Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CÁC nước ĐÔNG NAM á – THỐNG NHẤT và đa DẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.06 KB, 26 trang )

1

2. Chủ đề 2: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á – THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG (4
- 5 tiết)

A. Mục tiêu
Học xong chủ đề này, HS có thể:
- Trình bày được điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á, so sánh được sự
giống nhau và khác nhau tiêu biểu về điều kiện tự nhiên của các nước trong khu vực;
- Trình bày được các giai đoạn phát triển lịch sử và các đặc điểm văn hóa của các
nước Đông Nam Á, so sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các nước trong
khu vực về lịch sử và văn hóa;
- Phân tích được nguyên nhân, điều kiện của sự thống nhất và đa dạng của của các
nước trong khu vực Đông Nam Á;
- Trình bày được sự hợp tác khu vực hiện nay và lợi ích chung của các nước trong
khu vực;
- Có khả năng làm việc cá nhân và tập thể; phát huy tính tích cực học tập;
- Nhận thức được tầm quan trọng của đoàn kết và hợp tác trong giai đoạn hiện nay.
B. Nội dung chính của chủ đề
- Sự thống nhất và đa dạng về điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á.
- Những nét giống và khác nhau về dân cư giữa các nước trong khu vực.
- Sự tương đồng và đa dạng về lịch sử, văn hóa, kinh tế của các nước trong khu
vực (từ quá khứ đến hiện tại)
- ASEAN: sự thống nhất và hợp tác cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
C. Chuẩn bị
1. Đối với GV
- Kế hoạch bài dạy và tài liệu phục vụ dạy học.
- Giấy A0, bút dạ để HS thảo luận.
- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS (SGK, sách GV, sách tham khảo, danh
mục tài liệu, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh )
- Máy chiếu (nếu có)…


2

2. Đối với HS
- Sách, vở, đồ dùng học tập.
- Các tư liệu cần tìm hiểu.
D. Gợi ý hình thức tổ chức/ phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
Tùy vào điều kiện cụ thể mà GV có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Dạy học dự án (HS được giao các nhiệm vụ theo nhóm và tự tìm kiếm, thu thập,
xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày sản phẩm của mình);
- Dạy học trên lớp, HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV. Có thể vận dụng nhiều
phương pháp/ kĩ thuật như nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, khám phá, trực quan…
E. Gợi ý các hoạt động dạy học
PHƯƠNG ÁN 1: DẠY HỌC TRÊN LỚP, HS TỰ HỌC DƯỚI SỰ HƯỚNG
DẪN CỦA GV
I. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động 1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, dân cư và những ảnh hưởng từ
bên ngoài – cơ sở cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á
- Phân công công việc cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên các quốc gia Đông Nam Á, rút ra những
điểm chung và khác biệt giữa các nước trong khu vực;
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về dân cư (dân số, chủng tộc ) ở Đông Nam Á;
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về những ảnh hưởng từ bên ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ) đối
với sự phát triển các quốc gia Đông Nam Á;
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về những ảnh hưởng từ bên ngoài (các nước phương Tây) đối
với sự phát triển các quốc gia Đông Nam Á;
- Tài liệu học tập: Ngoài tài liệu trong SGK (môn Lịch sử và Địa lí), trong quá
trình chuẩn bị bài giảng, GV nên tìm hiểu và cung cấp thêm tài liệu học tập cho HS
1
.
- Các nhóm báo cáo kết quả:

+ Đại diện các nhóm 1, 2, 3, 4 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
+ Các thành viên của nhóm và các nhóm khác bổ sung ý kiến.

1
GV tham khảo ở phần Phụ lục.
3

+ GV tập hợp các ý kiến, bổ sung và kết luận nội dung.
- Các nhóm kiểm tra lại kết quả hoạt động của nhóm mình bằng cách đối chiếu
nhận xét của nhóm với kết luận của GV. Các nhóm giữ lại bài thảo luận và có bổ sung
để làm tư liệu học tập cho các thành viên của nhóm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các thời kì lịch sử Đông Nam Á từ thời kì đầu công
nguyên đến nay – đặc điểm chung và sự đa dạng về lịch sử của các nước trong khu vực
- Nhiệm vụ của các nhóm đôi:
+ HS đọc SGK và các tài liệu tham khảo.
+ Thảo luận và điền vào Phiếu học tập (ở phần Phụ lục).
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn một số nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả
+ Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và kết luận về nội dung
- HS sửa chữa và bổ sung vào Phiếu học tập.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về văn hóa Đông Nam Á
a) GV:
- Cung cấp tài liệu cho HS (bài đọc Văn hóa Đông Nam Á ở phần Phụ lục và các
tài liệu liên quan).
- Chia thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc, thu thập thông tin và trả lời các câu hỏi:
1. Trình bày các thành tựu văn hóa vật chất của các nước Đông Nam Á. Chỉ ra sự
thống nhất và đa dạng trong đời sống văn hóa vật chất của cư dân khu vực này.
2. Trình bày các thành tựu văn hóa tinh thần của các nước Đông Nam Á. Chỉ ra sự
thống nhất và đa dạng trong đời sống văn hóa vật chất của cư dân khu vực này.

