Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

ĐỀ CƯƠNG tâm lý QUẢN TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.35 KB, 64 trang )

Tailieuvip.com
ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ QUẢN TRỊ
Xuân Lộc
1
Tailieuvip.com
Câu 1: Khái niệm tâm lý QTKD?
Ở nước ta, từ những năm 1986, 1987 nền kinh tế đã chuyển dần từ bao
cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này
đã kéo theo những biến đổi tâm lí con người trong các xí nghiệp, nhà
máy, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ…đòi hỏi phải có một đội
ngũ cán bộ đặc biệt là các nhà quản trị các cấp phải nhanh chóng nắm
bắt và vận dụng có hiệu quả những tri thức tâm lí học quản trị kinh
doanh để giúp Doanh nghiệp hoạt động tốt.
•Tâm lý học: là môn khoa học nói chung sự hình thành, vận động và phát
triển của các hoạt động tâm lý.
•Quản trị: là sự tác động có mục đích, có định hướng, có kế hoạch và có hệ
thống thông tin từ chủ thể quản trị đến khách thể của nó nhằm đạt được mục tiêu
của tổ chức đề ra
•Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lời
•Quản trị kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của
chủ thể doanh nghiệp lên tập thể lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách
tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật pháp,
chuẩn mực xã hội.
•Tâm lý học quản trị kinh doanh: là một môn khoa học chuyên ngành được
ứng dụng vào hoạt động quản trị kinh doanh như một nghệ thuật tác động vào
tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm việc vừa vì lợi ích của cá nhân
vừa vì lợi ích của toàn xã hội tạo nên bầu không khí tâm lý vui tươi đoàn kết
trong doanh nghiệp.
Câu 2: Phân tích các nguyên tắc quản trị của F.W.TayLor, từ đó nêu ý


nghĩa của lý thuyết này trong quá trình quản trị của doanh nghiệp hiện
nay?
Xuân Lộc
2
Tailieuvip.com
Ferderick Winslow Taylor (1856 – 1915) là cha đẻ của lý thuyết quản lý theo
khoa học. Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:
− Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện có kết quả từng công
việc cụ thể trong nhà máy: Xác định một cách khoa học khối lượng công
việc hàng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố
trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng
định mức cho từng phần việc. Định mức được xây dựng qua thực nghiệm
(bấm giờ từng động tác).
− Tuyển chọn, huấn luyện công nhân phù hợp với mỗi công việc: Lựa chọn
công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa học để
thực hiện công việc: Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho
công nhân “vạn năng” (biết nhiều việc song không thành thục). Các thao
tác được tiêu chuẩn hóa cùng với các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được
tiêu chuẩn hóa và môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi công nhân được gắn
chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hóa cao độ.
− Xây dựng định mức lao động và phân công, hợp tác lao động một cách
khoa học: Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm
(hợp lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến
khích nỗ lực của công nhân. Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng
cấp quản lý. Cấp cao tập trung vào chức năng hoạch định, tổ chức và phát
triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng điều hành cụ thể. Thực hiện
sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo
dây chuyền liên tục.
Biện pháp thực hiện: Để thực hiện những nguyên tắc của mình, Taylor đã
tiến hành:

− Nghiên cứu toàn bộ quy trình thực hiện công việc của công nhân, chia
nhỏ các công việc trên thành các công đoạn khác nhau để tìm cach cải
tiến, tối ưu hóa các thao tác
− Xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất để kích thích người lao động
( như trả công theo sản phẩm)
Xuân Lộc
3
Tailieuvip.com
Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là năng suất lao động tăng
lên rất nhanh và khối lượng sản phẩm tăng nhiều. Tuy nhiên, lý thuyết của
Taylor nghiêng về "kỹ thuật hóa, máy móc hóa" con người, sức lao động bị khai
thác kiệt quệ làm cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về quản trị.
Mặc dù có những hạn chế người lao động bị bóc lột thâm tệ, không quan tâm
đến tâm lý người lao động nhưng nó lại có một ưu điểm rất lớn là năng suất lao
động tăng và kỷ luật trong lao động rất cao mà điều này cho đến tận bây giờ kể
cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều đã và đang vận dụng
thuyết quản lý của Taylor rất thành công. Đặc biệt là các nước tư bản họ đã
biết kế thừa, phát huy một cách rất linh hoạt, sáng tạo. Họ đề cao đến việc quan
tâm tâm lý của người lao động làm cho người lao động luôn luôn được khích lệ,
được quan tâm (khắc phục hạn chế ) điều này làm cho năng suất lao động ở
các nước này đã cao lại còn cao hơn nhiều và trên một nền kỷ luật rất cao (phát
huy tính tích cực).
Việt Nam hiện đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà Nước. Nhìn chung thì đười sống, tay nghề của người lao động đã được
cải thiện rất nhiều. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp còn một số hạn chế:
− Tâm lý người lao động mới được quan tâm những chưa được đề cao
− Kỷ cương trong lao động còn lỏng lẻo
Chính vì vậy hiện nay chúng ta cần chú ý vận dụng học thuyết của Taylor ở 2
vấn đề:
− Quan tâm đến tâm lý người lao động

− Kỷ luật trong sản xuất phải được nâng cao hơn (sự phân công lao động
phải hợp lý hơn)
Câu 3: Phân tích thuyết nhu cầu của A.Maslow dưới góc độ tâm lý quản trị
kinh doanh. Nêu ứng dụng của lý thuyết này trong quá trình quản trị
doanh nghiệp?
Xuân Lộc
4
Tailieuvip.com
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu
cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao. Theo
tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:
− Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho con
người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các
nhu cầu của cơ thể khác. Những nhu cầu sinh lý sẽ chi phối khi chúng
không được thoả mãn và không một nhu cầu nào khác có thể là cơ sở của
động cơ. Như Maslow đã phát biểu: “Một người thiếu thức ăn, sự an toàn,
tình yêuvà sự quý trọng, chắc chắn sẽ khao khát thức ăn mạnh hơn mọi
thứ khác”.
− Nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an
toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ Khi những nhu cầu
sinh lý đã được đáp ứng đầy đủ, thì những nhu cầu cấp cao hơn tiếp theo
sẽ trở nên quan trọng. Những nhu cầu an toàn bao gồm việc bảo vệ khỏi
bị xâm hại thân thể, ốm đau bệnh tật, thảm hoạ kinh tế và những điều bất
ngờ. Theo quan điểm quản trị thì những nhu cầu an toàn thể hiện ra ở sự
cố gắng của công nhân viên, đảm bảo có việc làm và có các phụ cấp.
− Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về tình
yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội Những nhu cầu này liên quan đến
bản chất xã hội của con người và nhu cầu về tình bạn của họ. Ở đây hệ
thống thứ bậc bắt đầu từ những nhu cầu vật chất hay tiêu chuẩn vật chất
của hai cấp trên. Tình trạng không thoả mãn nhu cầu ở cấp này có thể tác

