Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4-5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.36 KB, 30 trang )

SNG KIN KINH NGHIM
Đ TI:
Mét sè biÖn ph¸p ph¸t triÓn ng«n ng÷ cho trÎ 4-5 tuæi
I, §Æt vÊn ®Ò:
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vai trò của ngôn ngữ trong việc phát triển toàn diện cho trẻ:
- Vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trí tuệ:
+ Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh:
• Trẻ em luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông
qua ngôn ngữ lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện và hiểu
những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dung….của chúng và học được từ
tương ứng (ví dụ: Trẻ làm quen với xe đạp, trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công
dụng…của xe đạp và nói được từ “xe đạp”).
• Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng
phân tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật. Ví dụ khi trẻ
nhận xét về xe đạp:
Trẻ nhìn thì biết được màu đỏ (xanh).
Trẻ quay bàn đạp thì bánh xe quay.
Trẻ sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng.
Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu tượng đã hình thành ở trẻ.
• Đối với trẻ lớn, trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung
quanh gần gũi, mà còn tìm hiểu những sự vật hiện tượng không xuất hiện trực
tiếp trước mắt trẻ, những sự vật xảy ra trong quá khứ, tương lai.
Như vậy ngôn ngữ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kiến thức mà còn mở
rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.
• Ngôn ngữ phát triển trẻ hiểu được những lời giải thích của người lớn,
nên hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích
trẻ tích cực hoạt động trí tuệ.
+ Ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu nhận thức:
Trang 2
• Khi trẻ đã nhận thức được thế giới khách quan, trẻ tiến hành các


hành động với nó và trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả sự vật hiện tượng.
• Trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh trẻ sử dụng lời
nói để trình bày ý nghĩ, tình cảm hiểu biết…của mình với mọi người xung
quanh. Cho nên việc tạo cho trẻ được nghe hiểu và được nói là hết sức cần thiết
trong giáo dục ngôn ngữ.
- Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức.
+ Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và
việc làm của trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày thông qua chuyển kể, ca dao, đồng
dao,…trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp
trong hành vi, trong cuộc sống, giáo viên đưa đến và giảng dạy cho trẻ những
hành vi đẹp.
+ Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên, qua đó rèn
luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái
niệm ban đầu về đạo đức: ngoan – hư, tốt – xấu, thật thà – không thật thà….
- Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ.
+ Trong giao tiếp với người lớn, trẻ nhận thức được cái đẹp trong thế
giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng
tượng càng thêm phong phú, đồng thời trẻ càng thêm yêu quý cái đẹp, trân trọng
và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp.
+ Thông qua ngôn ngữ văn học trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong
ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi trong cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ
có ý thức trân trọng những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình.
- Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực:
+ Trong các buổi tập luyện thể lực, giáo viên dùng lời diễn đạt để hướng
dẫn, giải thích động tác tư thế…trẻ nghe và điều chỉnh động tác theo mệnh lệnh
của giáo viên.
Trang 3
+ Hàng ngày giáo viên hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân, cách sử dụng
thực phẩm, đồng thời giáo viên dùng các từ ngữ để động viên trẻ ăn ngon miệng
và hợp vệ sinh.

Vậy trong giáo dục thể lực cho trẻ, ngôn ngữ đóng vai trò điều khiển,
hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ.
Vậy ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Sự phát
triển chậm trễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Cho nên việc phát triển lời mói cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng lứa tuổi là
cần thiết.
1.2. Mối quan hệ giữa sự phát triển tâm lí và phát triển lời nói của trẻ:
Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức để phản ánh hiện
thực khách quan xung quanh mình và thực hiện của bản thân mình. Kết quả hoạt
động thực tiễn của con người ở mức độ nào là tùy thuộc vào trình độ nhận thức:
nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
- Nhận thức cảm tính:
+ Phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Cấp độ
này gồm hai quá trình tâm lí: Cảm giác và tri giác. Cảm giác, tri giác các sự vật
và hiện tượng trong cuộc sống và thế giới khách quan xung quanh trẻ là nguồn
gốc đầu tiên cũng là nội dung chủ yếu của vốn tri thức ban đầu của trẻ.
+ Cảm giác, tri giác các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống cùng với
việc nghe và hiểu lới nói giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bản
để nhận thức thế giới. Trẻ có thể phân biệt và nói tên các màu sắc, hình thành các
biểu tượng về sắc thái của chúng. Lĩnh hội các khái niệm về không gian, định
hướng về thời gian; nhạy cảm về âm thanh, kỹ năng lắng nghe và phân biệt các
âm thanh trong hoàn cảnh xung quanh, phân biệt bằng cảm giác vật chất của các
vật thể và diễn đạt bằng lời nói các cảm giác đó (như nhẵn nhụi, mềm mại, cứng
- mềm, lạnh - ấm…).v.v Trên cơ sở đó dễ hình thành được những biểu tượng,
khái niệm đúng đắn về về sự vật, hiện tượng.
Trang 4
- Nhận thức lí tính:
+ Nhận thức lí tính là cấp độ nhận thức phản ánh những thuộc tính bản
chất (bên trong) và những mối liên hệ, quan hệ có tính chất quy luật của hiện
thực mà trước đó ta chưa biết. Cấp độ này bao gồm các quy trình trí nhớ, tưởng

