Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

vai trò của văn hóa ứng xử, các biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp (cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới đối với cấp trên, giữa các đồng nghiệp) và những tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp những điều cầ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.25 KB, 24 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bộ môn : Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề tài : Văn hóa ứng xử tốt trong nội bộ doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp dễ dàng
thành công hơn, bạn hãy trình bày vai trò của văn hóa ứng xử, các biểu hiện của văn hóa
ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp (cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới đối với cấp trên,
giữa các đồng nghiệp) và những tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp.
Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp.
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Nguyễn Thị Mỹ Hảo 13042511
Nguyễn Phạm Thiên Thanh 13048691
Trần Thị Thu Thảo 13045481
Nguyễn Thị Thanh Thúy 13069281
Nguyễn Bích Thùy 13053411
Lớp học phần : 210606702
Khoa : Khoa May -Thời Trang
GVHD : Nguyễn Thị Thanh Trúc
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

























MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG I : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP

2
1.THẾ NÀO LÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP

2
2.VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3
3.BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA
ỨNG XỬ TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

3
4.TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA
ỨNG XỬ TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP


7
5.MƯỜI NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG ỨNG XỬ CÔNG SỞ

8
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VĂN HÓA
ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀ NHỮNG ỨNG XỬ CẦN TRÁNH TẠI NƠI LÀM VIỆC

11
1.THỰC TRẠNG VĂN HÓA
ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

11
2.NHỮNG ỨNG XỬ CẦN TRÁNH NƠI LÀM VIỆC

14
KẾT LUẬN
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa là một lĩnh vực đa dạng phức tạp. Vì vậy việc vận dụng và phát
huy đúng đắn, có hiệu quả các giá trị của văn hóa vào hoạt động kinh doanh là một
trong những nhân tố quan trọng đảm bảo sự bền vững của các chủ thể kinh doanh.
Thực tiễn đã chứng minh, vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của
các công ty Nhật Bản với phương pháp honda, các công ty Mỹ bắt đầu quan tâm
đến văn hóa doanh nghiệp, vốn được coi là những tác nhân chủ yếu đến sự thành
công của các công ty Nhật trên khắp thế giới. Đầu thập niên 90, người ta bắt đầu
đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu sự phát triển của một doanh nghiệp. Trong những năm
gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn

đề văn hoá doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh
nghiệp. Để có được tài sản vô hình đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng
văn hóa riêng cho mình như : đồng phục cho nhân viên,văn hóa ứng xử trong nội
bộ doanh nghiệp (giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới đối với cấp trên và giữa các
đồng nghiệp…)… Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của nước ta hiện
nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Dưới đây là bài nghiên cứu của chúng tôi về văn hóa doanh nghiệp (văn hóa ứng
xử trong nội bộ doanh nghiệp).
5
CHƯƠNG I : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hóa doanh
nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy
trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh
nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
môi trường làm việc ngày càng trở nên đa dạng, nên càng đòi hỏi văn hóa
ứng xử phải được thiết lập bền vững. Tuy nhiên , nhiều doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay chưa hề chú trọng tới việc xây dựng, củng cố văn hóa ứng xử
trong doanh nghiệp mình. Vì vậy, các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ xảy
ra liên tiếp, nhân viên bỏ viêc…
Người xưa có câu: “ Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi –
cái đó là văn hóa” và văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của doanh
nghiệp, là chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Để xây dựng doanh nghiệp và
văn hóa doanh nghiệp bền vững, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng được
những nguyên tắc ứng xử trong nội bộ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
riêng.
1 THẾ NÀO LÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp
trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công

việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm
riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển của doanh
nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng củng cố các mối quan hệ trong nội bộ
doanh nghiệp. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới phát triển bền vững.
2 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
6
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp
phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản
sắc riêng.
Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp: Cách ứng xử giữa cấp trên với cấp
dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc,
tới sự thành công của công việc, tới sự thành công của doanh nghiệp. Cách cư
xử trong doanh nghiệp được mọi người trong doanh nghiệp hưởng ứng,sẽ thúc
đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của
của mọi thành viên. Cả doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp
tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Sự gắn kết đó tạo sức mạnh
đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng: Văn hóa ứng xử
là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng, củng cố các mối quan hệ
trong doanh nghiệp, chính là cách xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp.
3 BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP
Nguyên tắc ứng xử của nhà lãnh đạo với cấp dưới
Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng
trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.
Họ phải biết tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ, đưa ra chế độ
thưởng phạt công minh, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe tiếp nhận
thông tin phản hồi từ nhân viên, biết giải quyết mâu thuẫn, xung đột nội bộ có
hiệu quả. Khi thực hiện những nguyên tắc này, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng được
nét văn hóa ứng xử tốt đẹp trong doanh nghiệp:

• Tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ: Khi nhà lãnh đạo tuyển
chọn đúng người và dùng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được tiềm
năng của nhân viên, tạo cho nhân viên niềm say mê trong công việc.
7
• Chế độ thưởng phạt công minh: Khi thực hiện công việc quản lý, đòi
hỏi nhà lãnh đạo phải có khiển trách, khen thưởng và phải tiến hành
công bằng. Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của tập
thể, của doanh nghiệp. Khiển trách cũng phải đòi hỏi có nghệ thuật, sao
cho nhân viên vui vẻ chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn. Khi nhân viên
làm tốt, hãy khen thưởng nhân viên trước tập thể.
• Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần
đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh rồi bắt nhân viên thực hiện. Nhà lãnh đạo
phải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con người để thu phục các nhân viên
tự nguyện đi theo mình. Giao việc cho nhân viên, nhưng chính nhà lãnh
đạo cũng phải có thái độ hăng hái giống như mình bắt tay vào làm.
• Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên: Những phản hồi của
nhân viên cũng giống như những phản hồi của khách hàng. Vì vậy, nhà
lãnh đạo hãy xem xét tới ý kiến phản hồi của nhân viên.
• Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội bộ có hiệu quả: Trước
hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết những mâu thuẫn của mình.
Khi mâu thuẫn, xung đột lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải
quyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liên
quan đều thõa mãn.
Nguyên tắc ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo thành công đều là những người trao quyền và tạo
điều kiện tốt nhất cho cấp dưới quản lý được cấp trên, tạo sự thấu hiểu giữa hai
bên. Để đạt được điều này, ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo, phải được
xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của
mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo.
• Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân viên

phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao
nhất. Họ cũng phải mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách
thức để chứng minh khả năng của mình với nhà lãnh đạo. Sự cố gắng đó
không phải chỉ cho doanh nghiệp, cho ông chủ của mình, mà trước hết
8
là cho chính bản thân mình. Khi thể hiện được vai trò của mình, mỗi
nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình lên. Doanh nghiệp sẽ gắn
kết các giá trị riêng lẻ với nhau trong giá trị chung của daonh nghiệp.
• Cấp dưới phải trở thành người hỗ trợ đắc lực của nhà lãnh đạo:
Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, bạn phải là
cánh tay đắc lực của nhà lãnh đạo trong lĩnh vực nằm trong phạm vi
chuyên môn của bạn, những nhà cố vấn hiệu quả cho cấp trên của
mình.Nên nhớ rằng nhà lãnh đạo đánh giá bạn thông qua năng lực và
cách hành xử, chứ không phải dựa vào suy nghĩ của bạn, vì vậy hãy tích
cực làm việc và đóng góp để đạt hiệu quả công việc tốt nhất. Một nhân
viên hỗ trợ đắc lực còn là một nhân viên biết tạo dựng lòng tin với lãnh
đạo. Hãy đưa ra ý kiến và thuyết phục nhà lãnh đạo tán thành ý tưởng
của mình. Tất nhiên để làm được điều đó, nhân viên phải hiệu được nhà
lãnh đạo mong muốn điều gì.
Nguyên tắc ứng xử giữa các đồng nghiệp
Muốn xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp bền vững, mọi
thành viên phải xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng được thái
độ cởi mở, hợp tác lẫn nhau. Mỗi cá nhân dù có mạnh đến đâu, cũng khó làm
nên thành công nếu không hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Mối quan hệ đồng nghiệp
xây dựng vững chắc, sẽ tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp.
Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp: Các nhà quản trị cho rằng, việc
sử dụng con người như thế nào, coi cái gì là quan trọng trong đối nhân xử thế
của nhà lãnh đạo, chính là yếu tố trực tiếp tạo nên mối quan hệ giữa các cá
nhân trong doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp không
thể chỉ là những câu nói, cử chỉ mang tính chất xã giao, mà phải dựa trên sự