động đến trạng thái tinh thần của cá nhân đó.
− Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác,
được người khác tôn trọng, địa vị Nhu cầu ý thức rõ tầm quan trọng đối
với những người khác (lòng tự trọng) cũng như về sự quý trọng thực sự
của những người khác đều thuộc loại này. Sự tôn trọng từ phía những
người khác cũng phải được cảm nhận là xác thực và xứng đáng Việc
thoả mãn những nhu cầu này sẽ dẫn đến sự tự tin và uy tín.
− Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân, thiện,
mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước Maslow định nghĩa những nhu cầu này là
Xuân Lộc
5
Tailieuvip.com
“lòng mong muốn trở nên lớn hơn bản thân mình, trở thành mọi thứ mà
mình có thể trở thành”. Điều đó có nghĩa là cá nhân sẽ thể hiện đầy đủ
mọi tài năng và năng lực tiềm ẩn của mình.
Maslow khẳng định rằng nếu tất cả những nhu cầu của một con người đều
không được thoả mãn vào một thơì điểm cụ thể, thì việc thoả mãn những nhu
cầu trội nhất sẽ thúc đẩy mạnh nhất. Những nhu cầ xuất hiện trước tiên phải
được thoả mãn trước khi nhu cầu cấp cao hơn xuất hiện.
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp
thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao bao
gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại này
là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các
nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người.
 Ứng dụng Lý thuyết trong hoạt động quản trị
Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow đã có một ẩn ý quan trọng đối với các
nhà quản trị đó là muốn lãnh đạo nhân viên thì điều quan trọng là bạn phải hiểu
người lao động của bạn đang ở cấp độ nhu cầu nào. Từ sự hiểu biết đó cho phép
bạn đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của người lao động
đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu tổ chức.

− Đối với nhu cầu sinh lý: Trả lương tốt và công bằng, cung cấp bữa ăn
trưa, ăn giữa giờ, giữa ca miễn phí; đảm bảo các phúc lợi……
− Đối với nhu cầu về an toàn: Bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo
đảm công việc được duy trì ổn định và chăm sóc sức khoẻ tốt cho nhân
viên(an toàn tính mạng, thu nhập, công việc ….).
− Nhu cầu liên kết, chấp nhận: Người lao động cần được tạo điều kiện làm
việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận,
khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển
doanh nghiệp hoặc tổ chức, các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp
kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác.
Xuân Lộc
6
Tailieuvip.com
− Nhu cầu tôn trọng: Người lao động cần được tôn trọng về nhân cách,
phẩm chất, tôn trọng các giá trị của con người. Do đó, cần có cơ chế và
chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành
đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng cần
được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí
công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.
− Nhu cầu tự thể hiện: Nhà quản lý cần cung cấp các cơ hội phát triển
những thế mạnh cá nhân, người lao động cần được đào tạo và phát triển,
cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp
hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp.
Như vậy, Nhà quản lý cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhân
viên và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa là họ cần biết “chiều” nhân
viên một cách hợp lý và có dụng ý.
Câu 4: Lý thuyết quản trị hành chính của Fayol, ứng dụng?
Theo Henry Fayol, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể chia thành 6 nhóm:
− Kỹ thuật hay sản xuất
− Tiếp thị

− Tài chính
− Quản lý tài sản và nhân viên
− Kế hoạch thống kê
− Những hoạt động quản lý tổng hợp bao gồm: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
huy, phối hợp và kiểm tra
Fayol đã xây dựng lý thuyết quản trị theo tổ chức với 14 nguyên tắc:
1. Phân chia công việc: Nhân viên càng được chuyên môn hóa bao nhiêu,
hiệu quả công việc của họ sẽ tăng lên bấy nhiêu.
2. Tương quan giữa thẩm quyền và trách nhiệm: có quan hệ mật thiết với
nhau. Quyền hạn phải gắn liền với trách nhiệm. Giao trách nhiệm mà
không giao quyền thì công việc không hoàn thành được. Có quyền quyết
định mà không chịu trách nhiệm về quyết định đã đưa ra thì sẽ dẫn tới
thói vô trách nhiệm và hậu quả xấu.
Xuân Lộc
7
Tailieuvip.com
3. Kỷ luật: các thành viên của tổ chức cần phải tôn trọng quy tắc và những
thoả thuận mà cấp trên đưa ra.
4. Thống nhất chỉ huy: Mỗi thành viên chỉ nhận mệnh lệnh và thực hiện
mệnh lệnh cụ thể từ một người quản lí cuả mình. Điều này giúp cho tổ
chức tránh được những mâu thuẫn và hỗn loạn trong tổ chức.
5. Thống nhất lãnh đạo: Các nhà quản trị nên phối hợp hoạt động của các
nhân viên trong nhiều dự án, tuy nhiên, chỉ có một quản trị viên chính
chịu trách nhiệm về hành vi của nhân viên.
6. Cá nhân phụ thuộc lợi ích chung: Lợi ích cá nhân không được đặt trên lợi
ích của tổ chức.
7. Thù lao tương xứng: cách trả công phải công bằng, hợp lý và mang lại sự
thỏa mãn tối đa có thể cho chủ và thợ.
8. Tập trung thẩm quyền: Các nhà quản trị là người chịu trách nhiệm chính,
song cũng cần phân quyền cho các thuộc cấp để họ đủ thẩm quyền thực

