SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, phù hợp với truyền thống Việt Nam. Yếu tố cơ bản và nền
tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là phát triển
nguồn nhân lực con người. Hay nói cách khác là phát triển và đổi mới giáo dục
trong đó có môn Mĩ thuật – một môn học chính thức của cấp tiểu học. Xuất phát
từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là một môn phụ cho nên các
ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị,
đồ dùng học tập, đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng
phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo
dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học.
Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn
Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho
mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp
nói chung, về màu sắc nói riêng thì việc rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù
hợp cho học sinh lớp 1 là một việc làm hết sức cần thiết. Có năng khiếu và yêu
thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng chuẩn mực để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo.
Đối với lớp 1 là lứa tuổi nhỏ nhất trong bậc tiểu học, cần có sự uốn nắn, rèn
luyện ngay từ đầu.
Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một
phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức mĩ thuật phổ thông còn giúp
các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời
còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Và điều quan trọng hơn vận
dụng những hiểu biết kiến thức mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng
ngày.
Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư
duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp
học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo
tồn nền mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo dục
cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ, biến nó thành
những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bản thân thì việc giáo dục thẩm mĩ nói chung
và rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh đặt ra phải được
giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp Tiểu học.
Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với
tự nhiên, xã hội, thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức
- 1 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các
môn học khác, với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường
xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em mang
lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong cuộc sống hàng ngày, khi ngôn ngữ con người chưa hình thành và
phát triển thì đã có nhu cầu thiết thực về màu sắc. Trẻ mới sơ sinh nằm chơi đã
muốn nhìn các màu sắc rực rỡ có cách nhìn màu sắc đẹp như (hoa, quần, áo…).
Từ đôi mắt nhận biết màu sắc đến bàn tay vẽ, sử dụng màu bất kì ở đâu, nơi nào
trẻ cũng thích màu sắc rực rỡ, ngộ nghĩnh.
Thực tế cho thấy môn vẽ trang trí đối với học sinh lớp 1 các em rất thích,
dạy cũng vẽ, không dạy cũng vẽ, vẽ theo ngẫu hứng, theo ý thích như: vẽ bông
hoa, chiếc lá, con vật…
Qua sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên, các em vẽ
đẹp hơn, vẽ màu mạnh dạn và tự tin hơn, có ý thức lựa chọn màu sắc thích hợp,
sắp đặt màu phù hợp, có màu đậm, có màu nhạt, không lạm dụng màu quá
nhiều. Điều đó khẳng định nhiệm vụ của nhiều giáo viên cần quan tâm nắm
vững phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học khoa học và có tâm
huyết trong những giờ giảng thì kết quả càng tốt hơn, chất lượng bài vẽ ngày
càng tiến bộ, khả năng sử dụng màu vẽ của các em ngày càng đẹp hơn.
Xuất phát từ các lý do trên, sau nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật cho
học sinh tiểu học, tôi đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài “Một vài biện pháp
giúp học sinh lớp Một trường Tiểu học Trần Bình Trọng rèn luyện kĩ năng
sử dụng màu sắc phù hợp khi học môn Mĩ thuật”. Rất mong được sự góp ý
của các thầy cô và các anh chị đồng nghiệp.
III. PHẠM VI, NHIỆM VỤ CỦA KINH NGHIỆM:
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu cách rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học
sinh lớp 1.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Trần Bình Trọng.
2. Nhiệm vụ của kinh nghiệm
Đánh giá thực trạng kết quả học vẽ của học sinh được xem xét nghiên
cứu qua bài thực hành.
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp
cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường
Tiểu học Trần Bình Trọng.
- 2 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM
1. Phương pháp điều tra quan sát.
2. Phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Phương pháp trắc nghiệm.
4. Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ màu.
6. Phương pháp nghiên cứu xem xét sản phẩm của học sinh.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình và sách giáo viên từ khối 1 đến khối 5.
Vở tập vẽ từ khối 1 đến khối 5.
Sách giáo khoa từ khối 4 đến khối 5.