3. Những nhân tố nào tạo nên sự thống nhất trong văn hóa các nước Đông Nam Á?
+ Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu về Văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á, trả lời câu
hỏi 1 và 3.
+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về Văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á, trả lời câu
hỏi 2 và 3.
4

b) HS đọc thông tin bài đọc Văn hóa Đông Nam Á (ở phần Phụ lục), thảo luận và
ghi vào vở câu trả lời.
c) Kết luận nội dung
- Các nhóm HS trình bày câu trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến.
- GV bổ sung, tổng kết nội dung
Hoạt động 4. Tìm hiểu về các hoạt động kinh tế chính của cư dân Đông Nam Á
a) GV:
- Yêu cầu cá nhân HS đọc SGK (Lịch sử và Địa lí, lớp 8 và lớp 9), kết hợp với đọc
thông tin từ bài đọc “Văn hóa Đông Nam Á”, GV cung cấp thêm tài liệu cho HS tham
khảo và yêu cầu HS trả lời cho các câu hỏi:
+ Hoạt động kinh tế chính của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại và phong
kiến là gì?
+ Nền kinh tế các nước Đông Nam Á trong bối cảnh sau khi giành được độc lập
dân tộc như thế nào? Các nước Đông Nam Á đã làm gì để thoát khỏi tình trạng đó?
+ Sự phát triển kinh tế của một số quốc gia Đông Nam Á tiêu biểu hiện nay.
b) HS tham khảo SGK, tài liệu và trả lời câu hỏi.
c) Trình bày kết quả
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
- HS khác bổ sung.
- GV bổ sung, kết luận về nội dung.
Hoạt động 5. Tìm hiểu về ASEAN
a) GV

- Yêu cầu các nhóm đôi đọc SGK (Lịch sử và Địa lí, lớp 8 và lớp 9), GV có thể
cung cấp thêm tài liệu cho HS tham khảo và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Trình bày quá trình thành lập ASEAN.
+ Trình bày hoạt động của ASEAN qua các thời kì lịch sử.
+ Sự hợp tác của ASEAN hiện nay như thế nào?
b) HS tham khảo SGK, tài liệu và trả lời câu hỏi
5

c) Trình bày kết quả
- GV yêu cầu một số nhóm HS trả lời các câu hỏi. HS khác bổ sung
- GV bổ sung, kết luận về nội dung.

Kết luận:
1. Cơ sở cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á
- Đông Nam Á là một khu vực bao gồm cả phần lục địa và hải đảo, hầu hết các nước
đều giáp biển. Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm quanh năm nên động thực vật phát triển đa dạng. Các nước có mạng lưới sông
ngòi dày đặc và ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân.
- Cư dân: toàn bộ cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng Môngôlôit Phương nam, tiểu
chủng này được hình thành do sự hỗn dung giữa 2 đại chủng Môngôlôit và Ôxtralôit.
Từ tiểu chủng này phân hóa thành các tộc người khác nhau ở Đông Nam Á.
- Các nước Đông Nam Á đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ, Trung Quốc và các
nước phương Tây trong quá trình phát triển của lịch sử.
2. Các thời kì lịch sử Đông Nam Á
- Đầu công nguyên đến thế kỉ X: thời kì hình thành các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á.
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á.
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông
Nam Á.
- Từ đầu thế kỉ XX đến nay: thời kì đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước

của các quốc gia Đông Nam Á.
3. Văn hóa Đông Nam Á:
- Văn hóa vật chất:
+ Ăn uống: Gạo có vai trò quan trọng nhất trong bữa cơm hàng ngày, bên cạnh đó còn
có rau, thịt, cá. Các món ăn thường có gia vị cay.
+ Trang phục truyền thống của phụ nữ Đông Nam Á là áo, váy và khăn, đối với nam
là đóng khố cởi trần.
+ Nhà ở: chủ yếu là ở nhà sàn. Bên cạnh đó, các tộc người thường có “ngôi nhà chung”.
6

+ Phương tiện đi lại: chủ yếu đi lại bằng thuyền.
- Văn hóa tinh thần:
+ Chữ viết: nguồn gốc chữ viết được sáng tạo từ chữ Ấn Độ hoặc chữ Trung Hoa, đến
thời hiện đại, có những quốc gia chuyển sang hệ chữ La-tinh.
+ Tín ngưỡng – tôn giáo: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo với hầu hết các tôn giáo
lớn: đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa, Đạo Hindu. Bên cạnh đó còn tồn tại các tín
ngưỡng truyền thống: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên
+ Lễ hội: Hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều xoay quanh hai chủ đề
chính là cầu nắng và cầu mưa, thực chất của lễ hội này là mong ước có một kết quả
sản xuất nông nghiệp tốt đẹp.
- Điều kiện tạo nên sự thống nhất của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á:
+ Điều kiện tự nhiên: khí hậu nóng ẩm, thảm thực vật luôn phong phú; nhiều sông
ngòi kênh rạch và gần biển;
+ Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á luôn gắn liền với những hoạt động của nền kinh
tế nông nghiệp lúa nước, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên.
+ Đều chịu ảnh hưởng ít hoặc nhiều từ văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và các nước
phương Tây.
4. Kinh tế Đông Nam Á:
- Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu từ thời kì cổ đại.
- Sau khi giành được độc lập, các nước đều tiến hành công nghiệp hóa để đưa đất

nước thoát khỏi sự yếu kém, lạc hậu về kinh tế và lệ thuộc vào nước ngoài.
5. Tìm hiểu về ASEAN:
- 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt: ASEAN) được thành lập tại
Băng-cốc (Thái Lan) với 5 thành viên: Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia,
Malaysia. Đến năm 1999, ASEAN có 10 thành viên bao gồm các nước Đông Nam Á
(trừ Đông Timo).
- Các nước tăng cường hợp tác về kinh tế, văn hóa và xã hội, xây dựng ASEAN thành
một khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển.


