Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tổng quan về tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 38 trang )

TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Tầm quan trọng của nguồn nước.
Hầu hết 97% nước trên trái đất được tìm thấy ở biển và đại dương. Lượng nước khổng lồ
này là nước mặn do đó khó sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
Một số lượng rất nhỏ ( khoảng 2,7%) nước còn lại trên trái đất là nước ngọt, nhưng hầu hết
lượng nước này không có sẵn cho chúng ta sử dụng ngay, mà chúng bị đóng băng hoặc tồn
tại dưới dạng nước ngầm và hơi nước
Một số lượng rất rất nhỏ còn lại, khoảng 0,3% nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng
được tìm thấy ở các sông, suối, ao, hồ. Lượng nước ngọt này là vô cùng nhỏ bé so với lượng
nước có trên trái đất này
2. Giới thiệu nguồn nước:
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là một ưu điểm để phát triển kinh tế vì
chúng không những cung cấp lượng nước ngọt khá lớn cho nền kinh tế nước nhà mà còn
giúp tăng cường hệ thống giao thông thủy. Toàn Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn: Sông
Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, sông Ba.
Ngoài ra còn có 460 hồ vừa và lớn.
Hàng năm, Việt Nam có lượng mưa trung bình là 2.050 mm trong năm, cao nhất là
2.640mm và thấp nhất là 1.600 mm và tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8 và 9 chiếm đến
90% lượng mưa của cả năm, đây là nguồn nước ngọt dồi dào bổ cấp cho nước sông rạch và
nước dưới đất .
Theo thống kê đến năm 2010 cho thấy, nhiều tỉnh thành trong cả nước đang khai thác
nước dưới đất với lưu lượng khá lớn sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất Công nghiệp, Nông
nghiệp Dịch vụ.
Hà Nội : 750 000 m3/ngày
Thành phố Hồ Chí Minh : 1.600.000 m3/ngày
Tây Nguyên : 500 000 m3/ngày
3.Vai trò của nguồn nước ngầm đối với đời sống.
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con
người. Trong qua trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò
quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia vào qua trình quang hợp).
Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với


sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẩn đường cho
các muối đi vào cơ thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho
người dân.
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất cơng nghiệp
Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời nước còn có vai trò điều tiết các chế
độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưởng, vi sinh vật, độ thống khí trong đất.
4. Giới thiệu nguồn nước ở TPHCM
• Nước mặt
Hiện nay nguồn nước cấp cho hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh được lấy từ
hai nguồn: nước mặt và nước ngầm.
Nguồn nước mặt là nguồn cung cấp chính, được khai thác từ 2 nguồn: lưu vực sơng
Đồng Nai (từ cầu Đồng Nai trở lên) và lưu vực sơng Sài Gòn (từ ngã ba Rạch Tra trở lên)
vứi cơng suất khai thác tối đa theo quy hoạch là 3.120.000 m
3
/ngàyđêm, ngồi ra còn lấy
nước từ hệ thống kênh Đơng Củ Chi. Còn lại nước có chất lượng xấu nếu có khai thác thì
đòi hỏi phải xử lý khá cao.
Sơng Sài Gòn: Lưu vực của sơng khoảng 4.500 km
2
, lưu lượng của sơng Sài Gòn phụ
thuộc rất lớn vào lượng mưa trên lưu vực sơng và các cơng trình thủy lợi vùng thượng
nguồn. Lưu lượng dòng chảy từ 28,31 (tháng 7) đến 58,85 m
3
/s (tháng 10).
Sơng Đồng Nai: Lưu vực của sơng khoảng 15.000 km
2
(14.979 km2), lưu lượng của
sơng là 542 m
3

/s (đo tại Trị An).
• Nước ngầm
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trữ lượng nước ngầm tại các tầng chứa nước là
2.501.059 m
3
/ngày, hiện có khoảng 100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm. 56.7% lượng
nước khai thác dùng cho sản xuất còn lại dùng cho sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm được khai thác rải rác ở các khu vực thuộc Quận 12 và Huyện Hóc
Môn, Huyện Bình Chánh, Qu n Bình Tân, Quận 8 và Quận 3.ậ
• Nhà máy nước ở TP (cơng suất, vị trí của các nhà máy)
Trang 2
Quy hoạch và khai thác nguồn nước mặt
I. Khái niệm:
1. Khái niệm về nguồn nước mặt:.
- Nguồn nước mặt chủ yếu do các sông, hồ và trường hợp đặc biệt mới dùng
đến nước biển. Nước mưa, hơi nước trong không khí tụ lại và một phần ít
do nước ngầm bổ cập tạo thành những dòng sông, suối, hồ, ao

sông Đồng Nai hồ Ba Bể
- Nước mặt gồm có các loại sau:
• Nước sông: thường có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm
lượng sắt nhỏ. Nhưng hàm lượng cặn cao, nhiều vi trùng nên giá thành
xử lý đắt. Nó thường có sự thay đổi lớn theo mùa về nhiệt độ, lưu
lượng, mực nước
• Nước suối: Mùa khô rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, có
nhiều cát sỏi
• Nước hồ, đầm: tương đối trong, tuy nhiên chúng có độ màu khá cao, do
rong rêu và ảnh hương của các thủy sinh vật
- Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2%
tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới.

- Trữ lượng nước sông: Mạng lưới sông suối dày đặc, các sông lớn như sông
Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Lam, sông Hương,
sông Thái Bình, sông Thu Bồn. Tuy nhiên do nước ta hẹp, ít hồ đầu mối
nên lượng nước phân phối không đều trong năm. Để đảm bảo sử dụng
nguồn nước sông được ổn định và lâu dài cần đầu tu xây dựng nhiều hồ lớn
để trị thủy, điều tiết nước.
- Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là
phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực
nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất
(447 km3, 88%).
Trang 3
- Trữ lượng nước hồ: Nước ta có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ
Đông Mô – Ngải Sơn, hồ Ayun hạ. Nhìn chung hồ tự nhiên có trữ lượng
tương đối nhỏ, chỉ một vài hồ lớn có khả năng cung cấp nước cho các đối
tượng công nghiệp và dân sinh với quy mô vừa và nhỏ
2. Công trình thu nước mặt và trạm xử lý:
- Thường là công trình thu nước sông, phải được đặt ở đầu nguồn nước, phía
Bắc khu dân cư và khu công nghiệp theo chiều chảy của sông. Vị trí hợp lý
nhất là nơi bờ sông và lòng sông ổn định có điều kiện địa chất công trình
tốt, có đủ độ sâu cần thiết để lấy nước trực tiếp từ sông không phải dẫn đi
xa. Thường công trình thu được bố trí ở phía lõm của bờ sông, tuy nhiên
phía lõm thường bị sói lở nên cần phải gia cố bờ. Có 2 loại công trình thu
nước mặt là: loại sát bờ và loại xa bờ.
• Công trình thu sát bờ: áp dụng khi ở bờ sông nước trong và sâu,
trạm bơm có thể kết hợp chung với công trình thu nước hoặc có thể
làm riệng lẻ sâu vào đất liền, tách rời với công trình thu nước
• Công trình thu xa bờ: áp dụng trong trường hợp bờ sông thoải, mực
nước dao động lớn. Người ta thường lấy nước ở giữa dòng sông và
dùng đường ống hút tự chảy vào hố thu nước đặt sát bờ. Trạm bơm
có thể tách ly hoặc kết hợp với hố thu nước

