Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nhóm hợp chất Flavonoid tổng quan, hoạt tính sinh học, các phương pháp chiết suất và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.7 KB, 19 trang )

Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CÁC HỢP CHẤT TỰ NHIÊN CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ THỰC VẬT
ĐỀ TÀI: Nhóm hợp chất Flavonoid: tổng quan, hoạt tính sinh học, các phương
pháp chiết suất và ứng dụng
I. TỔNG QUAN:
Flavonoid là một trong những nhóm hợp chất phong phú và đa dạng nhất trong
thiên nhiên. Cũng giống vitamin C, các flavonoid được khám phá bởi một trong những
nhà sinh hóa nổi tiếng nhất của thế kỷ 20: Albert Szent-Gyorgyi (1893-1986). Ông nhận
giải Nobel năm 1937 với những khám phá quan trọng về các đặc tính của vitamin C và
flavonoid.
Trong quá trình phân lập vitamin C, Szent-Gyorgyi đã khám phá ra các flavonoid.
Một người bạn của ông đã ngừng chảy máu nướu răng sau khi dùng dịch chiết giàu
vitamin C từ nước chanh. Nhưng sau đó khi người bạn bị chảy máu nướu răng tái phát,
Szent-Gyorgyi cho bạn ông dùng vitamin C nguyên chất, thì sự cải thiện không xảy ra.
Như vậy đã có sự tham gia của một chất khác bên cạnh vitamin C trong dịch chiết nước
chanh. Và Szent-Gyorgyi đã phân lập được chất này, giúp người bạn chống chảy máu
nướu răng hữu hiệu.
Ban đầu Szent-Gyorgyi gọi chất này là “vitamin P”, do khả năng làm giảm tính
thấm thành mạch của nó (vascular permeability), một trong những triệu chứng thường
gặp của bệnh Scorbut do thiếu vitamin C. Sau đó ông đã công bố bệnh Scorbut xảy ra
không chỉ do thiếu vitamin C mà còn do thiếu flavonoid. Tuy nhiên vì flavonoid không
có đầy đủ các tính chất của một vitamin nên sau này người ta bỏ cái tên “vitamin P” này
đi. Người ta thấy trong giới thực vật có nhiều hợp chất thứ sinh có đặc tính tương tự
vitamin P và đặt cho chúng một tên chung là flavonoid. Những công trình sau đó đã
chứng minh rằng tác dụng tăng cường sức bền vững của thành mao mạch và do đó giảm
sức thấm các hồng huyết cầu qua thành mạch có quan hệ đến các nhóm OH phenol trong
cấu trúc hóa học của các flavonoid.
Hiện nay người ta đã biết có gần 4.000 chất flavonoid có phổ biến trong thực vật
và có ở phần lớn các bộ phận của các loài thực vật bậc cao. Tuy nhiên, Flavonoid không


Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
những có mặt nhiều trong những thực vật bậc cao mà còn có trong một số thực vật bậc
thấp, thậm chí còn có trong một số loại tảo. Ta thường gặp Flavonoid trong hơn nửa các
loại rau quả dùng hàng ngày hoặc nhóm các thực vật có nhiều tinh dầu. Phần lớn các
flavonoid có màu vàng. Ngoài ra còn có những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc không màu.
Flavonoid có mặt trong tất cả các bộ phận của các loài thực vật bậc cao, đặc biệt là
hoa, tạo cho hoa những sắc màu rực rỡ để quyến rũ các loại côn trùng giúp cho sự thụ
phấn của cây. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn
acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, vi rus,
côn trùng, ) một số còn có tác dụng điều hòa sự sinh trưởng của cây cối.
Ngoài ra Flavonoid cũng là một nhóm hoạt chất lớn trong dược liệu, các vị thuốc
nam, các đồ uống cổ truyền. Đặc biệt nhóm Flavonoid có mặt trong chè xanh có tác
dụng rõ rệt đối với cơ thể con người. Điều này được chứng minh không những qua các
kinh nghiệm dân gian mà qua các nghiên cứu khoa học xác thực. Những năm gần đây,
Flavonoid là một trong những hợp chất được đặc biệt quan tâm bởi các kết quả nghiên
cứu cho thấy Flavonoid có tác dụng to lớn đối với sức khỏe của con người. Trong đó,
tác dụng nổi bật của Flavonoid là khả năng chống oxy hóa mạnh.
Flavonoid được khai thác sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm và
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong y học và dược học. Flavonoid có ứng dụng trong y
học để điều trị một số bệnh như viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày và hành tá tràng, giúp
cơ thể điều hòa các quá trình chuyển hóa, chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, và
giảm lượng cholesterol trong máu. Với các nhà hóa sinh thì cho rằng Flavonoid là
những chất chống oxi hóa lý tưởng. Hiện nay nhiều Flavonoid được phân lập từ thực vật
đã được ứng dụng thành các chế phẩm đặc biệt trị bệnh và sử dụng trong bảo quản thực
phẩm, được thế giới công nhận là một trong những hợp chất thiên nhiên có tác dụng làm
chậm quá trình lão hóa và đột biến của các tế bào trong cơ thể, phòng chống ung thư.
Các thực phẩm giàu flavonoid phổ biến gồm nước cam, củ hành, củ hành, ngò tây,
các loại đậu, trà xanh, rượu vang đỏ,… Với chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, mỗi
ngày trung bình mỗi người có thể nhập vào từ 150-200mg flavonoid.