7

II. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1. Chỉ trên bản đồ Các nước Đông Nam Á (Hình 1):
- Kể tên các quốc gia Đông Nam Á hiện nay;
- Kể tên những nước giáp biển, nước không giáp biển, những nước quần đảo và
bán đảo ở khu vực Đông Nam Á.
- Kể tên thủ đô các nước Đông Nam Á.
Hoạt động 2. Quan sát Hình 2 và Hình 3, trả lời câu hỏi:
- Đây là những lễ hội gì? Ở đâu? Mô tả về lễ hội trong từng bức tranh.
- Đặc điểm chung của hai lễ hội này là gì?
Hoạt động 3. Quan sát biểu đồ (Hình 4) và trả lời câu hỏi:
- Phân tích sự tăng trưởng GDP năm 2012 và xu hướng tăng trưởng GDP trong các
năm từ 2012 đến 2016. Rút ra nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Sưu tầm tư liệu và tranh ảnh về các lễ hội ở các quốc gia Đông Nam Á, viết
thành báo cáo ngắn (4 – 5 trang).
2. Sưu tầm tư liệu về các tuyên bố chung của ASEAN qua các thời kì.

PHƯƠNG ÁN 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN

Hoạt động 1. Xác định chủ đề
- GV đưa ra chủ đề chung HS cần tìm hiểu: “Đông Nam Á – Thống nhất và đa dạng”
- GV và HS cùng xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của GV và các
vấn đề HS hứng thú, sao cho đảm bảo được mục tiêu của chủ đề.
Với chủ đề này, GV và HS có thể xây dựng các tiểu chủ đề sau
2
:
+ Tiểu chủ đề 1: Điều kiện tự nhiên, cư dân và ảnh hưởng từ bên ngoài – cơ sở cho
tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á
+ Tiểu chủ đề 2: Tính thống nhất và đa dạng về lịch sử các nước Đông Nam Á.
+ Tiểu chủ đề 3: Tính thống nhất và đa dạng về văn hóa các nước Đông Nam Á.

2
GV và HS có thể sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng các tiểu chủ đề
8

+ Tiểu chủ đề 4: Tính thống nhất và đa dạng về kinh tế các nước Đông Nam Á.
+ Tiểu chủ đề 5: ASEAN - sự thống nhất và hợp tác cùng phát triển trong khu vực
Đông Nam Á.
Sau khi xác định các tiểu chủ đề, các HS có cùng sở thích có thể tìm hiểu một chủ
đề (GV cần lưu ý đến sự đồng đều giữa các nhóm thực hiện các tiểu chủ đề khác nhau).
Hoạt động 2. Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc
- Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV sẽ cùng thảo
luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu.
VD:
+ Tiểu chủ đề 1: “Điều kiện tự nhiên, cư dân và ảnh hưởng từ bên ngoài – cơ sở
cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á” cần giải quyết các vấn đề:
• Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á: những điểm chung
và khác biệt
• Cư dân Đông Nam Á

• Ảnh hưởng từ bên ngoài đến sự phát triển của các nước Đông Nam Á (ảnh
hưởng của Ấn Độ, Trung Quốc, các nước phương Tây)
+ Tiểu chủ đề 2: “Tính thống nhất và đa dạng về lịch sử các nước Đông Nam Á”
cần giải quyết các vấn đề:
• Các thời kì lịch sử Đông Nam Á từ thời kì đầu công nguyên cho đến nay:
Từ đầu công nguyên đến thế kỉ X;
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV;
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX;
Từ đầu thế kỉ XX đến nay;
• Đặc điểm chung của từng thời kì lịch sử và sự đa dạng về lịch sử của các nước
trong khu vực
+ Tiểu chủ đề 3: “Tính thống nhất và đa dạng về văn hóa các nước Đông Nam Á”
cần giải quyết các vấn đề:
• Tính thống nhất của nền văn minh nông nghiệp lúa nước (thể hiện qua ăn uống,
tín ngưỡng dân gian, lễ hội)
• Những điểm tương đồng và đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng, chữ viết, lễ hội,
trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại của cư dân các nước Đông Nam Á
9

