Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty TNHH Đông A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.01 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là nhân tố thiết yếu của sản xuất, là điều kiện không thể thiếu được
để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh. Vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh, được thể hiện ở nhiều hình thức
vật chất khác nhau bao gồm vốn cố định và vốn lưu động cũng như sự khéo léo,
trình độ quản lý và các tác nghiệp của lónh đạo và nhõn viên trong doanh
nghiệp.
Trước xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì nhu cầu về
vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng và đặc biệt ngày càng trở nên cấp thiết
bởi một mặt doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị
trường, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài,
mặt khác cũng phải chịu sự tác động của cả thị trường vốn cũng đang cạnh tranh
găy gắt bởi nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng húa
nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế, tuy nhiên ở nước ta hiện nay
do thị trường vốn chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có những
nét đặc trưng nhất định. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường
tài chớnh sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút
vốn vào kinh doanh và nó cũng đặt ra cõu hỏi lớn về việc sử dụng sao cho có
hiệu quả đồng vốn mà các doanh nghiệp khai thác được.
Từ thực tế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, lóng phí của các
doanh nghiệp hiện nay thì vấn đề nõng cao hiệu quả sử dụng vốn đã và đang
được đặt ra cấp bách bởi nếu sử dụng đúng cách và hợp lý vốn thì doanh nghiệp
sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh .Chớnh vì vậy tôi đã
chọn đề tài “ Nõng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty TNHH Đông A”
làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chớnh của chuyên đề bao gồm:
Chương 1: Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty TNHH Đông A
Chương 3: Giải pháp nõng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty TNHH
Đông A.


CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về vốn
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Vốn. Các nhà kinh tế học thuộc các
trường phái khác nhau trong lịch sử đã sớm có những nhìn nhận về vốn thông
qua phạm trù tư bản. Anne Robert Jacques Turgot, nhà kinh tế học người Pháp
thuộc trường phái Chủ nghĩa trọng nông là người đầu tiên đưa ra khái niệm tư
bản trong tác phẩm chính của ông là "Suy nghĩ về việc hình thành và phân phối
của cải" xuất bản năm 1776: "Tư bản không phải chỉ là tiền tệ, mà là giá trị của
tiền tệ được tích luỹ lại" và ông cũng là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư
bản lưu động và tư bản cố định. Chủ nghĩa Marx ra đời đã đánh dấu một bước
ngoặt trong lý luận về KTCT. Theo quan điểm của Marx: "Vốn là tư bản bất
biến được nhà tư bản bỏ vào sản xuất kinh doanh nhằm thu lại một lượng giá trị
bằng nó và giá trị thặng dư tăng thêm" và ông đã khái quát hoá giá trị của vốn
qua phạm trù tư bản: "Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư".
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà kinh tế học cũng đã bổ
sung thêm nhiều khái niệm về vốn. Theo Paul.A.Samuelson: "Vốn là các hàng
hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào của
hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp".
Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, Vốn sản xuất kinh
doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu sản xuất đang được sử dụng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh được biểu
hiện cả bằng tiền mặt lẫn giá trị của các vật tư, tài sản và hàng hoá của doanh
nghiệp. Vốn sản xuất kinh doanh là yếu tố đầu vào, là cơ sở vật chất - kỹ thuật
cơ bản quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, quyết
định quy mô, tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Do đó quản lý vốn là một
trong những nội dung quan trọng của quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của vốn