Cửa thu nước thô trạm bơm Hóa An
- Vị trí trạm xử lý:
• Trạm xử lý phải ở đầu dòng nước so với khu dân cư và khu vực sản
xuất.
• Thu được lượng nước thỏa mãn yêu cầu trước mắt và trong tương
lai, có chất lượng nước tốt và thuận tiện cho việc tổ chức bảo vệ, vệ
sinh nguồn nước
Trang 4
• Phải ở chỗ có bờ, lòng sông ổn định, ít bị xói lở bồi đắp và thay đổi
dòng nước, ở chỗ có điều kiện địa chất công trình tốt và tránh được
ảnh hưởng của các hiện tượng thủy văn khác như song, thủy triều
3. Quá trình tự làm sạch của các dòng sông:
- Khả năng khử được các chất ô nhiễm của nguồn nước được gọi là khả
năng tự làm sạch của nguồn nước. Khả năng đó được thể hiện qua 2 quá
trình:
• Qúa trình xáo trộn (pha loãng ) thuần tuý lý học giữa nước thải với
nguồn nước.
• Quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nguồn nước.
- Do hai quá trình trên nồng độ các chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước sau
một thời gian sẽ giảm xuống đén một mức nào đó.
- Đối với nguồn nước có dòng chảy (sông) nước thải được pha loãng với
nguồn nước và theo dòng chảy đổ ra biển hay một nơi nào đó. Quãng
đường có có thể chia thành những vùng như sau:
• Vùng ngay miệng cống xả nước thải
• Vùng phục hồi lại trạng thái bình thường. Quá trình tự làm sạch đã
kết thúc.
• Vùng nhiểm bẩn nặng nhất. Hàm lượng oxy hào tan trong nguồn đạt
giá trị nhỏ nhất.
• Vùng phục hồi lại trạng thái bình thường. Quá trình tự làm sạch đã
kết thúc.

- Khả năng tự làm sạch nguồn nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố: quan trọng
nhất là lưu lượng của nguồn nước, mặt thoáng nguồn nước, độ sâu của
nguồn nước, nhiệt độ
- Để xác định mức độ cần thiết làm sạch nước thải trước khi cho xả ra nguồn
nước, cần đánh giá chính xác khả năng tự làm sạch của nguồn nước bằng
cách tiến hành nghiên cứu cẩn thận về thuỷ văn, thuỷ sinh và thành phần
hoá lý của nguồn nước Phân chia các vùng của dòng chảy theo khả năng
tự làm sạch của nguồn nước, quá trình xáo trộn nước thải với nước nguồn
- Khi xác định mức độ xáo trộn giữa nước thải với nước sông không lấy toàn
bộ lưu lượng nước sông để tính vì ở khía cạnh cống xả quá trình xáo trộn
chưa thể đạt hoàn toàn chỉ đạt mà chỉ đạt hoàn toàn ở một khoảng cách nào
đó xa cống xả. mặt khác, tỉ lệ giữa lưu lượng nước thải và lưu lượng nươvs
nguồn càng lớnthì khoảng cách từ cống xả đén điểm tính toán (là nơi đã
thực hiện quá trình xáo trộn hoàn toàn) sẽ càng lớn.
Trang 5
Qúa trình tự làm sạch của nguồn nước
4. Hiện trạng cấp nước mặt tại một số đô thị:
- Hiện nay sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng
tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước
nói riêng.
- Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá
rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa
bãi vào các thuỷ vực đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng,
làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng
khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở
các vùng mưa ít
-
II. Lợi ích và khó khăn của việc khai thác và sử dụng nguồn nước mặt:
1. Lợi ích:
- Về kinh tế: Gía thành rẻ, ít biến động , phục vụ được phần lớn nhu cầu

dùng nước của người dân trong đô thị
- Về xã hội:Cung cấp một lượng nước lớn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản
xuất đang ngày càng gia tăng
2. Khó khăn:
- Về khai thác và xử lý: Do nguồn nước mặt đang ngày càng bị ô nhiễm
nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc lựa chọn vị trí đặt các công trình thu
nước và tốn kém cho việc xử lý
- Nguồn nước mặt trong tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, nhất là ở các
sông, gây khô cạn, xói lở bờ.
3. Biện pháp khắc phục:
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật tài nguyên nước
- Củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước
- Tuyên truyền cho mọi đối tượng sử dụng nước một cách tiết kiệm, nâng
cao ý thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
Trang 6
III. Các công ty cấp nước tại Việt Nam:
1. Giới thiệu một số công ty và nhà máy:
Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh có công ty cấp nước mặt như công ty
Sawaco với hệ thống các nhà máy:
• Nhà máy nước Thủ Đức ( 750.000m
3
/ng.đêm), nhà máy nước Bình
An (100.000m
3
/ng. đêm) : sử dụng nguồn nước từ hệ thống sông
Đồng Nai
• Nhà máy nước Tân Hiệp (166.000m
3
/ng.đêm) : sử dụng nguồn nước
từ hệ thống sông Sài Gòn