+ Tiểu chủ đề 4: “Tính thống nhất và đa dạng về kinh tế các nước Đông Nam Á”
cần giải quyết các vấn đề:
• Thống nhất về kinh tế (các hoạt động kinh tế truyền thống, xuất phát điểm của
nền kinh tế, các hướng đi trong phát triển kinh tế )
• Sự đa dạng về phát triển kinh tế (con đường tiến hành, thời điểm, kết quả )
+ Tiểu chủ đề 5: “ASEAN - sự thống nhất và hợp tác cùng phát triển trong khu
vực Đông Nam Á” cần giải quyết các vấn đề:
• Sự thành lập của ASEAN (bối cảnh, các nước sáng lập, các thông cáo chung, )
• Hoạt động của ASEAN qua các giai đoạn lịch sử
• Hợp tác ASEAN trong giai đoạn hiện nay
- GV và HS và các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi

có thể tìm kiếm nguồn tư liệu để thực hiện dự án: thư viện (sách, báo, tạp chí ),
Internet, bảo tàng Trong quá trình tìm kiếm, HS cũng có thể bổ sung thêm nguồn tài
liệu. GV nên hướng dẫn HS cách khai thác, trích dẫn nguồn tài liệu
3
.
- Các nhóm phân công công việc cho các thành viên. Có thể phân công theo hai
cách: phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tập hợp tư liệu theo từng loại (bản văn, bản
đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê ) hoặc phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tổng
hợp thông tin theo nội dung của đề cương.
Hoạt động 3. Thực hiện dự án
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Dự kiến kế hoạch thực
hiện (2 tuần)
Thời gian

Công việc
Tuần 1 Tuần 2
Thứ 2 - 4 Thứ 5 - 7 Thứ 2 - 4 Thứ 5 - 7
Tìm kiếm và thu thập tài liệu X
Phân tích và xử lí thông tin X
Viết báo cáo X
Trình bày sản phẩm X

3
Tham khảo thêm ở chủ đề: Hội An – xưa và nay
10

- Thu thập tài liệu: sách báo, tạp chí, tranh ảnh; các báo cáo và các kết quả điều tra
về tự nhiên, dân số, kinh tế. Nguồn tư liệu được khai thác chủ yếu qua thư viện,
Internet.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu: các thành viên của nhóm sau khi hoàn thành phần

thu thập tài liệu sẽ cùng nhau báo cáo kết quả về công việc của mình với các thành
viên trong nhóm.
- Xử lí thông tin tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm.
Trong quá trình đó, thành viên của từng nhóm sẽ trả lời các câu hỏi để làm rõ vấn đề
nghiên cứu.
- Thảo luận: Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận để hoàn thiện và viết báo
cáo cuối cùng.
Hoạt động 4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp
- Sản phẩm gồm có: báo cáo bằng văn bản và bài thuyết trình của nhóm.
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên thuyết trình về tiểu chủ đề của nhóm.
- Các nhóm cùng thảo luận để xây dựng một bản tổng hợp về chủ đề: Các nước
Đông Nam Á – thống nhất và đa dạng.
Hoạt động 5. Đánh giá
- GV tổ chức cho HS các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá
trình, kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm và nhóm bạn.
- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và
kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm.

Kết luận:
1. Cơ sở cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á
- Đông Nam Á là một khu vực bao gồm cả phần lục địa và hải đảo, hầu hết các nước
đều giáp biển. Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm quanh năm nên động thực vật phát triển đa dạng. Các nước có mạng lưới sông
ngòi dày đặc và ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân.
- Cư dân: toàn bộ cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng Môngôlôit Phương nam, tiểu
chủng này được hình thành do sự hỗn dung giữa 2 đại chủng Môngôlôit và Ôxtralôit.
11

Từ tiểu chủng này phân hóa thành các tộc người khác nhau ở Đông Nam Á.
- Các nước Đông Nam Á đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ, Trung Quốc và các

nước phương Tây trong quá trình phát triển của lịch sử.
2. Các thời kì lịch sử Đông Nam Á
- Đầu công nguyên đến thế kỉ X: thời kì hình thành các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á.
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á.
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông
Nam Á.
- Từ đầu thế kỉ XX đến nay: thời kì đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của
các quốc gia Đông Nam Á.
3. Văn hóa Đông Nam Á:
- Văn hóa vật chất:
+ Ăn uống: Gạo có vai trò quan trọng nhất trong bữa cơm hàng ngày, bên cạnh đó còn
có rau, thịt, cá. Các món ăn thường có gia vị cay.
+ Trang phục truyền thống của phụ nữ Đông Nam Á là áo, váy và khăn, đối với nam
là đóng khố cởi trần.
+ Nhà ở: chủ yếu là ở nhà sàn. Bên cạnh đó, các tộc người thường có “ngôi nhà chung”.
+ Phương tiện đi lại: chủ yếu đi lại bằng thuyền.
- Văn hóa tinh thần:
+ Chữ viết: nguồn gốc chữ viết được sáng tạo từ chữ Ấn Độ hoặc chữ Trung Hoa, đến
thời hiện đại, có những quốc gia chuyển sang hệ chữ La-tinh.
+ Tín ngưỡng – tôn giáo: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo với hầu hết các tôn giáo
lớn: đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa, Đạo Hindu. Bên cạnh đó còn tồn tại các tín
ngưỡng truyền thống: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên
+ Lễ hội: Hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều xoay quanh hai chủ đề
chính là cầu nắng và cầu mưa, thực chất của lễ hội này là mong ước có một kết quả
sản xuất nông nghiệp tốt đẹp.
- Điều kiện tạo nên sự thống nhất của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á:
+ Điều kiện tự nhiên: khí hậu nóng ẩm, thảm thực vật luôn phong phú; nhiều sông
12


