Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.57 KB, 15 trang )

Tiểu luận Triết học Đặc điểm triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại
ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Nếu gọi Phương đông là chiếc nôi của văn minh nhân loại thì Ấn Độ là một
trong những trung tâm văn hoá và triết học cổ xưa, rực rỡ, phong phú nhất của nền
văn minh ấy - nó có một vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng của Châu Á.
Giống như triết học Trung Quốc, triết học Ấn Độ ra đời sớm và chứa đựng nhiều
tư tưởng sâu sắc về thế giới, trong đó có vấn đề phạm trù triết học
Có thể nói, trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, bên cạnh tôn giáo,
triết học có một vai trò khá quan trọng. Chính vì sự gần gũi đó mà triết học Ấn Độ
gắn liền với các tôn giáo. Đúng như lời nhận xét của Radhakrishnan:"Triết học Ấn
Độ mang đượm màu sắc chủ nghĩa duy linh, chính chủ nghĩa duy linh đã cho Ấn
Độ khả năng chống lại các cuộc chiến tranh của thù trong giặc ngoài. Hết người
Hy Lạp, người Mông Cổ, đến người Pháp, người Anh đã muốn tàn phá và huỷ diệt
nền văn minh của đất nước này, nhưng người dân Ấn Độ vẫn ngẩng cao đầu.
Trong suốt quá trình lịch sử của mình, đất nước Ấn Độ tồn tại vì một mục đích:
Đấu tranh cho chân lý và chống lại mọi sai lầm... Lịch sử tư tưởng Ấn Độ đã và
đang minh chứng về những cuộc kiếm tìm vô tận của trí tuệ trong quá khứ, hiện tại
và tương lai".
Một trong những điểm sáng của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại đó là sự
xuất hiện Đạo Phật, sau này được tôn giáo hoá nhưng đạo Phật là một tôn giáo
Phật, đây là một phương pháp giáo hoá con người, một phương pháp tu dưỡng dạy
cho con người một triết lý sống, một cuộc sống có đạo lý, có lý tưởng cao cả và
đầy lòng vị tha. Chính vì vậy mà ngày nay Phật giáo vẫn tồn tại và ngày càng phát
triển trên thế giới.
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm triết học Phật giáo Ấn Độ
cổ đại, nhưng trước hết ta cùng điểm qua một đôi dòng về đặc điểm triết học Ấn
Độ cổ đại.
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu, đất
đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung dãy Hy–Mã-Lạp–Sơn
kéo dài trên hai ngàn km. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hưởng nhất định tới quá trình
hình thành văn hoá, tôn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại. Tuy


nhiên nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình đó là nhân tố kinh tế–xã hội,
Trần Thị Bích Thảo - CH2009CNMT 1
Tiểu luận Triết học Đặc điểm triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại
trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo
mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn”. Trong kết cấu này, chế
độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế điển hình là chủ nghĩa Mác coi là
“chiếc chìa khoá” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính trong mô hình này
đã làm phát sinh chủ yếu không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ
nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại, mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và giai
dẳng của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng nữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện
nô (nô lệ). Thêm vào đó người Ấn Độ cổ đại đã tích luỹ được những tri thức rất
phong phú về các lĩnh vực toán học thiên văn, lịch pháp nông nghiệp v.v… Tất cả
những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã hợp thành cơ sở
hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Triết học Ấn Độ cổ đại chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: (Từ giữa thiên niên kỷ III tr.CN đến khoảng giữa thiên
niên kỷ II tr.CN). Đây là giai đoạn thường được gọi là “Nền văn hoá Harappa”
(hay nền văn minh sống Ấn) – Khởi đầu của nền văn hoá Ấn Độ, mà cho tới nay
người ta còn biết quá ít về nó ngoài những tư liệu khảo cổ học vào những thập kỷ
đầu thế kỷ XX.
Giai đoạn thứ hai: (Tiếp nối giai đoạn thứ nhất tới thế kỷ thứ VII tr.CN). Đây
là thời kỳ có sự thâm nhập của người Arya (gốc Ấn- Âu) vào khu vực của người
Dravida (người bản địa). Đây là sự kiện quan trọng về lịch sử, đánh dấu sự hoà
trộn giữa hai nền văn hoá -tín ngưỡng của hai chủng tộc khác nhau. Chính qúa
trình này đã làm xuất hiện một nền văn hoá mới của người Ấn Độ: nền văn hoá
Véda.
Giai đoạn thứ ba: Trong khoảng 5 – 6 thế kỷ (Từ thế kỷ thứ VI tr.CN tới thế
kỷ I tr.CN) đây là thời kỳ Ấn Độ cổ đại có những biến động lớn cả về kinh tế,
chính trị, xã hội và tư tưởng, cũng là thời kỳ hình thành các trường phái triết học –
tôn giáo lớn. Đó là 9 hệ thống tư tưởng lớn, được chia làm hai phái: chính thống