tượng và tư duy.
Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bên trong của sự
vật, hiện tượng, những mối quan hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng.
Còn ngôn ngữ là công cụ của tư duy. K.Mác viết “Ngôn ngữ là hiện tượng trực
tiếp của tư duy” – Tư duy được hiện thực hóa và biểu hiện ra ngoài nhờ có ngôn
ngữ. Ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với tư duy, chúng luôn luôn dựa vào
nhau mà tồn tại.
+ Ở tuổi nhà trẻ hầu hết các trẻ em đều rất tích cực trong hoạt động với
đồ vật, nhờ đó mà tư duy phát triển mạnh (tư duy trực quan- hành động). Đến
tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên
trong (tư duy trực quan- hình tượng) nhưng vẫn gắn liền với hành động vật chất
bên ngoài. Việc phát triển tư duy không thể tách rời việc trau dồi ngôn ngữ bởi
vì ngôn ngữ là phương tiện, là hình thức biểu đạt của tư duy. Trong sự diễn biến
của quá trình tư duy, nhờ ngôn ngữ, mà ta tiến hành các thao tác tư duy: phân
tích, tổng hợp, so sánh,… sản phẩm của tư duy là những khái niệm, phán đoán,
suy lí được biểu đạt trong từ ngữ, câu v.v (Tuy nhiên, việc phát triển tư duy
không thể thay thế việc rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, quan sát, trí nhớ.
Vì nếu không có những tri thức cần thiết, không thu nhập được sự kiện, tài liệu
thì không có gì để tư duy, tư duy không thể tiến hành bên ngoài những tri thức
cụ thể được).
1.3. Phát triển ngôn ngữ trong chương trình GDMN mới vừa được Bộ
GD-ĐT triển khai thực hiện từ năm học 2009-2010 được chia làm 5 lĩnh vực:
- Phát triển thể chất:
Trang 5
+ Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa
tuổi.
+ Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, dúng tư thế.
+ Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp
nhàng, biết định hướng trong không gian.
+ Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

+ Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của viêc ăn uống đối với
sức khỏe.
+ Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và
đảm bảo sự an toàn của bản thân.
- Phát triển nhận thức:
+ Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung
quanh.
+ Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có
chủ định.
+ Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách
khác nhau.
+ Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành
động, hình ảnh, lời nói,…) với ngôn ngữ là chủ yếu.
+ Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung
quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
- Phát triển ngôn ngữ:
+ Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
+ Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử
chỉ, điệu bộ…).
+ Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.
+ Có khả năng nghe và kể lại các sự việc, kể lại truyện.
Trang 6
+ Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng
dao phù hợp với độ tuổi.
+ Có một số kĩ năng ban đầu về đọc và viết.
- Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:
+ Có ý thức về bản thân.
+ Có một số phẩm chất cá nhân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực.
+ Có một số kĩ năng sống: Tôn trọng, quan tâm, chia sẻ, hợp tác, thân
thiện.

+ Thực hiện một số qui tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường
lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
- Phát triển thẩm mĩ:
+ Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và
trong tác phẩm nghệ thuật.
+ Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc,
tạo hình.
+ Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
1.4. Vai trò của tác phẩm văn học trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non:
Ngôn ngữ của truyện rất phức tạp, đa dạng, bao gồm ngôn ngữ bên trong
của các nhân vật (độc thoại), ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ của người kể
chuyện… lời kể và cách kể có nghệ thuật sẽ có tác dụng lớn đối với việc thể hiện
nội dung tư tưởng của truyện.
- Thông qua tác phẩm văn học (truyện: “Ba ngọn Đèn”, “Kiến con đi ôtô”,
“Qua đường”, thơ: “Trên đường”, “Chiếc cầu mới”, “Gấu qua cầu”…) trẻ biết
được cái tốt, cái xấu, cái gì nên và không nên, từ đó tác phẩm văn học tác động
đến hành vi, việc làm của trẻ. Trong quá trình học, trẻ sẽ được đóng vai làm nhân
vật trong truyện, đóng vai nào trẻ sẽ làm đúng, giọng nói phù hợp với vai đó,
đồng thời trẻ sẽ sáng tạo ra lời nói khác nhưng phải phù hợp với nội dung và
Trang 7
hoàn cảnh của câu chuyện. Còn thơ thì trẻ được đọc nhiều lần, đọc cho chuẩn, và
có thể đặt tên cho bài thơ. Từ đó kích thích trẻ nói, nếu sai thì sửa cho trẻ, nên
ngôn ngữ của trẻ được phát triển hơn.
- Ngoài ra có thể cho trẻ kể theo tranh, trẻ sử dụng từ theo ý mình, cứ
thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với văn học thì ngôn ngữ của trẻ sẽ diễn đạt mạch
lạc, Lôgic và phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi,…
Vì vậy tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, chính xác,
cho trẻ tự tin để diễn đạt những gì mà trẻ thấy và cảm nhận qua tác phẩm văn
học đó.

1.5. Lý do chọn đề tài:
- Trẻ còn nói ngọng, nói đớt, phát âm chưa chuẩn, âm khó.
- Thường phát âm sai về thanh điệu do thanh quản phát triển chưa hoàn
thiện và do đặc điểm của từng vùng. Sai những âm chính, âm đầu, âm đệm, âm
cuối.
- Trẻ nói câu cụt, thiếu thành phần.
Vì vậy, nên ta phải nghiên cứu một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo cho trẻ Chồi 1 qua viêc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo.
- Rút ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Chồi 1qua
việc tổ chức ho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu khả năng ngôn ngữ của trẻ nhóm từ 4-5 tuổi.
4.Ph¹m vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trên 20 trẻ tại líp 4TA trường mÇm non Gia Têng
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trang 8
- Phương pháp nghiên cứ tham khảo tài liệu, giáo trình về việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
- Phương pháp khảo sát điều tra thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Tổng kết kinh nghiệm.
Ii, gi¶i quyÕt vÊn ®Ò:
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Đặc điểm phát âm:
- Nhìn chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ.
- Trẻ vẫn còn sai những âm, thanh khó hoặc những từ có 2, 3 âm vị, sai
những âm tiết có nhiều âm vị. Tuy nhiên, các lỗi sai đã ít hơn.