2. Nhà máy nước Thủ Đức:
- Được đưa vào hoạt động năm 1966 và đến năm 2002 tổng công suất của
nhà máy là 750.000m
3
/ng.đêm. Ngoài ra nhà máy còn tiếp nhận them
100.000m
3
/ng. đêm từ nhà máy nước Bình An
- Quy trình xử lý nước:
• Vị trí nguồn thu nước đặt tại ấp Hóa An, Thành phố Biên Hòa,
Đồng Nai, nước thô có độ pH = 6,8-7,2 . Độ đục 20-30 NTU, mùa
mưa có thể lớn hơn 100 NTU
• Nước sẽ được lấy từ công trình thu bằng 2 ống bê tông dự ứng lực
D2400 có chiều dài 1.8km cách bờ 34m có song chắn rác vào tram
bơm cấp I
• Trạm bơm cấp I gồm 6 bơm trục đứng, khi mực nước sông cao sẽ sử
dụng 3-4 bơm và khi mực nước sông thấp sẽ sử dụng 5 bơm ( 1
bơm đê dự phòng) , bơm nước thô về nhà máy qua ống có đồng hồ
đo lưu lượng vào bể giao liên
Trang 7
• Bể giao liên giữ và điều hòa lưu lượng nước, sau đó nước được đưa
vào bể trộn sơ cấp để hòa trộn PAC là chất trợ lắng với mục đích tạo
ra những bông cặn lắng làm nước trong
• Sau đó nước được đưa vào bể phản ứng và bể phân phối hình thang.
Tại đây tiến hành sục khí để các bông cặn không bị lắng lại rồi vào
bể lắng
• Bể lắng 7 bể lắng gồm 5 bể lắng lớn và 2 bể lắng nhỏ có tác dụng
giữ lại 80% lượng bông cặn trong nước, khoảng lắng tốt nhất là
khoảng ¼ chiều dài của bể, thời gian tiến hành vệ sinh và súc xả bể
lắng là 3 tháng

• Nước qua máng dẫn và mương phân phối vào hồ lọc ( gồm 20 hồ
với diện diện tích mỗi hồ là 32m
2
, công suất là 5000m
3
/ng.đêm),
dưới hồ lọc có khoang phun nước có các tấm đan gồm các chum lọc
bằng nhựa trên có lớp sỏi ( dày 100mm) và lớp cát (950mm, kích
thước tiêu chuẩn mỗi hạt cát là 0.8-2mm) với chức năng là giữ lại
toàn bộ cặn và vi khuẩn, sau khi lọc từ 30-34h hồ sẽ bị nghẹt và hệ
thống sẽ báo rửa, thời gian rừa mỗi hồ là 21 phút với lượng nước
rửa là 500m
3
/ hồ
• Sau đó, nước vào bể thứ cấp để châm 3 loại hóa chất là clo
(0.9mg/l) để diệt khuẩn, flo để chống sâu răng, vôi để nâng độ pH
• Nước vào bể chứa nước sạch gồm 2 máng lớn có dung tích là
9000m
3
và 2 máng nhỏ có dung tích 35.000m
3
, trước và sau bể chứa
nước sạch có van đóng mở để cô lập và sửa chữa khi xảy ra hư
hỏng, nước qua đường ống được châm thêm clo dư và vào trạm
bơm cấp II
• Trạm bơm cấp 2 có 5 bơm chính : 2 bơm có công suất lớn là
8200m
3
/h với chiều ao cột áp là 52.2m và 3 bơm có công nhỏ là
6800m

3
/h với chiều cao cột áp là 46m
• Nước từ nhà máy sẽ vào trạm phân phối Điện Biên Phủ bằng đường
ống bê tong dự ứng lực D2000
• Công suất của nhà máy nước Thủ Đức chiếm 60% tổng sản lượng
của nhà máy nước Sài Gòn
3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước mặt:
- Chất lượng nước sông ở nước ta dao động theo mùa và theo vùng địa lý.
Do chảy qua nhiều miền khác nhau, nước sông vì thế mang theo nhiều tạp
chất bào mòn bề mặt như cát, bùn, phù sa. Nước sông có độ đục cao về
mùa lũ, chứa lượng hữu cơ và vi trùng lớn khi chịu ảnh hưởng của nước
thải đô thị xả ra, có độ màu cao khi thượng nguồn có nhiều đầm lầy
- Hàm lượng khoáng chất trong nước sông dao động từ 50mg/l đến 500mg/l,
độ pH khoảng 7-8, độ cứng của nước sông nhỏ
- Chất lượng nước phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo TCVN-33-68, TCXD-
33-85 và các tiêu chuẩn có liên quan khác
4. Đánh giá tác động của việc khai thác nguồn nước mặt với môi trường
Trang 8
- Con người sử dụng nước vào nhiều mục đích khác nhau như để sinh hoạt,
ăn uống, sản xuất công, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng, du
lịch… Số lượng tiêu thụ ngày một tăng, từ năm 1930 đến năm 1992 mức
độ sử dụng nước tăng 28 lần trong đó nhu cầu nướ c dùng cho nông nghiệp
chiếm 60-62%, cho công nghiệp là từ 25-29%, cho sinh hoạt 10-12%.
Tổng lượng tiêu thụ năm 1990 khoảng 12km
3
tương đương với lưu lượng
381m
3
/s
- Đối với hệ thống cấp nước sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay chủ yếu tập

trung cho các đô thị với dân số chiếm khoảng 20% tổng dân số cả nước.
Dự báo tới năm 2015, dân số Việt Nam sẽ là 100 triệu người và dân số đô
thị sẽ là 35-40 triệu người. Khi đó khối lượng khai thác cấp nước cho các
đô thị khoảng 2,0-2,2 km
3
/năm, tương đương 5,5-6 triệu m
3
/ ngày với tiêu
chuẩn 150l/ng. ngày
- Rõ rang lượng nước sử dụng ngày một nhiều, qui mô khai thác có thể vượt
quá khả năng cân bằng tự nhiên và làm khô cạn nguồn nước, mặt khác do
tùy tiện xả nước sinh hoạt, công nghiệp ra các sông hồ không qua xử lý
như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước
- Như vậy, nguồn nước không phải là trời cho và vô tận mà sử dụng nó phải
tiết kiệm và phải đi đôi với bảo vệ, việc khai thác phải được tính toán cân
nhắc kỹ lưỡng với tinh thần trách nhiệm cao và phải có cơ sở khoa học đầy
đủ
5. Các điều khoản quy định của pháp luật về việc khai thác và bảo vệ nguồn
nước mặt:
Theo nghị định của chính phủ số 117/2007/ NĐ-CP: về việc sử dụng nguồn
nước cho hoạt động cấp nước
1. Các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn
nước, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc phá hoại nguồn nước
2. Trường hợp nguồn nước hạn chế do điều kiện tự nhiên hoặc hạn hán
kéo dài, thiên tai, chiến tranh, việc cung cấp nguồn nước thô cho cấp
nước sinh hoạt được ưu tiên hàng đầu
3. Khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, phối hợp sử dụng nguồn nước
mặt và nước ngầm để cung cấp nước trên cơ sở quy hoạch khai thác tài
nguyên nước, quy hoạch cấp nước được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt

4. Các bộ, ngành có liên quan tiến hành điều tra, khảo sát, lập và quản lý
bộ dữ liệu đầy đủ về nguồn nước phục vụ cho cấp nước. Cơ quan quản
lý tài nguyên nước có trách nhiệm xây dựng quy hoạch khai thác, sử
dụng tài nguyên nước và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cấp
nước, đơn vị khai thác, sử dụng nguồn nước để cấp nước có trách
nhiệm xây dựng đời phòng hộ vệ sinh khu vực khai thác nước trình cơ
quan có thẩm quyền quyết định, bảo vệ nguồn nước, môi trường tại khu
vực khai thác và cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu về khai thác, sử
dụng nước theo quy định của pháp luật
I/ NGUỒN NƯỚC NGẦM
Trang 9
1. Khái niệm nguồn nước ngầm.
Nước ngầm là chỉ loại nước chảy trong mạch kín ở dưới đất do các kiến tạo địa chất tạo nên,
có thể là các túi nước liên thông nhau hoặc là mạch nước chảy sát với tầng đá mẹ.
2. Sự Hình Thành Nước Ngầm:
Nước ngầm có nguồn cung cấp 1 phần là do nước mưa ngấm xuống đất, mặt khác là do
ngưng tụ hơi nước từ tầng sâu trong lòng đất hòa nguyện với nhau mà hình thành nước ngầm. Nói
cách khác đi nguồn nước cung cấp cho nước ngầm chủ yếu là nước mưa và hơi nước mà động thái
của nó thông qua sự tuần hoàn nước trong tự nhiên.
Tỉ lệ nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt
Trang 10
Bỉ
90%
Phần Lan
85 - 90%
Hà Lan 75%
Thụy Điển
85 - 90%
Đức
75%

Ixraen
95%
Lưu lượng nước ngầm
Chiếm một lượng rất lớn so với lượng nước ta có thể nhình thấy được. Nước ngầm đóng góp
lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông. Con người đã sử dụng nước ngầm từ hàng ngàn
năm nay và vẫn đang tiếp tục sử dụng nó hàng ngày, phần lớn cho nhu cầu nước uống và nước
tưới. Cuộc sống trên trái đất phụ thuộc vào nước ngầm cũng giống như là nước bề mặt. Nước
ngầm chảy bên dưới mặt đất.
Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và thấm vào trong đất trở thành nước ngầm. Phần
nước chảy sát mặt sẽ lộ ra rất nhanh khi chảy vào trong lòng sông, nhưng do trọng lực, một phần
lượng nước tiếp tục thấm sâu vào trong đất.
Hướng và tốc độ di chuyển nước ngầm được tính thông qua các đặc trưng của tầng nước
ngầm và lớp cản nước (ở đây nước khó chảy qua). Sự chuyển động của nước bên dưới mặt đất phụ
thuộc vào độ thấm (nước thấm khó khăn hay dễ dàng) và khe rỗng của đá bên dưới mặt đất (số các
khe hở trong vật liệu). Nếu các lớp đá cho phép nước chảy qua nó tương đối tự do thì nước ngầm
có thể di chuyển được những khoảng cách đáng kể trong thời gian vài ngày. Nhưng nước ngầm
cũng có thể thấm sâu hơn vào các tầng nước ngầm sâu ở đó nó sẽ mất hàng ngàn năm để di
chuyển trở lại vào môi trường.
Trang 11
Lượng trữ nước ngầm
Một lượng lớn nước được trữ trong đất. Nước này vẫn tiếp tục chuyển động, có thể rất
chậm, và nó vẫn là một phần của vòng tuần hoàn nước. Phần lớn nước ngầm là do mưa và lượng
nước thấm từ lớp đất mặt. Tầng đất phía trên là vùng không bão hoà, trong tầng này lượng nước
thay đổi theo thời gian, mà không làm bão hoà tầng đất. Bên dưới lớp đất này là vùng bão hoà, tất
cả các khe nứt, các ống mao dẫn, và các khoảng trống giữa các phân tử đá được lấp đầy nước.
Thuật ngữ "nước ngầm" được dùng để mô tả cho khu vực này. Một thuật ngữ khác của nước ngầm
là "bể nước ngầm". Bể nước ngầm là kho chứa nước ngầm khổng lồ và con người khắp nơi trên
thế giới phụ thuộc vào nước ngầm trong cuộc sống hàng ngày.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nước ngầm:
• Yếu tố khí hậu.

Lượng mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm vì thế lượng mưa hàng năm, phân
phối lượng mưa trong nawmser có ảnh hưởng gần như trực tiếp đến trử lượng nước ngầm đặc biệt
là nước ngầm tầng nông. Bên cạnh đó cường độ muwacos ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số dòng chảy
có nghĩa là ảnh hưởng đến lưu lượng nước ngấm xuống đất cung cấp cho nước ngầm.
Lượng bóc thoát hơi nước: bốc thoát hơi nước từ mặt đất là một thành phần quan trong
lượng nước đi của nước ngầm, làm giảm lượng nước ngầm. các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm,
gió có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước bốc hơi mặt đất. Vi thế, vì thế các yếu tố khí hậu có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự thây đổi của nước ngầm.
• Yếu tố thủy văn:
Dòng chảy mặt trên các con suối, lượng nước và mực nước trong các ao hồ, tương quan giữa
mực nước ao hồ và mực nước ngầm có ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước ngầm; chất lượng của
nước mặt củng ảnh hưởng đến chất lượng của nước ngầm. Ngoài ra chế độ thủy triều, tình hình hạn
hán lủ lục củng ảnh hưởng đến nước ngầm.
• Điều kiện địa hình, địa mạo, thảm phủ trên mặt đất.
Độ dóc địa hình, độ gồ ghề của mặt đất, mặt độ sông suối ao hồ trên mặt đất có ảnh hưởng
đến hệ thống dòng chảy có nghỉa ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước thấm vào đất để bổ sung cho
nước ngầm.
• Yếu tố về địa chất và thổ nhưởng.
Cách sắp xếp địa tầng, cấu tạo của các tâng địa chất, độ rổng của các lớp đất đá, hệ số
thấm…sẻ ảnh hưởng đến độ dóc và lượng nước thấm vào đất.
• Các hoạt động phát triển của con người.
Đó là sự khai thác nước gầm để phục vụ cho mục đích phát triển khác nhau , nhưng tác động
của con người vào chất lượng và khối lượng nước mặt là nguồn nước bổ sung chính cho nước
ngầm. Mặt khác các công trình giữ nuwocs như hồ chứa nước, hệ thống cấp thaots nước đều ảnh
hưởng đến sự thây đổi của nước ngầm.
Qúa trình đô thị hóa thường gây ranhững sự thây đổi mực nước ngầm do kết quả của việc
làm giảm lượng bổ sung của nước ngầm và tăng cường việc khai thác nước ngầm. ở vùng nông
thôn thì nước dùng thường được lấy từ các giếng nông, trong khi đó hầu hết chất thải của đô thị thì
trở lại đất thông qua các hố chứa nước bẩn. Do vậy, sự nhiểm bẩn của nước giếng tăng lên, nhiều
giếng ở các hộ dùng riêng phải bỏ đi