hợp tác, thúc đẩy cùng hướng tới mục tiêu chung.
Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau: Năng động, có khả năng
tư duy độc lập, có kinh nghiêm… vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việc
chuyên nghiệp. Mọi thành viên trong doanh nghiệp phải có tinh thần cởi mở,
9
hợp tác với các đồng nghiệp. Sự phối hợp ăn ý sẽ tạo nên hiệu quả công việc
cao nhất. Chỉ có thái độ cởi mở, chia sẻ thông tin với nhau, thẳng thắn góp ý và
tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhau, doanh nghiệp mới xây dựng được các mối
quan hệ tin cậy trong nội bộ.
Nguyên tắc ứng xử đối với công việc
Dù là lãnh đạo hay là nhân viên thì thái độ ứng xử của bạn với công việc
đều là phải tôn trọng công việc của mình. Chỉ khi đó bạn mới có thể làm việc
hiệu quả và mới tìm thấy niềm vui trong công việc.
Thể hiện thái độ tôn trọng công việc bằng tinh thần trách nhiệm với
công việc. Hãy nhận trách nhiệm khi mắc lỗi, bằng cách làm việc tích cực hơn,
đảm bảo điều sai lầm sẽ không xảy ra nữa.
Hãy thực hiện công việc được giao đúng kế hoạch, tiến độ, với sáng tạo
và nổ lực cao nhất, để đạt được kết quả cao nhất. Song bạn cũng không nên
dừng lại ở công việc được giao, mà hãy luôn tìm tòi, phát hiện khả năng của
mình ở những lĩnh vực mới.
Thái độ tôn trọng với công việc được thể hiện ở mọi khía cạnh : tôn
trọng giờ giấc làm việc, không lãnh phí thời gian làm việc tại công ty vào
những việc riêng cá nhân, hãy thực hiện đúng những quy định làm việc của
công ty…
4 TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NỘI BỘ DOANH
NGHIỆP
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hóa doanh nghiệp.
Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát
triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là
nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa ứng xử trong nội bộ tác

động không nhỏ đến người lao động nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
10
Tạo sự an tâm công tác cho người lao động
An tâm công tác là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độ
lao động của nhân viên. Thiếu an tâm công tác làm giảm hiệu năng lao động,
giảm sự gắn bó với doanh nghiệp, với tập thể. Chiến lược sử dụng nguồn nhân
lực của các công ty Nhật Bản luôn đề cao sự gắn bó lâu dài cả về lợi ích vật
chất và lợi ích tinh thần giữa người lao dộng với doanh nghiệp như: chế độ làm
việc suốt đời, sự thăng tiến, tạo cho người lao động hội nhập được mục tiêu sự
nghiệp của họ vào mục tiêu chung của doanh nghiệp và tạo tiền đề để xây dựng
sự đồng lòng trong doanh nghiệp.
Sự an tâm công tác này được tạo ra bởi các mối quan hệ trong nội bộ
doanh nghiệp như quan hệ của cấp trên với cấp dưới và quan hệ giữa người
đồng cấp. Các quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mọi
người không bị phân hóa bởi những nghi kỵ, những bất đồng ý kiến, gièm
pha… Và hơn nữa phải cho họ những quyền chính đáng để thích nghi và đóng
góp vào những quyết định chung của tập thề. Khi điều kiện được thõa mãn sẽ
khiến người lao động cống hiến tích cực hơn cho doanh nghiệp.
Tạo hứng khởi làm việc và mang lại hiệu quả công việc cao
Tinh thần làm việc của nhân viên luôn quyết định sự thành công của mỗi
công ty. Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc hết mình thì
mỗi công ty ngoài hệ thống tiền lương hợp lý cũng cần có những biện pháp
kích thích khả năng của nhân viên. Người lãnh đạo doanh nghiệp giỏi luôn biết
kết hợp các hình thức khen thưởng về vật chất và tinh thần. Nhiều khi chỉ là
một ánh mắt nhìn thân thiện hay một lời khen thưởng, một lời hỏi thăm chân
thành cũng có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân
viên . Bởi con người ngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống còn có nhu
cầu xã hội, nhu cầu được khẳng định mình.
Ông Chiristophe Wood, chủ tịch công ty Estee Lauder Group tại Nhật
Bản chia sẽ: “ chỉ cần một ánh mắt thân thiện, một cái bắt tay nhiệt tình, những