- Đã xuất hiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một
cách mạch lạc.
- Đến 5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo, các loại âm của tiếng mẹ đẻ hoặc
của một thứ tiếng nước ngoài nào đó mà trẻ được tiếp xúc.
Kết luận: Qua thực tế tìm hiểu đặc điểm phát âm của trẻ ta thấy rằng:
- Lỗi phát âm của trẻ được giảm dần theo lứa tuổi và các thành phần âm
tiết mà trẻ mắc lỗi được xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều như sau:
+ Thanh điệu.
+ Âm chính.
+ Phụ âm đầu.
+ Phụ âm cuối.
+ Âm đệm.
1.2. Đặc điểm vốn từ:
- Vốn từ trẻ tăng nhanh khoảng 1300 – 2000 từ. Danh từ và động từ chiếm
ưu thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
- Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao, thấp,
dài, ngắn; các từ chỉ tốc độ như: Nhanh, chậm; Màu: Đỏ, vàng, trắng, đen…
Trang 9
Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm nay, hôm qua, ngày
mai, trẻ vẫn dùng chưa chính xác…
- Một số còn biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím;
100% trẻ biết dùng các từ cao, thấp, rộng, hẹp; có 86,2% số trẻ đếm được từ 1-
10; 41,5% số trẻ đếm được từ 10 trở lên.
* Kết luận:
- Số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo lứa tuổi.
- Trong số lượng từ của trẻ thì danh từ và động từ chiếm ưu thế. Các từ chỉ
tính chất, đặc điểm… chiếm số ít và tăng chậm.
- Trẻ dùng từ chưa chính xác vì kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn,
chưa hiểu đầy đủ nghĩa của từ.
- Số lượng từ của trẻ trong từng độ tuổi cũng rất khác nhau.

- Vốn từ của trẻ không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về cả chất lượng.
Cuối tuổi mẫu giáo trẻ biết sử dụng cả những từ có tính chất khái quát, trừu
tượng, gợi cảm.
1.3. Đặc điểm ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc của trẻ lớp 4-5 tuæi
- Trẻ dùng câu dài hơn. Ví dụ: Ở nhà con có áo đầm nhiều lắm: màu xanh,
màu đỏ, màu vàng.
- Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn.
- Trẻ đã có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và kể theo trình tự trước
sau.
Tuy nhiên trẻ dùng từ chưa chính xác. Ví dụ: “Con thưa bầy cô”
- Một số trẻ nói mạch lạc và đọc được những bài đồng dao, thơ. Tuy nhiên
còn một số trẻ khó nhớ và nói còn ngọng, đớt, nói chưa lưu loát.
1.4. Lý luận chung về khả năng ngôn ngữ và biện pháp phát triển ngôn
ngữ của trẻ:
- Vị trí tiếng mẹ đẻ trong hệ thống giáo dục Mầm non “Tiếng mẹ đẻ là cơ
sở của mọi sự phát triển trí tuệ, là kho tàng của mọi tri thức”. Chính vì vậy, giáo
Trang 10
dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, khi các em còn bé và phải thực
hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ.
Ngôn ngữ phát triển sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển cá tính và ngược lại
mọi khía cạnh của sự phát triển cá tính đều có tác dụng đến sự phát triển của
ngôn ngữ. Do đó, tiếng mẹ đẻ có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục mầm
non.
- Đối tượng nghiên cứu của môn Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ.
+ Đối tượng: phương pháp phát triển lời nói cho trẻ mầm non là một bộ
phận khoa học ứng dụng. Nó nghiên cứu cơ sở lí luận, hệ thống khái niệm cơ
bản của môn học, nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ, nội dung phương pháp và
hình thức cũng như phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong từng lứa tuổi.
Vậy: Đối tượng nghiên cứu của bộ môn phương pháp phát triển lời nói cho
trẻ là các qui luật hoạt động sư phạm nhằm hình thành và phát triển lời nói cho

trẻ trước tuổi đi học.
+ Nhiệm vụ môn học:
• Cung cấp cho giáo sinh sư phạm những tri thức cần thiết về phương
pháp phát triển lời nói cho trẻ một cách hệ thống và khoa học.
• Rèn luyện cho giáo sinh kỹ năng tổ chức, hướng dẫn hoạt động vui
chơi, học tập, lao động và các hoạt động khác nhằm mục đích phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.
• Giáo dục cho giáo sinh có ý thức hoàn thiện ngôn ngữ của chính
mình, coi đó là một trong những phương tiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Mối liên hệ giữa môn Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ với các
ngành khoa học khác:
• Triết học
• Với Tâm lí học
• Với Giáo dục học
• Với giải phẫu sinh lí
Trang 11
• Với Ngôn ngữ học
• Với các ngành khoa học ứng dụng khác.
Tóm lại, phương pháp phát triển ngôn ngữ là một môn khoa học ứng dụng.
Nó được thực hiện và phát triển trên cơ sở các ngành khoa học khác và liên quan
có tính chất hữu cơ với các môn khoa học ứng dụng khác.
1.5. Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ.
- Con người khác đọng vật ở chỗ là con người có trí tuệ, nghĩa là có khả
năng nhận thức được thế giới bên ngoài nhớ có trí nhớ và có thể cảm nhận được
cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn học.
- Những mối liên hệ, sự phụ thuộc và các quan hệ có tính quy luật giữa
các đối tượng, các hiện tượng, các sự kiện được xác lập và phản ánh trong lời nói
độc thoại của trẻ. Ở trẻ đã phát triển những kĩ năng tìm những hình thức ít nhiều
hợp lí để biểu đạt trong câu chuyện kể. Trẻ có thể xây dựng những câu chuyện