• Vốn đóng vai trò là tiền đề để cho các doanh nghiệp có thể tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi muốn thành lập doanh nghiệp thì
cần phải có một lượng vốn nhất định để đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, dự
trữ nguyên liệu, vật liệu, thuê lao động… với một số ngành thì theo pháp luật
phải cần có một lượng vốn nhất định theo quy đinh của pháp luật thì mới được
quyền đăng ký thành lập gọi là vốn pháp định chẳng hạn như các ngân hàng, các
công ty bảo hiểm…(vốn đóng vai trò như “một người sinh ra doanh nghiệp “).
• Vốn đóng vai trò là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả. Để hoạt động sản xuất
kinh doanh được tiến hành bình thường thì số vốn đầu tư ban đầu phải không
ngừng được bảo tồn và tăng trưởng sau mỗi chu kỳ luân chuyển. Có được nh
vậy thì doanh nghiệp mới có thể mua sắm tư liệu sản xuất cho kỳ sau. Khi quy
mô doanh nghiệp được mở rộng thì nhu cầu về đầu tư theo chiều sâu sẽ xuât
hiện. Doanh nghiệp phải đầu tư đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào áp dụng
cho quá trình sản xuất kinh doanh, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên mèn cho
cán bộ quản lý và công nghân kỹ thuật, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng
sản phẩm. Muốn có được những điều đó thì doanh nghiệp phải có một lượng
vốn nhất định vì một lẽ đơn giản doanh nghiệp không thể tự tạo ra được những
điều đó mà giả sử có thể tạo ra được một phần trong số đó thì cũng cần phải chi
phí lớn mà chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới có thể Hơn
nữa công nghệ là biểu hiện của “chất xám” nên giá trị của nó rất cao. Khi đã có
được công nghệ hiện đại thì việc sử dụng đựơc công nghệ đó sao cho có hiệu
quả thì lại là một vấn đề từ phía cán bộ của doanh nghiệp, vì vậy lại cần đến vốn
để đào tạo cán bộ.( vốn đóng vai trò như “một người nuôi dưỡng, chăm sóc
doanh nghiệp “).
• Vốn nó đóng vai trò giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường, tạo lợi thế trong cạnh tranh nếu tiềm lực vốn của doanh
nghiệp mạnh. Khi có tiềm lực vốn mạnh không những cho phép doanh nghiệp
đầu tư nhiều cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh về chất lượng
mà còn là sức mạnh để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường thông qua các chiến

dịch marketing để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu hơn
đối thủ cạnh tranh. Chính việc mở rộng thị trường, khuyếch đại tầm ảnh hưởng,
quảng bá thương hiệu sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, điều
này lại có tác động tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện
việc huy động vốn. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là tất yếu nên theo quy
luật cạnh tranh thì kẻ mạnh sẽ nuốt và đè bẹp kẻ yếu, những kẻ mạnh nó thể hiện
ở chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, các chiến lược hoạt động kinh doanh
của nó. Tất cả các điều này muốn hơn các đối thủ cạnh tranh thì cần có tiềm lực
vốn lớn( vốn đóng vai trò như “một người bảo vệ cho doanh nghiệp “).
• Vốn có vai trò như một công cụ phản ánh, đánh giá sự vận động
của tài sản thông qua quá trình sản xuất kinh doanh. Mét doanh nghiệp mà hoạt
động quản lý được thực hiện tốt thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn cao nên
vốn sẽ được bảo toàn và tăng trưởng. Ngược lại thì vốn khó mà có thể được bảo
toàn và tăng trưởng là vì nếu quản lý vốn không tốt thì sẽ làm cho vốn bị ứ đọng
nhiều, khả năng sinh lời ( sinh ra giá trị thặng dư) của nó bị giảm sút. Khi đó
doanh thu sẽ không bù đắp nổi chi phí bỏ ra và như vậy là doanh nghiệp đã bị
thua lỗ, vốn bị thâm hụt(vốn đóng vai trò như “một người bác sĩ cho doanh
nghiệp thấy được thực trạng của mình “).
• Một sè vai trò khác của vốn chẳng hạn như vốn nó thể hiện về quy
mô doanh nghiệp, thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Phân loại vốn
Có rất nhiều cách phân loại vốn của doanh nghiệp, tuỳ theo người quản lý
đứng trên giác độ nào:
* Đứng trên giác độ chu chuyển vốn: Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn
cố định, vốn lưu động . Đõy là hình thức phân loại vốn của các doanh nghiệp hiện nay.
+ Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định. Tài sản
cố định dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh
doanh nhưng về giá trị thì chỉ được thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải
đầu tư vào các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện

vận tải… Những tư liệu lao động này tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh và chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm. Với những đầu tư ban đầu này
sẽ cần một lượng vốn lớn nhưng lại thu hồi vốn trong một thời gian dài qua
nhiều chu kỳ sản xuất.sự chu chuyển vốn bằng việc chuẩn dần giá trị của nó vào
sản phẩm. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần tính khấu hao cho tài sản này
để đảm bảo vốn cố định được bảo tồn và tăng trưởng.
Trong sù hao mòn cần phải tính đến cả hao mòn hữu hình (là hao mòn
so thời gian và cường độ sử dụng tài sản cố định) và hao mòn vô hình( là hao
mòn do giảm giá trị thuần tuý về mặt giá trị của tài sản do những tài sản cố định
cùng loại nhưng được sản xuất với giá thành rẻ hơn hoặc hiện đại hơn). Số tiền
khấu hao này được đưa vào quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Việc tính khấu hao
có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tính khấu hao mà lớn
hơn giá trị hao mòn của tài sản cố định thì sẽ làm cho chi phí bị “ đẩy lên” làm
cho giả cả của sản phẩm bán ra cao lên sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Như vậy nó đã ảnh hưởng không tốt đến chiến lược sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tính khấu hao mà nhỏ hơn giá trị
hao mòn của tài sản cố định hay khấu hao không đầy đủ do tình hình trượt giá,
do đánh giá không chính xác… Nó sẽ dẫn đến tình trạng quỹ khấu hao không đủ
bù đắp cho việc khấu hao, hơn nữa đây cũng là một trong những nguyên nhân
tạo ra hiện tượng “lãi giả” của các doanh nghiệp, đã ăn vào vốn của mình nhưng
vẫn tưởng là mình đang làm ăn có lãi.
Có ba phương pháp tính khấu hao: Phương pháp tính cố định; phương
pháp tính khấu hao tổng hợp; phương pháp tính khấu hao luỹ thoái. Vấn đề đặt
ra là tính toán như thế nào để bảo toàn được vốn cố định. Để có thể giải quyết
được vấn đề này người ta thường đánh giá lại tài sản cố định, lùa chọn phương
pháp tính khấu hao phù hợp, sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế… việc bảo
quản vốn không chỉ là để doanh nghiệp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng mà còn tạo cơ sở để doanh nghiệp so sánh thực sự đúng đắn giữa chi phí và
kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Vốn lưu động:

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu
động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Tài sản lưu thông là đối tượng lao động trong quá trình lưu thông hàng
hoá( doanh nghiệp phải tiến hành chọn lọc, đóng gói, xuất giao hàng… ).
Vốn lưu động là điều kiện không thể thiếu được trong qúa trình tái sản
xuất. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì quá trình luân chuyển của các hình
thái vốn lưu động sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể gây ra gián đoạn sản xuất.
Mặt khác vốn lưu động của doanh nghiệp xác định quá dư thừa thì có nghĩa là
doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn trên tất cả các khâu, gây ra những lãng phí
không cần thiết, hơn nữa nếu là vốn đi vay thì sẽ phải trả một khoản lãi suất, đây
chính là một trong những nguyên nhân đẩy chi phí sản xuất lên cao, làm cho lợi
nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút và hiệu quả kinh doanh không cao.
Từ đây có thể tính được các cơ cấu vốn trong vốn lưu động để có thể có
được một tỷ lệ cân đối thích hợp với từng quá trình sản xuất kinh doanh của
từng doanh nghiệp. Điều này nó có tác động lớn đến việc tăng nhanh vòng quay
của vốn và phát huy được khả năng sinh lời của vốn, tiết kiệm được lượng vốn
lưu động cần thiết.
Tuy vậy thì trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp luôn luôn chịu tác
động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan từ đó mà có thể làm cho vốn lưu
động có khả năng bị thâm hụt. Các yếu tố như hàng hoá bị ứ đọng trong khâu
lưu thông, kém phẩm chất, hoặc không phù hợp với thị trường, lạm phát, rủi ro
kinh doanh, vốn lưu động trong thanh toán bị chiếm dụng…. Chính vì vậy
doanh nghiệp luôn phải cố gắng bảo toàn và tăng trưởng số vốn này để nhằm tái
sản xuất, duy trì sự tồn tại cho chính doanh nghiệp mình.
* Đứng trên giác độ quản lý nhà nước, vốn của doanh nghiệp gồm:
+ Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp,
vốn pháp định do pháp luật qui định đối với từng ngành nghề, và từng loại hình
sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện thành lập
doanh nghiệp.