Ba điều kiện làm cho nước ngầm giảm đi:
Trang 12
- Làm giảm lượng bổ xung nước ngầm do lát bề mặt.
- Bơm hút tăng.
- Gỉam lượng bổ sung nước ngầm do hệ thóng cống ngầm thu nhận nước ngầm từ trên xuống.
- Ngoài ra do ảnh hưởng khác của động đất, ảnh hưởng của tải trọng bên ngoài.
• Áp suất khí quyển.
Sự thây đổi áp suất khí quyển gây rado sự giao động thủy áp trong tầng chứa nước có áp.
Mối quan hệ đó là quan hệ nghịch biến, có nghĩa là tầng áp suất khí quyển sẻ làm giảm mự thủy áp
và ngược lại. Khi sự thây đổi áp sất khí quyển được biểu thị bằng cột nước, tỉ lệ thây đổi mực thủy
áp với sự thây đổi của áp suất được gọi là hiệu ứng áp suất của tầng chứa nước.
4. Hiện trạng của nguồn nước ngầm tại tp Hồ Chí Minh hiện nay.
Nước ngầm được sử dụng khá nhiều tại TP.HCM. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước này có
dấu hiệu suy giảm về lượng và chất do tác động của khai thác sử dụng và do tác động của biến đổi
khí hậu.
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, những ngày gần đây, tình
trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho mực nước ngầm trên địa bàn nhiều quận huyện đang tụt
xuống khá sâu.
Trong thời gian qua, việc xuất hiện hàng loạt vụ sụp lún trên địa bàn TP.HCM còn do tình
trạng khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm quá mức…
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ( TP.HCM), kết quả quan trắc
nước ngầm tầng nông (dưới 50m) khu vực TP.HCM gần đây cho thấy chất lượng nước ngầm ở khu
vực ngoại thành đang diễn biến ngày càng xấu. Cụ thể nuớc ngầm ở trạm Đông Thạnh (huyện Hóc
Môn) bị ô nhiễm Amoni (68,73 mg/lít, cao gấp 1,9 lần so với năm 2005) và có hàm luợng nhôm
cao, độ mặn tăng và mức độ ô nhiễm hữu cơ cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây; nồng độ sắt
ở trong nước ngầm của một số khu vực ngoại thành khác như Linh Trung, Trường Thọ (Thủ Đức),
Tân Tạo (Bình Chánh) cũng khá cao (11,76 đến 27,83 mg/lít) vuợt tiêu chuẩn cho phép.
Bên cạnh đó việc quản lý các đơn vị khoan giếng và các đối tượng khai thác của Thành phố
chưa chặt chẽ nên việc khai thác nước ngầm đang diễn ra tràn lan và khối luợng nước ngầm bị khai
thác quá lớn dẫn đến tình trạng mực nước ngầm của TP.HCM bị tụt xuống gần 1 mét mỗi năm.

Để bảo vệ, khai thác nguồn nước ngầm hợp lý hơn và hạn chế tình trạng chất lượng nước
ngầm đang bị xấu đi nhanh chóng ở tp.Hồ Chí Minh.
II/ Nội dung:
1. Thực trạng vấn đề quy hoạch và khai thác nguồn nước ngầm ở tp Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
Việt Nam:
Các công trình khai thác nước dưới đất tại Việt Nam hiện nay có quy mô rất khác nhau và
bao gồm các dạng sau:
Giếng đào: Chủ yếu phục vụ cấp nước cho gia đình và cho tưới với quy mô nhỏ.
Giếng khoan đường kính nhỏ: sử dụng cấp nước cho quy mô hộ gia đình với đường kính ống
chống, ống lọc từ 42mm đến 60mm ở vùng đồng bằng và từ 60mm tới 110mm ở miền núi, chiều
sâu giếng từ 10m tới hơn100m.
Hệ nối mạng: Giếng khoan đường kính nhỏ lắp đặt hệ thống ống nước cung cấp cho vài gia
đình.
Giếng khoan công nghiệp (được thi công bằng máy) đường kính ống lọc từ 90mm tới gần
400mm, có chiều sâu hàng chục mét tới gần 400m, lưu lượng từ vài m3/h tới hơn 100m3/h để phục
Trang 13
vụ cấp nước tập trung.
Còn về quy mô cấp nước tập trung thì cũng rất khác nhau, từ cấp nước quy mô nhỏcho các cơ
quan, cụm dân cư với lưu lượng vài chục m3/ng tới cấp nước quy mô lớn với công suất đến
60.000m3/ngày phục vụ cho các thành phố, thịxã, khu công nghiệp ( NHư ở các nhà máy nước ở
Hà Nội, với hệ thống giếng bao gồm từ 10 tới gần 20 giếng).
Do nhiều vùng nông thôn chưa có hệ thống cấp nước tập trung, thậm chí ở các đô thị nhiều
nơi cũng ch-a có mạng cấp nước sạch. Vì vậy, nhân dân phải tự khoan giếng để khai thác nước.
Theo thống kê sơ bộ số lượng giếng khoan loại hình nhỏ cấp nước cho gia đình có tới hơn 1 triệu
giếng.
Các giếng đường kính nhỏ, nhiều giếng do nhân dân thuê đơn vịkhoan tư nhân thực hiện, kết cấu
ống lọc và ống chống không đạt tiêu chuẩn, dễ bị nứt. Một số giếng khi khoan không đáp ứng yêu
cầu khai thác, không được trám lấp đúng kỹ thuật dễ gây ô nhiễm tầng chứa nước. Đặc biệt các
giếng loại này được thi công rất nhanh, chỉ cần 1 ngày đã hoàn thành 1 giếng có chiều sâu gần