tương đối liên tục về một đề tài nhất định. Trong câu chuyện kể trẻ đã thể hiện
tình cảm đối với các đối tượng, hiện tượng đã miêu tả.
- Trẻ ở tuổi mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) đã có thể xây dựng những truyện ngắn
theo tranh, theo đồ chơi. Tính chất tình huống trong lời nói vẫn chiếm ưu thế, tuy
nhiên đã phát triển lời nói có thể hiểu được từ chính nó. Đã xuất hiện ở lời nói
của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một cách mạch lạc. Hình thức hội
thoại và sự phát triển của nó là cơ sở cho sự hình thành lời nói độc thoại.
- Chỉ có thông qua giao lưu, trẻ mới nắm được toàn bộ sự phong phú của
thực tại. Để phát triển tiếng, vấn đề quan trọng là phải tổ chức phát triển các hình
thức hoạt động thực tiễn phong phú, các hình thức đa dạng của hoạt động giao
tiếp, trong đó hình thức nghe và sau này là đọc, là hình thức giao tiếp hết sức
quan trọng. Sách, báo, đặc biệt là các tác phẩm văn chương.
Trang 12
- Ở tuổi mẫu giáo, nhất là trẻ 4-5 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển nên hình
thức nghe kể chuyện, nghe đọc các tác phẩm văn chương, kể lại chuyện hoặc kể
chuyện sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm phát triển tiếng.
2. C¬ së thùc tiÔn:
Trong 10 trẻ thì có 3 trẻ nói ngọng, đớt, phát âm chưa rõ ràng.
- Phát âm sai phụ âm đầu và nuốt âm:
• Xe đạp - che đạp
• Xe máy- che máy
• Trân – Chăng
• Rồng- Gồng
• Khỉ - hỉ
• Vòng - dòng .
• Về - dề
• Qua – va
• Hoa lựu - hoa lụ
- Phát âm sai âm đệm:
• Thuyền - thiền

• Tuyến - tiến
- Phát âm sai âm chính:
• Hươu - hu
• Mặn - mận
• Thủy - thị
- Phát âm sai âm cuối:
• Máy bay- mái bai
• Tàu - tào
• Nhau - nhao
Trang 13
• Thông tin - thông tinh
• Lạnh - lặng
Trong 10 trẻ chỉ có 3 trẻ nói chuẩn, còn 7 trẻ nói không chuẩn và phát âm
sai nhiều, nói nhỏ, thậm chí không nghe, không hiểu trẻ đang nói gì.
Đề ra một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc tổ
chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và khắc phục các lỗi ngôn ngữ
của trẻ thường mắc phải:
- Biện pháp rèn luyện phát âm cho trẻ có thể trong giờ học vui và trong
giờ vui chơi khi trẻ phát âm sai cũng có thể luyện phát âm cho trẻ:
+ Dạy trẻ phát âm chuẩn là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành
phần của âm tiết (thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối).
+ Dạy trẻ phát âm chuẩn là còn dạy trẻ biết điều chỉnh âm lượng (không
nói quá nhanh hoặc quá chậm, quá to hoặc quá nhỏ), biết thể hiện đúng ngữ điệu,
có tác phong văn hóa trong quá trình giao tiếp. Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn
hình thành những thói quen và khả năng này.
- Biện pháp cung cấp vốn từ cho trẻ được thực hiện trong tiết làm quen với
đối tượng mới, cần cung cấp vốn từ cho trẻ và giúp trẻ sử dụng tốt vốn từ.
Lời nói của trẻ chỉ được phát triển qua quá trình giao tiếp với mọi người
và quá trình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ khó đạt được kết quả tốt, nếu thiếu sự tổ chức có khoa học của

trường Mẫu giáo nên sự phát triển ngôn ngữ về đối tượng mới của trẻ sẽ hạn chế.
Vì vậy:
+ Cần giao tiếp thường xuyên với trẻ, hỏi trẻ đây là cái gì? Để kích thích
trẻ nói, nếu trẻ không biết thì giáo viên cung cấp từ cho trẻ, đó chính là từ mới
mà trẻ cần biết.
+ Đưa đối tượng mới cho trẻ làm quen bằng cách: Nếu là tranh thì treo
lên, còn nếu là thật thì có thể để trong lớp nhằm kích thích trẻ tìm tòi về đối
tượng đó.
Trang 14
Làm giàu vốn từ và khái niệm ở trẻ còn cung cấp:
+ Những danh từ và những từ chỉ khái niệm về những sự vật, hiện tượng
tự nhiên, xã hội gần gũi như danh từ chỉ đồ vật, đồ dùng, các loại thức ăn, danh
từ chỉ người, các con vật, rau quả, các hiện tượng thiên nhiên….
+ Những tính từ và động từ chỉ phẩm chất, công dụng, đặc điểm, tính
chất của những sự vật, hiện tượng, đặc biệt là những từ gợi cảm, có hình ảnh, âm
thanh đậm nét, những cặp từ biểu hiện các tính chất đối lập: khỏe - yếu, hiền -
dữ, tốt - xấu, ngoan - hư, hèn nhát - dũng cảm….
Ngoài ra, cần cung cấp cho trẻ một số quan hệ từ (thì, vì, mà, là, vì vậy, vì
thế, nhưng mà, ) các trạng từ để trẻ có thể sử dụng vào việc diễn đạt và kể
chuyện.
- Biện pháp rèn khả năng ngữ pháp, nói mạch lạc cho trẻ được tiến hành
trong giờ làm quen với môi trường xung quanh. Qua môn học này trẻ được tiếp
xúc với các sự vật hiện tượng, biết được những đặc điểm, dấu hiệu, hình dáng,
chất liệu….từ đó hình thành các biểu tượng đúng đắn về các sự vật, hiện tượng,
khách quan, trẻ được nói những điều trẻ biết. Như vậy ở những giờ học này trẻ
được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo đúng ngữ pháp và đặc biệt là
tăng thêm vốn từ.
- Tổ chức giao tiếp qua hoạt động vui chơi:
+ Hình thức vui chơi giúp trẻ bộc lộ nhiều khả năng ngôn ngữ của mình
đồng thời kích thích trẻ phải vươn lên trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt

cho những người xung quanh có thể hiểu nguyện vọng ý kiến của mình.
+ Thông qua trò chơi, các biểu tượng mà trẻ đã thu nhận trước đây được
củng cố và chính xác hóa. Qua trò chơi đóng kịch trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ
văn học khi chơi trẻ được đặt vào các tình huống kịch, được diễn đặt lời nói theo
đặc điểm tính cách của các nhân vật trong kịch. Vì thế ngôn ngữ trẻ trở nên mạch
lạc hơn, trẻ tập làm chủ ngôn ngữ đã nắm được.
Trang 15
- Nghe những người xung quanh nói đúng, trẻ nắm được ngữ pháp của
câu, biết được kiểu câu của tiếng nói. Vì vậy:
+ Giáo viên sử dụng đúng một số kiểu câu, sửa chữa một số câu sai.
+ Cho trẻ làm quen với các kiểu câu mới khó hơn.
+ Hình thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp.
- Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học
được tiến hành:
+ Dạy trẻ kể lại truyện: Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác
phẩm văn học mà trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ
đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên. Tuy nghiên yêu cầu trẻ không học
thuộc lòng câu chuyện. Trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt
nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt
truyện.
+ Chơi đóng vai theo chủ đề: Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải
tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi
chơi, trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của
trẻ thêm phong phú và đa dạng.
+ Chơi đóng kịch: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp
tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ
tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn
học đã được gọt giũa chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính
cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ
rệt.