Sau đây là bảng thành phần flavonoid (mg/100g) trong một số loại thực phẩm:
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================

II. CẤU TẠO HÓA HỌC VÀ PHÂN LOẠI:
2.1. Cấu tạo hóa học:
Flavonoid là các hợp chất thuộc nhóm hợp chất phenolic đa vòng. Thuật ngữ “hợp
chất phenolic” dùng để chỉ một nhóm hợp chất có cấu trúc vòng benzen, mang một hoặc
nhiều nhóm thế hydroxyl gắn trực tiếp vào vòng thơm. Dựa vào cấu tạo người ta phân
loại các chất Phenolic trong thực vật thành 3 nhóm chính:
1. Nhóm phenol đơn giản: Được cấu tạo từ một vòng benzen với một hay nhiều nhóm
OH.
2. Nhóm hợp chất phenol phức tạp: Trong thành phần cấu tạo, ngoài vòng benzen còn
có dị vòng mạch nhánh và được phân thành các nhóm:
- Nhóm axit phenol carbonic: cấu trúc phân tử có thêm nhóm carbonyl
Thực phẩm 4-Oxo-
flavonoids
Anthocyanin Catechins Biflavans
Bưởi 50
Cam 50-100
Nước cam 20-40
Táo 3-16 1-2 20-75 50-90
Nước táo 15
Mơ 10-18 25
Lê 1-5 5-20 1-3
Khoai tây 85-130
Nam việt quất 5 60-200 20 100
Quả lý chua 20-400 130-400 15 50
Nho 65-140 5-30 50
Mâm xôi 300-400

Củ hành 100-2000 0-25
Ngò tây 1400
Đậu khô 10-1000
Cây xô thơm (ngài đắng) 1000-1500
Trà 5-50 10-500 100-200
Rượu vang đỏ 2-4 50-120 100-150 100-250
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
- Nhóm axit cumaric, axit cafeic: có gốc carbonnyl được nối với nhân benzen qua hai
nguyên tử carbon.
- Nhóm đa vòng Flavonoid: cấu trúc phân tử là một chuỗi polyphenolic có 15 nguyên tử
Carbon, gồm 2 vòng benzen và 1 vòng pyran.
Có thể khái quát cấu trúc phân tử của Flavonoid là có khung cơ bản kiểu C6C3C6 (2
vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 Carbon) và được chia thành nhiều
nhóm khác nhau.
2.2. Phân loại:
Tùy thuộc vào cấu tạo của mạch C trong bộ khung C6C3C6, Flavonoid được chia
thành các nhóm sau:
1. Nhóm Flavonoids, bắt nguồn từ cấu trúc của 2-phenylchromen-4-one (2-phenyl-1,4-
benzopyrone), bao gồm các nhóm: flavon, flavonol, flavanon, flavanol, chalcon, antocyanin,
anthocyanidin
Ví dụ: Flavon rất phổ biến trong thực vật như thông, hoàng cầm, lá me, cây anh thảo,…
Chalcon có chủ yếu ở một số cây họ cúc, Anthocyanin có nhiều trong các loai rau quả như
nho, dâu, bắp cải đỏ, hoa hồng,…
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================


2. Nhóm Isoflavonoids, bắt nguồn từ cấu trúc của 3-phenylchromen-4-one (3-phenyl-1,4-
benzopyrone), bao gồm: isoflavon, isoflavanon, rotenoid

