Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TRỞ LẠI LÀM NGƯỜI CÓ ÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.05 KB, 2 trang )

Trở lại làm người có ích
TT - Hơn năm tháng sau lần đi tham quan trại tạm giam, trường giáo dưỡng và được
trò chuyện trực tiếp với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhiều thanh thiếu niên chậm tiến
“đã hiểu ra” và đang cố gắng từng ngày để hòa nhập cộng đồng, mong muốn trở
thành người có ích.
Mỗi sáng, Trần Văn Hùng đi học nghề trên chiếc xe đạp
được TP Đà Nẵng trao tặng -Ảnh: Lê Hải
Nhiều bạn trong số đó giờ đây chăm chỉ học nghề, thôi không
tụ tập lêu lổng.
Chuyện của Hùng
Chúng tôi gặp lại Trần Văn Hùng (sinh năm 1995, phường An
Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) khi em đang cắm cúi
làm việc tại một tiệm sửa xe máy nhỏ trên đường Hà Thị
Thân. Hùng thoăn thoắt đôi tay lem luốc đầy dầu mỡ cạy vỏ, vá ruột xe, bơm hơi, tăng xích,
sửa thắng cho khách.
Nhìn dáng người nhỏ thó, chăm chỉ của Hùng, hiếm ai có thể tin em từng có tên trong danh
sách thanh thiếu niên chậm tiến của TP Đà Nẵng.
Vãn khách, Hùng rụt rè mở đầu câu chuyện: “Nghĩ lại em thấy mình dại dột quá ”. Hùng
sớm bỏ học từ lớp 8, từng có “thành tích đen” về việc tụ tập bạn bè trộm cắp, đánh nhau,
“ngồi thiền” ở quán Internet thâu đêm suốt sáng
Đầu tháng 9-2010, Hùng cùng gần 300 thanh thiếu niên chậm tiến ở độ tuổi 12 đến dưới 18
tuổi của TP Đà Nẵng được đi tham quan trại tạm giam Hòa Sơn, Trường Giáo dưỡng số 3
thuộc Bộ Công an đóng tại vùng rừng núi heo hút nhất của xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang,
TP Đà Nẵng) và có buổi gặp gỡ, nói chuyện với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá
Thanh.
96 triệu đồng cho 60 bạn
trẻ học nghề
Cuối năm 2010, TP Đà
Nẵng đã hỗ trợ kinh phí 96
triệu đồng giúp đỡ 60 thanh
thiếu niên chậm tiến trên


địa bàn có nguyện vọng
học nghề, biết ăn năn hối
cải, tích cực sửa đổi để
thành người có ích.
“Em đã thấm thía khi tận mắt chứng kiến cuộc sống tù tội, mất tự do của những người lầm
lỡ đang cải tạo ở đó. Buổi nói chuyện với bác Thanh đã giúp em hiểu ra nhiều điều” - Hùng
thổ lộ.
Ngay sau chuyến tham quan, Hùng về nhà xin lỗi ông bà, cha mẹ vì những việc làm xấu đã
gây ra và nắn nót những con chữ vụng về viết một bức thư gửi cho bác Bí thư Thành ủy
hứa sẽ tích cực sửa đổi để trở thành người tốt, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được thành
phố tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí học nghề sửa xe máy vì hoàn cảnh gia đình quá khó
khăn.
Ba Hùng bị tật ở chân trái không làm gì được, mẹ vất vả với công việc phụ hồ nuôi cả nhà
năm miệng ăn nên cuộc sống rất bấp bênh, thường xuyên túng thiếu.
“Được thành phố hỗ trợ 6,2 triệu đồng, em đi học nghề sửa xe máy hơn năm tháng nay. Khi
học xong nghề em sẽ ở lại làm việc trả ơn chủ vài năm, sau đó cố gắng dành dụm vốn mở
tiệm sửa xe máy giúp đỡ ba mẹ nuôi hai em ăn học đến nơi đến chốn” - Hùng định hướng
cho tương lai.
Giúp các em thành người có ích
Không chỉ Trần Văn Hùng, nhiều thanh thiếu niên từng bị liệt vào diện cá biệt, chậm tiến
khác như Lê Văn Quýt, Trần Văn Ốp, Nguyễn Hữu Tiến, Huỳnh Văn Lân đều được thành
phố hỗ trợ kinh phí để học nghề điện tử, cơ khí, xây dựng, cắt tóc, sửa xe
Chị Nguyễn Thị Tình (46 tuổi, mẹ của Quýt) phấn khởi: “Cháu Quýt đã thay đổi nhiều, đi học
nghề cắt tóc đều đặn. Thỉnh thoảng một hai tuần cháu mới xin đi chơi một lần và đều về
đúng giờ”.
Anh Huỳnh Ngọc Kiều (phó bí thư Đoàn phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà), người được
phân công giúp đỡ các thanh thiếu niên chậm tiến trên địa bàn, nhận xét: “Sau chuyến tham
quan, chúng tôi cùng với hội cựu chiến binh, công an phường đến từng gia đình phân tích
cho các em nhận ra những việc làm sai trái trước đó, kiên trì giúp đỡ để các em sửa đổi
thành người có ích. Đến nay, hầu hết các em đều có tiến bộ rõ rệt”.

LÊ HẢI

×