Tài liệu đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ khối 1 đến khối 5 và
một số tài liệu tham khảo khác.
- 3 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MÀU SẮC KHI HỌC MĨ THUẬT CỦA
HỌC SINH KHỐI LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG
Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn Phường Hòa Hiệp Bắc, quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà
trường và đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, học sinh
có tương đối đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Phương tiện, thiết bị dạy học cơ
bản đảm bảo cho hoạt động của thầy và trò. Học sinh ham thích học vẽ, so với
một số nơi khác thì môn Mĩ thuật ở đơn vị tôi công tác sớm được quan tâm. Bởi
vậy, tranh vẽ của các em học sinh khá đẹp, hình vẽ dí dỏm, ngộ nghĩnh, hồn
nhiên, màu sắc tươi sáng, phong phú và hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống. Đó
chính là kết quả của những giá trị thẩm mĩ mà các em thể hiện qua tranh.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trong việc dạy học Mĩ thuật cho học
sinh lớp Một như đã nêu trên, hiện vẫn còn tồn tại không ít hạn chế gây khó
khăn cho việc dạy học Mĩ thuật, đó là một số cha mẹ học sinh làm nghề sông
nước, công việc không ổn định, đời sống kinh tế còn rất khó khăn đã ảnh hưởng
không lớn đến chất lượng học tập của học sinh.
Điều khó khăn hơn đối với lứa tuổi này, đó là sự cảm nhận mọi vật xung
quanh cuộc sống các em nói chung và cảm nhận về màu sắc nói riêng đã theo
công thức, rập khuôn máy móc vốn tồn tại từ bậc học mầm non như: Lá cây nhất
thiết chỉ có một màu xanh, thân cây thì màu nâu, hoa thì phải đỏ hoặc vàng. Màu
sắc thường rực rỡ, không giữ được độ tươi sáng, ngộ nghĩnh mà dẫn đến sự lòe
loẹt, sự khô khan của màu sắc. Sự cảm nhận này là một điều tối kỵ với môn học
nghệ thuật - môn học đòi hỏi có sự tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo cao của mỗi một
học sinh. Chính vì những điều đó mà tôi luôn trăn trở, băn khoăn và tự nhủ mình
phải quyết tâm tìm tòi, suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra biện pháp rèn luyện kĩ năng
sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh lớp 1 khi học môn Mĩ thuật.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Thường xuyên quan tâm giáo dục học sinh biết yêu thích cái đẹp.
Xuất phát từ nội dung và mục tiêu đã định, dạy học Mĩ thuật phải tạo điều
kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và bước đầu tập thể hiện cái đẹp, vận dụng
nó vào học tập và sinh hoạt hàng ngày, điều đó chính là góp phần vào giáo dục
thẩm mĩ cho học sinh. Dạy Mĩ thuật giáo viên phải gợi mở, cung cấp kiến thức
tới học sinh để hướng kiến thức đó không những giúp học sinh dễ hiểu mà còn
là động lực thúc đẩy sự phát triển, tìm tòi, sáng tạo hơn trong học tập.
- 4 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
2. Yêu cầu học sinh nhớ tên ba màu cơ bản, dần dần nhận biết được các màu
nhị hợp và tiến tới gọi tên thành thạo (hộp 12 màu), cao hơn nữa biết phân
biệt màu đậm, màu nhạt.
Mặc dù các em đã nhận biết ba màu cơ bản từ bậc học mầm non song do
đặc điểm tâm sinh lí của các em ở lứa tuổi này, việc ghi nhớ chưa lâu và chưa
bền vững, nên việc nhắc nhở thường xuyên là một việc làm cần thiết. Đặc điểm
các màu do pha trộn mà có (đỏ pha với vàng thành màu da cam; đỏ pha với xanh
lam tạo thành màu tím…), cao hơn phân biệt đậm nhạt của màu sắc, biết chọn
những màu sắc phù hợp để vẽ tranh.