hiện công việc của mình.
9. Tuân thủ nguyên tắc giai đẳng (trật tự thức bậc): Một chuỗi mệnh lệnh
được đưa ra cần theo trình tự từ quản trị cấp cao đến những vị trí thấp
nhất trong tổ chức.
10.Trật tự : Máy móc thiết bị và con người cần được sắp xếp đúng chỗ và
đúng thời điểm, đặc biệt là nhân sự cần phải được sử dụng vào những
công việc phát huy được khả năng của họ một cách cao nhất.
11.Công bằng (sự hợp tình hợp lý): sự công bằng trong cách đối xử với cấp
dưới và nhân viên cũng như lòng tử tế đối với họ là sự cần thiết tạo nên
lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên đối với xí nghiệp.
12.Sự ổn định trong việc hưởng dụng: sự ổn định nhiệm vụ là nguyên tắc cần
thiết trong quản trị. .Việc để xảy ra tình trạng thay đổi nhân sự liên tục sẽ
làm cho hiệu quả hoạt động của tổ chức giảm sút.
13.Tính sáng tạo: Fayol khuyên các nhà quản trị nên ‘hy sinh lòng tự kiêu cá
nhân’ để cho phép cấp dưới thực hiện sáng kiến của họ. Điều này rất có
lợi cho công việc.
14.Tính đồng đội: nguyên tắc này nói rằng đoàn kết luôn tạo ra sức mạnh. Sự
thống nhất, sự đoàn kết nhất trí trong cộng đồng mang lại những hiệu quả
to lớn.
Xuân Lộc
8
Tailieuvip.com
Ưu điểm:
− Có tiến bộ
− Có phương pháo quản trị khoa học thống nhất trong chỉ huy
− Tạo được kỉ cương cho tổ chức
Nhược điểm
− Chưa chủ trọng về mặt tâm lý và môi trường lao động
− Chưa đề cập đến tác động bên ngoài doanh nghiệp
 Ứng dụng:

Câu 5: Các phương pháp nghiên cứu tâm lý, ưu điểm, nhược điểm, phạm vi
ứng dụng của từng phương pháp? Ví dụ?
1. Phương pháp quan sát: là phương pháp nghiên cứu dựa trên những nhận
biết và các dấu hiệu bên ngoài để suy đoán ra các hiện tượng tâm lý đang
diễn ra bên trong. Có 2 loại quan sát chủ yếu: trực tiếp và gián tiếp.
− Ưu điểm: đây là phương pháp phổ biến, đơn giản, cổ truyền và hiệu
quả.
− Nhược: kết quả đánh có thể không thật chính xác do bị ảnh hưởng của
ý kiến chủ quan cá nhân người đánh giá hay thông tin thu thập đánh
giá chưa đầy đủ.
Vì vậy, trong công việc hàng ngày, người lãnh đạo phải biết lắng nghe ý
kiến cấp dưới, đối tác…để thu thập thông tin, phân tích, xét đoán, nhằm rút
ra những kết luận chính xác về bản chất con người trong kinh doanh. Người
lãnh đạo cũng phải thật khách quan khi đánh giá, nhận biết đủ và chính xác
dấu hiệu bên ngoài, và nó phải diễn ra trong điều kiện tự nhiên bình thường.
2. Phương pháp đàm thoại: Đó là cách đặt câu hỏi cho đối tượng và dựa vào
câu trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề
Xuân Lộc
9
Tailieuvip.com
cần nghiên cứu, qua đó phân tích tâm lý của họ. Phương pháp này được
sử dụng khi các nhà quản trị làm việc với cấp dưới để tìm hiểu tâm tư,
nguyện vọng hay điều tra những vấn đề có liên quan đến quản trị.
− Ưu điểm: phổ biến và hiệu quả
− Nhược: Kết quả của việc đánh giá có thể bị ảnh hưởng do yếu tố môi
trường bên ngoài, cũng có thể do ý kiến chủ quan người đánh giá. Độ
tin cậy không cao
3. Phương pháp điều tra: Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt
ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan
của họ về một số vấn đề nào đó.

− Ưu: thời gian ngắn có thể thu thập được một lượng lớn ý kiến
− Nhược: Đó là ý kiến chủ quan của người được nghiên cứu. Nếu người
được điều tra không có tinh thần trách nhiệm cao thì kết quả không thực
sự chính xác, kết quả không đạt yêu cầu
4. Phương pháp trắc nghiệm (test): Test là một phép thử để “đo lường” tâm
lí đã được chuẩn hóa trên một số lượng người đủ tiêu biểu. Thường áp
dụng phổ biến trong tuyển nhân viên, chọn nhân tài, tìm hiểu quan điểm
nhà quản trị
− Ưu: đơn giản, tiết kiệm chi phí, không tốn nhiều thời gian cho quá trình
đánh giá Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lí cần đo
− Nhược: Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa. Chủ yếu cho
biết kết quả, ít bộ lộ quá trình suy nghĩ
5. Phương pháp tọa đàm: là một dàng phỏng vấn tự do, trong đó ng nghiên
cứu và ng đc nghiên cứu cùng thảo luận, bàn bạc xung quanh một vấn đề
đã định. Cả 2 bên đều đc tự do tư tưởng, cùng tranh luận làm sáng tỏ vấn
đề.
Nhược điểm: độ tin cậy không cao
Ngoài ra còn có phương pháp: điều tra xã hội học, phương pháp thí nghiệm,
Câu 6: Trình bày lý thuyết lưỡng phân trong quản trị của Mc.Gregor và
nêu ứng dụng trong quản trị kinh doanh.
Lý thuyết X Nội dung của lý thuyết X bao gồm các quan niệm:
Xuân Lộc
10
Tailieuvip.com
− Lười biếng là bản tính của con người bình thường. Do đó họ sẽ lảng tránh
công việc nếu có thể được.
− Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để
người khác lãnh đạo.
− Từ khi sinh ra con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến
các nhu cầu của tổ chức.