- Ngoài ra ta có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách:
+ Tạo ra một môi trường có tính kích thích cao: Trẻ luôn cần những kích
thích và việc tạo ra cho trẻ cơ hội để chúng nhận ra bản chất sáng tạo của mình
sẽ có tác dụng kích thích chúng nhiều hơn là một bức tranh hay một mô hình đồ
chơi. Khả năng khám phá và học hỏi cũng quan trọng như là những lời đang chờ
Trang 16
được trẻ nói ra. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự khám
phá những tài năng còn ẩn giấu trong trẻ.
+ Đọc cho trẻ nghe:
Mặc dù có thể hơi cường điệu một chút nhưng đọc cho trẻ nghe
ngay từ những phút giây đầu đời của trẻ là một trong những cách tốt nhất bạn có
thể làm. Thông qua việc dành thời gian đọc cho trẻ, bạn giúp trẻ nhận biết những
điều kỳ diệu mà ngôn ngữ đem lại và sự thích thú của trẻ đối với những điều kỳ
diệu đó sẽ biến trẻ thành người ham học. Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất
nhiều về ngữ pháp và ngôn ngữ. Trong những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn
được đi kèm với giai điệu và hình ảnh sinh động, vì thế trẻ sẽ dễ dàng lạc trong
sự tuyệt vời của ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, đọc cũng thúc đẩy một năng lực khác liên quan tới
việc nói của trẻ, đó là khả năng đọc to. Nhiều trẻ phải chống chọi với việc chỉ
biết đọc thầm trong khi khả năng đọc to rất hạn chế. Thời gian nghe truyện có
thể đem lại những phát triển hoàn toàn mới cho khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Sẽ không bao giờ là quá sớm để đọc cho trẻ nghe. Ngay khi vừa
chào đời Trẻ có thể nhận biết những lời ru êm đềm và một số bức tranh rực rỡ.
Bằng việc đọc cho trẻ nghe càng sớm càng tốt bạn đang đặt nền móng cho một
ngày mai dễ dàng hơn cho trẻ.
+ Mô tả: Chỉ đơn giản bằng việc mô tả cho trẻ những gì trẻ đang làm,
đang nghe và đang nhìn thấy, bạn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển khả
năng nói. Hãy tập cho con bạn biết mô tả hình ảnh bằng lời nói và bé sẽ sớm tìm
cách làm điều tương tự. Đối với trẻ mẫu giáo, hãy gọi tên những thứ xung quanh
ngôi nhà của bạn. Hãy viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên đồ vật đó để khi trẻ

đi qua chúng, trẻ sẽ nhận ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “xe đạp” lên 1 mẩu
giấy và gắn trên xe đạp.
+ Hát: Ca hát luôn hấp dẫn trẻ thơ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn dành
cho bé nhiều cơ hội để hát và nghe hát. Nếu bạn có thể cho bé nghe các bài hát
Trang 17
phần lớn thời gian trong ngày thì chúng sẽ rất biết ơn bạn. Thường thì phần lớn
vốn từ của trẻ tới từ những lời lặp đi lặp lại hay những cụm từ trong bài hát. Khi
trẻ nghe thấy một bài hát, thì bài hát đó sẽ nổi bật lên so với các hiện tượng ngôn
ngữ khác và gây nên những ấn tượng nhất định trong trẻ. Nếu trẻ đã nghe một
bài hát từ trước, chúng sẽ học cách hát lại.
+ Lặp đi lặp lại: Trẻ học qua thực hành. Điều đó có nghĩa là phải làm đi
làm lại. Hãy tạo thật nhiều cơ hội để trẻ phải nói đi nói lại cái đó nhiều lần. Đó
có thể là những bài hát, những quyển sách hay những lời chỉ dẫn. Nếu như bạn
làm theo một quy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi trẻ đã quen,
chúng sẽ hiểu và cố gắng làm giống như thế.
+ Tiếp xúc với những trẻ khác: Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của
một đứa trẻ là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách chia sẻ (hay đòi hỏi) trẻ cần phát
triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng và nếu như dành đủ
thời gian chơi đùa với bạn bè, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm
giác thành lời. Điều đó không có nghĩa là bạn phải bỏ mặc con bạn một mình để
bé chơi với những trẻ khác. Hãy cùng bé đến các sân chơi hay công viên và
khuyến khích bé giao tiếp với những bạn khác.
+ Một vài trò chơi đơn giản giúp trẻ học nói: Các trò chơi ghép nối - các
trò chơi này dạy cho trẻ cách miêu tả những thứ chúng đang tìm kiếm. Các bài
hát - khi trẻ hát đi hát lại các bài hát, đó là lúc chúng tập nói. Đọc - việc đọc giúp
trẻ nhận biết từ và ngữ pháp. Nấu ăn - hãy tạo ra một công thức nấu ăn đơn giản
và yêu cầu trẻ làm theo từng bước trong khi nấu ăn. Trẻ sẽ phải đọc to các bước
đó và nhận biết mối liên hệ giữa hình ảnh với thực tế. Điều đó sẽ cho trẻ thấy
ngôn ngữ cũng có những trật tự nhất định. Miêu tả - Cùng trẻ chơi trò bịt mắt và
miêu tả các đồ vật. Ngay cả những trẻ rất nhỏ cũng sẽ có khả năng dùng những