Ví dụ: isoflavon

3. Nhóm Neoflavonoids, bắt nguồn từ cấu trúc của 4-phenylcoumarine (4-phenyl-1,2-
benzopyrone): Ví dụ: neoflavon
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
III. Các tính chất của Flovonoid:
1. Tính chất vật lý:
+ Tính tan trong dung môi: Trong tự nhiên các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng
glycoside nên dễ tan trong nước và các dung môi phân cực, rất dễ bị thủy phân trong
môi trường axít, kiềm nhẹ, hoặc bởi enzym β-glucosidaza, emulsin.
+ Mùi, vị: thường có mùi thơm, vị đắng chát đặc trưng. Do có các nối đôi liên hợp mà
các Flavonoid thường có màu, đặc biệt là màu vàng. Nếu hệ thống này bị phá vỡ thì hợp
chất bị mất màu.
+ Có khả năng hấp thụ tử ngoại do có hệ thống nối đôi liên hợp. Thường thu được 2 dải
hấp thụ cực đại: dải 1 có λmax = 240-280mm, dải hấp thụ 2 thường cố định dài hơn dải
1 và giữa 2 dải thường có 1 vai phụ, đặc biệt là đối với flavon và flavonol. Tùy theo pH
của môi trường và điều kiện tạo muối và phức với các kim loại (K, Na, Fe hoặc Al) mà
các bước sóng hấp thụ có thể chuyển dịch.
2. Tính chất hoá học
Flavonoid đa dạng về cấu trúc hóa học vì vậy khả năng phản ứng hóa học của chúng
cũng rất lớn.
- Phản ứng oxy hóa: các Flavonoid rất dễ bị oxy hóa. Quá trình này có kèm theo sự
mở vòng pyron và đó cũng là nguyên nhân gây ra tác dụng của Flavonoids đối với
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
các enzym oxy hóa khử (oxydoreductaza). Nhiều phản ứng oxy hóa khác như với
AgNO
3
, KmnO

4
… vẫn được dùng để định tính và định lượng Flavonoid.
- Phản ứng với kiềm: do các nhóm OH có nhóm axít nên dễ phản ứng với các
hydroxit kiềm tạo muối tan trong nước, khi có nhóm C=O (cacbonyl) trong phân
tử thì tính axít lại càng tăng thêm và flavonoid có thể tan trong dung dịch
NaHCO
3
.
- Phản ứng este hóa: trong thiên nhiên ít gặp các este của phenol, nhưng trong thí
nghiệm in vitro, các nhóm OH của phenol thường dễ dàng cho este, thường gặp là
este metylic.
- Phản ứng tạo phức với kim loại: Nhóm OH thường tạo phức được với AlCl
3
,
NaOH, KOH, … cho màu vàng đặc trưng. Đờng thời sự có mặt nhóm chức này là
nguyên nhân làm cho các Flavonoid tự nhiên có ái lực mạnh với các ion kim loại
nặng hóa trị 2 như Fe, Cu, Zn,… và có thể tạo phức chất bền vững với các nguyên
tố chuyển tiếp thuộc chu kỳ 4. Những kim loại này thường có trong các tế bào
sinh vật dưới dạng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sinh tồn của tế bào.
Mặt khác, các Flavonoid có thể ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do có hại
bằng cách kết hợp với những ion kim loại nặng (Fe, Mn) vốn là những tác nhân
xúc tác nhiều quá trình sinh hóa làm xuất hiện các gốc tự do.
- Tạo liên kết hydro: các nhóm OH tự do rất dễ nối với nhau bởi các liên kết hydro
nội phân tử hoặc giữa các phân tử. Hiện tượng này ảnh hưởng nhiều đến những
tính chất hóa lý học như độ sôi, độ nóng chảy, tính hòa tan,… Khả năng phản ứng
cũng có thể giảm đi đáng kể.
IV. CÁC HOẠT TÍNH SINH HỌC:
Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học. Trước hết, các dẫn chất
flavonoid là chất chống ô xy hóa, do có khả năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO
(là các yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa, ). Đồng

Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
thời, flavonoid tạo phức với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà
những ion đó là enzym xúc tác. Do đó, các chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể,
ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến mạnh, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức
xạ.
- Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng
tĩnh mạnh, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc,
- Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng
gan.
- Nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon, flavanol có tác dụng lợi tiểu rõ rệt có
trong lá diếp cá, cây râu mèo,
- Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các
catechin của trà có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim,
Flavonoid còn được gọi là “những người thợ sửa chữa sinh hóa của thiên nhiên” nhờ
vào khả năng sửa chữa các phản ứng cơ thể chống lại các hợp chất khác trong các dị ứng
nguyên, virus và các chất sinh ung thư. Nhờ vậy chúng có đặc tính kháng viêm, kháng dị
ứng, chống virus và ung thư. Hơn nữa, flavonoid là một chất chống oxy hóa mạnh giúp
cơ thể chống lại các tổn thương do sự oxy hóa và các gốc tự do một cách hữu hiệu. Nhờ
vậy flavonoid còn có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch, giảm nguy cơ tử vong do các bệnh lý
tim mạch như thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
nhờ khả năng chống sự ôxy hóa không hoàn toàn cholesterol (cũng giống như các chất
chống ôxy hóa khác như vitamin C, E,…). Ngược lại, nếu lượng flavonoid cung cấp
hàng ngày giảm đi, nguy cơ các bệnh lý này tăng lên rõ rệt. Khả năng chống ôxy hóa
của flavonoid còn mạnh hơn các chất khác như vitamin C, E, selenium và kẽm. Mỗi một
loại flavonoid đều mang lại những lợi ích riêng, nhưng chúng thường hoạt động hỗ trợ
nhau và phổ tác dụng thường chồng chéo lên nhau.
Tóm lại, có thể chia các hoạt tính sinh học và cơ chế tác dụng đối với cơ thể người của
flavonoid thành 3 nhóm như sau:
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012

====================================================================
1. Tác dụng chống oxy hóa: flavonoid tạo ra những gốc tự do bền vững Aryl thay thế
các gốc tự do kém bền vững trong phản ứng peroxy hóa lipid màng tế bào, vì thế dây
chuyền sẽ bị cắt đứt. Ngoài ra flavonoid ngăn chặn hình thành gốc tự do bằng cách
kết hợp với các ion kim loại nặng (Fe, Mn) vốn là những tác nhân xúc tác nhiều quá
trình sinh hóa làm xuất hiện các gốc tự do.
2. Tác dụng đối với các enzym sinh học: các flavonoid có thể làm kìm hãm hoạt tính
của một số enzym xúc tác cho các quá trình bất lợi cho cơ thể, nhờ thế có thể hỗ trợ
chữa một số bệnh như: đái tháo đường (aldoreductaza khử đường glucoza), dị ứng
hen phế quản (proton-ATP.aza tạo tác nhân histamin và serotonin), nhiễm siêu vi
trùng, kháng viêm (protaglandin gây cảm giác đau, sốt), thấp khớp,…
3. Khả năng chống peroxy hóa lipid màng tế bào: Sự peroxy hóa lipid sinh vật đều
thông qua cơ chế của quá trình gốc tự do. Những gốc tự do sinh ra từ các quá trình
chuyển hóa trong cơ thể không bền và rất dễ phản ứng. Trong khi đó những gốc tự do
tạo ra từ flavonoid tự nhiên ArO lại rất bền vững, khó phản ứng. Trong quá trình
peroxy hóa lipid màng, những gốc này sẽ loại bỏ và thay thế các gốc kém bền dẫn tới
sự cắt đứt quá trình. Đó chính là cơ chế giải thích sự chống peroxy hóa lipid của
flavonoid, dẫn tới làm chậm lại sự lão hóa của con người.
V. Các phương pháp triết xuất:
VI. Một số flavonoid tiêu biểu:
1. PCO:
Một trong những nhóm Flavonoids thực vật hữu ích nhất là proanthocyanidins (còn
được gọi là procyanidins). Nhóm này mang lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Mỗi
proanthocyanidins liên kết với các loại proanthocyanidins khác. Một hỗn hợp gồm
các proanthocyanidins nhị trùng, tam trùng, tứ trùng và các phân tử trùng phân lớn
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
hơn được gọi chung là procyanidolic oligomer, gọi tắt là PCO. PCO có trong nhiều
loại thực vật và rượu vang đỏ, tuy nhiên về mặt thương mại người ta hay dùng PCO
trong dịch chiết hạt nho hoặc vỏ cây thông vùng biển.