100m. Đồng thời có thể thi công ngay trong nhà, vì vậy khó biết và khó quản lý.
Các giếng khoan công nghiệp cũng có số lượng lớn tới vài nghìn giếng.
Đa số các hệ thống cấp nước tập trung của các Công ty cấp nước, các Khu công nghiệp được thiết
kế trên cơ sở thăm dò, đánh giá trữ lượng khai thác, nghiên cứu chất lượng nước cũng nh- xem xét
đánh giá tác động môi trường. Còn lại, rất nhiều công trình khai thác không theo quy hoạch, không
được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước không được phân tích 66 một cách đầy đủ. Kết
cấu các giếng cũng không hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ nước dưới đất.
Nhiều khu công nghiệp không có hệ thống cấp nước tập trung, các Công ty trong khu công
nghiệp tự khoan giếng (nh- khu công nghiệp Trà Nóc - Cần Thơ, khu công nghiệp Tân Tạo - Tp.Hồ
Chí Minh ) dễ dẫn tới tình trạng các giếng khai thác mới gây ảnh hưởng, làm giảm lưu lượng các
giếng đã có.
Do khai thác nước dưới đất không trên cơ sở thăm dò, đánh giá điều kiện địa chất thủy văn, trữ
lượng có thể khai thác và khai thác thiếu quy hoạch. Vì vậy, ở nhiều vùng mực nước hạ thấp quá
lớn dễ gây ra ô nhiễm và xâm nhập mặn, làm giảm lưu lượng của các công trình khai thác đồng
thời làm cho một số giếng đào, giếng khoan nông về mùa khô không thể tiếp tục khai thác do hết
nước (Tây Nguyên).
Thành phố Hồ Chí Minh:
Với ba trong năm tầng chứa nước có tổng lưu lượng khai thác 2,5 triệu m
3
/ngày, trữ lượng
khai thác an toàn là 800.000 m
3
/ngày. Hiện nay, nước ngầm được khai thác cho các mục đích khác
nhau với tổng số giếng nước khai thác là 257.479 giếng, trong đó số giếng trong hộ dân và các tổ
chức khai thác quy mô nhỏ là 256.131 giếng; tổng lưu lượng khai thác nước trên toàn TP khoảng
606.992 m
3
/ngày. Với khối lượng khai thác này, gần tiệm cận với trữ lượng khai thác an toàn và có
nguy cơ thiếu an toàn, có thể dẫn đến giảm sút về chất lượng và tăng thêm do tác động của BĐKH
đến nguồn nước này.

Theo đánh giá, đại đa số các giếng khai thác nước trong các hộ gia đình phục vụ cho sinh
hoạt (trừ Bình Chánh, Nhà Bè, quận 7) đều được khai thác từ tầng hai với lưu lượng khai thác là
khoảng 260.000 m
3
/ngày, do ở tầng hai lưu lượng khai thác chưa quá trữ lượng khai thác an toàn,
các giếng nước khai thác lại rải khá đều do đó mực nước của tầng chứa này ít giảm. Số còn lại khai
thác khoảng 340.000 m
3
/ngày khai thác từ tầng ba và tầng bốn phục vụ cho sản xuất và các mục
đích khác. Mặc dù lưu lượng khai thác còn nằm trong khả năng cho phép, tuy nhiên do sự khai thác
nước một cách tập trung với lưu lượng lớn ở phía Tây Nam của TP, đã làm cho mực nước tầng ba
và bốn có xu hướng giảm so với cân bằng nước.
Trang 14
Nước giếng bơm đang được nhiều người dân tại TP.HCM khai thác sử dụng.
2. Khả năng và nguyên nhân gây ô nhiểm nước ngầm.
a/ Các khả năng ô nhiểm nước ngầm.
• Ô nhiểm hóa học.
Bao gồm những thây đổi theo chiều hướng xấu về hóa tính của nước ngầm một số muối có
độc tính cao, các nguyên tố kim loại nặng xuất hiện trong nước ngầm như: Chì, Đồng, Thủy ngân,
Aren, Crôm…những chất này có nguồn gốc từ chất thải, nước thải công nghiệp, sinh hóa và việc
dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu quá nhiều trong nông nghiệp.
• Ô nhiểm hóa sinh.
Loại ô nhiểm này khó thấy nhưng vô cùng tai hại,xảy ra trong quá trình hóa sinh tổng hợp.
Đó là quá trình xảy ra trong cơ thể sinh vaatjcacs chất ít độc hoạt không độc kết hợp với nhau trong
quá trình biến đổi hóa sinh tạo ra các chất có độc tố cao
• Ô nhiểm sinh thái học.
Ô nhiểm sinh thái học là mối hiểm họa lớn nhất đang ngày cngf gia tăng, đặc biệt ở những
nước đang phat triển. Do các hoạt động phát triển quá mức của con người trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội, làm đảo lộn môi trường sinh thái tự nhiên theo chiều hướng xấu. Ví dụ như
nạng phá rừng bùa bải,hủy hoại thảm thực vật làm xói mòn đất, dẫn dến tăng hệ số dòng chảy

mặtdảm lượng nước thấm xuống đất bổ sung cho nước ngầm. Măt khác ở một số nơi nước ngầm
củng bị khai thác qua mức lượng nước ngầm suy giảm, mực nước ngầm bị hạ thấp các nguồn nước
khác có chất lượng kém.
• Nhiểm bẩn nước ngầm.
• Đây là một khả năng ô nhiểm rất lớn và thường xuyên, nước thải chất thải từ các bệnh viện,
khu dân cư, chăn nuôi,phân động vật sẻ theo nước ngấm xuống làm nhiểm bẩn nguồn nước.
• Nhiểm mặn nước ngầm.
Ở ven biển, độ độ dóc đường mặt nước có hướng dốc ra biển nhưng thường rất nhorvaf ở sát bò
biển thì đường mặt nước thây đổi do sự lên xuống của thủy triều. Trong điều kiện tự nhiên nước
biển có mặt độ lớn hơn nên thường nằm dưới lớp nước ngọt có mật độ nhỏ hơn. Khi khai htacs
nước ngầm cho các mục đích kinh tế, cho sinh hoạt thì mặt tiếp xúc đó biến dạng.
Tỏng thực tế thì nước ngọt nước biển trộn lẩn nhau hình thành một vùng tiếp giapschuws không
phải một mặn. Vùng này có mật độ rộng đáng kể gọi là vùng nước hổn hợp xét trên mặt cắt thẳng
đứng của vùng nước hổn hợp thấy mật độ tăng dần từ vùng nước ngọt sang vùng nước mặn.
b/ Nguyên nhân gây ô nhiểm nước ngầm.
• Sự bùng nổ dân số, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa.
Trang 15
Trong khi tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa cao cộng với sự gia tăng về dân số yêu cầu
sử dụng nước sạch rất lớn. Các khu chế suất lần lược mọc lên, các nhà máy xí nghiệp lần lược ra
đời, các nghành công nghiệp khai khoán, luyện kim, chế tạo máy, hóa chất… các nhà máy chế biến
hàng hóa tiêu dùng như nhà máy giấy, dệt may… đều yêu cầu tiêu thụ một khối lượng nước sạch
lớn và mổi ngày để duy trì hoạt động. Sự bùng nổ dân số, tốc độ tăng dân số nhanh đặ biệt tập
trung ở các đô thị lớn với sức tiêu thụ nước sạch từ 100 – 200 l/ngđ cho mổi đầu người làm cho
lượng nước sinh hoạt tăng rất lớn.
Bên cạnh việc sủ dụng một khối lượng lớn nước sạch, việc bùng nổ dân số và tốc độ đô thị
hóa, phát triển kinh tế cao còn phát sinh một khối lượng chất thải, nước thải rất lớn chứa đựng
nhiều độc tố, chất bẩn làm ô nhiểm môi trường đất , môi trường nước mặt chính là con đường trực
tiếp dẩn dến ô nhiểm nước ngầm
• Việc khai thác nước ngầm không được quy hoạch quản lý một cách hợp lý.
Việc khai thác nước ngầm một cách bùa bải không theo một quy hoạch cẩn thận trên cơ sở