Ví dụ: Khi dạy bài 25 – Vẽ màu vào tranh dân gian (Lớp 1)
Giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung và phương tiện, đồ dùng học tập, như
tranh phiên bản lớn để học sinh dễ quan sát hơn, thông qua tranh mẫu, giáo viên
cần nói qua: Tranh dân gian có từ rất lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác, nó thường được treo vào dịp Tết nên còn có tên gọi là tranh Tết. Tranh
do các nghệ nhân làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh khắc in màu bằng
phương pháp thủ công, nội dung gần gũi với nông dân Việt Nam. Màu sắc
thường được chiết xuất từ thiên nhiên như: Màu đen lấy từ than lá tre, than rơm,
màu trắng lấy từ vỏ con sò, con điệp ở biển, màu vàng lấy từ đất gạch, màu xanh
lấy từ lá cây Bởi thế khi gợi ý học sinh vẽ màu cần chọn màu sắc như thế nào
cho phù hợp để vẽ vào con lợn đang ăn cây ráy, trên mình con lợn có xoáy âm
dương; cây ráy mọc lên từ ụ đất
3. Yêu cầu học sinh so sánh các mẫu vật thực.
- 5 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
Độ đậm nhạt của màu sắc phụ thuộc vào các màu nằm cạnh nó, hay nói
cách khác một màu sắc nào đó không phát huy hết tính chất của nó khi chỉ nằm
một mình đơn độc, mà nó được bộc lộ tốt hơn khi nằm cạnh màu khác làm tôn
nó lên. Trong trường hợp này có thể xảy ra hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược
nhau: hoặc tốt hơn, hoặc xấu đi.
Ví dụ: màu đỏ đặt lên màu vàng làm cho đỏ ấy tươi sáng lên, rực rỡ hơn;
nhưng cũng màu đỏ ấy đặt lên màu xanh thì sẽ làm mất tính chất của nó mà thôi.
Điều này đòi hỏi giáo viên định hướng cho các em một cách hết sức khéo léo và
tế nhị, vì chọn màu gì và sử dụng màu như thế nào mà không làm mất đi sự tự
do sáng tạo của học sinh mà vẫn đảm bảo sự hợp lí trong khi sử dụng màu, đó
mới là điều cơ bản của việc dạy học môn Mĩ thuật mà giáo viên cần lưu tâm.
Ví dụ: Bài 7 - Vẽ màu vào quả (trái) cây - Lớp 1
Chọn màu gì vẽ vào quả là tuỳ thuộc vào ý thích các em, nhưng khi đã
chọn quả màu đậm rồi thì nền nên vẽ màu nhạt, hoặc ngược lại. Ngoài ra khi
chọn màu phù hợp rồi cũng cần hướng dẫn học sinh kĩ thuật vẽ màu đó là vẽ bên
ngoài hình vẽ trước vẽ màu ở giữa sau hay sử dụng các loại chất liệu (loại bút
màu) khác nhau như: Bút dạ cần đưa nét nhanh và nhẹ nhàng, sáp màu, chì màu
cần nhấn mạnh hơn, bên cạnh đó vẽ màu vào quả cây không nên vẽ đều nhau tạo
- 6 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
thành mảng bẹt mà có thề vẽ chỗ đậm, chỗ nhạt sẽ tạo thành hình khối của nó
hơn
4. Yêu cầu học sinh chỉ các màu sắc có trong bức tranh, màu nào được sử
dụng nhiều, màu nào ít sử dụng trong bức tranh đó.
Ở trường hợp này có thể tổ chức cho học sinh học theo nhóm. Thông qua
hoạt động nhóm học sinh ham thích tìm được những màu vẽ có trong tranh, các
em cảm nhận được cái hay, cái đẹp thông qua việc sử dụng màu sắc mà mình
hay các bạn tìm ra
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Xem tranh phong cảnh (Lớp 1)
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bằng cách đặt các
câu hỏi gợi ý:
Trong tranh có những màu nào?
Hình ảnh nào được vẽ to nhất, nổi bật nhất?
Ngoài các hình ảnh to, nổi bật đó rồi còn có hình ảnh nào nữa?