từ như dính, nóng, lạnh hay mượt. Trò chơi này giúp trẻ nghĩ về những việc
mình đang làm và miêu tả chúng bằng lời.
* Biện pháp khắc phục các lỗi ngôn ngữ ở trẻ:
Trang 18
- Nói ngọng, đớt:
+ Thường xuyên tập luyện một số cơ quan như: Môi, lưỡi, răng, phát
triển tính linh hoạt của hàm.
+ Giáo viên giúp trẻ biết điều khiển nhịp nhàng các cử động của bộ máy
phát âm. Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm cũng
như khả năng điều khiển hoạt động của bộ máy này. Ở tuổi mẫu giáo, những
điều kiện này đã được mức tương đối ổn định. Cho nên trẻ đã có thể phát âm
được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát
âm.
- Lỗi về thanh điệu: Thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức
tạp, việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với
trẻ. Trẻ thay thế bằng âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm
điệu cuối của thanh sắc (phát âm “ngã” thành “ngá”). Trẻ thay thế âm điệu gãy
bằng âm điệu không gãy, làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh
nặng (phát âm “ngủ” thành “ngụ”). Từ Thanh Hóa trở vào, trẻ thường nói sai
thanh điệu hỏi/ngã, trẻ miền Nam không phân biệt được ba thanh: hỏi, ngã, nặng.
Đến tuổi mẫu giáo, lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn
(Miền Bắc).
- Lỗi về âm đầu:
+ Trẻ ở một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thường có hiện tượng phát âm sai
như: Nói lẫn lộn “l” thành “n”, nói lẫn lộn “tr” thành “t”, “s” thành “th”, nói lẫn
lộn “d”, “gi” thành “r”, “v” thành “d”, “qu” thành “ng”.
+ Trẻ miền Bắc phát âm sai như: “tr” thành “ch”, “s” thành “x”. Một số
trẻ chưa phát âm được phụ âm “p”, trẻ lẫn sang phụ âm “b”. Nên giáo viên cần
khắc phục bằng cách:
Giáo viên phải nói đúng, chính xác để làm mẫu cho trẻ.

Trang 19
Đưa cho trẻ xem tranh hoặc vật thật: Lọ hoa, cái phích, quả na, con
hươu, đèn pin,…những từ mà trẻ thường phát âm sai, cho trẻ phát âm những từ
đó, nếu trẻ phát âm sai thì sửa cho trẻ liền.
Giải thích nghĩa của từ đó.
- Lỗi về âm đệm: Âm đệm chỉ được lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những
âm này. Chính vì thế, âm đệm thường bị bỏ qua. Ví dụ: Trẻ phát âm “khuếch
khoác” thành “khất khác”, “loắt choắc” thành “lắt chắt”, “chiếc thuyền” thành
“chiếc thiền”. Nên cần khắc phục:
+ Giáo viên cần phát âm to, rõ, chậm và đọc lại nhiều lần để cho trẻ nhìn
miệng của cô và bắt chước đọc cho đúng.
+ Thường xuyên đưa tranh hoặc vật thật có từ khóa âm đệm và phát âm
cho trẻ nghe nhưng phải phù hợp với chủ điểm, hoàn cảnh .
+ Âm đệm tạo nên sự đối lập tròn môi, không tròn môi, nên khi phát âm
có chữ cái “u” thì không tròn môi, còn “o” thì phải tròn môi.
- Lỗi về âm chính: Tập trung vào các nguyên âm đôi /ie/, /ui/, /uo/, /iê/,
/ươ/, /uô/ trẻ chuyển các âm đôi thành nguyên âm đơn khi phát âm. Trẻ phát âm
sai những âm chính này chủ yếu là do tập quán của địa phương hoặc nghe chưa
chính xác, các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo âm tiết
phức tạp hơn, phát âm khó khăn hơn. Biện pháp:
+ Phải thường xuyên phát âm.
+ Giải thích cho trẻ hiểu là âm chính trong từ, là đỉnh của âm tiết, không
thể thiếu.
+ Nói chuyện trực tiếp với trẻ, có thể đặt câu hỏi để trẻ trả lời.
- Lỗi về âm cuối: Trẻ ở miền Nam phát âm sai các phụ âm cuối “n” thành
“ng”, “t” thành “ch”, “nh” thành “n”, “ch” thành “c”. Biện pháp:
+ Có thể đưa tranh tàu thủy và cho trẻ nói, phát âm chưa đúng thì có thể
phát âm cho trẻ nghe nhiều lần.
+ Đưa các từ có phụ âm cuối cho trẻ đọc.
Trang 20

Tóm lại: Phát hiện và sửa chữa các lỗi về dùng từ không phải là việc làm chỉ có
quan hệ đến ngôn ngữ, đến lời nói, câu văn mà chính là liên quan mật thiết đến
lĩnh vực nhận thức, tư duy. Do đó muốn khắc phục được lỗi về dùng từ hoặc
muốn phát hiện và sửa chữa chính xác các lỗi đó, cần không ngừng nâng cao
trình độ nhận thức năng lực tư duy đồng thời với việc tích lũy, bồi dưỡng vốn từ
và nâng cao trình độ sử dụng từ của giáo viên để cung cấp kiến thức đúng và đầy
đủ cho trẻ.
Thực nghiệm:
* Mục đích thực nghiệm:
- Kiểm tra tình hình, khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khả năng
phát âm của trẻ. Từ đó biết được bao nhiêu phần trăm trẻ phát âm không đạt yêu
cầu, sự tổng hợp này giúp cô mẫu giáo nắm được trạng thái phát âm của cả lớp
chồi 1.
- Khắc phục những lỗi sai mà trẻ thường mắc phải.
- Giúp trẻ nói mạch lạc Lôgic, diễn đặt những gì mà trẻ muốn, nói lưu loát.
- Giúp trẻ tự tin để nói, kể chuyện, đọc thơ và vui chơi với bạn bè.
- Giúp trẻ gần gũi với cô, với bạn bè, biết chia sẻ giao tiếp với nhau, biết
kính trên nhường dưới.
* Nội dung thực nghiệm:
Tác phẩm văn học: “Ba ngọn Đèn”
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là trẻ có thể kể lại chuyện theo ý của trẻ nhưng
phù hợp với nội dung yêu cầu:
+ Năng lực phát âm đúng rõ ràng, biết điều chỉnh âm lượng và ngữ điệu
của giọng: Nói rõ ràng, vừa phải, sửa nói đớt, không nói kéo dài giọng… Nên
cần:
Rèn luyện thính giác ngôn ngữ: Giúp tri giác âm thanh nói chung và
âm thanh ngôn ngữ nói riêng.
Trang 21
Luyện cơ quan phát âm: Luyện vận động tự do giúp các bộ phận
môi, răng, lưỡi….chuyển động nhịp nhàng linh hoạt; luyện vận động theo

