cho các nước nông
nghiệp nghèo nàn lạc hậu không phải tạo cơ hội phân bổ lại các nguồn lực đã được sử
dụng tối đa như trong học thuyết truyền thống mà đưa vào sử dụng nguồn lao động và
đất đai dư thừa trước đây để sản xuất nhiều hàng hơn nữa cho thị trường xuất khẩu.
Theo quan điểm này, các nước nông nghiệp trước đây là thuộc địa và các nước có nền
nông nghiệp nhỏ sản xuất hàng hóa đều có thể thực hiện được vì các nước này có
nguồn lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp. Dưới góc độ phân tích khả năng sản
xuất, quan điểm tạo lối thoát cho sự dư thừa có thể được trình bày qua sự dịch chuyển
sản xuất từ điểm V đến đến điểm B trong hình 12.5, và thương mại mở rộng tiêu dùng
cuối cùng từ V đến C.
Chúng ta thấy rằng, trước khi có thương mại, các nguồn lực của các nước đang
phát triển có nền kinh tế đóng đều sử dụng dưới mức tiềm năng. Sản xuất tại điểm V,
nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất, OX là sản phẩm thô và OY là sản phẩm
công nghiệp được sản xuất và tiêu dùng. Sự mở cửa hướng ra thị trường nước ngoài
(có thể do quá trình thuộc địa hóa) mang lại các động lực kinh tế để sử dụng các
nguồn lực dư thừa (phần lớn là đất đai và lao động) và mở rộng sản xuất để xuất khẩu
các sản phẩn thô từ OX đến OX

tại điểm B trên đường giới hạn khả năng sản xuất.

Với tỷ lệ giá cả quốc tế P
a
/P
m
, xuất khẩu X – X’(bằng với VB) sản phẩm thô để đổi
lấy Y đến Y

(bằng với VC) sản phẩm công nghiệp, kết quả là tiêu dùng cuối cùng tại
23
điểm C với việc tiêu dùng lượng sản phẩm thô (X) như trước đó nhưng tiêu dùng thêm
lượng YY

hàng hóa công nghiệp nhập khẩu.
Hình 12.5 Lý thuyết lối thoát cho sự dư thừa của các nước đang phát triển
Mô hình “lối thoát cho sự dư thừa” đã đưa ra cách thức phân tích mang tính
thực tế hơn về hoạt động thương mại quốc tế của các nước đang phát triển so với các
lý thuyết cổ điển và tân cổ điển. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các lợi ích này thường
thuộc về các doanh nghiệp của “mẫu quốc” chứ không thuộc về các nước đang phát
triển. Và trong dài hạn, việc cơ cấu sản xuất ở các quốc gia đang phát triển hướng
hoàn toàn tới xuất khẩu những sản phẩm thô, trong rất nhiều trường hợp đã tạo ra tình
trạng xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một số sản phẩm và do đó sẽ cản trở sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế hướng tới một nền kinh tế đa dạng hơn.
SỰ CHUYỂN DỊCH NGUỒN LỰC QUỐC TẾ VÀ CÁC TẬP ĐOÀN ĐA
QUỐC GIA.
Nội dung thứ ba nêu trong giả định quan trọng đầu tiên của thuyết thương mại
cổ điển – đó là không có sự chuyển dịch quốc tế về các nhân tố sản xuất – là nội dung
tiếp sau giả thiết về sự cạnh tranh hoàn hảo, là giả thiết phi thực tế nhất trong tất cả
các giả thiết của lý thuyết thương mại cổ diển và tân cổ điển. Vốn và lao động có tay
nghề luôn di chuyển giữa các quốc gia. Sự tăng trưởng của các quốc gia phương Tây
trong thế kỷ 19 được lý giải phần lớn là do tác động của quá trình dịch chuyển vốn