Màu sắc của những hình ảnh này như thế nào?
Màu sắc nào được sử dụng nhiều nhất trong bức tranh?
Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
Như vậy học sinh phải suy nghĩ trả lời các câu hỏi. Với cách tiến hành
như vậy giáo viên đã tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh tham gia hoạt
động, học hỏi lẫn nhau, được bày tỏ ý kiến trước tập thể, thông qua hoạt động
học nhóm này giúp cho học sinh mạnh dạn hơn, cứng cỏi hơn.
5. Phát huy năng lực sáng tạo và khả năng độc lập của học sinh.
Dạy Mĩ thuật phải phát triển ở trẻ những năng lực quan sát, so sánh, đối
chiếu, phân tích, tổng hợp, suy nghĩ độc lập sáng tạo trong học tập, để các em
- 7 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
tìm ra được cái mới, cái đẹp và cảm thụ được nó. Mục tiêu của dạy học lấy học
sinh làm trung tâm là tôn trọng nhu cầu tiềm năng của học sinh, chuẩn bị cho
học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng.
Giáo viên là người tổ chức điều hành, học sinh là người thực hiện, học
sinh tự giác, chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia đánh
giá và đánh giá lẫn nhau.
Ví dụ : Đối với bài vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông (Bài 14 - Lớp l)
Khi hướng dẫn vẽ màu vào bông hoa ở giữa hay các lá ở bốn góc thì
không nên yêu cầu học sinh phải chọn màu này cho hoa, màu kia cho lá. Nên để
cho học sinh vẽ màu tự do theo ý thích, tự do không có nghĩa là vẽ màu linh
tinh, vẽ màu theo ngẫu hứng, mà cần vẽ đúng luật trang trí (đối xứng, xen kẻ
hay nhắc lại ). Chẳng hạn: Bông hoa có bốn cánh đó học sinh có thể tự do chọn
màu nhưng khi đã chọn một màu nào đó rồi thì nhất định bốn cánh hoa đó chỉ
nên vẽ một màu và ở các lá bốn góc cũng vậy, không yêu cầu học sinh vẽ màu
gì, nhưng khi đã chọn lá ở một góc thì lá ba góc còn lại phải vẽ cùng màu đó
(những hình vẽ, hoạ tiết giống nhau cố gắng vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu).
Điều này luôn làm cho học sinh cảm giác thoải mái trong học tập, không bị gò
bó, ràng buộc làm những việc mà mình không thích, tức là đã phát huy tối đa
tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, mà vẫn đạt được mục tiêu
bài học cũng như đặc trưng của môn học. Hơn nữa, qua đây chúng ta thấy rất rõ
- 8 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
sự định hướng của giáo viên chung cho cả lớp, như kết quả lại là đa dạng, phong
phú về màu sắc của sản phẩm, sự phong phú đó được thể hiện thông qua những
suy nghĩ, những việc làm hết sức ngây thơ và hồn nhiên của trẻ thơ mà điều đó
rất khó có được ở người lớn và đây chính là đặc trưng cơ bản của dạy học Mĩ
thuật, mềm mỏng nhưng cần phải đúng đắn, một môn học ít công thức, không có
đáp số nhưng vẫn có những chuẩn mực về cái đẹp. Và điều đặc biệt hơn tất cả
là: giáo viên sẽ phát hiện ra được những học sinh có thế mạnh ở từng phân môn,
từng môn học, để từ đó định hướng thêm, bổ sung thêm cho các đối tượng học
sinh một cách hợp lí nhất.
6. Tổ chức cho học sinh các trò chơi học tập.
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung trí thức gắn với hoạt động của
học sinh, gắn với nội dung bài học. Thông qua trò chơi giúp các em biết vận
dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày; tạo
cho các em tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, sáng tạo hơn nhằm thích nghi
với mọi tình huống xảy ra trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Áp dụng trò chơi ở bài vẽ trang trí: Vẽ đường diềm vào áo, váy.
