Tham luận
NHỮNG SAI SÓT HỌC SINH THƯỜNG MẮC PHẢI
KHI LÀM BÀI THI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Đặt vấn đề
Học sinh (HS) không coi trọng việc rèn chữ
viết, chính tả, không yêu thích môn Ngữ văn,
không ham đọc sách.
Các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ Văn của
các em đã rơi vào trường hợp phạm phải
nhiều sai sót.
Giải quyết vấn đề
Những lỗi HS thường mắc phải
Biện pháp khắc phục
1. Những lỗi HS thường mắc phải:
1. 1. Đối với câu hỏi lý thuyết:
HS thường trình bày chưa rõ
Trả lời chưa đi thẳng vào trọng tâm câu
hỏi
Có khi không liên quan đến câu hỏi
1. Những lỗi HS thường mắc phải:
1. 2. Đối với phần văn nghị luận:
1. 2. 1. Không xác định đúng yêu cầu của
đề:
Do HS vội vàng
Chưa nắm vững kỹ năng làm văn
→dẫn đến xa đề, lạc đề
1. Những lỗi HS thường mắc phải:
1. 2. Đối với phần văn nghị luận:
1. 2. 2. Đưa dẫn chứng chưa chính xác,
chưa hợp lí
Không có một dẫn chứng trực tiếp
Chưa biết cách trích dẫn, phân tích dẫn
chứng
Đưa quá nhiều dẫn chứng làm văn bị rối
Lý lẽ một đằng, dẫn chứng một nẻo…
1. Những lỗi HS thường mắc phải:
1. 2. Đối với phần văn nghị luận:
1. 2. 3. Không lập dàn ý:
Thiếu ý
Lặp ý
Bố cục không rõ ràng
Đề yêu cầu một đằng lại làm một
nẻo
1. Những lỗi HS thường mắc phải
1. 2. Đối với phần văn nghị luận:
1. 2. 4. Thiếu sót về kiến thức, kĩ năng:
Do chưa đọc kĩ, nắm chưa chắc nội dung
tác phẩm nên HS viết lăng nhăng, thậm chí
sai hoàn toàn nội dung tác phẩm.
1. Những lỗi HS thường mắc phải
1. 2. Đối với phần văn nghị luận:
1.2.5. Bài viết chưa có giọng riêng và dùng
nhiều từ khẩu ngữ:
Bắt chước từ ngữ các bài văn mẫu, nên
bài văn đôi khi sáo rỗng, giả tạo…
Ngôn ngữ trong bài văn chưa được chọn
lọc, gọt giũa còn sử dụng cả văn nói vào
trong bài viết.
1. Những lỗi HS thường mắc phải
1. 2. Đối với phần văn nghị luận:
1. 2. 6. Không biết cách trình bày:
Giữa các ý không có chuyển đoạn, không
xuống dòng,…
Viết tràn lan làm cho người đọc không
thấy được sự mạch trong tư duy của
người viết
→ khó tạo được thiện cảm đối với người
đọc.
2. Biện pháp khắc phục:
Hướng dẫn HS kĩ năng phân tích đề.
Hướng dẫn HS chọn dẫn chứng.
Lập dàn ý đại cương.
Tri thức đọc hiểu.
Đặt tác phẩm trong hệ thống.
Viết bài xong phải đọc lại.
Chú ý hình thức.
Kết thúc vấn đề
Đây chỉ là một vài kinh nghiệm của
chúng tôi, chắc chắn vẫn còn nhiều vấn
đề mà thầy cô chúng ta trăn trở, suy
nghĩ.
Mong các thầy cô đóng góp ý kiến, để
chất lượng bộ môn Ngữ văn ngày càng
được nâng cao.