ngòi kênh rạch và gần biển;
+ Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á luôn gắn liền với những hoạt động của nền kinh
tế nông nghiệp lúa nước, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên.
+ Đều chịu ảnh hưởng ít hoặc nhiều từ văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và các nước
phương Tây.
4. Kinh tế Đông Nam Á:
- Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu từ thời kì cổ đại.
- Sau khi giành được độc lập, các nước đều tiến hành công nghiệp hóa để đưa đất
nước thoát khỏi sự yếu kém, lạc hậu về kinh tế và lệ thuộc vào nước ngoài.
5. Tìm hiểu về ASEAN:
- 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt: ASEAN) được thành lập tại
Băng-cốc (Thái Lan) với 5 thành viên: Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia,
Malaysia. Đến năm 1999, ASEAN có 10 thành viên bao gồm các nước Đông Nam Á
(trừ Đông Timo).
- Các nước tăng cường hợp tác về kinh tế, văn hóa và xã hội, xây dựng ASEAN thành
một khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

F. Gợi ý kiểm tra, đánh giá
- Căn cứ vào nội dung của chủ đề để lấy điểm cho phù hợp với môn Lịch sử hoặc
môn Địa lí.
- Việc đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các chủ đề phải khách quan. Căn
cứ vào mục tiêu chủ đề để đánh giá.
- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học: chú ý đánh giá khả năng tư duy
tổng hợp; thái độ hợp tác khi làm việc nhóm, xử lí các tình huống của HS…
- Cần tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá kết quả học tập của các HS khác trong
nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân.
- Đánh giá theo dự án (tham khảo chủ đề 1).




13

PHỤ LỤC

1. Nội dung các bài liên quan:
Để dạy học chủ đề này, GV và HS cần sử dụng kiến thức ở các bài sau:
- Môn Lịch sử:
+ Bài 6 (lớp 7). Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
+ Bài 11 (Lớp 8). Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
+ Bài 20 (Lớp 8). Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)
+ Bài 5 (Lớp 9). Các nước Đông Nam Á
- Môn Địa lí:
+ Bài 14 (Lớp 8). Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo
+ Bài 15 (Lớp 8). Đặc điểm dân cư và xã hội Đông Nam Á
+ Bài 16 (Lớp 8). Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
+ Bài 17 (Lớp 8). Hiệp hội các nước Đông Nam Á
2. Phiếu học tập

Phiếu học tập: Lịch sử Đông Nam Á
Hoàn thành vào bảng sau
TT Các thời kì
lịch sử
Đặc điểm chung

Sự đa dạng Các quốc gia
tiêu biểu trong
từng thời kì
1
2
3

4
Tên HS: Lớp:

14

3. Tư liệu sử dụng trong bài

Hình 1. Bản đồ các nước Đông Nam Á



Hình 2. Lễ hội té nước trong ngày Tết cổ truyền ở Thái Lan, Căm-pu-chia
15


Hình 3. Lễ hội thuyền rồng ở Singapore



Hình 4. Tăng trưởng kinh tế trong khu vực ASEAN
Source: IMF 2012
16

Bài đọc
VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
1. Văn hoá vật chất
Đông Nam Á được coi là khu vực có nền văn hoá cổ xưa của thế giới, là nơi hội tụ
của nền văn hoá Đông – Tây, vừa có nét chung, thống nhất vừa mang tính độc đáo, đa
dạng. Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á luôn gắn liền với những hoạt động của nền
kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đó những phong tục, tập quán của các quốc gia Đông

Nam Á gắn bó chặt chẽ với nền nông nghiệp lúa nước và mang tính bản địa sâu sắc.
* Ăn uống:
Do có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Đông Nam Á có thảm thực vật,
động vật rất phong phú, đa dạng, cây cối quanh năm xanh tốt. Cây lương thực chủ yếu
của cư dân Đông Nam Á là lúa, ngô, khoai và các loại hoa mầu. Tuy nhiên gạo là
quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày, thông thường mỗi bữa ăn gồm có cơm,
rau, thịt, cá. Do có nhiều thuận lợi nên người Đông Nam Á không chế biến và dự trữ
đồ ăn với khối lượng lớn. Trong khi chế biến món ăn, một loại gia vị không thể thiếu
đó là vị cay, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều ăn cay trong bữa ăn của mình. Ở
mỗi nước, mỗi dân tộc lại có sự khác nhau về cách nấu gạo thành cơm cũng như sự
kết hợp các loại thức ăn, gia vị trong mỗi bữa ăn, tạo nên những nét riêng biệt và đặc
trưng cho mỗi vùng. Mặc dù cách ăn, cách chế biến thức ăn khác nhau nhưng tính
thống nhất của văn hoá ẩm thực Đông Nam Á là văn hoá ẩm thực nhiệt đới.
* Trang phục:
Do nằm trong khu vực khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình cao, nên cư dân Đông
Nam Á rất thích mặc đồ thoáng nhẹ, thoải mái. Theo truyền thống mọi gia đình đều
trồng bông, dệt vải, như vải lụa, tơ tằm ở Việt Nam, vải thổ cẩm của ngưòi Lào,
Thái… Trang phục truyền thống của phụ nữ Đông Nam Á là áo, váy và khăn, đối với
nam là đóng khố cởi trần. Có những điểm thống nhất, nhưng mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc, trang phục lại có những nét đặc sắc riêng tạo nên một bức tranh đa dạng trong cách
ăn mặc của người Đông Nam Á.
Cư dân ở Đông Nam Á hải đảo thường gọi váy là Kain – Kain, còn đối với cư dân
Đông Nam Á lục địa gọi váy là Sarông.
Sự đa dạng trong trang phục truyền thống của phụ nữ Đông Nam Á được tạo nên
17