− Bản tính con người là chống lại cải cách.
− Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm
đánh lừa.
Tóm lại:
Với quan niệm về con người trong lý thuyết X, tác giả thừa nhận bản chất máy
móc, vô tổ chức của con người. Những nhà quản trị công nhận lý thuyết X đều
tin rằng phải giành được quyền lực tuyệt đối đối với những cộng sự của mình.
Vì vậy, việc điều khiển từ bên ngoài thông qua giám sát chặt chẽ là thích hợp
nhất để đối phó với những người không đáng tin, vô trách nhiệm và thiếu kinh
nghiệm. Lý thuyết này ủng hộ cách quản lý bằng lãnh đạo và kiểm tra. Lý thuyết
quản ý X là cách quản lý “củ cà rốt và cây gậy” đôi khi bề ngoài tỏ ra hữu hiệu,
nhưng chỉ là tạm thời, chứa đựng bao điều oan ức, bất công và rất lạc hậu.
Phương pháp trừng phạt và khen thưởng của lý thuyết X ít có hiệu quả do chúng
dựa trên những động cơ không quan trọng của con người.
Lý thuyết Y:
Xuất phát từ việc nhìn nhận được những chỗ sai lầm trong học thuyết X, học
thuyết Y đã đưa ra những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người, đó là:
− Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao
động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện
tượng của con người.
− Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con
người thực hiện mục tiêu của tổ chức.
− Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi gợi dậy được
tiềm năng đó.
Xuân Lộc
11
Tailieuvip.com
− Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân.
Như vậy:
Lý thuyết Y là một khoa học quản lý thông qua tính tự giác và tự chủ. Mc.

Gregor kêu gọi sử dụng biện pháp tự chủ thay cho lãnh đạo và điều khiển thông
qua kỷ luật. Nhà quản trị phải sáng tạo ra những điều kiện phù hợp để các thành
viên trong tổ chức có thể đạt được những mục tiêu của chính mình một cách tốt
nhất bằng cố gắng nỗ lực vì sự thành công của tổ chức. Bản chất của lý thuyết Y
là giải phóng con người, dựa trên những động cơ sâu sắc nhất của con người và
cho phép phối hợp mục tiêu của cá nhân với mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên lý
thuyết này còn bộc lộ một số nhược điểm, hàng năm nhân lực của các tổ chức
biến động rất nhiều, đánh giá và đề bạt cán bộ nhanh, quyết định và trách nhiệm
cá nhân, quyền lợi có giới hạn.
Câu 7: Đặc điểm tâm lý cá nhân?
Đặc điểm tâm lý cá nhân giúp phân biệt người này với người khác về tâm lý.
Đây là vấn đề cốt lõi mà các nhà quản lý cần phải biết và vận dụng để tổ chức
con người. Đặc điểm tâm lý cá nhân chỉ rõ con người về tâm lý khác nhau chủ
yếu qua các yếu tố: Xu hướng, Tính khí, Tính cách, nhu cầu, năng lực, cảm xúc
và tình cảm.
1. Tính khí:
Tính khí là thuộc Tính tâm lý phức tạp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ,
nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói
năng của cá nhân.
Tính khí là thuộc Tính tâm lý quan trọng của cá nhân do đặc điểm bẩm sinh của
hệ thần kinh và các đặc điểm khác trong cơ thể con người tạo ra. Nó gắn liền với
các quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương: Quá trình hưng phấn và
quá trình ức chế, là động lực hoạt động tâm lý con người được thể hiện thông
qua các hành vi cử chỉ, hành động của cá nhân.
Xuân Lộc
12
Tailieuvip.com
Có 4 loại tính khí đặc trưng của con người:
• tính khí sôi nổi
• tính khí linh hoạt

• tính khí điềm tĩnh
• tính khí ưu tư
2. Tính cách
Tính cách là đặc điểm tâm lý con người dưới sự tác động của môi trường (sống,
học tập, làm việc) hình thành nên như: tính cách vị tha hay ích kỷ, tính cách
trung thực hay giả dối.v.v
Tính cách là thuộc Tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm hệ thống thái độ
của nó với hiện thực, thể hiện trong hành vi, cử chỉ, cách nói năng. Tính cách
mang tính ổn định, bền vững và là sự thống nhất của những nét độc đáo, riêng
biệt, điển hình của mỗi cá nhân.
Trong quản trị, để quản trị tốt Nhà quản lý phải biết nghe và đánh giá đối tượng
thông qua hành động, cử chỉ, cách ứng xử để có được cái nhìn chính xác về một
con người. Mặt khác, bản thân Nhà quản lý phải thể hiện tính cách của mình một
cách thống nhất, thực hiện lời nói thống nhất với hành động, cử chỉ để tạo niềm
tin, sự nhất quán về hình ảnh đối với nhân viên.; điều này làm tăng uy tín của
Nhà quản lý và tăng hiệu quả quản lý.
3. Nhu cầu:
Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân , các nhóm xã hội trong khác nhau muốn
có những điều kiện nhất định để sống và phát triển. Nhu cầu đc chia ra thành
nhua cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhà quản trị cần nắm đc quy luật tác
động của nó để biết cách thỏa mãn, nâng cao hiệu quả lao đông.
− Khi nhu cầu này đc thỏa mãn thì sẽ k còn là động lực thúc đẩy hđ của con
ng nữa
− Mỗi ng đều có 1 hệ thống nhu cầu.
4. Năng lực
Xuân Lộc
13
Tailieuvip.com
Năng lực là tổ hợp các thuộc Tính cá nhân phù hợp với các yêu cầu của một hoạt
động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Năng lực được