và không chính thống. Thuộc phái chính thống có Sàmkhuy, Mimasa, Védanta.
Yoga, Nỳaya và Vasêsika. Thuộc phái không chính thống có Jaina, Lokayata và
Phật giáo (Buddha).
Triết học Ấn Độ có nhiều nét đặc thù về tư tưởng. So với các nền triết học cổ
đại khác, nền triết học Ấn Độ biểu hiện ra là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn
của những tư tưởng tôn giáo. Trừ trường phái Lokayata, các trường phái còn lại
Trần Thị Bích Thảo - CH2009CNMT 2
Tiểu luận Triết học Đặc điểm triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại
đều có sự thống nhất giữa tư tưởng triết học và những tư tưởng tôn giáo. Ngay cả
hai trường phái: Jaina và Phật giáo, tuy tuyên bố đoạn tuyệt với truyền thống văn
hóa Véda (truyền thống tôn giáo) nhưng trong thực tế nó vẫn không thể vượt qua
truyền thống ấy. Tuy nhiên tính tôn giáo của Ấn Độ cổ đại có xu hướng “hướng
nội” mà không phải “hướng ngoại” như nhiều tôn giáo phương Tây. Cũng bởi vậy,
xu hướng chú giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh
tôn giáo nhằm đạt tới sự “giải thoát” là xu hướng trội của nhiều học thuyết triết
học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Đó chỉ là những nét đặc thù của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại trong tương
quan so sánh với các nền triết học cổ đại khác, cái làm nên thiên hướng riêng của
nó. Còn về nội dung tư tưởng, nền triết học Ấn Độ cũng giống như nhiều nền triết
học cổ đại khác, nó đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề về triết học: Bản thể luận,
nhận thức luận v.v…
Chúng ta đi xét những đặc điểm triết học cơ bản của trường phái Phật giáo.
Phật giáo là một trường phái triết học – tôn giáo điển hình của nền tư tưởng ấn Độ
cổ đại và có nhiều ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới. Ngày nay với
tư cách là một tôn giáo, Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
Người sáng lập Phật giáo là Thích – Đạt - Đa, vào khoảng thế kỷ thứ V Itr.CN.
Sau này ông được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau: Như Lai, Phật Tổ,
Đức Thế Tôn … nhưng khá phổ biến là “Thích Ca Mu ni” (Sakyamuni – nghĩa là
“bộc hiền giả dòng Sakya”). Sau Sakyamuni một vài thế kỷ, Phật giáo được phân
chia thành tông phái lớn là tiểu thừa giáo và đại thừa giáo (nghĩa là“cỗ xe nhỏ” và