có xét một cách toàn diện các ảnh hưởng và tác động qua lại giã việc khai thác nước ngầm với môi
trường xung quanh như khai thác nước ngầm quá tập trung, khai thác quá mức làm suy giảm nguồn
nước ngầm và suy thoái chất lượng nước như ở các khu tập trung dân cư, ở các thành phố các thị
trấn và vùng khang hiếm nước. mặt khác do việc khai thác nước ngầm một cách tự phát nên việc
khoan thăm dò, quản lý các lổ khoang không đúng quy trình, quy phạm nghiệm nặt vì thế tạo ra
những cửa sổ thủy văn là con đường thuận lợi cho các nguồn chất độc, chất bẩn từ mặt đất xâm
nhập vào các tầng trử nước l;àm ô nhiểm nước ngầm.
• Các loại chất thải, rác thải không được xữ lý thích đáng.
Hiện nay kinh tế các nước trên thế giới thi nhau phát triển với tốc độ chống mặt các chất thải
độc hại nước thải ngày càng nhiều ở các khu chế xuất, các đô thị. Nên các chất thải rác thải không
được xữ lý, đắc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam ssx làm ô nhiểm nguồng nước mặt,
ô nhiểm tầng đất nằm trên nước ngầm và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiểm nước ngầm
• Trình độ thâm canh nông nghiệp.
Dân số thế giới không ngừng tâng cao, cho tới nay đã vượt 8 tỉ người vấn đề an toàn lương
thực được đặc ra và mang tính chất cấp thiêt hơn bao giờ hết. Nền nông nghiệp của các nước bắt
buộc phải phát triển, không ngùng phải mở rộng diện tích trồng trọt lên các vùng cao hiếm nước
mà còn phải tăng cường mức độ thâm canh. Vì thế lượng nước yêu cầu để phát triển nông nghiệp
rất lớn đác biệt là yêu cầu khai thác nước ngầm phải lớn hơn. Mặt khác các công nghệ tiên tiến sẽ
được áp dụng nhiều để phát triển nông nghiệp như công nghệ hóa học, công nghệ vi sinh, tăng
cường trình độ thâm canh tăng sản lượng và năng suất cây tròng. Trong quá trình sản xuất, dư
lượng của các chất độc hại từ việc sử dụng phân hóa học thuốc trừ sâu, các chất kích thích sinh
trưởng… còn lại trong đất và nước tưới sẻ ngấm xuống tần sâu làm ô nhiểm nước ngầm
• Khai thác rừng bùa bải, thảm phủ bị tàn phá nặng nề.
Đây là nguên nhân gây ô nhiểm mản tính sinh thái học, khi thảm phủ bị tàn phá, mặt đất
không được bảo vệ gập mưa lớn gây ra sói mòn, lở đất các nguyên tố kim loại bị rửa trooikhoir đất
làm ô nhiểm nước mặt sau đó theo dòng thấm xâm nhập vào nước ngầm. Mặt khác do thảm phủ bj
tàn phá khá nặng giữ đất giữ nước của lưu vực bị suy giảm, lượng nước mưa ngấm vào đất bổ xung
cho nước ngầm giảm mạnh trử lượng nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh nạn phá rừng, việc
khai thác các hầm mỏ ở vùng núi đào bới làm sáo trộn mặt đấtcác chất hóa học dể dàng hòa vào
nước theo dòng thấm xậm nhập làm ô nhiểm nước ngầm.

Trang 16
3. Khai thác nguồn nước ngầm.
Quy trình khai thác và Xử lý nguồn nước ngầm.
a/ Xin cấp phép khai thác:
- Khảo sát, thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn, kinh tế xã hội của
khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất.
- Xác định thông số về các đặc điểm địa chất - địa chất thủy văn khu vực ảnh hưởng đến khai thác
nước dưới đất.
- Thu mẫu nước giếng và phân tích tại phòng thí nghiệm
- Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước khai thác.
- Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000.
- Tính toán dự báo mực nước hạ thấp.
- Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
- Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
- Lập đề án và trình nộp cơ quan chức năng.
b/ Khoan giếng và xử lý cấp cho mạng lưới:
Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước ngầm
1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm
Trang 17
Vôi
Clo
Tuyến ống góp &
chuyền tải nước
thô
Bể trộn
Dàn mưa
Trạm bơm giếng
Bể chứa
Bể lọc
Bể trộn

Trạm bơm cấp II
Tiêu thụ
Ống chuyền tải & phân phối nước sạch
Các công trình cụm xử lý
Cụm xử lý được xây dựng làm 2 đợt với 2 đơn nguyên như nhau, mỗi đơn nguyên bao gồm các
hạng mục như sau:
Trình tự vận hành
- Mở các van D400 đưa nước lên dàn mưa.
- Khởi động hệ thống châm vôi, Clo.
- Đưa các trạm bơm giếng vào hoạt động
- Quan sát nước qua bể trộn, bể lắng tiếp xúc.
- Khởi động các xiphong đưa nước vào bể lọc
- Xả nước lọc đầu
- Mở van đưa nước đã lọc vào bể chứa.
- Châm clo khử trùng ở bể chứa.
- Đưa trạm bơm 2 vào hoạt động (khi mực nước trong bể chứ >1,5m)
- Thí nghiệm mẫu nước.
1.1. Dàn mưa:
- Chức năng: Làm giảm lượng khí CO2 hòa tan trong nước, tăng lượng O2 ( lấy từ không
khí)
- Dàn mưa được tính toán với cường độ tưới 12,4 m/h
- Kích thước: L x B X H = 27.2m x 3.4m x 8.5m
- Kết cấu: Bê tông cốt thép
- Dàn mưa có 3 sàn tung cách nhau 0.8m làm bằng gỗ.
- Mở 04 van D400 trên đường ống dẫn nước thô lên dàn mưa .
- Quá trình hoạt động của dàn mưa cần phải làm vệ sinh thường xuyên các sàn tung, sàn hứng
nước, tránh tình trạng cặn,cát lắng đọng nhiều trên bề mặt gây cản trở dòng chảy và giảm
hiệu quả hoạt động.
Trang 18
Dàn mưa