hình thành, thể hiện và phát triển trong hoạt động. Nó chỉ tồn tại trong mối quan
hệ với một hoạt động nhất định, nghĩa là khi nói đến năng lực bao giờ cũng là
năng lực về một hoạt động nào đó. Ví dụ: Năng lực học tập, năng lực cảm thụ
âm nhạc, năng lực quản lý,…
Có bốn mức độ của năng lực, gồm:
− Năng khiếu: là mầm mống, dấu hiệu ban đầu thuận lợi, thể hiện sư phù
hợp của một cá nhân với một hoạt động nào đó. Như vậy, năng khiếu
mang tính bẩm sinh.
− Năng lực: là khả năng con người được biểu thị bằng khả năng đạt được
những kết quả tốt trong một hoạt động nào đó; ví dụ như năng lực quản
lý, năng lực học tập…
− Tài năng: là mức độ năng lực cao hơn biểu thị qua những thành tích cao,
hình thành khả năng sáng tạo trong hành động nào đó.
− Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở việc đạt được
những thành tựu ở mức độ kiệt suất, hoàn chỉnh nhất.
5. Tình cảm và cảm xúc
Trong khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới
đó, mà còn tỏ thái độ của mình đối với nó. Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái
độ của con người đối với những cái họ nhận thức được gọi là cảm xúc và tình
cảm của con người.
Cảm xúc là những rung cảm diễn ra trong thời gian ngắn, biểu thị thái độ của
con người đối với hiện thực. Cảm xúc thường biểu hiện dưới dạng tích cực và
tiêu cực.
Tình cảm thể hiện thái độ của cảm xúc của con người đối với 1 đối tượng nào
đó. Tình cảm đc hình thành dần dần, trải qua 1 tg nhất định. Tình cảm đc phân
thành 3 nhóm chính: tc đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ.
Xuân Lộc
14
Tailieuvip.com
Câu 8: Khái niệm hứng thú, phân tích vai trò và điều kiện hình thành hứng

thú. Nghiên cứu về hứng thú có ý nghĩa như thế nào trong quá trình quản
trị?
Khái niệm: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng
nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người đó vừa tạo ra cho
họ những khoái cảm.
Hai điều kiện hình thành hứng thú
− Về khách quan: Đối tượng của hứng thú phải có cường độ kích thích
mạnh (như hấp dẫn, đẹp, mới lạ, độc đáo ) để gây được sự chú ý của con
người. Ví dụ: Một bản nhạc hay, một bức tranh đẹp…
− Về chủ quan: Tùy thuộc vào con người. Cá nhân có ý thức đầy đủ, rõ
ràng, hiểu được ý nghĩa của nó đối với đời sống riêng của mình. Ví dụ:
Có hiểu biết về nhạc mới có khả năng cảm thụ được âm nhạc.
Vai trò
Hứng thú giữ vai trò to lớn trong hoạt động của con người. Đầu tiên, hứng thú
tạo ra khát vọng đi tìm hiểu đối tượng, từ đó điều chỉnh mọi hành vi, cử chỉ, ý
nghĩ, tình cảm theo một chiều hướng xác định.
Hứng thú tạo sự tập trung chú ý cao độ bởi sự say mê, hấp dẫn của đối tượng,
do đó dù khó khăn vẫn cố gắng vượt qua. Vì vậy, hứng thú là động lực thúc đẩy
con người hoạt động đạt hiệu quả cao.
Ứng dụng
Nhà quản trị cần chú ý làm sao cho người lao động thật sự có hứng thú trong
công việc của mình, để họ làm việc thoải mái và đạt năng suất cao. Khi gây
hứng thú ở con người cần chú ý :
− Phải làm cho đối tượng hứng thú có cường độ kích thích mạnh, hấp dẫn,
mới lạ và độc đáo.
− Làm cho nhân viên hiểu biết tương đối thấu đáo về nó.
Xuân Lộc
15
Tailieuvip.com
Chẳng hạn muốn nhân viên có hứng thú làm việc trước hết phải nêu được ý

nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của công việc đó đối với công ty cũng như bản
thân anh ta, sau đó cần chỉ rõ cách thức thực hiện công việc đó. Có như vậy
mới đạt được hiệu quả cao trong quản trị và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của
nhân viên.
Câu 9: Phân tích các loại tính khí cá nhân, nghiên cứu nội dung này có ý
nghĩa như thế nào trong quá trình quản trị doanh nghiệp?
Tính khí là thuộc tính tâm lý quan trọng của cá nhân mang tính bẩm sinh, thiên
về vật chất phụ thuộc cấu tạo hệ thần kinh. Tính khí của mỗi cá nhân là kết quả
của hệ thần kinh trung ương, hoạt động này gồm 2 quá trình: hưng phấn( là quá
trình các cá nhân đáp lại kích thích của môi trường)và ức chế( là quá trình cá
nhân kìm hãm hoặc làm mất các phản ứng trước những thay đổi của môi
trường). Tính khí rất khó thay đổi mà chỉ có thể cải thiện nó. Tính khí phụ thuộc
vào lứa tuổi, sự từng trải, sức khỏe… Có 4 loại tính khí đặc trưng của con người
như sau:
1. Tình khí sôi nổi: Là những người có hệ thần kinh mạnh, không cân bằng
(hưng phấn mạnh hơn ức chế) và linh hoạt.
Ưu điểm: Đây là những người mạnh bạo, sôi nổi. họ có khả năng làm việc cao
và hoạt động trong phạm vi rộng. Loại người này say mê công việc, có nghị lực
và khả năng lôi cuốn người khác.
Nhược điểm: Những người này thường vội vàng, hấp tấp, tính nóng nảy, dễ bực
tức, khó tính, cáu gắt khi chưa nhận được lợi ích.
 Đối với kiểu người này, nhà quản trị cần nhẹ nhàng trong giao tiếp, tế
nhị, nặng khen, nhẹ chê và chỉ phê bình riêng họ sẽ tiếp thu ngay và
không có phản ứng. Khi họ nóng giận, nhà quản trị cần nín nhịn vì lúc đó
họ không đủ sáng suốt để suy nghĩ, dễ có phản ứng gay gắt.
2. Tính khí linh hoạt: Loại người này có hệ thần kinh mạnh, cân bằng và linh
hoạt.
Xuân Lộc
16
Tailieuvip.com