Chiết xuất Proanthocyanidins và PCO có rất nhiều tác động dược lý.: tăng nồng độ
vitamin C nội bào, giảm tính thấm tính dễ vỡ của thành mạch máu, thu dọn các chất
oxy hóa và các gốc tự do, ức chế sự phá hủy collagen,…Collagen là loại protein phổ
biến nhất trong cơ thể giúp duy trì sự toàn vẹn của chất nền, gân cơ, dây chằng, sụn
khớp,…Collagen cũng hỗ trợ cho cấu trúc da và thành mạch máu. Chiết xuất PCO hỗ
trợ và bảo vệ các cấu trúc collagen một cách hữu hiệu, ảnh hưởng lên chuyển hóa
collagen bằng nhiều cách. Chúng làm tăng cường các sợi liên kết chéo, giúp củng cố
thêm các sợi collagen liên kết chéo trong chất căn bản của mô liên kết. Chúng cũng
ngăn ngừa các tổn thương do gốc tự do nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh và hoạt
động thu dọn gốc tự do. Hơn nữa, PCO còn ức chế sự phân hủy collagen xảy ra do
các men mà bạch cầu hoặc vi khuẩn tiết ra trong quá trình viêm nhiễm. PCO ngăn
chặn sự phóng thích và tổng hợp các hợp chất làm tăng tình trạng viêm và dị ứng,
như histamine, serine protease, prostaglandins, leukotrien,…
Hầu hết các tác động trên não của PCO đều do khả năng chống oxy hóa mạnh của
nó. Chống oxy hóa và thu dọn gốc tự do giúp ngăn ngừa các tổn thương do gốc tự do
cũng như do sự ôxy hóa. Các thương tổn do gốc tự do liên quan chặt chẽ với tiến
trình lão hóa cũng như với mọi bệnh lý thoái hóa mạn tính khác, gồm bệnh tim, viêm
khớp, ung thư,… Mỡ và cholesterol rất dễ bị tổn thương do các gốc tự do. Khi bị tổn
thương như vậy, chúng tạo ra các dẫn xuất có độc tính tương ứng là lipide peroxide,
cholesterol epoxide. Người khám phá ra các đặc tính chống ôxy hóa và thu dọn gốc
tự do của PCO là Jacques Masquelier, năm 1986.
Nhiều phương pháp hiện đại và phức tạp đã chứng minh hoạt động bảo vệ mạch máu
của PCO và tạo cơ sở vững chắc cho việc sử dụng PCO trong điều trị các bệnh lý
mạch máu. Các phương pháp này cho thấy PCO có khả năng:
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
- Bắt giữ gốc tự do hydroxyl.
- Bắt giữ lipide peroxide.
- Làm chậm trễ đáng kể sự khởi đầu của quá trình peroxide hóa lipide.
- Kìm giữ các phân tử sắt tự do, giúp ngăn chặn sự peroxide hóa lipide do sắt.

- Ức chế sự sản sinh ra gốc tự do bằng cách ức chế không cạnh tranh men xanthin
oxidase
- Ức chế sự tổn thương do các enzyme (hyaluronidase, elastase, collagenase,…) có thể
làm thoái hóa cấu trúc mô liên kết.
Hoạt động chống oxy hóa của PCO rất mạnh, gấp khoảng 50 lần so với vitamin C và
E. Ở cấp độ tế bào, một trong những đặc tính hữu ích nhất của PCO –thu dọn gốc tự
do – là nhờ vào cấu trúc hóa học cũng như sự liên kết chặt chẽ của nó với màng tế
bào. Nhờ vậy mà PCO có thể bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương do các gốc tự do
tan trong nước lẫn các gốc tan trong dầu một cách đáng kinh ngạc.
2. Quercetin
Quercetin là một Flavonoids làm xương sống cho nhiều loại Flavonoids khác, gồm
rutin, quercitrin, hesperidin – các Flavonoids của cam quít. Những dẫn xuất này khác
với quercetin ở chỗ chúng có các phân tử đường gắn chặt vào bộ khung quercetin.
Quercetin là một flavonoid bền vững và hoạt động nhất trong các nghiên cứu, và
nhiều chế phẩm từ dược thảo có tác động tốt nhờ vào thành phần quercetin với hàm
lượng cao.
Quercetin có khả năng chống viêm do ức chế trực tiếp hàng loạt phản ứng khởi phát
hiện tượng này: ức chế sự sản xuất và phóng thích histamin và các chất trung gian
khác trong quá trình viêm và dị ứng. Ngoài ra quercetin còn có khả năng chống oxy
hóa và tiết kiệm lượng vitamin C sử dụng. Quercetin ức chế men aldose reductase rất
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
mạnh, men này có nhiệm vụ chuyển glucose máu thành sorbitol – một hợp chất liên
quan chặt chẽ với sự tiến triển các biến chứng của đái tháo đường (đục thủy tinh thể
do đái tháo đường, thương tổn thần kinh, bệnh võng mạc do đái tháo đường).
3. Polyphenol của chè xanh
Cả chè xanh (hay trà xanh, green tea) và chè đen (black tea)(Vd: trà Lipton, trà
Dimah,…) đều xuất nguồn từ cây chè (trà) (Camellia sinensis). Chè xanh được làm
từ đọt lá (lá ngọn) sấy nhẹ, còn chè đen được hình thành sau một quá trình oxy hóa lá
chè. Trong quá trình oxy hóa này, các enzyme trong chè chuyển đổi nhiều hợp chất