11
lời khuyết khích động viên của người quản lý, bạn sẽ thấy hiệu quả công việc
của các nhân viên được nâng cao một cách đáng ngạc nhiên”.
Người lao động cũng như nhà quản lý cần gắn bó với nhau và cố gắng
để trong đời sống thường nhật, ranh giới giữa người quản lý và nhân viên càng
giảm bớt khoảng cách càng tốt. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự đồng
cảm, quan tâm và biết cách giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Quan tâm tới nhau
nhân ngày sinh, ngày cưới, nagyf khánh thành nhà mới…, mọi người cùng đến
để thăm hỏi khi đồng nghiệp ốm đau, sinh con… Từ đó, xây dựng dược những
nét văn hóa riêng có trong doanh nghiệp, làm cho các thành viên cảm nhận
được tình cảm gắn bó lẫn nhau trong một gia đình lớn là doanh nghiệp, thúc
đẩy tinh thần làm việc mang lại hiệu quả công việc cao.
Môt ngày bạn làm việc 8h tại công sở, bạn thường xuyên tiếp xúc với
nhà lãnh đạo, đồng nghiệp và các khách hàng… Giao tiếp, ứng xử với họ nơi
công sở như thế nào để đạt được hiểu quả cao nhất và thể hiện nét văn hóa
trong ứng xử đang là boăn khoăn của không ích “ dân công sở”.
5 MƯỜI NGUYÊN TẮC TRONG ỨNG XỬ CÔNG SỞ
Học cách ứng xử với cấp trên
Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái độ
bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất công với
sếp về quan điểm hay công việc bạn hãy cư xử thậy khéo léo và góp ý sếp một
cách tế nhị. Tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp khi ý kiến của bạn không được
chấp nhận điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và
đồng nghiệp.
Để trở thành một nhân viên được sếp tin cẩn và đánh giá cao bạn cũng
nên trình bày thẳn thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy
tiến hành thực hiện công việc với sếp của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và
phát triển.
Tôn trọng đồng nghiệp
12

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và
cùng nhau hợp tác xây dựng các dự án của công ty. Vậy nên, bạn cần thiết lập
những mối quan hệ ấy trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Tránh tình
trạng xem mình “ giỏi hơn đồng nghiệp” bạn sẽ khó tìm được tiếng nói chung
trong công việc. Ngược lại, bạn cũng không nên quá tự ti bản thân mình về
trình độ và chuyên môn so với đồng nghiệp điều này sẽ khiến bạn dễ chán nản
và làm sa sút chất lượng công việc. Hãy xem những người đồng nghiệp của
mình như những người bạn đồng hành cùng nhau chia sẽ công việc và tận
hưởng thành công.
Xây dựng quan hệ với cấp dưới
Đây chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt công việc
được cấp trên giao phó. Cần tạo cho họ niềm tin và giúp họ có một nguồn năng
lực tràn đầy để có thể bắt đầu công việc. Truyền cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi
nơi, tránh thái độ ra lệnh, quát tháo cấp dưới. Tuy nhiên, cần có những quy
định nghiêm khắc để nhân viên có thể hoàn thành công việc đúng hạn.
Đừng biến mình thành “thiên lôi công sở”
Trong công việc bạn nên có chính kiến riêng, không nên quá thụ động.
Bạn nên hiểu rõ vị trí và những công việc mình đang làm, tránh tình trạng “ai
bảo gì làm nấy”. Cần có một tiến trình làm việc rõ ràng và cụ thể, tốt nhất vào
mỗi đầu tuần bạn nên lên kế hoạch làm việc và đánh giá hiệu quả vào ngày
cuối tuần.
Tránh những đề nghị không phù hợp với chuyên môn
Một ngày bạn cũng chỉ có 8h để làm việc tại công sở, vì thế bạn phải
dụng dụng tối ưu thời gian đó. Không nên quá “ôm đồm” công việc vào mình
hoặc nhận quá nhiều lời nhờ vả giúp đỡ từ đồng nghiệp mà bạn thấy điều đó
không phù hợp với bạn. Nên biết nói từ chối một cách khéo léo và tế nhị nhất
có thể.
Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều nơi công sở
13
Bạn chỉ nên đưa ra những tình huống trò chuyện khi cần thiết hoặc