Ưu điểm: Họ thường năng động, tự tin, hoạt bát, vui vẻ, có quan hệ rộng, dễ
dàng thích nghi với mọi biến đổi của môi trường. Họ có nhiều sáng kiến, lắm
mưu mẹo, có tài năng tổ chức.
Nhược điểm: Hiếu danh, tình cảm và tư duy không sâu, lập trường ít kiên định.
Nếu không rèn luyện đạo đức sẽ trở thành những tên cơ hội, sống trên lưng đồng
loại.
 Người có Tính khí linh hoạt là loại người nếu biết dùng sẽ được việc nhất.
Đối với họ, các nhà quản trị nên sử dụng trong công tác ngoại giao, công
việc mới mẻ vì họ sẵn sàng ủng hộ và tiếp thu cái mới. Họ không thích
hợp với công việc ngồi yên, ít có sự giao tiếp, cần bảo mật, vì họ ưa hoạt
động và không chịu nổi sự cô đơn. Phê phán họ nơi đông người hoặc hơi
gay gắt họ cũng chịu được, vì họ mau giận, mau làm lành và giàu lòng vị
tha.
3. Tính khí điềm tĩnh: Là những người có hệ thần kinh mạnh. Hưng phấn và
ức chế cân bằng nhưng sự chuyển hóa giữa hai quá trình này không linh
hoạt nên ít năng động, sức ỳ lớn.
Ưu điểm: Họ có tác phong khoan thai, điềm tĩnh, ít bị môi trường kích động,
làm việc có nguyên tắc. Luôn chung thủy với bạn bè, ít thay đổi thói quen. Họ
có thể làm đc những công việc không hấp dẫn lắm, đon điệu, lặp đi lặp lại.
Nhược điểm: Là những người thụ động. Khó thích nghi với cái mới, có khi còn
bảo thủ, dễ đánh mất thời cơ
 Đối với kiểu người này công việc thích hợp là công việc cần sự thận trọng
(tổ chức, kế hoạch, nhân sự), chín chắn, có Tính chất ổn định, bảo mật, ít
cần có sự giao tiếp vì họ ít cởi mở.
4. Tính khí ưu tư: Là những người có hệ thần kinh yếu,không cân bằng,
không linh hoạt. ức chế mạnh hơn hưng phấn, sức chịu đựng của hệ thần
kinh yếu.
Xuân Lộc
17
Tailieuvip.com

Ưu điểm: Là loại người đa cảm, dễ xúc động nên rất nhân hậu, thủy chung, làm
việc cần mẫn.
Nhược điểm: Thường rụt rè, tự ti, ngại giao du, khó thích nghi với các biến động
của môi trường, thường sống nội tâm, dễ xúc động.
 Nhà quản trị cần đối xử với họ một cách nhiệt tình, tế nhị và nhẹ nhàng
đặc biệt trong đánh giá. Họ cần được mọi người xung quanh động viên,
giúp đỡ không nên bỏ rơi hoặc cô lập họ.
Trong thực tế, ít có người nào đơn thuần một kiểu tính khí, mà thường có
sự pha trộn những tính khí với nhau. Khi ta đánh giá tính khí của một người là
căn cứ vào loại tính khí nào nổi bật nhất ở họ. Không có loại tính khí nào tốt
hoặc xấu hoàn toàn, mỗi tính khí có ưu và nhược điểm của mình. Vấn đề là nhà
quản trị phải hiểu rõ tính khí của từng người để phân công công việc và đối xử
cho hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ.
Những công việc đòi hỏi căng thẳng thần kinh liên tục, những công việc
cần sự cẩn thận, chín chắn thì nên phân công người có Tính khí điềm tĩnh.
Những công việc đòi hỏi căng thẳng thần kinh nhưng không kéo dài, những
công việc có Tính chất mạnh bạo, có ít nhiều sự mạo hiểm, cần hoàn thành gấp
thì nên phân công cho người có Tính khí sôi nổi. Những công việc yêu cầu sự
nhanh nhẹn tháo vát, nhạy bén và thường xuyên thay đổi thì nên giao cho người
có Tính khí linh hoạt. Những hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và có Tính ổn
định cao, cần ít sự kết hợp với người khác thì giao cho người ưu tư.
Câu 10: Phân tích quy luật tâm lý tác động đến các cá nhân?
1. Quy luật tâm lý hành vi
Xuân Lộc
18
Tailieuvip.com
Con người có hành động và cách xử thế trước các tình huống rất đa dạng không
ai giống ai. Khoa học tâm lý đã góp phần quan trọng giúp ta nhận biết được mối
quan hệ có Tính quy luật giữa hành vi, thái độ của con người với Tính khí và
động cơ hành vi của họ.

Giữa hành vi và Tính khí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong cùng điều
kiện, hoàn cảnh thì những người có Tính khí khác nhau sẽ có hành vi, thái độ
khác nhau. Ví dụ: Khi bị nhà quản trị hiểu lầm và trừng phạt không đúng thì
người sôi nổi sẽ có những phản ứng gay gắt, người điềm tĩnh thì nhẹ nhàng,
giải thích để nhà quản trị hiểu rõ sự việc, người ưu tư thì hồi hộp lo sợ….
Động cơ đóng vai trò quan trọng đối với hành vi, thái độ của cá nhân. Mỗi hành
động của cá nhân đều bắt nguồn từ những động lực thúc đẩy khác nhau. Động
cơ có thể hiểu là lực tác động, điều khiển bên trong của cá nhân, thúc đẩy họ
hành động để đạt được mục đích nào đó của cá nhân.
Động cơ bao gồm:
• Động cơ hưởng thụ;
• Động cơ dâng hiến;
• Động cơ tự thể hiện.
Nhu cầu và tình cảm của con người rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, động
cơ và mục đích để thỏa mãn chúng không giống nhau, tùy thuộc vào ý thức rèn
luyện của bản thân, môi trường và biện pháp giáo dục, trình độ văn hóa, xã hội,
phong tục tập quán…
Trong quá trình hành động của con người để thực hiện mục tiêu đã định, sẽ gặp
các xung đột do người khác tạo ra, hoặc do hoàn cảnh, điều kiện không thích
hợp. Lúc đó, con người sẽ tùy theo Tính khí, bản năng và động cơ mà có các
dạng hành vi theo các tuyến có Tính quy luật, và dù muốn hay không muốn cuối
cùng cũng phải đi đến thích nghi, để tồn tại, nghĩa là con người tự điều chỉnh
hành vi của mình.
Xuân Lộc
19
Tailieuvip.com
Con người hoạt động trong môi trường xã hội bị ràng buộc bởi các chuẩn mực,
sự giáo dục của gia đình, của các nhóm không giống nhau, bản năng và động cơ
cũng khác nhau, nên các quy luật tâm lý hành vi của con người chịu ảnh hưởng
bởi hành vi của nhóm cộng đồng.