quốc tế. Có lẽ sự phát triển nhanh chóng trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong
suốt hai thập kỷ qua là do sự gia tăng mạnh mẽ về sức mạnh và tầm ảnh hưởng của
các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Các tập đoàn quốc tế này mang vốn, công nghệ và
lao động lành nghề, cùng với các hoạt động sản xuất đa dạng tới các nước đang phát
triển đã khiến các lý thuyết thương mại quốc tế vốn giản đơn trở nên phức tạp, đặc
24
biệt liên quan đến quá trình phân phối lợi ích. Các công ty như: IBM, Ford, Exxon,
Philips, Sony, Hitachi, British Petroleum, Renault, Volkswagen và Coca cola đã quốc
tế hóa quá trình sản xuất của mình khiến việc tính toán phân phối lợi ích của quá trình
sản xuất quốc tế giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia trở nên đặc biệt khó
khăn. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề quan trọng này ở chương 15, khi chúng ta tiến hành
đánh giá ưu và nhược điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong phần này,
chúng ta chỉ nhận thấy rằng quá trình di chuyển quốc tế một cách mạnh mẽ của vốn và
kĩ thuật đã đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Việc bỏ qua
sự tồn tại và tầm ảnh hưởng của việc di chuyển quốc tế các yếu tố nguồn lực tới nền
kinh tế và cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển như trong lý thuyết thương mại
cổ điển và tân cổ điển đã che mắt chúng ta về thực trạng của nền kinh tế thế giới
đương đại. Thực tế, một trong hai sự trớ trêu của thập niên 80 là hiện tượng di chuyển
luồng vốn hơn 250 tỷ USD từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển được
coi là có lợi thế về vốn. Mặc dù trong thập niên 90, một khối lượng vốn đã chảy vào
các nước đang phát triển có thu nhập trung bình, nhưng các nước chậm phát triển hầu
như không nhận được ít nào trong dòng vốn này. Sự trớ trêu thứ hai đó là do sự chậm
phát triển của các nền kinh tế và hạn chế về cơ hội tài chính, lao động lành nghề
(nguồn lực có nhu cầu cao nhất đối với nước nghèo – theo Porter là yếu tố tiên tiến)
đã di chuyển với số lượng lớn từ các nước phương Nam sang các nước phương Bắc.
Như ở các chương trước đề cập, hiện tượng chảy máu chất xám đã ảnh hưởng nghiêm
trọng tới các nền kinh tế Châu Phi trong thập nhiên 80 và 90.
CÔNG NGHỆ SẴN CÓ, CỐ ĐỊNH VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG
Cùng với nguồn vốn đang tăng lên nhanh chóng và được di chuyển khắp nơi

trên thế giới nhằm tối đa lợi nhuận cho các nhà đầu tư, sự thay đổi nhanh chóng về
công nghệ (hầu hết ở phương Tây) đã ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ thương
mại trên thế giới. Một trong những ví dụ rõ nét nhất về ảnh hưởng của sự thay đổi
công nghệ ở các quốc gia phát triển tới lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của các nước
đang phát triển đó là sự phát triển sản phẩn nhân tạo thay thế cho các sản phẩm thô
truyền thống. Trong vòng 4 thập kỉ qua, các sản phẩm nhân tạo thay thế cho các hàng
sản phẩm thô như cao su, hàng len, bông, sợi gai, sợi đay, da thú đã được sản xuất
ngày càng nhiều. Trong tất cả các trường hợp, thị phần các sản phẩm thô của các nước
đang phát triển giảm một cách đáng kể. Ví dụ, trong giai đoạn từ 1950 đến 1980 tỷ
trọng cao su tự nhiên trong tổng tiêu thụ của thế giới giảm từ 62% xuống còn 28%, tỷ
lệ bông trong tổng tiêu thụ sợi giảm từ 41% xuống 29%. Sự thay thế về mặt công
nghệ, cùng với độ co giãn của cầu theo giá và thu nhập của các sản phẩm thô là thấp,
và sự gia tăng bảo hộ nông nghiệp của các nước phát triển đã giải thích tại sao việc
theo đuổi không có phê phán lý thuyết lợi thế so sánh có thể gây rủi ro và thường
không mang lại thành công cho nhiều nước đang phát triển.
25

×