những lúc rãnh rỗi. Không quá lạm dụng chúng, đặc biệt việc tán gẫu quá nhiều
sẽ làm bạn mất điểm trong mắt sếp và khiến cho đồng nghiệp ngán ngẫm.
Đừng biến mình thành “bà tám” công sở trong khi bạn còn một núi công việc
cần giải quyết.
Khoe khoang tiền thưởng
Hiện nay, để bảo đảm tính khách quan và công bằng với năng lực làm
việc của mỗi nhân viên các công ty thường ít tiết lộ lương thật nhận và các
khoản lợi nhuận khác. Việc bạn khoe khoan về tiền lương hay thưởng với đồng
nghiệp sẽ khiến bạn trở nên thiếu tế nhị và tự bạn có thể cô lập bạn với mọi
người.
“Nói xấu” đồng nghiệp
Đây là một trong những điều tối kỵ ở bất cứ công ty hay tổ chức nào.
Nếu không hài lòng với cấp trên hay đồng nghiệp bạn nên thẳng thắn và tế nhị
góp ý kiến cùng họ. Không nên, nói xấu hay cố tình “chia bè kết phái” sẽ chẳng
có gì hay khi bạn là người hết nói xấu người này tới chê bai người khác.
Văn hóa sử dụng điện thoại
Hãy cho đồng nghiệp thấy rằng bạn là người sử dụng công nghệ thông
minh. Trước khi bước vào một cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng bạn nên tắt bớt
hoặc chuyển về chế độ im lặng cho chiếc điện thoại của mình. Sẽ thật khiếm
nhã khi bạn đang làm việc với đồng nghiệp khách hàng mà chuông điện thoại
cứ reo lên ầm ĩ.
Làm việc hết sức, chơi hết mình
Khi bạn đã xây dựng cho mình một thái độ làm việc nghiêm túc và
mang lại những kết quả khá khả quan thì tại sao lại không dùng đồng nghiệp
mình “xả tress” nhỉ? Bạn nên tham gia hết mình vào những hoạt động do công
14
đoàn công ty tổ chức, chính lúc này bạn sẽ khám phá được những diều thú vị từ
đồng nghiệp của mình.
CHƯƠNG II : NHỮNG ỨNG XỬ CẦN TRÁNH TẠI NƠI LÀM VIỆC
VÀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM
1 NHỮNG ỨNG XỬ CẦN TRÁNH TẠI NƠI LÀM VIỆC
Việc giao tiếp ứng xử đúng mực trong 8h vàng ngọc tại công sở không phải là
điều giản đơn. Bạn nên tránh triệt để các ứng xử dưới đây:
Tạo tin đồn không có thật về người khác
Tạo tin đồn không có thật về người khác, cố tình thổi phồng hay đồn
thổi để “kiếm chuyện làm quà”, hoặc cố tình phao tin, hạ uy tín của người khác
đươc coi là hành vi thiếu tôn trọng tại nơi làm việc. Tin đồn liên quan đến việc
lan truyền rộng rãi trong doanh nghiệp, có thể gây hiệu ứng tập thể làm ảnh
hưởng tới đồng nghiệp, thậm chí là cấp trên.
Xét về khía cạnh nào đó, hành vi này có thể coi là một hình thức vu
khống, nó không chỉ có tác dụng tiêu cực đến hình ảnh và danh tiếng của một
cá nhân, mà vô hình trung, còn làm xấu đi hình ảnh của tập thể đó.
Lạm dụng internet vào mục đích cá nhân
Sử dụng internet khi làm việc tại công sở vào mục đích cá nhân như:
truy cập dữ liệu chung để sử dụng với mục đích riêng, chơi game, nghe nhạc,
“chát chít” ngoài công việc… Những hành động này xảy ra thường xuyên ở
mức độ lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và trở thành cách ứng
xử thiếu tôn trọng đối với cấp trên và đồng nghiệp.
Ngoài ra, việc sử dụng internet không đúng mục đích liên quan đến việc
gửi bất hợp pháp e-mail, truy cập các trang web xã hội, hoặc xem các trang
web có chứa nội dung khiêu dâm, bất hợp pháp còn gây ảnh hưởng, thậm chí,
15
xúc phạm người khác và làm cho máy tính dễ bị nhiễm virus, làm đảo lộn cả hệ
thống máy tính tại nơi làm việc.
Phân biệt đối xử
Phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc là thái độ ứng xử cần được lên
án tại nơi làm việc. Để cải thiện vấn đề này, trên thực tế chúng ta cũng đã có
các luật chống phân biệt đối xử, nhằm ngăn chặn hành vi và có những hình
thức kỹ luật với những nhân viên có các biểu hiện phân biệt đối xử. Người sử