(Bài 32 - Lớp 1)
Trò chơi có tên gọi “Ai nhanh, ai khéo”
+ Luật chơi: Chia lớp thành ba hoặc bốn nhóm, mỗi nhóm cử khoảng 4
bạn.
- 9 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
+ Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị ba hoặc bốn hình vẽ áo, váy (vẽ to) như
trong bài học. Cắt một số hình bông hoa, cái lá khác nhau (đủ để cho các nhóm
xếp đồng thời cùng một lúc), cắt một số bông hoa không phù hợp để loại trừ,
nếu nhóm nào chọn thì kết quả sẽ bị trừ điểm.
Thời gian cho trò chơi là khoảng 3 phút, các đội theo thứ tự từ em đầu
tiên lên gắn hoa xong về chỗ, em thứ hai lên gắn bông hoa tiếp theo và tiếp tục
đến lúc nào hết giờ hoặc xong trước thì thôi.
Nhóm nào hoàn thành trước, đẹp, hài hoà thì nhóm đó chiến thắng, sau
khi kết thúc trò chơi yêu cầu các nhóm nhận xét, sau đó giáo viên tổng hợp các ý
kiến, nhận xét bổ sung.
Với yêu cầu này, học sinh sẽ tự biết trang trí cho chiếc áo, váy đẹp hơn
bằng sự kết hợp sức mạnh tập thể, bằng sự nhanh nhạy, khéo léo và khả năng
quan sát, phán đoàn, tư duy của mình.
Trò chơi giúp cho các em hứng thú hơn trong học tập, biết vận dụng kiến
thức của bài học để tạo cho đồ vật đẹp thêm.
7. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
Tri thức của môn học đều được chắt lọc từ cuộc sống và trở lại phục vụ
cho cuộc sống, cho nên trong dạy học cần liên hệ bài học với thực tiễn tạo cho
học sinh sự liên tưởng, gây thói quen quan sát, so sánh, móc nối giữa cái đang
học và cái đã có trong cuộc sống, hướng các em đi tìm cái đẹp cho mai sau.
Để vận dụng biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi giáo viên cần suy nghĩ,
tìm tòi, phân tích tổng hợp, yêu nghề và hứng thú với bộ môn.
Biện pháp này giúp học sinh tự bổ sung nhận thức và phát huy óc tưởng
tượng, khả năng tư duy, sáng tạo cho các em. Trang bị cho các em những hiểu
biết cần thiết để vận dụng vào cuộc sống.
- 10 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
Ví dụ như cảm nhận được màu sắc đẹp ở viên gạch lát nền của lớp học,
hình vẽ, hoạ tiết ở tờ giấy khen, hay sự cảm nhận tinh tế với màu sắc của thiên
nhiên khi thể hiện qua các bài văn miêu tả sau này, thiết thực hơn nữa có thể
chọn màu sắc trang phục, đồ dùng cá nhân cho phù hợp với con người
Ngoài những biện pháp trên còn phải vận dụng các phương pháp giáo dục
chính khoá và ngoại khoá để giáo dục, hướng dẫn học sinh phân biệt các màu
sắc, những màu đậm, những màu nhạt, vẽ màu từ đơn giản đến phức tạp để vận
dụng vào các bài tập thực hành một cách có hiệu quả.
Đánh giá phân tích kết quả qua các bài thực hành của học sinh về
vẽ tranh, vẽ trang trí của học sinh lớp 1.
Quá trình tư duy của học sinh có vai trò trong việc tiếp thu những
tri thức về môn Mĩ thuật và vận dụng những tư duy của các em dần dần phát
triển từ khái quát đến chi tiết.
Ở tiểu học, tư duy hình ảnh trực quan còn đơn giản, dễ sai lệch lên
các lớp trên khả năng tư duy hình ảnh trực quan của các em cao hơn, chính xác
hơn, đến lớp cuối cấp khả năng tư duy trừu tượng xuất hiện và hoàn thiện dần.
Việc rèn luyện cách quan sát, nhận xét, kĩ năng chọn màu thích hợp thông qua
các bài vẽ tranh, vẽ trang trí, hay xem tranh tôi nhận thấy các em vẽ tốt hơn,
- 11 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
không lạm dụng quá nhiều màu sắc và biết phân định màu sắc tương đối hợp lí.