+ Vốn điều lệ : Là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào
điều lệ của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng
ngành nghề vốn điều lệ không thể ít hơn vốn pháp định.
* Đứng trên giác độ hình thành vốn, vốn của doanh nghiệp gồm:
+ Vốn bổ sung: Là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do nhà nước
bổ sung bằng phân phối lại nguồn vốn đối với doanh nghiệp nhà nước, do sự
đóng góp của các thành viên, do phát hành cổ phiếu đối với các doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp cổ phần.
+ Vốn liên doanh: Là số vốn đóng góp do cỏc bờn cựng cam kết liên
doanh với nhau để hoạt động kinh doanh.
+ Vốn đi vay: Trong sản xuất kinh doanh ngoài vốn tự có, đa phần các
doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản vốn vay khá lớn. Ngoài ra cũn cú
khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị khác.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
được thể hiện bằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong phạm vi
quản lý doanh nghiệp người ta chủ yếu quan tõm đến hiệu quả kinh tế. Nó thể
hiện mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế nhận được và chi phí để có được lợi ích
kinh tế đó. Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp là mét phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ,năng lực khai thác và sử dụng vốn tài sản của doanh
nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi Ých và
tối thiểu hoá chi phí . Vì vậy việc nõng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu
mang tớnh bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu
quả sử dụng vốn nói riêng.
Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ khai thác, quản lý và sử dụng
nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh
nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của vốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về

khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luõn chuyển vốn… Nó phản ánh
quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua
thước đo tiền tệ cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra
để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được ngày càng cao so
với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do vậy nõng cao hiệu
quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp,
nó phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, không để cho
vốn nhàn rỗi.
- Sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm.
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, tránh sử dụng vốn sai
mục đích, tránh thất thoát do buông lỏng quản lý.
Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên phõn tích, đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và
phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất
người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài
sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu
tổng tài sản =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết
một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng
tốt.

Doanh lợi Thu nhập sau thuế
Tài sản (ROA) =
Tài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của

một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho
biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn Thu nhập sau thuế
chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó được các
nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác như tài sản cố
định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới đo
lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử
dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và
vốn lưu động.
1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần trongkỳ
TSCĐ trong 1 kỳ =
TSCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mét đơn vị TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn
vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ cao.

Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần trong 1 kỳ
VCĐ trong 1 kỳ =
VCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuất
kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ
hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
Hàm lượng vốn Vốn (hoặc TSCĐ) sử dụng bình quân trong kỳ

tài sản cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng bao
nhiêu đơn vị vốn, tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử
dụng vốn, tài sản cố định càng cao
Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh
nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần
vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần.
Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận
vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định,
chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
1.2.2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Khi phân tích sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
- Vòng quay dự trữ, hàng tồn kho
Vòng quay giá vốn hàng hóa
Dự trữ, tồn kho =
Tồn kho bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ
nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật
tư, hàng hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền tổng số ngày trong 1 kỳ
Bình quân =

Vòng quay khoản phải thu trong kỳ
Vòng quay khoản doanh thu bán hàng trong kỳ
Phải thu trong kỳ =
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu;
chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao.
- Chỉ tiêu đảm nhiệm tài sản lưu động:
Mức đảm nhiệm TSLĐ bình quân trong kỳ
TSLĐ =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biÕt để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp
phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng
thấp chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao.
- Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (vòng quay tài sản lưu động) :
Vòng quay Doanh thu thuần trong kỳ
TSLĐ trong kỳ =
TS lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơnvị TSLĐ sử dụng trọng kỳ đem lại bao
nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng
tài sản lưu động cao.
Thời gian của một Thời gian của kỳ phân tích
vòng luân chuyển =
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một
vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của
vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu
quả hơn.
Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới nhiều dạng tài sản lưu động
khác nhau như tiền mặt, nguyên vật liệu , các khoản phải thu, … nên khi đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn đi đánh giá các mặt cụ thể

trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản
nhất phản ánh chất lượng của công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu:
Các tỷ số về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán Tài sản lưu động
hiện hành =
Tổng số nợ ngắn hạn
Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định – tới một
năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn
hạn của doanh nghiệp,nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn
được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong mét giai đoạn
tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ( phải thanh
toán trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao
hay thấp nếu chỉ tiêu này xấp xỉ =1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Khả năng thanh toán TSLĐ - Dù trữ
nhanh =
Tổng số nợ ngắn hạn
Đây là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài
sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền
bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu.
Số vòng quay các Tổng doanh thu bán chịu
khoản phải thu =
Bình quõn các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu
quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số
vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ nâng cao và Công ty ít bị chiếm dụng
vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không
tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán
quá chặt chẽ ( chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong một thời gian

ngắn ).
Thời gian một vòng quay Thời gian kỳ phân tích
các khoản phải thu =
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi được các khoản phải thu cần một thời
gian bao nhiêu. Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho
khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày
quy định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc
thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian. Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình
phân tích người ta còn sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ
suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh
nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
1.3.1.Chu kỳ sản xuất
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm
tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh
nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.
1.3.2. Kỹ thuật sản xuất
Các đặc điểm riờng cú về kỹ thuật tác động liên tục tới một số chỉ tiêu
quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc
thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian, về công suất.
Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng
máy móc thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và yêu
cầu của khách hàng ngày càng cao về sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng

tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu
dài.
Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao
doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh song đòi hỏi công nhân có tay nghề,
chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn cố định.
1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản
phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp qua đó quyết định lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như
rượu, bia, thuốc lá, … thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp
doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất ra
những sản phẩm này có giá trị không quá lớn do vậy doanh nghiệp dễ có điều
kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản
xuất trờn dõy truyền công nghệ có giá trị lớn như ô tô xe máy, … việc thu hồi
vốn sẽ lâu hơn.
1.3.4. Tác động của thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp. Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì sẽ là tác
nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị
trường. Nếu sản phẩm mang tính thời vụ thì ảnh hưởng tới doanh thu, quản lý sử
dụng máy móc thiết bị và tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.3.5. Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất
* Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo.
Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất
quan trọng. Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp
một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm
bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát
triển.
* Trình độ tay nghề của người lao động.

Nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ
công nghệ của dây truyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn,
khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có
một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng.
Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng quy định trách nhiệm
không rõ ràng sẽ làm cản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3.6. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba
giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ:
- Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản
xuất như nguyên vật liệu, lao động, … nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ.
Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh
nghiệp đú đó xác định được lượng phù hợp của từng loại nguyên vật liệu, số
lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó.
Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải
được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ
là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ
cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác định
được mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn
và tăng chi phí bảo quản.
- Khâu sản xuất (đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu
này) trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng như công nhân
sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả cao nhất, khai thác tối đưa công
suất, thời gian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng
phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng.

Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.
1.3.7. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán
-tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp
cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng
như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác,
đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức
sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông
qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh
nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.
1.3.8. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố kể trên còn có rất nhiều các nhân tố khách quan khác
ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: vai trò điều tiết của Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chính sách vĩ mô của Nhà
nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự thay đổi các chính
sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập một số loại công
nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Bên cạnh đú cỏc quy định của Nhà nước về phương hướng, định hướng
phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Tuỳ từng doanh nghiệp và tùy từng thời kỳ khác nhau mà mức độ
ảnh hưởng, tác động của các yếu tố này có khác nhau.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp Nhà nước thì chủ trương, định
hướng phát triển của ngành cùng với quy định riêng của các đơn vị chủ quản cấp
trên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: trong điều kiện hiện nay, khoa học phát
triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng và
chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn, làn sóng chuyển giao

công nghệ ngày càng gia tăng, một mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
đổi mới công nghệ sản xuất mặt khác, nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh
tranh gay gắt. Do vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả phải xem xét đầu tư vào công
nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến
bộ khoa học kỹ thuật.
- Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến
doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường, …cỏc điều kiện làm việc trong
môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công
việc.
Mặt khác các điều kiện tự nhiên còn tác động đến các hoạt động kinh tế
và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt, … gây khó
khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.

×