“cỗ xe lớn”). Tiểu thừa giáo phát triển về phía Nam Ấn Độ rồi truyền bá sang
Xêrilanca, Philippin, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam … Đại thừa giáo phát triển
mạnh ở Bắc Ấn Độ, truyền bá vào Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Bắc Việt Nam
… Kinh điển của Phật giáo gồm: Kinh – Luật – Luận (gọi là “Tam tạng” – tức “ba
kho kinh điển”). Mà về mặt triết học thì quan trọng nhất là “kinh” và “luận”.
Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ cổ đại gồm những vấn
đề lớn sau:
Thứ nhất: Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và vô
thần, đồng thời có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc.
Tính duy vật và vô thần thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh
thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng
Trần Thị Bích Thảo - CH2009CNMT 3
Tiểu luận Triết học Đặc điểm triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại
thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và
phổ biến của luật nhân – quả. Điều này được quán triệt trong việc lý giải những
vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: Hạnh phúc, đau khổ, giàu nghèo, thọ, yểu …
Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc
luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật:
Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ vốn
không có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên
thành ra “có” (tồn tại). Vô ngã tức là không có cái ta. Thực ra làm gì cũng có cái ta
trường tồn, vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng phút,
từng giờ. Một câu hỏi được đặt ra vậy cái ta ở giây phút nào là cái ta chân thực, cái
ta bất biến? Cái ta mà Phật nói trong thuyết vô ngã gồm có hai phần:
Cái ta sinh tức thân.
Cái ta tâm lý tức tâm.
Theo kinh Trung Quốc Ahàm, cái ta sinh lý chỉ là kết hợp của bốn yếu tố của
bốn đại là: địa , thuỷ, hoả , phong.
Địa đại là cái đặc cứng như tóc, răng, móng chân, móng tay, da , thịt, các cơ,
xương, tủy, tim gan, thận,...

Thủy đại là những chất lỏng như mật ở trong gan, máu, mồ hôi, bạch huyết,
nước mắt,...
Hoả đại là những rung động của cơ thể như hơi thở, chất hơi ở trong dạ dầy,
ở ruột.
Những thứ đó không phải là ta, ta không phải là nhưng thứ đó, những thứ đó
không thuộc về ta.
Cái mà ta gọi là cái ta sinh lý chỉ là một khoảng không gian giới hạn bởi sự
kết hợp của da thịt, cũng như cái mà ta gọi là túp lều chỉ khoảng không gian giới
hạn bởi gỗ, tranh, bùn để trát vách mà thôi.
Tứ đại (địa, thuỷ, hoả, phong) nêu trên thoáng là của ngoại cảnh, thoáng là
của ta. Vậy thực sự nó là của ai ? Vả lại khi bốn yếu tố này rời nhau trở về thể của
nó thì không có gì ở lại để có thể gọi là cái ta được nữa. Cho nên cái mà ra gọi là
cái ta sinh lý chỉ là một giả tưởng, một nhất hợp sinh lý mà thôi.
Còn cái ta tâm lý gồm : thụ, tưởng, hành, thức. Bốn ấm này cùng với sắc ấm
che lấp trí tuệ làm cho ta không nhận thấy được cái ta chân thực cái ta Phật tính,
Trần Thị Bích Thảo - CH2009CNMT 4
Tiểu luận Triết học Đặc điểm triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại
cái chân ngã của chúng ta. Cái chân lý gồm những nhận thức, cảm giác, suy tưởng,
là sự kết hợp của thất tỉnh: Hỷ, nộ, ai, lạc, ái , nỗ, dục.
Thuyết vô ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu,
tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác. Sự tin có một linh hồn dẫn
dắt đến sự cúng tế linh hồn là hành động của sự mê tín.
Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra
những tình cảm, những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ của những kẻ dựa
vào sức mạnh phi nghĩa để làm lợi cho mình, tức là cho cái ta mà họ coi là thường
còn, bất biến. Còn đối với những người bị hà hiếp, bị bóc lột thì sự mê tín có cái ta
vĩnh cửu dẫn đến tư tưởng tiêu cực, chán đời phó mặc cho số mệnh, hy vọng làm
lại cuộc đời ở kiếp sau.
Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã”. Vô thường là không
thường còn, là chuyển biến thay đổi. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân

và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến. Với ngũ
quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là
nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng. Sự chuyển biến ấy diễn ra
dưới hai hình thức:
Hình thức Sátna (Kshana) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong
một thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm,
một sự chuyển biến vừa khởi lên đã chấm dứt. Phật dùng danh từ Satna để chỉ một
khoảng thời gian hết sức ngắn.
Hình thức nhất kỳ vô thường: Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn. Sự vô
thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi,
thường là ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai. Nhất kỳ vô
thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ, chuyển sang
một trạng thái mới. Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật: Thành - Trụ - Hoại -
Không.
Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau đó chuyển đến diệt, thành,
hoại, không.
Các sinh vật đều tuân theo luật: Sinh, trụ, di, diệt.
Một hành tinh, một ngôi sao có thời kỳ vũ trụ kéo dài hàng triệu năm, một
cây có thể trụ hàng ngàn năm, một sinh vật có thể trụ được hàng trăm năm, bông
hoa phù dung chỉ trụ trong một ngày - sớm nở, chiều tàn. Xung quanh ta sự vật
Trần Thị Bích Thảo - CH2009CNMT 5
Tiểu luận Triết học Đặc điểm triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại
chuyển biến không ngừng. Theo luật vô thường, thì “có có” – “không không” luân
hồi bất tận: “thoáng có”, “thoáng không” cái còn mà chẳng còn, cái mất mà chẳng
mất. Không phải khi sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới gọi là diệt mà
từng phút, từng dây, từng Satna, vạn vật sống để mà chết và chết để mà sống.
Sống, chết tiếp diễn liên tục với nhau bất tận như một vòng tròn.
Không những thân ta chuyển biến không ngừng mà tâm ta cũng không ngừng
chuyển biến. Như dòng nước thác, như bọt bể, trong Satna này, trong tâm ta nổi
lên một ý niệm thiện, chỉ trong Satna sau, trong tâm ta đã có thể khơi lên một ý

niệm ác. Tâm ta luôn luôn chuyển biến như thế Phật gọi là tâm phan duyên. Trong
kinh Thủ năng Nghiệm quyển một Phật gọi cái tâm phan duyên ấy là cái tâm biết
cái này, nghĩ cái khác, cái tâm vọng động do duyên với tiền trần mà có, theo cách
trần mà luôn luôn thay đổi, chuyển biến mà không Satna nào ngừng.
Không những tâm, thân ta chuyển biến mà các hình thái xã hội theo thời gian
cũng chuyển biến: Xã hội công xã nguyên thuỷ --> Xã hội chiếm hữu nô lệ --> Xã
hội phong kiến --> Xã hội tư bản --> Xã hội XHCN. Đó là quy luật xã hội và cũng
không phù hợp với thuyết vô thường của Đạo Phật.
Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ
sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu
dưỡng theo giáo lý phật.
Trong thế gian có những người không biết lý vô thường của Phật, có những
nhận thức sai lầm về sự vật là thường còn, là không thay đổi, không chuyển biến.
Nhận thức sai lầm như thế phật giáo gọi là ảo giác hay huyễn giác. Vì nhận thức
thân ta là thường còn nên nảy ra ảo giác muốn kéo dài sự sống để hưởng thụ, để
thoả mãn mọi dục vọng. Khi luật vô thường tác động đến bản thân thì sinh ra
phiền não đau khổ.
Ngược lại, nếu thấu lý vô thường một cách nông cạn, cho chết là hết, đời
người ngắn ngủi, phải mau mau tận hưởng những thú vui vật chất, phải sống gấp,
sống vội. Cuộc sống như thế là sống trụy lạc, sa đọa trong vũng bùn của ngũ dục,
sống phiền não đau khổ trước sự chuyển biến của sự vật, trước sự sinh- trụ, dị diệt,
trước sự thành, trụ hoại không nó diễn ra hàng ngày.
Hai phạm trù vô thường, vô ngã là hai phạm trù cơ bản trong giáo lý Phật.
Chấp ngã chấp có cái ta thường còn là nguồn gốc của vô minh mà vô minh là đầu
mối của luân hồi sinh tử, sinh ra đau khổ cho con người. Căn cứ trên hai thuyết vô
Trần Thị Bích Thảo - CH2009CNMT 6

×