Những biểu hiện cụ thể:
Học sinh vẽ màu mạnh dạn biết sử dụng màu có đậm, có
nhạt, vẽ màu rất tự tin không vẽ tuỳ tiện, đơn điệu.
Biết áp dụng các đường nét đã học để vẽ màu theo ý thích
của mình. Mặc khác, cũng thấy được cái hào hứng say mê khi vẽ bài
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong những năm vừa qua, bản thân tôi trực tiếp tham gia giảng dạy bộ
môn Mĩ thuật trong trường tiểu học, so sánh đối tượng học sinh qua các đợt thao
giảng, sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường bạn, được học tập, nghiên cứu, tiếp thu
chuyên đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa do Bộ giáo dục và đào tạo tổ
chức ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, tôi đã đi sâu nghiên cứu biện
pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh lớp 1. Tuy thời
gian chưa nhiều, song kết quả thu được là rất đáng mừng, số học sinh hoàn
thành ngay tại lớp là 95%. Học sinh tuy nhỏ tuổi nhưng các em có ý thức học
tập tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động trong nhà trường, nhiều em có bài
vẽ đẹp, ngộ nghĩnh, hồn nhiên, các em đã biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
(như biết giữ gìn vệ sinh cá nhân hơn, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập tốt hơn,
có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối, cơ sở vật chất trong nhà trường, biết lễ phép
kính trọng thầy cô giáo và yêu mến bạn bè ) và cũng thông qua môn Mĩ thuật
đã giúp các em học tốt các môn học khác. Hơn nữa số học sinh làm bài hoàn
thành tốt tăng lên rõ rệt. Để kiểm tra so sánh, trong năm học tôi đã chọn hai lớp
1/1 và 1/2 có trình độ tương đối đồng đều để khảo sát thực nghiệm và kết quả
mỗi lớp như sau:
Lớp 1 Lớp 1/2
Tống
Số
Số HS
vẽ hoàn thành
tốt (A+)
Số HS
vẽ hoàn
thành
(A)
Tổng
số
Số HS
vẽ hoàn thành
tốt (A+)
Số HS
vẽ hoàn
thành (A)
SL % SL % SL % SL %
31 10 32 21 68 27 5 18,5 22 81,5
- 12 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
C. KẾT LUẬN
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho đất nước, từ nhiệm vụ phải
giáo dục thẩm mĩ cho thế hệ trẻ để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, việc giảng dạy Mĩ thuật nhằm mục tiêu giáo dục con
người có một tầm quan trọng trong các trường phổ thông nói chung và cấp Tiểu
học nói riêng.
Những khả năng bước đầu sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh lớp 1
có phát huy được hết những giá trị giáo dục hay không còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: chủ quan, khách quan, môi trường giáo dục xác định được vấn đề quan
trọng như vậy, các nhà giáo dục, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh hãy
cùng phối hợp để khơi dậy những điều tốt đẹp còn tiềm ẩn trong mỗi một con
người các em để phát huy năng lực, nhận thức của mình từ mái trường tiểu học.
Để điều đó trở thành hiện thực mỗi một chúng ta, nhất là giáo viên dạy học môn
Mĩ thuật cần:
Kiên trì, chịu khó nghiên cứu bài dạy một cách chu đáo.
Phải nắm vững nội dung yêu cầu, nhiệm vụ của từng tiết dạy cụ thể,
nắm được đặc điểm tâm sinh lí của của học sinh cũng như khả năng tư duy, sáng
tạo của từng học sinh.
Phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần học hỏi cao để luôn luôn
trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
Tăng cường làm đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan
- 13 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
D. KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một, tôi
có một số kiến nghị sau:
1. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo:
Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ
sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
2. Đối với nhà trường:
Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
- 14 -
SKKN: Một số kĩ năng sử dụng màu sắc cho học sinh lớp 1
MỤC LỤC
- 15 -