dụng lao động cũng lấy đó làm căn cứ để thi hành chính sách chống phân biệt
đối xử. Đồng thời, đề ra những quy tắc ứng xử cụ thể trong công ty, để điều
chỉnh các hành vi, nhằm hạn chế tối thiểu các hành vi phân biệt đối xử.
Đe dọa, trù dập người khác
Kiểm soát, đe dọa có ý “bắt nạt”, hoặc trù dập người khác tại công sở, là
cách ứng xử cực đoan, tạo ra môi trường làm việc thù địch. Sự đe dọa có thể từ
phía cấp trên, làm cho nhân viên cảm thấy bị “soi”, bị trù dập, gây ra tâm lý bất
an lo lắng, làm việc thiếu chủ động dẫn đến công việc kém hiệu quả.
Sự đe dọa cũng có thể xảy ra chính giữa các đồng nghiệp với nhau,
người này “nắm thóp” người kia, hoặc họ tận dụng mối quan hệ thân thiết với
cấp trên, cũng có thể đơn giản là “ma cũ bắt nạt ma mới” để gây áp lực với
đồng nghiệp, buộc họ phải làm theo mục đích có lợi của mình. Cách ứng xử
này thật không hay chút nào, nó sẽ tạo ra một môi trường căng thẳng, nghi ngờ,
đối phó, thiếu đoàn kết và cạnh tranh không lành mạnh, kìm hãm sự phát triển
chung.
Dùng người chỉ vì thân: sẽ hạn chế việc sử dụng nhân tài, thiếu tính sáng tạo.
Tuy nhiên tiện cho việc kinh doanh linh hoạt, nhưng lúc đó quyền lực của
người lãnh đạo không có sự hạn chế, thiếu sự giám sát, đôn đốc có hiệu quả,
lãnh đạo thường dùng tình thay lý, cá nhân độc đoán, gây tổn thất cho doanh
nghiệp. Người lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán quá mức sẽ cản trở sự phát
triển của doanh nghiệp.
16
Ganh ghét người hiền tài: nếu người lãnh đạo không dung nạp những người
khả năng hơn mình thì chắc chắn sẽ thất bại trong cuộc chiến cạnh tranh trên
thị trường, khó thu hút được sự đồng lòng của cấp dưới.
Không chú ý nâng cao tính năng động của đội ngũ nhân viên.
Người lãnh đạo thiếu tầm nhìn chiến lược.
Lạm dụng việc nghỉ ốm, ý thức vệ sinh kém, tự do quá trớn, sử dụng điện thoại
di động quá nhiều trong giờ làm việc, giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ
làm việc, luôn miệng kêu ca phàn nàn. Thái độ ganh đua không lành mạnh với

đồng nghiệp, thái độ co mình, khép kín với đồng nghiệp, thái độ độc tài, bảo
thủ khi giải quyết công việc, tách mình ra khỏi tập thể, cư xử với đồng nghiệp
với thái độ kẻ cả, thiếu tôn trọng.
Những cách thay đổi để trở thành một nhân viên văn minh và lịch sự:
1. Không ôm đồm nhiều thứ đến văn phòng cùng phong cách ăn vận “không
giống ai”. Điều này ảnh hưởng đến danh tiếng chuyên nghiệp của bạn. Vì vậy,
nếu bạn nhận mình là dân chuyên nghiệp hoặc đang trong quá trình xây dựng
thương hiệu này hãy chú ý đến cách ăn mặc của bản thân. Bởi, tính chuyên
nghiệp không chỉ toát ra từ tác phong làm việc mà còn ở hình thức bề ngoài.
2. Luôn giữ điện thoại ở chế độ rung hoặc im lặng. Nếu nơi làm việc cho phép
bạn nghe nhạc thì hãy đeo tai nghe hoặc vặn vừa đủ nghe. Tránh gây tiếng ồn
làm ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của đồng nghiệp và phá vỡ bầu không khi
yên tĩnh chốn văn phòng. Những điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng không
phải ai cũng chấp hành và thực hiện một cách nghiêm túc.
3. Luôn ý thức giữ gìn văn phòng sạch sẽ. Nếu bạn không có thời gian cho bữa
sáng và muốn mang lên văn phòng hãy chắc chắn trải khăn để giữ cho bàn sạch
sẽ và vứt rác vào thùng đúng quy định.
4. Nếu bạn đang đợi khách hàng, hãy liên lạc với họ để gặp bạn sau giờ làm
việc. Nếu bạn có cuộc gọi quan trọng và không thể không nghe, hãy ra ngoài
nói chuyện. Điều này vừa giúp bạn thoải mái vừa không làm ảnh hưởng đến
đồng nghiệp.
5. Hầu hết nhân viên đều có máy vi tính riêng, đó có thể là do công ty cung cấp
hoặc đó là tài sản riêng của bạn. Tuy nhiên, đừng lam dụng máy tính vào
những trò tiêu khiển như: lượt web, chatting, blog… điều này không chỉ ảnh
hưởng đến năng xuất công việc mà còn tác động vào ý thức của bạn.
17
6. Gõ cửa trước khi vào phòng khách, phòng sếp hoặc bất kỳ phòng của một bộ
phận nào đó. Nếu trong trường hợp bạn “vay” giấy tờ, dập ghim, đánh dấu hãy
nhớ gửi lại một lời xin và cám ơn chân thành.
7. Tránh ho và hắt hơi thẳng hướng với người đối diện. Nếu bạn “lỡ” làm, hãy

