Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Làm sao để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.74 KB, 2 trang )

Làm sao để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh
nhất ?
Định khoản có lẽ là một vấn đề khá là đau đầu và nó chiếm khá nhiều thời gian cho
những bạn học kế toán, bởi lẽ, định khoản là vấn đề tất yếu mà những ai học kế
toán phải làm được, rồi mới nói tới làm chuyện khác, vì định khoản là bước đầu
tiên trong kế toán ! Có lẽ có nhiều người cho rằng, để định khoản đúng thì ta phải
học thuộc và nhớ tất cả các định khoản nhưng cách đó không hiệu quả mà đôi khi
lại làm hại chúng ta.
Vậy nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp có khó ?
Nhớ được tất cả các tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản kế toán trong giai
đoạn đầu tiếp xúc với phần nguyên lý kế toán luôn làm kế toán phải lo ngại, bởi có
rất nhiều tài khoản từ 1 – 9 làm sao có thể nhớ hết được. Việc học thuộc bảng hệ
thống tài khoản kế toán này được rất nhiều kế toán ví giống như việc học thuộc
bảng Cửu Chương thời Tiểu học.
Nhưng trên thực tế thì những tài khoản kế toán này lại không chỉ đơn thuần là
những con số, bạn không thế nhớ nó một cách máy móc, ví nếu bạn đọc được 111
là tiền mặt không thôi thì chưa đủ mà bạn còn phải biết vận dụng nó vào các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sử dụng các tài khoản này để ghi lại những nghiệp
vụ ấy.
Cách nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất
Bạn thực hiện đồng thời 2 việc sau:
1. Học: Bạn học thuộc theo từng “loại TK”; mà tránh học cả Bảng danh mục 1 lúc.
Ví dụ; bạn bắt đầu học loại TK 1: “Tài sản ngắn hạn” loại này có 24 TK bắt đầu
bằng số 1; trong đó 11 là các loại tiền (quan trọng nhất); bạn sẽ có 3 TK phải
thuộc: 11(1), 11(2), 11(3). Bạn không nên học cả TK câp 2 (1111,1112…) làm rối
trí, việc này sẽ học lại đợt 2.
Tương tự như vậy, sau khi học từng loại; bạn đọc nhẩm không nhìn vào sách, cố
mà thuộc lòng như học hát vậy.
2. Học đi đôi với hành
bạn học đến đâu cố gắng tự ra ví dụ để thực hành. Điều này giúp bạn liên kết quan
hệ đối ứng của các TK sẽ làm bạn nhớ rất lâu.


Ví dụ: Rút tiền gửi NH về quỹ TM: bạn sẽ liên kết được giữa TK 111 (ghi Nợ) và
TK 112 (ghi Có)…
Cách sử dụng tài khoản cho dễ nhớ:
Các tài khoản loại 1,2,6,8: Khi PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có.
Các tài khoản loại 3,4,5,7: Khi PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có.
Tài khoản có chữ số cuối cùng là 8: TK khác thuộc loại đó.
Các tài khoản có chữ số cuối cùng là 9: các tài khoản dự phòng.
Riêng 214, 129… và một số tài khoản đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng
loại.
Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc Nợ, Có, hoặc tài khoản chữ ( T ).
Các nguyên tắc kế toán cơ bản:
Kế toán doanh nghiệp thông qua hệ thống tài khoản kế toán ( TK tài sản và TK
nguồn vốn)
Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn
Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – Phát sinh giảm trong kỳ.
(ST)

×