bởi sự kết hợp hài hoà và tinh tế trong một bộ trang phục. Thông thường phần dưới cơ
thể là các loại Kain, Sarông có độ dài ngắn khác nhau, còn phần trên cơ thể là áo cánh
dày tay hoặc áo chui đầu, đại diện tiêu biểu là phụ nữ Thái, người Giava, người Sunđa
(Indonesia).

Còn phụ nữ ở Campuchia, miền Bắc Việt Nam lại có sự kết hợp độc đáo giữa váy
với áo yếm, có nơi váy được kết hợp với khăn tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuối cho trang
phục. Phụ nữ ở đảo Bali (Indonesia) thường quấn khăn che phần trên cơ thể khi đi
chùa chiền.
Trang phục của nam giới phổ biến là đóng khố cởi trần, như Êđê, Bana, tộc người
Papua, Tôratja… Còn ở một số nơi Kain và Sarông là trang phục truyền thống của cả
nam và nữ như người Mianma, Malaysia. Sự phân biệt trang phục của nam và nữ
được phân biệt ở độ dài ngắn và cách quấn Kain và Sarông, ở Mianma trang phục của
nam thường ngắn và quấn dầy hơn rất nhiều lần và gấp thành 2 nếp ở phía trước.
* Nhà ở:
Do điều kiện tư nhiên mà cư dân Đông Nam Á cư trú chủ yếu bằng nhà sàn, trở
thành kiến trúc dân gian phổ biến toàn Đông Nam Á.
Nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, nứa, hầu hết các nhà sàn có mái hiên rộng ngay
trước cửa, từ hiên có bậc cầu thang để lên xuống, hiên nhà là nơi mọi người làm việc
như quay tơ, dệt vải… Gầm nhà sàn thường được dùng để nuôi trâu bò, lợn gà hoặc là
nơi để công cụ lao động. Một dấu hiệu thống nhất có thể thấy ở các quốc gia Đông
Nam Á là sự tồn tại phổ biến của những “ngôi nhà chung”, đây là kiểu nhà thường
được xây dựng ở giữa làng hoặc giữa bản có quy mô lớn hơn các ngôi nhà bình
thường. “Ngôi nhà chung” được sử dụng làm nơi hội họp, tế lễ và tổ chức các hoạt
động văn hoá chung cho cả làng – bản. Ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam có nhà
Rông của người Bana, nhà dài của người Ê-đê Tuy nhiên kiến trúc nhà ở của cư dân
Đông Nam Á ở mỗi dân tộc, vùng lại có những nét riêng biệt độc đáo về hình thức,
kích thước và cách bài trí, đây không chỉ là sự khác biệt về mặt hình thức mà là sự
khác biệt về phong tục, lối sống, nghi thức của gia đình.
Sự đa dạng, phong phú của nhà sàn của cư dân Đông Nam Á còn được thể hiện ở
trong phạm vi một quốc gia. Ở Indonesia, tộc người Minang Kabau gọi ngôi nhà của
mình là Rumacgadang (ngôi nhà lớn), kiểu nhà này được dựng trên sàn cao, có 2 mái
dốc vểnh lên như 2 hình yên ngựa, và kết thúc ở 2 đầu nóc bằng hình mô phỏng cặp
18


sừng trâu. Còn tộc người Toratja lại làm nhà theo hình thuyền, người Papua làm nhà
sàn trên cây.
* Phương tiện đi lại
Đông Nam Á có một mạng lưới sông ngòi dày đặc và hầu hết các quốc gia tiếp
giáp với biển, hệ thống sông ngòi tạo nên một hệ thống giao thông rất thuận lợi cho cư
dân trong vùng. Do đó người ta thường dùng thuyền, bè để đi lại, để giao lưu buôn
bán, chuyển tải văn hoá - kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. Cư dân Đông Nam
Á sớm biết buôn bán bằng đường sông, đường biển và hình thành nên các chợ nổi
tiếng trên sông và sớm tham gia vào nền thương mại thế giới. Kĩ thuật đóng thuyền
của cư dân Đông Nam Á ngày càng hoàn thiện để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân
dân và phục vụ mục đích quân sự của nhà cầm quyền. Tuỳ vào đặc điểm thuỷ văn
từng vùng mà người Đông Nam Á có những cách đóng thuyền khác nhau.
Cư dân hải đảo đi lại chủ yếu trên biển nên thuyền, bè thường được đóng với kích
thước lớn chuyên chở với số lượng nhiều, còn việc đi lại trên sông, trên lạch nhỏ,
trong đảo người Đaiăk trên đảo Kalimantan (Indonesia) thường đóng những con
thuyền nhỏ nhưng dài tới 50m. Còn ở lục địa các loại thuyền có hình dáng và kích
thước rất phong phú. Những cư dân miền núi thường đóng bè hoặc mảng để di chuyển
trên các dòng sông còn cư dân đồng bằng thường đóng thuyền có kích thước nhỏ hơn để
dễ dàng đi lại. Ở Việt Nam loại thuyền thúng rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, còn
thuyền ba lá, hoặc ghe chèo được sử dụng trong điều kiện kênh rạch chằng chịt ở miền
Đông Nam Bộ.
Phương tiện đi lại bằng thuyền gắn bó chặt chẽ với đời sống cư dân Đông Nam Á,
vì thế biểu tượng con thuyền luôn gắn với cuộc sống văn hoá ở đây.
2. Văn hoá tinh thần
* Chữ viết
Đông Nam Á là khu vực có nhiều thành phần dân tộc, sắc tộc cùng chung sống,
trải qua các giai đoạn phát triển mỗi dân tộc đã sáng t
ạo ra rất nhiều kiểu chữ để ghi
lại ngôn ngữ của mình. Nhưng điểm chung, điểm thống nhất trong chữ viết của cư dân
Đông Nam Á là thời gian xuất hiện vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên cùng với

sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ của Đông Nam Á, gắn với quá trình truyền bá
mạnh mẽ văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa vào khu vực. Trong dòng chảy văn hoá đó chữ
viết đã được các tộc người ở đây tiếp thu và sáng tạo ra kiểu chữ riêng cho dân tộc
19

mình. Do đó mỗi tộc người lại có những kiểu chữ khác nhau: Chữ Chăm cổ (thế kỉ
IV), chữ Nôm cổ (thế kỉ V), Chữ Khơme cổ (thế kỉ VI). Mặc dù vậy ta vẫn nhận thấy
nét tương đồng trong chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á là nguồn gốc ra đời của
chữ viết. Chữ viết của Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn phát triển sau:
- Thứ nhất là sự vay mượn trực tiếp từ chữ viết của Ấn Độ và Trung Hoa;
- Thứ hai là sáng tạo ra các kiểu chữ dựa trên những kiểu chữ ban đầu;
- Thứ ba là sử dụng chữ viết truyền thống và dùng chữ Latinh;
Trải qua những giai đoạn, những biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã
hội cũng ảnh hưởng tới sự hình thành chữ viết, đây là điều kiện quan trọng tạo nên sự
phong phú, đa dạng trong bức tranh ngôn ngữ của khu vực. Hầu hết chữ viết của cư
dân Đông Nam Á đều được sáng tạo trên cơ sở chữ Ấn Độ và chữ Trung Hoa, nhưng
quá trình vay mượn này diễn ra vào những thời điểm khác nhau nên khi du nhập vào
các quốc gia nó được biến thể thành muôn hình muôn vẻ kiểu chữ khác nhau.
Sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ chữ viết Đông Nam Á còn được biểu hiện ở
vị trí từng kiểu chữ. Do điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử khác nhau mà ngôn ngữ và
chữ viết của mỗi dân tộc có địa vị và chức năng xã hội khác nhau. Có ngôn ngữ đóng
vai trò quan trọng trở thành ngôn ngữ quốc gia như tiếng Việt ở Việt Nam, tiếng Mã
Lai ở Malaysia, tiếng Khơme ở Campuchia.
* Tín ngưỡng- tôn giáo
Đông Nam Á là một khu vực đa tôn giáo hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều
có mặt ở đây như đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Ixlam… Do cùng chung sống trên
một khu vực địa lí có nhiều điểm tương đồng nên tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á
có nhiều điểm thống nhất với nhau.
Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á gắn bó chặt chẽ với hoạt động nông nghiệp,
điều kiện tự nhiên luôn tác động tới cuộc sống của họ nên trong cư dân xuất hiện tín

ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đây là những nhận thức sơ khai của con người về các hiện
tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, sét… Xuất phát từ thuyết “vạn vật hữu linh” người
Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống tín ngưỡng sùng bái tự nhiên như thờ thần
mặt trời, thờ thần nước, thờ hòn đá…nhưng mỗi quốc gia nghi thức hành lễ và tên gọi
các nghi thức lễ có khác nhau, tạo nên sự thống nhất nhưng cũng rất đa dạng trong đời
sống tâm linh của họ.
20