phương thức phát âm trên cơ sở phát âm, tập nói.
Luyện thở ngôn ngữ: Luyện thở tự do và luyện thở ngôn ngữ.
Luyện giọng: Là giúp trẻ biểu hiện thái độ tình cảm của mình trong
lời nói.
+ Cung cấp qua tác phẩm văn học “Ba ngọn Đèn” cung cấp từ cho trẻ:
Tại một thành phố nọ, trong ngôi nhà nhỏ ở ngay ngã tư đường phố
có ba ngọn Đèn cùng chung sống với nhau. Đó là Đèn Đỏ, Đèn Vàng và Đèn
Xanh. Công việc của chúng thật quan trọng. Nếu Đèn Xanh bật sáng, nghĩa là
đường đang trống xe hơi và mọi người có thể băng qua được! Còn khi Đèn Vàng
bật lên là lúc nó muốn lịch sự nhắc chúng ta rằng: “Đi cẩn thận nhé! Sắp phải
dừng lại đấy!”. Sau Đèn Vàng là Đèn Đỏ. Đèn Đỏ sáng lên và nói: “Xin mời
dừng lại! Đến lượt xe khác đi!”. Trật tự trên là nghiêm ngặt. Không Đèn nào
được quên thứ tự bật sáng của mình. Nhưng bất ngờ, một hôm Đèn Xanh cãi
nhau với Đèn Đỏ. Đèn Xanh nói:
- Tại sao xe hơi đang chạy lại phải dừng lại? Xe nào cũng vội vã
như nhau vì có biết bao nhiêu người đang đợi chúng ở các bến xe. Này Đèn
Vàng và Đèn Đỏ ơi, tôi không nhường cho các anh đâu. Tôi cứ bật sáng mãi để
các xe được chạy liên tục đấy!
Đèn Đỏ bèn cãi lại: Tôi nghĩ khác, các xe vội vã chạy nhanh nên rất
mệt. Vì thế, tôi cần chiếu sáng để chúng dừng lại nghĩ thật lâu!
Nghe hai bạn cãi nhau, Đèn Vàng ân cần hòa giải: Đèn Xanh và
Đèn Đỏ ơi, ai có việc của người nấy. Cãi nhau mà làm gì?
Mặc dù Đèn Vàng đã van nài nhưng Đèn Đỏ và Đèn Xanh vẫn cứ
cãi nhau mãi… và thậm chí đánh nhau nữa chứ! Kết cục là cả hai đều bị thương
tích đầy mình nên chẳng còn bật sáng lên được nữa. Thế rồi, các loại xe và người
qua lại ỡ ngã tư đường không còn biết phải đi như thế nào nên cứ ùn lại, ùn lại…
Trang 22
Chẳng mấy chốc, đường xá đông nghịt những xe và người… Thế là tắt đường
mất rồi!
Bỗng một ông tiên mặc trang phục như chú cảnh sát giao thông xuất

hiện. Ông tiên đến ngôi nhà của ba ngọn Đèn và khám sức khỏe cho chúng. Sau
đó, ông tiên ngồi trò chuyện vui vẻ rất lâu với cả ba ngọn Đèn rồi ân cần khuyên
chúng:
- Này các cậu bé, đừng bao giờ cãi nhau nữa nhé!
Từ đó trở đi, trong ngôi nhà nhỏ tại ngã tư đường phố, ba ngọn Đèn
Xanh, Vàng, Đỏ luôn sống chan hòa và đoàn kết với nhau. Các con nghĩ xem,
ông tiên đã nói chuyện gì với ba ngọn Đèn thế nhỉ?
+ Cung cấp từ và giúp trẻ hiểu được nghĩa của một số từ:
Ngã tư: Nơi giao nhau của 4 đường.
Băng qua: Chạy được, vượt được.
Nghiêm ngặt: Được sắp xếp theo thứ tự, không lẫn lộn.
Van nài: Cố hòa giải, xin hai ngọn Đèn đừng cãi nhau nữa.
Ùn lại: Cứ dồn lại, dồn lại.
Đoàn kết: Biết chung sức.
Chan hòa: Sống hòa thuận.
Tổ chức luyện phát âm cho trẻ thông qua các bài đồng dao và các tiết
dạy thơ truyện.
- Thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ mang tính nhịp điệu cao có vần điệu.
+ Khi đọc cho trẻ nghe, cô giáo cần truyền đạt âm điệu vui tươi, êm dịu,…
đến với trẻ. Qua đó giúp trẻ cảm nhận được vần điệu của tiếng Việt.
+ Luyện phát âm cho trẻ cần chọn các trò chơi có ý nghĩa và tác dụng về
mặt ngữ âm. Trò chơi đó phải có những câu, những tiếng trong đó có âm định
luyện cho trẻ như trò chơi “nu na nu nống” có thể giúp trẻ luyện phát âm âm
“nờ”. Sau khi hướng dẫn luật chơi, làm mẫu các động tác, cô giáo cho học sinh
Trang 23
thực hành ngay. Để đảm bảo mục đích luyện phát âm, cô giáo cần chú ý xem các
em phát âm có đúng không. Nếu sai, cần sửa ngay cho cháu và cho cháu đọc lại.
+ Trò chơi biểu diễn đọc thơ, ca dao, đồng dao có tác dụng lớn trong việc
rèn luyện ngữ âm cho trẻ, trẻ dần nắm được cách đọc đoạn nào nhanh, đoạn nào
chậm, đoạn nào lên giọng, đoạn nào xuống giọng, cách thể hiện tình cảm buồn