“polyphenol” với những khả năng hoạt động và điều trị vượt trội trở thành những
hợp chất ít hoạt động. Đối với chè xanh quá trình sấy không làm hoạt hóa các men
oxy hóa polyphenol. Polyphenol có chứa vòng phenol trong cấu trúc phân tử.
Polyphenol chính trong trà xanh là các flavonoid (catechin, epicatechin, epicatechin
gallate, epigallocatechin gallate, và proanthocyanidin). Epigallocatechin gallate là
thành phần hoạt động mạnh nhất.
Flavonoid trong chè xanh thuộc vào nhóm Quercetin và Catechin, trong đó nhóm
Catechin chiếm đa số. Các nghiên cứu về tác dụng của Catechin chè xanh trên
chuyển hoá chất béo ở người cho thấy Catechin có tác dụng hạn chế tích mỡ, làm
tăng cholesterol "tốt" - cholesterol tỷ trọng cao (HDL) - vì thế làm giảm khả năng
mắc phải các bệnh về tim mạch. Các dẫn xuất catechin của chè xanh (EC-
Epicatechin, ECG- Epicatechin gallat, EGC- Epigallocatechin, EGCG-
Epigallocatechin gallat) có tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa và chữa trị các bệnh
tim mạch, tác dụng lên chuyển hóa chất béo làm giảm nồng độ triglyxerit và
cholesterol có hại; phòng ngừa các bệnh tuổi già; tăng sức đề kháng, tăng tính đàn
hồi và tính bền thành mạch; chống oxy hóa cho da, bảo vệ làn da mịn màng, tươi
nhuận, hạn chế nếp nhăn; chống oxy hóa cho não, vô hiệu hóa các gốc tự do sinh ra ở
tế bào thần kinh giúp bộ não khỏe mạnh, làm việc minh mẫn
VII. Ứng dụng trong sản xuất dược liệu và thực phẩm chức năng:
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
Trong tình trạng hiện nay, khi con người phải đối mặt với ngày càng nhiều sự tấn
công của các yếu tố gây hại sinh ra từ sự ô nhiễm môi trường tự nhiên và xã hội, chất
lượng dinh dưỡng không đảm bảo và mất cân đối thì việc bổ sung các thành phần
chống ôxy hóa từ bên ngoài (qua các loại thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng )
là liệu pháp hữu hiệu giúp cân bằng hệ thống chống ôxy hóa của cơ thể. Đưa các chất
này vào cơ thể làm cắt đứt dây chuyền phản ứng ôxy hóa, giúp hạn chế sinh ra các
gốc tự do từ đó ngăn ngừa các quá trình bệnh lý. Với tác dụng phong phú, toàn diện,
Flavonoid ngày càng được chú ý và được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất ra các
sản phẩm dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng giàu Flavonoid giúp tăng cường sức