1.2. Bể trộn đứng:
- Chức năng: Trộn đều nước thô với vôi và Clo
- Bể được tính toán với thời gian lưu nước t=1 phút và vận tốc nước dân v = 0.2 m/s
- Mặt bằng hình vuông, kích thước: a x a x a x h = 3.5m x 3.5m x 3.5m x 5m
- Kết cấu: bê tông cốt thép
- Bể được tính toán với thời gian lưu nước t = 30f
- Gồm 2 ngăn, kích thước mỗi ngăn: L x B x H = 27m x 4m x 4.6m, kết cấu BTCT
Nước sau khi qua dàn mưa được châm Clo rồi sang bể trộn, ở đây nước được trộn đều với
vôi và clo trước khi qua bể lắng tiếp xúc.
Liều lượng Clo và vôi phụ thuộc vào chất lượng nước thô (phải căn cứ vào chất lượng
nước từng giếng, và sự hoạt động đồng thời của chúng làm thí nghiệm xác định liều lượng cho
hợp lí) nên có chế độ hoạt động ổn định cho các trạm bơm giếng, tránh việc thay đổi liên tục
điều kiện làm việc của hệ thống xử lí.
Trang 19

Bể trộn đứng
Ống châm hóa chất
1.3. Bể lắng tiếp xúc:
- Chức năng: hoàn thành quá trình oxy hóa sắt, mangan, lấy bớt cặn thô.
- Bể được tính toán với thời gian lưu nước là t=30 phút.
- Gồm 2 ngăn:
Kích thước mỗi ngăn: L x B x H = 27m x 4m x 4,6m.
- Kết cấu: Bê tông cốt thép.
Trang 20
- Tại đây hoàn thành quá trình oxy hóa sắt 2 thành sắt 3 và một phần bông cặn có kích thước
lớn được giữ lại trong bể lắng.
- - Quá trình hoạt động của bể lắng ngoài việc xả rửa theo định kì, cần thiết phải xả cặn
thường xuyên tại bể lắng( khi thấy nhiều cặn bị cuốn theo nước sang bể lọc)
- - Chu kỳ xả rửa phụ thuộc vào chất lượng nước thô, (khi thấy việc xả cặn thường xuyên
không còn hiệu quả, cặn vẫn sang bể lọc nhiều).

Bể lắng
Thiết bị hút cặn bùn
1.4. Bể lọc:
Trang 21
- Chức năng: Lọc nước sau khi qua bể lắng, đảm bảo theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 20
TCN 33-85
- Bể được tính với vận tốc lọc 5.6 m/h
- Gồm 6 ngăn lọc, kích thước mỗi ngăn LxBxH = 8x4.5x4.2m, Kết cấu BTCT
- Vật liệu lọc: Cát thạch anh d=0.7mm, dày 1.1m
- Nước từ bể lắng tiếp xúc được dẫn qua bể lọc, điều kiện cho bể lọc làm việc tốt là nước đưa
vào bể lọc phải có hàm lượng cặn lơ lửng < 20 mg/l (nếu không đảm bảo điều này thì hiệu
quả hoạt động của bể lọc giảm, chu kỳ ngắn lại).
- Nước sau khi qua bể lọc phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
Sắt < 0,3 mg/l
Mangan < 0,1 mg/l
pH = 6,5 – 8,5
Bể lọc
Hệ thống van của bể lọc
Trang 22
Chu kỳ hoạt động của bể lọc như sau:
Nước vào bể lọc qua các van D400 tại máng phân phối sau đó vào các bể lọc qua các van
xi phông ( X1). Lúc này các van D250 trên xi phông (X2) thu nước lọc, van xả kiệt D150 (V6),
van xả rửa nước lọc D500 (V5) đóng, các van D250 xả lọc đầu (V3) mở. sau khi xả lọc đầu
thấy nước xả đã trong thì đóng van xả D250 (V3) và mở van D250 thu nước lọc (V2). Trong
quá trình hoạt động của bể lọc, cặn bẩn lắng đọng trong lớp vật liệu lọc làm giảm khả năng lọc
dần, tổn thất áp lực tăng lên. Khi tổn thất áp lực đạt tới giá trị giới hạn lưu lượng lọc bắt đầu
giảm, thì tiến hành rửa lọc, việc rửa lọc sẽ được thực hiện khi xảy ra 1 trong 1 trường hợp sau:
1.5. Bể chứa:
- Số lượng 02 bể
- Dung tích mỗi bể: 5000m

3
- Kết cấu bể: BTCT
1.6. Trạm bơm cấp II:
Trạm bơm cấp II được xây dựng nửa chìm nửa nổi.
- Kích thước mặt bằng: L x B = 25m x 10m
- Chiều cao phần chìm 5m
- Kết cấu BTCT
- Trong trạm bơm được bố trí các thiết bị
+ Bơm cấp II: Gồm 03 bơm ¶125 r65 ( 02 bơm công tác, 01 bơm dự phòng có đặc tính kỹ
thuật Q=1250 m
3
/h, H=57m, N=250 kW.

Bơm cấp II
Trang 23
Van 1 chiều Van 2 chiều
+ Bơm rửa lọc:
Bơm nước: 01 bơm 16 HDH có đặc tính kỹ thuật Q=1800 m3/h, H = 15m, N = 100KW
Bơm gió: 2 bộ bơm Diệp thị 5 có các đặc tính kỹ thuật: Q = 1500 m3/h, H =3m, N = 50 KW.
+ Bơm gió
2 bộ bơm Diệp thị 5 có các đặc tính kỹ thuật:
Q = 1500 m3/h, H =3m, N = 50 KW.
Bơm gió

+ Bơm phục vụ:
01 bộ bơm K20/30 có các đặc tính kỹ thuật:
Q= 20 m3/h, H = 40 m
+ Bơm rò rỉ:
Gồm 02 bộ bơm Kamaz 10 có các đặc tính kỹ thuật:
Q = 40m3/h, H = 20 m.

1.7. Nhà hóa chất
1.7.1. Kho vôi:
Trang 24
Số lượng : 4 kho
- Bể pha hòa trộn vôi
+ Số lượng : 01 bể
+ Kết cấu : Bê tông cốt thép.
+ Thiết bị : 01 máy khuấy có N=2,2 KW
Bể pha hòa trộn vôi
- Bể sục khí
+ Số lượng : 01 bể
+ Kết cấu : Bê tông cốt thép.
+ Thiết bị : 01 bơm gió.
Trang 25

×