chắc chắn đã nói lời thông cảm.
8. Tránh nơi những lời tục tĩu tại nơi làm việc. Không làm người khác khó chịu
vì lối nói chuyện thiếu “duyên” như “ăn to nói lớn”, nói nhanh, bộp chộp, hay
xen vào chuyện người khác.

9. Giữ gìn bàn làm việc gọn gàng, sạch sẽ và được bố trí một cách đẹp mắt, có
khoa học. Bàn làm việc ở công ty cũng giống như căn phòng ngủ của bạn ở
nhà. Vì vậy, nếu muốn biết bạn là người sạch sẽ hay không chỉ cần nhìn bàn
làm việc của bạn sẽ nhận biết được điều đó.
2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM
Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng sự
phát triển của mỗi doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp là
tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của
người lãnh đạo và tác phong làm việc nhân viên.
Nhìn một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hóa ứng xử trong các cơ
quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: đó là một nền
văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố
khác ảnh hưởng tới, môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới cái nhìn ngắn
hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có
tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền
kinh tế bao cấp, chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản
lý do nguồn gốc đào tạo, chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo
dục đào tạo nên chất lượng chưa cao.
Mặt khác văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp còn bị những nhân
tố khác ảnh hưởng tới như: nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng
của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp có
vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, văn
hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp,
được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc

nhân viên. Đối tác khi quan hệ khinh doanh, hợp tác thì ngoài việc quan tâm tới
18
lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hóa của doanh
nghiệp đó.
Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, thường được dựa trên mối quan
hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh
nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng
suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan,
để xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách
quan. Đó là viêc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện
qua “ các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) và thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chấp nhận mở ra cho các doanh
nghiệp, doanh nhân nước ta những diều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng
bước hình thành văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở
nước ta, đó là văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và là động lực để phát huy sức
mạnh dân tộc cho công cuộc chấn hưng đất nước. Mọi người được tự do phát
huy tài năng, trí tuệ trong kinh doanh, làm giàu chính đáng cho mình và cho đất
nước. Công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho sự ra đời vá phát triển dân
doanh, đội ngũ doanh nhân mới, hình thành và phát triển văn hóa doanh nhân
mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt
Nam.
Các doanh nghiệp gia đình được xem là một loại định chế độc đáo trong
đó một gia đình là hạt nhân của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gia đình
chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng
trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh nghiệm, bí quyết được gia đình
đúc rút được trong quá trình kinh doanh. Thông thường, trong gia đình, người
chủ gia đình thường nắm được bí quyết về một nghề nghiệp nào đó và dựa vào
nghề nghiệp đó để thành lập doanh nghiệp gia đình.

Vì thế, văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng rất lớn tác động
của phong cách lãnh đạo của người chủ gia đình. Kỷ luật trong doanh nghiệp
gia đình thường được đề cao vì họ vừa là người chủ sở hữu vừa là người sử
dụng các tài sản trong gia đình. Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất giày dép
19
Biti’s (Việt Nam) là một biến thể của doanh nghiệp gia đình. Doanh nghiệp này
có một nèn văn hóa mạnh và các thành viên của doanh nghiệp đều thấm nhuần
được những giá trị và chuẩn mực của văn hóa doanh nghiệp.
Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho
doanh nghiệp mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của các
doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực
hiện được phương thức kinh doanh “ lấy con người làm trung tâm”, mà còn
làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể
của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Văn hóa ứng xử góp phần làm đẹp thêm hình tượng công ty, tạo nên
những tín nhiệm mới, thu thập được nhiều khách hàng hơn, văn hóa ứng xử
không chỉ giúp cho mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn xây
dựng được lòng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp từ đó sẽ tạo nên sức mạnh
đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.
Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hóa ứng
xử trong nội bộ doanh nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào
không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được
quyết định bởi tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi
lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hóa. Văn
hóa chỉ có nền tảng chứ không co điểm mốc đầu cuối.
Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như
nó được xây dựng trên nền tảng văn hóa. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều
phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hóa sẽ xuất hiện. Mọi cải
cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn

văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích
của cá nhân. Khi xây dựng văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp cần phải có
những biện pháp cụ thể.
Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh
nghiệp, bao gồm: chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu
cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin, xây dựng các thể chế và thiết chế tập
trung và dân chủ như: đa dạng hóa các loại hình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, tiêu chuẩn hóa các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng cơ chế
20
kết hợp hài hòa các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con
thuyền vận mệnh của mọi người.
Những năm gần đây, xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam đã
bước đầu quan tâm xây dựng văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp, đây là tín
hiệu đáng mừng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung làm tốt những
vấn đề sau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù Viêt Nam.
Phải đặc biệt coi trọng và lấy con người làm gốc: bồi dưỡng tinh thần
trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng
tạo của họ. Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là “tổ ấm”
của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực
để phát triển cho doanh nghiệp.
Có cơ chế quản lý cho những người có cho sự phát triển của doanh
nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công
sức mà họ bỏ ra, chế độ thưởng, phạt hợp lý.
Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường: việc các doanh nghiệp phải
trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi doanh
nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường năng động, sát với
thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng
tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán
hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Tất cả phải hướng tới việc

tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần
phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa
doanh nghiệp.
Xây dựng quan điểm khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp hướng ra thị
trường nói cho cùng là hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung
tâm,cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sau đó mới nghĩ tới
doanh lợi.
Hướng tới vấn đề an sinh xà hội, đó là một thách thức lớn đối với tất cả
các doanh nghiệp. Bởi hiện nay các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng
nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề là ô nhiễm môi trường
và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Do đó, các doanh nghiệp cần thông qua văn
21
hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì lợi ích con người
và cho các đời sau.
Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp không những
phải coi viêc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình là một bộ phận của văn
hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải
mà còn phải thõa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như
tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa
học kỹ thuật phát triển và tiến bộ.
Văn hóa ứng xử nơi công sở là điều bạn phải học hỏi và thay đổi từng
ngày. Bạn phải linh hoạt uyển chuyển để xử lý thỏa đáng trong mọi tình huống.
Văn hóa ứng xử là cách con người thấu hiểu nhau qua tính cách, qua cách xử lý
vấn đề và bản thân mỗi người bị chi phối bởi những tác động bên ngoài khác
nhau. Vì vậy, bạn cần học cách chủ động và thận trọng trong mọi cách ứng xử
như lời người xưa khuyên dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Bạn biết
đấy, để đạt được thành công, bạn cần phải học hỏi và trài nghiệm nhiều hơn
nữa.
KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thiện bài làm của mình, chúng em đã hiểu rõ hơn ý nghĩa

và lợi ích của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp. Giúp cho mỗi thành viên
hiểu được giá trị của bản thân đối với công ty .Nó là thước đo sự văn minh của
mỗi nhân viên, góp phần xây dựng môi trường làm việc hiện đại và thân thiện.
Môi trường làm việc thân thiện tạo điều kiện cho nhân viên lao động hứng khởi
và thoải mái. Công sở muốn hoạt động có hiệu quả, phát huy hiệu lực và phát
triển ngày càng tốt thì phải dựa vào trình độ học vấn, trình độ văn hóa ứng xử
giữa người với người của các quan hệ trong công sở. Các thành viên trong công
sở gắn bó với nhau bằng sự chi phối của cơ cấu tổ chức, công việc, lợi ích, tình
cảm mang tính nhân văn phục tùng, tôn trọng, tự nguyện làm việc, trách nhiệm,
(vô tư không vụ lợi, phục vụ cộng đồng ). Hoàn thiện xây dựng văn hóa công
sở hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng,
hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa
học của đội ngũ cán bộ, công chức.
22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Văn hóa ứng xử công sở - Blog First-Viec-Lam
2 Văn hóa ứng xử chốn công sở - Nghề nghiệp - Dân trí
dantri.com.vn/nghe-nghiep/van-hoa-ung-xu-chon-cong-so-527885.htm
3 Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
evn.com.vn/vanhoa/Home/Detail/tabid/87/ItemId/ /Default.aspx
23
24

×