khỏe.
Một số loại thực vật đã được sử dụng nhiều làm nguyên liệu sản xuất các sản
phẩm dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng giàu Flavonoid gồm có:
1. Cây Chay: Các Flavonoid từ lá cây chay giúp bảo quản mô thận, ức chế phản ứng
thải ghép thận, là yếu tố bảo vệ thận, hạn chế tổn thương tế bào thận do thiếu máu.
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
2. Cây Bạch quả (Ngân hạnh): Flavonoid chiết từ lá cây bạch quả (Ginkgo biloba
thuộc họ Ginkgoaceae) chứa các dẫn chất của Kaempferol, quercetin có tác dụng
cải thiện tuần hoàn não, alfm tăng trí nhớ, có tác dụng tích cực trong chữa bệnh
Alzheimer,…
3. Cây Kim ngân: Flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân cũng có tác dụng làm giảm
các chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid và LDLC (có hại cho tim) dồng thời làm
tăng HDLC (có lợi cho tim).
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
4. Cây Actiso: Có các flavonoid có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng
gan như cynain, acid cafeic, chlorogenic
Hoa Actiso (cynara scolymus L)
5. Củ hành: Nhiều nghiên cứu cho thấy chính flavonoid có trong củ hành đã giúp tiêu
diệt các gốc tự do. Củ hành có tác dụng ngừa ung thư đặc biệt ung thư dạ dày, giảm
cholesterol và ngăn ngừa xhứng xơ vữa động mạch, qua đó ngừa bệnh tim.
6. Hoa hòe: Trong nụ hoa hòe có chứa flavonoid là rutin (rutosid) co nhất. Tác dụng của
rutin (một loại vitamin P) làm giảm tính thấm của mao mạch, củng cố sức bền thành mạch, hạn
chế hiện tượng suy giảm tĩnh mạch ở người cao tuổi.
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
7. Cây thanh hao hoa vàng chứa các hợp chất flavonoid gồm: quercetagetin, methyllether,
tetramethylether và các coumarin, các dẫn chất polyacetylen.
8. Bưởi và các loại quả có múi: Hesperidin và naringin là hai chất flavonoid có trong bưởi

giúp bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu não. Ngoài ra các chất flavonoid trong chanh cũng có
tác dụng ngăn ngừa các bệnh thoái hóa của não.

Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
9. Trà xanh: Flavonoid trong chè xanh thuộc vào nhóm Quercetin và Catechin, trong
đó nhóm Catechin chiếm đa số. Các nghiên cứu về tác dụng của Catechin chè xanh
trên chuyển hoá chất béo ở người cho thấy Catechin có tác dụng hạn chế tích mỡ,
làm tăng cholesterol "tốt" - cholesterol tỷ trọng cao (HDL) - vì thế làm giảm khả
năng mắc phải các bệnh về tim mạch.
10. Các loại quả mọng như dâu tây, nho, táo… rất giàu hợp chất flavonoid, vitamin P
và các vi chất khác có lợi cho sức khỏe, đặc biệt làm giảm nguy cơ mắc bệnh
Parkinson ở cả nam giới và phụ nữ.
VIII. Kết luận:
Tóm lại, trong dân gian từ lâu đã sử dụng những dược liệu giàu flavonoid để giữ gìn
sức khoẻ bằng cách dùng đơn giản là trà thuốc, thuốc sắc như nước trà (chè), trà
Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
actiso,… vừa rẻ tiền vừa hiệu quả. Ngày nay, trên cơ sở nhiều nghiên cứu khoa học
đã chứng minh các hoạt tính sinh học của nhóm chất flavonoid, những dược liệu có
hàm lượng cao flavonoid đã được khai thác và chiết xuất lấy flavonoid để phục vụ
nền công nghiệp dược: hoa Hoè, vỏ Cam, Núc nác, Hoàng cầm, lá Xoài, bồ Kết… và
một số hoa quả có hàm lượng flavonoid cao đã được nghiên cứu, sản xuất thành sản
phẩm thực phẩm chức năng dạng viên, dạng nước,… rất tiện sử dụng.
Nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta vẫn chưa tìm ra được đối với nhóm hợp chất
flavonoid. Trong lúc đó, chúng ta phải làm gì? Chúng ta cần ăn nhiều thực phẩm giàu
flavonoid, bao gồm thật nhiều các loại hoa quả, một miếng chocolate đen (ít nhất
70% cacao), dùng thêm hành, trà xanh và thỉnh thoảng uống một ly rượu vang đỏ.
Chế độ ăn đa dạng phong phú các loại thực phẩm giàu flavonoid chắc chắn sẽ góp
phần đem lại sức khỏe cho cơ thể.

Tiểu luận Môn học Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật - Tháng 3 năm 2012
====================================================================
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Hoa Viên – Bài giảng môn học “Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học” –
ĐHBKHN 2012.
2.
3.
vessels-Study
4.
5.
6.
flavonoid.html

×