Từ tín ngưỡng thờ thần mặt trời, ở Mianma cũng có lễ hội “đèn trời”, ở Lào, Thái
Lan có lễ hội hoa đăng trên các dòng sông. Ở Thái Lan có lễ hội tạ ơn “mẹ nước” vào
buổi tối trăng tròn tháng 10 âm lịch hàng năm. Ở Campuchia, Lào có lễ hội té nước
đầu năm để cầu mong nhiều thóc nhiều lúa. Ở Indonesia, Mianma, Philippin có tục tế
thần sông.
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, tín ngưỡng phồn thực được thể hiện đa dạng ở
nhiều hình thức khác nhau nhưng những điểm chung về điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc
biệt là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã tạo nên sự thống nhất trong tín
ngưỡng này.
Ở Thái Lan có tục nặn hình người bằng đất sét để cầu nguyện cho mùa màng tốt
tươi, tượng là một cặp nam nữ ôm nhau. Ở miền Bắc Việt Nam thì thờ cúng cột đá có
hình sinh thực khí khá phổ biến thể hiện qua tượng Linga (tượng trưng cho sinh thực
khí của đàn ông) và Yoni (tượng trưng cho sinh thực khí của phụ nữ). Trong các nghi
lễ phồn thực người ta thường làm các loại bánh từ lúa, gạo mang hình dáng các sinh
thực khí để cúng, cư dân Việt Nam có tục làm bánh tét, bánh tày. Ở Campuchia làm
bánh hình sinh thực khí nam và nữ trong những ngày lễ liên quan tới nông nghiệp như
lễ PchemBel. Ở Mianma có tục làm bánh Hatamane.
Ngoài ra cư dân Đông Nam Á còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, họ quan niệm
rằng con người gồm hai phần là hồn và xác. Người Thái cho rằng khi con người chết
thì hồn biến thành Phỉ (ma). Còn người Việt dùng từ ma để chỉ những người đã chết.
Việc thờ cúng tổ tiên được thể hiện qua nhiều hình thức như thờ cúng người đã
chết có quan hệ huyết thống, thờ những người đã sinh ra cộng đồng, thờ người đã tạo

nên những yếu tố văn hoá. Nhưng điểm thống nhất là đối tượng thờ cúng là những
người đã chết. Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện sự nhớ ơn cội nguồn, lòng mong ước
được người đã chết phù hộ cho mình. Đây là một nét đặc sắc trong tín ngưỡng và văn
hoá của người Đông Nam Á.
* Lễ hội
Hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều xoay quanh hai chủ đề chính là
cầu nắng và cầu mưa, thực chất của lễ hội này là mong ước có một kết quả sản xuất
nông nghiệp tốt đẹp. Vì thế các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều được hình thành
trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước: Ở Việt Nam có lễ hội xuống đồng, người Chăm
có lễ hội dựng chòi cày, người Campuchia có lễ hội ban phát giống thiêng.
21

Sau khi thu hoạch lúa người dân thường tổ chức nghi lễ để cảm ơn trời đất, tổ tiên
như lễ hội vun thóc trên sàn của người Lào, hay lễ hội mừng cơm mới của nhiều nước
trong khu vực. Trong lễ hội cổ truyền đón năm mới các dân tộc Đông Nam Á thường
dùng nước để chúc mừng nhau, bởi họ cho rằng nước là yếu tố đem đến sự ấm no,
hạnh phúc và may mắn: Ở Phú Thọ Việt Nam có lễ hội “cướp bưởi cầu mưa cướp dừa
cầu nước”; ở Thái Lan tổ chức lễ hội cầu mưa thông qua các hành động như múa cờ,
chọi voi trắng và dựng đu; ở Mianma, Indonesia, Malaysia có lễ hội đua thuyền rồng;
ở Campuchia, Thái Lan, Lào có lễ hội té nước vào năm mới


4. Giới thiệu tài liệu tham khảo:
- Bộ Ngoại giao – Vụ ASEAN. Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN). NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
- Mai Ngọc Chừ. Văn hóa Đông Nam Á. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999.
- Nguyễn Tấn Đắc. Văn hóa Đông Nam Á. NXB KHXH, 2003.
- D.G.E.Hall. Lịch sử Đông Nam Á. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Trần Khánh (cb). Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa. NXB KHXH, Hà
Nội, 2002.

- Phan Ngọc Liên (cb). Lịch sử Đông Nam Á. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
- Lương Ninh (ch.b.). Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh. Lịch sử Đông Nam Á. NXB
Giáo dục, H, 2008.
- Vũ Dương Ninh. Một số vấn đề về sự phát triển của các nước ASEAN. NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993.
- Phạm Đức Thành, Trương Duy Hòa (cb). Kinh tế các nước Đông Nam Á và triển
vọng. NXB KHXH, Hà Nội, 2002.
-
-
- Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Sĩ Quế Lược đồ các vương quốc
cổ Đông Nam Á đến thế kỷ XV : Bản đồ. Biên tập và trình bày: Nguyễn Hải Yến.
Trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục, H, 2002.
22

- Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Thế Hiệp Lược đồ các quốc gia
Đông Nam Á cổ và phong kiến : Bản đồ lịch sử. NXB Giáo dục ; Công ty Bản đồ và
tranh ảnh giáo dục, H, 2006.
- Các điệu múa truyền thống và lễ hội của một số dân tộc:


Hình 5: Múa rối nước Việt Nam
Nguồn:

23


Hình 6: Điệu múa truyền thống của Thái Lan
Nguồn:



Hình 7: Lễ hội té nước trong ngày Tết cổ truyền ở Lào
Nguồn:
24


Hình 8: Lãnh đạo các nước thành viên tại buổi lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 20: Nguồn:


Hình 9: Lá cờ ASEAN và quốc kì của các quốc gia thành viên
Nguồn:

25

- Lược đồ lịch sử:

Hình 10: Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến
Nguồn: Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ và phong kiến : Bản đồ lịch sử.
NXB Giáo dục ; Công ty Bản đồ và tranh ảnh giáo dục, H, 2006.

×