2. Quy luật tâm lý lợi ích
Lợi ích là những cái có lợi, những cái cần thiết đối với con người. Lợi ích chi
phối thái độ và hành động của con người.
Lợi ích có thể được hiểu và phân loại như sau:
• Lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài: Hai lợi ích này cũng có lúc thống nhất,
nhưng cũng có những lúc không thống nhất, thậm chí là trái ngược nhau.
• Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích chung: Các lợi ích này có nội dung và
phạm vi khác nhau và hay mâu thuẫn nhau. Tâm lý phổ biến là coi lợi ích cá
nhân nặng nhất, sau đó đến lợi ích nhóm, rồi mới đến lợi ích chung.
• Lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần: Lợi ích vật chất thường thấy rõ ngay, lợi
ích tinh thần là to lớn và bền vững hơn nhiều so với lợi ích vật chất.
Nội dung quy luật tâm lý lợi ích
• Lợi ích là động lực cơ bản của các hành động có ý thức của con người. Con
người khi làm việc gì cũng đều Tính đến lợi ích.
• Trong các tập thể, thường có các xung đột lớn là xung đột lợi ích. Vì bản chất
con người là tư hữu, ham muốn lợi ích.
• Trong mỗi giai cấp có sự khác nhau về năng lực, hoàn cảnh… nên cũng tạo ra
sự khác nhau trong phân phối lợi ích. Từ sự khác nhau về lợi ích đã làm nảy
sinh những các trạng thái tâm lý phức tạp như: Ghen tị, ganh đua, chế giễu, chê
cười… • Nhìn chung, trong xã hội số đông vẫn có xu hướng quan tâm tới lợi
ích chung, lợi ích lâu dài, lợi ích tinh thần. Vì họ biết rằng trong đó hàm chứa lợi
Xuân Lộc
20
Tailieuvip.com
ích cá nhân, lợi ích trước mắt và lợi ích vật chất. Trên cơ sở đó lợi ích cá nhân
mới được đảm bảo chắc chắn và lợi ích vật chất mới phong phú.
3. Quy luật tâm lý tình cảm
Con người chúng ta vừa sống bằng lý trí, vừa sống bằng tình cảm. Nặng về lý
trí, con người sẽ trở thành khô khan lạnh lùng, khô cứng, không thuận lòng
người. Trái lại, nếu quá nặng về tình cảm sẽ dẫn con người đến sai lầm, sướt

mướt, ủy mị, vô nguyên tắc, không có tác dụng tích cực với gia đình và xã hội.
Tình cảm của con ng bao gồm nhiều lĩnh vực rộng rãi: tình cảm thân thuộc, tình
bạn, tình yêu, tình cảm đối với khoa học, tình cảm đối với cái đẹp
Những quy luật của đời sống tình cảm
• Quy luật lây lan tình cảm: Tình cảm của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng từ
lây lan tâm lý từ người khác.
• Quy luật thích ứng: Một cảm xúc, một tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại một
cách không đổi, thì cuối cùng sẽ bị suy yếu và lắng xuống (sự chai sạn về mặt
tình cảm).
• Quy luật tương phản: Một cảm xúc, tình cảm này có thể làm tăng cường một
cảm xúc, tình cảm đối lập với nó.
• Quy luật di chuyển: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối
tượng này sang đối tượng khác.
• Quy luật pha trộn: Những cảm xúc, tình cảm khác nhau thậm chí đối lập nhau
có thể xuất hiện đồng thời ở một người, chúng không loại trừ nhau, mà quy
định lẫn nhau.
4. Quy luật tâm lý về nhu cầu
Xuân Lộc
21
Tailieuvip.com
Nhu cầu là những đòi hỏi mà con người cần có để sống, tồn tại và phát triển.
Nhu cầu là động lực hành động của con người, từ đó nảy sinh ra nhiều trạng
thái tâm lý đa dạng và phong phú. Con người có nhiều nhu cầu. Theo Abraham
Maslow con người có 5 bậc nhu cầu sau:
• Nhu cầu sinh lý cơ bản;
• Nhu cầu an toàn;
• Nhu cầu xã hội (nhu cầu được chấp nhận);
• Nhu cầu được kính trọng (địa vị xã hội);
• Nhu cầu tự thể hiện (nhu cầu hiện thực hóa bản thân).
Các quy luật tâm lý về nhu cầu

− Nhu cầu của con người luôn phát triển đến vô tận. Sự phát triển của nhu
cầu có thể tuần tự hoặc nhảy vọt tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi
người và của các nhóm xã hội, nhưng không bao giờ dừng lại.
− Mức độ thỏa mãn giảm dần: Nhu cầu nào được đáp ứng đầu tiên bao giờ
cũng có độ thích thú cao, sau đó sẽ giảm dần.
− Sự diễn biến của nhu cầu: Tâm lý nhu cầu nhiều khi tỏ ra đỏng đảnh
không trùng với nhu cầu thực, có khả năng thay đổi nhanh chóng. Vì con
người một lúc có nhiều nhu cầu khác nhau, nên họ phải lựa chọn, giải
quyết các nhu cầu lần lượt phù hợp với khả năng tài chính, thể lực, thời
gian hoặc ngoại cảnh, điều kiện
Câu 11: Khái niệm tập thể lao động?
Tập thể lao động là một nhóm người được tập hợp lại trong một tổ chức
có tư cách pháp nhân, có mục đích hoạt động chung, có sự phối hợp giữa các bộ
phận, các cá nhân để đạt được mục đích đề ra. Sự tồn tại và phát triển của tập
thể dựa trên cơ sở thỏa mãn và kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
chung.
Xuân Lộc
22
Tailieuvip.com
Đặc điểm cơ bản của tập thể (Dấu hiệu nhận biết tập thể)
− Có sự thống nhất mục đích hoạt động: Tính thống nhất về mục đích hoạt
động gắn bó các thành viên lại với nhau tạo thành ý chí chung của tập thể.
Mục đích của tập thể là lâu dài và trước mắt, phụ thuộc vào yêu cầu và lợi
ích xã hội. Mục đích của tập thể được xác định ngay từ khi thành lập, và
trở thành mục tiêu phấn đấu của từng cá nhân và từng bộ phận
− Có sự thống nhất về tư tưởng: Là sự thống nhất về quan điểm đạo đức,
chính trị của đại đa số thành viên tập thể. Nó đảm bảo sự thống nhất trong
cách nhìn nhận về các sự kiện, hiện trạng xảy ra trong tập thể, trong xã
hội.
− Có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể: Đây là đặc điểm quan trọng