vui… Qua đó trẻ dần có ý thức về âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu…
+ Trước khi cho trẻ đọc đồng dao, thơ cô đọc trước sau đó chia thành 2
nhóm cho trẻ đọc:
Nhóm 1: Đọc tốt, to, rõ, thuộc đồng dao nhưng còn có một số trẻ
còn đọc nhỏ.
Nhóm 2: Đọc không to, không thuộc đồng dao, thậm chí có trẻ
không đọc.
- Kể và đọc truyện cho trẻ nghe:
+ Trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm, hiểu nội dung, nắm được tình tiết
của câu truyện. Qua giọng đọc và kể của cô, trẻ có thể nhận biết cách sử dụng
ngữ điệu giọng để bộc lộ được đặc điểm, tính cách nhân vật, học được cách sử
dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Trẻ mẫu giáo nhớ cần phải thông thạo những hình thức chủ yếu của lời
đọc thoại: Kể lại chuyện và kể chuyện. Giữa hai hình thức này có những điểm
chung và những điểm riêng.
+ Được tổ chức cho trẻ trong giờ học, cô kể cho trẻ nghe 2 lần, mỗi lần kể
có kết hợp với tranh và mô hình. Sau đó cũng chia trẻ ra thành 2 nhóm để xem
nhóm nào có trí nhớ và phát âm có chuẩn, đúng hay không?
Nhóm 1: Kể chuyện sáng tạo, có nội dung câu chuyện rõ ràng, phát
âm chuẩn, kể lưu loát.
Nhóm 2: Kể chậm, còn rụt rè, không nhớ câu chuyện.
Trang 24
Tổ chức cho trẻ nghe câu chuyện “Ba ngọn Đèn” yêu cầu một trẻ kể lại
“Ba ngọn Đèn”:
- Ở một thành phố nọ, có Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Đèn Vàng. Nếu Đèn Xanh
sáng thì xe đi, Đèn Vàng thì đi chậm lại., còn Đèn Đỏ thì dừng lại. Một hôm Đèn
Xanh với Đèn Đỏ cãi nhau, Đèn Xanh nói: Tại sao xe đang chạy lại phải dừng
lại? Đèn Đỏ không chịu và cả hai đánh nhau. Đèn Vàng nói với hai Đèn là đừng
cãi nhau nữa. Lúc đó có một ông tiên xuất hiện và nói với 2 Đèn Xanh và Đèn
Đỏ. Từ đó trở đi ba ngọn Đèn sống vui vẻ bên nhau.

- Xây dựng mẫu câu đàm thoại với về tác phẩm “Ba ngọn Đèn”:
+ Các con ơi: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vật?
+ Ba ngọn Đèn làm công việc gì? (Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Đèn Vàng).
+ Tại sao Đèn Xanh và Đèn Đỏ lại cãi nhau?
+ Đèn Xanh đã nói như thế nào? Ai có thể nhắc lại câu nói của Đèn Xanh?
+ Còn Đèn Đỏ đã nói gì? Ai có thể nhắc lại câu nói của Đèn Đỏ?
+ Ai đã đứng ra hòa giải? Và Đèn Vàng nói như thế nào?
+ Cuộc hòa giải có thành công không?
+ Đèn Xanh, Đèn Đỏ đã làm gì? Kết quả như thế nào?
+ Ai đã xuất hiện và đến ngôi nhà ba ngọn Đèn?
+ Ông tiên mặc trang phục gì?
+ Các con thấy Đèn Xanh và Đèn Đỏ cãi nhau như vậy có tốt không?
+ Nếu là các con thì các con có cãi nhau như vậy không?
* Tiến hành thực nghiệm:
Trong quá trình thực tập tại trường Mẫu giáo Phường 3 lớp Chồi 1 thì em
thấy ngôn ngữ của trẻ về khả năng phát âm, dùng từ, diễn đạt ngữ pháp của trẻ
thì có một số trẻ phát âm tốt và chuẩn, nhưng em thấy vẫn còn một số trẻ diễn
đạt chưa mạch lạc, cũng có trẻ còn dùng từ, phát âm sai nhiều.
Những câu nói của trẻ ở lớp Chồi 1 mà em ghi nhận được:
Trang 25
- Ngoi nhà con đẹp lắm.
- Lớn lên con sẽ làm ca hỉ.
- Con thưa bầy cô, con mới lại.
- Cô dẫn con đi ỉa.
- Con cho em con ăn sữa.
- Cô cho con đi ực nước miếng.
* Đánh giá kết quả thống kê theo mẫu sau:
Khảo sát 10 trẻ ở lớp Chồi 1 trường Mẫu giáo Phường 3, gồm có:
Nhóm 1:

1. Trương Minh Cang.
2. Lê Phạm Bảo Hân.
3. Nguyễn Phú Hưng.
4. Phan Lê Lệ Thanh.
5. Hồ Hoàng Vinh.
Nhóm 2:
1. Lâm Huỳnh Duy Đại.
2. Trần Hải Đăng.
3. Nguyễn Thị Ngọc Nhi.
4. Dương Anh Tuấn.
5. Lê Vinh.
Khả năng
ngôn ngữ
Số lượng trẻ Tỉ lệ %
Ghi
chú
Tốt Khá
Lỗi
nhiều
Tốt Khá
Lỗi
nhiều
1.Phát âm 3 4 3 30% 40% 30%
2.Dùng từ diễn đạt 3 2 5 30% 20% 50%
3.Khả năng hiểu từ 4 6 40% 60%
4.Khả năng ngữ
pháp, diễn đạt mạch
2 2 6 20% 20% 60%
Trang 26

×