để đảm bảo và duy trì sự tồn tại của tập thể vì nếu thiếu sự tương trợ, hợp
tác lẫn nhau giữa các thành viên thì nhóm người đó sẽ không trở thành tập
thể, cũng không có sự thống nhất về hành động và tư tưởng.
− Có sự lãnh đạo tập trung thống nhất: Nhằm phối hợp, điều hòa hoạt động
của tập thể, hướng hoạt động của các bộ phận vào thực hiện nhiệm vụ
chung của tập thể một cách có hiệu quả nhất.
− Có kỷ luật lao động: Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động của
tập thể đạt được mục tiêu mong muốn. Kỷ luật mang hai ý nghĩa cơ bản là
cho xã hội và cá nhân. Chỉ có sự kỷ luật, xã hội mới ổn định, mới có sự
hoạt động nhịp nhàng, trật tự, mới mang lại hiệu quả cao. Kỷ luật khép
con người vào guồng máy hoạt động và theo quy định trật tự, hành vi nhất
định. Nó con đảm bảo cho sức khỏe con người và bảo vệ tự do của người
lao động.
Câu 12: Phân tích quy luật : dư luận xã hội
Dư luận xã hội là hình thức biểu hiện tâm trạng xã hội trước những sự kiện,
hiện tượng, hành vi của con người xảy ra trong cuộc sống, trong quá trình hoạt
Xuân Lộc
23
Tailieuvip.com
động chung. Nó biểu thị trí tuệ tập thể, tâm tư nguyện vọng của họ. Dư luận xã
hội tác động lên mỗi cá nhân, lên nhân cách con người và là cơ sở để lãnh đạo
điều khiển tập thể.
Đặc điểm của dư luận:
• Có tính công chúng
• Liên hệ chặt chẽ vs quyền lợi xh của cá nhân vfa nhóm xh
• Dễ dàng thay đổi
Có 2 loại dư luận chính:
− Dư luận chính thức: Là dư luận được lãnh đạo, những người có
trách nhiệm lan truyền và đồng tình ủng hộ.
− Dư luận không chính thức: Thường được hình thành và lan truyền một

cách tự phát, không được sự ủng hộ của lãnh đạo. Tin đồn đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành dư luận không chính thức.
Có nhiều hình thức để tác động đến dư luận xã hội mà người lãnh đạo phải
biết lựa chọn cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
− Hình thức công khia, chính thức, dân chủ ( hội nghị, báo chí, truyền
thanh )
− Tạo dư luận trong phạm vi hẹp, ít ng ( ban chấp hành, hội đồng, )
− Ở 1 nhân vật chính nào đó, đại diện cho dư luận chính thức của tập thể
( thủ trưởng, nhân vật có uy tín trong quần chúng, )
Câu 13: Trình bày các quy luật tâm lý – xã hội tác động đến tập thể lao
động? Nêu ứng dụng trong quản trị kinh doanh?
Tập thể là nhóm chính thức có tổ chức cao, thống nhất thực hiện mục tiêu
chung, phù hợp với mục đích xã hội. trong bất cứ một tập thể lao động nào cũng
cũng tồn tại 2 loại cấu trúc là cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức.
Xuân Lộc
24
Tailieuvip.com
2 loại cấu trúc này có những đặc điểm khác nhau, các nhà lãnh đạo cần hiểu rõ
cả 2 loại mới có thể lãnh đạo tập thể lao động hiệu quả.
Tập thể lao động gồm nhiều người khác nhau, để quản lý tập thể lao động
hiệu quả, nhà quản trị ngoài việc nắm vững các đặc điểm tâm lý cá nhân, còn
phải hiểu rõ các quy luật tâm lý xã hội tác động đến tập thể mình. Các quy luật
tâm lý xã hội tác động đến tập thể lao động bao gồm:
 Truyền thống tập quán: là những giá trị tinh thần , tư tưởng thể hiện trong
quá trình tiến hành hoạt động và giao tiếp của tập thể được truyền lại từ
thế hệ này sang thế hệ khác có ảnh hưởng đến hành vi ứng xử trong tập
thể.Truyền thống tập quán có đặc điểm:
− Nó nằm trong truyền thống chung của dân tộc, đồng thời phản ánh tính đặc
thù riêng của tập thể. Truyền thống tập quán có ý nghĩa lớn trong việc giáo
dục lòng tự hào của mỗi người, là chất xúc tác hòa nhập cá nhân với tập

thể…
− Nó còn thể hiện sự kế thừa và phát triển thế mạnh sở trường của tập thể( bí
quyết nghề nghiệp, danh tiếng, uy tín,…), phát triển bản sắc, văn hóa, phúc
lợi tập thể…
Như vậy, ngừoi lãnh đạo tập thể lao động phải biết vận dụng triệt để quy luật
truyền thống, tập quán để duy trì và phát huy các truyền thống, kinh nghiệm của
tập thể, loại trừ các thói quen lạc hậu, không phù hợp…
 Lan truyền tâm lý: là hiện tượng phổ biến trong tập thể, đó là sự lây lan
cảm xúc từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác
trong tập thể.Cơ chế lan truyền: cơ chế tác động từ từ và cơ chế bùng nổ.
Quy luật này có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với tình cảm chung
của tập thể và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động chung của cá nhân, tập thể.
Chính vì thế, người lãnh đạo trong tập thể cần nhận thức được hiện tượng tâm lý
đang lan truyền, điều khiển những nhân tố tích cực, ngăn chặn tiêu cực.
Xuân Lộc
25

×